Monday, May 31, 2021

* THƠ PLEIME - Thiếu Úy Lê Anh Thái (1958 - 1972)

 

Hình: Thiếu Úy Lê Anh Thái tại quân trường.

 

Thiếu úy Nhảy Dù Lê Anh Thái tử trận khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị 1972. Khi được đơn vị giao hoàn xác con, người cha là thi sĩ Anh Tuyến đã tìm thấy một lá thư viết gởi bạn chưa kịp gởi trong những di vật còn lại của con. Ông phổ lá thư đó thành bài thơ sau đây tựa đề là THƠ PLEIME vì thiếu úy Lê Anh Thái đã viết từ lúc đơn vị còn ở Pleime cho đến khi chuyển quân đến Quảng Trị vẫn chưa kịp gởi.

Thiếu uý Lê Anh Thái đã đền nợ nước khi mới tròn 24 tuổi, và có một đứa con mới chào đời 2 tháng đã mồ côi cha.

THƠ PLEIME

Tao được thơ mày cả tháng nay

Hành quân liên tiếp suốt đêm ngày

Lưng không rời giáp, tay rời súng

Liên lạc thì không có máy bay

Tao vẫn luôn luôn nhớ tụi mày

Nhớ Sài Gòn đẹp nắng vàng hây

Nhớ đường Lê Lợi ngập hoa nắng

Nhớ ngõ Tam Ða tà áo bay

Pleime suốt tháng mưa dầm dề

Mày ơi, thèm quá khói cà phê

Thèm tô phở tái thơm chanh ớt

Thèm rót bọt đầy một cốc bia

Xi Nê mày vẫn xem phim chưởng?

Băng nhựa còn thu nhạc Khánh Ly?

Những chiều thứ bảy còn đi nhót?

Hay lén ông già nhậu whisky?

Năm nay mày có lên đại học?

Hay thôi, xếp sách nhập quân trường?

Mày tính vào Dù hay Lục Chiến?

Tao chờ mày nhé, ải biên cương

Hôm qua thằng Tiến dẫn quân ngang

Giữa rừng gặp bạn mừng hơn vàng

Ôm nhau, hai đứa cười ha hả

Râu tóc bù xù như cái bang

Mày nghĩ, đã lâu không được tắm

Hành quân liên tiếp giữa rừng già

Ăn thì gạo sấy nhai qua bữa

Tối ngủ nằm sương lạnh cắt da

Hôm qua địch pháo giữa ban ngày

Tao bị thương xoàng ở bả vai

Mảnh đạn còn ghim trong thớ thịt

(Mày đừng có nói mẹ tao hay)

Mẹ tao không biết giờ ra sao?

Còn khóc đêm trường để nhớ tao?

Còn giận tao là thằng bất hiếu

Xem tình cha mẹ như chiêm bao

Mẹ tao chỉ muốn tao quanh quẩn

Lính kiểng châu thành, lính phất phơ

Mày nghĩ, tụi mình như cánh gió

Ai đi nhốt gió được bao giờ?

Những đêm biên cảnh sống xa nhà

Cũng thấy đôi lần nhớ xót xa

Cũng có đôi lần tao muốn khóc

Muốn về thăm mẹ, thế nhưng mà...

Thôi nhé, thư sau tao viết tiếp

Trực thăng đã đáp trong vòng đai

Tản thương lính đã đưa lên đủ

Tao viết thơ này vội gởi ngay

T/g Anh Tuyến

 .

Sunday, May 30, 2021

* Biệt Động Quân Và Những Trận Đánh Đi Vào Quân Sử QLVNCH

Mùa Hè Đỏ Lửa - Năm 1972. Biệt Động QuânTử Chiến với CSBV ở Vùng Đèo Chu Pao

Nguồn: Quân Sử Bút Ký Hồi Ký with Trịnh Việt Anh / ngày 26.10.2015

.

Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà CSBV đã nhiều lần tung quân cố chiếm giữ bằng mọi giá.

Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho CSBV trong thế thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay địch, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm.

Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận chiến kéo dài nhiều ngày, cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.

Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc chiến mùa Hè năm 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng quân tại Cao nguyên.

Ngày 23 tháng 4 năm 1972, địch đã tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh.

Ngày 24 tháng 4 năm 1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đã tung quân gây áp lực quanh thị xã Kontum.

Ngày 28 tháng 4 năm 1972, trung đoàn 95 CSBV đã đánh chiếm một khoảng đường ngắn trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng đèo Chu Pao.

Khi chúng chiếm đèo thì cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về phòng thủ Kontum, do đó không xảy ra giao tranh trên lộ trình di quân.

Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với cộng sản bắc việt quanh Kontum và Chu Pao:

Việc trung đoàn 95 CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đã khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên.

Trong khi đó, ở phía Bắc thị xã Kontum, sau khi lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Võ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1, ngày 20 tháng 4 năm 1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đã được điều động từ chiến trường Trị Thiên vào thay thế để phòng thủ khu vực này.

(Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4 năm 1972, đã cùng với liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).

Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đã bố trí quân trên các dốc đứng án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Võ Định.

Do bị áp lực nặng của địch, ngày 27 tháng 4 năm 1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam 12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum.

(Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5 năm 1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập.

Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái.

Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.  

(Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5 năm 1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập.

Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái.

Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

(Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5 năm 1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập.

Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái.

Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

Sau khi cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xã Kontum, đợt 1: ngày 14 tháng 5 năm 1972, đợt 2: ngày 20 tháng 5 năm 1972, Quân đoàn 2 quyết định tung quân để giải tỏa áp lực tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và vòng đai tỉnh ly Kontum.

Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập gồm 2 liên đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.

Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 Biệt Động Quân được thành lập từ 1967 sau cải danh thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 Biệt Động Quân.

Còn liên đoàn 6 Biệt Động Quân được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 Biệt Động Quân.

Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.

Trong 10 ngày cuối của tháng 5 năm 1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối phương quanh đèo chiến lược này.

Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.

Từ các vị trí cố thủ, csbv đã chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm.

Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo csbv mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của csbv dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt Động Quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.

Cuối tháng 5 năm 1972, sau khi csbv bị đánh bật khỏi thị xã Kontum trong trận tấn công đợt 3 ngày 28 tháng 5 năm 1972, Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, csbv cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này.

Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và csbv.

Giữa tháng 6 năm 1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận.

Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.

Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 Biệt Động Quân là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của csbv quanh đỉnh Chu Pao.

Cùng lúc đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở vòng đai ngoại vi đèo Chu Pao.

Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao, từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn của Công quân. Từ đội hình đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân.

Sau các đợt pháo yểm trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82 ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn bò sát đến các hầm và đánh từng hầm một.

Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên.

Bom và đạn đại bác có đánh trúng ngay trên hầm thì mới có kết quả.

Với lối đánh bằng lựu đạn, cuối cùng lực lượng Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu Pao.

Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:

Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt Động Quân đã “dứt điểm” khu vực trung tâm đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập.

Cuối tháng 6 năm 1972, một số phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm.

Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:

- Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.

Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 Biệt Động Quân, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:

- Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm một, không còn cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đã bị xiềng chân vào hầm.

Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:

- Chiếm được hầm rồi, còn phải kéo súng lấy được xuống núi.

Muốn vậy, buộc phải chặt chân cái xác chết để tháo súng ra.

Nhưng địch quân bố trí hầm theo hình chữ V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.

Một phóng viên nhìn lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đã ngán ngẩm:

- Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không phải là chuyện đi dạo.

Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác nhận:

- Cam go lắm anh ạ.

Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng.

Sương mù dày dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nhìn thấy gì nữa rồi.

Cũng nhờ sương mù mà chúng tôi bò lên đánh được những vị trí súng của địch.

Chu Pao ai oán hờn trong gió

Một tấc khăn tang, một tấc đường

(Vô danh)

SOURCE:

https://www.nguoivietucchauonline.com/bdq-nhung-tran-danh-di-vao-quan-su 


MÁU TRÊN ĐỒI CHƯ PAO

Súng dội đời trai thôi cũng nản
Chiến chinh không thấy môt ngày mai
Những bông hoa dại buồn theo gió
Như khóc than thời chôn xác trai

 

Chư Pao ngỡ chết trong lòng địch
Vẫn có ngày mai dù mong manh
Những chiến binh ngồi nghe đạn réo
Pháo gầm bom nổ nát trời xanh.

Chư Pao một dãy mồ chôn xác
Những chiến binh sầu đêm cuối thu
Ai muốn qua vùng Tân Phú (*) ngắm
Những hầm than máu chảy về đâu

Chư Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi tấm khăn tang một tấc đường
Mồ hôi đổ xuống tan thành đá
Tan nát lòng ta khách viễn phương

LÂM HẢO DŨNG (Chiến trường Kon Tum 1972)

Source:

https://dongsongcu.wordpress.com/2018/07/18/mau-tren-doi-chu-pao/

.