Monday, May 30, 2022

Võ Nhẫn – Nước mất – Mất theo nước

May 27, 2022 by Lê Thy 

 

(Bài viết vinh danh các CSVSQ xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã
Vị Quốc Vong Thân trong biến cố 30 tháng Tư, 1975.
Chúng tôi xin được nghiêng mình tưởng nhớ đến những gương hy sinh can đảm ấy.)
Võ Nhẫn, K20.

 (nguồn: Lê Thy đánh máy từ Tập san ĐA HIỆU 120 & 121)

 


-I-

Giữa Tháng 3/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I rút Sư Đoàn Dù từ Đà Nẵng vào Sài Gòn làm Tổng Trừ Bị và Sư Đoàn TQLC rút bớt lực lượng từ Huế vào Đà Nẵng thay thế Dù. Khi TQLC từ Huế di chuyển vào Đà Nẵng thì người dân cũng di tản theo từ Huế vào Đà Nẵng, khiến nơi đây thêm rối loạn.

 

1- Ngày 28 tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến gồm 3 Tiểu Đoàn 2, 6, 9 TQLC do Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc K16, Lữ Đoàn Trưởng và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng K16, Lữ Đoàn Phó đang phòng thủ tại bãi biển Non Nước. Lúc 7.00 giờ sáng, ngày 29 tháng 3 năm 1975, khi Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở Non Nước được lệnh lên tàu, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc và Trung Tá Đỗ Hữu Tùng ở lại để đón cho được Tiểu Đoàn 9/TQLC đang từ xa rút về. Khoảng 11.00 giờ trưa, Đại Úy Đoàn Văn Tịnh – K22, Ban 3 của Tiểu Đoàn 9, đang liên lạc với Trung Tá Tùng thì nghe một tiếng nổ lớn, mạnh, chát chúa vang lên trong máy truyền tin! Cuộc điện đàm bị cắt đứt! Từ đó, không ai thấy, biết chuyện gì đã xảy ra cho Bộ Chỉ Huy của Lữ Đoàn 369. Trung Tá Phúc và Trung Tá Tùng được coi như mất tích từ ngày ấy.

 

a- Cũng cần biết thêm về cuộc đời binh nghiệp của Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc.

Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc

Khóa 16, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến

 

Với chức vụ nhỏ nhất, nhưng mỗi quyết định của Ông đều góp phần chiến thắng của đơn vị – như chiến trận Đầm Dơi, chiến thắng cấp tiểu đoàn trong lúc Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc còn là một trung đội trưởng! Ông đã cùng toàn trung đội quyết chiến làm mũi dùi xung phong chiếm được tuyến phòng thủ của địch làm đầu cầu cho các đơn vị bạn tiến vào khiến tuyến phòng thủ của địch bị vỡ, địch bỏ chạy

Đầu năm 1966, Tiểu Đoàn 2 TQLC tấn công vào ấp An Quí, trong đó lực lượng địch đông với vũ khí cộng đồng phòng thủ vững chắc. Thiếu Tá Lê Hằng Minh đã điều động Đại Đội của ông Phúc làm mũi dùi, Đại đội của Ông Phúc đã vô cùng anh dũng, bất chấp mọi gian nguy, chiếm được đầu cầu giúp tiểu đoàn đánh tan một tiểu đoàn cơ động của Cộng quân ở Tam Quan, Bồng Sơn, Quảng Ngãi. Cuộc giáp chiến thật dữ dội, ác liệt gây nên những tổn thất nặng nề cho Cộng Sản. Sau trận chiến, Thiếu Tá Lê Hằng Minh đề nghị về BTL/LĐ cho TĐ.2 mang huy hiệu “Trâu Điên”. Từ đó, Tiểu Đoàn 2 TQLC nổi danh với biệt danh Trâu Điên.

(Trích Quân Sử TQLC)

Tháng 6 năm 1966, khi chuyển quân từ Huế tăng cường cho chiến trường Quảng Trị, đoàn xe của TĐ.2/TQLC đã bị một trung đoàn cộng quân phục kích độn thổ, trên Quốc Lộ 1, ở đoạn đường Phò Trạch – Phong Điền, Tiểu Đoàn Trâu Điên đã tức thời chống trả, phản công cuộc phục kích một cách tuyệt vời.. .Tuy nhiên Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Hằng Minh bị tử trận và Đại Đội Trưởng là Ông Nguyễn Xuân Phúc bị đạn bắn xuyên từ trước ngực ra sau lưng.

(Trích Tuyển Tập 21 Năm Chiến Trận của TQLC)

Tháng 4 năm 1968 Mậu Thân, Cộng Sản đã làm chiếm đóng vùng Gia Định, đặc biệt là cầu Bình Lợi. Là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 TQLC, Thiếu Tá Phúc đã điều động đơn vị chiếm lại cầu Bình Lợi, chận đường rút lui của Cộng Quân. Vì thế, hàng trăm tên Việt Cộng đã bị quân ta bắt sống.

Không may, ông đã bị một mảnh đạn pháo kích làm rách mặt.

Tháng 3 năm 1969, Thiếu Tá Phúc là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, khi trở lại đơn vị tác chiến.

Năm 1970, dưới quyền chỉ huy của ông, Tiểu Đoàn Trâu Điên đã tung hoành ngang dọc trên lãnh thổ Kampuchia từ Neak Luong đến Prey Veng. Đơn vị đã tiêu diệt hàng trăm Cộng quân, tịch thu hàng trăm vũ khí và phá hủy toàn bộ hậu cần của địch.

Năm 1971, Tiểu Đoàn 2 TQLC tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Tchépone của Lào, nhằm phá vỡ hậu cần và đường chuyển quân Cộng Sản Bắc Việt với ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên đặc san Sóng Thần với Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh TQLC, Ông đã nói về Trung Tá Phúc như sau: (trích ĐS/ST/TQLC)

– Chọn một đại đội trưởng TQLC đã là một điều khó, cấp chỉ huy ở trên phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là về khả năng và tác phong, vì dưới quyền chỉ huy tác chiến của họ luôn luôn có trong tay hơn một trăm sinh mạng, vậy thì chọn tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng là một việc vô cùng hệ trọng.

Tôi đã chọn Phúc làm tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trưởng, lữ đoàn phó rồi lữ đoàn trưởng thì đủ biết Phúc có đầy đủ tư cách và khả năng, Phúc giỏi. Trong 7 ngày cuối cùng ở Hạ Lào, tôi chỉ còn làm việc trực tiếp với Phúc, và Phúc là người có công nhất trong giai đoạn rút quân khỏi Hạ Lào.

Bố tôi và bố Phúc là bạn thân cùng trường, trong ngành kỹ sư, nhưng chưa bao giờ hai cụ đề cập với tôi về chuyện Phúc ở TQLC, và Phúc cũng chẳng bao giờ quan tâm tới điều này. Điều Phúc quan tâm là lính no hay đói, Phúc không biết gì về tiền bạc cả.

Cuối tháng 5/1972, Trung Tá Phúc nhận chức Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 147. Trong giai đoạn này, Cộng Sản Bắc Việt đã xua quân xâm chiếm Quảng Trị, địa đầu giới tuyến, với những loạt tấn công ồ ạt bằng chiến xa T-54, PT-76, và đủ loại võ khí nặng của Nga Tàu cung cấp.

 

b- Cuộc đời binh nghiệp của Trung Tá Đỗ Hữu Tùng – K16 vô cùng oanh liệt. Tất cả cấp bậc, chức vụ của ông đều do những chiến công lẫy lừng, oanh liệt mà đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông đạt được.

Trong trận tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng Quảng Trị:

– Sau hơn năm tháng chiến đấu, ngày 16 tháng 9 năm 1972, Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng/ K16, Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy đã cắm được Quốc Kỳ VNCH trên thành phố Quảng Trị thân yêu. Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng được vinh thăng trung tá do công trạng này.

– Ông đã được tưởng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 16 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 2 chiến thương bội tinh… Chính phủ Hoa Kỳ cũng tặng thưởng cho Ông một Silver Star và 2 Bronze Star với huy hiệu chữ “V”.

Ở đâu có Nguyễn Xuân Phúc thì ở đó Nguyễn Hữu Tùng. Hai người bạn cùng khóa sát cánh bên nhau. Đến cuối đời, họ đã cùng nhau đến một miền miên viễn an lành?

2- Thảm họa xảy đến không thể tránh khỏi! Cuộc triệt thoái không thành công của Quân Đoàn 2 khỏi cao nguyên Trung Phần đã dẫn đến những thất bại to lớn sau này.

 

Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, Trung ĐoànTrưởng TrÐ42/ SÐ 22BB, tự sát vào cuối tháng 3, 1975 bị chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy Nhơn

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Saturday, May 28, 2022

Tưởng Năng Tiến – Tuẫn Tiết

 


Bên Thắng Cuộc phát hành cuối năm 2012, và được bỉnh bút Nguyễn Hùng (BBC) liệt kê là một trong “mười chuyện nổi bật” nhất trong năm. Cùng lúc, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) cũng nhận xét rằng “cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nước” và đã khiến cho “người đọc ngỡ ngàng” vì “cái nhìn” của tác giả – một người sinh trưởng “từ bên kia” chiến tuyến :

“Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.

Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết...

Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: ‘Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.”

Mãi đến bốn mươi sáu năm sau, độc giả của nhật báo Người Việt – số phát hành vào hôm 6/12/2021 – mới có dịp biết đến tên tuổi của một số “quân nhân vô danh” này qua bài viết (“Những Anh Hùng Tuẫn Tiết Trong Ngày Tàn Cuộc Chiến Tại Việt Nam”) của ký giả Vann Phan :

“Ngoài ‘Ngũ Hổ Tướng’ ra, còn có các sĩ quan khác cùng các hạ sĩ quan trong Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia đã chọn cái chết để đền nợ nước trước, trong và sau ngày 30 Tháng Tư, thay vì đầu hàng quân Cộng Sản…

Còn một số quân nhân thuộc nhiều binh chủng khác nhau trong Quân Lực VNCH thì đã tự sát tập thể để khỏi rơi vào tay quân địch, bằng cách cùng nhau mở lựu đạn hoặc đồng loạt nổ súng vào đầu nhau trong biến cố 30 Tháng Tư, 1975, thật vô cùng bi tráng.”

Nỗi “bi tráng vô cùng” này đã được nhà văn Cao Xuân Huy ghi nhận bằng đôi mắt ráo hoảnh, cùng những câu chữ trần trụi và khô khốc : 

“Lại có rất nhiều người tự tử. Bây giờ họ không tự tử từng người, từng cá nhân mà họ tự tử tập thể. Không rủ, không hẹn và hầu như họ đều không quen biết nhau trước hoặc có quen biết đi nữa, bạn bè đi nữa họ cũng không thể nhận ra nhau trước khi cùng chết với nhau một lúc. Dòng người chúng tôi đang chạy, một người tách ra ngồi lại trên cát, một người khác cũng tách dòng người ra ngồi chung, người thứ ba, người thứ tư, người thứ năm nhập bọn, họ ngồi tụm với nhau thành một vòng tròn nhỏ, một quả lựu đạn nổ bung ở giữa.”
Cựu quân nhân Nguyễn Hữu Luyện bình luận: “Khi một binh nhì kê súng vào đầu mình để bóp cò, người ấy chỉ có một nguyên nhân uất hận được bộc lộ qua khí phách của quân nhân QLVNCH. Do đó, hành động tự sát của anh binh nhì nói lên cái khí phách tột đỉnh và tấm lòng son sắt vô song …”


Khí phách cùng tấm lòng sắt son của những người lính trận – buồn thay – vẫn thường bị lãng quên, nhất là khi họ thuộc bên thua cuộc :

“… những người lính chết trận và mất tích ở phía VNCH, chính thể đã sụp đổ vào tháng 4/1975, ít được biết tới và nhiều lúc đã trở thành đề tài cấm kỵ tại Việt Nam thời hậu chiến. Bị chính quyền mới ghẻ lạnh, đồng minh Mỹ lãng quên, các quân nhân VNCH tử trận chỉ được người thân, đồng đội cũ tưởng nhớ và kiếm tìm.” (Bùi Thư. “Hành Trình Tìm Hài Cốt Lính VNCH: 39 Năm, Anh Em Nằm Dưới Nền Đất Lạnh.” BBC - 28.04.2020)

Ở vào hoàn cảnh của những kẻ thuộc phe bại trận thì việc thu nhặt hài cốt hay tìm kiếm những nấm mồ vô thừa nhận của bạn đồng đội – tất nhiên – chả dễ dàng chi,  và cũng không mấy khi có được kết quả như mong đợi. Tuy thế, thỉnh thoảng, vẫn có những sự kiện ấm lòng :

Ngày 19 tháng 4 năm 2022, FB Dominic Pham cho biết thêm một tin vui: “Người dân Vũng Liêm, Tam Bình, Vĩnh Long đã đào được hài cốt người lính VNCH, với tấm thẻ bài:  Nguyễn Văn Hài SQ 50/680.585LM A RH+. Hài cốt của anh đã được đưa vào Chùa. Xin vui lòng gọi 038 663 3049, 093 284 8449 để biết thêm chi tiết.”

Hôm 15 tháng 03 năm 2022 , trên trang FB Tìm Hài Cốt Chiến Sĩ VNCH cũng cho biết một tin mừng khác, đã được thực hiện từ 10 năm trước. Xin lược thuật : 

Ngày 19-08-2011, ba cựu quân nhân VNCH đã đến Thị Xã Bà Rịa-Vũng Tàu vì nghe nơi đây có bốn ngôi mộ không bia của đồng đội, nằm trong vườn nhà ông Hai Lì – một cán bộ địa phương… Ông Hai Lì kể:

“Tôi là dân Gia Đình Cách Mạng, mấy Ông Rằn Ri này gan lì lắm, mấy Ổng chống đến cùng dù có lệnh đầu hành của Tổng Thống Dương Văn Minh 30-04-1975, mấy Ổng chiến đấu cho đến trưa 01-05-1975 rồi cùng nhau tự sát và chính tôi là người chôn cất mấy Ổng, giấy tờ từng Ông tôi bỏ vào một cái hộp chôn theo các Ông.”

Công việc bốc mộ được tiến hành, tất cả mọi người cùng hồi hộp chờ đợi từ nhát cuốc đầu tiên chạm vào ngôi mộ, sau đó hé lộ dần những hình hài của Các Anh đã chôn vùi nơi đây hơn 36 năm dài đằng đẵng…không Quan Tài, mà cũng chẳng có PONCHO bọc xác, chẳng còn gì với cát bụi thời gian, ngoài những mảnh xương tàn,quần áo đã mục nát …

Chúng tôi cố tìm những mảnh giấy tờ đã được chôn theo Các Anh sau khi đã lượm lặt từng khúc xương còn sót lại, rồi cho vào từng hũ sành, ghi tên Các Anh, gởi vào Chùa và cầu xin cho Các Anh được siêu thoát khỏi chốn dương trần đầy khổ đau, tủi nhục này và điều mong muốn mãnh liệt nhất là thân nhân Các Anh sớm tìm gặp lại Các Anh sau bao năm dài vắng bặt tin tức…

Tất cả mọi người cùng ứa lệ mừng vui khi tìm được những tấm thẻ bài, giấy tờ, tên tuổi Các Anh …và đây là những vị Anh Hùng của chúng ta :

Ngôi mộ thứ nhất: Có Thẻ Bài tên TRƯƠNG VI CỬ SQ: 75/115.815.

Ngôi Mộ thứ hai: có Thẻ Bài tên VÕ QUANG HẰNG SQ: 68/123.320.

Ngôi Mộ thứ ba: (gồm có 02 người) trong đó Một Vô Danh không Thẻ Bài.  Người có Thẻ Bài tên: TRẦN VĂN HÀ SQ: 67/824.827.

Sau khi Bốc mộ xong, chúng tôi đã đem 04 hũ cốt gởi Chùa Báo Ân. Địa chỉ: Khu Công Nhân, Thị Trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn các Di Vật và giấy tờ liên quan kể trên, chúng tôi nhờ MĐ Đẹp giữ. Nếu tình cờ Quý Vị nào hoặc ai đọc được tin tức này hoặc cần biết thêm chi tiết cụ thể, xin vui lòng liên lạc theo số Phone, dưới đây: Nguyễn Văn Thành ĐT: 01645462458 hay

Lê Văn Đẹp ĐT: 01684118839.

Dù không phải là kẻ vô thần, tôi là một người vô đạo (hay khô đạo) bất kể đạo gì! Tuy thế, những dòng thông tin muộn màng (ghi trên) về bạn đồng đội vẫn khiến cho tôi cảm thấy có đôi chút an tâm và vô cùng an ủi. 


Xin cảm ơn Trời, Đất, Chúa, Phật, Thánh Thần… Xin cảm ơn tất cả mọi người đã không ngại công khó, đã lập đài tưởng niệm, đã cải táng, đã lập mộ (cùng khói nhang ấm áp) cho những kẻ thuộc bên thất trận – dù chúng tôi đã không chu toàn được trách nhiệm bảo quốc an dân.

SOURCE:

https://www.baoquocdan.org/2022/05/tuong-nang-tien-tuan-tiet.html?m=1&fbclid=IwAR1PnQLWE7IEYhDqCJrDIkWGvEvvZKdHtg5CzQkIjTMmkD72eNJW462Aov4

 

 

 

Friday, May 20, 2022

Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972

 

By US Vietnam Review

19/5/2022

 Ảnh: Bìa cuốn sách “Đại lộ kinh hoàng” của ký giả Ngy Thanh, hiện chưa xuất bản.

Lời giới thiệu của Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ

 oOo

 

Trong cuộc “chiến tranh nóng” ở Việt Nam 1954 – 1975, một sự biểu hiện ra bên ngoài của cuộc Chiến Tranh lạnh giữa hai khối Tư bản và Cộng sản đương thời, Miền Bắc Việt Nam thực hiện ba lần tổng tấn công vào Miền Nam Việt Nam trong các năm 1968, 1972 và 1975.

Có nhiều tư liệu lịch sử liên quan đến một sự kiện quan trọng trong cuộc tổng tấn công năm 1972 (30/3/1972 – tháng 1 năm 1973): Cuộc nã pháo của Quân đội Miền Bắc Việt Nam vào dòng người chạy tị nạn khỏi Quảng Trị và Đông Hà về phía nam (về Huế), trên đoạn đường Quốc lộ 1 ngày nay, từ thành phố Quảng Trị đến cầu Mỹ Chánh (bắc qua sông Mỹ Chánh, một con sông đổ ra sông Ô Lâu), ngày 1/5/1972. Sự kiện này được đề cập nhiều lần trong tài liệu của các nhân chứng lịch sử, một số nghiên cứu học thuật. Các tài liệu này cũng cho thấy sự kiện đã để lại một chấn thương tinh thần ở quy mô xã hội một cách sâu sắc và tác động đến sự trưởng thành của xã hội dân sự ở Miền Nam Việt Nam đương thời. 

Các ghi chép về sự kiện xảy ra ngày 1/5/1972 trên Quốc lộ 1 ở Quảng Trị 

Ngày 30/3/1972, Quân đội Miền Bắc tấn công Quảng Trị. Một tháng sau, ngày 1/5/1972, Quân đội Miền Nam rút khỏi hai đô thị là Quảng Trị và Đông Hà, lui về phía Mỹ Chánh (giáp với Huế). Khi Quân đội Miền Nam rút lui thì cũng có một dòng người dân chạy theo. Cho đến nay, có một số quyển sách của một vài nhân chứng lịch sử có đề cập đến sự kiện này:

The Easter Offensive of 1972″ của Tướng Ngô Quang Trưởng, do Nhà xuất bản Thư viện Đại học Michigan (University of Michigan Library) ấn hành năm 1979 ở Mỹ.

The Easter Offensive: The Last American Advisors, Vietnam, 1972” (Presidio, 1985) của Gerald Turley, tái bản năm 2010 bởi Nhà xuất bản Học viện Hải quân Hoa Kỳ (Naval Institute Press). 

Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia” của Arnold R. Isaacs, một phóng viên chiến trường Mỹ tại mặt trận Quảng Trị đương thời, ấn hành bởi Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins (Johns Hopkins University Press) năm 1999. 

Tướng Ngô Quang Trưởng của Miền Nam Việt Nam là người được điều động từ Miền Tây ra Miền Trung để giành lại Quảng Trị từ tháng 5 năm 1972. Cuốn sách “The Easter Offensive of 1972″ thuật lại cuộc phòng thủ từ phía Miền Nam, trong đó kể lại: ngày 1/5/1972, trên Quốc lộ 1 từ Quảng Trị, Đông Hà xuôi về nam (đoạn cầu Mỹ Chánh), dòng người dân và quân trộn lẫn vào nhau “dưới bức tường lửa hung bạo dã man của các loại pháo địch”.

Gerald Turley là một cố vấn Mỹ tại chiến trường Quảng Trị đương thời. Sách “The Easter Offensive” của ông cho thấy sự kiện người dân chạy tị nạn khỏi Đông Hà và Quảng Trị về phía nam (phía Mỹ Chánh, Huế) không chỉ diễn ra trong ngày 1/5/1972 mà đã diễn ra trước đó và sau đó. Theo tác giả, ngày 29/4, ông chứng kiến cảnh hàng ngàn người chạy tị nạn khỏi thành phố Quảng Trị và Đông Hà về phía Mỹ Chánh và bị pháo Miền Bắc bắn dọc đường. 

Về phía báo chí tư nhân ở Miền Nam Việt Nam đương thời, ký giả Ngy Thanh là người đầu tiên của báo Sóng Thần lọt vào đoạn đường nói trên vào đầu tháng 7 năm 1972, khi cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, chứng kiến hậu quả của cuộc nã pháo hai tháng trước đó, và đặt tên gọi “Đại lộ Kinh hoàng” cho đoạn đường và sự kiện này.

Báo Sóng Thần sau đó tổ chức một hoạt động nhân đạo là hốt xác nạn nhân tử nạn trên đoạn đường này trong sự kiện nói trên, từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1972, khi chiến sự vẫn chưa kết thúc trong khu vực. Các bài tường thuật của họ được đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Sóng Thần. 

Tiến sỹ Van Nguyen – Marshall, phó giáo sư sử học tại Đại học Trent, Canada, đã chọn các bài tường thuật nói trên làm dữ liệu khảo sát cho một nghiên cứu đăng trên tạp chí War and Society, năm 2018. (Xem: Van Nguyen-Marshall, Appeasing the Spirits Along the ‘Highway of Horror’: Civic Life in Wartime Republic of Vietnam, War & Society, Volume 37, 2018 – Issue 3, Pages 206-222)

Bài nghiên cứu của Van Nguyen – Marshall không tập trung vào bản thân sự kiện “Đại lộ Kinh hoàng” mà sử dụng các bài tường thuật tại hiện trường khi cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn để khảo sát các nỗ lực hoạt động nhân đạo trong chiến tranh, những chấn thương tinh thần của xã hội do những cái chết hàng loạt, sự năng động của xã hội dân sự miền Nam Việt Nam đương thời.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Bia, Mộ những người đã chết trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã được cải táng về Nghĩa Trang thị xã Bình Long

 


 

Đây là hình Bia + Mộ những người đã chết trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã được cải táng về Nghĩa Trang thị xã Bình Long .

Nếu ai là thân nhân những Tử Sĩ trong Danh Sách này xin liên lạc với Fb này hoặc email cho anlocvvt1972@gmail.com . Xin cám ơn .

 

DANH SÁCH TỬ SĨ ĐƯỢC CẢI TÁNG TẠI AN LỘC

 

01- HUỲNH KIM HOÀNG 61/159314 SĐ18BB 1972 THẺ BÀI

02- B2 LÊ VĂN CHIẾN 71/118421 SĐ18BB 1972 CĂN CƯỚC Q N

03- TẠ VĂN NÂU 74/114651 1972 THẺ BÀI

04- LƯU HỮU TƯ 72/120841 SĐ18BB 1972 THẺ BÀI

05- TRẦN MINH TÂM 72/114020 SĐ18BB 1972 THẺ BÀI

06- TS ĐÀM QUỐC LƯƠNG 65/138137 TĐ48SĐ18BB 10-7-1972 BIA

07- B1 NGUYỄN VĂN THÁI 75/104307 TĐ1TĐ48SĐ18BB 21-6-1972

BIA 08- B1 TĂNG VĂN NHỎ 75/106671 TĐ1TĐ48SĐ18BB 21-6-1972 BIA

09- B1 LIỄU VĂN THANH 72/114633 TĐ1TĐ48SĐ18BB 21-6-1972 BIA

10- HS1 PHẠM VĂN TƯ 59/152334 TĐ1TĐ48SĐ18BB 10-7-1972 BIA

11- B1 NGUYỄN THẾ TY 58/866963 TĐ1TĐ48SĐ18BB 10-7-1972 BIA

12- TS1 TRẦN VĂN ANH 70/000285 TĐ1TĐ48SĐ18BB 03-7-1972 BIA

13- HS1 ĐẶNG VĂN LỢI 70/115479 TĐ1TĐ48SĐ18BB 22-4-1972 BIA

14- HS1 NGUYỄN VĂN HƯỜNG 57/154870 TĐ1TĐ48SĐ18BB 14-6-1972 BIA+THẺ BÀI

15- B1 TRIỆU VĂN BẮC 72/123782 TĐ1TĐ48SĐ18BB 14-6-1972 BIA+THẺ BÀI

16- HS1 TRẦN BỬU TỰ 62/137789 TĐ1TĐ48SĐ18BB 14-6-1972 BIA

17- B1 HOÀNG VÂN 75/103950 TĐ2TĐ48SĐ18BB 03-7-1972 BIA

18- TS1 NGUYỄN VĂN GẦM (CẦM) 66/107987 TĐ2TĐ48SĐ18BB 03-7-1972 BIA

19- B1 NGUYỄN TÌNH 73/131047 TĐ2TĐ48SĐ18BB 23-7-1972 BIA

20- TS1 TRẦN TH SƠN 67/404383 TĐ2TĐ48SĐ18BB 19-6-1972 BIA

21- HS1 HUỲNH VĂN GO (CO) 55/159731 TĐ2TĐ48SĐ18BB 10-6-1972 BIA

22- HS1 TRẦN QUỐC SIÊN 485007 TĐ2TĐ48SĐ18BB 30-6-1972 BIA

23- TS1 TRẦN –S –TH – LONG 70/131561 TĐ2TĐ48SĐ18BB 27-7-1972 BIA

24- ĐỖ VĂN ĐỨC 69/152180 TĐ2TĐ48SĐ18BB 27-7-1972 BIA+THẺ BÀI

25- PHẠM NGỌC LỢI 69/157297 TĐ2TĐ48SĐ18BB 15-7-1972 BIA+THẺ BÀI

26- B1 CHÂU SUÔL 505916 TĐ3TĐ48SĐ18BB 18-6-1972 BIA

27- LÝ MINH HOÀNG 70/137106 TĐ3TĐ48SĐ18BB 25-7-1972 BIA

28- B1 TRẦN VĂN ……. TĐ3TĐ48SĐ18BB 10-7-1972 BIA

29- HS1 NGUYỄN VĂN TRUY 71/121925 TĐ3TĐ48SĐ18BB 18-6-1972 BIA

30- HS1 NGUYỄN VĂN DƯƠNG 70/143628 TĐ3TĐ48SĐ18BB 03-7-1972 BIA+C C Q N

31- TRẦN VĂN NHU 65/107695 TĐ3TĐ48SĐ18BB 24-6-1972 BIA

32- NGÔ VĂN BÁO 73/128710 TĐ1TĐ52SĐ18BB 01-7-1972 BIA+THẺ BÀI

33- LÂM LÊ NGUYÊN 73/113371 TĐ52SĐ18BB 1972 THẺ BÀI

34- HS1 NGUYỄN NGỌC DƯƠNG 61/101385 TĐ31BĐQ 13-4-1972 BIA

35- TS LÊ VĂN QUANG 68/400070 TĐ31BĐQ 13-4-1972 BIA

36- HS TRẦN THUẬN 72/123834 TĐ31BĐQ 13-4-1972 BIA

37- TS1 SƠN CẢNH XUÂN 67/814386 TĐ31BĐQ 13-4-1972 BIA

38- B2 TRẦN NGỌC BÍCH 70/080572 TĐ36BĐQ 17-6-1972 BIA

39- B2 NGUYỄN VĂN ĐỒNG 69/186326 TĐ36BĐQ 17-6-1972 BIA

40- VÕ VĂN SINH 70/105190 TĐ? ND 17-4-1972 CĂN CƯỚC Q N

41- HUỲNH MINH THÔNG 70/212143 TĐ? ND 17-4-1972 BIA

42- ĐIỂU GIA 1942 ĐĐ 251 ĐPQ 1972 CĂN CƯỚC Q N

43- NGUYỄN VĂN THỜI 47/275205 ĐĐ 251 ĐPQ 1972 CĂN CƯỚC Q N

44- NGUYỄN VĂN NHA 1900 THƯỜNG DÂN 13-4-1972 BIA

Được sự chấp thuận của nhà cầm quyền địa phương chúng tôi đã cải táng những

Mộ không thân nhân ở An Lộc –Bình Long từ tháng 3 năm 2012 đến giữa tháng 6

Năm 2013 .Tổng cộng có 82 hài cốt được cải táng trong mộ (44 hài cốt có danh tánh

Còn lại 38 hài cốt vô danh ) Những giấy tờ hoặc thẻ bài của những TS trên hiện vẫn đang lưu giữ. Ngày 08-04-2014 đã giao hài cốt TS Nguyễn văn Tây cho thân nhân ở Thủ Đức

NHỮNG THẺ BÀI KHÔNG CÓ HÀI CỐT SAU :

ĐÀO VĂN MINH SQ:74/107102 ,

ĐỖ NGỌC TIẾN SQ : 74/109340 ,

ĐINH NGỌC TRÂN SQ : 73/116489 ,

TRẦN NGHĨA HIỆP SQ : 701280 ,

PHAN VĂN BÉ SQ : 69/134997

Công việc cải táng và xây mộ đã hoàn tất tháng 11 -2013.

 


.