Trung tâm Huấn
luyện Biệt động quân Dục Mỹ[1] (tiếng Anh: Duc My Ranger Training Center,
DMRTC) là tên gọi một cơ sở đào tạo Biệt động quân của Bộ Tổng tham mưu Quân lực
Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1961 đến 1975, tọa lạc tại địa phận thị trấn Dục
Mỹ, xã Ninh Sim, quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa[2].
Vào năm 1960, để đối phó lại Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (một công cụ do Đảng Lao động nhào nặn ra nhằm phát động chiến tranh du kích đánh phá các đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa). Một binh chủng mới được Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa thành lập mang tên là Binh chủng Biệt động quân[3] (hậu thân của các chiến sĩ Biệt động đội cũ), chuyên dùng chiến thuật “Gậy ông đập lưng ông” tức là lấy “Du kích phản lại du kích” để tiêu diệt kẻ thù.
Ban đầu, tất cả các chiến sĩ Biệt động quân đều được tuyển chọn từ các tay súng gan dạ, có kỷ luật và có nhiều kinh nghiệm chiến trường của các Sư đoàn bộ binh để làm nòng cốt, lập thành từng đại đội biệt lập tung ra trên khắp các chiến trường. Kế đến, thành lập ba ban Huấn luyện chuyên biệt về chiến thuật phản du kích của Biệt động quân, do các sĩ quan ưu tú đã được gởi đi Mỹ học khóa RANGER trở về nước huấn luyện cho từng cán bộ, chiến sĩ nòng cốt nói trên gồm có:
Ban Huấn luyện
chuyên biệt về Biệt động quân ở Đà Nẵng.
Ban Huấn luyện
chuyên biệt về Biệt động quân ở Đồng Đế, Nha Trang.
Ban Huấn luyện chuyên biệt về Biệt động quân ở Sông Mao.
Các đại đội Biệt động quân biệt lập đã thành công trong nhiều sứ mạng phản du kích trên khắp các chiến trường, khiến cho du kích đối phương bị tiêu diệt khá nhiều. Đó là sự góp phần không nhỏ về công lao huấn luyện khắt khe, kỹ lưỡng, và đa hiệu của các ban Huấn luyện chuyên biệt này.
Cũng vì vậy, ngày 01 tháng 08 năm 1961, Bộ Tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng hòa quyết định sáp nhập ba ban Huấn luyện chuyên biệt đó lại, để thành lập một Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân với tầm vóc quy mô hơn, đạt nhiều hiệu quả hơn, song song với đà mở rộng và gia tăng thêm nhiều đại đội Biệt động quân biệt lập mới nữa.
Địa điểm đồn trú của Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân mới sát nhập là sửa sang lại toàn bộ doanh trại hoang phế của Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 23 bộ binh đã di chuyển đi nơi khác, cộng thêm một phần đất của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh (cũng đã di chuyển) tại Dục Mỹ thuộc xã Ninh Sim, quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để làm nơi huấn luyện, cho nên thường gọi là Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Phần đất còn lại của Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh được trường Pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ Bình Dương dời về tọa lạc.
Từ ngày 01 tháng 08 năm 1961 đáng ghi nhớ đó cho đến những ngày gần cuối “Tháng tư đen 1975”, hễ ai đã từng đi lại trên đoạn đường quốc Lộ 21, nếu từ Ban Mê Thuột xuôi về hướng quận Ninh Hòa, khi đổ hết dốc đèo M’Drăk (Khánh Dương) để đi vào một thung lũng quang đãng rộng lớn… hoặc từ quận Ninh Hòa đi ngược lên Ban Mê Thuột qua khỏi dãy Núi Đeo (cách Ninh Hòa trên 10 km)… đều lần lượt thấy hiện ra nhiều nhà tranh, nhà gạch dọc ngang hai bên Quốc Lộ, cất theo kiểu trại lính (gia binh) và thấy nhộn nhịp nhiều sắc lính đi lại tập tành dưới trời nắng đổ hào quang, hoặc dưới mưa dầm tơi tả, mà nhiều khi nước suối chảy xiết băng qua đường. Chính đó là Huấn khu Dục Mỹ với ba đơn vị huấn luyện gồm:
Trung tâm Huấn
luyện Lam Sơn, huấn luyện và đào tạo tân binh, hạ sĩ quan bộ binh.
Trường Pháo
binh, huấn luyện và đào tạo về căn bản chuyên môn của ngành này.
Trung tâm Huấn
luyện Biệt động quân Dục Mỹ, chuyên huấn luyện và đào tạo về căn bản tân binh
Biệt động quân. Các khóa chiến thuật hành quân biệt động như: “Rừng núi sình lầy”,
chiến thuật hành quân Viễn thám, và bổ túc chiến thuật hành quân đơn vị cấp Đại
đội, Tiểu đoàn.
Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ
Cấp bậc khi nhậm chức
TT Cấp bậc -
Họ & Tên Tại chức Chú thích
1
Thiếu tá
Vĩnh Biểu
Võ bị Đập Đá
K2
(Địa phương
Trung Việt)
Sau cùng là
Đại tá phụ tá Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc Tư lệnh phó Lãnh thổ Quân khu 1
2
Trung tá
Đặng Văn Sơn
Hạ sĩ quan
Pháp
Giải ngũ ở cấp
Đại tá
3
nt
Nguyễn Văn
Kiên
Giải ngũ
cùng cấp
4
Thiếu tá
Trần Công Liễu
Võ bị Đà Lạt
K8
Sau cùng là
Đại tá Thị trưởng Cam Ranh
5
Trung tá
Nguyễn Hữu
Phú
Giải ngũ
cùng cấp
6
nt
Nguyễn Khắc
Trường
Sau cùng là
Đại tá Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương
7
Đại tá
Nguyễn Văn Đại
Võ bị Đà Lạt
K5
Chỉ huy trưởng sau cùng. Kiêm Xử lý chức Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975
Lò Luyện Thép cuả BĐQ
Nói đến Binh
Chủng Biệt Động Quân (BĐQ), chắc có lẽ không một cựu quân nhân nào của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa – kể cả các cựu chiến binh của các nước Đồng Minh đã từng
tham chiến tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 – là không có lần nghe đến sự
gan dạ, dũng cảm, thiện chiến của đoàn lính Mũ Nâu trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật.
Nhiều chiến tích oai hùng của họ đã làm bạt vía giặc thù, đã để lại trong lòng
người dân thời đó những tình cảm thương mến sâu xa.
Binh Chủng Biệt Động Quân đã cùng với các Quân Binh Chủng bạn như Hải Lục Không Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Pháo Binh vv… góp không nhỏ những phần xương máu của mình để giữ vững Miền Nam như một thành đồng lũy thép. Nếu không có sự phản bội của Hoa Kỳ, thì nửa mảnh dư đồ đó làm sao rơi được vào tay của giặc Cộng tham tàn!
Thôi thì… dầu
sao lịch sử cũng đã sang trang, kiếp nạn của người dân trên cả hai miền Nam Bắc
Việt Nam cũng đã đến, càng nhắc lại càng thấy đau đớn nhiều hơn! Vòng phế hưng
của trời đất cứ đều nhịp chuyển xoay. Thế bỉ thái rồi sẽ có ngày tỏ rạng…
Ở đây, xin tạm quên đi vết hằn sâu trong tâm khảm về nỗi “quốc phá gia vong” kia, và xin ôn lại một vài kỷ niệm của đời binh nghiệp trong phạm vi nhỏ hẹp của một Quân Trường, mà tác giả đã có tám năm phục vụ – Đó là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ, một LÒ LUYỆN THÉP lừng danh – đã từng đào tạo nên hàng chục ngàn tay súng gan dạ thiện chiến nêu trên, chẳng những của Binh Chủng nói riêng mà cũng là của Quân Lực nói chung vậy.
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ/DỤC MỸ
Vào năm
1960, để đối phó lại cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, một công
cụ do Cộng Sản Bắc Việt nhào nặn ra, nhằm phát động chiến tranh du kích đánh
phá các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; cho nên một Binh Chủng mới, được
Bộ Tổng Tham Mưu cho thành lập mang tên là Biệt Động Quân (thối thân của các
chiến sĩ Biệt Động Đội cũ), chuyên dùng chiến thuật “Gậy Ông đập lưng Ông” tức
là lấy “Du Kích phản lại Du Kích” để tiêu diệt kẻ thù.
Ban đầu, tất cả các chiến sĩ BĐQ đều được tuyển chọn từ các tay súng gan dạ, có kỷ luật và có nhiều kinh nghiệm chiến trường của các Sư Đoàn Bộ Binh để làm nồng cốt, lập thành từng Đại Đội BĐQ Biệt Lập tung ra trên khắp các chiến trường. Kế đến, thành lập ba Ban Huấn Luyện Chuyên Biệt về chiến thuật phản du kích của BĐQ, do các Sĩ Quan ưu tú đã được gởi đi Mỹ học khóa RANGER trở về nước huấn luyện cho từng cán bộ, chiến sĩ nồng cốt nói trên gồm có:
– Một Ban Huấn
Luyện chuyên biệt về Biệt Động Quân ở Đà Nẵng.
– Một Ban Huấn
Luyện chuyên biệt về Biệt Động Quân ở Đồng Đế, Nha Trang.
– Một Ban Huấn Luyện chuyên biệt về Biệt Động Quân ở Sông Mao.
Phải công nhận
các Đại Đội BĐQ Biệt Lập đã thành công trong nhiều sứ mạng phản du kích tuyệt vời
của họ trên khắp các chiến trường, khiến cho bọn du kích Việt Cộng bị tiêu diệt
khá nhiều. Đó là sự góp phần không nhỏ về công lao huấn luyện khắt khe, kỹ lưỡng,
và đa hiệu của các Ban Huấn Luyện Chuyên Biệt này.
Cũng vì vậy, ngày 01-08-1961, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa quyết định sáp nhập ba Ban Huấn Luyện Chuyên Biệt đó lại, để thành lập một Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân với tấm vóc quy mô hơn, đạt nhiều hiệu quả hơn, song song với đà mở rộng và gia tăng thêm nhiều Đại Đội BĐQ Biệt Lập mới nữa.
Đài Tuột Núi
Địa điểm đồn
trú của Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân này, là sửa sang lại toàn bộ doanh
trại hoang phế của Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã di chuyển đi nơi
khác, cộng thêm một phần đất của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh (cũng đã di chuyển)
tại Dục Mỹ thuộc Xã Ninh Sim, Quận Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) để làm
nơi huấn luyện, cho nên thường gọi là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ
(TTHL/BĐQ/DM). Phần đất còn lại của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh được Trường
Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ Bình Dương dời về tọa lạc.
Từ ngày
01-08-1961 đáng ghi nhớ đó cho đến những ngày gần cuối Tháng Tư Đen 1975, hễ ai
đã từng đi lại trên đoạn đường Quốc Lộ 21, nếu từ Ban Mê Thuột xuôi về hướng Quận
Ninh Hòa, khi đổ hết dốc đèo M-Drak (Mdrắk) để đi vào một thung lũng quang đãng
rộng lớn… hoặc từ Quận Ninh Hòa đi ngược lên Ban Mê Thuột qua khỏi dãy Núi Đeo
(cách Ninh Hòa trên 10 km)… đều lần lượt thấy hiện ra nhiều nhà tranh, nhà gạch
dọc ngang hai bên Quốc Lộ, cất theo kiểu Trại Lính, Trại Gia Binh và thấy nhộn
nhịp nhiều sắc lính đi lại tập tành dưới trời nắng đổ hào quang, hoặc dưới mưa
dầm tơi tả, mà nhiều khi nước suối chảy xiết băng qua đường… Chính đó là Huấn
Khu Dục Mỹ với ba đơn vị huấn luyện gồm:
1. Trung Tâm
Huấn Luyện Lam Sơn huấn luyện về các đơn vị Bộ Binh.
2. Trường
Pháo Binh Quân Lực VNCH huấn luyện chuyên môn về Binh Chủng này.
3. Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ chuyên Huấn Luyện về Căn Bản Biệt Động Quân, về Chiến Thuật Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy, về Chiến Thuật Hành Quân Viễn Thám, và về Chiến Thuật Hành Quân Đơn Vị Cấp Tiểu Đoàn. Nhưng có lẽ sự huấn nhục gian khổ hơn hết, nguy hiểm hơn hết, thì TTHL/BĐQ/Dục Mỹ chiếm giải quán quân với cái danh xưng “LÒ LUYỆN THÉP” của nó thật không ngoa!
XIN BẤM READ MORE ĐỂ ĐỌC TIẾP
II. THÀNH PHẦN TỔ CHỨC CỦA TTHL/BĐQ/DỤC MỸ.
Ở đây ký ức
của người viết không còn nhớ rõ về Sơ Đồ Tổ Chức theo hàng dọc, hàng ngang một
cách tỉ mỉ, mà chỉ xin kể ra một số ban bệ khai quát gần giống như Bảng Cấp Số
của các Trung Tâm Huấn Luyện khác trên toàn quốc như sau:
Trên cùng có
Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng và các Văn Phòng liên hệ.
Phía dưới có
Phòng Hành Chánh Tài Chánh, Phòng Tiếp Vận Tiếp Liệu, Phòng Quân Huấn, Ban Chỉ
Huy Trại, Ban An Ninh, Bệnh Xá…
Vì nhu cầu huấn luyện đặc biệt của Trung Tâm, nên Phòng Quân Huấn lại có nhiều Khoa, nhiều Ban để mở ra nhiều khóa huấn luyện với các danh xưng:
1) KHÓA RỪNG NÚI SÌNH LẦY (RNSL)
Chuyên huấn luyện về các lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy chẳng những cho toàn thể các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan trong Binh Chủng, mà còn huấn luyện cho tất cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan của các đơn vị bạn gởi đến, theo lệnh của Tổng Cục Quân Huấn gồm các Sư Đoàn Bộ Binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt, Địa Phương Quân… Thời gian học là 42 ngày gian khổ nắng cháy da người.
2) KHÓA CĂN BẢN BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Chuyên huấn
luyện về các lớp Căn Bản Biệt Động Quân. Khóa sinh theo học cũng giống như lớp
Rừng Núi Sình Lầy, nhưng ở đây còn có thêm các tân binh tình nguyện của Biệt Động
Quân và các Cán Bộ Cảnh Sát Quốc Gia được Bộ Nội Vụ gởi tới nhờ huấn luyện. Thời
gian học là 35 ngày đêm gian khổ không kém gì khóa RNSL.
Chính khóa sinh của hai lớp này đã đặt cho TTHL/BĐQ/DM cái biệt danh là “LÒ LUYỆN THÉP”, và còn đặt cho cái tên khá rùng rợn nữa là Trung Tâm Tàn Phá Sắc Đẹp. Chúng tôi sẽ cố gắng diễn tả lại hai lớp học, qua một vài nét đại lược theo trí nhớ hạn hẹp của mình trong phần sau, để quý độc giả đã từng học qua hai lớp này có dịp nhớ lại ít nhiều.
3) KHÓA ĐƠN VỊ.
Chuyên huấn luyện các lớp Đơn Vị cấp Tiểu Đoàn Biệt Động Quân từ 4 Vùng Chiến Thuật gởi về, thực hành đúng theo câu “Văn Ôn Võ Luyện”. Khóa này ngoài cửa miệng mọi người còn gọi là: Khóa chuyên “HẤP LẠI” các Tiểu Đoàn BĐQ sau một thời gian tung hoành ngoài mặt trận. Cũng có các Tiểu Đoàn còn nguyên vẹn được đưa về đây học tập theo lối dưỡng quân nghỉ khỏe, và cũng có nhiều Tiểu Đoàn bị “te tua” sau nhiều trận chiến dưới áp lực mạnh mẽ của địch quân, nên được đưa về đây bổ sung quân số, trang cụ, cũng như nâng cao tinh thần “quyết chiến” của đơn vị.
4) KHÓA VIỄN THÁM.
Chuyên huấn
luyện về Hành Quân Tuần Thám Vùng Xa, đi sâu vào lòng địch trong tận các Mật
Khu giữa vùng rừng núi xa xôi, mà người ta thường gọi nôm na là “Thả Toán hay
Nhảy Toán”. Tức là huấn luyện chuyên biệt từng toán năm, bảy người với trang bị
đặt biệt. Họ được Trực Thăng bốc đi vào lúc thời điểm thuận tiện nhất, bảo mật
nhất để thả xuống một địa điểm A chẳng hạn. Rồi từ điểm A này, họ phải mò mẫm tới
địa điểm B là nơi nghi ngờ có căn cứ của địch quân, tìm cách bám sát để vẽ lược
đồ, sơ đồ, hoặc gọi máy truyền tin về Bộ Chỉ Huy báo cáo từng chi tiết. Sau đó
phải lập tức rút lui êm thắm đến địa điểm C là nơi hẹn, để được Trực Thăng bốc
về. Nếu chẳng may bị lộ, hoặc bị lạc điểm hẹn, thì coi như khó trở về đơn vị của
mình.
Khóa này
cũng huấn luyện cho Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan của Binh Chủng BĐQ, và cho cả các đơn vị
bạn.
Ngoài những
khóa huấn luyện liên tục từ năm này đến năm khác như các Khóa nêu trên, Trung
Tâm Huấn Luyện BĐQ/Dục Mỹ còn theo lệnh của Tổng Cục Quân Huấn huấn luyện phối
hợp giữa các lớp Căn Bản BĐQ và lớp Rừng Núi Sình Lầy cho các Sinh Viên Sĩ Quan
Đà Lạt, Thủ Đức, Đồng Đế, cũng như huấn luyện cho một số Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan
Đại Hàn.
Yểm trợ cho các khóa học này, ngoài các Huấn Luyện Viên chuyên môn của từng lớp học, còn có các Khoa Tổng Quát, Khoa Vũ Tác Mình, Khoa Thể Dục Quân Sự, Khoa Chiến Thuật, cùng Liên Đoàn Khóa Sinh, Ban Chương Trình, Ban Trợ Huấn Cụ, các Căn Cứ Rừng Núi Sình Lầy, Khu Tuột Núi, Giây Tử Thần, Giây Kinh Dị, Khu Mưu Sinh, Khu Xóm Nhà Việt Cộng với nhà hai mái, hai vách để khóa sinh thực tập và hai Đại Đội Diễn Tập 301 và 302 BĐQ…
III. CÁC ĐỜI CHỈ HUY TRƯỞNG.
1. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên thành lập Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ vào ngày 01 tháng 08 năm 1961 là Thiếu Tá Vĩnh-Biểu.
2. Những Chỉ Huy Trưởng kế nhiệm theo thứ tự là: Đại Tá Đặng-Văn-Sơn – Trung Tá Nguyễn-Văn-Kiên – Thiếu Tá Trần-Công-Liễu – Trung Tá Nguyễn-Hữu-Phú – Trung Tá Nguyễn-Khắc-Trường – và vị Chỉ Huy Trưởng sau cùng là Đại Tá Nguyễn-Văn-Đại.
Đến đây, người
viết không khỏi bùi ngùi nhớ lại một nhân vật đặc biệt của Trung Tâm Huấn Luyện
BĐQ Dục Mỹ, vì nhân vật này đã góp công lao tích cực để làm nên cái danh xưng
“LÒ LUYỆN THÉP” đó một cách đầy đủ trách nhiệm, và đó là Đại Úy Trần-Văn-Hai vậy.
Ông xuất
thân khóa 7 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đà Lạt), đã từng được đào tạo tại Mỹ
quốc, làm Huấn Luyện Viên trong Ban Huấn Luyện Chuyên Biệt về BĐQ tại Đà Nẳng.
Khi thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ, Ông đã là Đại Úy và được điều phối
về Ban Chỉ Huy Trại, để kiến tạo bộ mặt của Trung Tâm từ một doanh trại gần như
bỏ hoang của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, để trở thành một bộ mặt mới khang trang đẹp mắt.
Ông đã điều khiển chiếc xe ủi đất làm việc gần như suốt ngày đến nửa đêm, trong
cả nhiều tháng liên tiếp, mới hoàn thành được công tác nặng nhọc của mình.
Sau đó Ông
được bổ nhiệm thành lập lớp học Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy với chức
vụ Trưởng Lớp. Cũng trong vai trò này, Ông đã để lại cho Trung Tâm một lề lối
huấn luyện gần như toàn hảo cho lớp Rừng Núi Sình Lầy (RNSL), mà mãi mãi về sau
khi Ông đã rời khỏi Trung Tâm để đi nhận nhiệm vụ khác, lề lối huấn luyện đó vẫn
được duy trì cho đến ngày rã nghé tan đàn. Đức độ và tác phong làm việc của
Ông, nhằm đào tạo người cán bộ đã từng học qua lớp RNSL này – một tinh thần chịu
đựng gian khổ, hiểm nguy – đủ khả năng chống chọi lại với bất cứ sự thử thách
nào trong chiến đấu sống còn với giặc Cộng.
“Nhanh như
Sóc, mạnh như Hổ, gan dạ dũng cảm và bất khuất“, gần như là những tiêu chuẩn được
đề ra cho lớp RNSL này. Chính bản thân Ông sau cùng cũng đã nêu cái tinh thần
dũng cảm bất khuất đó, bằng cách tự sát giữa cơ binh trong ngày 30-4-1975 tối
đen của lịch sử, khi Ông với chức vụ Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại
Căn Cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho), vì quyết không chịu đầu hàng giặc Cộng. Quả thật, hào
khí của Ông còn để lại sáng ngời trong lòng thương tiếc của mọi người!
Tuy Ông
không làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm một ngày nào, nhưng hầu hết các khóa sinh
theo học lớp RNSL, cũng Dây tử thầnnhư ở cửa miệng mọi người, khi nói đến lớp học
này như một “lò tôi luyện” những con người “thép” sau khi mãn khóa, đều nhắc đến
tên Ông như một con chim đầu đàn, hoặc một người anh cả đáng nễ vì.
Mà đúng như
vậy thật, vì bản thân Ông cũng đã băng rừng, lội suối, trèo đèo theo sát khóa học
từng bước cả ngày lẫn đêm, da thịt cũng rám nắng phong trần như khóa sinh. Ông
đã giữ gìn từng chút một cái kỷ luật của lớp học, cái chất lượng của sự huấn
luyện, mà cả Ông cũng phải hòa mình vào đó. Cho nên gọi Ông là con chim đầu đàn
của Lò Luyện Thép cũng không có gì là tâng bốc hay khiêng cưỡng. Chỉ có điều là
người viết xin được mở một ngoặc đơn, để xin quý cựu Chỉ Huy Trưởng của Trung
Tâm thông cảm cho.
Ôi con chim đầu đàn của Lò Luyện Thép đã gãy cánh! Nhưng gãy cánh một cách anh hùng, cũng như hàng trăm hàng ngàn những con chim đã từng được rèn luyện trong cái lồng RNSL kia, đã gãy cánh trên khắp các chiến trường của Miền Nam Việt Nam trước đây. Họ đã gãy cánh trong danh dự và trách nhiệm của một người Chiến Sĩ Cộng Hòa, mà sự lanh lẹ, gan dạ, dũng cảm, thiện chiến và chịu đựng gian khổ của họ, không hổ danh là một thành viên của Lò Luyện Thép nói trên. Cho dù mũi đạn có vô tình cướp đi đời họ, họ cũng ngậm cười nơi chín suối, khi gặp lại chính “cánh chim đầu đàn kia” đã thể hiện được tinh thần của lớp học một cách rạng ngời…
IV. NHẮC LẠI MỘT ĐÔI ĐIỀU GIAN KHỔ VỀ LỚP HỌC CĂN BẢN BIỆT ĐỘNG QUÂN VÀ LỚP HÀNH QUÂN BIỆT ĐỘNG RỪNG NÚI SÌNH LẦY.
Nếu ký ức của người viết không lầm, thì Chương Trình Huấn Luyên của hai lớp Căn Bản Biệt Động Quân và Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy không có gì dị biệt nhau nhiều. Chỉ có khác là thời gian huấn luyện lớp Sình Lầy dài hơn lớp Căn Bản. Do đó mà lớp Sình Lầy có thêm các buổi tập như: mang đầy đủ trang bị vũ khí đạn dược và quân dụng cá nhân như những người lính hành quân thật sự, đi bộ một đoạn đường dài trên hàng chục cây số có ấn định vận tốc và thời gian. Lại có thêm bài chạy bộ 14 km từ Trung Tâm đến Quận Lỵ Ninh Hòa trong những ngày cuối khóa. Còn lại thì tất cả những sự “hành xác” khóa sinh và những bài học về Vũ Khí, mìn Bẫy, Địa Hình, Mưu Sinh Thoát Hiểm, Tuột Núi, Leo Núi, Đi Giây Tử Thần, Đi Giây Kinh Dị, Đi Trên Cầu Giây, và Chiến Thuật trong các vùng Rừng Núi Sình Lầy… đều giống nhau. Vì thế, xin lược thuật ở đây về Lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy, kể từ lúc khóa sinh trình diện nhập học, qua một vài bài luyện tập đặc biệt, cho tới lúc mãn khóa để làm điễn hình.
1. Vai Trò Của Sĩ Quan Kỷ Luật:
Đây là vai
trò của một người mà lúc nào cũng phải sắm bộ mặt “hắc ám, lạnh như tiền” mỗi
khi gặp khóa sinh, mà cũng khiến cho khóa sinh “căm ghét” hơn hết trong thời
gian học tập, và khóa sinh lại cũng tỏ ra thông cảm, mến mộ hơn hết sau khi mãn
khóa học trở về đơn vị cũ.
Một lớp học
về Căn Bản BĐQ, hay Lớp RNSL đều có hai Sĩ Quan Kỷ Luật, họ thay phiên nhau
theo sát khóa sinh cả ngày lẫn đêm không lúc nào vắng mặt, đồng thời cũng là
người rèn luyện sự khổ nhục, thường gọi là “Hành Xác” khóa sinh nhiều nhất. Họ
chịu trách nhiệm cho điểm “Thiện Chí” mỗi một khóa sinh, và phần lớn sự Đậu-Rớt
của khóa sinh trong ngày mãn khóa học, cũng tùy thuộc vào điểm Thiện Chí này.
Các Sĩ Quan Kỷ Luật (SQKL) thường chỉ có các cấp bậc từ Chuẩn Úy đến Trung Úy chịu trách nhiệm theo sát khóa sinh, thỉnh thoảng cũng có cấp Đại Úy. Còn khóa sinh theo học thì lại có các cấp bậc từ Trung Sĩ đến Thiếu Tá, cho nên cũng là một điều khá khó khăn cho SQKL khi thi hành nhiệm vụ, nếu gặp phải khóa sinh ở cấp bậc cao hơn vi phạm những Nội Qui của lớp học. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà làm mất đi tiêu chuẩn cũng như chất lượng của khóa học. Bởi vì SQKL tuy có cấp bậc nhỏ, nhưng là người lúc nào cũng phải giữ đúng gương mẫu kỷ luật, và phải thi hành đúng đắn trách nhiệm của mình, thì cũng không cần phải lo gì về hậu họa về sau. Lại nữa, hầu như khóa sinh càng có cấp bậc cao, càng tỏ ra có thiện chí học tập, luôn luôn nêu cao tinh thần kỷ luật nhiều hơn.
2. Nhiệm Vụ Của Khóa Sinh:
Khi khóa
sinh từ khắp các đơn vị gởi đến học, vào trình diện xong là phải tháo cấp bậc
ra. Sĩ quan thì may một miếng “vải đỏ” khoảng gấn 2 phân vuông nơi bâu áo, Hạ
Sĩ Quan thì miếng “vải xanh”. Mỗi người có một số thứ tự, và từ đó cho đến ngày
mãn khóa, người ta chỉ gọi những khóa sinh này bằng số thứ tự đó, chứ không gọi
bằng tên và cấp bậc nữa.
Một lớp học
thường có quân số trên dưới 200 người, được chia thành Tiểu, Trung và Đại Đội,
do chính khóa sinh đảm nhiệm cấp trưởng tùy SQKL chỉ định.
Mỗi khóa
sinh được cấp phát một súng trường Garant MI không có giây đeo, và một cấp số đạn.
Súng lúc nào cũng phải cầm bằng hai tay chéo ngang trước ngực, trong tư thế sẵn
sàng tác chiến. Mỗi sự di chuyển của khóa sinh dù là một mình hay cả toán – cũng
đều phải Súng Cầm Tay Chạy – cử động lúc nào cũng phải lanh lẹ gần như là một
cái máy.
Mỗi người phải
chuẩn bị một cái “Ba Lô” mà lúc nào cũng phải vuông vắn gọn gàng, bên trong đựng
cát, và lúc nào cũng phải đeo sau lưng cho đến khi có lệnh được tháo ra. Tuần lễ
đầu số cát chứa bên trong khoảng 5 ký, càng về sau càng phải chứa nhiều hơn, và
phải đạt được mức ấn định của lớp học đề ra. Thường thì từ 15 đến 20 ký lô.
Bất cứ lúc
nào, trừ giờ cho phép đi ngủ, Sĩ Quan Kỹ Luật hay Huấn Luyện Viên bắt phạt một
khóa sinh hay cả tập thể thi hành động tác “Hít Đất” thì phải lập tức thi hành,
hoặc hô to “Phục Kích”, thì phải lập tức chạy tản ra nằm lăn ngay trên mặt đất,
với tư thế vừa ẩn nấp vừa sẵn sàng tác chiến, cho dù gặp phải thế đất sình lầy,
nghiêng dốc, gai gốc, cũng không được phép chối từ, và cũng không cần phải biết
lý do. (Hô to “Phục Kích” ở đây là động lệnh được ấn định trước, nhằm ám chỉ
quân ta đang lọt vào ổ phục kích của Việt Cộng. Cho nên Khóa sinh càng chạy nằm
lăn xuống đất nhanh chừng nào, thì có khả năng tránh được lằn đạn của địch nhiều
chừng ấy. Thể thức hô to Phục Kích này nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và bình
tĩnh trong trường hợp bị địch phục kích thật sự ngoài chiến trường sau này).
Khóa sinh thi hành lệnh Phục Kích này càng nhanh càng tốt. Lề mề, chậm trễ sẽ bị
phạt nhiều lần liên tiếp và bị trừ điểm Thiện Chí.
Ngay khi đang ngồi học, hay đang ăn cơm ngoài trời cũng phải sẵn sàng nghe lệnh “Phục Kích” mà hành động. Trước khi ăn cơm ở trong doanh trại, toàn bộ khóa sinh cũng phải “Hít Đất”, “Hít Xà Ngang” theo đúng lệnh rồi mới được vào phòng ăn. Thời gian ăn uống cũng rất hạn chế, ăn xong vẫn phải cầm súng chạy đến lớp học. Khẩu phần ăn của mỗi khóa sinh khá dồi dào về chất lượng và dinh dưỡng, để đủ sức theo học.
3. Thời Gian Sinh Hoạt Và Học Tập:
Thường xuyên
khóa sinh phải chịu dưới sự huấn luyện học tập gian khổ từ 18 đến 20 giờ trong
một ngày như lược thuật dưới đây:
“Thức dậy từ
04 giờ sáng để làm vệ sinh cá nhân, sắp xếp chăn màn cho gọn gàng ngăn nấp, lau
lại lần chót khẩu súng của mình.
“Sau đó là
giờ Tập Thể Dục Sáng với các Huấn Luyện Viên Thể Dục Quân Sự. Khóa sinh phải chạy
bộ đều bước ra khỏi Trung Tâm 5, 7 cây số, hô to khẩu hiệu “Biệt Động Sát” vang
dội cả Huấn Khu Dục Mỹ.
“Trở về
doanh trại ăn sáng khoảng 10 phút, rồi tập họp trước phòng ngủ với đầy đủ vũ
khí, ba lô, súng đạn và tập vở, mở rộng đội hình để khám súng. Hàng chục Huấn
Luyện Viên (HLV) chờ sẵn để khám từng khẩu súng của mỗi khóa sinh trong tư thế
nghiêm trang và kỹ lưỡng. Những động tác như “bắt súng”, “quay súng”, “ném súng
từ khóa sinh sang HLV và ngược lại” được thao tác thành thục.
“Có lẽ mỗi
buổi sáng khám súng này là thời gian khổ sở nhất của khóa sinh. Họ đã phải
tranh thủ thức khuya để lau thật sạch khẩu súng của mình, vì suốt ngày đêm họ
phải học tâp ngoài trời bụi cát, và bắn đạn “mã tử” đen ngòm cả bên trong nòng
súng. Sáng sớm thức dậy, việc trước tiên là lau lại khẩu súng của mình một lần
nữa cho chắc ăn. Thế mà khi khám súng cũng khó lòng tránh khỏi bị moi móc những
chỗ dơ bẩn, và bị phạt hít đất, bị trừ điểm Thiện Chí. Đó là chưa kể những phần
khám phụ khác như: Ba Lô không đủ ký, râu không cạo sạch, quần áo xốc xếch,
không mang đủ cấp số đạn, cột giây giày không đúng kiểu vv… có nghĩa là bị “soi
mói” từ chút để lãnh phạt. Bởi vì mỗi khóa sinh còn không đủ thời giờ ăn cho
no, ngủ cho đủ giấc nữa, thì lấy đâu thời gian để chuẩn bị gọn gàng, đúng kiểu
cách ấn định, của toàn bộ con người theo như Nội Qui của lớp học đề ra.
Đài Tuôt
Núi“Cho nên không ai là không bị phạt vào buổi khám súng “đáng ghét” này, có điều
là bị phạt “Hít Đất” nhiều hay ít mà thôi. Tội nhất là các khóa sinh có lối sống
“công tử”, hoặc lối sống kiểu “bá tước” trước đây, phải chịu phạt nhiều nhất ở
thời gian đầu. Còn về sau thì ai cũng như ai, cũng đen như “cột nhà cháy”, cũng
mạnh mẽ, lanh lẹ như nhau.
“Đến ngày cuối
khóa, tuy có mất đi vài ký lô nhưng trông cứng cỏi, hiên ngang, quắc thước, sẵn
sàng lao vào bất cứ một nhiệm vụ có tính cách nguy hiểm nào của cấp trên giao
phó. Lúc bấy giờ, họ cầm khẩu súng Garant MI – vật mà trước khi vào học rất nặng
nề vướng víu đối với họ – nay đã “nhẹ hều” như khẩu súng Carbine.
“Khám súng
xong, khóa sinh phải chạy đều bước nhanh ra bãi tập cho kịp giờ huấn luyện. Học
xong bãi tập này, lại phải chạy sang bãi tập khác cách nhau vài ba cây số là
chuyện cơm bữa.
“Đến 10 giờ
đêm mới trở về doanh trại, tắm rửa, lau súng xong là lăn đùng ra ngủ như chết,
để đến 04 giờ sáng hôm sau bật mình thức dậy, và lại bắt đầu cho một ngày học tập
gian khổ mới. Thèm ngủ, và lúc nào cũng có thể ngủ được, là cái bịnh chung của
toàn thể khóa sinh trong một hai tuần lễ đầu, về sau thì quen dần. Thời tiết
khô ráo hay ướt át không còn là điều quan ngại cho cơ thể của họ nữa. Cái câu
“Nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kỵ mù sương” đã dần dà biến mất trong
những cơ thể yếu đuối kia không biết tự bao giờ. Quần áo lúc nào cũng ướt đẫm,
nếu không vì nước mưa, thì thì cũng vì mồ hôi tươm chảy dưới sức nóng thiêu đốt
đáng kinh của mây trời Dục Mỹ.
“Lúc mới bắt
đầu lớp học vài ba ngày, hầu như khóa sinh nào cũng thấy mình bị nhức đầu, cảm
cúm hoặc ho khan, nhưng không ai dám khai bịnh, vì chỉ cần một lần khai bịnh là
lãnh Chứng Chỉ vào ngày mãn khóa, chứ không đủ điểm tốt nghiệp để lãnh bằng cấp
RNSL. Mà lãnh Chứng Chỉ, thì tương lai có thể bị đi học khóa RNSL này lại cũng
chưa biết chừng! Cho nên dù trong lúc học tập nguy hiểm, nặng nhọc, khóa sinh
nào lỡ bị trặc giò, phồng chân, sưng cẳng vẫn phải chạy theo đồng đội, dù cho
chạy lê lết ở phía sau cũng phải rán đến lớp học cho kịp giờ. Lúc nào xe cứu
thương cũng chạy chầm chậm theo sau khóa sinh, để phòng khi cứu cấp. Nhưng muốn
được “nó” băng bó cứu thương không phải là chuyện dễ dàng… chỉ trừ trường hợp
thậm cấp chí nguy. Mà gặp trường hợp này, thì khóa sinh phải vào nằm Bệnh Xá, Bệnh
Viện và… bị loại. Tương lai phải học lại khóa sau là điều khó tránh. Thế nên,
có khóa không một ai bị loại, hoặc có một vài người kém may bị thương tích nặng,
đành phải bỏ cuộc nửa chừng mà thôi. Phần lớn các lớp học RNSL, ít có trường hợp
khóa sinh bị thương tích nặng nề. Họ đều chịu đựng sự học tập đó đến cuối khóa,
cho dù mồ hôi, máu, nước mắt, và sự cay đắng gian khổ, nhiều khi cũng có pha trộn
vào nhau.
“Có nhiều khóa sinh đến ngày mãn khóa, phải đi “cà nhắc” hoặc “treo một tay” trước ngực lên lãnh bằng tốt nghiệp, là điều cũng thường xảy ra ở đây! Họ rất hãnh diện và sung sướng cầm lấy mảnh bằng tốt nghiệp Lớp Hành Quân Biệt Động RNSL trên tay. Bởi vì tuy họ bị kém may như vậy, nhưng ý chí đã thắng những nỗi đau của thân xác, và họ vẫn theo học đến cuối khóa mà không có khai bịnh một ngày nào.
V. Phác Họa Một Vài Bài Học Điển Hình Nguy Hiểm:
Kể đến những bài huấn luyện có tính cách nguy hiểm, thì hầu như các Quân Trường, các Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự trên toàn quốc, bất kể của Quân Binh Chủng, hoặc của các đơn vị Bán Quân Sự nào cũng đều có cả. Nhưng có điều là tại lớp học này, với sự huấn luyện chú trọng đặc biệt về rèn luyện tinh thần, thể chất, cũng như làm quen với mọi địa thế rừng, núi, sình lầy… thì sự nguy hiểm có phần gia tăng đáng kể nhiều hơn. Chẳng hạn như bài học “Vượt Sông Bằng Giây”, hoặc “Bằng Bè Làm Bằng Poncho”, hay là “Xâm Nhập Thủy Bộ” “Đột Kích Lúc Rạng Đông” bằng cách bơi thuyền cao su từ ngoài biển khơi vào “Thám Sát rồi Đột Kích” mục tiêu trên đất liền lúc rạng đông… quả thật là có nhiều nguy hiểm chực chờ, và cũng đòi hỏi nhiều sức chịu đựng dẽo dai.
Trong bài học
“Xâm Nhập Bằng Thủy Bộ và Đột Kích Lúc Rạng Đông”, với một tổ 3 người đầy đủ
trang bị chiến đấu, ngồi trên chiếc Thuyền Thám Sát bằng cao su nhỏ nhắn, được
thổi phồng lên do hơi từ cửa miệng của họ, từ chập tối ở ngoài khơi, phải bơi lặng
lẽ vào bờ cho kịp thời gian thám sát mục tiêu, để kịp báo cáo về Bộ Chỉ Huy
Hành Quân trước lúc nửa đêm. Rồi ngay tức thời, căn cứ vào báo cáo đó, đoàn
quân đột kích dùng loại thuyền cao su lớn hơn, cũng từ ngoài khơi bơi nhanh vào
bờ thi hành nhiệm vụ của họ, là Đột Kích Lúc Rạng Đông mục tiêu nói trên. Trời
tối đen, chỉ lấp lánh mấy vì sao lạc. Mặt biển mênh mông, từng làn sóng nhấp
nhô như bồng con thuyền đưa lên cao, rồi hạ xuống thấp. Từng luồng gió lạnh thổi
qua, khiến cho 3 kẻ thi hành lệnh Thám Sát kia vừa thích thú trong nỗi nhọc mệt,
và cũng pha đôi chút hãi hùng. Mỗi lần bơi chèo đưa lên khỏi mặt nước, là mỗi lần
có sự phản chiếu ánh sáng từ các vì sao cao tít trên nền trời, tạo thành một
màu sáng bạc, lung linh mờ ảo lấp lánh hai bên mạn thuyền. Thi vị thật, mà cũng
lo sợ thật! Vì trời nước thì mênh mông, con thuyền thì mỏng manh nhỏ bé, chỉ cần
một người ngồi trên đó trở mình không đúng kỹ thuật, là thuyền bị lật úp cũng dễ
dàng như chơi. Hoặc thuyền va chạm vào đá ngầm làm rách lớp cao su khiến xì hơi
xẹp lép. Hay là bỗng đâu có một lượng sóng ba đào từ phía ngoài khơi mù mịt, ùn
ùn đánh ập vào bờ, khiến thuyền lật ngang, người văng xuống biển thì… tiêu đời.
Thật là biết bao cái nguy hiểm chực chờ! Dầu cho thuyền cấp cứu của Huấn Luyện Viên có lảng vảng gần đó đi chăng nữa, nhưng có ai học được chữ ngờ! Kể cả đoàn thuyền cao su Zodiac, mỗi chiếc chở hàng Tiểu Đội, đang trên đường vào bờ Đột kích kia, cũng không phải là không có nguy hiểm xảy ra.
Còn nói về bài học “Vượt Bè Bằng Poncho” cũng không kém phần nguy hiểm chết người. Khóa sinh phải thực tập trên một khúc sông nước mênh mông, rộng khoảng 500 mét có chỗ cạn chỗ sâu. Những chiếc Áo Mưa Poncho được gói lại làm bè, súng đạn quần áo được sắp xếp bên trong theo kỹ thuật, nếu làm bè theo kiểu Mỹ thì hai người chung một chiếc, hai người này ít nhất phải có một người biết lội thì sự an toàn khi qua sông sẽ được bảo đảm nhiều hơn. Còn nếu làm bè theo kiểu Úc Đại Lợi, thì mỗi người tự dùng trang bị cá nhân của mình bỏ trong Poncho gói lại theo đúng sự hướng dẫn, súng đạn gác trên bè, và cứ thế mà nương theo bè để vượt sông. Gặp chỗ cạn thì vừa đi vừa kéo bè theo sau, chỗ nước sâu thì vin vào bè mà lội. Ai không biết lội thì nằm úp lên bè, coi như đó là cái phao để tập lội vào bờ. Nếu làm theo đúng bài học thì không bị lật bè nguy hiểm, chỉ đáng lo cho những ai làm bè không kỹ, mối giây cột không chặt, không theo đúng kỹ thuật hướng dẫn, cho nên khi lội ra chỗ sâu gặp nước chảy mạnh, bè sút mối giây rã ra, đành kêu cứu inh ỏi và uống nước vào bụng cũng không ít (có khi là nước mặn). Quần áo, súng đạn bị ướt sũng thật dở khóc dở cười. Nếu làm bè kiểu Úc mà gặp trường hợp này, lại không biết lội nữa, thì cái chết cũng trong đường tơ kẻ tóc. Nếu làm bè kiểu Mỹ thì hai người giúp đỡ kiểm soát lẫn nhau, nhưng súng đạn phải gói bên trong, không thể phản ứng cấp thời khi có địch tấn công lúc đang qua sông. Còn nếu làm bè theo kiểu Úc thì mỗi người tự làm bè cho mình, và vừa lội sông vừa có thể nổ súng nếu gặp địch quân xuất hiện, vì súng đạn gác lên trên bè chứ không gói kín vào bên trong.
Thôi thì có
đến trăm thứ nguy hiểm cho một lớp học Căn Bản BĐQ hay RNSL mà người khóa sinh
phải trải qua, ngần thứ ấy cũng rèn luyện được sự can trường cho người chiến sĩ
không ít.
Nói đúng
hơn, thì tất cả các nơi huấn luyện cho người Lính Cộng Hòa dù ở bất cứ chỗ nào,
sự rèn luyện về chiến thuật, kỹ thuật, và sức dẽo dai, sự thử thách với hiểm
nguy cùng lòng dũng cảm, ý chí can trường bất khuất… đều cũng được chú trọng đến,
đâu phải chỉ có lớp Căn Bản BĐQ và lớp RNSL thôi đâu?
Vấn đề là sự
huấn luyện ở đây, nhằm vào thời gian liên tục chịu đựng gian khổ, cộng với cái
kỷ luật khắt khe của lớp học, sự hành xác tối đa trong nỗi nhục nhằn để rèn
tính nhẫn nại thì chẳng miễn trừ một ai, cho dù là con ông cháu cha thì cũng thế.
Rồi cộng với cái nắng nung người của bầu trời Dục Mỹ, lúc nào cũng muốn thiêu đốt
bốc khói con người, và từng lớp da bị phỏng nắng bong ra. Tuy sau khi mãn khóa,
con người có mạnh mẽ về thể lực hơn trước, lanh lẹ hơn xưa, nhưng “hốc hác” và
“đen đủi” làm sắc diện có xấu xí đi nhiều, cho nên nói đây là LÒ LUYỆN THÉP hay
là “Trung Tâm Tàn Phá Sắc Đẹp” thì cũng không ngoa, mà bất cứ ai đã từng trải
qua hai lớp học này với đầy đủ bài vở tập tành của nó, cũng công nhận ít nhiều.
Bây giờ đây,
các lớp học kia cũng đã đi vào quá vãng, lôi lại cái xác “chết tức tưởi” của
nó, e rằng có lạc điệu đi chăng? Tuy nhiên ngồi nhớ lại quãng đời binh nghiệp
đã qua, ôn lại những kỷ niệm buồn vui đời lính, người viết xin được kể lại một
đôi nét về nơi mà mình đã từng phục vụ qua, với một tấc lòng trân trọng của
riêng mình. Chỉ e lớp bụi thời gian đã chồng chất quá nhiều làm mờ đi trong trí
nhớ, cho nên lời kể lại không được đủ đầy, xin các bậc đàn anh bổ túc thêm
cho./.
SOURCE:
https://linhvnch.wordpress.com/tr-t-huan-luyen-biet-dong-quan/
.
No comments:
Post a Comment