Quân đội VNCH chính thức buông súng và tan rã vào trưa ngày 30/4/75, sau nhật lệnh đầu hàng của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một tên nằm vùng được Tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh bổ nhiệm làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Đó là một ngày đen tối mà cho đến hôm nay, sau đúng 18 năm, hầu như vẫn còn in rõ trong tâm niệm của hàng triệu người lính cũ của quân đội miền Nam cùng với những cảm nghĩ cay đắng, đau xót. Những cảm nghĩ ấy có lẽ cũng được cả những người chết mang theo.
Mấy mươi năm qua kể
từ khi tan hàng rã ngũ bằng một cuộc bức tử kinh tởm, chân dung thật của người
lính VNCH vẫn còn bị che mờ sau những màn khói huyền thoại, phản bội và vô ơn.
Có lẽ trong lịch sử thế giới, không có người lính nước nào phải chịu một số phận nghiệt ngã như người lính VNCH. Trong khi cầm súng chiến đấu và sau khi đã buông súng hằng chục năm, người lính ấy vẫn chưa thoát khỏi cái số phận nghiệt ngã bám theo mình.
Tuyên truyền CS vu
cáo họ là “những tên lính đánh thuê”, là bọn “ngụy quân” phản quốc, làm tay sai
cho ngoại bang giết hại đồng bàọ Báo chí phương Tây, kiêu ngạo và bất công –
qua một số cấp chỉ huy thối nát, bất xứng – vẻ lên hình ảnh những người lính chỉ
biết nhũng nhiễu dân, bỏ chạy trước địch quân, và “không chịu chiến đấu”. Cuộc
tan hàng thê thảm vào ngày 30/4/75 càng khiến người lính VNCH bị lăng nhục hơn
nữạ Kẻ thù, sau khi “lượm được chiến thắng”, đã tận dụng mọi phương tiện để trả
thù, đày ải, hạ nhục những người lính bại trận. “Bạn bè”, khiếp sợ trước “chiến
thắng thần thánh”của đối phương, cũng để tự bào chữa cho sự hèn nhát và phản bội
của mình, tiếp tục trút mọi tội lỗi lên đầu những người lính đã bị bắt buộc phải
buông súng.Đau đớn hơn nữa là sự phản bội của một số những người chỉ huy cao cấp
trong quân đội VNCH. Từ Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, cho đến
gần đây nhất là Trần Văn Đôn. Chưa hết, còn sự vô ơn và phản bội của một số người
Việt cầm bút, ở trong và ngoài nước, những người đã nhờ máu của người lính VNCH
mà dược hưởng tự do trong hơn 20 năm để viết ra những gì họ nghĩ, cái tự do
trong cái giới hạn trong một xã hội chiến tranh nhưng ít nhất họ cũng không bị
trở thành những con ngựa trong chuồng như ở miền Bắc. Những nhà văn nầy đã và
đang trả cái ơn ấy bằng cách khai thác và phóng đại những khuyết điểm của người
lính VNCH, hay vô liêm sĩ hơn nữa, vu cáo những người chiến sĩ chính danh là những
tên lính đánh thuê khát máu, không nhân tính, không lý tưởng. Đâu là chân dung
thực của người lính VNCH?
Năm 1984, trước bộ
phim được gọi là “tài liệu lịch sử” dài 13 giờ chiếu mang tên Vietnam : A
Television History (Việt Nam: Một Bộ sử Truyền Hình) nhưng là một sự lăng mạ lịch
sử, ông James Banerian đã viết một cuốn sách vạch trần những sai lầm ác ý của
những người làm phim. Cuốn sách của ông nhan đề là Losers Are Pirates (Thua là
giặc), rút từ câu tục ngữ Việt Nam “được làm vua, thua làm giặc”. Cái tưa đề ấy
đã xác nhận thêm số phận bạc bẽo cay nghiệt của người lính thua trận, và là một
trong số hiếm hoi những tiếng nói lương thiện và trung thực trong “thế giới tựdo”
đã đóng góp vào việc tái tạo lại chân dung thực của người lính VNCH.
Cũng trong năm
1984, học giả Phạm Kim Vinh viết cuốn “Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực
VNCH, dùng những chất liệu lịch sử và những bài viết của các tác giả Tây phương
lương thiện để bẻ gãy nhữ sư vu cáo, bác bỏ những lời buộc tội bất công, xoá
tan những huyền thoại, và phục hồi danh dự cho những người lính đã chiến đấu
trong những điều kiện khắc nghiệt suốt hơn 20 năm, đi qua một con đường dài lịch
sử mà ông cho là “kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý
Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao
quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến Thời Trung Cổ.
Chân dung người
lính VNCH được phát họa sống thực ngay ở bìa cuốn sách, với hình ảnh một người
chiến binh gầy ốm, gương mặt chĩu nặng ưu tư mệt mỏi, nhưng chân vẫn bước đi với
hai ống quần xắn lên tới đầu gối và cây súng thô sơ trên vaị Qua gần 300 trang
sách với thật nhiều dẫn chứng cụ thể và những biện luận vững chắc, tác giả Phạm
Kim Vinh đã đưa người đọc đi lại con đường dài mà người lính VNCH đã đi, từ những
ngày đầu được khai sinh với nhiều bất hạnh, trưởng thành dần trong khói lửa với
cuộc chiến đấu dũng cảm trong sự thiệt thòi bất công vô lường, cho đến cái chết
tức tửi oan nghiệt vào ngày 30/4/75.
Ngay sau khi người
lính VNCH buông súng, trong đống sách báo phim ảnh trên thế giới nói về cuộc
chiến VN cũng đã có rải rác những cái nhìn công bằng hơn về những người lính
thua trận, qua những cuộc chiến đấu cuối cùng dũng cảm tuyệt vọng của họ
Hai ngày sau khi
Saigon sụp đổ, Peter Kanh, nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer, đã viết một bài bình
luận dài trên tờ Wall Street Journal (2/5/75) tựa đề “Truy điệu Nam Việt Nam”,
trong đó có đoạn viết về Quân Lực VNCH như sau:“…Nam Việt Nam đã chống cự hữu
hiệu trong 25 năm, và họ đã khôg phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít
có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậỵ..Quân lực
VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn
nhớ, thí dụ như trận An Lộc Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận
đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu
trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những
nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ… Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy
đã tử trận. Hơn nữa triệu người của quân lực ấy đã bị thương…Và trong những tuần
lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn
còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ
có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn
thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta.
Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn”.
Không phải đợi tới
ngày nay, mấy mươi năm sau, người ta mới khẳng định được rằng, “phía mạnh hơn
không phải là phía tốt”. Phía tốt hơn đã trở thành phía yếu hơn và đã bị đánh bại
trên chiến trường chỉ vì đã trở thành nạn nhân của sự hèn nhát và phản bộị Người
lính VN đã chiến đấu cho tự do đã bị trói tay buộc chân, cắt giảm viện trợ vào
lúc hiểm nghèo nhất. Trong cuốn “Not with guns alone”, nhà báo lão thành người
Úc Denis Warner đã lên án Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH vào
lúc cần phải gia tăng. Ông cho biết cả một tiểu đoàn QLVNCH bị tiêu diệt trong
một trận đánh ở miền Tây sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng. Ở miền Trung, mỗi
khẩu đại bác chỉ còn được cấp 4 viên đạn mỗi ngày, trong khi Cộng quân có khả
năng nã vào các căn cứ quân sự miền Nam hàng ngàn quả đại pháo mỗi đêm.
Tác giả Mỹ Louis Ạ
Fanning cũng viết như sau trong cuốn “Sự phản bội tại VN” (Betrayal in Vietnam)
:“Trong khi quân lính Bắc Việt được tăng cường chiến cụ thì quân đội Nam Việt
Nam lại bị cắt giảm thật nhiềụ Trước kia, mỗi khinh binh đi hành quân tuần tiễu
được phát mười trái lựu đạn, nay chỉ còn được phát có một trái”.
Sự hèn nhát và vô
đạo ấy đã làm thức tỉnh lương tâm một số người từng góp phần cổ võ cho CSBV xâm
chiếm miền Nam, khi họ chứng kiến những trận đánh cuối cùng của một số đơn vị
QLVNCH. Trong số nầy có 3 nhà báo Pháp Jean Larteguy, Jean Lacouture và Pierre
Darcourt. Ba nhà báo nầy đã có mặt tại miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối của
Saigon, có lẽ chờ đợi đón mừng “bộ đội giải phóng” để chứng kiến cái chết ô nhục
của quân đội miền Nam mà họ đã phỉ bán trong suốt bao nhiêu năm. Nhưng sau khi
chiến tranh chấm dứt, họ trở về Pháp, và đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên với
những gì họ viết ra.
Jean Larteguy ghi
lại như sau khi tới thăm một đơn vị Dù cố thủ tại Saigon:“Thứ Hai 28/4/75.
Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một
lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong các
khu vườn. Họ không buồn rầu, và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự
một cuộc thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau, và liện cho nhau những chai
Coca-Colạ Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận
đánh tối hậu nầỵ Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và
sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. Và những binh sĩ
tuyệt vơì nầy vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ Một trong các cấp ấy là
một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra saọ.
Ông trả lời:
– Chúng tôi sẽ chiến
đấu, và chúng tôi sẽ là những người chót chiến đấu. Hãy nói cho mọi người
biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh.
Sau khi Dương văn
Minh đã tuyên bố đã đầu hàng. Lartéguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối
cùng của các đơn vị QDVNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả,
quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ
huy của họ từ Dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh.
Các sĩ quan nầy khuyên họ nên ngưng chiến đấụ Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những
xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xẹ Quân Dù không
để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc
người chết”
Lartéguy cũng được
thấy tận mắt các sinh viên Trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của
QLVNCH, tiến ra trận địạ“Và trong những bộ đồng phục mới, giày chùi xi bóng
láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Chỉ
còn thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng”. Một đồng nghiệp của
Lartéguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay
phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:
– Các anh có biết
là sắp bị giết chết không? Một thiếu úy trả lời:
– Chúng tôi biết
chứ.
– Vì sao?
– Tại vì chúng tôi
không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
“…Các xe tăng đầu
tiên của cộng sản vào Saigon từ phía Đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòạ.. Bộ
binh thì tiến từ phía Bến cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn nầy chỉ tới được trung
tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiềụ Từ ngày hôm trước, các đơn vị cộng quân nầy dã bị
chặn tại gần Hốc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 củasư
đoàn Dù trấn giữ, dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần,
nhất định bất chấp lịnh ngưng bắn. Các đơn vị cộng quân bị thiệt hại nhiềụ Sau
đó, chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon : một lần trước trụ sở
Cảnh Sát Công Lộ; nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn
một giờ, trước khi bị xe tăng cộng sản đè bẹp; lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự
và Lê van Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính dù võ trang đại liên và bazooka mà
chiếnđấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập
thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát.
Đến chiều tốị 400
chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại
tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn.
Dến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lịnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng
bóng đêm để rút về đồng bằng.”
Darcourt cho biết
đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.
Hai cái chết hào
hùng khí phách của 2 vị tướng ưu tú của QLVNCH cũng được các nhà báo quốc tế
chân chính thuật lạị Nhà báo lão thành người Úc Denis Warner viết về cái chết của
tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lịnh sư đoàn 5, như sau:
“…Trong buổi sáng
ngày 30/4/75, sư đoàn 5 mất liên lạc với quân khu III tại Long Bình. Tư lệnh sư
đoàn 5 là tướng Lê Nguyên Vỹ quyết định dùng mọi thứ xe cơ giới để tiến về
Saigon. Toàn thể quân đoàn I của CS chận đánh đoàn xe của tướng Vỹ. Bị yếu thế
về mọi mặt, đoàn xe ấy bị tiêu diệt. Tướng Vỹ hiên ngang tự sát”.
Về cái chết của tướng
Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4, ký giả Mỹ Alan Daeson thuật lại:
“…Tại Cần Thơ, tướng
3 sao Nguyễn Khoa Nam, tư lịnh vùng 4 và đồng bằng Cửu Long, rốt cuộc đành chịu
nhận là cuộc chiến đã hết, khi ông ta nghe thấy tướng Minh nói trên đài phát
thanh. Là một trong các tướng lãnh cương quyết ở lại, tướng Nam đã chiến đấu
cho đến phút chót…Ông ra lịnh cho các sĩ quan tham mưu của ông không được rời bản
doanh. Ông ta còn đích thân đi quan sát tiền tuyến nữạ Ông ta đã bắn viên tỉnh
trưởng Sa đéc ở ngay phía đông Cần Thơ, vì kẻ ấy nhất định đòi đi theo người Mỹ
chạy trốn. Khi viên tỉnh trưởng Kiên Giang trái lịnh của tướng nam, và dùng tàu
rời khỏi Rạch Giá để đi về phía Nam thì tướng Nam cho 3 chiếc trực thăng võ
trang đuổi theo, rồi bắn chìm chiếc tàu ấy bằng đại liên và hỏa tiễn.
Tướng Nam chẳng có
gì để phải hổ thẹn khi chiến đấu những ngày chót của một chiến binh. Ông đã thật
sự dâng cuộc đời mình cho cuộc chiến đấu ấỵ Trong vòng 30 phút, sau khi tướng
Minh ra lịnh đầu hàng trên đài phát thanh, tướng Nam kề khẩu súng lục cỡ 45 vào
mồm rồi bóp cò. Ông ta chết ngay tại chỗ.”
Những trận đánh
dũng cảm và những cái chết anh hùng trên đây là đoạn kết của một cuộc chiến bi
tráng kéo dài trên 20 năm, trong dó theo viên tướng Pháp Vanuxem thì cứ mỗi 8
phút lại có một người lính VNCH hy sinh. Nhờ sự hy sinh ấy mà hơn 20 triệu người
dân miền Nam được sống tự do trong 1/4 thế kỷ. Bao nhiêu cuộc đời êm ấm đã trôi
qua trong thời gian ấy, bao nhiêu công danh sự nghiệp đã được “những con người
may mắn” thủ đắc.
Và đây là cái “phần
thưởng” mà xã hội miền Nam ngày trước đã đền đáp cho sự hy sinh của người lính
sau mỗi cuộc hành quân, qua ngòi bút của Phan Nhật Nam:“Người chồng không chết,
và sẽ trở về. Người lính bơ phờ, gầy guộc, ngồi đếm đi đếm lại những tờ giấy bạc
bằng những ngón tay cáu ghét, mơ ước bỗng nhiên xấp bạc trở thành nhiều hơn, một
giấc mơ nhẹ nhàng, quên được cảnh đời với đôi chân lội ngập trong bùn, những tờ
bạc có được sau 30 ngày đo chân bờ ruộng, trong rừng sâu, trên những cồn cát,
30 đêm ngũ võng, nằm hầm, mắt mở lớn sau một lớp cỏ ướt sương, và toàn thân
ngâm chặt dưới nước bùn lạnh giá. Nhữg tờ bạc chỉ đủ mua một phần gạo cho một
người đàn bà và 4 đứa con trong tháng”.
Đó là người lính
không chết. Nếu người lính chết, thì đây là thân phận vợ con người lính:
“Người lính chết,
chết là hết, nhưng không bao giờ hết cho người vợ lính. Không hết cho một chuỗi
ngày tháng dài đăng đẵng sau lưng, cùng với một lũ con nheo nhóc; những đứa bé
sẽ lang thang trên các đống rác chất ngất được đổ từ những chiếc xe nhà binh Mỹ;
thằng bé sẽ mặt cái áo dài của bố nó, dài đến tận đầu gối, tóc rối, mắt khô,
chân tay là những rễ cây khẳng khiụ.. Những người vợ lính, và đứa con lính sẽ dự
phần vào cuộc đua khốn nạn, dấu chân trần sẽ vượt thật nhanh trên những chiếc hộp
sắt bóng loáng, hay sét rỉ…”
Cuộc chơi rõ rệt
không công bằng, nhưng nguời lính VNCH vẫn miệt mài chiến đấu và hy sinh. Cho đến
khi hoàn toàn bị trói tay. Cuộc chơi tàn. Nhưng người lành lặn bị lùa vào
các trại cải tạọ Đui, què, mẻ sứt… không còn được ai nhắc tới, biết tớị những
người chết không yên, mồ mả bị đào xới lăng nhục.
Mười chín cái 30/4
đã trôi qua, hào quang của những kẻ đã chiến thắng nhờ sức mạnh súng đạn ngoại
bang đã tắt lịm trong cái xã hội cực kỳ thối nát. Bao giờ lương tâm mới thức tỉnh
trong những con người vẫn còn muốn ném bùn vào nét chân dung của người lính
VNCH?
Sơn Tùng
No comments:
Post a Comment