Friday, July 30, 2021

Sự thật về Chương trình HO và những người có công đầu


VĨNH LIÊM

 

Bà Khúc Minh Thơ (ngồi) và nhà văn Nhã Ca, một cựu tù nhân chính trị


Sáng nay, Chủ Nhật 02-9-2018, là ngày TNS John McCain vừa nằm xuống lòng đất Annapolis (Nghĩa trang Học viện Hải quân/ the U.S. Naval Academy), Maryland, nơi mà ông đã thụ huấn khóa sĩ quan Hải Quân năm 1958.
Trong nhiều năm gần đây, ai cũng tưởng TNS John McCain là “cha đẻ” (tác giả) chương trình HO (tù nhân chính trị). HO là chữ viết tắt của Humanitarian Operation, mà tên chính thức của nó là Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo).

 
Sự thật, TNS John McCain không phải là cha đẻ chương trình HO. Tôi đã có mặt ở Washington DC từ tháng 4 năm 1979 nên hiểu rõ sinh hoạt chính trị ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


Theo tôi biết, 3 người có công đầu trong Chương trình HO là Bà Khúc Minh Thơ, Bà Bích Lưu và TNS John Warner (R-VA). TNS Warner giữ chức TNS từ 1979 đến 2009, là chồng thứ 6 của nữ tài tử Elizabeth Taylor. Bà Khúc Minh Thơ khởi xướng Chương trình HO và vận động Quốc Hội. Bà Bích Lưu vận động TNS John Warner. Còn TNS Warner thì làm theo “lệnh bà” (Bích Lưu).


Nhờ có tay trong (TNS Warner) nên Chương trình HO mới sớm thành hình (30-7-1989). Lúc đó, Ông John McCain mới vừa đắc cử TNS được 2 năm. Trước đó, khi Bà Khúc Minh Thơ vào Quốc Hội gặp John McCain thì ông ta đang là Dân Biểu (1983-1987). 

Nên nhớ rằng: Ông McCain chỉ có công vận động cho đạo luật McCain Amendent. Đạo luật này được TT Bush ký năm 2002, cho phép con cái đã trưởng thành của những cựu sĩ quan VNCH bị tù cải tạo VC được đi Mỹ (the McCain Amendment Restoring Refugee Status to the Families of Re-Education Camp Detainees).

 
Tại sao TNS Warner nghe lời bà Bích Lưu? Chuyện rất lý thú, do Bà Bích Lưu kể cho Vĩnh Liêm nghe. Hai người gặp nhau trong thập niên 80.
Lúc đó, TNS Warner đang độc thân, vì đã ly dị Liz Taylor (1976-1982). Dưới mắt nhìn của Vĩnh Liêm, Bà Bích Lưu là một nữ lưu, nhan sắc vẹn toàn, thông thạo cả Anh và Pháp ngữ. TNS Warner đã ngỏ ý cưới Bà Bích Lưu nhưng bà từ chối, vì 2 lẽ: 1) con cái phản đối; 2) làm vợ nhà chính trị (chuyên nghiệp) thì rất bận rộn. Bà chỉ làm bạn mà thôi. Tôi nói với bà Bích Lưu: “Sao chị không ưng ổng để cộng đồng mình được nhờ?” Bà Bích Lưu nheo mắt trả lời: “Mình muốn gì thì ông ấy sẵn sàng giúp, đâu cần phải là vợ của ông ta”. TNS Warner đành giữ tình bạn cho đến khi ông cưới bà vợ sau, Jeanne Vander Myde năm 2003.


Trở lại công đầu của Bà Khúc Minh Thơ. Năm 1975, Bà Khúc minh Thơ đang làm việc tại Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Manila, Phi Luật Tân. Bà được tin miền Nam Việt Nam bị thất thủ ngày 30-4. Bà vô cùng hoang mang, xin được trở về Việt Nam ngay lập tức vì chồng và các con còn đang kẹt tại quê nhà. Sau hai năm chờ đợi tại Phi Luật Tân, nhà cầm quyền Cộng SảnViệt Nam nhất định không cho bà trở về. Cuối cùng, bà đành phải rời Manila và ngày 29 tháng 1 năm 1977, bà đặt chân đến phi trường Honolulu, tiểu bang Hawaii với bao nỗi sầu muộn. Chồng con bà vẫn còn bên kia bờ đại dương, không biết bây giờ họ ra sao!
Tưởng cũng cần nhắc lại, Bà lập gia đình khi tròn 18 tuổi; ở tuổi 23 thì bà sanh được 2 người con. Khi đứa con thứ ba sắp chào đời thì bà được tin chồng bị VC phục kích chết trên đường đi công tác. Và bây giờ, người chồng thứ hai cũng đang bị tù Cộng sản.
Năm 1977, tin từ quê nhà cho hay, ngày nào cũng có người chết trong các trại cải tạo. Lòng như lửa đốt, bà quyết tâm bằng mọi cách phải cứu lấy những người tù cải tạo, trong đó có chồng bà. Thế là bà rủ những người phụ nữ cùng hoàn cảnh ở Washington DC, Maryland và Virginia phải tìm cách lên tiếng xin chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ.


Bà Khúc Minh Thơ là người sáng lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, và cũng là ân nhân của hàng trăm ngàn gia đình tù cải tạo mà chúng ta hay gọi là gia đình H.O.
Được sự hỗ trợ của ông Shepard Lowman (Năm 1981, ông là Deputy Assistant Secretary in the State Department Bureau of Refugee Programs) và vợ là Hiệp (gốc Châu Đốc) Lowman, vào tháng 8 năm 1977, Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được chính thức thành lập và khởi đầu chỉ có 8 thành viên.


Mặc dù không hề nhận tài trợ của bất cứ một tổ chức hay cơ quan chính phủ nào, bà cùng các thành viên đã vận động thành công cho hàng trăm ngàn gia đình cựu tù cải tạo được định cư tại Hoa Kỳ, bên cạnh đó là một số các nhà văn, nhà báo tên tuổi trước năm 1975 như Uyên Thao, Hoàng Hải Thủy, Thanh Thương Hoàng… Mặc dù tuổi đã cao, bà vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng nghỉ cho con cái của các gia đình H.O. được ra đi theo diện McCain.


Nhân đây cũng xin nói thêm về Chương trình H.O. Sau khi cái thỏa hiệp được ký vào ngày 30 tháng 7 năm 1989, Bà Khúc Minh Thơ luôn luôn tích cực vận động ở Quốc hội cũng như bên Hành pháp. Tổng thống Reagan là người đã hỗ trợ bà và thấu hiểu những khó khăn của các bà vợ chiến sĩ VNCH: xa gia đình, không có chồng, chồng con bị tù đày…

 

Tổng thống Ronald Reagan gặp gỡ Bà Khúc Minh Thơ


Đến năm 1990 mới có cái tên HO, chứ trước đó chỉ gọi là tù nhân chính trị. Bà Khúc Minh Thơ đã vận động từ năm 1977, mãi cho tới 1989 thì thỏa hiệp mới được ký.
Có lần tôi hỏi Bà Khúc Minh Thơ: “Anh đâu mà chị đi một mình hoài vậy?” Chị buồn rầu đáp: “Năm 1988, sau khi được thả ra khỏi trại tù cải tạo, vì hậu quả của những năm tháng tù tội, ổng đã từ trần hai năm sau đó”. Sau khi mất chồng, bà vẫn tiếp tục tranh đấu cho hàng ngàn hồ sơ của những gia đình H.O. gặp khó khăn khi vào phỏng vấn hay bị từ chối. Bà lấy niềm vui của những gia đình H.O. khác làm niềm vui của mình.


Bà Khúc Minh Thơ cho biết: Trước khi ký cái thỏa hiệp ngày 30 tháng 7 năm 1989, bà đã lên New York để gặp đại sứ Việt Cộng tại Liên hiệp quốc ở New York, tên là Trịnh Xuân Lãng. Bà yêu cầu Việt Nam hãy thả và cho những người tù nhân được ra đi định cư ở Hoa Kỳ. Đó là điều mà bà làm để bản thỏa hiệp được ký dễ dàng hơn.
Sau khi họ đã tới Hoa Kỳ, cái mục tiêu chính của Hội là để họ được làm lại cuộc đời trên đất nước tự do, và cái mãn nguyện duy nhất của Hội Gia Đình Tù Nhân là con cháu của tù nhân chính trị được tiến thân nơi vùng đất mới…


Theo tôi được biết, hiện giờ vừa tù nhân vừa gia đình của họ có khoảng 300 ngàn người ở Hoa Kỳ. Đó là đại gia đình của tù nhân chính trị Việt Nam, một mái ấm của đại gia đình.
Bà Khúc Minh Thơ cho phóng viên đài VOA biết: “Bây giờ cái niềm vui của tôi là mỗi khi tôi gặp được anh em H.O., tù nhân chính trị và tôi thấy lại cái niềm vui và hạnh phúc của tất cả mấy anh em tù nhân là niềm vui của cá nhân tôi."

(Thung lũng Liên-Sơn, 02-9-2018)
VĨNH LIÊM

Source:

https://hoiquanphidung.com/forum/c%C3%A1c-chuy%C3%AAn-m%E1%BB%A5c/th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-bi%C3%AAn-kh%E1%BA%A3o/15183-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-ho-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-c%C3%B3-c%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A7u

 


 

Wednesday, July 28, 2021

. CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH CẦM BÚT (Phan Ni Tấn)

 

Kể từ khi ông tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng vào ngày 30-4-1975 đến nay (2021) chiến tranh VN đã kết thúc 46 năm. Nhìn lại những sự kiện lịch sử của một thời loạn lạc, nhiều văn nghệ sĩ đã tạo dựng một nền Văn Học Miền Nam rực rỡ bằng lý trí, tâm hồn, tài năng, chính là bút lực của mình.

Nói tới thành tựu của nền văn học miền Nam Việt Nam, không thể không nói tới nhà văn, nhà thơ quân đội, những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa cầm súng vừa cầm bút. Người lính nghệ sĩ là chứng nhân của lịch sử miền Nam oai hùng, là những người có khuynh hướng cảm hứng trước cái đẹp của cuộc sống xã hội trong một đất nước loạn lạc. Dù ngày nay, sau 46 năm lưu đày ngay trên đất mẹ hay lưu lạc nơi đâu, người lính cũ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bền gan đấu tranh trên mặt trận văn hóa, chính trị cũng như miệt mài, tận tụy với ngòi bút sáng tạo, duy trì và phát huy Văn Học Miền Nam. Đây là một điểm son sáng ngời nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào của người lính cũ cầm bút từng đóng góp cho chính nghĩa quốc gia cũng như cho lãnh vực văn học nghệ thuật.

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm mất nước, chúng tôi trân trọng những người lính nghệ sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không ngừng thể hiện quan niệm về sự sung mãn trong binh nghiệp trước kia cũng như trong bút nghiệp sau này.

Mặc dù không thể liệt kê đầy đủ danh xưng của tất cả những nhà văn, nhà thơ quân đội, song danh sách tạm thời dưới đây xin được coi như một sự tri ân những người lính cũ cầm bút không ngừng góp phần làm đẹp phong cách nghệ thuật cũng như tô điểm trang sử miền Nam nước Việt bằng những hình ảnh oai hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, dù họ vẫn còn đó hay đã mất đi.

Danh xưng dưới đây sắp theo thứ tự vần alphabet:

NHÀ VĂN:

An Khê (1923-1994),

Bằng Phong Đặng Văn Âu (Không Quân),

Cao Vị Khanh,

Cao Xuân Huy (1947-2010, Thủy Quân Lục Chiến),

Chu Tất Tiến,

Cung Tích Biền (Võ Bị Thủ Đức 1963).

Diệu Tần (Sĩ quan tu nghiệp tại Fort Belvoir, Virginia Hoa Kỳ năm 1969),

Doãn Dân (1938-1972),

Duy Lam (1932-2021, khóa 3 Thủ Đức),

Dương Hùng Cường (1934-1987),

Dương Kiền (1939-2015, khóa 2/68 Thủ Đức),

Dương Nghiễm Mậu (1936-2016),

Dương Phục, Đào Văn Bình,

Đào Vũ Anh Hùng, Đặng Chí Bình (khóa 11 Thủ Đức. Đặc Biệt Tình Báo),

Đặng Trần Huân (1929-2003),

Đặng Châu Long (khóa 2/70 Thủ Đức, khóa 1&2/70 căn bản Sĩ quan Pháo Binh Dục Mỹ),

Đinh Tiến Luyện (Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH),

Đinh Phụng Tiến, Định Nguyên (Thủy Quân Lục Chiến),

Đỗ Ngọc Uyển,

Đỗ Trọng Huề (nhà biên khảo, khóa 1 Nam Định, Thủ Đức sau này),

Đỗ XuânTê.

Hà Kỳ Lam (Lực Lượng Đặc Biệt),

Hà Thúc Sinh (Sĩ quan Hải Quân),

Hà Mai Việt,

Hải Bằng,

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích (SQ Chiến Tranh Chính Trị Tiểu khu Quảng Ngãi),

Hoàng Ngọc Biên,

Hoài Ziang Duy (khóa 9/68 Thủ Đức),

Hoàng Ngọc Liên, Hoàng Khởi Phong (khóa 15 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức 1963), Hoàng Hải Thủy  (1933-2020). Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội VNCH,

Hồ Trường An (1938-2020, khóa 26 Thủ Đức),

Hồ Đinh,

Huy Phương (khóa 16 Thủ Đức. Phòng Tâm Lý Chiến),

Huỳnh Văn Phú (khóa 9 Võ Bị Đà Lạt. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến),

Kiệt Tấn,

Kinh Dương Vương (Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT),

Lâm Chương (khóa 24 Thủ Đức, Binh chủng Biệt Động Quân),

Lâm Tường Dũ (khóa 22 Thủ Đức),

Lê Tất Điều, Long Ân,

Lê Khắc Anh Hào (1942-2018, khóa 23 Thủ Đức),

Lê Hữu (khóa 4/70 Thủ Đức, Tiểu khu BMT),

Lê Văn Lân (1931-2012, phục vụ Quân Y 1960),

Lê Tấn Lộc (Sư Đoàn 5 Bộ Binh),

Lê Văn Phúc,

Lữ Quỳnh (khóa 19 Thủ Đức),

Lý Tống (1946-2019), phi công phản lực A37).

Mang Viên Long (1944-2020, khóa 3/71 SVSQ Đồng Đế),

Ngọc Cường (khóa 8/68. Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH),

Ngô Du Trung, Ngô Nhật Tân (khóa 4/71 Thủ Đức, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù),

Nguyên Nghĩa (Pháo Binh),

Nguyên Vũ,

Nguyễn Hữu Của (Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ, Quân Đoàn II vùng II Chiến Thuật), Nguyễn Mạnh An Dân,

Nguyễn Trung Dũng (khóa 14 Thủ Đức),

Nguyễn Trung Hối,

Nguyễn Tấn Hưng (khóa 17 Sĩ quan Hải quân Nha Trang),

Nguyễn Phúc Sông Hương (Sư Đoàn 18 Bộ Binh),

Nguyễn Chí Kham,

Nguyễn Thụy Long (1938-2009). Binh chủng Không Quân),

Nguyễn Công Minh (Sĩ quan Hải Quân thuộc Soái Hạm Trần Bình Trọng HQ 5),

Nguyễn Đức Minh (Không quân),

Nguyễn Ngọc Ngạn,

Nguyễn Hữu Nhật (1942-2014),

Nguyễn Minh Nữu (Sĩ quan Địa Phương Quân Định Tường),

Nguyễn Xuân Quang (quân y khóa 16 hiện dịch),

Nguyễn Đông Thạch (Chiến hạm Hoàng Sa HQ 16),

Nguyễn Đạt Thịnh (khóa 6 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Phóng viên chiến trường),

Nguyễn Chí Thiệp,

Nguyễn Hữu Thời (khóa 3/73 Thủ Đức),

Nguyễn Bửu Thoại (khóa 25 Thủ Đức),

Nguyễn Ý Thuần,

Nguyễn Đình Toàn,

Nguyễn Kim Tuấn (1932-2021),

Nguyễn Thanh Ty (khóa 25/67 Thủ Đức),

Nguyễn Lệ Uyên (khóa 6/70 Thủ Đức),

 Ngô Sỹ Hân (khóa 21 Thủ Đức),

Ngô Thế Vinh (Y sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù),

Ngự Thuyết,

Ngy Thanh (TĐ 10 Chiến Tranh Chính Trị).

Phạm Bá Hoa,

Phạm Phong Dinh (khóa Sĩ quan Quân Y, trường QY Sài Gòn 1972),

Phạm Gia Đại,

Phạm Tín An Ninh (khóa 18 Thủ Đức, Sư Đoàn 23 Bộ Binh),

Phạm Huấn (1938-2005), Võ Bị Đà Lạt năm 1956,

Phạm Văn Nhàn (khóa 19/66 Thủ Đức),

Phạm Ngũ Yên,

Phan Bá Thụy Dương,

Phan Đình Minh,

Phan Nhật Nam (khóa 18 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, binh chủng Nhảy Dù),

Phan Lạc Phúc (1928-2016, khóa 2 Thủ Đức),

Phan Lac Tiếp (Sĩ quan Hải quân Nha Trang),

Phan Nhự Thức (1943-1966), khóa 23 Thủ Đức,

Phan Ni Tấn (khóa 1/71 Thủ Đức),

Phan Tấn Uẩn (khóa 26 Thủ Đức),

Phùng Nguyễn (1950-2015),

Song Vũ.

Tạ Chí Đại Trường (1938-2016),

Tạ Tỵ (1922-2004, khóa 3 Thủ Đức năm 1953),

Thảo Trường (1936-2010), khóa 6 Thủ Đức, Thế Phong (Binh chủng Không Quân), Thế Vũ (1948-2004),

Thế Uyên (1935-2013, khóa 14 Thủ Đức),

 Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (khóa 1 Thủ Đức năm 1951),

Tô Kiều Ngân (1912-2020).

Trang Châu (Bác sĩ, binh chủng Nhảy Dù),

Trần Châu Hồ, Trần Doãn Nho,

Trần Thiện Hiệp,

Trần Yên Hòa (khóa 2 SVSQ/ Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt),

Trần Hoài Thư (khóa 24 Thủ Đức, Thám Kích Sư Đoàn 22 Bộ Binh),

Trần Tam Tiệp (1928-2009, khóa 2 Thủ Đức),

Trần Thy Vân (khóa 22 Thủ Đức. Tiểu Đoàn 21 Biệt   Động Quân),

Trần Thúc Vũ,

Trương Dưỡng,

Trương Vũ (khóa 3/68 Thủ Đức. Phục vụ Tiểu Đoàn 7 Quân Cảnh, Phú Quốc),

Trường Sơn Lê Xuân Nhị (Phi đoàn 114),

Tùng Nguyên Lưu Thiên Lý (khóa 4/70 Thủ Đức),

Tưởng Năng Tiến (khóa 5/72 Thủ Đức)

Văn Nguyên Dưỡng (khóa 5 Vì Dân, Thủ Đức),

Văn Quang (khóa 4 Thủ Đức, Cục Tâm Lý Chiến),

Vĩnh Chánh,

Viên Linh,

Võ Hoàng (1952-1887),

Binh chủng Hải quân),),

Vũ Đức Sao Biển (1947-2020),

Vũ Uyên Giang (ngành Quân Báo Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III),

Vũ Văn Lộc, Vũ Đình Trường (khóa 4/73, Thủ Đức. Tiểu Đoàn 99 Biệt Động Quân), Vương Mộng Long (khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân), Vũ Huy Quang (1942-2017),

Vương Trùng Dương,

Vương Thanh (khóa 18 Thủ Đức),

Uyên Thao,

Y Uyên (1940-1969. Khóa 27 Thủ Đức).

 

NHÀ THƠ:

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP 

Sunday, July 25, 2021

. Những Vị Tướng bị Cộng Sản bắt đi «học tập cải tạo»



Số tướng lãnh bị đi học tập cải tạo gồm các tướng lãnh không muốn đi hay bị kẹt lai.

Một số tướng đã giải ngũ cũng bị đi «cải tạo » (có ghi chữ Cựu). Một số tướng đã bị giam trong khám Chí Hòa thời VNCH vì nghi án tham nhũng hay lý do chính tri bị tiếp tục cải tạo dưới thời cộng sản. Thời gian học tập cải tạo từ vài năm đến 17 năm. Có 8 vị bị 17 năm (từ số 1 đến số 8). Duy nhất có Cựu Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ học tập có 6 tháng.

Những vị bị “cải tạo” 17 năm (1975 -1992)

1– Thiếu Tướng Trần Bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Thiếu Tướng Trần Bá Di trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Ông ở lại tử thủ đơn vị, chống lại xâm nhập của Cộng Quân từ Hậu Nghĩa cho đến giây phút cuối cùng.

Thiếu Tướng Trần Bá Di từ trần lúc 4:30 ngày Thứ Sáu 23 tháng 3 năm 2018 tại TP Orlando, Tiểu bang FLORIDA. Hưởng thọ 88 tuổi.

2- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BB

Người hùng Xuân Lộc: “I will hold Long Khánh. I will knock them down here even if they bring two divisions or 3 divisions”. (Tôi sẽ giữ Long Khánh. Tôi sẽ đánh tan họ dù thậm chí họ có 2 hoặc 3 Sư đoàn).

3- Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân

Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai qua đời ngày 21.2.2016 tại Bệnh viện Baylor Dallas, Texas, sau 4 năm sống tại viện dưỡng lão Pleasant Valley Health Care Center.

Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai bị Việt Cộng giam tù lâu hơn cả các Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn, tổng cộng 17 năm. Nghe nói rằng Việt Cộng trả thù ông vì khi Dương Văn Minh mời ông cộng tác, ông nói rằng tôi cầm quân không phải để đầu hàng.

(Source: http://chinhnghiavietnamconghoa.com/thieu-tuong-do-ke-giai-1929-2016-khiet-nguyen/)

4- Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh

Vào đầu năm 1970, Chiến Đoàn 318 cuả Tướng Khôi đi tiên phong trong cuộc hành quân hỗn hợp Mỹ/Việt vượt biên vào lãnh thổ Cam Bốt, khiến cho Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 của ông được mệnh danh "Patton của Vùng Mỏ Vẹt."

https://mauaotran.blogspot.com/2021/04/chuan-tuong-tran-quang-khoi-chien-au-en.html 

5- Chuẩn Tướng Phạm Ngoc Sang, Tư Lệnh Không Đoàn 6, bị CS bắt khi thua trận ở Phan Rang cùng với Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi

Trong số các sĩ quan bị trả thù sau cuộc chiến, ông là người vào tù sớm nhất (16-4-75) và ra trại trễ nhất (11-2-92). Thân tàn lực kiệt ông sống thêm được 10 năm và mất tại Quận Cam năm 2002. Trước khi mất ông dồn sức cố viết một hồi ức về trận đánh Phan Rang và làm một điều chẳng ai bắt ông phải làm là tỏ lời cáo lỗi cùng đồng bào qua mấy dòng bi tráng, “Tôi cảm nhận rất có tội với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành.”

6- Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, Chỉ huy cuộc hành quân rút lui bỏ các tỉnh vùng Cao Nguyên tháng 3, 1975

Cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật, vừa qua đời lúc 10 giờ 51 phút sáng Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai, tại bệnh viện Inova Fairfax Hospital, Falls Church, Virginia, hưởng thọ 85 tuổi.

7- Chuẩn Tướng Lê Văn Thân (15/5/1932  -  29/9/2005), Tư Lệnh phó Quân khu II

Cựu Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh/QLVNCH vừa từ trần lúc 12 giờ 25, ngày 26-9-2005 tại Westminster, California, USA, hưởng thọ 73 tuổi.

8- Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB

 

Những vị bị “cải tạo 12-13” năm (được thả năm 1987,1988)

9- Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi : Bị tai tiếng tham nhũng ở Quân đoàn 4, ông phải bàn giao chức vụ cho Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đi nhận chức Chỉ Huy Trường Bộ Binh Thủ Đức. Cuối tháng 3, 1975, Khi QĐ 2 bị tan rã, TT Thiệu cử ông làm Tư Lệnh phó QĐ 3 kiêm Tư Lệnh Tiền Phương QĐ đặc trách giữ phòng tuyến Phan Rang, nhưng sau cùng Phan Rang cũng bị chiếm và ông bị địch bắt. Ông là tướng lãnh có cấp bậc cao nhất bị bắt tại chiến trường.

10- Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, đã giải ngũ năm 1967, tuy là cựu thù với ĐT Dương Văn Minh), nhưng lại tái ngũ ngày 28/4/1975 làm Cố Vấn cho Tướng DVM, Bị đi cải tạo 12 năm, nhưng khi được thả lại hoạt động cho Mặt Trận Tổ Quốc, cơ quan ngoại vi của cộng sản.

11-Trung Tướng Lâm Văn Phát, cùng thời với các tướngTrần Thiện Khiêm, Dương văn Đức, Nguyễn Khánh, tham gia đảo chánh 4 lần, bị tước hết cấp bậc, bị gìải ngũ năm 1965. Ngày 28/4/1075, Dương Văn Minh thăng cấp Trung Tướng cử ông làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô thay tướng Nguyễn Văn Minh vừa đào nhiệm.

12- Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Trang, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh, sau biệt phái qua Bộ Ngoại Giao Phụ tá Ngoại TrưởngTrần Văn Lắm

13- Thiếu Tướng Nguyễn Chấn Á, người Việt gốc Hoa, Thiếu Tướng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Gia nhập Quân Lực VNCH, ông được giữ nguyên chức vụ. Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh, Cố Vấn Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.

14- Thiếu Tướng Văn Thành Cao (Cao Đài) hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm được phong Thiếu Tướng (1955) Tổng Cục Phó Chiến Tranh Chính Trị

15- Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng, chết trong trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh vì bịnh không thuốc men năm 1984.

16- ChuẩnTướng Lý tòng Bá, Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.

17- Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, bị cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB hồi tháng 5 năm 1972, bị kết tội 5 năm tù vì thua trận Quảng Trị, bị giam trong Khám Chí Hoà . Khi CS vào Saigon ông bị đi cải tạo từ Nam ra Bắc đến năm 1987 mởi được thả.

18- Chuẩn Tướng Lê Văn Tư, cựu Tư Lệnh SĐ 25BB, bị tạm giam trong Khám Chí Hòa năm 1974 vì nghi án buôn lậu trong quân đội, bị đi tù từ Nam ra Bắc 13 năm

19- Chuẩn Tướng Trần Quốc Lịch, Chánh Thanh Tra QĐ 4, bị giam trong Khám Chí Hòa năm 1974 vì nghi can buôn lậu trong quân đội, bị tù từ Nam ra Bắc 13 năm

20- Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Binh Chủng Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra QĐ 3. Sau khi được thả, ông ở lại VN.

21- Chuẩn Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 2, bị CS bắt làm tù binh tại Tuy Hòa.

22- Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3, QK3

23- Chuẩn Tướng Lê Trung Trực, Phụ Tá Trung Tướng Đặng Văn Quang

24- Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ, Phó Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, 13 năm tù, sau định cư ở Pháp

25- Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh

26- Chuẩn Tướng Chung Tấn Phát, Chánh Văn Phòng Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu

27- Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Phó Cảnh Sát Quốc Gia, chết trong trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh năm 1984 vì bịnh thiếu thuốc men.

 

Những vị bị “cải tao” dưới 5 năm

28- Thiếu Tướng Quân Y sĩ Vũ Ngọc Hoàn, bị lưu đày từ Nam ra Bắc đến năm 1980

29- Chuẩn Tướng Quân Y sĩ Phạm Hà Thanh, bị cầm tù đến năm 1977

 

Những vị cựu tướng lãnh vẫn bị đi tù 

30- Cựu Trung Tướng Lâm Thành Nguyên (tự Hai Ngoán), chỉ huy Lực Lượng Hòa Hảo được Bảo Đại thăng cấp Đại Tá, rồi Thiếu Tướng và Ngô Đình Diệm đồng hóa Trung Tướng khi về hợp tác với chánh phủ VNCH. Năm 1955, ông được giải ngũ nhưng vẫn là lãnh tụ của giáo phái Hòa Hảo. Năm 1975, ông bị CS bắt giam tại Khám Chí Hòa và chết tại đây năm 1977.

31- Cựu Trung Tướng Dương Văn Đức, được Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm thăng Thiếu Tướng năm 1956, lúc ông mới 31 tuổi là người trẻ tuổi nhất được thăng cấp tướng. Bất bình với TT Diệm, ông từ chức, sau ông làm Chỉnh Lý với Nguyễn Khánh, ông được thăng Trung Tướng, được cử làm Tư lệnh Quân Đoàn IV.

Ông bị buộc giải ngũ năm 1964, mắc bịnh tâm thần luôn nhục mạ cấp lãnh đạo. Bị CS bắt đi cải tạo từ Nam ra Bắc đến năm 1987, ở lai VN sau khi được thả.

32- Cựu Trung Tướng Lê Văn Kim, giải ngũ năm 1965 cùng 2 tướng Mai Hữu Xuân và Trần Văn Đôn lập ra công ty xuất nhập cảng DOXUKI, Bị CS bắt đi cải tạo đến năm 1982.

33- Cựu Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng Trưởng Quốc Phòng, giải ngũ năm 1973. Bị CS bắt lúc ông bị trọng bịnh và bị quản thúc ở nhà thương St- Paul cho đến năm 1979, được thả nhờ sự can thiệp của Thứ trưởng Quốc Phòng Pháp. Đó là thông tin trên Wikipedia.

Nhưng Huy Đức, trong «Bên Thắng Cuộc» viết rõ hơn: «Vừa được thả về cuối năm 1975, Tướng Vỹ phát biểu: Chúng tôi ăn cơm ngon hơn bộ đội. Tôi mong những người có thân nhân đi học tập cải tạo hãy yên lòng và tin tướng cách mạng, đừng tin những lời đồn vô căn cứ. Tướng Nguyễn Văn Vỹ là người mà ngày hôm đầu ra trình diện đã phát biểu: Tôi hiểu rõ quân đội trong nầy lắm, tệ lắm, xấu lắm, và mấy ngày hôm nay thấy rõ bộ đội cách mạng rất kỷ luật, chững chạc, đàng hoàng. Anh em vào nhà tôi ở cầu Thị Nghè không hề bị mất mát gì hết. Cách mạng vào yên ổn, thanh bình ngay, ai cũng yên tâm và sung sướng…» (ngưng trích). (Bên Thắng Cuộc, q. 1, tr. 41). Có thế nào một Trung Tướng VNCH tồi tệ như vậy mà Huy Đức căn cứ vào báo Saigon Giải Phóng để nhục mạ tướng lãnh VNCH hay thực sự tồi tệ như vậy để được cộng sản trả ơn cho xuất cảnh sang Pháp năm 1979?

34- Cựu Thiếu Tướng (Đề Đốc Hải Quân) Trần Văn Chơn, giải ngũ 1974, là tướng hải quân duy nhất không di tản. Bị giam từ Nam ra Bắc cho đến năm 1987

35- Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Sằng, giải ngũ năm 1973, bị cầm tù đến năm 1987.

36- Cựu Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, giải ngũ năm 1966 vì Biến Động Miền Trung. Thượng Nghị Sĩ 1967- 1975. Đi cải tạo từ Nam ra Bắc đến 1987.

37- Cựu Chuẩn Tướng Phan Ðình Thứ (tự Lam Sơn), Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, bị tù năm 1972 vì bắn chết môt trung sĩ người Thượng, bị buộc giải ngũ năm 1973. Ông trải qua 13 năm tù từ Nam đến Bắc.

38- Cựu Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Tư Lệnh SĐ 1 BB, bị giáng chức thành Đại Tá và bị giải ngũ vì Biến Động Miền Trung năm 1966. Bị giam ở Hoàng Liên Sơn đến năm 1987

 Source:

Lâm Văn Bé