Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 1
Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
Tác giả: Benjamin F.Schemmer
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ
CHƯƠNG I: TRẠI TÙ SƠN TÂY
Khi những tù binh Mỹ, đã nằm trong trại giam Sơn Tây, họ mới hiểu được rằng: bay trên bầu trời Bắc Việt không phải dễ dàng để kiếm sống, hàng trăm tù binh khác đã bị bắt rải rác đó đây, trên các địa phương miền Bắc Việt Nam, lần lượt đến cái thị xã nhỏ bé này.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 2
CHƯƠNG II: MỘT VÙNG BÍ HIỂM TẠI CĂN CỨ FORT BELVOIR, BANG VIRGINIA
Cách xa nhà Nhà Trắng khoảng 20 cây số, trên bờ sông Potomac, ở phía nam dãy núi Virginia, có một khu nhà được bảo vệ vững chắc. Đó là trụ sở của tổ chức tình báo hoạt động trên mặt đất, cơ quan FAG 1127 của không quân Hoa Kỳ tại căn cứ Fort Belvoir, thuộc tiểu bang Virginia.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 3
Blackburn và Mayer khi họp với Allen và những thành viên của ông ta, đã chỉ rõ cho dù SACSA nếu có được một điệp viên, thì việc xâm nhập nào cũng khó thực hiện và việc tính toán thời gian cũng chưa có gì bảo đảm. Theo cách đó thì khi máy bay chở họ vào không gây sự chú ý gì quá đáng, nhưng lúc bấy giờ thì lại không có cuộc ném bom trên Bắc Việt vào thời gian tháng 5- 1970, không có máy bay bị bắn rơi để dùng làm bình phong.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 4
TRẠM ARLINGTON HALL
Việc đầu tiên khi được Lầu Năm Góc duyệt y, Blackburn phác thảo một kế hoạch tập kích trại Sơn Tây, mà việc này phải có tin tức tình báo nhiều hơn của IPWIC hoặc của nhóm 1127. Trong hồ sơ của ông ta về những trại tù ở Việt Nam cần phải có được những tin tức của DIA, nhưng để có được tin đó không phải là dễ dàng.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 5
Căn cứ Fort Bragg, tiểu bang Bắc Carolina
Tại căn cứ Fort Bragg, tiểu bang Bắc Carolina, ngày 11 tháng 7 năm 1970, đại tá bộ binh Simons đang bận rộn sắp xếp và phân loại đồ cổ bằng đồng thau ở Việt Nam, mà ông ta đã thu thập như: ống nhổ, bô buồng ngủ, hộp điếu bát, hộp đựng thuốc hút đầu rồng và một lô khác v.v… Chuông điện thoại bỗng reo vang. Simons vội cầm lấy ống nói. Nghe giọng nói quen thuộc, Simons đã nhận ra tiếng Blackburn. Ông ta thông báo với Simons rằng: tôi đang cần anh cộng tác với tôi một việc.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 6
Allison và Britton sẽ lái hai chiếc trực thăng để cho Simons và những người của lực lượng tiến công đổ bộ xuống Sơn Tây: Zehnder là lái phụ của chiếc trực thăng thứ ba. Người phi công thứ tư là thiếu tá Frederick Marty Donohue cũng sẽ đóng một vai trò then chốt, nhưng ông được tuyển mộ sau đó. Donohue sẽ lái chiếc trực thăng đầu tiên có vũ trang tiến công các chòi canh gác.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 7
Có phải các loại công tác này đã gây ra trận lụt ở Sơn Tây, hoặc làm ngập tràn thêm những trận lụt hàng năm thường xảy ra vào thời gian này tại vùng hướng tây ở Bắc Việt Nam, làm cho tù binh phải sơ tán đi chỗ khác hay không? Không hiểu vì lý do gì mà các số liệu liên hệ của hoạt động năm 1970 không còn được lưu giữ.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 8
CUBA
Cu-ba ám ảnh nặng nề tâm trí của Marty Donohue. Cuộc huấn luyện của không lực cho vụ tập kích Sơn Tây bắt đầu vào ngày thứ năm, 20 tháng 8. Trong thời gian đó, Donohue đã trở về từ chuyến bay kỷ lục xuyên Thái Bình Dương trên chiếc thực thăng HH-53 rồi gia nhập vào các phi đội trực thăng và C-130 mà Warner Britton đã tuyển mộ. Họ đều là những người trong kế hoạch.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 9
Trong giai đoạn huấn luyện này, Simons cũng lại yêu cầu binh sĩ của ông ta thực tập bắn đạn giả và đạn thật, tập bắn ngày và bắn đêm, tạo ra một tình trạng dữ dội và căng thẳng như trong thực tế có thể sẽ gặp phải trong cuộc tập kích. Vào khoảng hạ tuần tháng 9, Simons gặp phải sự lo âu. Bởi vì ban đêm người của ông ta chưa tập thuần thục việc bắn nát các mục tiêu, thế mà thời gian chỉ còn độ hai tuần lễ nữa là sẽ có thể bắt đầu hành động khi thời tiết cho phép. Simons lo nhất là việc thanh toán hai chòi gác trong trại. Dù ông ta đã cố gắng thúc giục các toán tấn công dưới đất tập luyện gắt gao nhưng vẫn chưa thể bắn nát được mục tiêu là tấm vải 2x4 tượng trưng cho mục tiêu thực tế quan trọng nhất. Ông ta có hỏi ý Manor xem các chòi gác ấy có thể được bắn sụp bằng máy bay pháo kích mà không làm tổn thương đến tù binh không?
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 10
Một trang bị cuối cùng nhưng rất quan trọng đã làm cho phân đội hậu cần của Simons phải điên đầu một lần nữa. Đó là loại ống ngắm ban đêm. Hai mươi năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và ít nhất là 6 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rút kinh nghiệm rằng, muốn chống lại một kẻ thù Á Đông thì đặc biệt là phải ưu tiên chiến đấu về ban đêm. Kể từ cuộc chiến Triều Tiên cho đến nay, quân đội đã chi phí 18,4 tỷ đô-la cho việc khảo cứu và phát triển các loại ống ngắm ban đêm. Bởi vì bóng đêm bao trùm trái đất vào khoảng 50% thời gian mỗi ngày cho nên một phần đáng kể của số tiền kia đã được sử dụng khi không có ánh sáng mặt trời.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 11
Cuộc tập kích Sơn Tây là một cuộc hành quân đầu tiên của quân đội trong lịch sử Hoa Kỳ, được xúc tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Văn phòng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng hỗn hợp quân đội. Bộ tư lệnh trung gian do vị Tổng tư lệnh Thái Bình Dương chỉ huy cũng chỉ là một cơ quan được “thông báo” và nhận lệnh yểm trợ công tác này yểm trợ mà thôi chứ không được thay đổi gì kế hoạch cả.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 12
Đối với Simons, việc thuyết trình cho Henry Kissinger là “bộ phận khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình công tác”. Sau này ông ta gọi nó là “trường hợp hiếm hoi đối với một viên đại tá bộ binh”. Chỉ có bốn nhân vật hiện diện trong buổi thuyết trình: Phụ tá của Kissinger là trung tướng Alexander Haig với Vogt, Blackburn và Manor. Tất cả đều tập hợp lúc 2 giờ 30 chiều thứ năm 8 tháng 10 tại văn phòng của Kissinger phía tây của Nhà Trắng. Cuộc họp kéo dài không đầy 30 phút.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 13
Sơ hở và thất lạc công điện
Vào ngày chủ
nhật 1 tháng 11, Blackburn, Manor và Simons rời căn cứ không quân Andrews để đi
Hawaii và từ đó đi miền Nam Việt Nam. Cũng trong thời gian này một bộ phận tham
mưu nhỏ của toán hành động hỗn hợp cấp thời bay đi Đông Nam Á để tìm gặp các vị
chỉ huy Không đoàn và căn cứ có
nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc tập kích Sơn Tây.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 14
Sáng sớm ngày thứ hai 16 tháng 11 khi Blackburn và Mayer đến Lầu Năm Góc thì các sĩ quan điều hành ở Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp đang gặp phải một trường hợp rắc rối nhỏ qua các bức công điện ấy. Các viên chức CIA đang la hoảng lên để yêu cầu máy bay trực thăng họ không hiểu vì sao cơ quan MACV lại không chịu cấp phát?
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 15
Tổng thống ngẩng đầu lên nói: “Thật là tuyệt diệu, đầy đủ chi tiết, không có gì thừa. À! Tôi biết là các anh đang chờ quyết định tối hậu càng sớm càng tốt, và tôi dự định sẽ quyết định sớm. Nhưng thời hạn chót mà anh có thể đợi được là bao nhiêu ngày nữa, mà không làm rắc rối thêm cho Manor?”.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 16
Khi hai người gặp lại nhau, họ đều vui mừng. Hoàng cầu chúc cho “Alfred” được thắng lợi trong việc thăng cấp và xin lỗi lần này không thể gặp nhau lâu được. Khi chia tay, Hoàng đưa cho “Alfred” một bao thuốc lá Điện Biên, “Alfred” còn nhớ rõ lời nói của Hoàng: “Đây này, anh dùng để hút cho vui trên chuyến bay. Thuốc lá này hơi nặng cho nên đừng hút quá nhanh”. “Alfred” để ý thấy bao thuốc lá đã mở.
Vụ tập kích Sơn Tây - Phần 17 - Phần cuối
Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer
Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ
Căn cứ không quân Hoàng gia Thái Takhli
Các toán tập kích Sơn Tây đã đáp xuống trong bóng đêm của phi trường Takhli Thái Lan, sau khi đã vượt qua chặng đường bay dài 9500 dặm, mệt nhọc với 28 giờ bay từ căn cứ không quân Eglin qua các trạm nghỉ ở California, Hawaii, Guam và Philippines. Manor và Simons đã có mặt tại phi trường để đón các toán tập kích khi họ bước xuống máy bay. Đấy là lúc 8 giờ sáng ngày thứ tư 18 tháng 11 tại Thái Lan, tức hơn 12 giờ giờ Washington.
THE END
No comments:
Post a Comment