Tuesday, November 30, 2021

Những biến cố lịch sử từ 1-16 Tháng Tư, 1975, tại Phan Rang, Ninh Thuận (Hồ Đắc Huân)

 

Vì quyền lợi, qua sự sắp xếp của các cường quốc, căn cứ tình thế vô cùng thuận lợi cho Bắc Việt lúc bấy giờ, Hà Nội đã mở một cuộc tổng tấn công vào Miền Nam Việt Nam để cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trận chiến khởi đầu ngày 10 Tháng Ba, 1975, tại Ban Mê Thuột, kết thúc vào trưa ngày 30 Tháng Tư, 1975, tại Thủ Đô Saigon.

Với thời gian 55 ngày, nhìn lại lịch sử qua cuộc lui binh của Quân Lực VNCH (QLVNCH) trên quốc lộ 7 thuộc Quân Đoàn II và từ Quảng Trị đến cửa Thuận An, Huế thuộc Quân Đoàn I. Ngoài ra, các đơn vị của ta cứ tháo chạy tạo nên cảnh hỗn loạn vô cùng tang thương cho quân, dân chính tại các thành phố, quận lỵ vừa di tản.

Sự rút bỏ các đơn vị của ta quá nhanh, địch quân không kịp tiến vào tiếp quản.

Để chận đứng trận tổng công kích, QLVNCH có hai nơi đã lập tuyến phòng thủ chận đánh địch, đã gây cho Cộng Sản Hà Nội một sự bất ngờ và chịu tổn thất vô cùng nặng nề, đó là hai mặt trận Phan Rang và Xuân Lộc.

Thành phố Phan Rang ngày xưa nhìn từ trên máy bay.


Sau 1975, có một số chiến hữu từng là cấp chỉ huy của các đơn vị tham chiến tại Phan Rang hoặc các nhà báo đã viết lại trận Phan Rang. Nội dung các bài viết ghi lại sự diễn tiến hoạt động của Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Phan Rang là chính yếu. Các sự kiện lịch sử khác xảy ra tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ninh Thuận cùng thời điểm trên chưa ai biết rõ để viết lại.

Qua hồi ức, ngày 16 Tháng Tư, 1975, như mới xảy ra đây, nhưng nhìn lại đã hơn 40 năm rồi! Thời gian còn lại không lâu, thế hệ chúng tôi rồi sẽ qua đi, nếu không viết lại, các thế hệ sau muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra vào những ngày cuối của Tiểu Khu Ninh Thuận cũng chỉ biết mường tượng mà thôi.

Người viết là sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tháp tùng Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận cùng đoàn quân tự thoái vào Phan Thiết rồi về lại Phan Rang và góp phần hoạt động tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cho đến sáng ngày 16 Tháng Tư, 1975, là ngày Cộng quân đã chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.

Qua hồi ức, thêm tài liệu của những người trong cuộc còn nhớ rõ, xin tổng hợp các chuyện rời để gom thành bài “Những biến cố lịch sử từ 1-16 Tháng Tư, 1975, tại Phan Rang-Ninh Thuận.”

I- Lược sử tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ thuộc miền duyên hải ở phía Nam Trung Phần Việt Nam.

– Lịch sử: Tỉnh Ninh Thuận trước có tên là Phan Rang do tiếng Chàm Panduranga (Padarang) đọc trại ra.

– Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang, ở cây số 1,557.

– Vị trí, ranh giới: Đông giáp biển Đông Hải, Tây giáp tỉnh Tuyên Đức, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp đặc khu Cam Ranh.

– Khoảng cách từ Phan Rang: Về phía Đông sát bờ biển Đông Hải, cách Đà Lạt 107 cây số về hướng Tây. Cách Phan Thiết 145 cây số về hướng Nam, cách Nha Trang 106 cây số về hướng Bắc, cách Cam Ranh 50 cây số cùng về hướng Bắc.

-Diện tích: Toàn tỉnh vào năm 1961 là 3,500 cây số vuông.

– Các quận: Tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, Bửu Sơn, An Phước, Du Long và Sông Pha. Ninh Thuận thuộc miền Duyên Hải, Trung phần Việt Nam, trực thuộc Quân Đoàn II, QK 2.

Những điềm báo trước, vận nước suy vong

Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ có hai hiện tượng không lành về vận nước xảy ra tại quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận là nơi sinh quán của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

1) Hòn đá Dao đối diện làng Tri Thủy ngã:

Chiều ngày 9 Tháng Tám, 1974, trời mưa tầm tã, gió lớn, sấm sét nổ chớp liên hồi suốt đêm. Sáng ra dân chúng Phan Rang được tin chấn động là hòn đá Dao (hình thanh long đao) trước chùa Thánh, núi Cà Đú đã ngã lúc 17 giờ hôm qua. Trên núi Đá Chồng năm 1972, cụ Ngô Khắc Kỉnh (thân sinh ông Ngô Khắc Tỉnh, Bộ Trưởng Giáo Dục), Chủ Tịch Hội Khổng Học Ninh Thuận quyên tiền xây dựng đền Khổng Tử. Trên núi Đá Chồng có hòn Đá Dao đối diện với bên kia sông là làng Tri Thủy, quê hương Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có hòn đá mặt quỷ nhìn qua đá Dao.

Dân địa phương tin vào phong thủy nên có câu “thanh long đao trấn mặt quỷ.” Ngày xưa có nhà địa lý nói tại đất này về sau phát vị vua. Khi đá Dao ngã quỷ sẽ lộng hành, nhà vua sẽ sụp đổ. Ông Thiệu theo vợ đi đạo Công Giáo nhưng lại tin vấn đề này.

 

Núi Đá Chồng tại Ninh Thuận

 nơi còn lưu truyền về giai thoại ông Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm hòn đá Dao.

 

Hòn đá mặt quỷ.

Lúc đó tỉnh có ý định nhờ trực thăng câu tảng đá lên đặt lại vị trí cũ. Có lẽ vì không có lệnh, phần khó khăn về kỹ thuật nên không thực hiện.

Điểm đặc biệt đá Dao ngã trùng hợp thời gian Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon từ chức về vụ Watergate.

2)  Đoàn sâu màu xanh di chuyển về hướng làng Tri Thủy:

Đêm 19 Tháng Hai, 1975, tại đoạn đường Ba Tháp, Cà Rài, gần cầu Lăng Ông có một đoàn sâu màu xanh, mỗi con bằng ngón tay út bò từ núi phía Tây Bắc phi trường Phan Rang, sắp hàng di chuyển băng ngang qua quốc lộ số 1, chiều ngang độ 6 thước, không rõ phía đầu tới đâu và chiều đuôi dài bao xa. Trong ngày đầu đoàn sâu xuất hiện, Đại Tá Trần Văn Tự – tỉnh trưởng, ông Ngô Khắc Kỉnh, ông Biện Lý Lưu Hoàng, Trung Tá Trần Đình Giao (Không Quân Phan Rang), Đốc Sự Lễ Tấn Nhiểu – phó tỉnh trưởng Hành Chánh và ông Năm Tôn (anh rể ông Thiệu) có mặt tại cầu Lăng Ông để quan sát. Sau khi nhìn đàn sâu, ông Ngô Khắc Kỉnh lắc đầu rồi nói với mọi người “vận nước hết rồi!” Quay qua Đại Tá Tự ông nói đại tá giúp giải quyết việc này. Cứ 6 giờ di chuyển đến 18 giờ gom lại từng cụm, sâu màu xanh di chuyển về núi Cà Đú hướng đến làng Tri Thủy, khu Đầm Nại, đi đến đâu phá hoại mùa màng đến đó. Đại Tá Trần Văn Tự, chỉ thị Ty Nông Nghiệp mang thuốc rầy xịt nhưng không hiệu quả. Sau đó Thiếu Tá Bùi Sơn Hải, Tham Mưu Phó Tiếp Vận Tiểu Khu đem dầu gazoil đốt nhưng chỉ chết một ít. Cuối cùng phải nhờ Không Quân ở phi trường Bửu Sơn dùng dầu cặn rải đốt, sâu chết rất nhiều, hết đốt sâu tiếp tục bò đi. Qua ba ngày đêm tự nhiên biến mất. Ông Năm Tôn, anh rể ông Thiệu lo sợ mời thầy về làm lễ cầu an nơi nhà thờ tổ đường ông Thiệu.

Hai sự kiện trên xảy ra trên quê hương của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc bấy giờ báo chí phổ biến nhiều người biết. Phải chăng đây là điềm báo trước sự sụp đổ của chế độ. Sự chết chóc về sau của dân chúng hướng về biển cả đi tìm tự do. Dân chúng miền Nam nghe tin này hoang mang vô cùng.

3) Máy bay hãng hàng không Việt Nam bị không tặc cho nổ rớt trên không phận Phan Rang:

Vào lúc 14 giờ 12 ngày 15 Tháng Chín, 1974, chiếc máy bay Boeing 727-121C-XV-NJC mang tên Phượng Hoàng của hãng hàng không Việt Nam chở khách từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi vào không phận Phan Rang, máy bay bị không tặc cho nổ và rớt ngoài vòng đai phi trường Bửu Sơn. Trung Tá Nguyễn Thanh Lịch (quê Bến Tranh, Mỹ Tho) làm phi công chính cùng 75 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Đây là sự kiện đáng buồn đã xảy ra nơi địa phận Quận Bửu Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

II- Đôi nét về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, quê làng Tri Thủy

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 Tháng Tư, 1923 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

– Học sinh trường Nam Tiểu Học Phan Rang.

– Học Trung Học Pélérin Huế, Kỹ Thuật Lê Bá Cang Sài Gòn.

– Sinh viên trường Hàng hải Thương Thuyền.

– Theo học Khóa 1 Bảo Đại, về sau đổi Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế (tiền thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam).

– Tốt nghiệp mang cấp hiệu Thiếu Úy Hiện Dịch Thực Thụ.

– Ngày 2/11/1963 vinh thăng Thiếu Tướng.

– Ngày 1/1/1965 vinh thăng Trung Tướng Nhiệm Chức.

– Ngày 19/6/1965, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.

– Ngày 31/10/1967, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1.

– Ngày 31/10/1971 đến 1975, Tổng Thống nhiệm kỳ 2.

Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Mai Anh, ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho. Ông bà sinh hạ được 4 người con gồm 2 trai và 2 gái. Ông từ trần hồi 10 giờ 20 ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại thành phố Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi

 

Toàn cảnh làng Tri Thủy Phan Rang nhìn từ xa.

 

-Đêm, ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang

Trong đêm 31 Tháng Ba bước sang ngày 1 Tháng Tư, 1975 là đêm, ngày kinh hoàng nhất tại thị xã Phan Rang. Thành phố Phan Rang tương đối hẹp, chỉ có đại lộ Thống Nhất nối với quốc lộ 1 từ Bắc vào và trong Nam ra, chạy qua giữa thành phố. Tại Khu Tam Giác có thêm ngã ba đường nối từ Đà Lạt xuống theo quốc lộ 11 ráp vào.

Vào những ngày cuối Tháng Ba, 1975, trên quốc lộ 1 có quá nhiều xe cộ từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Đình rồi Nha Trang… xuôi Nam. Đủ loại xe cộ chất đầy đồ đạc. Các ông bà già, phụ nữ, trẻ con cùng binh sĩ rã ngũ và công chức bỏ nhiệm sở. Đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua thành phố Phan Rang.

Ngày Nha Trang đã bỏ ngỏ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và các quân trường khác cùng dân chúng Đà Lạt cũng rút lui trong đêm 31 Tháng Ba, 1975, nên xảy ra sự ùn tắc tại đây. Từng đoàn xe cả quân lẫn dân sự chật ních người tiếp nối nhau trong không khí chạy giặc. Tiếng súng nổ, tiếng còi xe hòa lẫn tiếng người la lối, sợ hãi nghe inh ỏi. Về đêm đèn xe chiếu sáng không khác ban ngày. Không khí ngạt thở bởi khói từ cả đoàn xe khựng lại buông ra ngút trời. Nhìn đoàn người tôi bắt gặp đôi ba chiến hữu đã biết nhau từ trước, trong số đó có Thiếu Tá Lâm Mỹ Phú Khóa 17 Nguyễn Thái Học Thủ Đức là bạn học cùng khóa 4/74 Bộ Binh Cao Cấp tại Long Thành từ Đà Nẵng vào và Thiếu Tá Nguyễn VănThành (râu) Khóa 19 Nguyễn Trãi Đà Lạt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (biết nhau khi ôn tập Tiểu Đoàn từ Vạn Kiếp). Tóm lại, nhìn cảnh tượng của đêm 31 Tháng Ba rạng ngày 1 Tháng Tư, 1975, là đêm và ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang.

Từ ngày này Phan Rang bắt đầu di tản, phố xá, chợ búa đều đóng cửa. Bộ phận an ninh không sao kiểm soát được.

-Chim sắt cao nguyên xuống miền duyên hải

Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH gồm có 2 Không Đoàn Chiến Thuật KĐ 72/CT cùng Bộ Tư Lệnh trấn đóng Pleiku, KĐ 82/CT đóng tại Phù Cát. Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh Sư Đoàn.

Ngày 15 Tháng Ba, 1975, toàn bộ Sư Đoàn di chuyển từ Pleiku bằng không vận về Nha Trang, ngoại trừ một số phi cơ chờ sửa chữa đành bỏ lại. Chiều hôm sau Trung Tá Lê Văn Bút, Không Đoàn Trưởng KĐ 72/CT hướng dẫn các phi đội quay lại Pleiku đánh bom phá hủy máy bay, quân cụ và kho tàng còn lại. Lưu lại Nha Trang vài hôm, Sư Đoàn chuyển vào phi trường Bửu Sơn thuộc Căn cứ 20/CT Phan Rang, trong đó có Không Đoàn 92/CT được sáp nhập vào Sư Đoàn 6 Không Quân.

-Thiên Thần Mũ Đỏ vào thủ Phan Rang

Chiều 31 Tháng Ba, 1975, Tiểu Đoàn 5 và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy sau khi rút khỏi Khánh Dương được lệnh chuyển về phi trường Bửu Sơn. Đoàn quân di chuyển từ Nha Trang vào. Đồng bào chạy loạn bám theo hai bên hông đoàn xe và phía sau đuôi. Đoàn xe Nhảy Dù đến đâu họ theo đến đó. Khi vào Phan Rang, Lữ Đoàn 3 Dù đánh lạc hướng đồng bào di tản bằng cách di chuyển về hướng Tấn Tài xuống biển để cắt rời đoàn người ra, sau đó mới chạy vòng lên phi trường Bửu Sơn. Gần đến Phan Rang trời tối đèn xe bật lên với lộ trình thật dài. Nhìn đoàn xe di chuyển với đội hình ánh sáng chiếu rực trời, với tâm trạng qua nét mặt mỗi người có thể xem đây là “Đêm hoa đăng bi thảm.”

-Tướng Phạm Văn Phú ngủ đêm tại Chiến Đoàn ĐPQ ở phi trường Bửu Sơn, Phan Rang

Ngày 31 Tháng Ba, 1975, khoảng 20 giờ 30, Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận nhận được tin báo Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II, Quân Khu 2 sẽ gặp Đại Tá Tự tại phi trường Bửu Sơn, Phan Rang.

Đại Tá Tự, Trung Tá Ba Tham Mưu Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương khóa 15 Cách Mạng Thủ Đức Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu đón tiếp Tướng Phú và các sĩ quan tùy tùng đưa về Bộ Chỉ Huy nhẹ Tiểu Khu đặt bản doanh tại Chiến Đoàn Địa Phương Quân phòng thủ phi trường của Thiếu Tá Ngô Phùng Quang. Nơi phòng nghỉ Đại Tá Tự báo cáo tình hình an ninh tại địa phương.
Lúc này Tướng Phú hoàn toàn mệt mỏi. Ông luôn móc súng muốn tự sát nhưng các sĩ quan tùy tùng kịp thời can gián và gìn giữ nên việc đó không xảy ra. Thời gian ở đây ông không có lệnh gì cho Đại Tá Tự. Tướng Phú thở dài và than người ông mệt quá bởi đêm hôm trước không sao chợp mắt được, rồi ông đi nghỉ trên chiếc giường bố.

Sáng sớm ngày 1 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Tự tiễn Tướng Phú ra trực thăng bay vào Phan Thiết. Cùng lúc trực thăng chở Đại Tá Lý Bá Phẩm Tỉnh Trưởng Khánh Hòa đáp xuống lấy thêm nhiên liệu rồi bay đi ngay. Chia tay Đại Tá Lý Bá Phẩm, Đại Tá Tự và Trung Tá Ba về lại Tiểu Khu. Lúc này thành phố Phan Rang và Tháp Chàm vô cùng hỗn loạn.

-Đại Tá Trần Văn Tự, Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận và đoàn tùy tùng tự thoái vào Phan Thiết

Ngày 1 Tháng Tư, 1975, khoảng 8 giờ, qua điện thoại Thiếu Tá Bùi Sơn Hải Tham Mưu Phó Hành Chánh Tiếp Vận báo cho tôi vào Tiểu Khu gấp. Tôi bảo anh em trong Toán Huấn Luyện Lưu Động do tôi chỉ huy tại Khu Tam Giác chờ tin tôi báo về. Gặp Thiếu Tá Hải, ông nói ngay:

“Ông Huân à! Đại Tá Tự quyết định chúng ta rời bỏ Phan Rang sáng nay. Ông báo tin gia đình biết, chuẩn bị hành trang và cùng đi xe với tôi. Tôi báo về anh em thuộc Toán Huấn Luyện, trong đó có Trung Úy Nguyễn Khoa Khiêm, 8 hạ sĩ quan và 4 binh sĩ. Có 3 đại úy huấn luyện viên đã xin phép vắng mặt trong lúc này. Tôi nói anh em tự động giải tán về lo cho gia đình. Tôi sắp rời Phan Rang cùng Đại Tá Tự đi vào Phan Thiết. Chúc anh em luôn an lành. Tạm biệt các bạn.”

Thiếu Tá Trần Văn Kia.

Xin nói rõ thêm: Sở dĩ Toán Huấn Luyện của chúng tôi sáng 1 Tháng Tư, 1975, còn có mặt nhiều anh em trong Toán với lý do ngoài chức vụ Trưởng Toán Huấn Luyện Tiểu Khu tôi còn được Tiểu Khu chỉ định làm Đặc Khu Trưởng An Ninh Phòng Thủ Khu Tam Giác gồm có các đơn vị: Quân Trấn Nha Trang, Chi Đội Cơ Giới – Đại Đội Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu, Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Phòng Quân Tiếp Vụ, Chi Bưu Cục Phan Rang và Cư Xá Sĩ Quan cùng Trại Gia Binh nên anh em có mặt để phụ giúp tôi.

Liền sau đó thấy Trung Tá Nguyễn Công Ba, tham mưu trưởng (thay Trung Tá Nguyễn Văn Tiến  theo học khoá Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (bảng cấp số mới Tiểu Khu trước hai tháng không có Tiểu Khu Phó, trước đó ông Ba là Tiểu Khu Phó) và Đại Tá Tự từ phi trường về lại Tiểu Khu. Cả hai vào Phòng 3 và Đại Tá Tự chỉ thị 20 phút nữa thì đi. Tôi liền viết ít chữ nhờ người báo về gia đình là tôi sắp đi xa cùng Đại Tá Tự để gia đình khỏi mong đợi.

Trước khi rời Tiểu khu, Phòng 4 lo cung cấp đầy đủ lương khô, bổ sung thêm đơn vị hỏa lực cho các loại vũ khí, trang bị Tiểu Đoàn 250/ĐPQ và đầy đủ xăng dầu cho đoàn xe di chuyển.

-Các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cùng theo Đại Tá Trần Văn Tự vào Phan Thiết

Sáng ngày 1 Tháng Tư, 1975, các sĩ quan cấp tá dưới đây cùng Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng vào Phan Thiết:

– Trung Tá Nguyễn Công Ba (1935-2010), (Khóa 4 Cương Quyết Đà Lạt). Tham Mưu Trưởng  Tiểu Khu

– Thiếu Tá Bùi Sơn Hải (1926-2014), (Khóa 10 Thành Tín Thủ Đức). Tham Mưu Phó HCTV Tiểu Khu

– Thiếu Tá Trần Lệ, (Khóa 3 Ấp Chiến Lược Nha Trang). Trưởng Phòng Truyền Tin.

– Thiếu Tá Hồ Đắc Huân, (Khóa 2 Nhân Vị Nha Trang). Trưởng Toán Huấn Luyện Lưu Động Tiểu Khu.

– Thiếu Tá Trần Văn Kia, (Khóa 14 Nhân Trí Dũng Thủ Đức) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 250 ĐPQ Thần Ưng cùng khoảng 500 quân của Tiểu Đoàn cùng đi theo.

Phái đoàn di chuyển bằng 7 xe jeep và 18 xe GMC. Ngoài ra, trên xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi lúc vào Phan Thiết còn có ông Học (quên họ), Xã Trưởng Phước Sơn, quận Bửu Sơn xin quá giang.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP 

Sứ Mạng "NÓN SẮT M1" Trước & Sau 1975 || Góc Hoài Niệm Xưa - Ký Ức | Kỷ Vật

 


 

Cái nón sắt của người lính VNCH

 

“Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này. Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?”

Cái nón sắt đề cập trong bài hát này chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính VNCH trong nhu cầu bảo vệ sinh mạng ngoài mặt trận. Trong suốt chiều dài cuộc chiến 20 năm trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, cái nón sắt là một vật không thể nào thiếu trên người chiến sĩ VNCH, đó là cái nón sắt M1.

Cái nón sắt này của QLVNCH phát xuất từ cái nón sắt của quân đội Mỹ dùng từ Chiến Tranh Thế Giới Thứ II đến năm 1985. Cái nón sắt này ngoài việc bảo vệ an toàn cho sinh mệnh người lính, nó còn là một vật rất đa dụng trong sinh hoạt của người lính như có thể chứa nước uống, nấu cơm canh, để múc nước tắm, làm ghế ngồi, ngoài ra còn đựng được nhiều loại đồ vật khác nhau… khi dừng quân.

 

Cấu tạo 

Nón M1 được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người. Độ sâu của mũ khoảng 18 cm, chiều rộng 24 cm và chiều dài 28 cm, khối lượng mũ khoảng 1.3 kg.

Nón có hai lớp. Lớp bên ngoài của mũ là một vỏ kim loại còn gọi là “nồi thép,” phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng. Bên trong, lớp thứ nhì là một mũ bằng nhựa được chế tác bằng thứ nhựa đặc biệt tăng thêm độ cứng, từ đó gia tăng thêm mức độ an toàn cho người lính; phần vỏ phía trong bằng hợp chất nhựa này là hệ thống dây treo có thể điều chỉnh để phù hợp với kích thước các cỡ đầu người sử dụng.

Hệ thống dây trong nón nhựa là để đỉnh đầu không áp sát với nón nhựa, và có một khoảng cách nhất định để đầu không bị nóng thái quá dưới ánh nắng. Phần bên ngoài nón sắt có gắn thêm vào một băng cứu thương và được bao bằng một lớp lưới để giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt hoặc để ngụy trang cây cối tùy theo địa hình khi tham chiến. Người dùng nón có thể gắn thêm cành, lá cây để tăng mức độ ngụy trang, tránh sự quan sát của địch quân. Chiếc nón sắt M1 được quân đội Mỹ sử dụng đến năm 1985, sau đó được thay thế bằng M1C và M2.

Nón sắt là một vật cần thiết cho người lính VNCH để bảo vệ cho người lính chiến và nói lên được sự quan tâm đến sinh mạng của một người cầm súng khi ra trận. Qua đó chúng ta thấy mối chăm sóc đặc biệt của chính quyền với hàng ngũ bảo vệ quốc gia, họ cần được trang bị những nhu cầu cần thiết trong việc giảm thiểu mức độ sát thương của địch ngoài mặt trận.

 

Nón sắt M1 có công dụng giúp người lính ngoài mặt trận giảm được mức độ thương vong do các mảnh văng do bom, đạn, lựu đạn, mìn… từ phía địch gây ra. Nón sắt dùng để chống lại mức độ sát thương của các loại đạn bắn thẳng như AK-47… Nếu khoảng cách bắn xa cũng như góc va chạm giữa đạn và mũ nhỏ thì viên đạn sẽ bị nảy ra và gây ra một vết lõm trên mũ, tránh được thương vong cho người đội.

Nếu khoảng cách gần và góc va chạm giữa đạn và mũ gần như vuông góc thì đạn sẽ dễ dàng xuyên qua mũ và gây sát thương. Rất nhiều chiếc mũ sót lại sau trận chiến với các vết thủng do đạn bắn thẳng gây ra đã chứng tỏ điều này.

 

Đến năm 1971, khi cuốn phim “Người Tình Không Chân Dung” được trình chiếu ở Sài Gòn, thì một bản nhạc rất hay, mang nhiều ấn tượng cho người lính VNCH trong quá khứ, đó là nhạc phim “Người Tình Không Chân Dung,” nói về thân phận của của cái nón sắt, do ca sĩ Lệ Thu trình bày làm xao xuyến không biết bao nhiêu trái tim của người chiến sĩ VNCH, một sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trọng:

“Hỡi người chiến sĩ đã để lại
cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.
Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ
mộng mơ của anh mộng mơ của một con người.

***
Ôi nó khác chi mây trời hiền hòa
khác chi bốn mùa êm trôi
có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ
và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền
phải thế không anh?

(Hát)
Trong cái nón sắt của anh
mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn
triệu triệu vì sao vẫn còn đó
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó.

Nhưng anh bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo Tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt
trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?” 

 

Câu chuyện về cái nón sắt 

Quân lệnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam về cái nón sắt. Cuối năm 1969, lúc bấy giờ, tình hình an ninh các xã ấp, quận lỵ thuộc tỉnh Định Tường rất rối ren. Tin tức từ các chiến trường lớn nhỏ dồn dập báo về với bao sự chết chóc, bị thương và tổn thất.

Đúng vào thời điểm dầu sôi  lửa bỏng càng ngày càng gia tăng thì Đại Tá Nguyễn Khoa Nam, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, được Bộ Tổng Tham Mưu điều động về giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu chiến thuật Tiền Giang, thay thế cho Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được thăng tiến làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV.

Tin tức được loan truyền nhanh chóng, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ các đơn vị tác chiến, đến những quân binh chủng ngành trực thuộc Sư Đoàn, đều tỏ vẻ lạc quan thấy rõ, với sự lãnh đạo mới của người hùng oanh liệt thuộc binh chủng thiện chiến Nhảy Dù. Song song đó, một lệnh đặc biệt lần đầu tiên trong quân sử Sư Đoàn, với công văn được gởi đi khắp các đơn vị trong Sư-Đoàn có nội dung: “Tất cả quân nhân các cấp luôn luôn phải mang súng và đội nón sắt khi di chuyển bất cứ ở nơi nào. Ngoài ra, xe Jeep đều phải tháo mui để trần.”

Bấy lâu, người quân nhân Sư Đoàn đội nón lưỡi trai bằng vải ka-ki xanh khi đi ra ngoài, còn chiếc nón sắt chỉ sử dụng lúc ban đêm đi trực hay canh gác tiền đồn mà thôi! Phải công nhận, trọng lượng chiếc nón sắt của Mỹ mà bên trong còn có thêm một chiếc nón lót nhỏ hơn bằng nhựa, cùng với những dây da và vải để điều chỉnh khi đội chụp lên đầu không phải là nhẹ. Nếu ai không quen thì sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu lắm!

Nhưng nay lệnh của tư lệnh sư đoàn ban ra thì ai mà dám không thi hành? Cho nên, từ đại tá tư lệnh trở xuống đến hàng binh, bắt buộc quân nhân các cấp đều phải kè kè bên khẩu súng lục, hay cây súng M-16 và chiếc nón sắt to tướng bên cạnh, lúc làm việc cũng như khi đi ra ngoài. Hiện tượng mới lạ này không chỉ thấy được trong căn cứ quân sự Đồng Tâm ở Bình Đức mà ngay cả trong thành phố Mỹ Tho. Kể từ những tháng ngày cuối năm 1969, nhan nhản trên các đường phố và nơi chợ búa, người dân thành thị thấy lính Sư Đoàn 7 đầu đội nón sắt.

Trịnh Khánh Tuân & Huỳnh Công Minh
Nguồn Trang Văn Nghệ Người Lính VNCH

 

SOURCE:

https://hung-viet.org/p22826a26468/cai-non-sat-cua-nguoi-linh-vnch

 

Photos: Tiền đồn trên cao nguyên