Saturday, December 31, 2022

Happy New Year 2023


 

KÍNH CHÚC QUÝ CỰU QUÂN NHÂN, QUÝ ĐỘC GIẢ CÙNG TOÀN GIA QUYẾN

MỘT NĂM MỚI AN LÀNH - DỒI DÀO SỨC KHỎE - VẠN SỰ HẠNH THÔNG

Blogger Phạm Lê Hương

New Year 2023

 

 

Friday, December 30, 2022

MỘT CƠN GIÓ BỤI (Hồi ký Lệ Thần Trần Trọng Kim)

 

 


 


Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi

Phần 1

Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

15/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1f0TuVnArFrKbGSX9E54tBhIZxuyetQUj/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1- CUỘC ĐỜI YÊN LẶNG VÀ VÔ VỊ

Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức Giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.

 

Phần 2

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books

https://docs.google.com/document/d/1MoDSMwn-Cy9DEaTuAN3WcavyWdpDZjw6/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

2- ĐI CHIÊU-NAM-ĐẢO (SINGAPOUR)

Vào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940) sau khi quân Nhật đã vào đóng ở Ðông Dương rồi, có những người Nhật nói là giáo sư ở những trường Cao Đẳng bên Ðông Kinh sang khảo cứu về văn hóa thường đến tìm tôi hỏi về lịch sử và tôn giáo v…v… Tuy những người ấy không nói gì đến việc chính trị, nhưng ai cũng biết là họ đi dò xét tình ý những nhân sĩ trong nước. Vậy nên tôi cũng chỉ nói về mặt văn hóa mà thôi. Sau đó có những người Nhật khác cũng hay đến nói chuyện, một đôi khi có nói đến việc chính trị, tôi chối ngay rằng tôi không làm chính trị.

 

Phần 3

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books

https://docs.google.com/document/d/19PqTRM78A0CORXow9Ei-nvwSdqmRTT1H/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

3- ĐI BĂNG-CỐC VÀ VỀ SÀIGÒN

Việc ông Dương xong rồi tôi nghĩ ở lại Chiêu-Nam-Đảo càng đau đớn thêm, tôi bèn viết thư về Tư Lệnh Bộ Nhật ở Sài gòn xin cho tôi và ông Ðặng Văn Ký đi về Băng-Cốc còn để ông Trần Văn Ân ở lại Chiêu-Nam-Đảo.

Chúng tôi chờ mất 15 ngày mới được tin bên Ðông Dương sang cho chúng tôi đi Băng-Cốc. Trước định chờ có tàu bay thì đi ngay. Sau nói tàu bay không có nên phải đi xe lửa. Chúng tôi nghĩ đi lối nào cũng được, cứ đi cho xong. Ngày khởi hành đã định là mùng 5 tháng giêng năm 1945, rồi lại lần lữa đến ngày 16 mới đi được.

 

Phần 4

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books

https://docs.google.com/document/d/1ruJ4tKzl5eYyHPbo04HRMdo2HHzvUEfT/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

4- RA HUẾ LẬP CHÍNH PHỦ

Sự đi từ Sài gòn ra Huế, Tư Lệnh Bộ Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, vì phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nhì nữa. Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng Việt Nam.

 

Phần 5 và 6

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Book

https://docs.google.com/document/d/11eXaByFyaJMcfskKDNFHajbSbz_Je9WP/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

5- VỀ HÀ NỘI

Cuối tháng Một dương lịch, chiều bảy giờ lên xe hơi chạy ra nghỉ ở Ðông Hà. Sáng hôm sau ra đến Nghệ, vào nghỉ nhà người cháu, trưa hôm sau xe mới ra Thanh Hóa, rồi hôm sau nữa mới đến Hà Nội. Dọc đường nhờ trời được bình an. Khi xe đến bến đò sông Gianh, sông rộng, gió to, sóng lớn, tôi thấy gần đó có chiếc tàu con kéo phà chở xe hơi sang sông, tôi hỏi: “Tàu có chạy không?”. Người ta nói: “Tàu hết dầu xăng”. Tôi hỏi: “Có đò nào có mui cho thuê một chiếc để đưa chúng tôi sang trước”. Người ta nói chỉ có chiếc đò không mui thôi. Chúng tôi đang lo nghĩ không biết tính sao, thì thấy người tài xế chạy đi nói thì thầm gì với mấy người chở phà, rồi một lát thấy chiếc đò có mui đến mời chúng tôi xuống. Khi chiếc đò chở chúng tôi ra ngoài, thấy chiếc tàu đốt máy kéo phà đi. Sang bên kia hỏi người lái đò lấy bao nhiêu, người ấy nói: “Cụ cho bao nhiêu cũng được”. Sau tôi mới biết người tài xế biết chúng tôi, đi nói với mấy người chở đò nên họ mới đi lấy đò và cho tàu chạy. Ðây là một việc tỏ ra nhân dân Trung Bộ đối với tôi vẫn có chút cảm tình, không ai ta oán gì trong khi chúng tôi vẫn làm việc. Chỉ có khi đến Thanh Hóa bị lính Tàu và lính Việt Minh khám xe đâm thủng nát cái bồ đựng sách của tôi.

 

Phần 7

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

https://docs.google.com/document/d/1tW1DY4VzDM_BbAF95xGlftMt2kuHJ04k/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 7- TÔN CHỈ VÀ SỰ HÀNH ĐỘNG CỦA CỘNG SẢN ĐẢNG

Cộng Sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài. Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng Sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng Sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, Sử-Ta-Lin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ.

 

Phần 8

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

https://docs.google.com/document/d/1GuHJPpFPcWoz3Eac5HMMOlCDO63K7YZO/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

8- SỰ GIAO THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỚI NƯỚC PHÁP

Việc khó khăn lúc bấy giờ là việc đối phó với nước Pháp, mà tôi cho là cách ngoại giao của chính phủ có nhiều chỗ hớ hênh. Lúc đầu mới có lâm thời Chánh Phủ, có người phái viên Mỹ đến bảo ông Bảo Ðại rằng: “Chính phủ Việt Nam có cần tiền để kiến thiết thì người Mỹ sẵn sàng cho vay”. Ông liền đến bảo ông Bộ Trưởng Tài Chính thì ông ấy chối phắt đi, nói rằng: “Chính phủ Việt Nam không cần tiền người Mỹ”.

 

Phần 9

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

https://docs.google.com/document/d/1VLQcwA-EBuVBaXzBDwq1bf_TImCjCf4N/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

9- ĐI SANG TÀU

Ở Hà Nội, tôi trông thấy cách hành động của người Pháp và của Việt Minh, biết là thế nào cũng có xung đột lớn. Tôi nghĩ: ở đây rồi trong cuộc binh lửa, ngọc đá đều tan thì ở sao được. Một bên Việt Minh, một bên quân Pháp, trong cuộc chiến tranh, ai biết là ai. Mà đi thì đi đâu? Bấy giờ tôi có biết mấy người Quốc Dân Đảng, họ nói rằng: “Chúng tôi có đủ các cơ quan làm việc bên Tàu, nay nhân có ông Bảo Ðại ở bên ấy và nghe nói ông đang vận động với các nước đồng minh để củng cố địa vị nước Việt Nam. Cụ nên sang bên ấy rồi cùng ông Bảo Ðại làm việc, may ra có ích lợi cho nước. Nếu cụ bằng lòng đi, thì chúng tôi có thể thu xếp mọi việc cho cụ đi”.

 

Phần 10

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books

https://docs.google.com/document/d/1MOWm7RETVdJlyY4eovgrfSCIhwcaidQo/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

10- CUỘC PHÁP-VIỆT CHIẾN TRANH

Trong lúc chúng tôi còn ở Hương Cảng, thì ông Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đang hội nghị ở bên Pháp. Cuộc hội nghị ở Fontainebleau khởi đầu vào khoảng giữa tháng năm, mãi đến tháng chín mà không xong được việc gì cả. Khi người Pháp và người Việt đang bàn cãi ở bên Pháp, thì ở Ðông Dương, cao cấp Ủy viên là Hải quân Trung-tướng D’Argenlieu họp hội nghị kinh tế ở Ðà Lạt có đại biểu Nam kỳ Cộng Hòa quốc, đại biểu Cao Mên, và đại biểu Ai Lao bàn định mọi việc, coi như không có nước Việt Nam. Vì vậy mà cuộc hội nghị bên Pháp lại càng gay go thêm, rút cuộc hội nghị ấy không thành kết quả gì cả. Ðến cuối thượng tuần tháng chín các phái viên Việt Nam xuống tàu thủy về nước. Ông Hồ Chí Minh ở lại đến ngày 14 tháng chín năm 1946, ký thỏa hiệp án (Modus vivendi) với ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Hải Ngoại Pháp.

 

Phần 11

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books

https://docs.google.com/document/d/1XUAKgPf0etaZcf2Fn8iHgnF-vDIczZUc/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

11-VỀ SÀI GÒN

Sau cuộc nói chuyện với ông Cousseau, ông Bảo Ðại bảo tôi rằng: “Trong cái tình thế này, cụ nên về tận nơi, trực tiếp với mấy người cầm quyền của Pháp xem tình ý của họ như thế nào. Nếu thật làm được, thì cụ lại trở ra, ta sẽ trù tính mọi việc”.

Tôi nói: “Ðây là mới gặp ông Cousseau, ta đã tin gì mà về. Một mình tôi về, có bị sao cũng không ngại mấy, nhưng công việc chưa ra gì mà đã mắc lừa thì dại quá”.

Ông nói: “Nước mình đang lâm vào cảnh khổ vì chiến tranh, nay có cơ hội may ra có thể cứu được nước mà mình do dự không làm gì thì sao cho phải, cụ nên nghĩ kỹ”.

Khi ấy ông Cousseau ở lại Hương Cảng để chờ tin bên Ðông Dương, tôi về ăn tết nguyên đán ở Quảng Châu. Trước khi về, ông Bảo Ðại biết tôi không tiền, có đưa giúp tôi 500 dollars, nhưng hôm sau ra nhà trạm xe lửa bị kẻ cắp lấy mất. Rõ là vận đen, làm việc gì cũng đen.

 

Phần 12

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

https://docs.google.com/document/d/10Gc0Uh0_TKrUMscG5eT4lfhrwexUMRni/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

12- LÊN NAM VANG

Khi tôi về Sàigòn, trong lưng chỉ còn có 20 đồng bạc Ðông Dương. Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy. Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt. Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông vì tình anh em, tiếp đãi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết lòng kính mến. Nhưng vì cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi. Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà. Sàigòn cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng. Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, thì lấy tiền đâu? Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Mên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang. Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suýt chết. Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc gì.

 

Hồi ký Trần Trọng Kim – "MỘT CƠN GIÓ BỤI" - Phần phụ lục & Hết

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

 

LỜI TUYÊN CÁO CỦA NỘI CÁC TRẦN-TRỌNG-KIM

 

Ngày 25 tháng hai năm Ất Dậu tức là ngày mồng chín tháng ba năm 1945 quân đội Đại-Nhật-Bản đã đánh đổ chủ quyền người Pháp trong toàn hạt Đông Dương. Sau đó Đức Kim Thượng đã tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Đồng thời thủ tướng Kolso báo cáo rằng nước Nhật không tham vọng nước ta. Thế là sau 80 năm áp chế, nước ta đã khôi phục nền tự chủ và địa vị của một nước văn hiến ở cõi Á Đông. Chúng ta không thể quên ơn nước Đại-Nhật-Bản đã giải phóng cho ta, không quên ơn Đức Kim Thượng đã quả quyết dắt dân ta lên đường độc lập, không thể quên ơn bao nhiêu nghĩa sĩ xưa nay đã hy sinh để nêu cao cái tinh thần phấn đấu của giống nòi.

Muốn giữ vững nền độc lập, quốc dân ta phải gắng sức làm việc và chịu nhiều sự hy sinh nữa. Hiện nay thế giới còn ở trong vòng chiến tranh, công cuộc kiến thiết quốc gia còn nhiều nỗi khó khăn. Lại vì bom đạn của quân địch sang tàn phá làm cản trở sự giao thông, khiến cho mấy mươi vạn người sinh trưởng trên khoảng đất phì nhiêu mà đành phải chịu chết đói. Tuy kinh tế khó khăn, nhưng trên nhờ lòng tin cậy của Đức Kim Thượng, dưới nhờ sự ủng hộ của quốc dân, ngoài tin vào lòng thành thực của nước Đại-Nhật-Bản, chúng tôi hết sức theo đuội mục đính là hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của Quốc Gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xã hội.

Chính phủ sẽ lập ra một Kỷ-niệm-đài để ghi công các bậc anh hùng vì nòi giống, sẽ tìm mọi cách để các chính khác còn phiêu lưu được trở về tổ quốc, sẽ xoá bỏ những hình án bất công, để những người ái quốc còn bị giam cầm trong lao ngục có thể tùy tài sức mà tham dự vào công cuộc kiến thiết quốc gia. Ngoài việc tiếp tế lương thực cho nhân dân và việc chuẩn cấp cho hàng triệu người bị khủng hoảng về nạn đói ở miền Bắc, thuế khóa lần lần định lại cho công bằng và cho từ Bắc chí Nam thuế nghịch thành duy nhất.

Công việc kiến thiết quốc gia sẽ cần đến tài lực và nhiệt tâm của tất cả mọi người trong nước. Đoàn kết quốc dân để gây thành một mãnh lực, đặt những cơ quan để liên lạc mật thiết chánh phủ và dân chúng, đó là những việc mà nội các sẽ chú ý đặc biệt.

Nội các sẽ trù tính cách thống nhất pháp luật trong toàn quốc và tránh sự lạm quyền, sẽ tìm phương chia quyền hành chính và tư pháp.

Nạn tham nhũng là cái tệ dung túng từ trước, cần phải trừ cho tiệt, nước ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, kẻ nào không biết cải tà qui chánh, sẽ phải bị trừng trị rất nghiêm.

Vận nước mai sau là cốt ở thanh niên bây giờ cho nên chính phủ rất chú trọng đào tạo những người mạnh mẽ, khí khái, có nghề nghiệp, có tổ chức, có huấn luyện để bảo vệ nền độc lập.

Về phương diện kinh tế trong lúc chiến tranh chưa kết liễu và phải sống cách biệt với ngoài, nước ta chưa có thể thực hành ngay một chương trình to tát. Nhưng chính phủ sẽ dự bị một công cuộc tổ chức mới, chú trọng nhất là nâng cao trình độ sinh hoạt của dân chúng. Muốn thi hành chính sách ấy, tuy quốc gia phải đảm nhận một phần lớn trách nhiệm, nhưng cũng cần sự hợp tác của tất cả đoàn thể và cá nhân.

Lĩnh mệnh Đức Kim Thượng, đương trách nhiệm nặng nề đối với quốc dân, chúng tôi hiểu rõ ràng bước đầu phải đi mà đi phải thận trọng. Chúng tôi xin tuyên thệ với quốc dân đem hết tâm trí để theo đuổi mục đích duy nhất là xây đắp nền độc lập nước nhà, không tư vị cá nhân hay đảng phái. Chúng tôi chắc rằng mọi người trong quốc dân cũng một lòng vì nước, giữ thái độ bình tĩnh và tuân theo kỷ luật, để làm hết phận sự. Mong nền móng xây đắp được vững vàng để cơ đồ nước Việt Nam ta muôn đời trường cửu.

 

READ MORE:

https://docs.google.com/document/d/1bYBqJSYQooghHWI3842eXDJmaJ7CBFgG/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

THE END