Saturday, January 30, 2021

Câu chuyện về một Nữ Quân Nhân và Một Lời Cám Ơn chưa kịp nói.

 Phạm Tín An Ninh


Đầu năm 1969, Trung Đoàn 44 BB được Bộ TTM chọn làm đơn vị thí điểm cho Kế Hoạch Chân Trời Mới của Quân Đoàn II/ Vùng 2 Chiến Thuật. Một kế hoạch qui mô nhằm củng cố và phát triển mọi mặt để đưa Trung Đoàn trở thành một trong những đơn vị vững mạnh, thiện chiến của QLVNCH, làm mẫu mực cho các đơn vị khác, hầu đáp ứng tình hình chiến tranh ngày một leo thang. Cộng Sản BắcViệt ào ạt đưa đại quân xâm nhập Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, trước dấu hiệu Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh VNCH, qua chiêu bài Việt Nam Hóa Chiến Tranh.

Để hổ trợ cho việc thực thi kế hoạch này, Tổng Cục CTCT ưu tiên cung cấp những cán bộ CTCT ưu tú, đặc biệt ở cấp đại đội. Trung Đoàn tiếp nhận 12 thiếu úy tân khoa Khóa 1/ Trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Đây là quân trường cuối cùng của QLVNCH được thành lập theo khuôn mẫu của Trung Hoa Dân Quốc, nhằm đào tạo những cán bộ CTCT mẫu mực, có đầy đủ khả năng, đức độ, để làm nòng cốt, hướng dẫn tư tưởng, tinh thần cho các đơn vị chiến đấu.

Cùng trong mục đích này, đơn vị cũng được bổ sung đặc biệt một sĩ quan Nữ Quân Nhân ưu tú, đảm trách chức vụ Trưởng Ban Xã Hội thuộc Khối CTCT.

Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao. Bản doanh của Sư Đoàn 5 BB, từ thời Đại tá Tư Lệnh Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 Chiến Thuật. Sông Mao là một thị trấn nhỏ nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 70 cây số, cách Quốc Lộ 1 về hướng Tây gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã từng theo chân đại tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến từ vùng Mống Cái vào đây sau Hiệp Định Genève năm 1954, để sau đó biến cải thành SĐ5 BB. một trong những sư đoàn đầu tiên và thiện chiến của thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Phía dưới, về hướng Đông, nằm dọc theo Quốc Lộ 1 là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu).

Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà Công chúa cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào, và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong rộng lớn nổi danh của VC. Phía trên là dãy Trường Sơn với mật khu Bá Ghe, nơi trú ẩn của một số đơn vị VC địa phương, đặc biệt có cả một đại đội nữ.

Nhắc đến địa danh Sông Mao và mật khu Lê Hồng Phong người ta nhớ tới mấy câu thơ nổi tiếng hào sảng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn:

Mai ta đụng trận ta còn sống

Về ghé Sông Mao phá phách chơi

Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm

Đốt tiền mua vội một ngày vui

Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát

Nghe súng rừng xa nổ cắc cù

Chợt thấy trong lòng mình bát ngát

Nỗi buồn sương khói của mùa thu

Đây là một vùng khô cằn sỏi đá. Mùa hè, nắng cháy, thỉnh thoảng có vài ngọn gió Nam thổi đến, xoáy theo những đám bụi mù trời. Nhưng một hôm bỗng dưng như có những cơn gió mát làm dịu bớt cái không gian rất “lính” này. Không phải gió từ biển thổi lên, mà từ cao nguyên Lâm Viên và từ tận thủ đô Sài gòn mang tới. Cùng lúc với mười hai chàng trai tuấn tú từ trường Đại học CTCT Đà Lạt khăn gói về đây trình diện, là một bông hoa tài sắc từ trường Xã Hội Quân Đội: Thiếu úy Đinh Thiên Kim (*). Trung Đoàn đón tiếp những chàng “Nguyễn Trãi 1” và vị nữ lưu này với niềm vui đặc biệt: hy vọng sẽ có những luồng gió mới trong sinh hoạt của đơn vị hầu mang lại những thành quả, chiến công, trước nhất là thực thi hoàn hảo Kế Hoạch Chân Trời Mới được Quân Lực tin tưởng giao phó.

Kim là một cô gái có nhan sắc và trình độ học vấn, tình nguyện vào ngành Nữ Quân Nhân Xã Hội khi vừa tốt nghiệp cử nhân văn khoa. Và điều đặc biệt hơn, mà sau này chúng tôi mới biết, là trưởng nữ của một vị đại tá, giữ chức vụ khá quan trọng tại Bộ Quốc Phòng.

Với bao nhiêu “hào quang” ấy, Kim không chỉ là một “cánh hoa hương sắc lạc giữa rừng gươm” mà còn tỏa sáng như một vì sao trên bầu trời đầy đạn bom và gió mưa vần vũ.


Bản doanh đặt tại một thị trấn đìu hiu, còn có tên là “thị trấn của lính”, đơn vị còn đảm trách cả một vùng hành quân rộng lớn từ khu núi rừng trùng điệp cho đến những đồng bằng bao la ven biển, trong đó có nhiều mật khu nổi danh của địch. Những cuộc hành quân truy tìm và tiêu diệt địch liên tục tiếp diễn. Bên cạnh những chiến thắng vẻ vang không thể tránh khỏi một số lượng binh sĩ hy sinh và thương tích. Gia đình tử sĩ và thương binh rất cần tới bàn tay và tấm lòng của các Nữ Quân Nhân Xã Hội.

Trong chiến tranh, giữa khung cảnh đạn bom và chết chóc, họ xuất hiện như là những thiên thần âm thầm xoa dịu bao vết thương, cùng bao nỗi đớn đau của những người lính, người vợ lính đã hy sinh cho tổ quốc.Thiếu úy Kim (thăng cấp trung úy từ đầu năm 1971) đã bôn ba từ đơn vị đến các bệnh viện, rồi đến trại gia binh để không những làm tròn thiên chức của mình mà còn chia sẻ nỗi đau thương mất mát với những chiến hữu và gia đình bất hạnh.

Tháng 2 năm 1972, Trung Đoàn di chuyển lên An Khê để thay thế cho một đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ rút quân về nước, và tăng cường cho chiến trường Bình Định. Nhưng chỉ sau hai tháng, khi BTL/ HQ/ SĐ22 BB bị đại quân CSBV (vừa xâm nhập từ miền Bắc) tràn ngập tại căn cứ Tân Cảnh. Vị Tư Lệnh khí phách hào hùng, Đại Tá Lê Đức Đạt, từ chối lên trực thăng của cố vấn Mỹ, ở lại tử chiến cùng với đồng đội dưới quyền và vùi thây nơi chiến địa. Địch quân ào ạt tràn xuống trong ý đồ chiếm lấy thành phố Kontum. Trung Đoàn 44 BB nhận lệnh di chuyển khẩn cấp đến phi trường Pleiku để không vận lên Kontum trong đêm, khi thành phố này đang mịt mù trong lửa đạn.

Đơn vị đã mở đầu bằng một chiến công hiển hách, ngăn chặn và đánh tan một lực lượng Sư Đoàn Thép 320 của Công quân được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng T- 54 tại tuyến Tây Bắc, giữ vững được Kontum, và trở thành tuyến đầu của trận chiến Cao Nguyên trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa. Chiến thắng ngày ấy dù có vinh quang, để có một “Kontum Kiêu Hùng”, cũng đã phải trả một cái giá không nhỏ. Gần 300 chiến sĩ hy sinh và một số lượng tương tự đã trở thành thương binh.

Ngay sau trận chiến đẫm máu đầu tiên này, trung úy Kim đã có mặt tại Kontum cùng với hai nữ trung sĩ, phụ tá. Nhóm nữ quân nhân mỗi ngày tất tả thăm viếng ủy lạo thương binh, đón đưa, săn sóc, an ủi thân nhân tử sĩ. Dù ở tại Bộ Chỉ Huy hay tiền cứ của Trung Đoàn, vẫn phải sống trong những căn hầm chật chội bên các giao thông hào bao trùm mùi tử khí, dưới những trận mưa pháo, và sẵn sàng cầm súng chiến đấu tự vệ khi địch tấn công.

Cùng một đơn vị và quen biết đã lâu, nhưng tôi không có nhiều dịp tâm tình với người nữ sĩ quan khả kính, mà trong đơn vị ai cũng mến thương và nể trọng. Thời gian ở Kontum, để Kim an tâm và giữ vững tinh thần, nhóm sĩ quan trong BCH Trung Đoàn luôn quan tâm lo lắng, bảo vệ cho cô. Nhiều lần tôi khuyên Kim nên về hậu trạm Pleiku cho an toàn và không quá vất vả, tôi sẽ đề nghị với ông Trung đoàn trưởng, và chắc chắn là ông sẽ đồng ý, nhưng cô nhất quyết chối từ. Cô bảo là chính ông Trung đoàn trưởng cũng đã từng khuyên cô như thế, nhưng cô xin được ở lại để có thể gần gũi lo lắng cho anh em thương binh và những gia đình lên tìm thăm mộ tử sĩ.

Một hôm, khoảng 1 giờ sáng, địch quân pháo kích dữ dội để hỗ trợ một toán đặc công của chúng xâm nhập vào căn cứ, Trung úy Kim luôn có mặt bên cạnh chúng tôi, chạy dọc theo giao thông hào, tiếp tế lựu đạn, đạn đại liên cho anh em phòng thủ, và tiếp tay với các y tá băng bó chăm sóc cho các binh sĩ bị thương.

Vào những ngày yên ả hiếm hoi, Kim phụ trách nấu cơm và ăn chung với đám chúng tôi. Trong tình thân thiện, tôi hỏi tại sao Kim có bằng cấp cao, lại là ái nữ của một sĩ quan cao cấp ở Bộ Quốc Phòng mà lại tình nguyện ra một đơn vị chiến đấu, hiểm nguy và khổ nhọc. Ngập ngừng một lát, rồi với hai hàng nước mắt, Kim kể cho chúng tôi nghe tâm sự thật buồn của cô:

- Kim có một người bạn trai cùng học Văn Khoa, sau này trở thành người yêu rồi vị hôn phu. Cuộc tình đang thời kỳ mặn nồng thì anh nhận lệnh động viên nhập ngũ vào Thủ Đức. Ra trường, được thuyên chuyển về chính Sư Đoàn 23 BB này, nhưng chỉ sau sáu tháng anh đã hy sinh trong một trận chiến ở Quảng Đức. Kim đã tình nguyện vào Trường Nữ Quân Nhân và sau khi tốt nghiệp đã xin ra đơn vị của người yêu ngày trước, để được sống và chiến đấu bên bóng dáng và linh hồn của anh, của người tình mà cô đã từng hứa hẹn cả một đời bên nhau chung thủy. Những lúc hiểm nguy, cô luôn tưởng tượng có người yêu mình bên cạnh, cùng chiến đấu, chở che, nên rất an tâm, bình tĩnh, và cảm nhận có những phút giây thiêng liêng hạnh phúc.

Một cuộc tình thật đẹp và cũng thật bi tráng trong thời đất nước chinh chiến điêu linh.

Cuối năm 1974, sau khi được thăng cấp đại úy, Kim có lệnh thuyên chuyển về một đơn vị tại Sài gòn, (dường như là Tổng Y Viện Cộng Hòa). Cô quyến luyến giã từ đơn vị với bao tiếc thương của đồng đội và đặc biệt, của những người vợ lính từng được cô thăm nom, an ủi và chia sẻ cả những giọt nước mắt chân tình. Và cũng từ ngày ấy chúng tôi mất liên lạc nhau. Chiến trường ngày quá nặng nề, chúng tôi chỉ còn biết có súng đạn và mục tiêu trước mặt, không còn chút thì giờ rảnh rỗi nào để liên lạc hay tìm thăm những đồng đội cũ – vì lý do này hay lý do kia – đã rời khỏi đơn vị.

Năm 1978, trong một trại tù ở Hoàng Liên Sơn, tôi bất ngờ gặp thân phụ của Kim. Vị đại tá trông rất đạo đức hiền lành giờ cùng tôi mang thân phận tù đày. Tôi tìm đến ông khi nghe một tên cai tù gọi đúng tên ông mà tôi được biết từ lâu, khi Kim kể cho chúng tôi nghe về người cha mà cô hết lòng yêu thương kính phục. Vì tuổi già, bệnh hoạn, sức yếu, ông được bọn cai tù cho miễn ra ngoài lao động, ở nhà phụ trách quét dọn khu hội trường và sân trại. Tôi hỏi ông về Kim, được biết là cô cũng đang ở một trại tù khác trong Nam. Khi nghe tôi kể về Kim, người nữ sĩ quan mà cả đơn vị tôi đều yêu thương mến mộ, ông rơm rớm nước mắt rồi mơ hồ như đang nhìn về một cõi xa xăm nào đó.


Vài tháng sau, chuyển trại, tôi không còn gặp lại ông nữa. Không biết là ông có còn sống qua bao năm tù đày nghiệt ngã để còn gặp lại vợ con, đặc biệt là cô con gái nối nghiệp ông, tình nguyện vào quân đội, chọn chốn hiểm nguy sinh tử, trong khi tương lai đang là cả một bầu trời xanh bao la mở ra trước mặt. Và trên tất cả, là một Sĩ Quan Nữ Quân Nhân ưu tú, phục vụ hết lòng không chỉ vì trách nhiệm mà bằng tất cả trái tim mình.

Tôi còn nhớ, sau trận chiến Kontum, cô được tưởng thưởng nhiều bằng tưởng lục và một anh dũng bội tinh với ngôi sao đồng. Nhưng có lẽ không có tấm huy chương nào giá trị và cao quí hơn bằng tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ mà tất cả đồng đội cùng những người vợ lính – dù còn sống hay đã hy sinh – đã dành cho cô.

Ra hải ngoại, bạn bè cùng đơn vị hỏi thăm tin tức, tìm kiếm nhau. Chúng tôi đã có cơ hội gặp lại hay biết tin khá đầy đủ về những đồng đội thân quen thuở trước, ngoại trừ Kim. Trong một dịp được gặp bà cựu Trung Tá Nguyễn Hạnh Nhơn và vài chị trong Hội Nữ Quân Nhân, chúng tôi có hỏi thăm và nhờ tìm kiếm tin tức Kim, nhưng không ai biết.

Không biết bây giờ Kim ở đâu và cuộc sống ra sao, sau ngày “tan đàn rã nghé”, khi mà đơn vị chúng tôi có một thời cùng phục vụ, cùng chiến đấu bên nhau, luôn thắm đẫm nghĩa tình “huynh đệ chi binh” đã không còn tồn tại nữa. Có chăng chỉ còn trong ký ức, qua những giây phút chạnh lòng hồi tưởng về một thời lửa đạn, sống từng ngày giữa lằn ranh sống chết quá mong manh, nhưng cũng rất hào hùng và đẹp đẽ biết bao nhiêu!

Mỗi lần đất khách gặp nhau, chúng tôi luôn nhắc nhở tới Kim, người nữ sĩ quan đã để lại trong lòng chúng tôi một hình ảnh vừa anh thư khả ái vừa kiêu hùng, mà những người bạn, những đồng đội ngày xưa, và những người vợ, con của lính, vẫn còn nợ cô một lời cám ơn chưa kịp nói, và có thể sẽ không bao giờ có cơ hội để được nói cùng cô. Xin cầu mong mọi điều tốt đẹp cho Kim. Dù cô đang sống ở một nơi xa xăm nào đó, Thượng Đế từ tâm chắc không thể bất công với những con người có một tấm lòng trung trinh, khí khái, và nhân hậu như cô.

(*) Kim không phải là tên thật. Vì có thể cô còn sống ở VN. Để tránh phiền phức, người viết xin phép dùng tên Kim thay cho tên thật của cô.

Phạm Tín An Ninh

SOURCE:

https://sites.google.com/site/datutieuvuparis/van-hoc-mien-nam/truyen-ngan/cau-chuyen-ve-mot-nu-quan-nhan-va-mot-loi-cam-on-chua-kip-noi

.

Đài Phát Thanh Saigon Dallas – 1600AM Phỏng vấn Điệp Mỹ Linh

 CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Phượng Vi Thực hiện, Jan/27/2021


Phượng Vi.- Thưa quý thính giả, hôm nay Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật mời nhà văn Điệp Mỹ Linh trình bày những câu chuyện rất thú vị về cuộc đời, qua những tác phẩm của bà, nhất là cuốn Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975. Đây là một tài liệu lịch sử quý giá và được biết bà đang chuyển ngữ sang tiếng Anh để thế hệ trẻ có thể đọc và hiểu được.

Kính chào cô Điệp Mỹ Linh, rất vui được cô nhận lời nói chuyện hôm nay. Cô khỏe không. Houston mưa nắng ra sao?

ĐML.- Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý thính giả, mến chào cô Phượng Vi. Houston mấy hôm nay trời âm u, mưa nhè nhẹ. Hôm nay nắng, đẹp.

Phượng Vi.- Thưa cô, cầm cuốn Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, Phượng Vi cảm thấy ngưỡng mộ một phụ nữ tài năng như cô, đã bỏ công viết một cuốn sách quân đội rất kỹ lưỡng. Để hoàn thành cuốn tài liệu này cô đã mất bao nhiêu thời gian? Bắt đầu như thế nào để cô có cảm hứng viết được một tác phẩm đồ sộ và giá trị như thế?

ĐML.- Cảm ơn lời khen tặng của cô. Tôi bắt đầu viết cuốn tài liệu Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 vào đầu năm 1976; xuất bản năm 1990.

Trong thời gian cuộc chiến Việt Nam ở vào giai đoạn quyết liệt, tôi muốn viết tường thuật về những trận chiến trong các vùng sông rạch; vì vậy, tôi thường tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp trên sông của nhiều đơn vị tác chiến Hải Quân.      Chính trong các cuộc hành quân hỗn hợp đó tôi mới thấy được tận mắt sự can cường, sự liều lĩnh đến độ phi thường cũng như sự hy sinh vô bờ của người Lính Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.). Cũng chính trong các cuộc hành quân trên sông rạch đã khơi dậy trong tim tôi tình yêu Quê Hương nồng nàn; vì tôi nhận ra vẻ đẹp thầm kín của Quê Mẹ đau thương ẩn hiện trên những dòng sông đầy mìn bẫy do cộng sản Việt Nam (c.s.V.N.) cài đặt.

Từ tình yêu Quê Hương, từ lòng cảm phục của tôi đối với người lính V.N.C.H. và cũng từ biến cố 30 tháng Tư, 1975, nhìn cả Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H. lầm lũi tiến, cố đưa đồng bào và quân bạn thoát khỏi gông cùm của c.s.V.N., tôi dành cho quân chủng Hải Quân V.N.C.H. tất cả niềm thương mến. Thế là những truyện ngắn, tùy bút, hồi ký của tôi thường có liên quan đến Hải Quân.

Nhờ đọc những bút ký và truyện ngắn của tôi, cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc –nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Quân Lực V.N.C.H. – khuyên tôi nên viết về cuộc di tản của Hải Quân V.N.C.H.

Nhận thấy viết về cuộc di tản của Hải Quân năm 1975 là một dự án quá lớn lao, tôi từ chối. Sau đó, bất cứ khi nào gặp tôi, cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng nhắc nhở, khuyến khích tôi viết về cuộc di tản. Tôi chỉ cười.

Hôm dự tiệc tại nhà tôi, Tướng Vĩnh Lộc ở lại sau cùng để kể cho ông Minh – Bố của các con tôi – và tôi nghe về trận chiến hào hùng, đẩm máu tại cứ điểm chiến lượt Pleime, khi Tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Tôi bị xúc động mạnh về sự chiến đấu hào hùng của quân nhân V.N.C.H. đồn trú tại Pleime. Thế là truyện ngắn Người Trở Lại Pleime ra đời và tôi nhận lời của Tướng Vĩnh Lộc để viết về cuộc di tản mang tích cách lịch sử của Hải Quân V.N.C.H.

Tôi khởi viết cuốn Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 bằng những cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại có thu băng. Nhiều vị không đồng ý trả lời qua điện thoại, ông Minh và tôi – vào cuối tuần – phải “bay” đến thành phố các vị đó cư ngụ để tôi lo việc phỏng vấn và ông Minh cũng có niềm vui riêng với bạn hữu.  

Tất cả sĩ quan cao cấp, các vị Hạm Trưởng và hầu hết Chỉ Huy Trưởng các đơn vị tác chiến Hải Quân đều hết lòng giúp tôi. Thời điểm đó computer chưa được thông dụng. Tôi phải nghe băng, viết ra, chọn lựa, đúc kết, tổng hợp theo thứ tự đơn vị, thời gian và vùng hành quân. Tôi cũng phải mượn tài liệu từ thư viện Hoa kỳ để tìm hiểu về những chi tiết không thuộc phạm vi Hải Quân V.N.C.H.

Phượng Vi.- Khi liên lạc với cô, được biết phu quân của cô là Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh, ông không thích cô đàn, không thích cô viết, như vậy trong khi cô viết rất nhiều, phỏng vấn nhiều nhân vật, thì cô phải làm sao để hoàn thành nhiều mục như thế? Nhất là trong những trận chiến cuối cùng, một mất, một còn với Việt cộng, như cuộc rút quân tại các vùng duyên hải: Qui Nhơn, Nha Trang, Thuận An, v.v...khi viết những tài liệu đó, cô phải làm sao?

ĐML.- Như phần trên tôi đã trình bày: Tôi không có mặt trong các cuộc rút quân từ vùng I Duyên Hải. Những chi tiết chính xác trong các cuộc rút quân bằng đường thủy dọc theo lãnh hải của V.N.C.H. là do sự tường thuật rất trung thực của tất cả Hạm Trưởng đã tham dự các cuộc chuyển quân và dân từ Vùng I, vùng II Duyên Hải về Phú Quốc và Saigon. Tôi chỉ là người ghi lại, sắp xếp theo thứ tự thời gian và không gian.

Về câu hỏi có tính cách riêng tư, tôi xin xác định: Thời mới lớn, tôi không có ước vọng cầm bút. Từ bé, tôi rất say mê và có năng khiếu về âm nhạc; nhưng Ba Má tôi nhất quyết không cho tôi trở thành nghệ sĩ trình diễn – dù nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Canh Thân đã nhiều lần khuyến khích Ba tôi. Tôi từng đàn Accordéon và hát trong ban ca nhạc Bình Minh, đài phát thanh Nha Trang, từ giữa thập niên 50 đến đầu thập niên 60; dùng tên thật, Thanh Điệp.

Không ngờ, sau đám cưới, ông Minh mới tỏ ý không muốn tôi chơi đàn hoặc tiếp tục đường học vấn – thời điểm đó tôi đang học tại trường đại học Luật Khoa Saigon – vì ông Minh chỉ muốn tôi dành thì giờ cho chồng con.

Thấy tôi buồn vì không chơi đàn nữa, Ba tôi – bút hiệu Điệp Linh – dạy tôi viết văn. Tôi lại không ngờ ông Minh cũng không muốn tôi viết văn; thế là tôi phải dùng vài bút hiệu khác nhau như Nguyễn Thị Kiều Lam, Thủy Điện, Điệp Mỹ Linh.

Tôi đàn, ông Minh có thể biết, vì phát ra âm thanh; nhưng tôi viết, ông Minh khó biết. Những lần tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp, trong khi ông Minh đứng gần mũi chiếc Command để trực tiếp chỉ huy, tôi ngồi bên trong, quan sát chiến trận và ghi chép. Khi ông Minh đi họp hành quân, tôi viết, cho vào phong bì, ghi địa chỉ tòa báo, gửi tiền, nhờ mấy anh hỏa đầu vụ – lúc đi chợ – ghé bưu điện, mua tem, gửi giùm tôi. Đó là lý do trước tháng Tư năm 1975 tôi không thể viết nhiều.

Sau khi tị nạn tại Hoa Kỳ tôi mới nhận ra vị thế của người phụ nữ không phải chỉ là cái bếp, ông chồng và đàn con. Thế là tôi “tuyên chiến” với ông Minh! Ông Minh chỉ im lặng. Sau đó, khi nào ông ấy vui, ông ấy để yên cho tôi viết; khi nào ông ấy không vui, tôi ra nhà lan hoặc garage để viết. Đó là lý do tại sao suốt mấy mươi năm qua, cuốn tài liệu Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 vẫn chưa được dịch ra ngoại ngữ; vì ông Minh bảo khi thực hiện cuốn tài liệu đó, chỉ tiền máy bay để tôi đi phỏng vấn cũng nhiều rồi. Gần đây tôi mới tìm được người để chuyển ngữ cuốn tài liệu Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975, từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Friday, January 29, 2021

“Colonel Mike” The Origins of the MIKE Force in Vietnam

By Kenneth Finlayson

From Veritas, Vol. 5, No. 2, 2009


1965 was a critical year in the course of the Vietnam War. A resurgent Communist Viet Cong (VC) joined with a growing number of North Vietnamese Army (NVA) units to launch a general offensive against the South Vietnamese Army and its American allies. The frequency and ferocity of the Communist attacks were largely responsible for accelerating the deployment of American conventional forces in 1965. The U.S. Army made its role as advisors to the South Vietnamese Army secondary and took on an increasingly greater role in ground combat operations against the Communist forces. U.S. Army Special Forces (SF) also adapted to these changing tactics. SF became more aggressive in finding and fixing the VC and NVA units and interdicting supply lines into South Vietnam. One long-lasting change that resulted from the 1965 VC offensive was the creation of the MIKE Force.

MIKE Force Patch

 

LINK TO READ:

https://drive.google.com/file/d/1laYmz8p_r6hRmlnmyu5n0fftgkaIK_SM/view?usp=sharing

 

.

CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ

 Wednesday, July 25, 2012


        


Với sự thành lập các đơn vị Du Kích Lưu Động, Hành Quân Sigma và Omega, trong khoảng thời gian từ tháng Tám đến tháng Mười năm 1966, khả năng về “Chiến Tranh Ngoại Lệ” của Lực Lượng Đặc Biệt gia tăng. Một trong những đặc tính cơ bản của LLĐB là khả năng mở những cuộc hành quân ngắn hay dài hạn trong vùng địch quân kiểm soát.

        Đó là những đóng góp của LLĐB trong cuộc chiến tại Việt Nam. Những phương thức về Chiến Tranh Ngoại Lệ được soạn thảo và thực hành nhằm đáp ứng ba nhiệm vụ: thâu thập tin tức tình báo tác chiến, ngăn chặn phá hoại đường tiếp vận của địch vào miền nam Việt Nam, và tìm kiếm thâu hồi các quân nhân Hoa Kỳ và Đồng Minh mất tích trong vùng Đông Nam Á.

        Hai loại hành quân đặc biệt thường được xử dụng trong Chiến Tranh Ngoại Lệ là những cuộc hành quân biệt kích xâm nhập vào khu vực hoạt động để lấy tin tức về đơn vị địch (quân số, hỏa lực, v.v...). Loại hành quân đặc biệt thứ hai là tổ chức những đơn vị Du Kích Lưu Động hoạt động trong lòng địch để phá hoại, gây tình trạng bất an cho địch quân.

        Cả hai loại hành quân đặc biệt trên đều dựa trên nền tảng, huấn luyện kỹ càng, tổ chức và yểm trợ hiệu quả, binh sĩ là những người điạ phương, sẽ đem về những kết qủa tốt nhất. Chẳng hạn như, đánh dấu vị trí quân địch, căn cứ, binh trạm, và những kho tiếp vận. Những đơn vị đặc biệt này cần có người Hoa Kỳ làm cố vấn, trợ giúp và yểm trợ hành chánh, tiếp vận. Thí dụ như trong chương trình phát triển lực lượng Dân Sự Chiến Đấu, tất cả mọi cuộc hành quân đặc biệt đều nằm trong khuôn khổ đó (DSCĐ, xử dụng người điạ phương).

        Đơn vị Du Kích Lưu Động được thành lập vào mùa Thu năm 1966, được thay đổi, xắp xếp lại từ phương thức tổ chức các đơn vị Xung Kích Lưu Động (Mike Force). Những đơn vị Du Kích Lưu Động được tổ chức, huấn luyện, trang bị để có thể hoạt động trong những khu vực mà trước đây địch quân (VC, quân đội Bắc Việt) coi như Thiên Đàng. Thường những khu vực này chưa từng bị quân đội Đồng Minh càn quét hay cho biệt kích xâm nhập, dò thám.

        Là đơn vị du kích, lưu động, binh sĩ trong đơn vị này sẽ xâm nhập vào ngăn chặn đường tiếp vận, chuyển quân của địch. Tổ chức dò thám, tìm kiếm các đơn vị, các nơi đóng quân cùng với tin tức về hướng di chuyển của địch. Khi khám phá ra một binh trạm của địch, đơn vị du kích lưu động sẽ tìm cách tấn công tiêu diệt hoặc quấy rối nếu quân số của địch quá đông và phòng thủ chắc chắn. Phá hoại đường giao liên, liên lạc, đường mòn di chuyển của địch bằng cách đặt mìn, tổ chức những cuộc phục kích. Trường hợp đơn vị du kích lưu động khám phá ra nhà kho, cơ sở tiếp liệu, họ sẽ phá hoại hoặc chỉ điểm cho phi cơ oanh kích.

        Đơn vị du kích lưu động được đưa vào khu vực xâm nhập bằng mọi phương tiện. Khi đã vào trong vùng địch kiểm soát, họ xử dụng du kích chiến, phá hoại và luôn di động, không đóng quân tại một vị trí cố định. Các đơn vị này có thể hoạt động trong vùng địch khoảng từ một đến hai tháng, mọi vấn đề tiếp tế sẽ được đem vào bằng phương tiện trực thăng hoặc thả dù. Không như các đơn vị chính quy, Du Kích Lưu Động được hoàn toàn tự do hoạt động trong vùng địch để đạt hiệu qủa tốt nhất. Khi vào vùng hành quân, họ trở thành những “chủ nhân ông” của khu rừng, kể cả vấn đề không trợ (làm theo yêu cầu của họ).

        Sự khác biệt giữa Du Kích Lưu Động (MGF) và Xung Kích Lưu Động (MSF, Mike Force) ở chỗ, đơn vị du kích lưu động hoàn toàn do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ chỉ huy, đặt dưới quyền chỉ huy của một toán A LLĐB/HK. Trong khi đó các đơn vị Xung Kích Mike Force được chỉ huy hỗn hợp LLĐB Việt-Mỹ từ tháng Mười Hai năm 1966. Du kích lưu động hoàn toàn hoạt động biệt lập trong khu vực trách nhiệm, không được sự yểm trợ hoặc tiếp viện của đơn vị bạn.

        Du Kích Lưu Động được tổ chức tương tự như đơn vị Xung Kích Mike Force, được tăng cường thêm một trung đội viễn thám 34 người. Cấp đại đội du kích lưu động không có trung đội súng nặng, chỉ có mấy khẩu đại liên M-60. Thường, trung đội viễn thám được đưa vào khu vực hoạt động trước để dò thám, thâu thập tin tức và tìm vị trí thuận tiện để nhận đồ tiếp tế. Để giữ bí mật cho đơn vị du kích lưu động, những đồ tiếp tế được cho vào vỏ qủa bom 500 cân Anh và được phi cơ chiến đấu A1-E Skyraider thả xuống trong một phi vụ oanh kích giả.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

ĐẠI ĐỘI 3 MIKE FORCE

 Friday, May 6, 2011

8/11/1966 – 12/11/1966


Clyde J. Sincere Jr., Commander, II Corps MF October ’66 – May ‘67

        Bối cảnh: trong thời gian tháng Mười Một năm 1966, lực lượng Xung Kích Mike Force trên quân đoàn II gồm có ba toán A LLĐB/HK, A-217, A-218, và A-219. Sau đó, thêm một toán A LLĐB được bổ xung để thành lập bộ chỉ huy B LLĐB, B-20. Lực lượng xung kích Mike Force co trên 1000 quân DSCĐ, đa số thuộc sắc dân Jarai và Rhade, một số ít thuộc các bộ lạc người Koho, Sedang, và các bộ lạc người Thượng khác trên vùng cao nguyên. Đạo quân DSCĐ này được sự chỉ huy của quân nhân Mũ Xanh, LLĐB/HK trong các toán A. Trong thời gian tôi phục vụ, không có quân nhân LLĐB/VN được chỉ định vào chức vụ chỉ huy.

        Tài liệu này ghi lại các hoạt động của đại đội 3 xung kích Mike Force, Mike Force quân đoàn II, trong chuyến hành quân phối hợp với các đơn vị Bộ Binh thuộc sư đoàn 4 BB/HK trong thời gian từ ngày 8 đến ngày 12 tháng Mười Một năm 1966 trong khu vực gần biên giới Việt-Miên và nơi phiá bắc thung lũng Plei Trap.

        Vào khoảng ngày 6 tháng Mười Một năm 1966, tôi được lệnh trình diện trung tá Eleazer “Lee” Parmly IV, chỉ huy trưởng, bộ chỉ huy B, liên đoàn 5 LLĐB/HK trên Pleiku. Lúc trình diện, trung tá Parmly chỉ thị cho tôi, chuẩn bị một đại đội xung kích Mike Force để tham dự hành quân phối hợp với hai đại đội Dân Sự Chiến Đấu, lấy từ trại LLĐB Dức Cơ, và Plei Djereng. Lực lượng DSCĐ hoạt động độc lập trong khu vực trách nhiệm của họ, thăm dò mục tiêu, tìm địch quân cho các cuộc hành quân “Lùng và Diệt” do sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ tổ chức trong khu vực phiá bắc trại LLĐB Plei Djereng, phiá nam sông Sa Thay, lên đến khu vực tam biên.

        Tôi chọn đại đội 3 xung kích Mike Force dưới quyền chỉ huy của trung úy Robert C. Jacobelly, đại diện lực lượng xung kích Mike Force trên quân đoàn II tham dự cuộc hành quân. Đại đội 1 Mike Force dưới quyền chỉ huy của trung úy Larry Dring, vừa lên thay trung úy Neal Y. Pickett, thuyên chuyển qua đơn vị LLĐB khác. Đại đội 1 sẽ làm trừ bị, ứng chiến nhận lệnh trực tiếp từ trung tá Parmly, chỉ huy trưởng B-20 LLĐB, hoặc đại tá Francis Kelly, chỉ huy trưởng liên đoàn 5 LLĐB/HK.

        Ngoài ra còn đại đội 2 xung kích Mike Force dưới quyền trung úy Gilbert Jenkins, sẽ trở về hậu cứ ngày 9 tháng Mười Một, sau chuyến hành quân Blackjack 21 (Lực Lượng Du Kích Lưu Động 777) trong thời gian từ ngày 9 tháng Mười đến 9 tháng Mười Một năm 1966. Một sự trùng hợp, khu vực hành quân của Blackjack 21 cũng là khu vực hành quân được trao phó cho đại đội 3 xung kích Mike Force trong ngày 8 tháng Mười Một.

        Trong hành quân Blackjack 21, đại đội 2 xung kích Mike Force đặt dưới quyền chỉ huy của đại úy James Fenlon, do chính đại tá Kelly chọn lựa mặc dầu tôi phản đối. Đại đội 4 xung kích Mike Force dưới quyền chỉ huy của trung úy Andrew Irzyk, vẫn còn trong thời gian tuyển mộ, tổ chức, huấn luyện, chưa sẵn sàng tham dự hành quân.

        Sáng ngày 8 tháng Mười Một năm 1966, đại đội 3 xung kích Mike Force gồm có trung đội trinh sát, bốn trung đội kinh binh được trực thăng vận từ căn cứ ở Pleiku đến bãi đáp Lane gần biên giới Miên, đã được một đại đội thuộc sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ an ninh. Đại đội 3 Mike Force dưới quyền chỉ huy của trung úy Jacobelly, còn có thêm trung sĩ nhất Frank Huff, Robert Ramsey và trung sĩ Danny Panfil.

        Đại đội xung kích Mike Force được lệnh lục soát khu vực hướng bắc, cách biệt với hai đại đội Dân Sự Chiến Đấu (Plei Djereng và Đức Cơ). Trong lúc thuyết trình kế hoạch hành quân cho vị chỉ huy trưởng, trung tá Parmly cố vấn, nên cho thêm mấy quân nhân Mũ Xanh tham dự cuộc hành quân. Tôi quyết định đi theo đại đội 3 Mike Force cùng với thượng sĩ Frank Quinn. Các trực thăng UH1-D để đưa đại độỉ 3 Mike Force vào vùng hành quân không đủ nên phải bay nhiều chuyến, kết qủa trễ ba tiếng đồng hồ như dự trù.

        Sau đó đại đội Mike Force di chuyển lên hướng đông bắc. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, toán quân tiền phương, đụng nhằm một đơn vị phòng không của địch đang lập vị trí đặt súng. Trông thấy lính Mike Force, địch quân phát hoảng bỏ súng chạy, có lẽ chúng nghĩ rằng trực thăng sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ đang chở quân, đồ tiếp liệu đến vùng hành quân, không ngờ quân LLĐB. Nghe tiếng súng nổ, sĩ quan chỉ huy đại đội 3 Mike Force, “Jake” Jacobelly cùng với tôi chạy lên, và Jake bị một vết thương nhẹ nơi cánh tay, đó cũng là tổn thất duy nhất của đại đội Mike Force. Một điều đáng chú ý là Danny Panfil bắn chết một người lính Bắc Việt rất to con, rất có thể là cố vấn Trung Cộng. Đại đội Mike Force tịch thâu hai khẩu đại liên phòng không 12.7 ly cùng với 35 ba lô (cả một trung đội phòng không).

        Jake xin trực thăng chở ba lô tịch thâu được về bộ tư lệnh sư đoàn 4 BB, để phòng 2 sư đoàn điều tra thêm tin tức về địch quân. Hai khẩu đại liên phòng không 12.7 ly, Jake muốn giữ lại vì đó là chiến công của đơn vị và sẽ được thưởng. Tuy nhiên đại đội Mike Force vẫn phải tiếp tục di chuyển, lục soát, đem theo hai khẩu súng tịch thu của địch cùng với những thùng đạn là một gánh nặng cho binh sĩ, nên cuối cùng phải xin trực thăng đến đem đi.

        Lần này trực thăng Jake báo cáo về bộ chỉ huy B-20 LLĐB, xin một trực thăng đến một khoảng trống trên đường tiến quân của đại đội Mike Force chở hai khẩu súng phòng không cùng đạn dược về Pleiku. Tiếp tục tiến quân, lục soát, đại đội 3 Mike Force tìm thấy một căn cứ đóng quân bỏ trống cấp trung đoàn của quân đội Bắc Việt, với những dẫy nhà làm bằng tre, dưới những tàn cây rậm rạp, che kín mặt đất. Căn cứ đóng quân của địch có nhà ăn, nhà ngủ, khu huấn luyện. Jake ra lệnh phá hủy căn cứ của địch, trước khi rời khu vực, vào sáng ngày hôm sau. (đại đội 3 xung kích Mike Force tặng đại tá Frances Kelly một khẩu 12.7 ly, được trưng bầy trong bộ chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB/HK ở Nha Trang. Vị chỉ huy trưởng cuối cùng là đại tá Mike Healy, đem khẩu súng về Hoa Kỳ. Hiện tại khẩu đại liên phòng không 12.7 ly của quân đội Bắc Việt do đại đội 3 xung kích Mike Force tịch thâu ngày 8 tháng Mười Một năm 1966 được trưng bầy bên ngoài viện bảo tàng Chiến Tranh Đặc Biệt John F. Kennedy, vị tổng thống Hoa Kỳ xây dựng đạo quân Mũ xanh LLĐB Hoa Kỳ).

        Sáng sớm ngày 9 tháng Mười Một, đơn vị Mike Force tiếp tục tiến quân theo lộ trình bắc, tây bắc dọc theo con đường vừa mới khám phá, đủ rộng để xe vận tải Molotova di chuyển. Tôi đi theo trung đội có nhiệm vụ “khuân vác” hai khẩu đại liên phòng không 12.7 ly đến bãi đáp trực thăng để đem về Pleiku.

        Mọi chuyện diễn ra êm xuôi, sau đó tôi đi theo đại đội 3 Mike Force. Jake xử dụng toán trinh sát đi đầu trục tiến quân. Khu vực đoàn quân đang di chuyển, có vẻ trống trải vì con đường di chuyển của địch, nhưng đến buổi trưa, đoàn quân vào trong một khu rừng với cành lá rậm rạp, âm u. Jake không rõ vị trí chính xác của đơn vị, nên cùng với Frank Huff, và Bob Ramsey dắt theo một trung đội hộ tống đi tìm một khoảng đất trống để xác định điểm đứng.

        Họ lên một sườn núi nằm hai bên con đường mòn. Trong khi Jake đang xử dụng bản đồ, điạ bàn để xác định điểm đứng, một binh sĩ báo động, có và tên địch đang di chuyển trên một con đường mòn nhỏ hướng tây bắc, về hướng trung đội Mike Force. Cả trung đội Mike Force báo động, nằm im chờ đợi. Khi mấy tên địch đến một thân cây đổ, nằm vắt ngang một giòng suối, trung đội Mike Force nổ súng, mấy tên lính Bắc Việt chưa kịp bắn trả lại một viên.

        Jake cùng với DSCĐ ra lục soát, họ tìm thấy dấu vết có người chạy thoát. Toán quân trải rộng ra tìm thấy người lính Bắc Việt nằm chết trong rừng cách chỗ bị “phục kích” khoảng 50 thước. Trung đội Mike Force thâu nhặt chiến lợi phẩm rồi quay trở về đại đội. Trong khoảng thời gian đó, nhiều tổ báo động cho biết những toán quân nhỏ của địch xuất hiện tại nhiều nơi. Jake ra lệnh cho đại đội dừng quân lập tuyến phòng thủ đêm. (Sau này tài liệu tịch thu được trong trận đánh giữa tiểu đoàn 1/12, sư đoàn 4 BB Hoa Kỳ cho biết, trung đoàn 88 Bắc Việt được lệnh tránh đụng độ với các đơn vị DSCĐ người Thượng. Họ đợi lính bộ binh Hoa Kỳ vào trận điạ mới tấn công. Và kết quả đêm ngày 10 tháng Mười Một, trung đoàn 88 Bắc Việt tấn công tiểu đoàn 1/12 dưới quyền trung tá J. “Dick” Lay. Tài liệu cũng cho biết cấp chỉ huy trung đoàn 88 xử dụng hơn một tiểu đoàn tấn công các đại đội DSCĐ do LLĐB/HK chỉ huy ngày 11/11/1966).

        Sáng sớm ngày 10, đại đội 3 xung kích Mike Force tiếp tục tiến quân về hướng tây, biên giới Việt-Miên. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, toán quân đi đầu báo động, nghe tiếng người nói phiá trước, và cả đại đội tản ra hai bên, phục kích. Sáu người lính Bắc Việt đầu hàng, rồi bỏ chạy, bị bắn chết tại chỗ ba tên, một bị thương nhưng chạy thoát, hai bị bắt sống.

        Sau đó, đại đội Mike Force di chuyển đến một khu vực trên bản đồ có tên là “Pali Wali Dry Lake Bed”, biên giới giữa hai quốc gia Việt, Miên. Đó là một hồ cạn nước, và Jake quyết định cho đại đội lập tuyến phòng thủ đêm bên bờ phiá đông. Một trung đội được lệnh lên nằm tiền đồn cách tuyến phòng thủ đại đội 200 thước. Tôi xin trực thăng về Pleiku và đem theo hai tù binh bắt được lúc ban chiều.

        Trong khi đại đội Mike Force lập tuyến phòng thủ đêm bên bờ hướng tây của hồ cạn, Bob Ramsey, Frank Huff cùng với trung đội trinh sát đi thám sát phiá bên kia hồ, trên phần đất Miên. Họ khám phá ra nhiều con đường mòn, được xử dụng rất thường xuyên. Trong lúc thám sát khu vực, họ có linh cảm những toán trinh sát của địch cũng đang theo dõi các hoạt động của đại đội Mike Force.

        Lúc trở về, Bob báo cáo những điều này lên cho Jake, và anh ta ra lệnh cho cả đại đội sẵn sàng ứng chiến. Trung úy chỉ huy đại đội Mike Force cũng tin rằng địch quân đang chuẩn bị... chuyện gì đó. Để tránh bị theo dõi và để cho địch bối rối, Jake đợi cho đến lúc gần tối mới xắp xếp vị trí đóng quân đêm. Đồng thời ra lệnh cho Bob và Frank đem một trung đội qua bên kia bờ hồ cạn, góc tây bắc nơi giao điểm của nhiều con đường mòn, làm tiền đồn.

        Ra đến vị trí nằm tiền đồn, Bob mới nhận thấy có nhiều con đường rộng lớn chứ không phải đường mòn. Anh ta ra lệnh cho binh sĩ Thượng đặt mìn Claymore, căn dặn phải làm gì khi bị tấn công, đường rút lui về đại đội. Bên này Jake chuẩn bị yếu tố tác xạ cho pháo binh 175 ly yểm trợ nhưng được cho biết, vị trí đóng quân của đại đội Mike Force đã ra ngoài tầm bắn đại bác 175 ly.

        Khoảng sáu giờ sáng hôm sau, trung đội tiền đồn báo động. Bob ra chỗ người lính Thương canh gác, trông thấy rõ ràng, đoàn quân Bắc Việt đang di chuyển đến vị trí đóng quân của trung đội tiền đồn. Binh sĩ người Thượng khai hỏa quá sớm làm lính Bắc Việt nổi điên. Toán lính tiền phương Bắc Việt khựng lại rồi biến mất. Frank Huff lập tức báo cáo cho Jake và xin pháo binh yểm trợ, nhưng được trả lời không có vì đơn vị đã ra khỏi tầm bắn đại bác 175 ly.

        Chỉ vài phút sau, quân đội Bắc Việt bắt đầu tấn công trung đội tiền đồn. Bob báo cáo lên cho Jake và được lệnh rút lui trở lại bên này bờ hồ cạn cùng với đại đội. Bob bắn một viên đạn mầu (flare, hỏa pháo) lên ra lệnh cho trung đội băng qua hồ cạn trở về phiá bên kia. Trong lúc rút lui, một binh sĩ bị trúng đạn nơi chân, nhưng vẫn qua được.

        Lúc đó súng đạn nổ vang khu rừng. Địch quân tấn công vào tuyến phòng thủ của đại đội Mike Force, và phi cơ quan sát FAC cùng với khu trục cơ A1 đang bao vùng. Loại phi cơ cánh quạt từ thời đệ nhị thế chiến yểm trợ “cận phòng” rất hiệu qủa, vì tốc độ bay chậm và thời gian “bao vùng” lâu hơn. Quân Bắc Việt đã mở ba đợt tấn công vào tuyến phòng thủ đại đội Mike Force nhưng bị đẩy lui. Quân bạn đã có tổn thất, thương vong. Chiếc FAC yêu cầu ném khói mầu đánh dấu bạn và địch để điều động thêm mấy phi tuần phản lực lên yểm trợ.

        Jake cùng với một binh sĩ Thượng bò lên tuyến đầu để ném qủa lựu đạn khói. Anh ta trông thấy đông đảo lính Bắc Việt, và khi vừa tung qủa lựu đạn khói ra, súng của địch lại nổ liên hồi, một viên trúng Jake, bị thương nặng nhưng vẫn còn tỉnh táo. Jake được Bob gọi thêm Danny Pamfil lên tiếp tay, lôi Jake vào bên trong phòng tuyến. Danny băng bó cho Jake rồi cuốn poncho để giữ ấm thân thể trong khi chờ trực thăng đến di tản. Trong khi đó Frank Huff thay Jake liên lạc với FAC để điều chỉnh trận oanh kích.

        Cùng lúc đó, một trực thăng chở Clyde cùng với đồ tiếp tế vào cho đại đội Mike Force. Chiếc trực thăng trúng nhiều đạn súng trường, Clyde vội vàng nhẩy ra khỏi chiếc trực thăng khi còn cách mặt đất khoảng 12 bộ, nhặt khẩu M-16 lên rồi chạy biến vào trong rừng. Bob nhớ lại lời Danny nói với anh ta “Cục cứt! anh ta (Clyde) chạy lạc hướng!”.

        Danny và Frank Quinn được chọn để đi tìm Clyde. Chỉ một lúc sau họ đem về được Clyde và Clyde tạm thời lên nắm quyền chỉ huy đại đội Mike Force. Đồng thời quân đội Bắc Việt cũng rút lui.

        Theo lời Clyde kể lại, sáng sớm ngày 11, một người vào trong phòng của anh cho biết, Jake cùng với đại đội 3 Mike Force bị một đơn vị cấp lớn chính quy Bắc Việt tấn công. Clyde chạy vào bộ chỉ huy B LLĐB, yêu cầu cho một trực thăng đưa anh ta vào trận điạ. Thật may, lúc đó có thiếu tá Al Cartwright, một phi công thâm niên trong phi đoàn trực thăng 281, biệt phái cho liên đoàn 5 LLĐB/HK và B-20 LLĐB đang có mặt và ông ta sẵn sàng chở Clyde cùng với đạn dược đem tiếp tế cho đại đội 3 Mike Force.

        Trong lúc đang bận rộn chất những thùng đạn lên trực thăng, trung úy Paul Hess, phụ tá trưởng ban 4 (tiếp liệu) cũng muốn đi theo. Tôi đồng ý và anh ta lên ngồi cạnh trung sĩ Hank Leonard, xạ thủ đại liên M-60 cửa bên phải. Tôi nói sơ qua hướng bay cho thiếu tá Cartwright biết, hồ cạn mà trực thăng xuống đón tôi chiều qua.

        Khi đến gần mục tiêu, Cartwright liên lạc với đại đội Mike Force và nhận được dấu hiệu khói vàng. Tuy nhiên lúc đó, đại đội Mike Force đã bị địch tấn công từ sáng phải lui về phiá sau, nên chiếc trực thăng đã bay quá đà. Chiếc trực thăng trúng nhiều đạn đại liên phòng không, cả hai Hess và Leonard đều chết ngay tức khắc. Viên phi công phụ cũng bị thương, và có lẽ cả người xạ thủ đại liên cửa bên trái cũng vậy. Thiếu tá Cartwright nói với tôi, phải bay lên cao, do đó tôi thủ khẩu M-16 nhẩy ra khỏi chiếc trực thăng...

        Trong khi đó, thiếu tá Cartwright khó khăn lắm mới lái được chiếc trực thăng trúng nhiều đạn bay về Pleiku. Ông ta cũng báo cáo tình hình chiến trường đang xẩy ra dưới đất, giữa đại đội 3 xung kích Mike Force và quân đội Bắc Việt.

        Đại úy Clyde Sincere nắm quyền chỉ huy đại đội Mike Force, sau khi duyệt xét lại tình hình, ông ta yêu cầu tiếp tế đạn dược. Đó cũng là một vấn đề, LLĐB/HK xử dụng M-16, binh sĩ Thượng đa số được trang bị Carbine M-1, vài khẩu M-2, hai trung liên BAR, hai đại liên 30 và mấy khẩu phóng lựu M-79. Tôi (đ/úy Clyde) yêu cầu tăng viện và được trả lời, một đại đội bộ binh thuộc sư đoàn 4 sắp vào vùng hành quân.

        Khoảng 2:00 giờ chiều, khu trục A1 Skyraider lên thả bom Napalm xung quanh tuyến phòng thủ đại đội Mike Force để cho địch quân phải tránh ra xa. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, chỉ huy phó B-20 LLĐB ngồi trên trực thăng chở đạn bay vào. Kinh nghiệm chuyến trực thăng trước do thiếu tá Cartwright lái, viên phi công “lạnh cẳng”, đạp những thùng đạn xuống từ trên độ cao 500 bộ, nhưng tất cả đều không bị hư hại (thùng đạn bị vỡ).

        Mấy tiếng đồng hồ sau, quân Mike Force có thể nghe tiếng đoàn trực thăng đưa đại đội bộ binh vào bãi đáp trực thăng ngay trên mặt hồ cạn. Có thêm quân tiếp viện, vấn đề phòng thủ trở nên vững chắc, bảo đảm hơn. Các thương binh đại đội 3 xung kích Mike Force được trực thăng tản thương đến đem đi, trong đó có Jake đã nằm kẹt trong chiến trường gần tám tiếng đồng hồ. Chúng tôi yêu cầu trực thăng di tản những binh sĩ Thượng tử trận, bị thương, nhưng coi bộ mấy ông phi công Lục Quân không thèm để ý đến người Thượng. Họ trả lời để “từ từ”, lo cho người Hoa Kỳ trước, làm tôi nổi nóng, lớn tiếng phản đối. (mấy tay này chưa từng sống, làm việc với người Thượng như LLĐB).

        Cho chắc ăn, để đám phi công khỏi “dọt” luôn, tôi ra lệnh cho Frank Quinn, Frank Huff, và Danny Pamfil lên mỗi người một trực thăng chở thương binh người Thượng về Pleiku. Cả ba LLĐB/HK cũng được lệnh ở lại Pleiku để lo an ủi thương binh, phụ giúp gia đình tử sĩ trong việc chôn cất những quân nhân người Thượng. Bob Ramsey cùng với tôi phối hợp với đại đội B, tiểu đoàn 1/12, sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ và phần còn lại của đại đội 3 xung kích Mike Force.

        Trung đoàn 88 Bắc Việt đã rút lui khỏi trận điạ. Bộ binh cùng với chúng tôi đi thâu dọn chiến trường. Chúng tôi đào một hố lớn chôn xác 58 binh sĩ Bắc Việt nơi phiá nam hồ cạn. Chúng tôi tịch thâu được nhiều vũ khí đủ loại trong đó có hai khẩu súng ngắn (K-54) do Nga Sô chế tạo. Hai khẩu súng ngắn này lấy được từ hai xác chết có lẽ của viên tiểu đoàn trưởng và sĩ quan hành quân Bắc Việt. Tôi cho Danny Pamfil một khẩu vì anh ta chiến đấu can đảm, còn khẩu kia, tôi cho Jake đang nằm trong bệnh viện. Tôi nghĩ rằng, trong những ngày sắp tới, có thể tịch thâu thêm khẩu súng ngắn (K-54) nữa... nhưng dịp may đó không bao giờ trở lại với tôi.

        Sáng ngày 12 tháng Mười Một, đại đội bộ binh cùng với đại đội Mike Force di chuyển về gần nơi đóng quân tiểu đoàn 1/12. Lúc đó, trung úy Larry Dring cùng với đại đội 1 xung kích Mike Force đã được trực thăng vận đưa vào vùng hành quân. Đại đội này sẽ tăng phái cho Bộ Binh cho đến khi cuộc hành quân kết thúc vào đầu tuần tháng Mười Hai. Đại đội 3 Mike Force sẽ được đưa về Pleiku nghỉ dưỡng quân và bổ xung, chấm dứt nhiệm vụ trong chiến đoàn đặc nhiệm Prong.

 Dallas, TX.

vđh

http://nktbietkich.blogspot.com/2011/05/ai-oi-3-mike-force.html

.