Wednesday, May 31, 2023

Vương Trùng Dương - Những Ca Khúc Tiêu Biểu Vinh Danh Người Lính VNC

 Little Saigon, Memorial Day, 2023

31/5/2023



Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH.

 

Năm 2018, tôi viết bài Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Người Viết Sử Thi Cho Nhạc Lính, trong phần dẫn nhập trích bài viết của Trần Doãn Nho về Nhạc Lính đã ghi nhận: “Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Huỳnh Anh, Đinh Miên Vũ, Phạm Đình Chương, Phạm Thế Mỹ, Tuấn Khanh, Lam Phương, Trúc Phương, Trầm Tử Thiêng, Nguyên Đàm, Nguyên Diệu, Phan Trần… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất…”. Còn có thêm Văn Giảng (Nguyên Đàm), Song Ngọc, Anh Thy, Duy Khánh, Mạnh Phát, Nhật Lệ, Hùng Cường, Mạc Phong Linh, Anh Việt Thu…

 

Trước khi vào lính, Nhật Trường đã sáng tác các ca khúc: Anh Về Với Em (1964), Bảy Ngày Đợi Mong (1964), Ngày Anh Đi (1964), Đồn Vắng Chiều Xuân (1964), Không Bao Giờ Ngăn Cách (1964), Người Yêu Của Lính (1965)… Và, sau đó khi “khoác áo treillis” sáng tác rất nhiều nhạc phẩm với các quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân VNCH.

Qua những ca khúc tiêu biểu của Nhật Trường vinh danh người lính như Tình Thư Của Lính, Màu Mũ Anh Màu Áo Em, Anh Không Chết Đâu Anh (người hùng Pháo Đội Trưởng Nguyễn Văn Đương), Bắc Đẩu (anh hùng mũ đen Bắc Đẩu Nguyễn Ngoc Bích), Bay Lên Cao Đi Anh (Đại Úy phi công Trần Thế Vinh), Phút Giao Muà & Giấc Ngủ Trên Đồi Xanh (Trung Úy Nhảy Dù Trần Duy Phước)... Ca khúc Người Ở Lại Charlie (Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh tại Charlie ngày 12 tháng 4 năm 1972 khi vừa đúng 35 tuổi), là một trong những ca khúc được mọi người ái mộ, ca ngợi hình ảnh rất đẹp của người lính dấn thân nơi chiến trường. Ngoài ra với những ca khúc về người lính với tâm hồn lãng mạn qua hình ảnh người yêu nơi hậu phương và tiền tuyến.

 

Với các ca khúc tiêu biểu về lính của các nhạc sĩ:

Gót Chinh Nhân, Lạy Mẹ Con Đi, Nếu Vắng Anh, Nửa Đêm Biên Giới, Huynh Đệ Chi Binh (Anh Bằng), Khi Người Lính Trở Về, Tìm Anh, Tôi Nhớ Tên Anh (Hoàng Thi Thơ), Lá Thư Người Chiến Sĩ, Anh Đi Chiến Dịch (Phạm Đình Chương), Bức Thư Trên Lô Cốt, Đi Bên Lính, Lính Du Xuân, Người Lính Yêu Em, Thăm Lính (Y Vân), Các Anh Đi (Văn Phụng), 24 Giờ Phép, Tình Người Chiến Binh, Trên Bốn Vùng Chiến Thuật (Trúc Phương), Bức Tâm Thư, Tình Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân, Rừng Xưa (Lam Phương), Lính Tâm Sự, Ngày Phép Của Lính, Tâm Sự Hai Giờ Gác (Thanh Sơn), Mười Ba Tuổi Lính, Cánh Thiệp Đầu Xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Làm Quen Với Lính, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Chúc Thư Viết Từ Chiến Trường, Lời Người Lính Xa Xôi (Nhật Ngân), Quân Trường Vang Tiếng Gọi, Đêm Di Hành, Mưa Trên Poncho (Trầm Tử Thiêng), Biển Tuyết, Một Đêm Hải Hành, Tâm tình người lính thuỷ (Anh Thy) và Hoa Biển (viết chung), Mừng Anh Chiến Sĩ, Thư Về Em Gái Thành Đô, Người Anh Giới Tuyến (Duy Khánh), Một Chuyến Bay Đêm, Người Ra Vùng Hỏa Tuyến (Song Ngọc)…

Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đầu năm Mậu Tuất (2018), tôi viết bài Nguyễn Văn Đông & Một Thoáng Xuân Phai, ca khúc Chiều Mưa Biên Giới sáng tác từ năm 1956, và tiếp theo với những ca khúc về người lính miền Nam Phiên Gác Đêm Xuân, Mấy Dặm Sơn Khê, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Lá Thư Người Lính...

Kể từ khi Hiệp Định Genève 1954, chia cắt hai miền Nam/Bắc với con sông Bến Hải, nơi miền giới tuyến (vỹ tuyến 17) nầy có vài ca khúc, trong đó ca khúc trữ tình Gởi Người Giới Tuyến của Nhật Lệ vào giữa thập niên 50:

“Tôi không quên anh, mưa nguồn về chiều đi biên giới

Thương anh xông pha, đem thanh bình yên vui đời mới

Mong sao biên cương, chiều nay không gió không mưa

Niềm tin anh giữ trong tim, ngày còn ánh sáng bình minh”

 

Hồi đó, thời còn đi học nơi phố cổ Hội An, trong lớp tôi có cô bạn hát ca khúc nầy rất tuyệt, tôi nghĩ rằng sau nầy cô sẽ trở thành ca sĩ nhưng không hiểu vì lý do gì không tiếp tục “kiếp cầm ca”. Đây là một trong những ca khúc tôi thích nhất.

Bài thơ Cần Thiết của Nguyên Sa trong tình yêu của tuổi học trò, được Anh Bằng dựa vào ý thơ để phổ thành ca khúc Nếu Vắng Anh (1962) hình ảnh người em gái hậu phương với người lính nơi tiền tuyến:

“Có những đêm âm thầm nghe tin vang xa ngoài tiền tuyến.

Nhớ đến anh oai hùng xông pha gian nguy vòng chinh chiến.

Phút luyến thương em chắp hai tay lên nguyện cầụ

Mộng ước quê hương thôi hận sầu ta sớm gần nhau”.

Gần đây, tôi đọc bài viết về Nhạc Tâm Lý Chiến Việt Nam Cộng Hòa 1954 -1975 của Lê Thiên Minh Khoa, bài viết cho rằng “Nhạc lính tâm lý chiến là loại nhạc ca ngợi “chính nghĩa quốc gia”, chống Cộng một cách gián tiếp, tế nhị, khéo léo hơn và được phổ biến sâu rộng hơn trong công chúng. ‘Ca từ’ của nhạc lính thường là ngôn ngữ giản dị, bình dân, dễ hiểu, nội dung vẽ lên hình ảnh oai hùng, phong sương, hào hoa, có khi “chịu chơi”, ra trận chịu đựng gian khó bởi lý tưởng “vì yêu quê hương” của người lính cộng hòa. Phải xác định rõ rằng, trong dòng nhạc tâm lý chiến VNCH có nhạc lính, nhưng không phải tất cả nhạc lính đều là nhạc tâm lý chiến, như một số nhà nghiên cứu âm nhạc hiện nay đã không khách quan khi quy kết, đồng hóa, do định kiến chính trị và cũng do chưa từng thâm nhập vào sự đa dạng, phong phú của các dòng nhạc Miền Nam thời chiến.

Do hoàn cảnh khách quan tác động trực tiếp vào khung nhìn, tầm nhìn, trước hết và cụ thể là ở đâu cũng thấy bóng dáng người lính trong thời ly loạn nên hầu hết các nhạc sĩ miền Nam thời đó đều có bài hát về lính, tuy số lượng ca khúc, giá trị tư tưởng - nghệ thuật, quan điểm chính trị, không gian nghệ thuật trong từng ca khúc, từng tác giả có khác nhau. Nhiều nhạc phẩm viết về người lính nhưng không phải ca ngợi họ mà qua đó nói lên tâm tư của con người trước cuộc chiến, thân phận con người trong chiến tranh. Hoặc do đề tài thời thượng của người lính, nên có nhạc sĩ viết về lính vô tình phục vụ cho chính sách dân vận của chế độ. Hoặc viết ra do mối ân tình riêng sâu đậm với một con người vừa khuất, mà người ấy là nhân vật có vai vế trong quân lực VNCH. Thậm chí, cả nhạc sĩ phản chiến hàng đầu là Trịnh Công Sơn cũng có bài hát về lính: Cho một người vừa nằm xuống viết về một người bạn của nhạc sĩ là đại tá không quân VNCH Lưu Kim Cương tử trận trong trận Mậu Thân…”.

Tác giả đề cập ở phần nầy tương đối khách quan nhưng sau đó có phần phiến diện vì “Viết theo đơn đặt hàng của chính quyền Sài Gòn và cơ quan International Voluntary Service - IVS (tiền thân của Peace Corps - Đội Quân Hòa Bình sau nầy)” là sự ngộ nhận.

Thật ra, các nhạc sĩ ở miền Nam VN tự do sáng tác theo nguồn cảm hứng của họ (trong đó có nhiều nhạc sĩ chưa từng khoác áo lính) vào hoàn cảnh chiến tranh, từ hậu phương nghĩ đến người lính VNCH vì bảo vệ quê hương, dấn thân nơi chiến trường với bao gian nguy, khổ cực để chiến đấu. Tuy nhiên trong ngành Chiến Tranh Chính Trị, vài nhạc sĩ sáng tác để động viên, khích động tinh thần người chiến sĩ trong những lần “Sinh Hoạt Chính Huấn” ở đơn vị cùng các chiến hữu.

Đây là sự khác biệt giữa nhạc sĩ ở miền Nam và miền Bắc (theo chỉ thị cấp trên và tuyên truyền). Với tôi, cùng suy nghĩ và đồng cảm về quan niệm bài viết Nhạc Lính của Trần Doãn Nho:”

“Nhạc lính, trước hết, nói về người lính, đã hẳn. Mà cũng là nói về chiến tranh. Về một xã hội vùng vẫy để tồn tại, để thích nghi với hoàn cảnh bom đạn. Và mơ ước. Những gian khổ, nhọc nhằn, vất vả, tiếc nuối, buồn chán, thất vọng, cay đắng, tủi nhục cùng với ước mơ – những gì vô cùng đời thường, vô cùng dân dã, tất cả đều được bày tỏ qua lời ca mà không cần phải sử dụng một ẩn dụ xa xôi nào. Do đó, khác với nhạc đỏ – thứ nhạc để chỉ nhạc Cộng Sản nói chung thường mang tính tuyên truyền – nhạc lính đầy tính cách nỗi niềm và mang tính nhân bản rõ nét…”

Vài đặc điểm của nhạc lính:

Lời ca nhạc lính, phần lớn hay hầu hết, chủ yếu mô tả đời lính, nghiệp lính, những gian khổ của đời lính, mô tả sự chia cách, nhớ nhung, mơ ước ngày đoàn tụ, mơ ước hòa bình.

Nhạc lính có tính cách động viên hơn là tuyên truyền; có tính tâm sự hơn là thúc đẩy, có tính cách chia sẻ hơn là lên án; có tính cách than thở nhưng không chủ bại.

Đặc biệt, khác với nhạc đỏ, nhạc lính không nhằm gây căm thù. Không những thế, trong một số trường hợp, còn kêu gọi xóa bỏ căm thù, kêu gọi tình thương, kêu gọi hòa bình. Lời ca phần lớn và chủ yếu nói về nhiệm vụ, về lòng hăng say, sự hy sinh, ca ngợi sự chịu đựng gian khổ và lòng quả cảm của người lính. Và ngay cả khi đề cập đến cái chết anh hùng của những người sĩ quan chỉ huy trên chiến trường, ta cũng không hề thấy khêu gợi chút căm thù nào. Chỉ nói về cái chết, về sự hy sinh và nỗi tiếc thương.

Nhạc lính đồng thời cũng là nhạc tình. Cũng là nhạc quê hương. Nói về lính cũng chỉ để nói về tình. Mặt khác, trong một số bản tình ca thuần túy, hình ảnh người lính cũng hiện diện. Có lẽ vì đời lính, tự bản chất, chứa đựng sự xa cách, nhớ mong, niềm tuyệt vọng và bi kịch tình yêu”.

Với các ca khúc của các nhạc sĩ như đề cập ở trên, không có lời ca nào với lời lẽ sắt máu “phanh thây, uống máu quân thù” mà nói lên tình cảm, nỗi lòng nhớ thương của người lính (có khi bị cho là ủy mị) nơi giới tuyến, tiền đồn xa xôi, nơi rừng sâu hiểm trở… chia se nỗi buồn, vui về với hậu phương. Và, những lời ca lãng mạn, trữ tình với giai điệu nhẹ nhàng dễ quyện vào hồn người.

Người lính tuy gian nguy, đối diện cận kề với cái chết nhưng vẫn đa tình như ca khúc Anh Là Lính Đa Tình của Y Vân:

“Anh là lính đa tình

Tình non sông rất nặng

Tình hải hồ ôm mộng

Tình vũ trụ ngát xanh

… Có lúc muốn lấy hoa rừng

Anh gửi về em thêu áo

Cà ngàn vì sao trên trời

Kết thành một chuỗi em đeo

Dù rằng đời lính không giàu

Mà chắc không nghèo tình yêu”

48 năm qua, sống nơi hải ngoại, hình ảnh người lính VNCH vẫn luôn luôn như ca khúc Có Những Người Anh của Võ Ðức Hảo:

“Có những người anh tôi chưa biết tên

Tha thiết cuộc đời đôi môi thắm duyên

Quê hương trong khói lửa mùa chinh chiến

Quên tình yêu riêng xong pha chiến tuyến

… Các anh là nguồn thơ vô song

Các anh là tình thương mênh mông

Là muôn tiếc ca vang vang tận cõi lòng

Là trong tiếng chim vui líu lo ngoài sân

… Yêu sông yêu núi tươi cười ra đi

Anh là người tôi thương mến muôn đời”.

Dù thời gian có phôi phai nhưng trong tâm tưởng người em gái hậu phương vẫn vọng về chân dung người lính VNCH như trong ca khúc Tìm Anh của Hoàng Thi Thơ:

“Tôi đi tìm anh người lính quá hiên ngang

Cầm súng giữ giang san xây Cộng Hoà

Tôi đi tìm anh dòng máu thắm vô cùng

Hình bóng những anh hùng thiên thu không nhoà”

Trong thời chinh chiến, các nhạc phẩm về người lính VNCH, theo Huy Phương: “Tôi không nghĩ đó là những dòng nhạc tâm lý chiến thúc đẩy người lính luôn luôn lao về phía trước như những tiếng kèn thúc quân hay những khúc quân hành… Đây không phải là những bài nhạc viết theo đơn đặt hàng hay chỉ là một sự thù tạc, nó viết lên bởi những xúc động thật sự của người nghệ sĩ có tâm hồn”. Đúng vậy, đây là nhạc thời chinh chiến được sáng tác trong tâm hồn nhân bản của nhạc sĩ để cùng nhau hòa điệu giữa âm nhạc và cuộc sống, giữa quân, dan trong hoàn cảnh chiến tranh.

Và, người lính với suy nghĩ rất đơn giản như ca khúc Lính Nghĩ Gì của Hoài Linh:

“Tôi là lính, âm thầm tôi nghĩ thế thôi.

Trăm lần, không bao giờ tôi giận cuộc đời.

Xin đừng oán mà hãy mến thương tôi,

Trong tình yêu người và người,

Cho đời lính một niềm vui.”

Đời lính với mộng bình thương như ca khúc Chúng Mình Ba Đứa của Song Ngọc với lời của Hoài Linh như lời gởi tặng khi bước chân vào quân trường:

“… Mình có ba người

Mà kiếp sống buông trôi

Đứa này ở ven trời

Thì đứa khác ra khơi,

Hợp xong lại tan

Trong giây lát xa không đành

Thế mới thương đời lính

… Chia tay thế là đường ai nấy đi

Cũng là màu xanh chiến y”.

Qua lời chia sẻ của Song Ngọc qua cuộc phỏng vấn của tôi, anh cho biết: “Tôi ưa đi lang thang như một nhạc sĩ giang hồ, mỗi lần có hoàn cảnh thường đi khắp đó đây, ngoài ra thì cũng đi nhiều nơi vì công tác. Nơi đâu cũng có vẻ đẹp riêng, nơi thôn quê bát ngát, trăng thanh dịu dàng, chốn đô thành thì nhộn nhịp, tưng bừng. Tới vùng chiến tranh thì súng đạn tơi bời, bao nhiêu đau khổ, người bạn vừa gặp nhau, chuyện chưa nói hết thì anh ta đã chết. Vì đời gian truân, lăn lộn, nên mỗi khúc nhạc đều mang riêng hình ảnh đặc biệt của nó”.

Đời lính là vậy và tình người lính, tình chiến hữu thì không không thể nào kể hết khi sát cánh sống chết bên nhau trên chiến địa.

Tác phẩm Drei Kameraden của nhà văn Đức Erich Maria Remarque (1898-1970) xuất bản năm 1936, Tâm Nguyễn dịch với tựa đề Chiến Hữu, Kinh Thi ấn hành năm 1972 ở Sài Gòn.

Sau cuộc chiến thảm khốc, ba người lính bại trận trở thành ba người bạn gánh chịu những mất mát tổn thương khi trở về không được người thân, bạn bè chào đón. Họ sống sót trở về với hai bàn tay trắng, không tiền bạc tài sản, không nhà cửa, sống lang thang ở tận đáy của xã hội. Họ cùng nương tựa để sống bên nhau, nói lên tình bạn và tình yêu của những người lính sau chiến tranh, vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống, nhưng luôn sống và yêu hết mình. Tình chiến hữu của họ với tình bạn thiêng liêng rất cảm động và khâm phục qua ngòi bút của nhà văn đến nay gần một thế kỷ....

Trong âm nhạc cũng vậy, những nhạc phẩm thời chinh chiến viết về người lính VNCH đã hơn nửa thế kỷ… vẫn in sâu vào tâm hồn người Việt nơi viễn xứ.

 

Little Saigon, Memorial Day, 2023

Vương Trùng Dương

https://www.facebook.com/

Sunday, May 28, 2023

Film: VIỆT NAM - MY SOUTH VIETNAM (VFC)

 

Quốc Gia Việt Nam




Tuesday, May 16, 2023

Chiến tranh VN’: Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ

Chelsea Schilling * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch

 

.




Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm. 

Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu. 

Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ. 

Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhản khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này? 

Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là “Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,” trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ. 

Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh! 


Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: “Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến.” Botkin còn cho biết thêm: “Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968.”   

Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy.”

Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixon đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: “Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch.” 


Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: “Apocalypse Now”, “The Deer Hunter”, “Good Morning, Vietnam,” “Rambo”, hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản. 

Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp ” 

Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách “Lội ngược dòng oan nghiệt” (“Ride the Thunder”) để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: “Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam” được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân,thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai! 

Botkin giải thích như sau: “Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng.” 


Vào thập niên 1970, theo chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập.  

Người thật việc thật -cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ. 

Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại “học tập cải tạo.” 


Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu. 

Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung “học tập cải tạo” rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.” 

Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star. 

Botkin giải thích thêm: “Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết ” 

Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến đấu. 

Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County. 

Botkin tâm sự thêm: “Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sự thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ.” 

Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát triển. 

Botkin nói: “Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonesia và Thái Lan.Nhờ có sự hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay.” 

“Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay,” Botkin bàn thêm, “chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.” 

Rồi ông Botkin khẳng định: “Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”


https://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-doi-tra-trang-tron-cua-truyen-thong.html

Bản gốc Anh ngữ của tác giả

 SOURCE:

https://dongtam2020.org/chien-tranh-vn-su-doi-tra-trang-tron-cua-truyen-thong-my-ve-cuoc-chien-tai-viet-nam-cuoi-cung-da-bi-boc-lo/


Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Được Giải Ngũ Chưa? Nguyễn Bách Việt


Thêm một ngày 30 tháng 4 đang tới. Ba mươi hai ngày 30 tháng 4 đang qua. Thời gian có thể làm nguôi ngoai nhiều chuyện. Nhưng nỗi đau khi nhìn quê hương VN thân yêu đang tiếp tục chịu cảnh điêu linh, tan nát, nhìn dân tộc VN đang bị đoạ đầy, đau khổ, sẽ không bao giờ nguôi trong lòng chúng ta cho tới khi quê hương VN thật sự có tự do, độc lập, hạnh phúc, phú cường. Ngày 30 tháng 4, 1975 luôn luôn tạo ra biết bao ngậm ngùi, cay đắng, uất nghẹn trong lòng mọi người chúng ta, nhất là trong tâm trí người lính VNCH vì chính trong ngày này, một quân đội tinh nhuệ, thiện chiến trên thế giới đã bị bán đứng do các mưu toan chính trị quốc tế “ngắn hạn” sắp xếp. Từ việc quân lực VNCH bị buộc buông súng, ngưng chiến đấu theo lệnh ông Dương Văn Minh, đại nạn của dân tộc qua biến cố đau thương 30/4, 75 bắt đầu khởi sự và kéo dài cho tới ngày nay trên quê hương VN khốn khổ. Trong tâm tình ngày 30 tháng 4 năm nay, chúng ta hãy đặt câu hỏi:
Binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được giải ngũ chưa?
Về mặt lý và tình, binh lính Quân lực VNCH chưa hoàn toàn được giải ngũ.

Lý:


1- Xét theo mặt hiến pháp VNCH trước 1975, mọi người lính trong quân lực VNCH cho dù hiện nay trong độ tuổi 80, 70, 60, 50 nhưng tất cả chưa thực sự được giải ngũ. Vì trong ngày 30 tháng 4 đau thương năm 1975, khi ra lệnh cho tất cả binh lính VNCH buông súng quy hàng, ông Dương Văn Minh đã không đứng trên cương vị chính danh của vị tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội. Theo Hiến Pháp VNCH, việc Tổng Thống Trần Văn Hương trao lại quyền tổng thống cho ông Dương Văn Minh là vi hiến. Từ lập luận này chúng ta có thể khẳng định chắc chắn, quân lực VNCH vẫn chưa hề được giải ngũ. Cũng dựa trên căn bản pháp lý này, cách đây 12 năm, thượng nghị sĩ Phạm Nam Sách, người dành cả cuộc đời tranh đấu cho hạnh phúc của dân tộc, một nhà hoạt động có uy tín trong cộng đồng VN hải ngoại, khi còn sống, đã phát động phong trào Tái Dựng Nền Cộng Hòa để từ đó, có cơ sở giải thể chế độ VC đang thống trị trên hai miền Nam - Bắc VN rồi đi tới thống nhất đất nước trong hòa bình thực sự.
2- Thêm nữa, khi một người chiến binh bị địch bắt buông súng quy hàng, không có nghĩa là người lính ấy đã được giải ngũ. Người ấy không phải là Cựu Quân Nhân.

Tình:
1- Theo truyền thống, quân đội là lực lượng bảo vệ đất nước, lãnh thổ, dân tộc. Ngày nay, nhóm VC lãnh đạo VN đang bán dân, bán nước, bán biển cho quan thày Tàu cộng. Vậy những chiến sĩ VNCH không thể khoanh tay ngồi nhìn thảm họa đang tiếp tục đổ chụp xuống đầu dân tộc và tổ quốc. Chúng ta không thể ngồi yên để nhìn dân tộc từ từ bị diệt vong dưới bàn tay những người CSVN phi dân tộc. Chúng ta không thể nhìn đất, biển tiếp tục rơi vào tay Tàu cộng, ngư dân VN vô tội tiếp tục bị Tàu cộng bắn giết.


2- Khi gia nhập quân đội, mỗi chiến sĩ VNCH luôn khắc sâu một lời thề:
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.
Lời thề này được ghi khắc trong tim nên luôn ở trong lòng mỗi người quân nhân VNCH trên mọi nẻo đường của cuộc sống và được thực hiện trong mọi hoàn cảnh, môi trường chung quanh. Lời tâm niệm “Tổ Quốc - Danh Dự -Trách Nhiệm“ vẫn luôn được các chiến sĩ VNCH thực hiện từ ngày 30 tháng 4 đau thương đó cho đến nay. Những vị tướng như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng đã chọn cái chết để bảo vệ DANH DỰ cho quân lực VNCH. Những sĩ quan như Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hữu Thông,v.v. đã can đảm đối đầu với họng súng của VC để nêu cao khí tiết, DANH DỰ của quân lực VNCH. Những người lính thuộc Trung đội Nhảy Dù của Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái cùng nhau tự sát bằng lựu đạn sáng 30 tháng Tư, 1975. Những binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của Lữ Ðoàn 147 cùng nhau tự sát ở Mỹ Khê, Ðà Nẵng tháng 3, 1975 để nêu cao khí tiết. Hơn 100 Thiếu Sinh Quân chưa hề ra trận lần nào, đã quyết chiến anh dũng với địch trong hơn nửa ngày liên tục để bảo vệ trường Mẹ tại Vũng Tàu ngày 28 tháng 4, 1975 và chỉ chịu đầu hàng khi hết đạn, làm cho VC ngỡ ngàng, cảm phục.Còn biết bao chiến sĩ khác đã anh dũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng hay tự sát trong ngày 30/4 mà chúng ta chưa biết tên nhưng đã được một số đồng bào, đồng đội cũng như ký giả ngoại quốc tường thuật lại với lòng cảm phục vô cùng, đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người lính VNCH. Cho đến nay, những chiến sĩ VNCH còn sống tại hải ngoại hay quốc nội vẫn tiếp tục chiến đấu bằng cách này hay cách khác để thực hiện cho được lời thề:
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.


Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng là một quân đội hùng mạnh đứng hàng thứ 4, 5 trên thế giới và hàng nhất trong vùng Đông Nam Á. Qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua, quân lực VNCH đã chứng tỏ mình chiến đấu vì lý tưởng tự do của dân tộc, đã chứng tỏ khả năng chiến đấu kiêu hùng, dũng mãnh, sự hy sinh, chịu đựng gian khổ tuyệt vời nếu đem so với các quân đội khác trên thế giới. Vì thế, quân lực VNCH không thua tại chiến trường nhưng thua vì các sắp xếp chính trị trên bàn cờ quốc tế. Giờ đây, danh dự của quân lực VNCH đang được trả lại. Những cuộc hội thảo quốc tế (thí dụ cuộc hội thảo về chiến tranh VN tại trường đại học Texas Tech University, thành phố Lubbock, tiểu bang Texas) đã được tổ chức để trả lại Danh Dự cho quân lực VNCH. Nhiều nhà báo, học giả ngoại quốc, nhất là từ phía Mỹ, đã lên tiếng hay viết bài ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực VNCH. Tướng Norman Schwarzkopf, người chỉ huy cuộc chiến vùng Vịnh để giải phóng Kuwait năm 1991 đã từng ca ngợi các vị chỉ huy quân lực VNCH và cho biết ông học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ quân lực VNCH khi ông tham chiến bên VN. Tướng Collin Powel, tham mưu trưởng quân đội và là cựu bộ trưởng ngoại giao Mỹ cũng xác nhận và ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực VNCH. Thượng nghị sĩ Mc Cain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008, từng bị VC giam 6 năm, cách đây vài năm khi sang thăm VN và thăm nhà tù Hỏa Lò, ông đã thẳng thắn tuyên bố “kẻ ác đã chiến thắng“. Lời nói này là sự gián tiếp ca ngợi lý tưởng tranh đấu cho tự do, dân chủ của dân - quân - cán - chính VNCH, đặc biệt ca ngợi quân lực VNCH, lực lượng tiên phong trong công cuộc tranh đấu cho lý tưởng này. Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải hãnh diện là chiến binh của quân lực VNCH ưu tú, đã đến lúc chúng ta hãnh diện nói cho con cháu chúng ta nghe về công sức, về sự hy sinh, chiến đấu vô bờ bến của chúng ta, của đồng đội để bảo vệ lý tưởng tự do cho dân tộc.

3- Vì Danh Dự, người lính VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền cộng sản. Vì Tổ Quốc VN yêu thương đang quằn quại trong đau khổ, tang thương, vì Trách Nhiệm của người lính VNCH đối với tổ quốc, đồng bào vẫn chưa thực hiện được nên người lính VNCH vẫn phải tiếp tục chiến đấu. Ngày nay mặt trận không nằm ở chiến trường nữa. Nó nằm ở trong cuộc sống, trong sinh hoạt đấu tranh, trong tư tưởng, trong ý chí của người lính VNCH. Nhận thức như vậy nên người lính VNCH vẫn luôn đi đầu trong các cuộc tranh đấu chống cộng. Hãy xem, trong các cuộc tranh đấu chống cộng có khi nào thiếu vắng những người lính VNCH đi tiên phong không?

4- Một vị tướng ngoại quốc có câu nói lừng danh “Người ta có thể mang tôi ra khỏi quân đội, nhưng không thể mang quân đội ra khỏi tôi”. Rất đúng! Vì bất cứ lý do gì, vì bất cứ hoàn cảnh nào, lời thề “Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm“ luôn luôn nằm trong tim các chiến sĩ VNCH. Vì bất cứ lý do gì, các binh sĩ VNCH suốt đời vẫn là chiến sĩ. Vậy chúng ta có thể ngồi yên, an hưởng tự do không khi quê hương VN thân yêu vẫn còn chìm ngập trong điêu linh, thống khổ, dân tộc vẫn còn sống trong đọa đầy, đàn áp? Lòng ta có thanh thản không khi bè lũ Việt cộng vẫn tiếp tục đọa đầy dân tộc, bịt miệng đồng bào, đang đưa dân tộc làm nô lệ cho ngoại bang Á châu, cho Tàu cộng?
Chúng ta chưa thể nghỉ yên vì Mẹ VN vẫn đang quằn quại, đau thương, than khóc. Chúng ta chưa thể an hưởng tự do nơi xứ người khi đồng bào còn đang bị đàn áp, chà đạp nhân phẩm, bóc lột tận xương tủy bởi VC và ngoại nhân. Nhiệm vụ đối với quê hương, dân tộc chúng ta chưa làm tròn, chúng ta chưa được nghỉ ngơi.

Hàng ngàn, hàng ngàn bé gái là con, cháu chúng ta đang bị bán trong các nhà chứa bên Thái Lan, Cam Bốt, sống kiếp đọa đầy, tủi nhục, đang mòn mỏi chờ đợi sự cứu vớt của chúng ta trước khi quá trễ. Hàng ngàn các em bé khác sẽ tiếp tục bị bán nếu chế độ VC còn tồn tại. Các cô gái Việt Nam là em, cháu chúng ta đang bị rao bán trên internet, trong các lồng kính tại các quốc gia Đông Nam Á như là các con vật tình dục, buộc chúng ta không thể ngồi im để tận hưởng tự do, sung túc, êm ấm nơi xứ người mà không tìm cách tranh đấu để thảm trạng đau lòng này không bao giờ tái diễn trên quê hương VN thân yêu nữa. Các cô gái khốn khổ này không có tội tình gì hết. Chính bè lũ VC mới là tội đồ và chúng ta là tòng phạm nếu chúng ta cứ để cho thảm cảnh đau lòng này tiếp tục xảy ra.
Chúng ta không thể nhìn các cô gái VN hàng ngày bị lột truồng, đi qua đi lại như súc vật để được mua bán, chọn lựa trước những cặp mắt đầy nhục dục của các người Đại Hàn, Đài Loan, Tàu Đông Nam Á tại chính quê hương VN khốn khổ của chúng ta như vậy. Chúng ta không thể thản nhiên nhìn hàng chục ngàn công nhân VN đang bị các chủ nhân ngoại bang hành hạ, làm nhục, bị bóc lột và bị đối xử như con vật trước sự đồng lõa của VC.
Chúng ta không thể cúi đầu nhìn ngoại nhân sỉ nhục dân tộc chúng ta như vậy.
Con người VN đang bị lăng nhục, dày vò, bóc lột. Lòng tự ái dân tộc VN đang bị ngoại nhân thách thức, chà đạp. Chẳng lẽ chúng ta ngồi lặng im? Chẳng lẽ dân tộc VN, chẳng lẽ chúng ta mất hết nhuệ khí oai hùng của Mê Linh Quật Khởi, của Bạch Đằng Dậy Sóng Diệt Thù, của Phá Tống – Bình Chiêm, của Sát Thát, của Bình Ngô Đại Cáo, củaQuang Trung Đại Phá Quân Thanh mà tổ tiên truyền lại?
Chẳng lẽ chúng ta quen thuộc với sỉ nhục đến độ không còn cảm giác tối thiểu để đứng lên làm một cái gì đó rửa nhục cho dân tộc, cho con, em, cháu và cho chính chúng ta?
Cái nhục dân tộc đau đớn này nếu chúng ta không trả được thì chúng ta không thể ngẩng cao đầu làm người VN chứ đừng nói là chiến sĩ VNCH. Nỗi khổ đau tận cùng này của dân tộc nếu chúng ta không bắt đảng CSVN hại dân bán nước trả nợ thì suốt đời con cháu sẽ nguyền rủa chúng ta. Ai sẽ cứu dân tộc VN, ai sẽ cứu các bé gái này, ai sẽ cứu các cô gái VN này nếu không phải chúng ta? Chúng ta phải tranh đấu, phải hành động hết sức mình trước khi kêu gọi sự giúp đỡ của các quốc gia tự do trên thế giới yểm trợ cho 1 nước VN hoàn toàn độc lập, tự do, phú cường.

5- Vong hồn của hơn 3 trăm ngàn (300.000) chiến sĩ VNCH, của hơn 6 mươi ngàn (60.000) chiến sĩ đồng minh đã bỏ mình vì lý tưởng tự do cho dân tộc VN, oan hồn của hàng mấy trăm ngàn đồng bào chết trên đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa 1972, của dân chúng Huế Tết trong Mậu Thân 1968, của cuộc di tản đau thương 1975, cũng như tại nhiều nơi khác trên quê hương đang kêu nài chúng ta đòi lại công lý cho họ để họ không chết oan ức, để cái chết của họ không bị chìm vào quên lãng.
- Vong linh của mấy chục ngàn chiến sĩ đã bỏ mình trong các nhà tù cộng sản và trong cái-gọi-là trại cải tạo, linh hồn của hơn nửa triệu đồng bào đã bỏ mình trên biển cả, rừng sâu vì đói khát, vì giông bão, vì hải tặc trên đường đi tìm tự do đang réo gọi chúng ta phải hành động, phải tranh đấu để cái chết tức tưởi của họ không vô ích.
- Linh hồn 10 ngàn (10.000) cô gái VN bị hải tặc Thái Lan mang bán trong các nhà chứa và chết dần mòn trên đất Thái, đòi chúng ta phải lấy lại công lý cho họ để hồn họ được ngậm cười nơi chín suối.
- Vong linh của những đồng bào, chiến sĩ bỏ mình nơi đất khách quê người đang đòi chúng ta phải đứng lên chiến đấu để hồn họ được siêu thoát, để xác thân họ được chôn nơi đất Mẹ ngàn đời mến yêu.
- Vong hồn hơn 16 ngàn chiến sĩ VNCH là anh em, đồng đội chúng ta tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đang đòi chúng ta phải bảo vệ nơi yên nghỉ cuối cùng linh thiêng của họ.
- Những thương phế binh VNCH và con cháu họ đang cần chúng ta chiến đấu cho họ, để sự hy sinh của họ không vô ích, để tương lai con cháu họ không tiếp tục nằm trong những đống rác, những nơi bán máu.
- Tất cả đồng bào, anh em, đồng đội chúng ta sẽ không nhắm mắt yên nghỉ nếu chúng ta không tiếp tục chiến đấu, nếu chúng ta buông xuôi phó mặc đất nước, dân tộc cho bè lũ VC phi dân tộc, tàn ác để chúng tiếp tục làm tay sai, bán đất dâng biển cho kẻ thù ngàn đời của dân tộc là giặc Tàu bắc phương, để chúng tiếp tục nô lệ hóa dân tộc cho ngoại bang.
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đã đặt chữ “Nước Mất“ đi trước chữ “Nhà Tan“ trong câu dặn dò con cháu “Nước Mất Nhà Tan“. Ý ông bà ta muốn cảnh cáo chúng ta “Nếu chỉ lo cho cái nhà của mình mà không nghĩ tới dân tới nước, vào một ngày nào đó khi đất nước bị kẻ thù hay tay sai kẻ thù chiếm đoạt thì gia đình của chính chúng ta cũng sẽ tiêu tan”. Câu nhắn nhủ thâm sâu, chí tình này của tổ tiên đã được chứng minh hùng hồn qua biến cố 75. Sau 30/4, 1975 khi cả đất nước tan hoang thì biết bao nhiêu gia đình cũng tan nát theo và đi tới tận cùng đổ vỡ. Sau 30/4, cả đất nước thành trại tù, đói khổ tràn lan thì nền tảng gia đình VN cũng bị VC phá vỡ hoàn toàn có chủ đích. Nền đạo lý ngàn đời của dân tộc đi tới phá sản. Con cái tố cha mẹ, thày cô. Cha mẹ, thày cô sợ con cái, học trò, mọi người nghi kỵ, rình rập lẫn nhau. Vợ bỏ chồng theo cán bộ VC. Mọi người lừa bịp nhau, sống gian trá để mong tồn tại.

Sau 30/4, 75 cả nước biến thành chư hầu của Liên Xô, sau đó lại biến thành chư hầu của Tàu cộng để rồi lãnh đạo VC dâng đất dâng biển, dâng đồng bào cho quan thày Tàu cộng. Đó! Hệ quả thê thảm, khốc liệt của câu “Nước Mất Nhà Tan“ là vậy. Nay câu “Nước Mất Nhà Tan” sẽ lại tiếp diễn ở tại ngay các xứ tạm dung thân này, nếu chúng ta chỉ tiếp tục lo cho căn nhà, cho gia đình, cho bè nhóm của chính mình. Nghị quyết 36 của VC đang đi vào giai đoạn quyết liệt. VC nhất quyết nhuộm đỏ cộng đồng, lũng đoạn con cháu chúng ta. Chúng đang len lỏi tranh các chức vụ trong chính quyền địa phương. Nếu chúng ta có thái độ cầu an, mũ ni che tai thì khi cộng đồng chúng ta bị nhuộm đỏ, khi vài chức vụ thành phố, quận hạt chúng nắm, những tay chân này của VC sẽ mời những phái đoàn VC sang thăm các thành phố có đông người Việt tị nạn để phá rối cộng đồng chúng ta. Lúc đó, chính chúng ta, chính gia đình, chính con cháu chúng ta cũng sẽ khó yên thân được với bọn VC nơi hải ngọai này.

Chúng ta phải làm gì?
Nếu biết kết hợp để cùng nhau làm việc, các chiến sĩ quân lực VNCH sẽ có sức mạnh rất lớn và làm được rất nhiều chuyện hữu ích cho công cuộc phục hưng dân tộc. Các tổ chức chính trị của người Việt hải ngoại không phát triển sâu rộng trong hàng ngũ người Việt tị nạn CS nhưng tập thể chiến sĩ VNCH thì nhất định có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt tị nạn CS vì hầu như gia đình nào cũng có người thân hay bạn bè là chiến sĩ VNCH. Vậy hãy biến những giờ phút trà dư hậu tửu thành những giờ phút gặp gỡ, hàn huyên bổ ích. Hãy bình tĩnh và tỉnh táo để nhìn ra những biến chuyển của thời cuộc. Hãy tỉnh táo nhìn ra “Ai là bạn, ai là thù”, nhận ra những hỏa mù, những đòn hiểm độc nhằm gây chia rẽ cộng đồng từ VC. Hãy tập hợp nhau lại và khi gặp gỡ trao đổi, hãy bàn những chuyện cụ thể cho đất nước trong tinh thần xây dựng, tương kính, lắng nghe nhau để đề ra những sách lược, hành động cụ thể trong việc giữ yên hậu phương hải ngoại trước những đòn tấn công liên tục, thâm hiểm của VC. Có vậy, chúng ta mới tạo được lực thống nhất, mới có đủ sức mạnh để yểm trợ tối đa cho mặt trận tự do, dân chủ, nhân quyền đang đi tới hồi quyết định nơi quốc nội trong thời gian sắp tới. Mỗi người, tùy theo khả năng, hoàn cảnh cụ thể của mình hãy hành động hết sức. Hãy thực hiện câu tổ tiên bao đời truyền dạy “Ai có dao dùng dao, ai có bút dùng bút“. Tất cả hãy tập hợp trong một mặt trận chung. Hãy hướng dẫn con cháu tới nơi tới chốn để chúng cùng tham gia vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc và tránh được những cạm bẫy, dụ dỗ tuyên truyền của VC khi chúng đang muốn lợi dụng kiến thức và tấm lòng yêu nước của con cháu chúng ta mang về VN để phục vụ cho quyền lợi bất chính của đảng CSVN, kéo dài thêm sự khốn khổ của đồng bào.
“Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm” để cứu nước, cứu dân thoát cảnh nô lệ, điêu linh, nghèo đói, đọa đầy, mất đất, mất biển, do nhóm lãnh đạo VC đang làm tay sai cho giặc Tàu gây ra cho dân tộc VN. Chúng ta phải tập hợp nhau lại, cùng đứng lên hành động để rửa mối nhục do nhóm lãnh đạo VC đang cấu kết với ngoại bang Tàu cộng, Tàu Đông Nam Á, Đài Loan, Thái Lan, Đại Hàn gây ra cho dân tộc VN.
Ai sẽ đi tiên phong trong trận chiến đòi tự do, dân chủ cho đồng bào? Ai sẽ đi tiên phong trong trận chiến rửa hờn, rửa nhục cho dân tộc?
Chẳng lẽ con cháu chúng ta sẽ đi tiên phong trong chuyện này, còn chúng ta, những người có đầy kinh nghiệm máu xương với VC, hiểu rõ bản chất dã man, xảo trá của chúng, lại phủi tay nghỉ ngơi? Nhất định không! Chính chúng ta phải làm việc này cùng con cháu chúng ta, cùng đồng bào vì chúng ta chưa được dân tộc cho giải ngũ, vì trong tim chúng ta vẫn còn khắc sâu lời thề:
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Chúng ta chưa thực hiện xong lời thề linh thiêng này, chúng ta không được quyền nghỉ ngơi. Câu “Bảo Quốc – An Dân”ta vẫn chưa làm tròn. Vì đất, biển - mảnh giang sơn cẩm tú tổ tiên tốn biết bao mồ hôi xương máu để lại cho chúng ta đang rơi vào tay Tàu cộng. Vì đồng bào VN vẫn tiếp tục bị đọa đầy, thống khổ. Vì bình an trong cuộc sống và trong tâm trí, người dân chưa hưởng được một ngày kể từ khi đảng CSVN xuất hiện trên quê hương thân yêu.
Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi quê hương VN không còn bị cai trị bởi bè lũ VC bán dân, hại nước, làm tay sai cho Tàu cộng.
Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi từng tấc đất linh thiêng của dân tộc do VC dâng cho quan thày, được lấy lại.
Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi hoa dân chủ, hạnh phúc nở khắp quê hương.
Danh dự của dân tộc VN chỉ được lấy lại khi người ngoại quốc không còn dám coi thường dân tộc VN.
Danh dự của dân tộc VN chỉ được lấy lại khi người ngoại quốc biết nể trọng dân tộc VN chúng ta - những con cháu của giống Tiên - Rồng kiên cường, bất khuất.

SOURCE:

http://batkhuat.net/bl-chiensi-vnch-duocgianguchua.htm

 

 

Văn chương có biên-giới không? Nguyễn Vy Khanh

 

Những năm gần đây, trong nước dấy lên những tiếng nói, bài báo và cả luận án đại học nói đến Văn Học Miền Nam những năm 1954-1975. Có vài dấu hiệu tích cực, nhưng người làm và yêu Văn Học Miền Nam đúng nghĩa chớ vội mừng. Hoặc những chuyện riêng tư, “giai thoại” được đem ra khai thác, hoặc ấn phẩm của nền văn-học đó được in lại - tái bản với biên tập (sửa bỏ gì, dân thường và người thật trẻ làm sao biết?). Hoặc “luận văn đại học” và bài nghiên cứu một chiều, một lề nhưng vẫn thường được khen hoặc tự xem là “khoa học”, “nhân văn”, dù đã thấy có những cố gắng bao trùm, đi sâu! Chúng tôi vẫn thấy vậy khi gần đây được mời chủ tọa một phiên Hội thảo về báo chí và văn học miền Nam Việt Nam 1955-1975 và sự tiếp nhận tư tưởng phương Tây do Viện Việt-học thuộc Viện Đại học Hamburg Đức tổ chức, đã diễn ra trực tuyến ngày 11-6-2021 với khoảng 30 tham luận viên và 100 người trong và ngoài nước tham dự.

*

Văn học một dân tộc, một quốc gia, không riêng gì Việt-Nam, xuất hiện và sống hay chết và có lâu dài hay không là tự chúng. Cứ để cho chúng tự nhiên phát triển và sống còn hoặc tự hủy. Hai điều chúng tôi vẫn dị ứng về “chiến dịch” cứ như là “thời thượng” này: một là ngôn ngữ “chính thức”, “được phép”, hai là nhân sự làm “công tác xét lại” này.

Đã cấm đoán, tàn sát, hủy hoại, xuyên tạc, chụp đủ cái mũ lên Văn Học Miền Nam (“nọc độc văn hóa”, “văn học nô dịch”, “đồi trụy”, “phi dân tộc”, “ngụy”, “văn học thực dân mới”, v.v.), nay ra vẻ muốn … huề cả làng, nhưng vẫn một thứ ngôn ngữ, nào là “tái xuất của văn học đô thị miền Nam”, “nỗ lực kiểm thảo, sưu tầm, minh bạch hóa văn học đô thị miền Nam”, “mang tính chiêu tuyết”, “đánh giá sai”, “vượt thoát và trở về”, “bị lãng quên”, v.v. Nay tại sao lại phải “minh bạch hóa”? – trước đó không minh bạch?, phải giấu đi? Tại sao lại phải “chiêu tuyết” – rửa sạch oan ức? “Đánh giá sai” – đánh phủ đầu chứ có đánh giá đâu mà sai. Nói “bị lãng quên” là vờ vĩnh vì đã cố tình cấm tàng trữ, cấm đọc, cấm nhắc nhở, tác giả chúng còn bị tố, bị bắt, bị tù, “cải tạo” lưu đày những nơi rừng thiêng nước độc. Tại sao không … đánh giá lại việc cướp tiệm và kho sách của tư nhân miền Nam, Sài-Gòn?

Và vẫn nhà cầm quyền đảng CS đó, năm nay 2021, vẫn cấm in lại và cấm (bài) viết về một số tác giả dù họ đã chết như trường hợp tuyển tập Huỳnh Phan Anh - Đi tìm tác phẩm văn chương và kinh nghiệm hư vô (NXB Văn hóa - Văn nghệ) in lại bài Huỳnh Phan Anh 50 năm trước viết về Thanh Tâm Tuyền vẫn không qua được “khâu” kiểm duyệt. Cả hai nhà văn Huỳnh Phan Anh và Thanh Tâm Tuyền đều đã qua đời! Nguyễn Q. Thắng làm sách về Văn Học Miền Nam (Văn Học Việt Nam nơi miền đất mới) nhưng nội dung sai lạc, xiên xỏ. Năm 2021 này Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng được tái bản và họp báo, ra mắt rầm rộ – nhưng đề cao VTHT đòi “nữ quyền” thì có thậm xưng chăng, và có biết rằng khi truyện đăng từng kỳ trên Bách Khoa (một trong những ổ … kháng chiến, nằm vùng) năm 1966 đã có bàn tay của “nằm vùng” tung chưởng “đồi trụy” không? Nay được đem ra để làm công cụ cho “hòa giải văn học”!

 

Từ sau 1975, đã có những công cụ đánh, tố nhân sự và sách báo của Văn Học Miền Nam tức Việt-Nam Cộng Hòa như Lữ Phương, Vũ Hạnh, Nguyễn Trọng Văn, Đỗ Đức Hiểu, Lê Đình Kỵ, Trần Hữu Tá, Huỳnh Bá Thành, Phong Hiền, Phạm Văn Sĩ, Trần Trọng Đăng Đàn, Vũ Hạnh, v.v. Rồi 30, 45 năm sau là những Mai Anh Tuấn, Trần Hoài Anh, Huỳnh Như Phương, v.v. đã cố gắng “trung thực” hơn, như Trần Hoài Anh: “Văn học miền Nam là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc, là một di sản văn chương cần phải được bảo tồn và gìn giữ trong đời sống văn học không chỉ hôm nay và cho cả mai sau, xét trên bình diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật”. Nhưng khi nói về nguyên ủy hình thành của nền văn học đó là “nhờ đồng lương và các khoản thu nhập khác, nên một bộ phận công chức và giới trung lưu có thể chi tiêu những khoản tiền vào việc mua sắm theo ý muốn, ngoài các nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Chính đây là tiền đề dẫn đến sự hình thành một thị trường văn nghệ ở miền Nam những năm 1954-1975″ (“Văn học Miền Nam 1954-1975: những khuynh hướng chủ yếu và thành tựu hiện đại hóa” - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV- NXB Đại học Quốc gia TpHCM, 2019) là ông giáo sư vẫn đi bên lề đường có phép. Ông đã quên những độc giả sinh viên và cả học sinh (nghèo nhưng vẫn mua sách báo), lính tráng cũng như độc giả miền Trung – mà “độc giả đó là phân nửa độc giả Bách Khoa” như nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã viết trong Hồi-Ký. Sự hình thành của nền Văn Học Miền Nam 1954-1975 do nhiều nguyên tố, nhân sự như chúng tôi đã trình bày trong bộ biên khảo Văn Học Miền Nam 1954-1975, nếu không “khách quan” thì khó mà thuyết phục người khác.

Trở lại văn học … đô thị

Nhà văn Nhất Linh trong những năm cuối đời chính trị, đã đề ra chủ trương “văn-chương phải vượt thời gian và không gian”. Trong cùng khoảng thời gian đó, CSVN từ Hà-Nội đã họp Đại Hội III vào tháng 9 năm 1960 lập ra cái gọi là “MTGPMN” và sau đó “văn học đô thị Miền Nam 1954-1975″ (“vùng tạm chiếm”, “đô thị Nam bộ”) đi theo cho hợp “lo-gíc”. Vậy, “Văn-học đô thị Miền Nam” là tuyên truyền đã cũ của thời chiến-tranh trước 1975 vì Hà-nội làm như vùng nông thôn và núi rừng là đã thuộc về họ và miền Nam Cộng hòa chỉ thu gọn lại ở các vùng đô thị mà thôi (Các vùng nông thôn người CSVN cũng đâu thực sự kiểm soát được, vậy chỉ còn “bưng biền”, “rừng” hay chạy qua chạy lại đường ranh Cam Bốt)! Cụm từ “đô thị bị tạm chiếm”, “vùng bị tạm chiếm” hay “chính quyền Sài-Gòn” từng được các nhà viết lịch-sử văn-học CSVN sử-dụng để chỉ các vùng “quốc-gia” - và cả “thực dân” trong thời gian từ 1945 đến 1954 tại Hà-Nội. Lịch sử còn ghi rằng “Quốc gia Việt Nam”, trở thành Việt Nam Cộng Hòa đã có trước VN Dân Chủ Cộng hòa ở miền Bắc và việc lập ra cái “MTGPMN” là đã vi phạm Hiệp định Genève 7-1954 mà chính CSVN đã ký với thực dân Pháp.

 

Guồng máy Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam Cộng Hòa dựng lên những vòng đai “đô thị”, người của họ sẽ có lúc trốn vô bưng, lúc ra nằm vùng ở đô thị. Và để cho cho hợp “lo-gíc”, Hà-Nội bí mật đưa bộ đội và người dân miền Bắc (có người tập kết) vào Nam vĩ tuyến XVII, những thành phần vào Nam đi “thực tế” phải đổi biệt hiệu, bí danh như Anh Đức (Bùi Đức Ái), Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn), Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước), Trần Hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng), Hưởng Triều (Trần Bạch Đằng), v.v. Họ viết về cuộc “nổi dậy của nhân dân miền Nam” để chống Mỹ Ngụy nhưng hư cấu, bịa đặt, dối trá nhắm kích động căm thù để xô đẩy người Nam “yêu nước” cũng như Bắc lao vào cuộc chiến. Đây là bộ phận ở Rừng, nói như guồng máy tuyên truyền của CS Hà Nội, cũng khác chi “địa đạo” Củ Chi vốn nhỏ, rời rạc, không “hoành tráng” như sau 1975 tái chế, “dựng” thành “điểm du lịch”.

Những nhà văn lớn ở tận đô thị ngoài Bắc đã phải tham dự việc hiện thực phản-ảnh, xây dựng những hình tượng và tình cảm chống Mỹ, “nguỵ”. Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, v.v., nói chung không mấy giá trị văn-chương (như của thời trước đó) vì mục đích trước mặt và nhu cầu tuyên truyền cấp thiết. Tố Hữu ngồi ở Bắc bộ phủ gửi thơ vào "miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời. Hà-nội, ngày 11-12-1963" như ghi ở cuối bài trong tập thơ Miền Nam được Ban tuyên truyền thành Đà-Nẵng in năm 1967 và người lính cộng hòa đã có thể tịch thu được trên xác người bộ đội sinh Bắc tử Nam, như tập Nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Hay... triết lý: " ... Ta đánh Mỹ vậy thì ta tồn tại". Chế Lan Viên triết lý về hận thù, hăng đến độ đem cả tiền bối Nguyễn Du ra để chống Mỹ: "Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình / (...) Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều / Nhật Lệ sông dài thuyền mẹ lại qua / Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mỹ ...". Thơ như vậy được đề cao là thơ chính luận, chi phối bởi cảm quan “sử thi”, nghĩa là trở thành tuyên truyền và ... hiện thực! Chỉ là những sử thi của những nhân vật tiền chế, giả tưởng, không dấu vết của con người thật, có suy nghĩ và tình cảm, cùng lẽ phải, con người với bi hài kịch cuộc đời!

Để cổ động và tuyên truyền mạnh hơn, giải Nguyễn Đình Chiểu được lập ra từ 1965 để thưởng công những cây viết đã đạt được những tiêu chuẩn đề ra của "chủ-nghĩa anh hùng cách-mạng Việt-Nam của văn-học chống Mỹ", một "nền" văn-học có "đặc điểm thống nhất" là "sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng", như Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, tập thư của một miền Nam chống Mỹ! Nói chuyện hư cấu, thì Phạm Văn Sĩ trong Văn học Giải phóng Miền Nam 1954-1970 (1975) để lại nhận xét ... bất hủ: "văn-chương chống Cộng là thứ văn-chương xảo trá đê hèn nhất của Mỹ-ngụy ở miền Nam" (tr. 377) cùng lúc lại đề cao những ấn phẩm tuyên truyền như những “lá thư” Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc vừa kể đầy cường điệu và cương bịa (lính Biệt kích của miền Nam ăn thịt người) của những văn công gốc Bắc đưa vào (cũng như từng bịa chuyện “anh hùng” của Lê Văn Tám (Trần Huy Liệu bịa) và Nguyễn Văn Bé “liệt sĩ” nhưng ... trong khi đó vẫn còn sống và đã về hồi chánh Việt-Nam Cộng Hòa!).

 

Vòng đai “đô thị” là sản phẩm không hề ổn. Các “đại thi hào” của miền Bắc như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên từng ngự yên hàn ở “đô thị Hà-Nội” mà làm thơ như đang ở chiến trường, trong rừng, với các đồng chí bộ đội! Không riêng gì ở Việt-Nam, mà các nhà văn khắp thế-giới hình như đa phần sống và viết ở những nơi “đô thị”!

Đó cũng là lý do khi trong nước viết về văn-học miền Nam thì chỉ nói đến những văn thơ và báo chí tuyên truyền của cán bộ ở các vùng bưng biền và thứ đến là những tay văn-nghệ nằm vùng như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Vũ Hạnh, Lữ Phương, v.v. mà gọi họ là những “nhà văn yêu nước trong các thành thị miền Nam”! Dĩ nhiên Việt Nam Cộng hòa không phải cái gì cũng tuyệt vời, nhưng văn-hóa và văn-học của miền Nam tự do đã trội bật hơn hẳn của cộng-sản Hà-nội, với những đặc tính nhân bản, tự do, khai phóng. Nền văn-học đó không thể bị phủ định hay bôi nhọ như cán bộ và văn-công Hà-nội vẫn làm cho đến nay vì cho đến nay vẫn được độc giả tìm đọc, trân trọng và đón nhận.

Vòng đai “đô thị” cũng trật lất với người làm văn nghệ ở miền Nam. Văn học Miền Nam 1954-1975 trong thực tế lịch sử đã có sự góp mặt đa dạng và đông đảo của nhiều thành phần và gốc gác, những người lính, giáo chức, công chức ở khắp mọi miền đất nước, và những cây bút trẻ sống và viết trong và ngoài “vòng đai” Sài-Gòn. Có những nhà văn thơ hôm nay sinh sống, làm việc ở nông thôn, nhưng ngày mai hoặc sẽ có ngày đổi về địa phương khác hoặc thị trấn, căn cứ – không lẽ phải chạy theo nơi ở và sáng tác, gọi họ là những nhà văn “trong ngoài vòng đai đô thị”? Đó là những Thảo Trường, Nguyễn Bắc Sơn, Duy Lam, Thế Uyên, Doãn Dân, Y Uyên, Phan Lạc Tiếp, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Lữ Quỳnh, Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam, Cao Thoại Châu, v.v.

Nhà thơ Kim Tuấn trên đường hành quân, dừng chân để lòng lắng đọng những tâm tình:

“Bản Hét ta chào mi đấy nhé

Chiều mưa che khuất núi đồi xa

Chiều mưa ta đứng trên đầu gió

Thương mình hơn những bóng mây qua

Bản Hét thương đời anh lính trẻ

Quanh năm chờ phép về thăm nhà

Quanh năm trấn thủ đời gian khổ

Hầm đất nhìn quanh ta với ta

Bản Hét những chiều không pháo kích

Trời im nghe gió thổi qua mau

Rừng im nghe cánh chim xào xạc

Đồn im nghe súng bỗng dưng sầu

Bản Hét hành quân vùng Tam Biên

Núi cao như dựng với sông liền

Rừng sâu màu lá xanh da mặt

Cơm sấy ăn sao nhớ mẹ hiền

Mẹ hiền phương đó con đầu núi

Bưng biền chưa hết trọn đời trai

Bưng biền đêm gối tay lên súng

Bỗng thấy thương thân, bỗng thở dài”

(Trên Vùng Bản Hét).

 

Lâm Hảo Dũng đi trận, có những lúc cảm thấy nhức nhối, khó ở, như “Chư Pao ai oán hờn trong gió / Mỗi một khăn tang một tấc đường”, vì khi qua những đoạn đường chiến binh:

“Ai biết con đường loang máu đổ

Những hồn lưu lạc dưới Poncho

Những hồn vất vưởng bên bờ suối

Đi hái hoa xuân mọc dưới mồ

Ta bỗng cười khan đùa chiến trận

Bình Tây chưa chết vẫn còn đây

Hạ Lào đi suốt vùng biên giới

Nhìn Ngoktuba xác ngập đầy

Hè nay ta lại trên đầu súng

Chợt xót xa cho khách chiến bào

Đang đốt đời trong cao điểm đó

(Bao giờ thấy lại ngọn Chư Pao?)”

(Đường Số 14)

 

Trích dẫn hai bài thơ để thấy đó là những sáng tác tại trận tiền hoặc nơi trú đóng, rất xa các “đô thị”.

Văn học Miền Nam với Sài-Gòn là thủ đô và là một trong những nơi sinh hoạt sống động và đa dạng của báo chí và các tạp chí văn học. Các tạp chí Sáng Tạo, Nghệ Thuật, Văn, Văn Học, Tư tưởng, Giữ Thơm Quê Mẹ, Khởi Hành, Bách Khoa, Vấn Đề, Trình Bầy, Thời Tập, v.v. xuất bản ở Sài-Gòn đăng tác phẩm của người viết bất kể họ sống ở đâu hay hành nghề gì. Mà ở các địa phương xa xôi trong Nam ngoài Trung cũng vậy, như phải sống tại chỗ mới sáng tác được, cũng đã có các tạp chí Trước Mặt, Cùng Khổ, Chim Việt, Động Đất, Hiện Diện-Châu Đốc, Hiện Diện-Tuy Hòa, Ý Thức, Khơi Dòng, Vỡ Đất, Nhìn Mặt và Vận Động, Vượt Sống, Dựng Đất, Sóng Cửu Long, Văn Nghệ Miền Tây, v.v.

 

Thời đầu ngay sau 1954, không-gian văn-học nghệ-thuật của miền Nam tự do đã tỏ ra là nơi sáng-tác, sinh hoạt đúng nghĩa. Âm mưu của người Cộng-sản khó xâm nhập dù đã có, nhưng rồi miền Nam đa dạng, tự do, dân-chủ do đó đã để lộ nhiều kẻ hở, kẻ thù chỉ mong có thế để trà trộn, xâm nhập, khuấy rối! Chính người Việt-cộng như Trần Hữu Tá, trong Nhìn Lại Một Chặng Đường Văn-Học (2000, tr. 24) cũng đã phải thú nhận: "Những năm 1959-1963 là khoảng thời-gian ngột ngạt ghê gớm đối với những người yêu nước sống trong các thành thị miền Nam. Đây cũng là thời kỳ khuynh-hướng văn-học yêu nước, cách-mạng gặp khó khăn hơn cả. Phong trào đấu tranh đô thị chưa đủ mạnh để trở thành hậu thuẫn vững chắc cho văn-nghệ ngược dòng này. Mặt khác chính quyền Sài-Gòn tiến hành một chiến dịch càn quét lớn trên địa bàn văn-học nghệ-thuật...". Vì “chiến dịch càn quét lớn trên địa bàn văn-học nghệ-thuật” nên mới có “văn nghệ” ở rừng!

 

Tại sao CSVN phải xóa bỏ tác giả và tác phẩm của VNCH, phải gán nhãn/chụp mũ là 'tàn dư văn-hóa nô dịch', 'phản cách-mạng', …? Phạm Thành Tài, một nhà văn hồi chánh trước 1975, đã ghi lại nhận xét sau thời-gian khá dài sau 1975 bị thẩm vấn về Xuân Vũ và vài nhân sự của miền Nam, đã kết luận: "Có điều tôi thấy rõ nhất là chúng nó sợ văn-chương chữ nghĩa không kém gì súng đạn" (Thay Lời Tựa. Đến Mà Không Đến.1992).

*

“Văn-học tại các đô thị miền Nam” đã là một sáng chế “lịch sử” mạo hóa đầy tính nhân tạo, chính trị và được chế ra trong những điều kiện không bình thường. Nay chuyện vòng đai, biên giới vẫn kéo dài, lại càng không bình thường. Chỉ có “Văn học Miền Nam 1954-1975” mà không hề có “Văn học Đô thị Miền Nam 1954-1975” như trong tuyên truyền, ảo tưởng ai thắng ai? Ai tự vẽ “vòng đai”, “biên giới” “lằn ranh” thì tự giam hãm mình. Nay đã là năm 2021 mà vẫn phải vậy sao?

 

Nguyễn Vy Khanh, 5-2021

(Thư Quán Bản Thảo, số 94, 9-2021)