Các địa phương bị tấn công trong dịp Tết Mậu Thân
Photos' Source:
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TetMauThan.htm
Xuân Giáp Thìn nhớ lại Tết năm Mậu Thân 1968
Tài liệu Tổng hợp của LymHa
https://docs.google.com/document/d/1tCjYalmS5g83eCtsaBy0Hs8auEGeBpnDYY1VIEJKhfo/edit?usp=sharing
HIGHLIGHT:
“…Tài liệu và nhận định của Việt Nam Cộng Hòa (2)
Giao Thừa Mậu Thân tối 29-1, các gia đình nhang đèn, hoa quả cúng giao thừa, đời sống sung túc khiến cho ngày xuân 1968 tưng bừng náo nhiệt hơn những năm trước. Bất ngờ đặc công VC tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất.. địch tấn công đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn. Hà Nội ra lệnh hoãn cuộc tấn công 24 giờ đồng hồ, các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Bình Định, Pleiku.. khai hoả trước nên miền Nam kịp thời cảnh giác.
Hà Nội đã cho điều động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc Tổng công kích đại qui mô này. Lực lượng được chia ra như sau: 35 tiểu đoàn và 18 đại đội tại Vùng I, 28 tiểu đoàn tại Vùng II, 15 tiểu đoàn tại Vùng III, 19 tiểu đoàn tại Vùng IV, tổng cộng 84,000 người, hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng, ngày 21-1-1968 Hà Nội chọn Giao thừa là giờ tấn công….”
***
“…Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968 VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người.Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, ta tịch thu được 17,439 khẩu súng đủ các loại. Phía VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19,265 người bị thương, 600 người mất tích, về vũ khí ta mất hơn 2,000 khẩu súng, 63 máy bay bị tiêu hủy, 154 cái bị hư hại nặng, 99 chiếc bị hư hại nhẹ.
Tại Huế 2/3 tổng số nhà cửa bị phá hủy, Vùng I có 12,000 căn, Vùng III có 10,000 căn, Sài Gòn có 19,000 căn, Vùng IV có 19,000 căn bị tiêu hủy. Những tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Châu Đốc, Cần Thơ, Sài Gòn, Huế và Phan Thiết. Vùng Cao nguyên và Vùng II tương đối khả quan hơn.
Kinh tế cũng bị ảnh hưởng tai hại, ngoài các thành phố thị trấn bị tàn phá, có tới 13 xưởng kỹ nghệ đổ nát vì bom đạn, 20 hãng xưởng khác bị hư hại, thiệt hại lên tới 25 triệu Mỹ kim. Nạn nhân chiến tranh lên cao gần 700,000 người, ngân quĩ cứu trợ ước lượng 100 tỷ đồng, tại Sài Gòn đã thiết lập hơn 100 trung tâm tạm cư để tiếp đón khoảng 200,000 người chạy loạn, 130,000 người không còn nhà cửa….”
.“…Theo Sir R.Thompson, một chuyên viên về du kích chiến cho rằng Hà Nội muốn “nướng” hết lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng để BV có cớ đưa quân vào. Tướng Weyand phân tích cuộc Tổng công kích nói “ Việt Cộng dẫn đầu cuộc tấn công và bị tiêu diệt để bảo đảm thống nhất do BV thống trị. Một Thượng tá VC cũng có nói “Nó cho nướng sạch VC để sau này Bắc Kỳ vào thay thế hết”…”
Tóm lược những diễn tiến quan trọng trong sự kiện Tết Mậu Thân
(LymHa tổng hợp từ nhiều nguồn)
https://docs.google.com/document/d/1EA1yiJT-xIJKQr6WECVRNU8BFlpt9DOAs4GiVnuR-0I/edit?usp=sharing
HIGHLIGHT:
“…Theo Sir R.Thompson, một chuyên viên về du kích chiến cho rằng Hà Nội muốn “nướng” hết lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng để BV có cớ đưa quân vào. Tướng Weyand phân tích cuộc Tổng công kích nói “Việt Cộng dẫn đầu cuộc tấn công và bị tiêu diệt để bảo đảm thống nhất do BV thống trị. Một Thượng tá VC cũng có nói “Nó cho nướng sạch VC để sau này Bắc Kỳ vào thay thế hết”…”
*
"...Trong năm 1967, đã có bốn lần hưu chiến được thực hiện: Tết dương lịch 48 giờ, Tết Nguyên đán năm ngày, lễ Phật đản 24 giờ và Giáng sinh 24 giờ. Cũng giống như các lần trước đây, thời gian hưu chiến năm 1967 đã được Việt Cộng tận dụng tối đa...."
*
...Ngày 30-12-1967, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố rằng thời gian ngừng bắn 36 giờ mừng Tết dương lịch sẽ có hiệu lực từ ngày 31-12-1967 đến ngày 2-1-1968. Thời gian ngừng bắn được Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa kéo dài thêm 12 giờ so với trước là nhằm đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng Phaolô VI để cho ngày 1-1-1968 là ‘ngày bình an’ (day of peace). ..."
*
Từ trước đến nay, Việt Nam sử dụng âm lịch chung với các nước Á Đông khác như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Tại Bắc Việt, để tạo sự khác biệt láu cá với miền Nam thù địch nên từ năm 1957, Bộ Chính trị Việt Cộng lấy cớ có sự khác biệt múi giờ và thủy thổ giữa Hà Nội với các nước lân cận, nên ra lệnh điều chỉnh lại âm lịch riêng cho miền Bắc.
Vì thế ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán tại Việt Nam Cộng Hòa là ngày 30-1 đương lịch 1967, chậm hơn một ngày so với dương lịch miền Bắc. Trong quá trình triển khai chiến dịch, từ Quân khu 5 trở ra được cán bộ từ Bắc Việt vào triển khai nên dùng theo lịch miền Bắc, trong khi Bộ tư lệnh Miền lại sử dụng lịch miền Nam. Phát hiện sai sót chết người này, Trung ương Việt Cộng lập tức chấn chỉnh nhưng đã muộn. Chiều 29-1-1968, Quân khu 5 Việt Cộng nhận được lệnh hoãn cuộc tấn công sang đêm 30 rạng sáng 31-1, nhưng chỉ kịp báo cho Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Trung đoàn 10 và hai tỉnh đội Quảng Nam, Quảng Ngãi. Các tỉnh đội Quảng Đà, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa không nhận được nên vẫn nổ súng theo kế hoạch ban đầu là đêm 29 rạng sáng 30-1-1968.
Vì thế, từ 11 giờ đêm 29 rạng sáng 30-1-1968 tức khuya 29 Tết Mậu Thân, quân Việt Cộng tại B1 và B3 đồng loạt tấn công vào bảy đô thị miền Trung – Tây Nguyên (Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Pleiku) và hàng loạt thị trấn quận lỵ (Phú Lộc, Tân Cảnh, Lạc Thiện, Buôn Hô, Phước An, An Khê…)..."
*
Chiến sự tại Kontum (2 giờ ngày 30-1)
Tại Kontum, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ ngày 30-1.
Chiến sự tại Hội An (2 giờ 55 ngày 30-1)
Tại Hội An, quân Việt Cộng tấn công lúc 2 giờ 55 ngày 30-1.
Chiến sự tại Đà Nẵng (3 giờ 30 ngày 30-1)
Chiến sự tại Quy Nhơn và Quảng Ngãi (4 giờ 10 ngày 30-1)
Chiến sự tại Pleiku (4 giờ 40 ngày 30-1)
*
Tính đến 4-2-1968, đã có tổng cộng 64 thành phố, thị xã, thị trấn và nhiều vùng nông thôn ở miền Nam thành vùng chiến sự. Trong đó 7 tỉnh lỵ bị khởi chiến sớm nhất là Nha Trang (Khánh Hòa), Ban Mê Thuột (Darlac), Kontom, Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku.
Sau đó một ngày, chiến sự đồng loạt nổ ra ở 23 tỉnh lỵ: Quảng Trị, Huế (Thừa Thiên), Tuy Hòa (Phú Yên), Hậu Bổn (Phú Bổn), Đà Lạt (Tuyên Đức), Phan Thiết (Bình Thuận), Phước Lễ (Phước Tuy), Tây Ninh, Phú Cường (Bình Dương), Biên Hòa, Gia Định, Sài Gòn, Mộc Hóa (Kiến Tường), Mỹ Tho (Định Tường), Trúc Giang (Kiến Hòa), Châu Phú (Châu Đốc), Sa Đéc, Vĩnh Long, Phú Vinh (Vĩnh Bình), Rạch Giá (Kiên Giang), Cần Thơ (Phong Dinh), Khánh Hưng (Ba Xuyên), Quản Long (An Xuyên). Các tổng kho quân sự lớn cũng bị tấn công ở: Phú Bài – Phú Lộc (Thừa Thiên), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Tam Kỳ – Chu Lai (Quảng Tín), Bồng Sơn – An Khê – Quy Nhơn (Bình Định), Pleiku, Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Long Bình (Biên Hòa), Vĩnh Long.
*
Giao tranh tại Huế trong Tết Mậu Thân – Chiến dịch Huế City (30-1 đến 25-2-1968)
Chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh Ngô Quang Trưởng nhận định cộng quân sắp đánh lớn tại Huế và vùng Bắc Thừa Thiên nên một mặt báo về Sài Gòn, mặt khác tăng cường phòng bị và cho quân lùng sục vùng Phú Lộc, Hương Trà. Ngay sau đó, một đơn vị thuộc Sư đoàn 101 Mỹ bắt được một sĩ quan cộng quân, khai là đang diễn tập đánh Huế. Đêm 20-12-1967, trinh sát cộng quân xâm nhập vào tận làng công giáo Phủ Cam thuộc xã Thủy Phước, quận Hương Thủy ở ngoại vi Huế, bị phát hiện và bỏ lại một xác chết. Nhiều tin tình báo khác cho thấy Việt Cộng sắp mở chiến dịch rất lớn trong quãng thời gian ngay trước hoặc sau Tết. Trung tướng Hoàng Xuân Lãm – tư lệnh Quân đoàn 1-Vùng 1 chiến thuật liền điều hai tiểu đoàn Nhảy dù, đóng tại quận Quảng Điền cách Huế 15 cây số về phía Bắc và tại phi trường Phú Bài, cách Huế 17 cây số về phía Nam đồng thời ra lệnh cho toàn Quân đoàn 1 cấm trại.
Từ 18 giờ 30 phút đêm 30-1-1968, cộng quân bắt đầu tràn về Huế với lực lượng ba sư đoàn 5, 309 và 325B, Đoàn 6 đặc công, Đoàn 9 (Đoàn Cù Chính Lan), cộng với lực lượng tỉnh đội, du kích địa phương tổng cộng 55.000 quân, trong đó đợt xung kích đầu tiên trong đêm giao thừa gồm 12.000 quân. Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên (B4) trong tổng tấn công Mậu Thân 1968 vừa từ Bắc vào là thiếu tướng Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ); phó tư lệnh Mặt trận là thiếu tướng Trần Văn Quang – tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu Bình Trị Thiên (1966-73); chính uỷ Mặt trận là Lê Minh. Sau khi Hoàng Sâm tử trận thì Trần Văn Quang nắm quyền tư lệnh.
Ký giả Elje Vannema đã liệt kê những hố chôn tập thể ở Huế gồm có:
– Bãi Dâu: có 3 hố với 26 xác; sau này dân chúng phát hiện thêm 4 hố, có 77 xác.
– Cầu An Ninh: 20 xác.
– Chợ Thông cách thành phố hai cây số về hướng Tây có 102 xác.
– Chùa Tăng Quang: có 12 hố với 43 xác, trong đó nhiều xác bị trói bằng dây thép gai.
– Cồn Hến có một hầm với 100 xác.
– Địa điểm Đông Gia gần biển có 101 xác.
– Địa điểm giữa chùa Tăng Quang và chùa Tường Vân: có một xác người Việt và xác ba bác sĩ người Đức.
– Khu vực Cửa Đông Ba: có một hầm với 7 xác.
– Khu vực Lăng Gia Long: có khoảng 200 xác.
– Khu vực Lăng Tự Đức và Lăng Đồng Khánh có trên 20 hầm.
– Phía Đông Huế chín cây số có 25 xác.
– Quận Tả Ngạn: có 3 rãnh chứa 21 xác.
– Tiểu chủng viện: phía sau có hai hầm chôn 3 xác, gồm một người Pháp, 2 người Mỹ.
– Trường trung học Gia Hội: trước sân có 14 hố với 101 xác, chung quanh có nhiều hố khác với 203 xác.
– Trường tiểu học An Ninh Hạ: có một hầm với 4 xác.
– Trường Văn Chi: có một hầm với 8 xác.
Tính đến tháng 5-1968, tổng cộng có trên 1.000 xác thường dân được tìm thấy.
Đến đầu năm 1969, có nhiều địa điểm khác bị phát hiện thêm như:
– Chùa Therevada Gia Hội, chùa Từ Quang, An Ninh Thượng, Chợ Thông, Đồng Di, Phú Vang, Vĩnh Hưng… mỗi nơi có mấy chục xác. Chùa Quảng Tự có 67 xác.
– Khe suối Đá Mài (tức Phủ Cam Tử Lộ), quận Nam Hòa: 428 bộ xương nằm trong dòng suối.
– Khu Thiên Hàm có khoảng 200 xác.
– Làng Lang Xá Cồn, quận Hương Thủy: 93 xác.
– Làng Lương Viên, quận Phú Thứ: 422 người mất tích.
– Làng Phú Lương, quận Phú Thứ: 22 xác.
– Làng Phú Xuân, quận Phú Thứ: 230 xác.
– Làng Vinh Thái, quận Phú Thứ: 135 xác.
– Các đồi cát và các làng Lệ Xá Tây, Văn Hòa, Xuân Dương, ở quận quận Phú Thứ: 357 xác.
– Các làng Vinh Lưu, Lệ Xá Đông, Xuân Ô giáp biển: có khoảng 820 xác.
– Làng Thúy Thạnh, quận Hương Thủy: 70 xác.
– Làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, phía Nam Lăng Gia Long 11 xác.
– Các làng thuộc quận Vinh Lộc có khoảng 100 xác.
Tính ra các báo liệt kê tổng cộng gần 50 vị trí phát hiện hố chôn tập thể với gần 4.000 xác thường dân, chưa kể hàng ngàn người mất tích. Nhiều tài liệu khẳng định có tổng cộng 5.800 thường dân Huế xác định rõ danh tánh bị cộng quân thảm sát trả thù trong Tết Mậu Thân.
Sau cuộc chiến, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa kiểm kê và công bố số lượng nạn nhân ở Huế gồm có:
– Thường dân bị thương và tàn tật vì bom đạn 1.900.
– Thường dân bị chết vì bom đạn 844.
– Nhóm mồ tập thể thứ nhất phát hiện ngay sau cuộc chiến 1.173.
– Nhóm mồ tập thể thứ nhì (tính cả khu Gò Cát) phát hiện từ tháng 3 đến 7-1969 có 809 xác.
– Nhóm mồ tập thể thứ ba ở khe suối Đá Mài, quận Nam Hòa, phát hiện tháng 9-1969 có 428 bộ xương.
– Nhóm mồ tập thể thứ tư ở biển muối (Phú Thứ) phát hiện tháng 11-1969 có 300 xác.
– Các mồ tập thể rãi rác chungquanh thành phố Huế 200 xác.
– Số người mất tích không tìm thấy xác 1.946 xác.
Tổng cộng 7.600 người.
Ám ảnh Việt cộng pháo kích ở Tết Mậu Thân 1968
https://docs.google.com/
Chiến tranh Việt Nam: Thảm sát Mậu Thân, 1968: Một cuộc diệt chủng
https://docs.google.com/
Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên - Tổng công kích của Việt cộng năm Mậu Thân, 1968
https://docs.google.com/document/d/1L16sWX5EdXZ-pYQ6mOtSa_gL3FPfZE5SFnxbMOxHzTc/edit?usp=sharing
Giải khăn sô cho Huế: chờ đợi một ngày giỗ chung cho Việt Nam
https://docs.google.com/document/d/1huKm0dSEKfrv91n6_xesdge_z3h02vm8_rfeOigFEgE/edit?usp=sharing
Nhã Ca - Giải khăn sô cho Huế
https://docs.google.com/document/d/1lRz3zJHrm_r6aXthpwSVwBRIZCz6MEeBoMk8mTm-OmA/edit?usp=sharing
.
No comments:
Post a Comment