Source: Sài Gòn Xưa & Nay - Trích đoạn bài viết của tác giả Ngô Đình Châu
Ngày 26 tháng 10, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm
long trọng tuyên bố tại Dinh Độc Lập chính thức thành lập Chính Thể Việt Nam Cộng
Hòa, và chính thức là vị Tổng Thống đầu tiên của thể chế Dân Chủ.
Hai tháng sau Tổng Thống yêu cầu Pháp
rút hết quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam, Tổng Thống cũng tuyên bố không thi hành
tuyển cử theo Hiệp định Geneve, như đã định vào ngày 20 tháng 12 năm 1956.
Đồng thời ban hành HIẾN PHÁP gồm có 10
Thiên:
- Thiên thứ Nhất : Điều khoản căn bản
- Thiên thứ Hai : Quyền lợi và Nhiệm vụ
người Dân
- Thiên thứ Ba : Tổng Thống
- Thiên thứ Tư : Quốc Hội (gồm 4
Chương)
- Thiên thứ Năm : Thẩm Phán
- Thiên thứ Sáu : Đặc biệt Pháp Viện
- Thiên thứ Bảy : Hội đồng Kinh Tế Quốc
Gia
- Thiên thứ Tám : Viện Bảo Hiến
- Thiên thứ Chín : Sửa đổi Hiến Pháp
- Thiên thứ Mười : Các điều khoản
chung và thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo,
8 Bộ người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo.
Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26 vị
tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16 tướng
lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo.
Ngay Chánh Văn Phòng của Tổng Thống là
ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật Giáo. Tổng Thống không bao giờ có
đầu óc kỳ thị, phân chia Nam – Bắc, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người miền
Nam và các Bộ Trưởng như Trần Văn Hương, Bùi văn Thinh, Phan Khắc Sửu đều là
người miền Nam đã cùng làm việc với Tổng Thống ngay từ lúc ở ngoại quốc về.
Các Tướng như Dương Văn Minh, Trần Văn
Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Là đều là người gốc Miền Nam.
Và những Bộ Trưởng người miền Trung gồm có ông Trương Công Cừu giữ Bộ Văn Hóa
Xã Hội, ông Nguyễn Quang Trình giữ Bộ Giáo Dục, và Bộ Trưởng người miền Bắc có
ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Lương, Bộ Tài Chính, ông Trần
Lê Quang, Bộ Cải Tiến Nông Thôn.
Về phần tướng lãnh độc nhất có Tướng Phạm Xuân Chiểu người niềm Bắc, còn 5 tướng người miền Trung gốm có: Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Tôn Thất Đính, Thái Quang Hoàng, Huỳnh văn Cao và Lê Văn Nghiêm.
Thành tích phát triển của Chính Phủ VNCH
A
– CHÍNH TRỊ:
Xây dựng chủ thuyết Nhân vị để chống lại
thuyết Tam Vô của Cộng Sản. Thành lập Chính thể Cộng Hòa tháng 10-1955.
- Tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, ban hành
Hiến Pháp đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 10–1955.
- Thống nhất tổ chức hành chánh từ Trung Ương đến hạ tầng cơ sở.
B
– KINH TẾ:
Vấn đề thương mãi quốc ngoại, quốc nôi
đã phát triển quá nhanh nên mức sống dân chúng khá cao. Tại thôn quê vấn đề
Nông nghiệp được Cơ Giới hóa, được tài trợ tiền bạc, phân bón, hạt giống cho
nên thường xuyên được mùa nên đời sống nông dân cũng được cải thiện nâng cao mức
sống, nên dù các quân nhân, dù là cấp nhỏ nhất, binh nhì thì tiền lương cũng đủ
cấp dưỡng vợ con, là lại được cấp nhà trong trại gia binh nên cũng đủ sống.
- Thành lập khu kỹ nghệ: Thủ Đức, An
Hòa, Nông Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy sản
xuất vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than
Nông Sơn .v . v
- Mặc dù bị chiến tranh, nhưng VN vẫn
xuất cảng gạo, và cao su.
- Năm 1960, VN xuất cảng 192.158 tấn gạo,
chưa kể đến số cao su, than đá, hải sản và đồ . tiểu công nghệ
- Lập Ủy Ban Cải Cách Điền Địa mua ruộng
của các điền chủ để phân phối cho nông dân.
- Định cư cho gần 1 Triệu đồng bào từ Bắc vô Nam tránh nạn Cộng Sản.
C
– QUÂN SỰ:
Sát nhập các lực lượng vũ trang của các
Giáo phái và các Lực lượng quân sự địa phương để thông nhất Lực Lượng Quân Đội
Quốc Gia.
Sửa đổi chương trình đào tạo sĩ quan Đà
Lạt, muốn thi vô Đà Lạt sinh viên phải có bằng Tú Tài toàn phần và chương trình
học là 4 năm, trường Sĩ Quan Trừ Bị THỦ ĐỨC cũng thay đổi chương trình cho
thích hợp về chuyên nghiệp, các trường Hạ Sĩ Quan cũng chú trọng về Văn Hóa.
- Thành lập trường Đại Học Quân Sự và
Cao Đẳng Quốc Phòng.
- Cải tiến các Trung tâm Kỹ Thuật, nâng
cao số sinh viên từ 365 lên 625/năm.
- Thiết lập các trường Đại Học HUẾ, Đại
Học Sư Phạm Sài Gòn.
- Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
- Truòng Sinh Ngữ Quân Đội
- Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ
- Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
- Trường Bưu Điện Quốc Gia
- Trường Thương Mại Quốc Gia
- Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Vĩnh Long
- Nguyên Tử Lực Cuộc, Đà Lạt
- Thư Viện Trung Ương và Trung Tâm Văn
Hóa Việt Nam
- Viện Hán Học
- Trung Tâm Khảo Cứu Khoa Học
- Câu Lạc Bộ Văn Hóa.. .. .............
D
- XÃ HỘI:
- Ngày 15 tháng 2 năm 1955, ông Diệm ra
lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Mở chiến dịch bài
trừ tứ đổ tường, đặc biệt là nha phiến, mãi dâm, du đảng và cờ bạc.
- Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống
tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế vua Bảo Đại.
- Ngày 1 tháng 12 năm 1955, ông Diệm ra
lệnh đóng cửa xóm Bình Khang, nơi buôn bán mãi dâm công khai do ông Bảy Viễn để
lại, đồng thời ra lệnh cấm hút và cấm buôn bán thuốc phiện để lành mạnh hóa
nhân dân miền Nam. Một chiến dịch đốt bàn đèn hấp dẫn vừa để làm gương cho dân
chúng vừa để làm cho người ngoại quốc kính nể chế độ VNCH.
- Lập nhiều Cô Nhi Viện, yểm trợ các Trại
Cùi, các Trung Tâm Y Tế Công Cộng, các Trung Tâm Sinh Hoạt và giáo dục các người
tật nguyền.
- Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và học sinh có chỗ ăn uống vừa túi tiền.
E
- NGOẠI GIAO:
- Gia nhập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
được 40 phiếu thuận 8 phiếu chống.
- Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới
công nhận
- Việt Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế
- Ký kết thỏa ước với Pháp hợp tác về
Nguyên Tử Lực phụng sự hòa bình
- Khai mạc Hội Nghị Kế hoạch COLOMBO gồm
có các nước: Miến Điện , Thái Lan, Ấn Độ và Hồi Quốc.
- Phê chuẩn Hiệp Ước thân thiện Việt
Nam và Phi Luật Tân
- Hội nghị Quốc Tế về lúa gạo tại Sài
Gòn.
- Ký thỏa ước Nhật bồi thường chiến
tranh và vay tiền Nhật
- Ký thỏa ước Việt Nam và Đức Quốc về viện trợ kỹ thuật.
SOURCE:
No comments:
Post a Comment