.
Nhà thơ: Tô Thùy Yên
(Photo by Nguyễn Bá Khanh)
.
THÁNG CHẠP BUỒN
Tết này con vẫn chưa về được,
Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ
Tám năm bàng bạc những thiên thu...
Tám năm những tưởng là vô tận
Rồi cũng qua như tiếng rụng rời...
Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn,
Nghe chừng gãy những cánh chim bay.
Con đi đã mấy miền Nam Bắc
Ðâu cũng là đau đớn giống nòi
Con khóc hồn tan thành nước mắt,
Lâu rồi trời đất hết ban mai.
Tuổi con đã quá thời nghi hoặc
Sao vẫn như người đi giữa đêm.
Tám năm áo rách bao nhiêu lượt
Con vá chồng lên những nỗi niềm.
Căn nhà đã có thời gian ngụ
Bụi mọt rơi và ngọn gió qua...
Thăm thẳm nghìn đêm chong mắt đợi,
Ai trầm luân đó đã về chưa?
Con nhớ khu vườn sâu bóng lạnh
Mỗi cây làm chứng một thâm tình.
Quây quần bên mẹ cha buồn bã
Như một phần con đứng lặng thinh.
Tám năm con thức ngàn đêm trắng,
Mơ sáng ngày mai đời đổi thay,
Con nắm tay mình trong bóng tối,
Hiểu rằng sống được đã là may.
Tám năm con giấu trong tâm tưởng
Thanh kiếm giang hồ tuổi thiếu niên
Mà đợi ngày mai trời trở giấc
Ðem thân làm trận lốc kinh thiên.
Tết này con vẫn chưa về được
Sông núi còn ngăn những tấm lòng,
Nên đành lấy nhớ thương mừng tuổi
Cha mẹ già như trúc trổ bông.
Tết này anh vẫn chưa về được,
Chắc hẳn em buồn như cỏ thu,
Ngọn gió mùa xưa hiu hắt thổi
Dòng đời nghe lạnh những thờ ơ...
Tám năm hiu quạnh vang mòn mỏi
Những tiếng vang từ mỗi nhịp tim,
Những tiếng vang sâu từ cõi chết
Qua ngàn lớp cửa nặng nề im.
Con sông nước chảy đôi miền nhớ
Biền biệt trôi, ngày một một xa,
Còn gọi nhau qua từng giấc mộng
Bàng hoàng như một cánh chim sa.
Ngoài ấy mùa xuân có đến không?
Mùa Xuân hoa nở má em hồng,
Mùa Xuân áo mới như hy vọng
Nắng mật ngời lên ánh mắt trong.
Ở đây có lẽ xuân không đến.
Rừng núi chưa tan giấc não nề.
Thương nhớ tràn như cơn lũ máu
Lòng anh đã vỡ những con đê.
Lòng anh đau nỗi quê hương mất
Ðời bỏ đi chưa hả nhọc nhằn.
Có chết cũng thành ma vất vưởng
Ðêm về thương nhớ khóc quê hương.
Anh nhớ con đường em vẫn đi
Cỏ hoa bối rối gọi nhau về,
Thời gian có ngủ mê từ đó,
Nhan sắc bây giờ có ủ ê?
Anh nhớ bao điều tưởng đã quên
Tình xưa như nước chảy trăm miền,
Tình xưa như hạt cây khô rụng,
Từ những mùa xa lá phủ lên.
Anh nhớ làm sao mà chẳng nhớ
Căn nhà ấm tiếng nói thân thương,
Căn nhà như giấc chiêm bao biếc
Có ánh trăng và hương dạ lan.
Làm sao em chẳng buồn cho được
Tám độ mai rơi hết mộng vàng,
Mái tóc ủ thời con gái cũ
Bây giờ e cũng đã phai hương.
Tết này anh vẫn chưa về được
Lau sậy già thêm một tuổi xuân.
Còn nhớ những ai miền gió cát,
Bao giờ mới dứt được trầm luân.
Tết này cha vẫn chưa về được
Chắc hẳn con buồn cạn tuổi thơ,
Từ buổi cha đi, nhà tróc nóc
Tuổi thơ thôi cũng nhuốm bơ phờ.
Từ buổi cha đi đời lặng lẽ
Mắt nai héo đỏ nỗi mong chờ,
Mỗi lần có khách đi qua ngõ
Con bỏ vui đùa đứng ngẩn ngơ.
Con sáo trong lòng con đã chết
Bé ơi sao bé mãi đi tìm,
Con kêu lạc giọng sáo... ơi... sáo
Rồi khóc trong chiều muộn nhá nhem.
Tám năm mưa gió qua rền rĩ
Chim nhỏ không còn vui líu lo,
Ngơ ngác tuổi thơ, người lớn sớm
Nhìn đâu cũng chỉ thấy bơ vơ.
Ðã tám năm rồi con bỏ học
Cuộc đời như một bát cơm thiu,
Mỗi lần có phải qua trường cũ
Con bước nhanh vì sợ bạn kêu.
Lần hồi rau cháo mẹ nuôi con
Con lớn lên theo vạn nỗi buồn.
Mơ ước ngày sau làm tráng sĩ,
Mang gươm vào những chốn đau thương.
Ngày sau con dựng ngôi nhà lớn,
Trồng lại tình thương dọc nẻo đời,
Tạc lại con người khôi việt đẹp,
Làm nên thế giới mới tinh khôi.
Cha thương con biết bao mà kể
Ôi mắt nhung reo ánh nỗi niềm,
Mái tóc tơ hồng hương nắng hạ,
Tuổi thơ mùi sách mới lâng lâng.
Xa con cha thấy buồn vô hạn
Như mất thêm lần nữa tuổi thơ,
Cha tiếc không cùng con sống lại
Ngày vui cha vẫn giấu trong mơ.
Tết này cha vẫn chưa về được
Ðành hẹn cùng con Tết khác thôi,
Con nhớ để dành cây pháo cũ
Ðể dành một chút tuổi thơ vui.
Tô Thùy Yên
.
(Chỉ tính riêng trại A20 thuộc xã Xuân Phước, tỉnh Phú Yên. Chưa tính số linh mục,
tu sĩ bị giam trải dài từ Nam ra Bắc.)
1. Linh mục Marcô Bùi Quốc Khánh (nguyên Chánh xứ nhà thờ Tiên Chu)
2. Linh mục Giuse Maria Đinh Bình Định (nguyên Chánh xứ nhà thờ Tân Chí Linh)
3. Linh mục Giuse Đinh Hoàng Năng (nguyên Chánh xứ nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm)
4. Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Quốc Thụy (cai quản họ đạo Bố Mua)
5. Linh mục Đaminh Đinh Xuân Hải (Chánh xứ tiên khởi gx Bùi Môn, gx Tân Phú, tù
10 năm, chết tại Mỹ)
6. Linh mục nhạc sĩ Giacôbê Đỗ Bá Công (nguyên Chánh xứ nhà thờ Mỹ Lợi)
7. Linh mục Giuse Hoàng Văn Hinh (nguyên Chánh xứ nhà thờ Giuse)
8. Linh mục Giuse Lê Thanh Quế (Dòng Tên, chết tại VN)
9. Linh mục Matthia M. Nguyễn Huy Chương (Dòng Đồng Công, tù 20 năm)
10. Linh mục Giuse Nguyễn Huyền Linh (nguyên Chánh xứ Bù Đăng, tù 20 năm)
11. Linh mục Đaminh Nguyễn Quang Minh (nguyên Chánh xứ nhà thờ Vinh Sơn, chết
trong nhà biệt giam)
12. Linh mục Giuse Nguyễn Tiến Khẩu (cai quản Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Xóm
Mới)
13. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bút (từng làm Mục Vụ tại Giáo Phận Vĩnh Long)
14. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Ðệ (đi tập trung, hiện là giám mục giáo phận Thái
Bình)
15. Linh mục Nguyễn Văn Đoan (đi tập trung)
16. Linh mục Nguyễn Văn Hiệu (chung thân, sau đó bị tử hình)
17. Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Hiếu (dòng Đông Công, tù 20 năm)
18. Linh mục Nguyễn Văn Luân (tù 20 năm, chết trong nhà biệt giam)
19. Linh mục Nguyễn Văn Thuyên (dòng Đồng Công, tù 20 năm)
20. Linh mục Nguyễn Văn Vàng (dòng Chúa Cứu Thế, tù chung thân, thổ huyết chết
trong buồng cùm A20 năm 1986)
21. Linh mục Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh (đi tập trung, sáng lập Tu Đoàn Nữ
Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế)
22. Linh mục Micae Phạm Bá Tước (tù 13 năm, Phục vụ tại Giáo xứ Gia Cốc, ngài vừa
qua đời ngày 9/4/2021)
23. Linh mục Michael Phạm Quang Hồng (tù 13 năm, khi đi tù là Sư huynh dòng
Lasan, sau này được thụ phong linh mục tại hải ngoại)
24. Linh mục Phạm Minh Trí (Dòng Đồng Công, tù 20 năm)
25. Linh mục Trần Văn Long (Dòng Đồng Công, tù 20 năm)
26. Linh mục nhạc sĩ Rôcô Trần Hữu Linh (Bị bắt đi tù 11 năm “vì đã thương tình
cho một chủng sinh tá túc một đêm!”. Anh chủng sinh này bị gán tội phản động.
Vì vụ này, trụ sở Tu hội Thánh Vinh Sơn tại Tam Hiệp bị nhà nước chiếm đoạt.)
27. Linh mục Trần Văn Nguyện (chết tại Bà Rịa tháng 12 năm 2008)
28. Linh Mục Tuyên (tù trên 10 năm)
29. Linh mục Phaolô Võ Văn Bộ (chánh xứ tiên khởi nhà thờ Fatima Bình Triệu, tù
15 năm)
30. Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng (nguyên Chánh xứ nhà thờ Chánh tòa Phan Thiết,
tù trên 10 năm)
31. Linh mục Phêrô Hoàng Văn Thiên (dòng Đaminh, chết tại Mỹ)
32. Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Đệ (cai quản Giáo xứ Ðồng Tiến)
33. Linh mục Phanxicô Nguyễn Sơn Miên (qua Mỹ và cai quản giáo xứ các Thánh Tử
Đạo VN, TGP Seattle)
34. Linh mục Nguyễn Văn Thông (tuyên úy nhà giam Chí Hòa trước năm 1975, chết
năm 2011 tại Nam Cali)
35. Linh mục Mai Đức Chương (dòng Đồng Công)
36. Linh mục Phêrô Nguyễn Luân (quản xứ Thủy Lợi, bị tù 20 năm, biệt giam dài
ngày, thiếu ăn, bị bệnh phổi nên kiệt sức mà chết)
37. Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên (đi tù 13 năm hoặc hơn, hiện là chính xứ
Giáo Xứ Phú Xuân, Tổng Giáo Phận Sài Gòn, cha cũng là thành viên ban cố vấn cho
Đức Tổng Năng hiện giờ)
38. Linh mục Vũ Huy Chương (không rõ tin tức)
39. Linh mục Nguyễn Văn Điềm (không rõ tin tức)
40. Linh mục Phong (không rõ tin tức)
41. Linh mục Nguyễn Văn Thế (không rõ tin tức)
42. Linh mục Lê Quang Tạo (không rõ tin tức)
(Có thể tham khảo thêm Danh sách cựu tù trại A20:
http://langa20xuanphuoc.blogsp
Một số linh mục bị giam ở các nơi khác mà ADM biết:
- Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận tù 13 năm với 9 năm biệt giam.
- Linh mục Mathias Vũ Ngọc Đáng bị giam 20 năm tại Thanh Hóa.
- Linh mục Giuse Đinh Cao Thuấn bị giam 14 năm tại Sơn La.
- Linh mục Giuse Vũ Khánh Tường, sáng lập tu hội Đắc Lộ, chết trong nhà giam
Chí Hòa năm 1980.
Cựu Tù nhân lương tâm: Phạm Thanh Nghiên
Còn một linh mục nữa bị cầm tù sau 1975 là cha Giuse Nguyễn Tiến Lộc -DCCT.
Cha Lộc bị bắt năm 1978. Ngài mới qua đời tháng 12/2022, tại Sài Gòn.
.
Trần Phương /Tạp chí Luật Khoa
25/12/2024
Hình ảnh được cho là mùa Giáng sinh năm 1974 bên cạnh Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
Ảnh:
Kiến thức/Chưa rõ nguồn.
Không
có bắt đầu và không có kết thúc - đó là niềm tin của nhiều tôn giáo đối với đời
sống.
Mọi
thứ tiếp nối, liên tục, hòa vào nhau.
Việt
Nam Cộng hòa cũng không có kết thúc dù chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ. Mãnh lực
của Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp diễn trong nhiều khía cạnh của đời sống hiện tại.
Năm 2025, tròn 50 năm sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và hai miền Nam - Bắc tiến tới thống nhất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hãy để tôi đưa bạn trở về năm cuối cùng của cuộc chiến, trong không khí Giáng sinh năm 1974 tại Sài Gòn.
Lồng
đèn ngôi sao phủ giấy kính nhiều màu kiểu miền Nam, cây thông giả bằng nhựa với
đủ kích cỡ từ cầm tay, để bàn cho đến đặt trên sàn nhà, những hàng dãy dài dây
kim tuyến lấp lánh đủ màu sắc đong đưa trong tiết trời dễ chịu nhất trong năm,
cùng với bạt ngàn hàng hóa của mùa lễ đã được bày đầy trên các con phố xung
quanh nhà thờ Đức Bà.
Vào
đêm Giáng sinh, các xóm đạo bừng sáng với những chiếc lồng đèn ngôi sao, cùng với
các máng cỏ tái hiện thời khắc Chúa Giê-su chào đời. Mọi người sẽ đi thành từng
tốp để ngắm nhìn thành quả trang trí. Không phân biệt người có đạo hay ngoại đạo,
tất cả mọi người đều hòa chung trong không khí lễ hội.
Sau
thánh lễ lúc nửa đêm tại nhà thờ, dòng người trở về ngôi nhà của mình, quây quần
bên bàn tiệc với những người thân, bạn bè và cả những người hàng xóm ngoại đạo.
Thịt quay và gà tây cho người giàu có, cháo vịt hoặc cháo gà trong những gia
đình nghèo khó hơn. Ngày hôm sau, mọi người đổ về nhà thờ dự thánh lễ và tiếp tục
vui chơi đến khi tiếng súng bắt đầu nổ trở lại. Giáng sinh đã đến như vậy trong
suốt 25 năm chiến tranh. [1]
Một dịp Giáng sinh ở Sài Gòn
trước năm 1975. Ảnh: Kiến thức/Chưa rõ nguồn.
Tuy
nhiên, mùa Giáng sinh năm 1974 không chỉ có không khí lễ hội mà còn xen lẫn với
nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Tiếng kèn, trống phát ra từ những lễ tang của quân
nhân ngày càng thường xuyên hơn vào ban ngày. Vào ban đêm, bạn có thể nghe rõ
tiếng pháo kích, tiếng đạn cối nếu ở xa trung tâm thủ đô một chút. Chiến tranh
đang đến rất gần, và kết cục của cuộc chiến đang thể hiện ngày một rõ hơn. [2]
Đã
hai mùa Giáng sinh, người ta không còn thấy lính Mỹ lóng ngóng cầm trên tay cây
thông bằng nhựa cao chừng hai, ba gang tay nữa. Trong hai năm ấy, những chiến
trường nổi tiếng mà lính Mỹ đã giành được bằng cách đánh đổi mạng sống của mình
giờ đây đều nằm hết trong tay Việt Cộng, như đồi Hamburger (tại Thung lũng A Sầu,
Thừa Thiên - Huế), Khe Sanh (Quảng Trị), căn cứ Chu Lai (Quảng Ngãi), v.v. Chiến
khu C nổi tiếng một thời, bao gồm khu vực Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh
ngày nay, đã trở thành nơi nghỉ dưỡng của Việt Cộng. Thủ đô tạm thời của Việt Cộng
đặt tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn chỉ chừng 120 cây số. [3]
Tại
đồng bằng sông Cửu Long, lính Việt Nam Cộng hòa bỏ chạy khỏi tiền đồn trước khi
bị tấn công, nhiều xe bọc thép sợ di chuyển vào ban đêm. Quân đội quốc gia đã rệu
rã, mất hết tinh thần chiến đấu. [4]
Phật
giáo Hòa Hảo, với hầu hết tín đồ cư trú ở đồng bằng sông Cửu Long, đang lo lắng
cho tương lai của mình. Các chức sắc Hòa Hảo yêu cầu chính quyền đáp ứng bảy thỉnh
cầu của họ, trong đó có việc công nhận chính thức quân đội của Phật giáo Hòa Hảo.
[5] Sau khi yêu cầu bị từ chối, 2.000 tín đồ Hòa Hảo tuyên bố sẽ chặt đứt ngón
tay của mình để phản đối. Sau cùng, có 20 ngón tay được gửi đến Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu. [6]
Một
năm sau khi Hiệp định Paris được ký, chỉ có Hoa Kỳ thực hiện đúng cam kết - rút
toàn bộ quân khỏi miền Nam. Tiếng súng vẫn nổ giữa những người Việt với
nhau.
Trong
năm đó, Sài Gòn cho biết khoảng 12.000 quân nhân và 2.000 thường dân Việt Nam Cộng
hòa đã tử nạn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố chừng nào người miền Bắc
còn ở trên đất miền Nam, chừng ấy chưa có hòa bình. [7]
Vào
tháng Tám, một cựu thương phế binh tên Phan Văn Lụa đã đến trước tòa nhà Quốc hội,
tức Nhà hát lớn ngày nay, đổ xăng lên người rồi châm lửa tự thiêu. Ông chết
ngay sau đó, bên cạnh cái xác chết cháy là bức thư tuyệt mệnh kêu gọi Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu phải tiếp tục tấn công cộng sản để giành lại hòa bình cho miền
Nam. Chân dung Phan Văn Lụa sau đó được dựng lên ở khắp Sài Gòn, rạp chiếu phim
còn phát băng về cuộc tự thiêu. Trong bài điếu văn tại nghĩa trang quân đội
Biên Hòa, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh đã gọi sự kiện tự thiêu của Phan Văn Lụa
là sự căm phẫn tột cùng của người dân đối với việc cộng sản kéo dài cuộc chiến
tranh xâm lược trên phạm vi quốc tế. Những hành động của nhà chức trách trong vụ
tự thiêu làm nhiều người nghi ngờ rằng chính phủ đứng sau toàn bộ vụ việc. [8]
Trong
chín năm cuối cùng của cuộc chiến, 11 trong 19 triệu dân miền Nam đã chịu cảnh
mất mát nhà cửa vì chiến tranh leo thang - theo Thượng viện Mỹ, hay theo chính
quyền Việt Nam Cộng hòa là 5 triệu người. [9]
Số
lượng người tị nạn vào đầu năm 1974 đã lên đến 530.000 người, hơn 60.000 người
vẫn tiếp tục đổ về các trại tị nạn. Dù nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên của họ
vẫn còn ở quê nhà, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cảnh báo người tị nạn không được
quay về những ngôi làng mà Việt Cộng đang chiếm giữ. Tình trạng tương tự cũng xảy
ra ở Lào với khoảng 300.000 người tị nạn, sống bằng 5 triệu đô-la viện trợ của
Mỹ. Chiến tranh Đông Dương ở Campuchia đã làm bần cùng hóa đất nước thanh bình
này, biến một phần ba dân số thành người tị nạn. [10]
Tình
trạng đau thương của cuộc chiến càng làm cho nạn tham nhũng hoành hành. Hàng
triệu đô-la đã rơi vào túi tướng lĩnh quân đội bằng cách “lĩnh dùm lương"
của những quân nhân “ảo” hoặc không có mặt trên chiến trường. [11] Kiểu tham
nhũng tương tự cũng xảy ra trong các trại tị nạn. Nhiều quan chức trại tị nạn ở
Đà Nẵng đã bị bắt giữ vì thông đồng với nhau để khai khống ra 30.000 người tị nạn
“ảo”. [12]
Bộ
trưởng Bộ Tị nạn Phạm Quang Đán cho biết chính phủ sẽ cho người tị nạn hai hay
ba lựa chọn để tái định cư, nếu họ không đồng ý thì có thể nhận một số tiền và
tự tìm nơi ở cho mình. Trong khoảng 1 triệu người tị nạn vào năm 1972, 300.000
người đã ổn định chỗ ở trong các khu tái định cư, và số người tương tự đã trở về
quê nhà hoặc tái định cư ở những ngôi làng do Việt Cộng kiểm soát. [13]
Tại
các vùng “giải phóng”, Việt Cộng đã bắt đầu đào giếng, mở đường, bố trí giáo
viên, bác sĩ vào các ngôi làng mới mà phần lớn nằm ở trong rừng. Mỗi hộ sẽ nhận
được 100 đồng tiền mua sắm vật liệu xây dựng nhà cửa, 40 đồng để bắt đầu công
việc trồng trọt và sinh hoạt trong sáu tháng đầu tiên. [14]
Một thánh lễ ở Nhà thờ Đức Bà ở
Sài Gòn ngày 3/2/1974. Ảnh: AP.
Trước
mùa Giáng sinh, sự kỳ vọng về việc thực thi nghiêm túc Hiệp định Paris (1973) về
quyền tự quyết tương lai chính trị của miền Nam, đảm bảo các quyền tự do dân chủ,
xen lẫn với tình hình tham nhũng, làm việc kém hiệu quả của chính quyền miền
Nam khiến các nhóm tôn giáo không thể ngồi yên.
Tháng
6/1974, những người chống cộng nhiệt thành nhất của miền Nam là các linh mục
Công giáo đã quay sang chống chính quyền. Linh mục Trần Hữu Thanh, 59 tuổi, đã
quy tụ được một nhóm 300 linh mục tham gia Phong trào Nhân dân Chống tham
nhũng. [15] Một cuộc biểu tình chống tham nhũng với 5.000 người Công giáo đã nổ
ra ở Huế vào đầu tháng Chín. Người biểu tình đã đưa ra sáu cáo buộc tham nhũng
đối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Giáo dân tại Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Biên Hòa cũng lên kế hoạch biểu tình. [16]
Giữa
tháng Chín, các nhà sư tranh đấu của khối Ấn Quang đã thành lập Lực lượng Hòa
giải Dân tộc nhằm gia tăng áp lực lên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. [17]
Đến
tháng Mười, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải lên truyền hình phân trần về những
cáo buộc tham nhũng nhắm vào ông. Ông nói những cuộc biểu tình nhỏ nhặt không
làm ảnh hưởng đến ông, tuy nhiên, ông sẵn sàng từ chức nếu toàn bộ nhân dân và
quân đội không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của ông. [18]
Không
chỉ có các nhóm tôn giáo, các nhà lãnh đạo dân sự của khối báo chí, luật sư, cựu
chiến binh cũng quay lưng với ông Thiệu. Điển hình là Trần Quốc Bửu, nhà lãnh đạo
của công đoàn lớn nhất ở miền Nam với 300.000 thành viên, nổi tiếng là ủng hộ
chính quyền đã từ bỏ việc sát cánh với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. [19]
Ông
Bửu, trong một hội nghị với hơn 700 nhà lãnh đạo công đoàn cấp dưới, đã nói rằng
các phong trào đối lập một lần nữa nổi lên khi người dân ngày càng bất bình đối
với một chính quyền kém cỏi và tham nhũng. Ông cho rằng chính quyền “cần cố gắng
khôi phục niềm tin của người dân bằng cách xem xét kỹ lưỡng chính sách quốc
gia, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và mạnh mẽ xóa
bỏ nạn nạn tham nhũng và bất công xã hội”.
Một bài báo về Sài Gòn, đăng
trên tờ The New York Times ngày 24/12/1974.
Ảnh: Newspaper.com.
Ngày
31/10, khoảng 3.000 người do các linh mục Công giáo dẫn dắt đã xuống đường biểu
tình. Họ yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức. Người biểu tình đã đụng độ dữ dội với
cảnh sát trong suốt bảy giờ đồng hồ. Cảnh sát trưởng Sài Gòn Tran Si Tan được
cho là đập dùi cui vào một em bé 12 tuổi. Khoảng một phần ba người biểu tình
đáp trả cảnh sát bằng cách ném đá, sau cùng rút vào nhà thờ Tân Sa Châu (trên
đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình ngày nay). Cảnh sát bao vây nhà thờ. Ít nhất khoảng
60 người biểu tình và 30 cảnh sát bị thương. [20]
Đầu
tháng Mười Một, các nhà sư của khối Ấn Quang cho biết họ đã sẵn sàng hành động
khi cần thiết. Thích Quảng Độ, người phát ngôn của khối Ấn Quang, nói với báo
chí rằng: “Chúng tôi đã yêu cầu Tướng Thiệu tự nguyện từ chức, nếu ông ta cảm
thấy bản thân đứng về phía hòa bình và hòa hợp dân tộc. Nếu ông ta không sẵn
lòng ra đi thì sẽ bị lật đổ”. Một văn phòng lâm thời do Hòa thượng Thích Trí
Quang điều hành đã được lập ra để phát động chiến dịch lật đổ chính phủ khi cần
thiết. [21]
Cho
đến cuối tháng 11/1974, Phong trào Nhân dân Chống tham nhũng của linh mục Trần
Hữu Thanh tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn hơn nữa. Linh mục Thanh
nói ông sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho phong trào. [22]
Một
cuộc biểu tình của Công giáo đã nổ ra vào ngày 28/11 với 3.000-4.000 người tập
kết ở gần sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị tiến vào trung tâm thành phố. Cảnh
sát đã chặn đứng đoàn biểu tình này. Giao tranh nổ ra giữa người biểu tình với
cảnh sát chống bạo động, mỗi bên có khoảng 40 người bị thương. [23]
Việt
Cộng cáo buộc linh mục Thanh làm tay sai cho Mỹ nhằm tái thiết chính quyền mới
dưới sự lãnh đạo của một hội đồng chỉ có các nhà lãnh đạo tôn giáo. [24]
Linh
mục Thanh nói rằng Công giáo đang cẩn trọng trong hành động của mình trong bối
cảnh phức tạp vào lúc này. “Chúng tôi không chỉ có mục đích thay thế những con
người trong chính quyền mà còn muốn giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc: vấn đề
cộng sản, lệnh ngừng bắn, và tìm kiếm giải pháp tổng thể về chính trị. Chúng
tôi phải chấp nhận tồn tại chung với cộng sản để tiến tới bầu cử. Và cộng sản sẽ
trở thành một đảng chính trị đơn thuần với thiểu số thành viên nằm trong một cộng
đồng dân tộc chủ nghĩa”, Linh mục Thanh nói về hướng đi của phong trào Công
giáo quyết liệt nhưng bất bạo động này. [25]
Đến
năm thứ hai kể từ sau khi Hiệp định Paris được ký, 22.000 quân nhân đã bỏ mạng,
93.000 thường dân bị thương và khoảng 10.000 mất tích. Chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu cho rằng miền Bắc có khoảng 87.000 người thiệt mạng, bao gồm cả Việt Cộng,
bộ đội và thường dân. Việt Cộng từ chối công bố số liệu thương vong. [26]
Không
chỉ thiệt hại về người, cuộc chiến khốc liệt còn lan tràn đến mọi ngóc ngách
trong thành phố. Kinh tế miền Nam cũng chao đảo, lạm phát ở mức 56%, hơn một
triệu người thất nghiệp. Mức lạm phát ở Campuchia là 100% và ở Lào là gần 50%.
Vào
dịp Giáng sinh năm 1974, tờ The New York Times ghi nhận Tổng Giám mục Tổng Giáo
phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình đã gửi thông điệp mừng lễ Giáng sinh đến người
dân. Ông chia sẻ nỗi lòng của mình đến những gia đình thất nghiệp, tù nhân, trẻ
em mồ côi, các góa phụ, người bệnh, người khuyết tật, và bất cứ ai đang chịu sự
hành hạ về thể xác hay tinh thần.
Có
điều, ông đã không nhắc gì đến những người lính Quốc gia. [27]
SOURCE:
https://www.luatkhoa.com/2024/12/sai-gon-1974-mua-giang-sinh-cuoi-cung/
VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
KÍNH CHÚC
QUÝ
CỰU QUÂN NHÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
QUÝ
ĐỘC GIẢ & GIA QUYẾN
GIÁNG
SINH AN LÀNH - TRÀN ĐẦY
HỒNG ÂN THIÊN CHÚA
.
Giờ thì rêu phủ đền thiêng
Năm mươi năm... đã ngả nghiêng sơn hà
(Thơ Như Thương)
SOURCE:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1111223640696608&set=pcb.28237257319223348
.
20/10/2024
Trong khi “lang thang” tìm tin tức trên internet tôi chợt thấy một bảng tin cũ, trên Men’s Journal, by Chris Malone Méndez, September 27, 2024, với tựa đề: “Missing Vietnam War Veteran's Remains Found After More Than 50 Years”.
Sau vài giây ngậm ngùi, tôi đọc tiếp: “More than 50 years after disappearing during the Viet Nam War, a Marine Corps captain's remains have been discovered and identified by authorities.
According to a news release from the Defense POW/MIA Accounting Agency (DPAA), officials recovered the remains of U.S Marine Corps Capt. Ronald W. Forrester of Odessa, Texas in December of last year and just confirmed his identity. The 25-year-old pilot went missing while flying over the jungles of northern Vietnam in 1972 and has been missing ever since...”
Đọc đến đây, tôi mừng cho gia đình đại úy Thủy Quân Lục Chiến Forrester từ nay sẽ có nơi để thăm viếng một người hùng trong gia tộc đã hy sinh trên đất nước tôi, trong cuộc chiến tàn khốc do người cộng sản Việt Nam (csVN) xâm phạm Hiệp Định Genève, 1954, vượt vĩ tuyến 17, tấn công miền Nam Việt Nam; đồng thời tôi cũng cảm thấy tâm hồn tôi chùng thấp! Tôi thở dài, tự hỏi tại sao tình cảm trong tôi lại không vui trọn vẹn với sự “trở về” của đại úy Thủy Quân Lục Chiến Ronald W. Forrester?
Không tự tìm được câu trả lời, tôi tìm tin khác. Tôi thấy trên BBC tiếng Việt bảng tin ngày 11/Oct./2024, tựa đề: “Mỹ và Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng”. Đọc tiếp vài phân đoạn, mắt tôi dừng lại nơi câu này: “Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Việt Nam đã giúp tìm kiếm được 700 người Mỹ chết trong chiến tranh và hỗ trợ hồi hương hài cốt.” Tình cảm trong tôi lại mâu thuẫn giữa vui/buồn/cay đắng!
Tôi cay đắng vì nhận ra người csVN đã thực hiện đúng hai thành ngữ: “Ruột để ra da để vào” và “Phù thịnh chứ không phù suy”!
Đấy, “lính nhà giàu” (quân nhân Hoa Kỳ) mất tích cả nửa thế kỷ thì vẫn được “nhà nước” csVN “giúp tìm kiếm và hỗ trợ hồi hương hài cốt ‘trở về’ quê Mẹ”; “lính nhà nghèo” – quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH) – phải nhận vũ khí/quân trang/quân dụng từ đồng minh Hoa Kỳ để chống lại sự xâm lăng rất quy mô/rất bền bỉ/rất tàn bạo và đầy xảo trá của người csVN, thì người Lính VNCH bị người csVN “gán” cho danh hiệu “Ngụy ăn thịt người”, “lính đánh thuê”, “bọn đu càng”, “liếm gót giày bọn sen đầm quốc tế”, “chạy theo bọn đế quốc xâm ‘nược’”, v.v...
“Ngụy ăn thịt người?”
Nếu “Ngụy” ăn thịt người thì “Ngụy” cũng giống thứ man di/mọi rợ!
Nếu “Ngụy” là thứ man di/mọi rợ thì làm thế nào nhà văn Dương Thu Hương – sống/sáng tác dưới chế độ csVN Hà Nội – lại xúc động/rơi lệ, khi nhà văn Dương Thu Hương theo đoàn quân csVN tiến vào Saigon, ngày 30/04/1975?
Theo báo điện tử Đất Việt, ngày 23/04/2023, nhà văn Dương Thu Hương, ngày 30/04/1975, đã nói: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ, nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”
Đấy, nếu người miền Nam “ăn thịt người” thì làm thế nào một nhà văn – Dương Thu Hương – từng sống dưới chế độ csVN, có thể nhận xét như thế?
“Lính đánh thuê”?
Quân đội VNCH nhận vũ khí của Hoa Kỳ để bảo vệ miền Nam Việt Nam thì người csVN gọi quân đội VNCH là lính đánh thuê. “Bộ đội ông Hồ” nhận vũ khí của Trung cộng và Nga để xâm lăng miền Nam Việt Nam thì người csVN gọi “bộ đội ông Hồ” là gì?
Ngày nào csVN quyết “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng”; bây giờ người csVN “tràn” qua Mỹ “đông như quân Nguyên”.
Trong hai cuộc chiến tàn khốc trên quê hương Việt Nam người csVN đánh Tây/đánh Mỹ chỉ vì người csVN không hiểu được rằng: Quân viễn chinh Pháp cũng như quân đội Hoa Kỳ hiện diện tại miền Nam Việt Nam và Nhật/Phi Luật Tân/Thái Lan, v.v... chỉ với mục đích ngăn chận bước chân tham tàn của Trung cộng mà thôi!
Trung cộng hiểu rõ mục đích của Tây/Mỹ, cho nên Trung cộng cung cấp vũ khí và cổ xúy người csVN – dùng người Việt Nam – đánh Tây/đánh Mỹ giùm cho Trung cộng!
Hệ quả của sự việc Pháp và Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam như thế nào cả thế giới đều thấy: Trung cộng chiếm trọn Biển Đông và vẽ “đường lưỡi bò”; người Tàu xâm nhập vào Việt Nam dưới hình thức khai thác khoáng sản thiên nhiên; vì thế, dân số Việt Nam tăng cao! Ngư dân Việt Nam bị Hải Quân Trung cộng tấn công trong khi hành nghề. Tin trên BBC tiếng Việt. Link:
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwyln0zv4ppo
Từ ngày người csVN cưỡng chiếm miền Nam cho đến nay, biết bao người Việt Nam trong nước phải đi xuất cảnh lao động để tìm sự sống. Còn gì oái ăm hơn?!
Thời VNCH và thời Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ còn trấn thủ Biển Đông, có bao giờ ngư dân bị tấn công hay không?
Chúng tôi chạy theo “bọn đế quốc xâm lược” để bảo toàn sinh mạng; vì người csVN từ Bắc xâm lăng miền Nam, giết hại chúng tôi. Cũng nhờ chúng tôi “bỏ của chạy lấy người” mà “bộ đội ông Hồ” và người csVN mới có cơ hội chiếm đoạt tải sản của chúng tôi. Nếu chúng tôi cũng bị đầu độc bằng chủ nghĩa “Tam Vô”: Vô gia đình/vô tổ quốc/vô tôn giáo” – như người csVN – chúng tôi đã không nhín từng đồng đô-la đẫm mồ hôi và nước mắt của chúng tôi để gửi về Việt Nam giúp gia đình, thì, vào thời bao cấp, toàn dân Việt Nam đói quá, phải “vùng lên” tiêu diệt người csVN rồi! Sự thật này do Ba tôi – cụ Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ, người từng bị csVN nhốt tù nhiều năm tại trại tù Nghĩa Phú – kể lại. Em tôi, Nguyễn Thành Vĩnh, là một trong những kháng chiến quân tại vùng kinh tế mới Xuân Hưng, đã tham gia Lực Lượng Kháng Chiến để tiêu diệt người csVN, nếu dân miền Nam bị chết đói!
“Bọn đu càng”, trong khi giao chiến, người lính, vì thiếu tự chủ, trốn trách nhiệm, đã hoảng hốt đu theo càng trực thăng để thoát thân thì hành động này – nếu có – chỉ là hành động nhất thời của cá nhân.
Còn hành động của “nhà nước” csVN chỉ thị cấp chỉ huy tại chiến trận phải xích “bộ đội ông Hồ” vào cây cao để bắn máy bay của VNCH hoặc xích “bộ đội ông Hồ” vào xe tăng để “anh bộ đội” khỏi “bỏ chạy” khi phải “đụng độ” với Lính VNCH thì người csVN gọi là gì?
Người csVN dùng những danh từ rất hạ cấp để miệt thị chính thể và người Lính VNCH. Nhưng người csVN lại không tự hỏi: Tại sao không biết bao nhiêu “bộ đội ông Hồ” đã bỏ hàng ngũ csVN để hồi chánh theo chương trình Chiêu Hồi của chính thể VNCH!
Trong tất cả mọi sự trả thù thâm độc của người csVN đối với người miền Nam, chúng tôi im lặng. Nhưng, khi người csVN đập tan bức tượng Thương Tiếc – một biểu tượng của lòng biết ơn và niềm thương tiếc của người miền Nam Việt Nam đối với Tử Sĩ Quân Lực VNCH, được đăt trước Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, rồi cũng chính người csVN đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An – thì lòng căm hận trong lòng chúng tôi đối với người csVN sẽ không bao giờ nhạt phai!
Tử sĩ Quân Lực VNCH “giải ngũ” từ lúc nào để trở thành “nhân dân”? Hành động vô đạo đức của người csVN đối với Tử Sĩ VNCH chỉ cho thấy sự tự ty mặc cảm quá nặng nề trong lòng người csVN đối với người Lính VNCH mà thôi!
“Lính nhà nghèo” – Tử Sĩ của QL/VNCH – được chôn tại Nghĩa Trang Quân Đội thì bị người csVN cho “giải ngũ” để trở thành “nhân dân”. Sĩ quan QL/VNCH còn sống và công chức thì bị người csVN “tặng” danh hiệu “Ngụy quân/Ngụy quyền”. Con cháu của quân nhân và công chức thuộc chính thể VNCH không được đi học!!
Còn “lính nhà giàu” – cố đại úy Ronald W. Forrester và 700 hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến tàn khốc tại Việt Nam – thì được người csVN hỗ trợ, đưa về nguyên quán, được an nghĩ tại Nghĩa Trang Arlington National Cemetery.
Đối với người Mỹ – kẻ thù mà người csVN phải thề “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” – người csVN đã thể hiện được lòng nhân đạo cao vời như thế. Đối với tử sĩ VNCH, (người cùng huyết thống/cùng ngôn ngữ/cùng là con của Mẹ Âu Cơ), nếu người csVN thật tình muốn người Việt Nam tỵ nạn quên đi quá khứ đầy thù hận để góp công xây dựng một nước Việt Nam hùng cường thì người csVN hãy phục hồi danh dự của Tử Sĩ Quân Lực VNCH bằng phương thức: Kiến tạo bức tượng Thương Tiếc và đặt bức tượng Thương Tiếc mới vào vị trí cũ của bức tượng Thương Tiếc đã bị giật sập; hủy bỏ bảng hiệu Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An; hồi phục danh hiệu nguyên thủy: Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa!
Nếu người csVN thực hiện được hai điều tâm niệm của đại đa số người Việt tỵ nạn về bức tượng Thương Tiếc và danh hiệu nguyên thủy của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa – mà tôi đã nêu ở phân đoạn trên – người csVN sẽ nhận ra người Việt tỵ nạn không phải là những người vô ơn và người Việt tỵ nạn cũng không phải là những kẻ dễ quên cội nguồn!
Điệp Mỹ Linh
Lymha’s Google Link:
https://docs.google.com/document/d/1Is066215eAQamwT-N2kuUGQCWQmdGAL9/edit?pli=1#heading=h.gjdgxs