Thursday, June 29, 2023

Giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ - ngày 24 tháng 6, 2023

  


Bài BẮC ĐẨU VÕ Ý, K17

Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TH/CSVSQ/TVBQGVN) đã tổ chức buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ (LS/TVBQGVN) vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học (Brookhurst St., Westminster) ngay Little Saigon, từ 9g sáng đến 12g trưa.

 



Được biết Sách Lược Sử này do Tổng Hội khởi sự biên soạn từ 2012 bởi Đại Hội Võ Bị thứ XVIII tại Hoa Thịnh Đốn với tên gọi ban đầu là “Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Theo Dòng Lịch Sử” (TVBQGVN – TDLS). Xin gọi tắt là TDLS.

Nhiệm kỳ Tổng Hội Võ Bị (NK/TH) 2012-2014 và nhiệm kỳ 2014-2016, Ban Biên Soạn (BBS) khởi sự sưu tập tài liệu và biên soạn.

 

Qua NK/TH 2016-2018, TDLS gặp bất đồng giữa hai khuynh hướng là IN và KHÔNG IN. Phía IN cho rằng tài liệu biên soạn như thế là OK, các huynh đệ đều già yếu, muốn nhìn thấy sách TDLS trước khi xuôi tay.

Phía KHÔNG IN cho rằng, sách thiếu Chương Vị Quốc Vong Thân, nhiều chỗ, lời văn không thích hợp với một quyển sử.

Bất đồng không hóa giải, năm 2017, một số CSVSQ (không phải TH/CSVSQ/TVBQGVN) đem bản thảo in thành sách và phát hành rộng rãi với tên gọi TDLS.

Qua NK/TH 2018-2022 (kéo dài thêm 2 năm vì đại dịch), quyết định Đại Hội Đồng (ĐHĐ) kỳ thứ XXI (2018 Nam Cali): “Tu bổ chỉnh sửa và phát hành sách LSTVB”. Sách được Ban Biên Soạn và Ban Hiệu Đính tận lực phối hợp làm việc trong tinh thần trách nhiệm và tự thắng. Sách được in năm 2020 với đầy đủ mã số ISBN và mã số Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ, với tên gọi như tựa bài viết. Có điều đáng tiếc, do ảnh hưởng tiềm tàng hậu đại dịch nên Tổng Hội không tổ chức Ra Mắt Sách, mà chỉ phổ biến trong nội bộ.

 

Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

– NK/TH 2022-2024, ĐHĐ kỳ thứ XXII quyết định: “tu bổ chỉnh sửa sách LS/TVBQGVN, tái bản trong vòng 6 tháng và phát hành rộng rãi”. Tổng Hội đã hoàn thành trách vụ qua buổi giới thiệu sách vào ngày giờ nêu trên.

Sau nghi lễ khai mạc, Ban Biên Soạn và Ban Hiệu Đính trình bày về trách nhiệm của mỗi Ban liên hệ. Thuyết trình viên Trương Thanh Sương, Khóa 19, Phó Ban Biên Soạn, cho biết Ban này làm việc dựa trên bốn nguyên tắc:

1/ Khai thác tài liệu của Trường VBQGVN phổ biến năm 1972 bao gồm danh sách sĩ quan tốt nghiệp từ Khóa 1 đến Khóa 23. BBS còn gom góp tài liệu trên internet và nhân chứng sống.

2/ Tôn trọng mọi góp ý. Góp ý phải được đa số chấp thuận,

3/ Chọn cách viết ngắn gọn, rõ rang, dễ hiểu.

4/ Tránh không đưa cảm xúc vào câu văn.

 

Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

Giáo Sư Văn Hóa Vụ (GS/VHV) Tôn Thất Dziên, xuất thân Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, Trưởng Ban Hiệu Đính, trình bày công tác hiệu đính các sự kiện lịch sử liên quan đến quân trường sao cho thật chính xác bao gồm các Chương trong Mục Lục được gắn kết liên tục chặt chẽ với nhau. Ông làm việc không mệt mỏi dù đang ở tuổi 90. Ông được đàn em gọi một cách thân yêu là Ông Già Gân.

 

Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

GS/VHV Trần Huy Bích, Giáo Sư Tiến Sĩ Đại Học Austin, Texas, là một học giả uyên thâm về Á Châu học và Trung Hoa học, là thành viên Ban Hiệu Đính cả hai NK/TH. Giáo Sư trình bày khái quát về chiến tranh Việt Nam và trách nhiệm của người chiến sĩ VNCH qua các tài liệu của các tác giả ngoại quốc đều xác nhận cuộc chiến giữ nước của người chiến sĩ QLVNCH bảo vệ miền Nam là chính nghĩa và hào hùng.

 


Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

Sách gồm 10 Chương. Điểm chính mà Giáo Sư muốn đề cập là giá trị về tính sử của cuốn LSTVB qua các Chương Thành Quả, Chấm Dứt Nhiệm Vụ, Vị Quốc Vong Thân, Sinh Hoạt Tại Hải Ngoại và Gương Trung Nghĩa. Giáo Sư cũng đồng thuận với mục Thay Lời Kết rất ý nghĩa do hai Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu cùng viết.

Hội trường Viện Việt Học đầy ắp, cả trăm khán thính giả, bao gồm nhiều thành phần trong Cộng Đồng. Ngoài các CSVSQ và gia đình, còn có nhiều nhân sĩ, đại diện các Hội Đoàn, đồng hương, bằng hữu liên hệ và truyền thông báo chí.

Viện Việt Học đã yểm trợ hiệu quả buổi ra mắt sách ý nghĩa này, trong đó có các cô Kim Ngân và Ái Phương, (tổng quát), anh Hiếu Nguyễn (slideshow), anh Trung Nguyễn (âm thanh) và anh Hùng Lê (nhiếp ảnh).

 


Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

Đặc biệt có sự tham dự của các thành viên Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu Nam Cali (một tổ chức các hậu duệ Võ Bị sát cánh vởi TH/CSVSQ/TVBQGVN) đã giúp tiếp tân, xếp và dọn ghế. Ngoài ra, TTNĐH từ Houston, Texas, đã kính mến gởi về một chậu hoa tình nghĩa, chúc buổi giới thiệu sách thành công.

 

Buổi giới thiệu sách ‘Lược Sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam’ vào sáng thứ Bảy, ngày 24 tháng 6, 2023 tại Viện Việt Học, Westminster.

 

Phải “trăm cay nghìn đắng mới nên một nụ cười” (CTT), nghĩa là phải mất 11 năm (2012-2023), sách LS/ TVBQGVN do Tổng Hội chủ trương mới được ra mắt cộng đồng. Dù trễ nhưng “tính chính danh” vẫn được gìn giữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Sách LSTVB là tài sản chung của Tổng Hội kể cả Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu. Sách không ghi giá bán. Ấn phí là $55. Ủng hộ tùy tâm. 

Quý độc giả trong và ngoài Tổng Hội, muốn có sách, xin liên lạc Ban Trị Sự theo địa chỉ:

Trần Trí Quốc, K27
tran27147@yahoo.com
(949) 212-0261

 

SOURCE:

https://viendongnews.com/gioi-thieu-sach-luoc-su-truong-vo-bi-quoc-gia-viet-nam/

 

Sunday, June 25, 2023

Ra mắt sách: "Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - Theo Dòng Lịch Sử" năm 2018

 



SOURCE:

https://vietbao.com/p113a276165/thiep-moi-ra-mat-sach-truong-vo-bi-quoc-gia-viet-nam-theo-dong-lich-su

.

Lễ Ra Mắt Sách "Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Theo Dòng Lịch Sử " 

(San Jose - 14/1/2018)


.


.


.


.

Sách Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Theo Dòng Lịch Sử

Trân trọng thông báo cùng Quý Niên Trưởng và Các Bạn, (thuộc Làng Cùi 4027, Lâm Viên-Đà Lạt trên các diễn đàn tại hải ngoại)

Thi hành quyết định của Đại Hội Các Đại Diện Khóa vào ngày 20 tháng 5 năm 2017 tại San Jose v/v phát hành quyển sách TVBQGVN Theo Dòng Lịch Sử (TVBQGVN-TDLS), sau khi tham khảo với quý N/T Trưởng Ban BĐH-ĐDCK và Trưởng Ban Biên Soạn (TBBS), Ban Trị Sự (BTS) sẽ in và phát hành Sách TVBQGVN-TDLS với các chi tiết như sau:
1. Dự trù in 1000 bản, khổ lớn (8.5x11), bìa da Simili mạ vàng, dầy khoảng 800(+) trang, full color toàn bộ, gáy khâu chỉ và đóng keo, wrap cover in màu trên loại giấy đặc biệt.

2.Giá biểu: (Bao gồm Sách + Bưu phí):
                     - Tại Hoa Kỳ:     $40.00 Mỹ kim/quyển
                     - Các nơi khác: $50.00 Mỹ kim/quyển
3. Vì số lượng in có giới hạn, nên BTS sẽ dành ưu tiên cho quý CSVSQ đã ghi danh sớm.
4. Ngày phát hành Sách TVBQGVN-TDLS dự trù vào trung tuần tháng 12 năm 2017.
5. Để giúp BTS chuẩn bị việc phát hành sách được hoàn tất mỹ mãn cũng như có ngân khoản để chi phí cho việc ấn loát, kể từ ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 10 tháng 8 năm 2017, chúng tôi bắt đầu nhận ghi danh và tiền mua sách theo những chi tiết cần thiết sau đây:
• Quý NT và các bạn đã ghi danh sớm (pre-order): Xin vui lòng cung cấp địa chỉ bưu điện mới nhất và ngân phiếu mua sách.
• Quý NT và các bạn chưa ghi danh sớm: xin vui lòng gửi thư order và ngân phiếu mua sách về cho CSVSQ Thủ quỹ Lê Thi K29 với những chi tiết cần thiết sau đây:
                    - Tên & Khóa
                    - Địa chỉ bưu điện
                    - Tổng số sách mua
                    - Tổng số tiền mua sách (Tổng số sách mua x $40.00)
                      Yểm trợ (nếu có)
6. Thư order sách và ngân phiếu xin gửi về địa chỉ:
                      CSVSQ Thủ Quỹ Lê Thi K29
                      180 Rawls Ct. San Jose, CA 95139 – USA

                   - Ghi trên chi phiếu: Thi Le
                   - Hay trả tiền qua Paypal: dalat29@sbcglobal.net
                   - Phần Memo xin ghi: Sách TVBQGVN-TDLS
7. Địa chỉ Liên lạc:

                  E-mails :
                                 - 
vobiquocgiavietnam@googlegroups.com
                                 - 
dalat29@sbcglobal.net
                  Phone:     (408)578-6095
8. 
Mọi thắc mắc hay đóng góp ý kiến trong vấn đề ấn loát, phát hành hay yểm trợ tài chánh, xin liên lạc về Ban Trị Sự, Emaildalat25@yahoo.comTel. 281-639-0157.
Thưa quý N/T và các bạn,
Chúng ta vẫn thường tự hào về Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, ngôi trường đã một thời lừng danh Đông Nam Á với những truyền thống hào hùng và đã từng nổi danh là lò luyện thép, đã đào tạo những cấp chỉ huy tài hoa lẫy lừng, những chiến sĩ can trường dũng cảm.

Chúng ta, những người con của trường mẹ, không muốn những tài liệu, những hình ảnh của TVB-QGVN sẽ dần nhạt phai và quên lãng theo thời gian... Trong niềm tin đó, Ban Trị Sự ước mong sẽ được đón nhận sự tích cực yểm trợ của quý NT và các bạn trong công tác hết sức quan trọng này.
Trân trọng kính chào,

CSVSQ Nguyễn Xuân Thắng K25
Trưởng Ban Trị Sự, Sách TVBQGVN-TDLS

SOURCE:

http://k25tvbqgvn.blogspot.com/2017/12/sach-truong-vo-bi-quoc-gia-viet-nam.html


Bản thảo sách TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM THEO DÒNG LỊCH SỬ

Link:

https://online.anyflip.com/tnaj/wyze/mobile/index.html?fbclid=IwAR1y9Cm106hGd19B4ZKp74IfLgGzyIynm2ScNMLy1wozo5iaXSDaFQJBKt4#p=1


.

Lịch Sử Công cuộc Xây Cất Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam 1959-1970

 






20/11/1965 - Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ấn hành: 

Lịch sử về Trường VBQGVN và quy chế (Part 1 & 2)


PART 1:



PART 2:




.

Bản thảo Sách: TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM - THEO DÒNG LỊCH SỬ (.pdf)

 




Saturday, June 24, 2023

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY THÁNG NĂM XƯA (KÝ ỨC VÙNG HỎA TUYẾN) - KB Phạm Hữu Phước

1. Nhập cuộc – Gio Linh – Trung Lương:

Thời gian trôi đi nhanh quá. Thế hệ của tôi giờ này tuổi cũng đã lớn. Nhiều lúc ngồi một mình bên ly cà phê nóng, mông lung nhớ về dĩ vãng của một quãng đời binh nghiệp đã cùng các bạn chia xẻ với biết bao buồn vui lẫn lộn kể cả xương máu nữa.

Nhớ một lần bên nồi cháo gà chỉ có một mình mình ăn nơi vị trí đóng quân trong căn cứ, hỏi tại sao thì các anh em trong xe cho biết là “ăn gà xa bạn”. Lần khác tại mặt trận trong lúc tôi đang bắn cây đại liên 30 thì người lính tiếp đạn đưa cho tôi điếu thuốc và nói Thiếu Úy hút đi, ngọt lắm đó, mà lạ thật có thêm mùi thuốc súng thì điếu thuốc lại ngọt như tẩm đường. Một hôm cùng các bạn đi uống cà phê tại Quảng Trị, tụi nó đố tôi nếu biết tên và trường học của cô em thu tiền trong quán thì tụi nó chi cho chầu này. Tôi đến nói nhỏ vừa đủ nghe với cô em rằng bạn anh đố như vậy đó em giúp anh nhé, thế là tôi thắng cuộc. Một hôm có dịp theo xe hậu cứ của chi đoàn ra Huế, tôi lang thang tìm kiếm trường học của cô em xinh xắn ấy, gặp mấy em gái học cấp 2, tôi hỏi thăm thì cô bé ấy gọi mấy em khác đến rồi nói to: “A! Chủ ni nỏi tiếeng Sải gỏn, Hi...Hi...” giọng em gái Huế nghe thật dễ thương. Và còn nhiều chuyện nữa, nhưng thỉnh thoảng tôi mới nhớ lại.

Tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster thuộc Tiểu Bang California nước Mỹ, tôi ngạc nhiên và mừng rỡ khi gặp lại Phạm Văn Khen, Nguyễn Đình Tuyên, Nguyễn Thiện Tường, Phạm Quý Thể, Tuấn Đổ là bạn cùng khóa 20 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp (SQCB/TG). Chúng tôi cùng ôn lại những ngày còn trong quân trường TG sau hơn 40 năm xa cách và hỏi thăm những anh em khác trên các vùng chiến thuật  đã từ lâu không gặp mặt.

Để các bạn cùng khóa, dù đang ở Việt Nam hay khắp nơi trên thế giới cũng biết tin nhau, nhớ đến nhau, nên tôi viết lại những đoản hồi ký này để cùng tưởng niệm những anh em đã hy sinh cho Tổ Quốc VNCH, như Lãm, Thạch, Kong Chi Mầu, Vĩnh Cổn, Xuân, Châu Vuốt, Đúng, Giầu, Hảo. Nhiều anh em khác như Võ Văn Kiệt bị cưa chân, Châu Phước Cơ thì bị bắn gãy xương vai, Đổ Đình Du trúng B40 liệt tay phải, Trịnh Á bị thương trận Hạ Lào phải giải ngủ, Tôn Thất Nguyện, Phan Đình Ngân bị thương rồi thuyên chuyển về Thiết Đoàn 7 Ky Binh. v.v.

Thời gian gần nửa thế kỷ rồi nên trí nhớ của tôi đã không còn sắc bén nữa, nhớ tới đâu tôi viết ra tới đó. Hơn nữa vào thời gian đó cấp bậc của tôi trong đơn vị cũng thấp,  chỉ thi hành theo lệnh cấp trên, vì thế sự hiểu biết về những cuộc hành quân lớn cũng có giới hạn, cho nên tôi chỉ viết ngắn gọn những trận chiến trong phạm vị tôi tham dự. Mong quí bạn niệm tình bỏ qua những thiếu sót của tôi khi đọc bài viết này.

Tôi tốt nghiệp khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cuối năm 1967 với cấp bậc Chuẩn Úy và được chọn về binh chủng Thiết Giáp với 55 anh em cùng khóa. Khi trình diện và làm xong thủ tục nhập khóa học, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng ngủ. Còn đang chưa biết làm gì thì chúng tôi được lệnh tập họp để nghe hướng dẫn nội quy của trường mà các khóa sinh phải chấp hành. Đứng trên nền cao trước phòng ngủ, Thiếu Úy Hà Mai Khuê với áo quần ủi hồ thẳng nếp và đứng bên cạnh hàng quân để theo dõi là Trung Úy Hồ Đình Thuận, Sĩ Quan đỡ đầu khóa 20 SQCB/TG của chúng tôi. Cả hai đều là huấn luyện viên ban chiến thuật của Thiếu Tá Nguyễn Văn Đồng. Sau gần một giờ nói về nội quy như: không được mang cấp bậc, không được vắng mặt bất hợp pháp, giờ giấc và nhiều điều khác, đến phong cách của người lính KB là lịch sự, hào hoa, anh dũng, v.v...

Sau khi điểm danh xong tôi mới biết có thêm 5 khóa sinh của trường Võ Bị Đà Lạt là Châu Phước Cơ, Nguyễn Thành Chức, Trương Văn Minh, Trần Thâm, Trần Châu Giang. Và, có thêm 3 Sĩ Quan của các đơn vị khác là Trung Úy Bích bên BĐQ, Thiếu Úy Ngọc bên Bộ Binh (BB) và Thiếu Úy Khuyên bên ĐPQ. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi nhau, làm quen, hầu giúp đỡ nhau cùng học tập.

Sau một tuần lễ lo ổn định mọi thứ thì đến Tết Mậu Thân 1968. Tôi được đi phép trước Tết và phải trở lại trường ngày mùng hai Tết. Nhưng Việt Cộng (VC) vi phạm thỏa thuận hưu chiến, chúng mở cuộc tổng tấn công nhiều nơi trong thành phố Saigon nên phải đến mùng 6 Tết tôi mới theo xe của trường BB Thủ Đức đón SVSQ về lại trường. Lúc đó tôi mới hay biết Trung Tá Nguyễn Tuấn, Chỉ Huy Trưởng trường TG, đã bị VC sát hại cả gia đình tại nhà ở BCH TG, chỉ còn một người con trai là Nguyễn Từ Huấn bị thương và sống sót (hiện anh Nguyễn Từ Huấn là Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ), và bạn cùng khóa với tôi là Lãm đã hy sinh khi đi giải tỏa đợt 1 tại Bộ Tổng Tham Mưu Saigon cùng với Chi Đoàn diễn tập. Trong kỳ đi giải tỏa VC lần thứ hai vào tháng 5/1968 tại Cầu Tre, khóa 20 SQCB/TG chúng tôi lại mất thêm một sĩ quan khóa sinh nữa là Thạch. Đó là chuyện buồn vào những ngày Tết của khóa 20 SQCBTG chúng tôi.

phải tham gia trận chiến Tết Mậu Thân nên đến tháng 6/1968 chúng tôi mới mãn khóa học. Với tình hình cuộc chiến lúc bấy giờ, binh chủng TG thành lập thêm Thiết Đoàn 11 KB để trấn giữ vùng hỏa tuyến, nên khóa tôi về Thiết Đoàn 11, Thiết Đoàn 7, Thiết Đoàn 4 hơn 30 người. Các anh em miền Trung thì hớn hở, còn anh em miền Nam như tôi thì không được vui lắm vì phải xa nhà, xa gia đình mà cũng xa cả người yêu (bây giờ là má bầy trẻ của các con tôi) vì nghĩ rằng cả năm trời tôi mới có thể được về phép thăm gia đình.

Về Thiết Đoàn 11 có 10 anh em SQ Thủ Đức và 1 Võ Bị Đà Lạt là Châu Phước Cơ. BCH ThĐ 11KB tân lập ở ngay tại trường TG nên chúng tôi chỉ đi vài bước là tới. Trình diện xong tôi mới biết Thiếu Tá Bùi Thế Dung là Thiết Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Văn Tá là Thiết Đoàn Phó, Đại Úy Ngô Đức Lâm là trưởng ban 3, Đại Úy Trần Hữu Thành  trưởng ban 4 (Danh hiệu là Hổ Cáp), Thiếu Úy Nguyễn Văn Răng là CĐT Chi Đoàn Chỉ huy Công vụ. Chúng tôi gồm 8 người về Chi Đoàn 1/11 TK, 3 người về BCH Thiết Đoàn là Lê Thành Đạt làm phụ tá Ban 1, Trịnh Á và Châu Phước Cơ làm phụ tá Ban 3, còn tám đứa chúng tôi trình diện Trung Úy Nguyễn Lương Bích, Chi Đoàn Trưởng 1/11 TK và Thiếu Úy Mai Xuân Tương là Chi Đoàn Phó để nhận lệnh. Chi Đoàn được thành lập theo bảng cấp số mới nên 2 SQ vào một chi đội. Chúng tôi được phép chọn cho mình một danh xưng. Tôi chọn “Nguyệt Cầu” là danh xưng của tôi từ đó. Còn chọn ai là chi đội trưởng thì tùy ý. Đỗ Đình Du là chi đội trưởng và tôi là chi đội phó về chi đội yểm trợ. Chi đội tôi có 5 xe M113 gồm 2 xe gắn đại bác 106 ly không giật và 3 xe súng cối 81 ly được lắp đặt chắc chắn trên các đà gỗ to. Bên hông xe được sơn hình ca rô mầu đỏ, còn các chi đội khác thì mầu trắng, xanh, vàng. Tập họp chi đội lại nói chuyện và giới thiệu hai chúng tôi là chi đội trưởng và chi đội phó sẽ chiến đấu cùng anh em sau khi mãn khóa huấn luyện. Bấy giờ tôi mới biết anh em binh sĩ đều là người miền Trung, giọng nói lúc đầu hơi khó nghe nhưng sau rồi tôi cũng nghe và hiểu được. Nhờ thành lập và huấn luyện tại Trường TG nên tôi được gần nhà thêm hai tháng nữa.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP