Sunday, August 20, 2023

THÔNG BÁO HỘI THẢO: Hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc nội chiến ở Việt Nam

  US Vietnam Review 


THÔNG BÁO HỘI THẢO

Hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc nội chiến ở Việt Nam: Người Mỹ gốc Việt và di sản chiến tranh

Thời gian: ngày 27 – 28 tháng 10 năm 2023

Địa điểm: Đại học Oregon, Eugene, OR 97403 (bang Oregon, Hoa Kỳ)

Do Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ, Đại học Oregon tổ chức với sự hỗ trợ của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, Washington, DC

 

Tóm tắt

Để kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc nội chiến ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày tại Đại học Oregon vào cuối tháng 10 tới. Đây là một thời điểm quan trọng và có nhiều ý nghĩa, và hội thảo là một cơ hội để các trí thức trẻ và nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ từ khắp nơi gặp gỡ, ôn lại, trao đổi, và thảo luận về những vấn đề của cộng đồng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những vấn đề chính sẽ được thảo luận là hậu quả và di sản chiến tranh để lại, hoạt động chính trị, kinh tế, và văn hoá để phát triển sức mạnh của cộng đồng, nỗ lực giữ gìn di sản lịch sử cho thế hệ sau, và những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ giữa các thế hệ. Chúng tôi hy vọng hội thảo sẽ giúp tăng thêm sự hiểu biết về những vấn đề chúng ta đang và sẽ đối mặt và tìm ra những cách giải quyết để có một cộng đồng mạnh hơn.

 

Lịch sử

Mặc dù được coi là nhóm di dân trẻ của Hoa Kỳ, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có mặt được gần nửa thế kỷ. Cộng đồng này ra đời kể từ khi kết thúc nội chiến ở Việt Nam với hàng triệu người bỏ nước ra đi để thoát khỏi chế độ cộng sản. Bản thân cộng đồng này là di sản của cuộc chiến đó, và nếu nói rộng hơn, là di sản của cuộc tranh đấu chính trị của những người cộng hoà quốc gia trong suốt thế kỷ 20.

Từ những ngày đầu tiên, công việc xây dựng cộng đồng đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cựu viên chức chính quyền hay quân đội của Việt Nam Cộng Hoà, các lãnh tụ tôn giáo, trí thức, và những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc và hoạt động trước năm 1975. Mặc dù phải lo cuộc sống ở nước định cư, tinh thần quốc gia trong cộng đồng dân tị nạn Việt Nam rất mạnh mẽ và nhiều người vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị từ xa.

Cộng đồng đông đảo lên rất nhiều trong suốt thập niên 1980 với những đợt “thuyền nhân” trốn khỏi Việt Nam, và sau đó vào thập niên 1990, khi hàng trăm ngàn cựu tù nhân “trại cải tạo” và gia đình đến Hoa Kỳ. Ở các thành phố lớn bắt đầu hình thành những khu dân cư có đông người Việt, cùng với những hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị ở từng địa phương cụ thể. Người Việt tự do bắt đầu tham gia vào chính trị Mỹ, đặc biệt là tranh cử ở các cấp chính quyền, trong khi các nhà hoạt động hướng về Việt Nam đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho quê hương. Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, cộng đồng đang đối mặt với một thách thức lớn khi thế hệ đầu tiên có kinh nghiệm trực tiếp tại Việt Nam đang dần qua đi và một thế hệ mới sinh ra ở Mỹ trưởng thành.

 

Di sản và tương lai

Nhiều cá nhân và gia đình người Mỹ gốc Việt vẫn đang phải đối mặt với những tổn thương lâu dài của chiến tranh hay tù đày. Tổn thương không chỉ do phải chống chọi với bệnh tật về thể chất mà còn là tình cảm và tâm lý. Nhiều người trong thế hệ đầu tiên vẫn còn đau buồn và mặc cảm khi nhớ đến quá khứ. Điều này góp phần tạo ra rạn nứt giữa thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất vì thế hệ sau khó hiểu hết trải nghiệm trực tiếp của thế hệ đi trước. Những người con lai, nhiều người đến Mỹ khi còn nhỏ, là một nhóm đặc biệt đối mặt với các vấn đề riêng.

Mối quan hệ với Việt Nam là một vấn đề di sản phức tạp, và ở đây cũng có khoảng cách giữa các thế hệ. Một lý do tiếp tục mối quan hệ là người thân trong gia đình, bạn bè, và đồng đội còn ở Việt Nam, nhiều người trong số họ là cựu quân nhân, thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Một lý do khác là ước muốn đóng góp cho một Việt Nam độc lập, công bằng, thịnh vượng và dân chủ. Nói chung trong cộng đồng ít có sự bất đồng về quan điểm trong hai lý do này. Bất đồng nếu có là cách tiếp cận với chính phủ cộng sản Việt Nam. Nhiều người coi việc liên hệ với chính phủ Việt Nam là cần thiết mặc dù có thể không thích, trong khi nhiều người khác từ chối mọi liên hệ. Thế hệ người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ nói chung ít quan tâm đến Việt Nam hơn.

Tình trạng không được tôn trọng và đối xử công bằng trong xã hội Mỹ là một di sản khác của chiến tranh. Cộng đồng thường bị đổ lỗi cho một cuộc chiến thất bại do những sai lầm chính sách của Hoa Kỳ. Sự hiểu biết sai lạc và thái độ miệt thị đối với cộng đồng vẫn tràn ngập trong sách vở và trên phương tiện truyền thông dòng chính. Đây là nguyên nhân có nhiều hoạt động biện minh và giữ gìn ký ức về Việt Nam Cộng Hoà trong những người thuộc thế hệ đầu tiên. Nhưng thế hệ thứ hai quan tâm đến hiện tại nhiều hơn quá khứ, và họ thường nhạy cảm hơn đối với những vấn đề của xã hội Mỹ đương đại, ví dụ như phân biệt chủng tộc, bất công giàu nghèo, hay ô nhiễm môi trường.

 

Mục tiêu

Mục tiêu của hội thảo là tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo cộng đồng và các học giả thuộc các thế hệ khác nhau tương tác, chia sẻ quan điểm, và học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi cũng muốn ghi lại những cuộc thảo luận để đưa vào một báo cáo hội thảo và dự định sẽ phỏng vấn những người tham gia qua hình thức video nếu họ cho phép.

 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

 

Ngày đầu tiên, thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

 

PHẦN I: Đối mặt với di sản chiến tranh & thời hậu chiến: Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan về di sản chiến tranh & thời hậu chiến và tìm hiểu cách cộng đồng đối phó với di sản đó.

Phiên thảo luận 1 — Đối mặt với những chấn thương:

Di sản chiến tranh trên cơ thể và tâm thức của người Mỹ gốc Việt là gì? Người Mỹ gốc Việt đã đối phó với chấn thương cá nhân và tập thể như thế nào? Yếu tố nào giúp cho khả năng phục hồi của họ? Có chính sách hay cơ quan nào hỗ trợ người Mỹ gốc Việt phục hồi không? Làm sao (tái) xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng để đối phó?

Phiên thảo luận 2 – Giúp đỡ người còn ở lại:

Người Mỹ gốc Việt đã chăm sóc những người bị bỏ lại—đồng đội, gia đình, bạn tù (còn sống hay đã chết), và những đứa trẻ bị bỏ lại—như thế nào? Nỗ lực này có ý nghĩa gì với họ? Họ tìm thấy nguồn lực cho công việc này ở đâu? Họ gặp phải những thách thức và vuọt qua bằng những chiến lược nào? Ở cấp quốc gia, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam có hỗ trợ (hay đàn áp, phớt lờ) những nỗ lực này không? Làm thế nào để có được sự hỗ trợ từ các chính phủ? Những người bị bỏ lại phía sau và vẫn còn ở Việt Nam nghĩ gì (kỳ vọng) về cộng đồng người Việt hải ngoại? Làm thế nào để chúng ta thu hút các thế hệ người Mỹ gốc Việt khác quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và đặc biệt là những người ở lại?

 

PHẦN II: Quan hệ với Việt Nam: Phần này tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong mối quan hệ phức tạp giữa cộng đồng và quê hương.

Phiên thảo luận 3 – Căn cước, lý tưởng & chính trị:

Người Mỹ gốc Việt có quan hệ như thế nào với đất nước, chế độ, và người dân Việt Nam? Căn cước chính trị và lý tưởng ảnh hưởng thế nào đến quan hệ của người Mỹ gốc Việt với Việt Nam và chính quyền Việt Nam hiện tại, và ngược lại? Kinh nghiệm (xã hội, văn hóa và chính trị) của người Mỹ gốc Việt ở Mỹ ảnh hưởng đến quan điểm của họ về Việt Nam và chế độ Việt Nam như thế nào? Có phải quan điểm của chính phủ Việt Nam về người Mỹ gốc Việt đã thay đổi theo thời gian? Tại sao quá khó hòa giải giữa nhiều người Mỹ gốc Việt và chính quyền Việt Nam?

Phiên thảo luận 4 – Hoạt động xuyên quốc gia:

Những công việc văn hóa, giáo dục và xã hội mà người Mỹ gốc Việt đã tham gia liên quan đến Việt Nam và người dân Việt Nam là gì? Mục đích của những công việc này là gì? Những thách thức chung (trong cộng đồng, bên trong Việt Nam, và cả với chính phủ Hoa Kỳ) mà người Mỹ gốc Việt phải đối mặt khi thực hiện những công việc này là gì? Hình thức hợp tác và/hoặc hỗ trợ giữa người trong cộng đồng và người ở Việt Nam là gì? Làm thế nào để thu hút các thế hệ người Mỹ gốc Việt khác tham gia nhiều hơn vào những công việc này? Những nỗ lực này thể hiện quan điểm, thái độ và mối quan hệ của cộng đồng với Việt Nam, chế độ Việt Nam, cũng như người dân Việt Nam như thế nào?

 

Ngày thứ nhì – thứ Bảy, 29 tháng 10, 2023

 

PHẦN III: Quan hệ với dòng chính và xã hội Hoa Kỳ: Phần này đề cập đến những nỗ lực của cộng đồng nhằm ổn định cuộc sống, đạt được sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị, chống lại bất công, đồng thời tạo ra tri thức và lưu giữ ký ức.

Phiên thảo luận 5 – Kinh doanh và chính trị:

Cộng đồng đã đối phó với nghèo khổ, phân biệt chủng tộc và tình trạng không có quyền lực chính trị như thế nào? Họ tìm nguồn lực ở đâu để vươn lên? Họ có chiến lược gì để được lắng nghe và tham gia vào nền kinh tế và chính trị dòng chính? Họ đã gặp phải những chướng ngại nào? Có phải các thế hệ khác nhau và các nhóm người Mỹ gốc Việt khác nhau trải nghiệm, giải thích và giải quyết những thách thức đó một cách khác nhau? Thái độ chung của dòng chính đối với họ và hoạt động kinh doanh cũng như chính trị của họ có thay đổi theo thời gian không? Thay đổi thế nào?

Phiên thảo luận 6 – Hoạt động sáng tạo văn hóa, lưu trữ và bảo tồn:

Người Mỹ gốc Việt ghi nhớ chiến tranh và tưởng niệm người đã mất trong chiến tranh như thế nào? Tại sao việc bảo tồn ký ức và văn hóa lại quan trọng đối với người Mỹ gốc Việt? Họ đã làm gì để cho ký ức được bảo tồn và dễ tiếp cận? Khía cạnh nào của ký ức và văn hóa đang được sáng tạo và bảo tồn, và cho mục đích gì? Những nỗ lực này được hiểu, tiếp nhận hoặc phản đối như thế nào bởi các nhóm người Mỹ gốc Việt khác nhau, bởi công chúng (và chính phủ) Hoa Kỳ, và bởi chính phủ Việt Nam?

 

PHẦN IV: Bên ngoài nước Mỹ và hướng tới tương lai: Phần này thảo luận về các cộng đồng người Việt hải ngoại khác bên ngoài nước Mỹ, và cách thức mà giới học giả và nhà hoạt động có thể làm việc với cộng đồng của họ để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh/hậu chiến trong tương lai.

Phiên thảo luận 7 — Cộng đồng người Việt hải ngoại trên toàn cầu:

Người Mỹ gốc Việt quan hệ như thế nào với các cộng đồng hải ngoại toàn cầu và các cộng đồng tị nạn khác. Mối quan hệ trong cộng đồng hải ngoại được duy trì như thế nào trên toàn cầu? Một số thuộc tính độc đáo của trải nghiệm người Mỹ gốc Việt là gì? Một số khía cạnh chung/chia sẻ (hoặc tương phản) là gì? Có thể học được gì từ việc xem xét (so sánh và đối chiếu) kinh nghiệm của các nhóm cộng đồng người di cư khác nhau trên toàn cầu?

Phiên thảo luận 8 — Tôn giáo như phương tiện hàn gắn và hội nhập cộng đồng:

Người Mỹ gốc Việt sùng đạo như thế nào? Các tôn giáo đóng góp như thế nào vào việc xây dựng cộng đồng, kết nối người Mỹ gốc Việt với nhau, với những người Mỹ khác và với người Việt Nam tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu? Các cơ sở tôn giáo Việt Nam ở Mỹ và các cộng đồng hải ngoại khác khác với cơ sở tôn giáo ở Việt Nam như thế nào? Các tổ chức và nghi lễ tôn giáo Việt Nam thay đổi thế nào khi họ thích nghi với quê hương mới? Làm thế nào để các cơ sở tôn giáo của người Mỹ gốc Việt thu hút những người Mỹ gốc Việt trẻ hơn, sinh ra ở Mỹ?

Phiên thảo luận 9 — Mối quan tâm & khát vọng của thanh niên:

Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai mong muốn, trăn trở và quan tâm điều gì? Họ có những khó khăn thách thức gì mà thế hệ thứ nhất không biết hay khó hiểu? Căn cước người Mỹ gốc Việt của họ mạnh đến mức nào? Họ nghĩ gì về thế hệ trước và đời sống chính trị của cộng đồng? Điều gì có thể làm giảm bớt xung đột giữa các thế hệ?

PLEASE CLICK “READ MORE” TO READ ENGLISH PART

Sunday, August 13, 2023

TƯỞNG NIỆM ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN (14/8/1975 - 14/8/2023)

 





Sinh vi Tướng, Tử vi Thần: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (24.3.1938 - 14.8.1975)



NGƯỜI VỢ LÍNH Ở THỦ ĐỨC



Ngày giỗ Cố Đại tá HỒ NGỌC CẨN (24.3.1938 - 14.8.1975)



Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình



Theses: “Who was Colonel Hồ Ngọc Cẩn?”: Theorizing the Relationship between History and Cultural Memory - By Evyn Lê Espiritu - Ponoma College



Tài liệu về SỐ QUÂN CỦA CỐ ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN (1938-1975)



5 Video Clips: TƯỞNG NIỆM ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN - Ngày giỗ thứ 47 (14.8.2022) Westminster, Nam California



Vinh Danh Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (24.3.1938 - 14.8.1975)



Kỷ Niệm Với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn- Mũ Xanh Nguyễn Đăng Hòa



ANH HÙNG HỒ NGỌC CẨN & NGƯỜI GÓA PHỤ XUÂN XANH - Như Thương






Saturday, August 12, 2023

Nhạc sĩ, Nhiếp ảnh gia LÊ VĂN KHOA: "HẸN MỘT NGÀY VỀ"


Dàn Nhạc UKRAINE Trình Tấu Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

 

.



Hẹn một ngày về

"Hẹn một ngày về": Nhạc & Lời của Lê văn Khoa do ban Hợp xướng "Việt" và Houston Civic Symphony Orchestra trình diễn dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng Brian Runnel trong chương trình Nước Non Ngàn Dặm II do Hội Văn hóa Khoa hoc Việt Nam tổ chức ngày 11-11- 2018 tại Houston Baptist University.
Mời quý vị thưởng thức "Hẹn một ngày về quang phục quê hương ta".

LINK:

https://www.facebook.com/watch/?v=338102050242663

Buổi trình diễn piano tại Little Saigon giúp nạn nhân Ukraine của Nữ nhạc sĩ Liudmyla Chychuk
August 6, 2023
https://nhanvannghethuat.com/buoi-trinh-dien-piano-tai-little-saigon-giup-nan-nhan-ukraine-cua-nu-nhac-si-liudmyla-chychuk/?fbclid=IwAR0iOil9AvZK2cjpkkC1ZJT1zNID-MoxMSZavc3AyrdVlZC78y-1vlu9k_I

Duyên Tiền Định – Lê Văn Khoa & Ukraine
https://nhanvannghethuat.com/duyen-tien-dinh-le-van-khoa-ukraine/?fbclid=IwAR36zWOiCF3MGufUBScKy98KiI23Hg0p_1GDTTaZkWxgx5e-7uGhTIYLGfU

Lê Văn Khoa - Symphony “Vietnam 1975” Của Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa Đã Thành Tựu

https://amnhac.fm/le-van-khoa?fbclid=IwAR1X6B2_zBhdoLcR2ejlBPG-RqioXjaz2e4r3Fg_YsRGBv3EHeblOsxJs9o

Le Van Khoa: An Artist Who Paid the Price of Freedom (NHD Documentary)


Lê văn Khoa- Một đời cho nghệ thuật

https://www.levankhoafilm.com/?fbclid=IwAR3Em6X6vgCAzclHZRQ0v4OHYdFCypwypyPpQurCTgqfNWyXrKq-7HNCPHI

Mời dự buổi ra mắt phim tài liệu Lê Văn Khoa – Một Đời Cho Nghệ Thuật
https://viendongonline.com/moi-du-buoi-ra-mat-phim-tai-lieu-le-van-khoa--mot-doi-cho-YD8bXYd3.html?fbclid=IwAR3CbedpUeWPyeeDRbHPCoouRNT4ynpy5YmsbMnI-K4kJg_he6dI8MKllE8

Nhạc sĩ, Nhiếp ảnh gia Lê văn Khoa

http://chinhnghiavietnamconghoa.com/nhac-si-nhiep-anh-gia-le-van-khoa/?fbclid=IwAR2brfhQftb0hZFdio0OOApw9u3f051Vv0y9VGQVCjA6YkmLbjm12F7IzQ0

Thế giới trẻ em của Giáo sư Lê văn Khoa trên đài Truyền hình quốc gia Việt Nam trước năm 1975

https://nhanvannghethuat.com/the-gioi-tre-em-cua-giao-su-le-van-khoa-tren-dai-truyen-hinh-quoc-gia-viet-nam-truoc-1975/?fbclid=IwAR3NYnH98byfaaR4cFCt6h70zh83ucudf_EjdFckknHKlBJLNzUK6sDwJOU

TRÍCH ĐOẠN:

"...Có lần, thầy Khoa dẫn một đám trẻ con nhà lành và cả những trẻ bụi đời đến nghĩa trang quân đội để giáo huấn chúng. Để cho chúng tận mắt chứng kiến những chiến sỹ đã nằm xuống vì hy sinh mạng sống mình; hầu mang lại sự bình an cho các em được học tập và vui tươi trong tuổi thơ. Cớ sao các em không lo học tập mà đi phá làng phá xóm, lêu lỏng chơi bời. Ông đã từng sống với đám trẻ bụi đời ở các đường phố Saigon, dẫn dắt chúng trở về đường ngay nẻo chính, ông khuyên nhủ chúng hãy ăn năn sám hối, sống lại cuộc đời lương thiện. Khi nghe thầy Lê Văn Khoa phơi bày về sự hy sinh của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã đánh động tâm hồn các em, rồi tất cả các em bật lên khóc nức nở…Kết quả mang đến là sau đó, các em trở nên ngoan ngoãn và chuyên cần học tập hơn. Hơn thế nữa, sau đó khi các em lớn lên, có những em trai đã gia nhập vào quân đội sánh vai cùng các chiến hữu để giữ gìn đất nước. Một hôm, thầy Lê Văn Khoa đi đến tiệm sách, tình cờ có một chàng trai trẻ trong bộ quân phục trông rất hào hùng, bước tới trước mặt thầy rồi chào thật lễ phép:

“Chào thầy Khoa! Thầy còn nhớ em không? Em là đứa trẻ bụi đời mà năm xưa thầy đã dìu dắt và dạy dỗ em, giờ đây em đã trở thành người hữu dụng cho đất nước. Em cám ơn thầy rất nhiều!”

Lúc bấy giờ thầy Khoa rất cảm động và thật vui trong lòng, vì việc thầy làm đã mang đến kết quả tốt đẹp cho lớp thiếu nhi mà thầy đã giáo dục, giờ chúng lớn lên đã thành người hữu ích cho xã hội. Có những em gái trở thành y tá phục vụ trong các bệnh viện, hay ra chiến trường làm nữ cứu thương cho các thương binh trong các binh chủng, hay những nhân viên của các ngành nghề trong xã hội...."

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người chép sử Việt bằng âm nhạc

https://docs.google.com/document/d/1oPs5n-uOFfRMn0rwjMRaYI793JIQCIF6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 .




Friday, August 11, 2023

Vài Video Clips về Nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA

 

Le Van Khoa Oral History



Thursday, August 10, 2023

Hồi Ký Chiến Trường - Trận Thường Đức - Từ ngày 28-7-1974 đến ngày 7-8-1974.

 


 

Tại mặt Trận Thường Đức, mục tiêu chính mà cộng quân cần phải triệt tiêu ấy là đồi Thường Đức và cũng là hậu cứ của TĐ79/BĐQ. Chiếm được hậu cứ của TĐ79/BĐQ thì tự nhiên chiếm được trọn vùng Thường Đức.

Đồi Thường Đức bao gồm 2 ngọn đồi nằm kế cận với nhau như hình con số 8, bên lớn bên nhỏ, theo trục Đông Tây.

BCH Tiểu Đoàn được dặt trên đỉnh đồi của ngọn đồi lớn, về phia Đông. Bao quanh BCH TĐ, bên ngoài, là vị trí phòng thủ của Đại đội 2, Đại đội 3 và Đại đội 4 (còn có tên là Đại đội công vụ). Đại đội 2 có nhiệm vụ đối phó về hướng Tây Bắc. Đại đội 3 trách nhiệm hướng Đông Bắc. Đại đội 4 lo về hướng Đông Nam giáp lưng với Văn phòng Quận, cũng đồng thời là Chi khu Thường Đức.

Trên ngọn đồi kế cận nhỏ hơn, về hướng Tây, là nơi đóng quân của Đại đội 1. Nhờ được tiếp giáp với Tiểu Đoàn về phia đông nên Đại đội 1 chỉ cần phải phòng thủ 3 mặt còn lại là các hướng Nam, Tây và Bắc: Trung đội 1 trông nom về hướng Nam; Trung đội 2 phòng thủ về hướng Tây Nam; Trung đội 3 lo về hướng Tây Bắc.

 


Để bảo đảm chiếm được quận Thường Đức, cộng quân cần phải chiếm cho kỳ được ngọn đồi của Đại đội 1. Từ nơi đây, địch quân sẽ dùng nơi nầy làm bàn đạp, để uy hiếp và áp chế Tiểu Đoàn nằm bên ngọn đồi kế cận một cách hiệu quả hơn.

Vì địa thế của Đại đội 1 mang một lợi ích chiến lược, cho nên cộng quân quyết tâm đánh chiếm bằng mọi giá để có cơ hội chiếm đóng trọn vùng Thường Đức.

Để thực hiện được điều này, cộng quân đã xử dụng tất cả những hỏa lực chủ yếu, mà họ đã tích tụ 4 tháng trước đó, tập trung vào ngọn đồi của Đại đội 1, để hy vọng sẽ chiếm được nơi nầy. Vì vậy, trong suốt toàn thể thời gian của Trận Thường Đức từ ngày 28-7-1974 đến ngày 7-8-1974, ngọn đồi của Đại đội 1 là nơi mà tất cả những phương tiện, dụng cụ giết người hiệu quả nhất được tuần tự đem ra thực hiện liên tục một cách hăng say. Do đó, nơi đây là nơi xãy ra những trận đánh đẫm máu, khốc liệt, kinh hoàng nhất. Nói một cách đơn giản, ngọn đồi của Đại đội 1 là mồ chôn, là tử địa cho cả hai bên[3][5].

Buổi tối trước ngày Thường Đức bị tấn công, cũng là ngày mà Trung đội 1 đến phiên trực có bổn phận đi ra nằm tiền đồn bên ngoài phạm vi phòng thủ của Đại đội 1.

Tiền đồn được thiết lập như một trại đóng quân nho nhỏ, bao gồm dăm ba cái hầm nổi được bao bọc chung quanh và trên đầu bằng những bao cát. Trại được dựng lên cách Đại đội 1 khoảng non cây số về hướng Tây Bắc. Vì là tiền đồn, nên nơi đây có nhiệm vụ quan sát và báo cáo tình hình, hơn là nghênh chiến với địch quân. Cho nên hệ thống phòng thủ không được xây dựng chắc chắn và bảo trì đúng mức.

Ngay từ đợt pháo kích đầu tiên, Trung đội 1 đã báo cáo về tình trạng bi quan của họ. Mặc dù có lệnh rút về căn cứ, nhưng họ không làm sao có thể di chuyển được khi toàn cả đồi Thường Đức ngập vùi trong cơn mưa pháo. Mãi đến khi cộng quân dứt pháo cho quân tấn công vào tiền đồn, đến lúc ấy Trung đội 1 mới có cơ hội rút lui dần về phía sau.

Vì muốn làm vua làm quan với toàn quyền sinh sát trong tay, một bọn quỷ đội lốt người đã toa rập với nhau, lập mưu tính kế, lùa hết toàn thể dân chúng từ Nam chí Bắc làm thân tôi mọi cho họ. Sau khi quơ được miền Bắc trong tay, bọn này bèn lập khuôn đúc nắn, chế tạo cả một thế hệ u mê, dễ bề sai bảo, để phục vụ cho cái dã tâm của bọn ác ôn này. Thế là cả một bầy cô hồn, lâu la lục súc, đầu trâu mặt ngựa, cầm đuốc xách dao, hí hửng đi đốt làng giết người, theo lệnh của bọn chủ nhân, để được ban phát miếng cơm manh áo.

Và giờ đây, cái đám cốt đột này đã xuất hiện như những con thú, lúc nhúc chạy lăng xăng, la chí chóe bên ngoài phòng tuyến.

Không thể rút lui về bằng cách đi trở lại theo con đường mòn xuyên ngang hàng rào phòng thủ, trung đội 1 phải tạt xuống hướng nam, nơi đang có một đơn vị Địa Phương Quân/Nghĩa Quân trú đóng. Kể từ đó, Trung đội 1 bị kẹt luôn ở bên ngoài, và chiến đấu chung với đơn vị bạn cho đến khi cả hai bị tràn ngập.

Cũng cần nói thêm qua về tình trạng quân số tham chiến của Đại đội 1 trong Trận Thường Đức. Trên đường trở về trấn thủ Thường Đức khi đang hành quân tại tỉnh Quãng Tín, lúc đoàn quân xa đi ngang BCH Liên đoàn 14/BĐQ đang đóng tại Núi Đất, mặc dù tình trạng quân số của Tiểu Đoàn đã bị hao hụt, nhưng Tiểu Đoàn được lệnh phải để lại cho Liên đoàn xử dụng toàn thể Đại đội 2 và thêm Trung đội 2 của Đại đội 1.

Chắc có lẻ Sư đoàn 3 hoặc Quân Đoàn hứa hẹn, yểm trợ tích cực cho TĐ79/BĐQ, trong trường hợp Tiểu đoàn bị tấn công. Hoặc là, Quân Đoàn I cho rằng việc cộng quân tập trung chung quanh Thường Đức chỉ là một đòn nghi binh, nên đưa Tiểu đoàn về để phòng hờ chứ không ý đánh đấm. Hay là Quân Đoàn đánh giá cao khả năng chiến đấu của vài Đại Đội của TĐ79/BĐQ, thừa sức chận đứng sư đoàn việt cộng. Có vậy, cho nên Liên Đoàn mới giử lại hơn một phần ba quân số tác chiến của Tiểu đoàn trước khi trở về trấn giữ Thường Đức.

Tôi vẽ vời ra mẩu đối thoại chung quanh cái quyết định để lại Đại đội 2 và Trung đội 2 của Đại đội 1 trong một tình thế khá nghiêm trọng như lúc này.

Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói với Thiếu Tá Hà Văn Lầu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân.

- Toa để lại cho moa 50 thằng lính nghen.

- Thưa Trung Tá, tại sao?

Tr/T Liên Đoàn Trưởng trả lời :

- Thì để giữ an ninh cho Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn.

- Trình Trung Tá - Tụi này mới đánh ở Tam Kỳ về, quân số bị thiếu hụt, mà lại để ở đây 50 thì làm sao tụi tui trám được cái khoảng trống đó? Hơn nữa, tụi nó kéo về cả sư đoàn thì làm sao tôi giử được Thường Đức với chừng lính nầy?

Tr/T Liên Đoàn Trưởng thân mật vỗ vai :

- Có thằng Phòng 7 ở trên đó, nó sẽ trám vào cái chỗ trống đó. Toa cứ yên trí, có gì xảy ra, thằng Sư đoàn 3 sẽ lên tiếp toa ngay. Tụi moa không bỏ toa đâu.

Thiếu Tá Lầu rời phòng chỉ huy đến gặp Đại Úy Sinh, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân, đang đứng bên ngoài với một số sĩ quan của Tiểu Đoàn.

- (vt) Liên Đoàn bắt mình phải để lại đây năm chục. Ông nghĩ để Đại đội 2 lại được không?

Đ/U Sinh thắc mắc :

- Sao lại phải để lính ở đây? Mà để ... để làm gì, Thiếu tá?

- Liên Đoàn cần lính để giữ an ninh.

Đ/U Sinh đảo mắt nhìn quanh những thôn xóm lân cận chung quanh đồi, khẻ nhíu mày nhưng cũng điềm tỉnh cố gắng vớt vát :

- Để thằng 2 thì được nhưng cũng chỉ có chừng bốn mươi. Thiếu Tá hỏi ở trển có chịu bốn mươi không, hết mẹ nó một Đại Đội rồi.

- Không được, họ đòi năm chục. Nếu mình để Đại đội 2 ở đây thì thằng 3 phải dăng mỏng ra để trám chỗ thằng 2. Vậy lấy thêm một Trung đội của Đại đội 1 vậy, được không?

Đ/U Sinh ngập ngừng nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của Đại đội 1:

- Thiếu Tá biết, thằng 1 nó nằm một mình ở cái đồi bên cạnh. Nếu bị đánh, nó là cái mục tiêu cần phải chiếm trước bằng bất cứ giá nào. Lấy được Đại đội 1 rồi, nó sẽ dùng nơi nầy làm áp lực uy hiếp Tiểu Đoàn. Mất Đại đội 1 thì coi như mất Tiểu Đoàn, mà mất Tiểu Đoàn là mất quận Thường Đức.

Th/T Lầu bám vào lời hứa của ông Liên Đoàn Trưởng.

- Tao cũng biết vậy, nhưng mà thằng 3 bị trải mỏng quá. Mà lệnh là lệnh. Thôi ông nói thằng Tẩm để lại 1 Trung đội. Có gì, chắc họ không bỏ mình đâu.

Biết nói thêm củng không thay đổi được quyết định, Đại Úy Sinh kêu Trung Úy Tẩm, Đại đội Trưởng Đại đội 1, lại :

- Mình phải để lại đây 1 Trung đội. Mày coi thằng nào được thì kêu nó xuống xe ở lại đây.

Không một ông Đại đội Trưởng nào biết có cả sư đoàn cộng quân sắp đánh Thường Đức. Nghe thế, Trung Úy Tẩm suy nghĩ: “Trung đội 1 thì có toán của thằng Sơn, Trung đội 3 thì có tiểu đội thằng Khâm.”, bèn quyết định :

- Thôi - Để Trung đội 2 ở lại đây với Liên Đoàn.

Không một ông Đại đội Trưởng nào biết có cả sư đoàn cộng quân sắp đánh Thường Đức. Nghe thế, Trung Úy Tẩm suy nghĩ: “Trung đội 1 thì có toán của thằng Sơn, Trung đội 3 thì có tiểu đội thằng Khâm.”, bèn quyết định :

- Thôi - Để Trung đội 2 ở lại đây với Liên Đoàn.

 


Vào lúc 17h ngày 07/8/1974.

Sau một thời gian dài bị quân CSBV bao vây và tấn công với lực lượng đông gấp nhiều lần có cả Pháo binh và Tank. 

Chi Khu Thường Đức bị Cọng quân tràn ngập và thất thủ, Trung Tá Nguyễn Quốc Hùng Quận Trưởng kiêm Chi khu Trưởng bị thương sau đó ông tự sát ngay trong hầm Chỉ huy.

*Hình ảnh của Gia đình.

(Nguồn:Fb. Nguyễn Dân Việt).

 

XIN BẤM " READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP