BIÊN NIÊN LỊCH SỬ - Nguyễn Vy Khanh
Tài liệu dưới đây được trích từ quyển:
"VĂN HỌC MIỀN NAM 1954- 1975, Quyển Thượng Tổng quan". Tác giả: Nguyễn Vy Khanh
1959
12-1-1959: Bộ đội BV xâm nhập nước Lào, 19-5 mở tuyến đường chuyển cán binh tập kết và tiếp liệu vào miền Nam.
1963
Đầu năm: Tuần báo Văn Đàn kết án vở Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan đề cao Trung cộng; nhật báo Tự do bênh VKK dụng ý chỉ trích chế độ, Nguyễn Mạnh Côn trên tờ Quân Đội phản bác và bênh chế độ.
2-1-1963: Giao tranh lớn gần Ấp Bắc, cách Mỹ Tho 1 cây số.
21-1-1963: Quỹ chống Cộng thu được gần 30 triệu, dùng xây dựng các Ấp Chiến Lược.
1965
6-4-1965: Hội Đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ ra quyết nghị cho phép quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
1968
30-1-1968 (Ngày mồng 1 Tết Mậu Thân): Đã thỏa thuận hưu chiến, nhưng Hà Nội thi hành nghị quyết 9 TCK-TKN, khởi sự chiến dịch Tổng công kích vào các thành phố lớn ở miền Trung trước, ở Saigon sau (3 giờ rạng sáng ngày 31) và các tỉnh miền Đông và Tây Nam phần sau cùng
1-2-1968: Ở Huế, du kích và cán bộ cộng sản Bắc Việt (từ Bắc vào và nằm vùng) với sự đồng lõa, nội ứng của một số giáo sư, sinh viên khởi đầu tấn công và chiếm đóng thành phố, hạ sát (chặt đầu, xử bắn, chôn sống tập thể, v..v...) khoảng 7000 người phần lớn là quân nhân, công chức, cán bộ của Việt Nam Cộng Hòa.
Trên toàn quốc, 7.721 thường dân chết, 18.516 bị thương, 74,986 căn nhà cháy và 674.273 người trở thành tị nạn trong vụ tổng tấn công này.
(1-3-1986 ở Saigon, Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết Xuân Mậu Thân 1968, xác nhận chính Hà Nội chủ trương và điều khiển mọi việc quân sự và chính trị, dân sự trong vụ thảm sát này, X. Hoàng văn Thái. "Mấy vấn đề về chiến lược trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1968" (Lịch sử Quân đội, 2-1988).
24-2-1968: Huế được hoàn toàn giải cứu, cờ vàng tung bay trên kỳ đài, sau 25 ngày bị Việt Cộng chiếm đóng [xuất hiện từ "xử lý" của VC đồng nghĩa với "giết"]. Hành quân Sóng Thần 739/68 khởi đầu ngay từ mồng 3 Tết (1-2).
5-5-1968: Hà Nội tiến hành đợt 2 Tổng công kích miền Nam, nhắm các tỉnh địa đầu miền Nam, đụng độ ác liệt ở Khe Sanh, Quảng Trị. Saigon cũng bị tấn công, trường học phải đóng cửa.
LS Trịnh Đình Thảo lãnh đạo Mặt trận Liên minh Dân tộc Dân chủ Hòa bình thân Cộng (12-7, 10 người sẽ bị án tử hình và tịch thu tài sản.
1970
7-1-1970: TT Nguyễn văn Thiệu tuyên bố về chương trình Việt Nam hóa chiến tranh.
8-2-1970: Hành quân Lam Sơn 917 ở Tchépone Hạ Lào.
29-4-1970: Quân đội VNCH và Hoa Kỳ hành quân vượt biên sang Cam Bốt, sau khi Sihanouk bị lật đổ.
4-5-1970: Sinh viên Đại học Ohio biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, Vệ binh quốc gia bắn chết 4 sinh viên, mở đầu cho hàng loạt phản chiến gây bất lợi cho VNCH.
1971
8-2-1971: Quân đội VNCH hành quân sang Hạ Lào.
1972
21-2-1972: TT Hoa Kỳ Nixon sang thăm Bắc Kinh 8 ngày mục đích "bình thường hóa ngoại giao".
30-3-1972: Khởi đầu "Mùa Hè Đỏ Lửa" (Easter Offensive), quân Cộng sản Bắc Việt xua toàn bộ 14 Sư Đoàn chính quy và 25 Trung đoàn địa phương diện địa, khoảng 230.000 quân Bộ Chiến, 1.200 chiến xa đủ loại, các Sư đoàn đại pháo 130 ly, các giàn súng phóng hỏa tiễn 107 và 122 ly, thêm loại súng phóng hỏa tiễn cầm tay SA.7 (do Nga Sô chế tạo) chia làm 3 mũi tấn công vào lãnh thổ miền Nam tại 3 mặt trận: Quảng Trị (30-3); Kontum (14-4) và Bình Long An Lộc (5-4-1972).
1-5-1972: Lính Bắc Việt chiếm đóng tỉnh lỵ Quảng Trị, cuộc di tản xuôi Nam của quân dân chính khỏi tỉnh. Giao chiến kéo dài, đến 15-9, Cổ thành Quảng Trị được Thủy quân lục chiến VN (tướng Bùi Thế Lân) tái chiếm và bình định; sáng 16-9, cờ vàng tung bay trên cổng tường phía Tây.
28-5-1972: Kết thúc mặt trận Kontum (12- 4: Trung tá Nhảy dù Nguyễn Đình Bảo tử trận đồi Charlie).
12-6-1972: Quân đội VNCH tử thủ và thắng 7 cuộc tấn công An Lộc, giải tỏa, chiếm lại và dựng cờ trên đỉnh đồi Đồng Long [Trước đó, ở Paris, Nguyễn thị Bình đã... hồ hởi loan báo sẽ lập thủ đô cho MTGPMN ở An Lộc).
Tháng 8: Đơn vị chiến đấu cuối cùng của Hoa Kỳ rời Việt Nam.
1973
27-1-1973: "Hiệp định chấm dứt chiến tranh là lập lại hòa bình ở Việt Nam" (Hiệp định Paris) được ký kết sau 174 phiên họp 4 bên, giữa 2 phe năm 1968, nhiều cuộc họp "kỹ thuật" cuối 1968 đầu 1969 và nhiều cuộc gặp riêng và bí mật "đi đêm" giữa Kissinger và cộng sản Hà Nội (Theo Đông Dương 1945-1973) của Thế Nguyên, Diễm Châu và Đoàn Tường, NXB Đối diện, 1973, tr. 25).
28-1-1973: Vào 1 giờ sáng Paris tức 8 giờ sáng giờ Saigon, bắt đầu cuộc ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
1974
19-1-1974: Hải chiến Hoàng Sa, Trung cộng xâm lăng chiếm đảo; Thiếu tá Ngụy văn Thà thuyền trưởng Nhựt Tảo HQ-10 tử trận.
9-8-1974: TT Nixon từ nhiệm vì vụ Watergate, PTT Gerald Ford lên thay.
1975
1-1-1975: Cộng sản Bắc Việt đánh chiếm sân bay Phước Bình và núi Bà Rá.
6-1-1975: Việt Cộng chiếm tỉnh lỵ Phước Long.
10-3-1975: Việt cộng với 3 Sư đoàn 320, 316 và 10 bắt đầu tấn công Ban mê Thuột, thất thủ ngày 13-3-1975.
14-3-1975: TT Nguyễn văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Cao nguyên.
20-3-1975: TT. NV Thiệu đọc hiệu triệu truyền hình quyết giữ Huế (thất thủ 26-3-1975). Miền Nam đã mất 8 trên 44 tỉnh.
28-3-1975: Đà Nẵng thất thủ.
2-4-1975: Nội các Trần Thiện Khiêm từ chức
5-4-1975: TT. NV Thiệu cử chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn lập Nội các Chiến tranh, Dinh Độc lập bị một phi công khu trục nằm vùng tên Trung dội bom.
9-4-1975: Hà Nội mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh chiếm miền Nam. Chiến trường Xuân Lộc bùng nổ (kéo dài đến ngày 20), Quân đoàn 4 CSBV thua nặng ở Xuân Lộc, hàng trăm bộ đội bị Lữ đoàn 1 Nhảy dù bắt làm tù binh, Bộ Tư lệnh SĐ 341 thiệt hại trầm trọng vì bị bom CBU và Daisy Cutter.
13-4-1975: Th.T Phạm văn Đồng của BV tiếp xúc với Đại sứ Pháp Philippe Richer ở Hà Nội gợi ý Pháp hòa giải. Hoa Kỳ và Saigon được Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon ở Saigon bàn giải pháp Trung lập toàn bán đảo Đông Dương.
14-4-1975: Nội các Nguyễn Bá Cẩn trình diện.
19-4-1975: Đại tá Janos Toth tùy viên quân sự của Hung Gia Lợi trong Ủy hội Quốc tế ICCS thi hành hiệp định Paris 1973, từ Hà Nội vào Saigon gặp Thomas Polgar trưởng cơ quan CIA trình bày 3 vấn đề cần giải quyết để đưa ngay 2 phe vào bàn hội nghị để ngưng bắn và tránh đổ máu. Dương văn Minh bí mật liên lạc được VC chấp thuận cho Lực lượng thứ Ba lập Chính phủ hòa hợp hoà giải dân tộc, Th.T Trần Thiện Khiêm và ĐT Cao văn Viên không hưởng ứng khi DV Minh tìm gặp thăm dò.
21-4-1975: TT. NV Thiệu tuyên bố từ chức, "từ nhiệm chứ không đào ngũ".
22-4-1975: Xuân Lộc thất thủ, NV Thiệu và TT Khiêm đến Đài Loan.
23-4-1975: Tân TT Trần văn Hương nhậm chức, mời ĐT Dương văn Minh làm Thủ tướng nhưng ông DV Minh từ chối hôm sau 24-4-1975.
Đài phát thanh Hà Nội và MTGPMN đồng nhịp nhàng yêu cầu T.Th. TV Hương phải ra đi và đồng công khai ủng hộ DV Minh.
26-4-1975: Đặc công Cộng sản đánh Tân cảng Saigon, phá cầu Biên Hòa; bộ đội VC gây áp lực ở các vùng quanh Saigon: phía Tây (Hốc môn), Bắc (Lai Khê) và Đông (Long Thành).
27-4-1975: Quốc hội do T.Th. Trần văn Hương yêu cầu Chủ tịch Trần văn Lắm triệu tập, biểu quyết giao quyền TT cho Đại tướng Dương văn Minh.
28-4-1975: Lễ bàn giao chức vụ TT, Tân T.Th Dương văn Minh tuyên bố tin tưởng có thể điều đình với Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa để thành lập một chánh phủ hòa giải quốc gia, yêu cầu Hà Nội tôn trọng và thi hành Hiệp định Paris 1973, đồng thời đề nghị ngưng bắn. Nghị sĩ Vũ văn Mẫu (chủ tịch Lực lượng Hòa giải Dân tộc) là Thủ tướng Nội các.
30-4-1975: Đại sứ Hoa Kỳ Martin rời Saigon bay ra chiến hạm USS Okinawa bằng trực thăng Chinook với 6 trực thăng võ trang Cobra hộ tống, chấm dứt chiến dịch Frequent Wind tẩu tán nhân viên và người Mỹ ra khỏi miền Nam. Bộ trưởng Thông tin Lý quý Chung vào trại David trong phi trường Tân Sơn Nhứt nhưng CSBV buộc đầu hàng.
Saigon bỏ ngõ, T.Th. Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi buông súng và hứa hẹn bàn giao chính quyền cho CSBV trong vòng trật tự.
Vào lúc 11:15 sáng, xe tăng CSBV ủi nhiều lần mới sập hàng rào sắt Dinh Độc lập (trong khi cổng đã mở!).
Việt Nam Cộng hòa bị bức tử!
Các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phúc, Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai... tử tiết thay vì phải đầu hàng. Những ngày sau 30-4 Đại tá Hồ Ngọc Cẩn cùng khoảng 67.000 người khác bị VC hành quyết, kế đó là các chiến sĩ "phục quốc" bị tòa án Nhân dân xử tử hình và hàng trăm ngàn người chết trong lao tù gọi là "trại cải tạo"!
Cộng sản Hà Nội bất chấp Hiệp định Paris 1973, đã xua quân cưỡng chiếm miền Nam Cộng hòa, với sự buông tay, phản bội đồng minh của Hoa kỳ và quân đội VNCH từ thiện chiến trở nên nghèo súng đạn, trong khi Hà Nội được Nga sô và Bắc Kinh cùng khối Cộng sản tiếp tục viện trợ cung cấp lương thực, vũ khí và cả nhân sự, còn được giới phản chiến và truyền thông báo chí Hoa kỳ và thế giới liên tục nghe và làm theo tuyên truyền của cộng sản Bắc Việt (một số họ sẽ hối hận và mea culpa về sau nhưng cái Ác đã ngự trị toàn cõi Việt nam và hàng triệu thuyền nhân, bộ nhân sẽ bỏ quê hương tìm lẽ sống và sống còn ở các quốc gia khác, hàng trăm ngàn sẽ bỏ mình trên biển cả hoặc thành nạn nhân của hải tặc Thái Lan) giúp một bàn tay, bàn tay con lại là những người miền Nam (lực lượng gọi là Thứ Ba) và MTGPMN cả tin và để lợi dụng cho mưu đồ của Hà Nội, 58,000 lính Mỹ tử trận. 3 triệu người Việt Nam Nam-Bắc chết, T.Th. Ngô Đình Diệm đã từng nói với Stanley Karnow: "Cộng sản sẽ thắng, không phải vì chúng mạnh, mà vì chúng ta yếu, chúng ta bỏ cuộc"(Vietnam, a History. NY: Pinguin, 1991.p. 231-232).
NGƯNG TRÍCH
10 & 11-6-1975: Thông cáo của Ủy ban Quân quản Thành phố Saigon Gia Định kêu gọi quân nhân công chức chế độ cũ trình diện, bị tập trung "học tập cải tạo" hứa hẹn 3 tháng, trong số có nhiều văn nghệ sĩ của miền Nam; khoảng 165.000 người sẽ chết trong các trại khổ tù khắp Nam-Bắc, một số chết ngay sau khi thả về, có vị chỉ được trả tự do sau 17 năm giam cầm không xét xử.
(Trích từ sách "VĂN HỌC MIỀN NAM 1954- 1975, Quyển Thượng Tổng quan".
Tác giả: Nguyễn Vy Khanh - trang 664 - 706)
.
No comments:
Post a Comment