Đầu năm 1966, chương trình Xây Dựng Nông Thôn ra đời. Mục tiêu tối hậu của chương trình này là thành lập các Ấp Đời Mới tại nông thôn miền Nam Việt Nam, không thể công nhận một Ấp Đời Mới nếu không tổ chức được Đoàn ngũ hóa nhân dân tại Ấp sở tại, đó là tiêu chuẩn nghiệm thu tiên quyết của các Hội đồng Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh- Quận khi tiến hành nghiệm thu một Ấp Đời Mớị, do đó, để khả dĩ thực hiện tốt mục tiêu tổ chức Đoàn ngũ hóa nhân dân quan trọng này trong tiến trình xây dựng Ấp Đời Mới, các khóa sinh Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn sơ cấp và trung cấp đều phải trãi qua giai đoạn thực tập mục tiêu này trong 6 buổi sáng chủ nhật liên tiếp từ tuần lễ thứ 4 đến tuần lễ thứ 9 với tên gọi là giai đoạn thực tập "Dân Quân Tự Vệ chống giặc giữ làng".
Khóa sinh Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn thụ huấn 6 ngày trong tuần, sáng chủ nhật là buổi thực tập các bài học then chốt trong trong tuần lễ đó, bởi thế nên nhiều người nói tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Vũng Tàu không có ngày chủ nhật nhưng có ngày thứ tám, trong các tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân gồm có việc thành lập các đoàn thể mà then chốt là Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ (Thanh Niên).
Đầu năm 1968, sau tổng công kích Tết Mậu Thân, chính phủ VNCH đã thành lập chương trình Nhân Dân Tự Vệ với mục đích thực hiện "chính sách Quốc Phòng dựa trên căn bản Nhân Dân". Các Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ trước đây được chuyển thành lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, chương trình Nhân Dân Tự Vệ cấp trung ương được điều hành bởi Tổng Nha Nhân Dân Tự Vệ trực thuộc Bộ Nội Vụ. Tổ chức Nhân Dân Tự Vệ có hai lực lượng chính là: Nhân Dân Tự Vệ Chiến Đấu và Nhân Dân Tự Vệ Hỗ Trợ, tổng số đoàn viên Nhân Dân TựVệ chiến đấu và hỗ trợ trên cả nước tính đến đầu năm 1975 là hơn 4 triệu đoàn viên. Từ khi thành lập đến tháng 4 năm 1975, chương trình Nhân Dân Tự Vệ thường xuyên là một trong những chương trình quan trọng đặc biệt của kế hoạch Quốc Gia hàng năm.
.
Đáng tiếc, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ cũng như các lực lượng quân sự khác đã tan rã sau chính biến 30-4-1975
Chân thành cám ơn sự góp ý và bài viết từ anh LONG NGUYÊN rất nhiều.
Sài Gòn Xưa
No comments:
Post a Comment