Saturday, June 26, 2021

Hình ảnh về trận chiến AN LỘC 1972

 SOURCE:

http://nguoilinhnamxua.blogspot.com/2015/01/an-loc-ia-su-ghi-chien-tich.html?m=0 

.


 .

                           
Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG (1933-1975): "Anh hùng tử thủ An Lộc"

                                          

 


 .


 .


 .


 

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ XEM TIẾP 50 HÌNH ẢNH VỀ TRẬN AN LỘC

* An Lộc: Địa ngục trần gian của quân dân miền Nam trong năm 1972 (Hồ Đinh)



 

Hồ Đinh TD1/TrD43/SD18BB Kbc 4424 

Riêng tặng các bạn hiện ở Hoa Kỳ, từng tham chiến trận An Lộc như Đại Uý Cao Khắc Tiệp (Thiết giáp SĐ9BB), Đại Uý Đỗ Minh Hứng (Liên Đoàn 5BDQ), Trung Uý Lê Ngọc Thạch (PB/SĐ9BB) và Thượng sĩ Nguyễn Huệ (Thiết Ky/SD21BB).

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XX, lợi dụng sự ổn định tạm thời của Đông Dương, thực dân Pháp xúc tiến việc khai khẩn đất hoang tại Cao Mên và vùng Đông Nam Phần, để trồng cao su. Hai đại lý hành chánh được gấp rút thành lập tại Hớn Quản (1908) và Bà Rá (1920), nhằm mục đích đôn đốc và chỉ huy các công tác khai rừng và mở mang đường xá. Hai quốc lộ 13, 14 cũng như con đường xe lửa Sài Gòn-Lộc Ninh được hoàn thành, để vận chuyển cao su, của công ty Mimot, tại các đồn điền Krek, Chup, Prek, Kak, Chamcar An Đông ở Kompong Cham, Snoul, Peanch Chang (Cao Mên), Phước Long, Bình Long, Bình Dương và Biên Hòa.. về Sài Gòn, để xuất cảng.

Cũng từ đó, máu người Việt và đồng bào thiểu số Stieng, Biệt, Mnong.. đổ hằng ngày trên vùng đất đỏ. Họ là phu đồn điền từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Phần, vì nghèo túng, mất mùa nên đành lìa bỏ quê cha đất tổ, lũy tre làng và mồ mã ông bà, để vào vùng ma thiêng nước độc, bán mình làm thân nô lệ suốt đời cho các công ty khai thác cao su của thực dân Pháp (Société Des Plantations Des Terres Rouges). Bên cạnh đó, còn có các phu làm đường 13,14, đường xe hỏa. Nhưng dù là ai chăng nữa, Việt hay Thượng, tất cả cùng chung một số phận, chịu sự hành hạ dã man của bọn cặp rằng Pháp và dân bản xứ. Ngày ngày tháng tháng, những nấm mồ hoang vô chủ, bất hạnh, cứ nối tiếp nhau, mọc theo chiều dài của con đường từ Bến Cát, Lai Khê, Chơn Thành… cho tới tận An Lộc, Lộc Ninh. Đời đã buồn rầu tận tuyệt, nên cảnh vật ở đây lúc nào cũng thấy cô đơn lạnh lẽo, nhất là màu đất đỏ, đã khiến đường 13 trở thành con đường máu hay tử lộ, ngay từ thời Pháp thuộc. Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1955-1975), do Cộng sản quốc tế Hà Nội chủ xướng, con đường trên lại càng thêm ghê rợn, với những tại họa trùng hằng. Ở đâu, lúc nào mọi người cũng đều có thể bỏ mạng, vì các tai ương rất bất ngờ, do mìn bẫy, bom đạn, sự hành quyết và khủng bố của bộ đội Bắc Việt, nhằm vào mọi đối tượng thù nghịch, bất kể là dân-lính, Thượng hay Việt.

Nhưng đó cũng chỉ là chuyện nhỏ khi so sánh với mạng người lá rụng, mà Việt Cộng đã tàn sát dã man thường dân vô tội, khi tìm đường lánh nạn chiến tranh, từ Lộc Ninh về An Lộc và sau đó lại bỏ chốn địa ngục trần gian, chạy về Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch, Tân Khai, Tàu Ô, Chơn Thành, Lai Khê. Sự tàn ác hung tợn có một không hai của bộ đội Bắc Việt, đã khiến cho những kẻ luôn toặc mồm tự xưng là quân giải phóng, đời đời kiếp bị bia miệng, chữ nghĩa trong dòng sử Việt, cũng như dư luận thế giới văn minh, nguyền rủa khinh miệt, vì hành động mất nhân tính không xứng đáng làm người.

Ngoài ra, sự đứng vững của thị xã nhỏ bé An lộc, dù chỉ còn là đống gạch vụn, sau 68 ngày bị 4 sư đoàn chính qui cọng sản vây hãm, tấn công biển người, chiến xa, đại pháo, hỏa tiễn có lúc lên tới 8000 trái/1 ngày. Sự kiện trên, đã khiến địa danh An Lộc xếp hàng đầu trong những trang quân sử thế giới như Stalingrad, Guernica, Arden, Berlin, Tobrak và cả Điện Biên Phủ, về mức độ giao tranh ác liệt, sư tàn phá bởi bom đạn nhưng tận tuyệt nhất vẫn là thảm họa chiến tranh, đối với ngàn vạn thường dân bị kẹt trong thành phố, không di tản được. Sau này, những nạn nhân may mắn còn sống sót khi tàn cơn binh lửa, ai nấy đều cả quyết rằng, sở dĩ họ thoát chết, đều do Trời Phật thiêng liêng che chở, bảo hộ, nên đã không bị chết tập thể oan khiên, mà đao phủ thủ, chính là bộ đội miền Bắc vì bị tuyên truyền đầu độc từ lúc mới tập ăn, tập nói, nên coi ai cũng là ngụy, là kẻ thù. Chiến tranh bắt buộc phải hủy diệt đối phương, để đạt chiến thắng nhưng sự kiện quân Bắc Việt, tập trung hỏa lực, pháo vào các khu vực thường dân như nhà thờ, trường học nhất là bệnh viện, lúc đó có hơn 10.000 đồng bào tìm tới lánh nạn. Tàn nhẫn dã man hơn, là bắt trẻ con, đàn bà và những người lớn tuổi, bị kẹt tại các đồn điền cao su, đem trói họ vào các địa điểm đặt pháo hay xua họ đi trước làm bia đỡ đạn và khai quang các bãi mìn của QLVNCH. Riêng đàn ông, bất kể là thanh niên trai tráng, trẻ con và người già, đều bị xung làm lao công chiến trường, đào hầm, tải đạn… dưới các trận mưa pháo của cả hai phía. Tất cả nói lên sự thật về bộ mặt hung tàn ác độc của cọng sản VN, cho nên đâu có ai thấy lạ, khi biết rằng trong suốt 20 năm chiến tranh, Việt Cộng đi tới đâu, đồng bào miền Nam, lũ lượt bỏ nhà cửa, tài sản, chạy lấy mạng. Thảm trạng đến bây giờ vẫn không có gì thay đổi, nếu người Việt cả nước, kể luôn những cây cột đèn, được phép xuất ngoại, chắc chắn ai nấy đều dông hết ra nước ngoài.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Friday, June 25, 2021

* 7 vị Tướng Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ

 


 

7 vị Tướng cả Nam lẫn Nữ gốc Việt trong Quân đội Hoa Kỳ là các Tướng Lương Xuân Việt, Lapthe C. Flora, William H. Seely III, Nguyễn Từ Huấn, Danielle J. Ngô, Vũ Thế Thùy Anh và John R Adwards. Gồm đủ các binh chủng Thủy, Lục và Không quân.

Trong 7 vị tướng vừa kể, có 5 vị là chính thống gốc Việt, còn 2 vị kia là cha Mỹ mẹ Việt, nhưng họ đều sinh trước năm 1975 tại Việt Nam, trưởng thành tại Mỹ. 

4 vị Tướng thuộc Lục quân có 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng, 2 vị Tướng thuộc Hải quân cùng cấp bậc Phó Đề Đốc và 1 vị Chuẩn Tướng Không quân.

 

Chúng tôi kể theo thứ tự được phong Tướng trong quân đội Hoa Kỳ:

 

Thiếu Tướng Lương Xuân Việt

 

 

 

1. Thiếu Tướng Lương Xuân Việt, sanh năm 1965 tại Biên Hòa con của Thiếu Tá Lương Xuân Đương thuộc đơn vị Thủy Quân Lục Chiến trong Quân Lực Việt nam Cộng Hòa. Gia đình ông có 7 anh em, chỉ có ông là con trai, di tản qua Mỹ năm 1975, than phụ ông mất tại California năm 1997, mẹ ông hiện sống tại Los Angeles.

Sau khi có bằng BS và MS về Biology tại Đại học Nam cali, ông gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Năm 1987 mang cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch Bộ Binh, đồn trú tại Colorado.

Ông được đề bạt sang Sư đoàn 101 Biệt kích dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng rồi lữ đoàn trưởng. Ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Không kỵ, ông đã làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, Trung đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc trung tá phục vụ "Chiến Dịch Người Iraq Tự do".

Thăng cấp đại tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng cho chiến trường Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.

Ông được Chính phủ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc Chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ ngày 20 tháng 5 năm 2014, chính thức tấn phong ngày 6 tháng 8 năm 2014, trở thành tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ. Ông làm Tư lệnh phó Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Hoa Kỳ), phụ trách hành quân tác chiến. Ngày 21-6-2018, tại Nam Hàn ông được thăng cấp thiếu tướng, là phó tư lệnh của Quân đoàn 8 đóng tại Hàn Quốc.

Ngày 28 tháng 8 năm 2018, trong lễ chuyển giao tại Trại Zama, thiếu tướng Lương Xuân Việt nhận nhiệm vụ Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, kế nhiệm thiếu tướng James Pasquarette. Đơn vị của ông có 2.500 binh sĩ, nhân viên dân sự và các thành viên gia đình, chịu trách nhiệm khai thác 16 cơ sở gồm có cảng và kho tiếp vận ở vùng đại lục của Nhật Bản và đảo Okinawa. 

  


Lt. Gen. Mark A. Milley (left), commanding general of III Corps and Fort Hood, recites the oath of commissioned officers with Brig. Gen. Viet Luong, deputy commanding general for maneuver, during a promotion ceremony at Cooper Field on Fort Hood, Texas, Aug. 6. Luong, a Vietnamese emigrant is the first Vietnamese-born general/flag officer in the U.S. military. (U.S. Army photo by Sgt. Angel Turner, 1st Cavalry Division)

 


Tướng Lương Xuân Việt giải ngũ sau 34 năm trong quân đội Mỹ

 https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/tuong-luong-xuan-viet-giai-ngu-sau-34-nam-trong-quan-doi-my/

 

 

Thiếu Tướng Lapthe Châu Flora


 

 

2. Thiếu Tướng Lapthe Châu Flora, sinh năm 1962 tại Việt Nam trong một gia đình gốc Hoa, và thân phụ của ông từng là một thủy thủ trong đội Hải vận của Việt Nam Cộng hòa.

Khi ông lên hai tuổi, cha ông hy sinh, bỏ lại mẹ ông và 6 người con. Khi mới 11 tuổi, ông đã phải đi làm trong một nhà máy để phụ mẹ kiếm sống.

Lúc 17 tuổi, ông cùng người thân vượt biên sang Mỹ bằng thuyền. “Chúng tôi rời Long An tháng Năm năm 1979, và mất 5 ngày mới tới được Indonesia cũng như từng bị hải quân Indonesia bắn phía trước tàu, ngăn cản tàu không được cập bến”, ông kể. “Lúc đó, chúng tôi hết sức tuyệt vọng, không đồ ăn, nước uống trong năm ngày mà trên boong lại có trẻ nhỏ gần như chết đói, nên cả tàu cứ cố tiến vào bờ. Hải quân Indonesia sau đó buộc phải đàm phán với chúng tôi và chúng tôi có gì, nhẫn cưới hay đồng hồ, thì cho hết họ để được lên bờ”.

Một năm sau, ông được phép sang Hoa Kỳ, và sau đó đã được cặp vợ chồng người Mỹ John và Audrey Flora nhận làm con nuôi.

Sau 20 năm, tất cả các thành viên trong gia đình ông Thể giờ đã đoàn tụ và hiện sinh sống trên khắp Hoa Kỳ.

Ông Thể được phong hàm Sĩ quan Lục quân năm 1988 từ trường Võ bị Quân sự Virginia. Năm 2011, ông nhận bằng cao học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania.

Chuẩn tướng LapThe Flora, được thăng cấp Thiếu tướng tại một buổi lễ được tổ chức ở căn cứ Richmond của Vệ binh Quốc gia Virginia ngày 02-05-2020

Ông từng xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ ở nước ngoài tại Bosnia, Kosovo và Afghanistan. Với các thành tích trên, ông Thể từng được trao giải thưởng về lãnh đạo đặt theo tên của Tướng Douglas MacArthur.

 


 

Thiếu Tướng William H Seely III


 

3. Thiếu Tướng William H Seely III, sinh ra tại Sàigòn năm 1967, thân phụ của ông là người Mỹ là một nhà thầu làm phi trường ở Cam Ranh và Đà Nẵng, và gặp mẹ ông người Việt Nam ở Nha Trang.

Mẹ ông sinh ông thiếu tháng, ông bị bệnh nặng, và được đưa vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến, Third Army Hospital, gần Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, và được các y tá quân đội Mỹ trong khu chăm sóc đặc biệt chăm sóc.

Cuối năm 1970, gia đình ông chuyển về Mỹ, và ông lớn lên chơi baseball, football, và đô vật.

Sau khi tốt nghiệp trường Wooster School, một trung học tư thục ở Danbury, Connecticut, vào năm 1985, ông vào học đại học American University ở Washington, DC, tốt nghiệp cử nhân ngành quan hệ quốc tế.

Sau đó, ông gia nhập TQLC, được gởi đi học tại đại học George Washington University, Washington, DC, qua chương trình sĩ quan hải quân trừ bị (NROTC) vào năm 1989.

Kế đến, ông được gởi đi học tại các đại học Oklahoma State University, National Intelligence University, và Naval War College, và đậu bằng cao học.

Trong thời gian học cử nhân và cao học, ông còn học các khóa huấn luyện về sống sót, nhảy dù, đổ bộ, do thám, lặn, vũ khí và chiến thuật, và tình báo tại các đại học về chỉ huy và chiến tranh.

Trong công tác chỉ huy, từ năm 1990 đến năm 1992, ông là trung đội trưởng trung đội truyền tin Đại Đội H&S, thuộc Tiểu Đoàn Do Thám 3.

Từ năm 2000 đến nay, ông trải qua nhiều chức vụ chỉ huy và tình báo, và từng tham chiến tại các chiến trường Kuwait, Afghanistan, và Iraq.

Ông từng là chỉ huy trường huấn luyện tình báo và chỉ huy TQLC, giám đốc tình báo TQLC, và chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Iraq.

Tướng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ William H. Seely III vừa được gắn lon thiếu tướng tại một buổi lễ tổ chức vào lúc 11 giờ sáng Thứ Sáu, 31 Tháng Bảy, tại căn cứ MacDill Air Force Base, Florida, trở thành thiếu tướng gốc Việt đầu tiên của binh chủng này.



Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn


4. Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, sinh năm 1959 tại Huế, Việt Nam. Ông Huấn con trai của Trung Tá thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Tuấn và bà Từ Thị Như Tùng. Trong một trận Tết Mậu Thận cộng quân vào trại thiết giáp Phù Đổng Sài gòn, bố mẹ và năm anh chị em của ông Huấn đã bị biệt kích Việt Cộng giết tại nhà riêng. Mặc dù lúc đó cậu bé Huấn cũng trúng đạn nhưng vẫn được ở cạnh mẹ trong 2 giờ trước khi bà mất máu rồi qua đời, và may mắn cậu vẫn sống sót. Người chú của ông Huấn lúc đó là một  Đại tá Không quân đã đem ông về nuôi dưỡng.

Năm 1975, khi được 16 tuổi, ông Huấn và gia đình chú, Không quân  Đại tá Nguyễn Tú rời khỏi Sàigòn khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Khi chứng kiến hải quân Mỹ thuộc Hạm đội 7 giúp người Việt di tản đến đảo Guam, ông Huấn đã nuôi dưỡng tình cảm để sau này gia nhập Hải quân Mỹ.

Gia đình đại tá Nguyễn Tú và ông Huấn được một đại tá không quân Mỹ là Ed Veiluva bảo trợ để họ được vào Mỹ theo diện tị nạn chính trị.

Năm 1981, ông Huấn tốt nghiệp đại học tại Oklahoma với bằng Kỹ Sư Điện.

Trong quá trình phục vụ Hải quân, ông đã nhận được nhiều huy chương của quân đội Mỹ. Tháng tháng 6 năm 2013, Ông Huấn được thăng cấp Đại tá

Tháng 6 năm 2019, Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ chuẩn thuận đề nghị của Tổng thống Donald Trump đề bạt Đại tá Nguyễn Từ Huấn lên cấp bậc Phó Đề đốc, thuộc binh chủng Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ

Ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Washington, DC, Đại tá Nguyễn Từ Huấn được thăng lên cấp Phó Đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ. Ông là Phó đề đốc Người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.

 


Chuẩn Tướng Danielle J Ngô

 

 

5. Chuẩn Tướng Danielle J Ngô, sanh ra tại Việt Nam, trưởng thành tại Massachusette, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên mang lon Chuẩn Tướng (Brigadier General) là một nhân vật văn võ song toàn. Cô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, phục vụ trong ngành Công Binh. Sau khi theo học một khoá huấn luyện sĩ quan, năm 1994 Danielle Ngô ra trường với cấp bậc Thiếu Uý.
Danielle Ngô có bằng Cử nhân Tài Chánh (Finance) tại đại học Massachusetts. Sau đó cô lấy thêm hai văn bằng Cao học tại trường Command and General Staff College và tại đại học Georgetown University. Trên bước đường binh nghiệp, cô từng phục vụ trong các đơn vị sau đây:

Lữ đoàn 62 Công Binh (Trung đội trưởng kiêm Ðại đội phó); Lữ đoàn 20 Công Binh Nhảy Dù; Lữ đoàn 37 Công Binh Nhảy Dù; Phân đội 610 Công Binh (Phân đội trưởng); Tiểu đoàn 299 Công Binh Chiến Ðấu (Ðại đội trưởng); Sư đoàn 1 Bộ Binh (Sĩ quan phụ tá Phòng 5); Tiểu đoàn 52 Công Binh (Tiểu đoàn trưởng).

Danielle Ngô đã tham dự Chiến Dịch Iraqi Freedom I (Phó ban 4, Sư đoàn 1 Bộ Binh), và Chiến Dịch Enduring Freedom Afghanistan (Phó Phòng 5 của Bộ Tư Lệnh Tổng Hợp). Danielle Ngô cũng từng là Sĩ quan thực tập (Intern) trong Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) tại Hoa Thịnh Ðốn.

Năm 2012, khi còn là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Công Binh, đơn vị của Danielle Ngô đã giúp dập tắt vụ cháy rừng Waldo Canyon. Một năm sau, Tiểu đoàn của cô lại phải chiến đấu với một vụ cháy rừng khác ở Colorado còn lớn hơn nữa tên Black Forest Fire.

Tháng 9, 2013, căn cứ Không quân Hoa Kỳ xây ngầm trong núi Cheyenne Mountain ở Colorado bị mưa lũ và sạt lở làm hư hại nặng. Tiểu đoàn 52 Công binh dưới sự chỉ huy của Trung tá Ngô đã có công lớn trong việc bảo vệ và phục hồi căn cứ tối mật này. Tháng 2 năm 2014 Danielle Ngô đã phải từ giã chức vụ Tiểu đoàn trưởng của mình để sang Brussels, Bỉ, làm sĩ quan phụ tá cho Chủ tịch Uỷ ban Quân sự khối NATO.

Năm 2015 Danielle Ngô trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên được thăng chức Ðại tá trong binh chủng Công Binh của Lục Quân Hoa Kỳ. Năm 2017 Ðại tá Danielle Ngô chính thức nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 Công Binh, hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương. Lữ đoàn 130 là một đơn vị có bề dày lịch sử, khởi đầu là Trung đoàn Công Binh 1303 từng hoạt động tại các chiến trường Âu Châu và Thái Bình Dương trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Hiện nay Lữ đoàn 130 là đơn vị Công Binh Lục Quân hàng đầu tại vùng Thái Bình Dương. Tháng 6, 2019, Danielle Ngô được thăng cấp Chuẩn tướng.

Danielle Ngô được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý như: Bronze Star Medal (2), Defense Meritorious Service Medal, Meritorious Service Medal, Joint Service Commendation Medal, Army Commendation Medal (3), Joint Service Achievement Medal (3), Army Achievement Medal (5), Joint Meritorious Unit Award (2), Valorous Unit Award, Army Superior Unit Award (3), Army Reserve Component Achievement Medal, National Defense Service Medal (2)… và một số huy chương cao quý khác.

Ngoài những thành tích binh nghiệp nói trên Danielle Ngô còn là tác giả ba quyển sách: ‘Balancing the Societal Dimensions of Venezuela and Colombia’ (2012); ‘Recruiter Journal: U.S. Recruiting Command’ (2007); ‘Headquarters Press Releases 1963: Part 28’ (2012).

 


Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh


 

6. Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh, sanh vào năm Mậu Thân 1968, thân phụ là cựu Ðại uý Hải quân VNCH Vũ Thế Hiệp. Năm 1975,  khi mới lên 7, cô cùng gia đình di tản sang Mỹ tị nạn cộng sản.

Thùy Anh theo học ngành Dược tại đại học University of Maryland. Ra trường năm 1994, cô làm việc cho đại học Johns Hopkins University một thời gian. Là chị cả, cô có ba người em trai đều ra trường làm Bác Sĩ: Vũ Thế Duy Anh (BS Quang tuyến); Vũ Thế Tuấn Anh (BS Cấp cứu); Vũ Thế Quốc Anh (BS Nhãn khoa). Nhưng chỉ mỗi mình cô, Vũ Thế Thùy Anh, là người duy nhất theo chân Bố chọn đường binh nghiệp.

Năm 2003, Dược sĩ Vũ Thế Thùy Anh gia nhập U.S. Public Health Service (PHS) Commissioned Corps và trở thành một sĩ quan y tế trong binh chủng Hải Quân. PHS tuy ngày nay là một bộ phận của Bộ Y Tế (Department of Health and Human Services) nhưng nó được tổ chức giống như quân đội vì nguồn gốc là các bệnh viện của Hải Quân Mỹ từ cuối thế kỷ 18 do Tổng thống John Adams khởi xướng.

Tiền thân của PHS ra đời năm 1798, đến năm 1889 nó được quân đội hoá với một chuỗi các bệnh viện Hải Quân đặt tại các thành phố cảng quan trọng như Boston, Charleston, New Orleans… để kiểm soát dịch bệnh thâm nhập vào nước Mỹ. Thành viên của PHS là những nhà chuyên môn trong các ngành y tế như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá v.v. Họ được huấn luyện để trở thành sĩ quan (commissioned officers) phục vụ cho cộng đồng khi có thiên tai bão lụt hay bệnh tật …

PHS có nhiệm vụ cách ly và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trước khi nó bùng nổ và phát tán ra khắp cả nước. PHS đã đóng một vai trò quan trọng trong trận đại dịch Spanish Flu thời Ðệ Nhất Thế Chiến (1918). Hiện nay PHS đang làm việc cùng các cơ quan liên đới như CDC (Centers for Disease Control) để đối phó cơn dịch COVID-19.

Sau 12 năm phục vụ trong PHS, cô Vũ Thế Thùy Anh được thăng cấp Ðại Tá vào năm 2015. Ðến tháng 6 năm 2019 cô được thăng cấp Rear Admiral (Lower Half), tức Phó Ðề Ðốc Hải quân, tương đương cấp Chuẩn Tướng của Bộ Binh

 

 


Chuẩn Tướng John R Adwards

 

 

7. Chuẩn Tướng John R Adwards, sinh năm 1972 tại Sàigòn, định cư ở Mỹ vào Tháng Tư, 1975. Ông sinh ra trong một gia đình có hai chị em.

Cha ông là một công chức chính phủ Hoa Kỳ, từng làm việc cho cơ quan DAO (Defense Attaché Office), chuyên hỗ trợ về quân sự cho VNCH giai đoạn 1973-1975.

Trước đó, cha ông làm việc cho quân đội Hoa Kỳ, kết hôn với mẹ ông vào năm 1968.

Khác với hầu hết thế hệ con lai thời đó, mẹ và hai chị em ông Edwards đã có quốc tịch Mỹ và có nhà riêng ở Florida vào năm 1974, trước khi VNCH thất thủ vào 30 Tháng Tư, 1975.

John Edwards tốt nghiệp ngành kỹ sư điện toán và hoàn tất chương trình đào tạo sĩ quan dự bị tại trường đại học University of Hawaii năm 1995. Từ năm 2000 tới 2013 ông liên tục tham gia các khóa đào tạo chuyên môn và đậu ba bằng cao học hạng ưu về khoa học hàng không quân sự tại các trường không quân và đại học nổi tiếng Hoa Kỳ.

Năm 2014, ông được thăng cấp đại tá khi đảm nhận chức vụ tham mưu trưởng Lực Lượng Tác Chiến Hỗn Hợp (Joint Staff Innovation Group) tại Bộ Quốc Phòng.

Trong cuộc đời binh nghiệp, ông lái tổng cộng 2,200 giờ bay trong 237 trận chiến, điều khiển thành thạo các loại máy bay quân sự như B-52, T-39, T-37, và máy bay T-43 của lực lượng Air Force One chuyên chở tổng thống và quan chức cao cấp Hoa Kỳ.

Chuẩn Tướng John Edwards hiện đang sống tại Washington, D.C., cùng vợ và ba con.

Mặc dù rất bận rộn với công việc hệ trọng tại Ngũ Giác Đài, bà Liên cho biết ông “thường xuyên thăm mẹ khi có dịp công tác tại California.”

Trong bức thư chúc mừng của Đại Tướng Không Quân David L. Goldfein, tham mưu trưởng Không Quân Hoa Kỳ, gửi tới tân chuẩn tướng có câu: “Được đề cử vào hàng tướng lãnh là một minh chứng cho khả năng lãnh đạo và cống hiến, tinh thần quả cảm và lòng yêu nước… Chúng tôi gửi gắm ông trọng trách to lớn, đó là lèo lái lực lượng Không Quân, một tài sản quý báu của quốc gia chúng ta.”

Theo thông báo của Bộ Quốc Phòng ngày 13-1-2020, ông John Edwards là tướng gốc Việt thứ bảy trong quân đội Hoa Kỳ.

Sáu vị tướng kia là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt (Lục Quân), hiện là tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, Thiếu Tướng Lập Thể Châu Flora (Vệ Binh Quốc Gia), Thiếu Tướng William Seely (Thủy Quân Lục Chiến) Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn (Hải Quân), Chuẩn Tướng Danielle J. Ngô (Công Binh) và Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh (Dịch Vụ Y Tế Công Cộng)

SOURCES: Internet and ...

http://huynhaitong.blogspot.com/2020/08/ngu-tuong-goc-viet-trong-quan-oi-hoa-ky.html

 .