Thursday, January 27, 2022

Tổng Công Kích Năm MẬU THÂN Kể từ ngày 29/1/1968

 


Các địa phương bị tấn công trong dịp Tết Mậu Thân

Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đã không nghĩ gì đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đã khéo, thuật xảo sắp đã hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Hòa. Tính chung, Cộng Sản đã thảm bại vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đã đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

Ngày Tết đến, người dân thành thị đã đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận Việt Cộng đã mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới. Đột nhiên xen lẫn giữa tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh bình, trong giây phút biến thành tiền tuyến.

TẾT MẬU THÂN

Đêm giao thừa 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, Việt Cộng đồng loạt tấn công vào 5 thị xã thuộc Vùng 2 Chiến Thuật: ( 5 Tỉnh thành nầy thuộc Quân Khu 5 của CSBV họ theo lịch của Hà Nội nên giao thừa trước một ngày nên không đồng loạt với các cánh quân khác)

Thị xã Nha Trang lúc 0 giờ 30.

Thị xã Darlac lúc 1 giờ 30.

Thị xã Kontum lúc 2 giờ 00.

Thị xã Qui Nhơn lúc 4 giờ 10.

Thị xã Pleiku lúc 4 giờ 40.

Đồng thời, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng. Cũng trong đêm này, Việt Cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4 km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xã kể trên và Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt Cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha Trang và Pleiku áp lực Việt Cộng đã được giải tỏa nhanh chóng. Tổng hành dinh Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt Cộng tại các thị xã Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại hai thị xã này, Việt Cộng đã bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ tình hình. Khi xảy ra vụ tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đã thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp phòng bị.

Sáng ngày Mồng Một Tết (30/1/1968),trên đài phát thanh quốc gia Saigon Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tố cáo Việt Cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng  bắn của Chính Phủ VNCH.

Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt Cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Saigon - Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Tính theo kế hoạch tổng công kích, Việt Cộng đã đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH ( xem bản đồ phía trên) thời gian như sau: 

 

Tại Vùng 1 Chiến Thuật :

Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ

Quảng Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

Quảng Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

Quảng Ngãi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

 

Tại Vùng 2 Chiến Thuật:

Bình Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25

Tuyên Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ

 

Tại Vùng 3 Chiến Thuật:

Thủ đô Saigon - Chợ Lớn - Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.

Bình Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết

Biên Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

Long Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ

 

Tại Vùng 4 Chiến Thuật:

Phong Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ

Vĩnh Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30

Kiến Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

Định Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04 giờ

Kiên Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 02g40

Vĩnh Bình bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4g15

Kiến Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 04g15

Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1g25

Gò Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2g35

Bạc Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10/2/68

Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt Cộng đã tấn công vào 28 nơi.Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.

Tại Sàigòn, Quân Lực VNCH kịp thời đưa quân tặng viện vào thủ đô để đối phó. Quân số trực tiếp tham chiến tại thủ đô tính đến ngày 4 tháng 2/1968 đã lên hơn 10 tiểu đoàn, không kể các lực lượng Cảnh Sát đô thành.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Măt Trận Sài Gòn

Lịch Sử Sài Gòn.

Địa danh Sài Gòn tồn tại trên nhiều thế kỷ, khoảng trên 300 năm, trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa. Đến năm 1668 Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km², phía Tây là sông Sài Gòn. 

            Vào thời kỳ cổ đại, Sài Gòn thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 vùng đất này, lúc đó là một làng nhỏ, dân cư thưa thớt và mang tên Prei Nokor, nằm trong khu vực tranh chấp giữa Chân LạpChiêm Thành.

            Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II ( năm 1920 cưới Công Chúa Ngọc Vạn của Chúa Nguyễn ) cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi CampuchiaXiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm thị tứ công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.

Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v.. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), ("Trấn" là khu vực quân sự, chưa ổn định việc cai trị). Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình, huyện sở đặt ở làng Tân Khai. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (gần đường Cường Để) xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và Minh Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình.

Năm 1790, Sài Gòn được nâng lên thành Kinh Gia Định, nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Vào năm 1802, dưới triều vua Gia Long, Gia Định Kinh được đổi thành Thành Gia Định (vì kinh đô là Huế), thuộc Trấn Gia Định.

Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Gia Định bị phá huỷ, một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp vài năm sau đó.

Vào năm 1859 sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn. Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Charner ra nghị định xác định địa giới Sài Gòn lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 km².

            Từ năm 1954  sau Hiệp định Genève, Sài Gòn chính thức là Thủ Đô của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn" và chia thành 8 quận hành chính (được đánh số: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8), dưới quận là phường (có 54 phường), dưới phường là khóm. Đầu năm 1967 hai xã An Khánh và Thủ Thiêm của quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận, được sáp nhập vào Đô thành Sài Gòn lập nên Quận 9. Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này thành phố có diện tích 71 km² với dân số khoảng 2 triệu người.

Thành phố tiếp tục phát triển rực rỡ và được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East) hay "Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient), với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh.

Trong những ngày Tết Mậu Thân, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Ðộc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính vì vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu, hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. VC tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ý đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Cộng Sản Hà Nội đã ra lịnh cho c.ác cán bộ và cán binh Việt Cộng tấn công vào đô thị của VNCH phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: a) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (b) phá hoại Việt Nam Cộng Hòa bằng cách làm tan rã quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (c) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi dục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

Kết quả là Việt Cộng đã hoàn toàn thất bại, trong khi đó họ đã phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng.

Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện gì dù có tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ


 

Lực lượng tham chiến của CSBV

Cộng Sản bắt đầu tấn công vào Sàigòn vào lúc 2.00 sáng ngày mồng 2 Tết. Việt cộng dùng lực lượng đặc công F100 để tấn công vào các vị trí quan trọng .Trong khi đó các đơn vị chủ lực từ các vùng ngoại ô tiến vào các khu đông dân cư kêu gọi dân chúng nổi dậy. Các đơn vị cộng quân tấn công vào Sài Gòn Chợ Lớn và Gia Định đặt dưới quyền điều động của BTL tiền phương phía Bắc do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ và Lê Đức Anh chỉ huy và BTL tiền phương phía Nam do Vỏ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy. Danh hiệu của những đơn vị Việt Cộng trực tiếp tham chiến với các mục tiêu tấn kích được ghi nhận trong nội ô đô thành và ở vùng phụ cận như sau:

Một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 271 (thuộc Công Trường 9) tăng cường cho TĐ/56/U80 đánh vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

Các Tiểu Đoàn 267 và 269 phối hợp với thành phần của Trung Đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 273 Công Trường 9 tấn công Chi Khu Thủ Đức.

Tiểu Đoàn 1 Củ-Chi, được tăng cường một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) và một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới  đánh chiếm các căn cứ quân sự Gò Vấp.

Tiểu Đoàn 2 Gò Môn phối hợp với đội đặc công J1/F100 tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở cổng số 4.

Tiểu Đoàn 3 Dĩ An, còn được gọi là "3/165A," tấn công khu vực Hàng Xanh.

Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức, còn được gọi là "4/165A," tấn công khu xa lộ Saigon.

Tiểu Đoàn 6 Bình Tân, còn được gọi là "6/165A," tấn công vùng Phú Thọ - Bà Hạt.

Tiểu Đoàn 508 Long An tấn công vùng Bình Tây.

Biệt-Động Đội F100 tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm đài phát thanh, cổng số 5 ở Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, và Tòa Đại sứ Phi Luật Tân.

Diễn tiến:   

6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết (30/1/1968), TÐ1ND được lệnh tăng phái khẩn cấp cho Biệt Khu Thủ Ðô một Ðại Ðội để giữ an ninh. ÐÐ15ND do Ðại Úy La Trịnh Tường chỉ huy được chỉ định thi hành và đặt dưới quyền điều động của cục An Ninh Quân Ðội.

Ðại Ðội 15 ND chia đơn vị ra thành 3 toán, một Trung Ðội trấn giữ tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hồng Thập Tự, một Trung Ðội giữ an ninh vòng đai cục An Ninh Quân Ðội ở đường Mạc Ðỉnh Chi và một Trung Ðội trấn giữ trên lầu đài Phát Thanh Sài Gòn làm thành phần trừ bị cho một đơn vị Ðại Ðội Cảnh Sát Dả chiến và chỉ đặt một chốt chặn có 4 binh sỉ trên đường Phan Ðình Phùng phía trái đài phát thanh. Ðến nữa đêm, tình hình vẫn yên tỉnh.

Trong khi đó TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẳng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưởng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẳn sàng với trang bị đầy đũ lúc nửa đêm đã có mặt tại bải bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ.

Ðến 1.00 giờ sáng, (ngày 31/1/1968) VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Ðộc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. VC dự tính bắn sập vọng gác nầy để vượt rào cản vào bên trong đặt chất nổ, toán Cảnh Sát Chi Tao Ðàn liền nhào tới bắn trả đẩy chúng vào một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân và tiêu diệt.

Sau đó lệnh báo động được ban hành, cấm tất cả mọi xe cộ kể cả xe tuần tiểu xuất nhập vào các công thự quốc gia kể cả đài phát thanh. Ðúng 2.55 giờ, một xe Quân cảnh Mỹ và một xe Simca dân sự  đến dừng lại trước cổng đài phát thành và bất thần tấn công toán gát cổng. 3 Binh sỉ Nhảy Dù tử thương ngay tức khắc. Lực lượng Nhảy Dù phản ứng nhanh chóng, điều động toán ứng trực trên nóc đài phát thanh và Trung Ðội tại cục ANQÐ phản công quyết liệt ( Toán CSDC canh gát đã lặn mất ). Sau 2 giờ quần thảo, Trung Ðội Nhảy Dù đã tiêu diệt 14 tên VC dự định đột nhập đài phát thanh để phát đi lời kêu gọi dân chúng hưởng ứng nổi dậy.

Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 Việt Cộng xung phong vào Phi đạo Tân Sơn Nhất, tiền đồn OF 50-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Việt Cộng bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua bãi mìn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, Việt Cộng bắt đầu dàn hàng ngang và di chuyển qua một bãi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Việt Cộng nhìn thấy rõ ràng một bãi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.

Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 của lực lượng phòng thủ  xuất hiện bắn cản đường. Hai Đại Đội / TĐ8ND ( chờ lên phi cơ để không vận ra Đà Nẳng ) được lệnh tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này.

Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị Nhảy Dù phản công. Quân Việt Cộng đột nhiên bị dồn vào một vi thế bất lợi. Họ tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đã chiếm được.

Khoảng 8.00 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua  phía đầu phi đạo, bị Việt Cộng bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đã phản công bắn đại bác ngay vào đồn OF 50-51 khiến Việt Cộng phải rời khỏi khu vực phòng thủ và rút vào khu vực hãng dệt Vinatexco, sau đó lực lượng Nhảy Dù đã xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF và bao vây Cộng quân trốn vào hảng dệt. Trong trận này có 162 Việt Cộng bỏ thây. Một xe ủi đất đã được đem đến để đào một hố rộng để chôn họ.

Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Việt Cộng mưu toan đánh úp các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa đã không thành công trong đêm trước. Việt Cộng không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, họ hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư. Dân chúng thấy Việt Cộng đến đâu, đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.

Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong vì Việt Cộng núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội.

Cánh thứ hai với hai đại đội còn lại bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hãng dệt Vinatexco.

Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù từ Vũng Tàu được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng vòng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức đã tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đã chạm súng dữ dội với Việt Cộng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.

Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã cầm chân một đơn vị VC. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hãng dệt Vinatexco, nơi Việt Cộng đã bị TĐ8ND bao vây và dồn chúng vào khu vực nầy, quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Loa phóng thanh cũng kêu gọi toàn bộ lực lượng Việt Cộng trong khu vực này ra đầu hàng. Hãng dệt Vinatexco sau đó đã bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Quyết định oanh tạc được ban ra vì sợ Việt Cộng lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Sáng mồng 3 Tết ( 1/2/1968), tám tiểu đoàn tổng trừ bị đã có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:

-   Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị.

-   Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đi giải tỏa cổng xe lửa số 2 (Gia Định).

-   Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng.

            -   Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Việt Cộng tại trại Cổ Loa.

-   Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ.

-   Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.

-   Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo.

Cánh quân thứ hai của Việt Cộng mãi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Việt Cộng lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội không tiến sâu vào trong được.

Đến 09 giờ 00, 2 ĐĐ/TĐ8 Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Việt Cộng nằm trong các công sự phòng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Võ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Việt Cộng bám giữ khu cổng số 4.

Sáng ngày mồng 3 Tết, Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn Nhảy Dù điều động Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đến phối hợp với TĐ 8 Nhảy Dù đã hiện diện để thanh toán mục tiêu cổng số 4.

Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Việt Cộng phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Võ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng. Việt Cộng bỏ lại chiến địa 10 xác chết.

Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đã hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng võ trang đã phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Việt Cộng trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.

Trong ngày mồng 3 Tết, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

Ngày 5/2/1968 Chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ đô và thanh toán địch.

Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó.

Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đã được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách) và chiến dịch nầy được chấm dứt vào ngày 17/2/1968.

1-   Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và Gò Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.

2-   Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.

3-    Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu C tương đối yên tỉnh. Trách nhiệm tảo thanh Việt Cộng được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dã Chiến phụ trách.Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.

4-   Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng BCH/BĐQ) chỉ huy. Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực Bình Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực Bình Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8. Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D còn có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.

5-    Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách phòng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.

Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đã có sẵn, tất cả các Phòng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.

6-   Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách. Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Hòa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo còn có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở vòng ngoài thủ đô.

Ngày 6/2/1968 tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Việt Cộng. Trận đáng kể nhất đã xảy ra tại Xóm Mới, Gò Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Việt Cộng. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở Trại Phù Đổng, một cây số về phía Đông Bắc trại Cổ Loa. Ở đầu trận đánh, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù đưa TĐ3ND và chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Việt Cộng chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M-41 bị hư hại.

Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, vì vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Việt Cộng vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ Nhảy Dù ngưng nổ súng để đón rước. Việt Cộng lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, họ tháo chạy, nhưng vòng vây quân đội đã xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 Việt Cộng chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.

Vào ngày kế tiếp, Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Việt Cộng bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu.

Tại khu C, Việt Cộng chận bắn Đại Ðội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D nhưng chúng bị tiêu diệt ngay.

Ngày 10 / 2/1968, tại đô thành Saigon - Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.

Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ trước ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 được xác nhận vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian TCK đến ngày 29/2/1968 là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:

18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến

4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần

12,400 chết: gồm các thành phần du kích

5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị

5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác

Như thế, chỉ trong vòng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đã bị tiêu diệt trong các cuộc phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số còn lại của VC tính cho đến ngày 29/2/1968 là: 110,600 cán binh tác chiến , 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần , 62,200 quân du kích (riêng rẻ) , 79,000 cán bộ chính trị

Ngày 11/3/1968 Cuộc hành quân "Quyết Thắng." gồm Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn Tổng trừ bị đã tham dự  tại năm tỉnh quanh thủ đô : Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương và Hậu Nghĩa.

Phía Việt Nam Cộng Hòa,có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát.

Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không thu hoạch như mong muốn vì chủ lực của Việt Cộng đã lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.

Các tin tức tình báo thu lượm được trong cuộc hành quân nầy cho biết phía CS đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào QLVNCH quanh Sàigòn Gia Định

 

Mặt Trận Quảng Trị.

 

Không ảnh thành phố Quảng Trị

 

 Nhân dịp hưu chiến Tết Mậu Thân, Chiến Đoàn I ND do Trung Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy được dừng quân nghỉ ngơi. TĐ2ND và TĐ7ND đóng tại An-Lổ và Quảng Điền phiá Bắc Huế, TÐ5ND được đưa về Đà-Nẳng và TĐ9ND do Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhả làm Tiểu Đoàn Trưởng được đưa ra bố trí xung quanh thị trấn Quảng Trị. ĐĐ92 bảo vệ tuyến Đông Nam thành phố, ĐĐ94 bảo vệ làng Tri Bưu, ĐĐ 93 đóng dọc theo bờ sông Thạch Hản và ĐĐ 91 đóng chung với BCH Tiểu Đoàn tại Cầu Quảng Trị.
 


Ngày 30 Tết Chiến Đoàn Trưởng Lê-Quang Lưởng mật lệnh cho các đơn vị trưởng Nhảy Dù sẳn sàng chiến đấu vì VC sẽ tổng tấn công bất chấp lệnh hưu chiến. Các đơn vị Nhảy Dù chuẩn bị hầm hố cá nhân, sẳn sàng chiến đấu, trong khi các đơn vị Bộ-Binh, Điạ Phương Quân và Nghiả Quân trốn về nhà ăn Tết gần hết.

Ngày 30/1/1968      lúc 4.20 giờ sáng rạng mồng 2 Tết, trong lúc mọi ngươi còn đang say ngủ vì tối qua chè chén dã chiến trong ba ngày xuân nên có phần mệt mỏi, thì CSBV tung 2 Trung Đoàn 812 và Trung Đoàn 814 đồng loạt khai hoả tấn công vào thành phố Quảng Trị tại khắp mọi nơi.

Tiểu đoàn K4/812 chia làm 2 mủi tấn công vào mặt hướng Đông thành phố, muốn tấn chiếm tường thành phía trái và làng Tri Bưu. Từ một tuần trước , CSBV đã cho một đơn vị đặc công, mặc thường phục trà trộn với giáo dân để điều nghiên vị trí, địa thế và sinh hoạt trong khu vực xóm đạo mà mọi người trong giáo xứ không ngờ được. Đến khi Đại Đội 94ND đến đóng quân tại một khu trong giáo xứ, Cộng quân đã chú ý đến các cấp chỉ huy của ĐĐ94 nên khi tiếng súng nổ đầu tiên thì tất cả các Sỉ quan chỉ huy đều bị bất ngờ tấn công trước nên không kịp phản ứng.

Đại Đội 94 ND đóng quân quanh nhà thờ Tri Bưu đã bị công quân tấn công tràn ngập, Đại Uý Thừa ĐĐT, Cố vấn Mỷ, và các Tr/U Lê Phát Lộc, Nguyển Văn Hổ bị hy sinh ngày từ những giờ phút giao tranh đầu tiên. Chuẩn Úy Trần Ngọc Chỉ, một Trung Đội Trưởng điều động các binh sỉ chống trả quyết liệt, nhưng vì địch quân quá đông nên tìm cách hướng dẩn các binh sỉ còn lại rút lui ra ngoài.

Tiểu Đoàn K8/812 tấn công vào mặt Tây Bắc nhằm vào các đơn vị Bộ Binh và Địa Phương Quân & Nghỉa Quân nhằm chiếm lỉnh phần lảnh thổ phía Bắc Quảng Trị.

Tiểu đoàn K6/812 tấn công vào mặt phía Đông Nam dọc Quốc lộ I và đường rầy xe lửa nhằm tấn chiếm khu nhà thờ La Vang. Và Tiểu Đoàn K5/812 làm thành phần trừ bị, ém quân về phía Đông Nam thành phố.

Trong khi đó Trung đoàn 814 VC chuẩn bị tấn công vòng thứ nhì xa luân chiến từ phía Tây Bắc để đánh chiếm hoàn toàn thành phố và ngăn chận viện binh VNCH tái chiếm thị trấn.

Nhưng vì ảnh hưởng thời tiết ẩm ước và không thông thuộc đường sá nên một số đơn vị cộng quân đã không thi hành cùng giờ để mất yếu tố bất ngờ nên bị các đơn vị phòng thủ phản công quyết liệt .

Nhất là gặp các Đại Đội thuộc TĐ9Nhảy Dù đã chống trả dũng mảnh bao dàn ở cả 3 mặt Đông, Nam và phía Bắc. Phía trong Thành Đinh Công Tráng các đơn vị Bộ Binh, Địa Phương Quân và Cảnh Sát  vững tinh thần chống trả nên địch quân không làm gì được.

Khi bình minh ló dạng, lực lượng TĐ9ND tung quân mở rộng vòng đai lục soát các vị trí giao tranh đêm qua bắt sống 10 tù binh, chúng toàn là trẻ con khoàng 16,17 tuổi nói giọng Quảng Bình và mặt mày đỏ gay vì uống thuốc “Hùng Binh” không sợ chết cuả Trung Cộng

8.00 giờ sáng Công quân cố gắng mở thêm mặt trận khác tấn công vào BCH Tiểu-Đoàn 9ND gần cầu sông Thạch Hản và ĐĐ91ND cạnh Quốc Lộ 1. Lực lượng ND phản công quyết liệt, BCH/Tiểu Đoàn điều động ĐĐ92ND trở về đánh bọc hậu phía sau đơn vị VC dọc theo QL1. Khi ĐĐ92ND từ Ngả Ba Long Hưng hướng về BCH Tiểu Đoàn qua khỏi nhà thờ La Vang thì chạm địch. Địch quân đông đảo cấp Tiểu Đoàn đã phục kích trong khu nghỉa địa bên trái QL1 tấn công vào đội hình di chuyển của ĐĐ92ND. Không chút nao núng, các chiến sỉ Nhảy Dù dàn đội hình tác chiến, hô xung phong vang rền tấn công trực diện vào thế trận của địch. Sau nhiều giờ giao tranh, trận chiến rất ác liệt đôi khi phải đánh “xáp lá cà” cộng quân bị thiệt hại nặng và rút lui, bỏ lại trận điạ nhiều xác chết và súng đạn.

Đến chiều ngày mồng 2 Tết tình hình quanh thành phố Quảng Trị hoàn toàn im tiếng súng. Công quân bị thiệt hại nặng nề và đại bại nên đã rút lui. Nhờ vậy thành phố Quảng Trị được yên ổn ăn Tết.

Ngày 1/2/1968 sáng ngày mồng Ba Tết, Thành phố Quảng Trị hoàn toàn yên tỉnh, dân chúng vui mừng tổ chức tuyên dương TĐ9ND đã bảo vệ làng xóm để dân chúng được an cư lạc nghiệp. Sau đó, ngày Mồng 5 Tết, TĐ9ND được trực thăng vận vào giải vây thành phố Huế.

Mặt Trận Huế

Lịch sử cố đô Huế

Tỉnh Thừa Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2, với 10 quận từ phía bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Trị là Phong Điền,Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phía nam thành phố Huế là Hương Thủy, Phú Vang, Vinh Lộc, Phú Lộc, Phú Thứ, phía tây là Quận lỵ Nam Hòa. Tổng cộng có 73 Xã. Tỉnh lỵ là thành phố Huế có diện tích 380km2 với dân số  khoảng 209.043 người. Huế có 3 quận đó là quận Hữu Ngạn, Tả Ngạn và quận Thành Nội. 

Theo từ nguyên, Huế là do Hóa tên nôm của Thuận Hóa đọc trại ra nhưng đến nay vẫn chưa tìm được xuất xứ, Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.

Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc Việt Nam, nên trong hội nghị lần thứ 17 tại Catagenna, Columbia, tháng 12-1993, tổ chức UNESCO của LHQ, đã công nhận Huế là di sản văn hóa của nhân loại cần bảo tồn. 

Huế, bao gồm những công trình kiến trúc lịch sử cung điện và lăng tẩm của các tiên vương nhà Nguyễn. Kinh thành Huế do vua Gia Long cho khởi công xây cất từ năm 1805 mãi tới năm 1838 đời vua Minh Mạng mới xong. Đây là một tòa thành hình vuông, mỗi cạnh 2.223m, bề cao 6,60m, chân thành có hào sâu 4m, phía Đông Nam bên bờ sông Hương nhìn về phía trước là núi Ngự Bình. Ngoại thành hướng bắc có pháo đài Mang Cá, ngoài ra còn có 10 cửa chính với những vọng lầu cao ngất, dùng để ra vàọ Tòa thành được kiến trúc độc đáo, từ kiểu cách của Pháp cho tới nghệ thuật xây cất Á Đông, biểu hiện nét hoành tráng, lộng lẫy nhưng không kém phần thơ mộng trang đài từ vách thành, vọng lầu, cửa ngọ môn.. cho tới đền đài cung các được chạm trổ, điêu khắc hài hòa trong cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu. 


 

Từ năm 1366 Huế đã là thủ phủ của Đàng Trong, tức là hai Châu Ô, Rí do vua Chế Mân của Chiêm Thành, dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, từ đó trở thành đất Thuận Hóa. Sau Tết Mậu Thân 1968, Huế chỉ còn là đống gạch vụn do VC và bọn Việt Gian tàn phá .

Ngoài ra Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như Chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ hè về, núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt.

Cuối năm 1966 không hiểu vì lý do gì, trại Lực Lượng Đặc Biệt Ashau được rút bỏ sau khi bị CS tràn ngập vào ngày 12/3/66, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ. Do đó CS lợi dụng cơ hội này chuyển vận một số lớn bộ đội và vũ khí để lập căn cứ và từ đây tấn công Huế năm 1968 với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt gian nằm vùng.Cũng vì lý do nầy mà Huế bị VC chiếm đóng lâu hơn các thành phố khác trong cuộc TCK tết  Mậu-Thân.

Ngày 29/1/1968      Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh SĐ1 BB, cùng toàn thể quân nhân các cấp dự lể chào cờ đầu năm tại Phú Văn Lâu. Ngay sau đó ông được tin trong đêm giao thừa, VC đã tấn công vào Qui Nhơn, và Nha Trang. Lệnh cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc.

Ngày 30/1/1968      sáng mùng 2 Tết, lúc 2.00 sáng , CS bắt đầu pháo kích hằng trăm quả đạn vào  BTL /SĐ1BB , BCH Tiểu Khu, Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa và Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh ở An Cựu. Sau đó quân CS bắt đầu xâm nhập và tấn công vào Huế bằng bằng hai cánh quân chính:

- Cánh thứ nhất là Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BTL.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Đại Nội.

- Cánh thứ hai là Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía Nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam.

Ngoài ra còn có :

- Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 từ Đồng Xuyên, Mỷ Xá, dọc theo La-Vân Thượng chiếm cửa Đông Ba

- Một cánh khác mang tên Đường 12 từ Phú-Thứ, Đập Đá qua cầu Trường Tiền chiếm cửa Thượng Tứ.

Cũng nên biết Việt Cộng đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965, 1966, xâm nhập hoạt động móc nối dụ dỗ một số học sinh, sinh viên, quá nể nang các thầy giáo của mình mà phản bội lại VNCH. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Đại Nội trong thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực VNCH và sau ngày mùng 6 Tết có thêm sự tham chiến của Hoa Kỳ.

(Phụ trách công tác chính trị tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóạ. Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm Nhạc Kịch Nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa lại còn bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài.. 

Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê Văn Hảo làm chủ tịch, Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê Văn Hảo, tiến sĩ về nhân chủng học tại Đại Học Huế làm chủ tịch liên minh. Hảo trốn lính, năm 1953 qua Pháp du học và tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản của Trần Văn Khê, Nguyễn Khắc Viện, nên vào các năm 1965, 1966 dù đang sống trong cảnh giàu sang, chức trọng nhưng vẫn táng tận lương tâm, theo các tên VC nằm vùng là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm gia nhập MTGPMN rồi ra bưng cuối tháng 12/1967).

Tính ra, ngay từ lúc khởi đầu, nhờ lợi dụng dịp hưu chiến nhiều đơn vị VNCH cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chính, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, các cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây.. lực lượng Cộng quân đã chiếm lỉnh  hầu hết bên trong thành Nội, từ cổng thành cho đến các điểm cao kiên cố, chỉ còn một lỏm nhỏ Trại Mang Cá (BTL/SĐ1BB/Khu11CT), đang bị vây kín, nhờ các toán Tiền Trạm của Nhảy Dù trợ chiến chống giữ. Cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát. 

Trong lúc đó BCH/LĐIND do Trung Tá Lê Quang Lưởng chỉ huy vừa được lịnh thay thế BCH/LĐ2 ND của Trung Tá Đào Văn Hùng vào ngày 27 Tết. TĐ2ND đóng tại Phong Điền (Sịa). TĐ7ND, sau 3 tháng hành quân trong vùng Phá Tam Giang trở ra, đáng lẻ được về Saigon dưỡng quân. nhưng trên đường di chuyển bằng xe ra phi trường Phú Bài, đến ngang cửa Chánh Tây, đã bị Bộ Tư lệnh SĐ1BB/Khu 11 CT, cho Quân Cảnh chận lại, trao công điện mang tay, cho lệnh trở ngược ra Phong Điền, tìm chỗ đóng quân chờ lệnh (29 tết), TĐ9ND ra trấn giữ Quảng Trị và TĐ5ND thay vì được về SG nghỉ ngơi lại phải di chuyển bằng đường bộ ra trấn thủ tại Đà Nẳng.

Sáng sớm ngày mồng 2 Tết (Ngày 30/1/1968), TĐ7ND, TĐ2ND cùng Chi Đoàn 7 Thiết Giáp  được lệnh điều động gấp rút băng đồng gần 20 km từ vùng Phong Điền, phía Bắc sông Cổ Bi, về giải cứu cố đô Huê’.

Tiến dọc theo hai bên QL1 từ Bắc xuống Nam, TĐ2ND di chuyển bộ, lục soát  phía Đông Quốc Lộ 1, TĐ7ND di chuyển phía Tây, giữa  Quốc Lộ 1 và thiết lộ Xuyên Việt.

Xế trưa mồng 2 Tết, vừa qua khỏi thôn Hương Trà về hướng Nam, cách đầu cầu An Hoà khoảng 500m TĐ2ND chạm địch mạnh, giao tranh ác liệt với địch quân. Một Đại Đội Trưởng bị thương nặng, Đại Úy Nguyễn Hữu Nghi (Cố Thiếu Tá Nghi xuất thân Khóa 5 Trường BB Thủ Đức) Tiểu Đoàn Phó bị tử thương. TĐ2ND tạm dừng lại, đễ thanh toán lực lượng cộng sản chận viện tại đâỵ.

Trong khi đó, TĐ7ND được lệnh tiếp tục tiến nhanh về hướng Thành Nội Huê. Khoảng 2 giờ chiều, cánh quân đầu gồm 2 Đại Đội 72 và 73, do Đại Úy Lê Minh Ngọc (Tiểu Đoàn Phó) chỉ huy, bị lọt vào ổ độn thổ phục kích của cộng quân ngay bờ Bắc thôn An Hòạ. Cộng quân đã đào hố ém quân giữa đồng trống vừa gặt xong, đậy rơm lên, ngụy trang  phủ kín, có hỏa lực đại liên từ bờ thôn An Hòa bắn ra yểm trợ. Đại đội 73 do Trung Úy Phạm Như Đà Lạc chỉ huy, bị tổn thất gần hết Trung Đội đi đầụ.Trung Úy Lê Phước Cương tử trận. Đại Đội 73 vẫn bám chặt trận tuyến trên phần đất giữa quốc lộ và thiết lộ. Đại Đội 72  đi trục phía Tây, do Đại Úy Tạ Văn Ngọc chỉ huy, cũng chạm địch nặng tại khu nghĩa trang An Hòạ. Đại Úy Tạ Văn Ngọc bị tử thương tại đâỵ. Cánh quân đầu của TĐ7ND phải tạm dừng lại tại phía Bắc thôn An Hòa để tái tổ chức đội ngũ.

Thiếu Tá Lê Văn Ngọc (Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND), từ phía sau gởi lên 2 chiếc thiết vận xa M.113, tăng cường hỏa lực cho cánh quân của TĐP Lê Minh Ngọc. Đến 5 giờ chiều, Đại Úy Lê Minh Ngọc điều động hai Đại Đội 72 và 73 dàn hàng ngang xung phong tấn chiếm thôn An Hòa, tiến đến chân thành nội, kiểm soát khoảng quốc lộ 1 bên ngoài cửa Chánh Tâỵ.

Trong trận chiến vừa qua, phía Nhảy Dù báo cáo có 131 thương vong trong số đó có 40 bị tử thương , 4 chiếc trong tổng số 12 Thiết Vận Xa bị bắn cháy. Về phía cộng quân có trên 250 bỏ xác tại trận, 5 tù binh và 96 vũ khí đủ loại bị tích thu.

Khi Bộ Chỉ Huy TĐ7ND theo sau, vừa tiến vào An Hòa, thì bị cộng quân từ phía câù Bạch Hổ pháo kích bằng nhiều loạt đạn súng cối 82 lỵ Thiếu Tá TĐT Lê văn Ngọc bị trọng thương. Các Trung Úy Nguyễn Lô, Nguyễn Trọng Nhi bị thương. Lệnh từ BTL/SĐ1BB trong Trại Mang Cá truyền ra, chỉ định Đại Úy Lê Minh Ngọc thay thế Thiếu Tá Lê Văn Ngọc, chỉ huy TĐ7ND, tiếp tục nhiệm vụ giải cứu Thành Nội Huế.

TĐ7ND gói ghém nhanh chóng thương tử binh, và điều động ĐĐ73 do Trung Úy Phạm Như Đà Lạc vượt lên trước, bám chặt theo bờ hào sâu, dọc theo chân Thành Nội tiến về hướng trại Mang Cá (Bộ Tư Lệnh SĐ1 Bộ Binh). Đại Đội 73 cho khinh binh len lỏi theo các hào sâu phá cửa hậu nhà xác, vào được bên trong thành, ngay doanh trại Đại Đội 1 Quân Y / SĐ1BB. Thương bệnh binh và nhân viên Quân Y tại đây bị cộng quân sát hại khá nhiềụ. TĐ7ND tiếp tục tiến về hướng Đông, chiếm các cao ốc vây quanh trại Mang Cá.

Cộng quân đang vây chặt Bộ Tư lệnh SĐ1BB, chỉ còn cách  một sân cờ nhỏ, bị lực lượng Nhảy Dù đánh bọc phía sau lưng nên rối loạn đội hình bỏ chạy tán loạn  làm bia cho các chiến sỉ mủ đỏ tác xạ. Khi tiến chiếm cao ốc sau cùng, Trung Úy Phạm Như Đà Lạc ĐĐT/ĐĐ73 lại bị thương nơi chân phảị.

Sau khi vượt qua được sân cờ trước Trung Tâm Hành Quân SĐ1BB,  TĐ7ND là đơn vị đầu tiên, từ bên ngoài tiến vào, bắt tay được với Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, khuya mồng 2 rạng ngày mồng 3 Tết Mậu Thân .. 

Ngày 31/1/1968, sau khi thanh toán xong lực lượng chận viện của cộng quân tại Hương Trà, sáng mồng 3 tết, TĐ2ND cũng nương theo cửa An Hòa được khai thông nhập thành, được lệnh tiến về hướng Đông, giải tỏa khu Gia Hội, cửa Đông Ba. Phần lớn Thành Nội Huế vẫn còn nằm trong tay cộng quân. Giao tranh khắp nơi khi lực lượng Nhảy Dù tiến vào, hoả lực cuả VC rất mạnh núp trong nhà dân, trong các công sự phòng thủ kiên cố của tòa cổ thành bắn ra, trong khi đó quân ta chiến đấu không có hỏa lực yểm trợ.

Ngày nầy lúc 2.00 giờ sáng, VC cũng pháo kích và tấn công vào pháo đội C3ND tại An Lổ nhưng bị đẩy lui; chỉ một binh sỉ bị thương nhẹ.

Giao thương binh, tử binh lại cho đơn vị Dù tiền trạm, nhận đạn dược và lương khô qua loa, TĐ7ND do Đại Úy Lê Minh Ngọc chỉ huy lại được lệnh  xuất thành Mang Cá, chiếm khu hồ Tịnh Tâm, rồi tiến chiếm khu phi trường Tây Lộc. Pháo binh 105 ly từ Cây số17 (An Lổ) đã vừa mút tầm, vả lại không còn đạn nổ để yểm trợ. TĐ7ND yêu cầu tác xạ đạn khói, làm màn che, để tiến quân qua phi đạo, diệt khẩu đại bác không giật tại đây, đã làm tê liệt mọi di động trong trại Mang cá suốt mấy ngày quạ.

Trời mưa phùn, gió thật lạnh suốt mấy ngày tết. Phi trường nhỏ này được TĐ7ND chiếm lại vào lúc xế chiều ngày mồng 3 Tết Mậu Thân. Một điều đáng chú ý là từ ngày khởi đầu trận chiến, TĐ7ND đụng nặng ở An Hoà, và TĐ2ND đụng nặng ở Hương Trà, người bạn đồng minh của chúng ta vẫn ‘bình chân như vại’ án binh bất động không can thiệp. Năm ngày sau, tức là ngày mồng 6 Tết quân Mỹ mới nhào vộ,  TQLC Mỹ mới bắt đầu tham chiến giải tỏa khu An Cựu (và chạm địch rất nặng tại nơi đây)

Sau khi làm cỏ Trung Đoàn Sông Lô của Cộng quân tới trưa ngày mồng 3 Tết, 2 TĐ2 & 7ND  mới giải tỏa được từ  cửa An Hòa đến cửa Tây và cửa Bắc Thành Nội Huế. Sau khi bàn giao phi trường Tây Lộc lại cho một đơn vị của SĐ1BB giữ phi trường.. Đại Úy Lê Minh Ngọc điều quân trở về Hồ Tịnh Tâm, giao thương binh, lấy đạn dược, và được lệnh trực chỉ tái chiếm Trường Nữ Trung Học Thành Nội, làm bàn đạp để xuất phát tái chiếm khu cao ốc thành Đại Nội (Hoàng Cung cũ). Trong ngày mồng 4 Tết, TĐ7ND đã tái chiếm xong khu vực Trường Nữ Trung Học Thành Nội.

Trại Mang Cá không có đủ đạn M.16 và M.79, nên những ngày sau đó, Các đơn vị Nhảy Dù đã xử dụng luôn cả các vũ khí tịch thu được của địch như tiểu liên AK-47, súng phóng lựu B-40, và luôn cả lương khô (bánh in Trung cộng) trong túi đeo lưng trên xác cộng quân ... Vì đã có 1 Đại Đội Trưởng tử thương và 2 Đại đội trưởng khác bị thương, nên đơn vị thiếu cán bộ chỉ huy, Đại Úy Lê Minh Ngọc chỉ định Trung Úy Vũ Đình Nguyên, y sĩ trưởng TĐ7ND kiêm nhiệm Đại Đội Trưởng Đại Đội 70 (Đại đội súng nặng).


 

Đêm Mồng 4 Tết, Trung đoàn 9 Cù Chính Lan, một đơn vị chính quy của CSBV vừa từ Bắc xâm nhập vào Nam, từ hướng cầu Bạch Hổ tăng cường xâm nhập vào thành nội, lấn chiếm lại khu phi trường Tây Lộc, vừa được TĐ7ND giải tỏa hôm trước. Buổi trưa, xe chỉ huy cuả Thiết Đoàn 7 KB bị trúng B40 gần Ty Cảnh Sát Huế, Trung Tá Phan Hửu Chí bị tử thương. Tại thành Mang Cá, VC cố gắng tấn công vào nhiều đợt và chiếm lại những nơi đã được Nhảy Dù giải tỏa.

Ngày mồng 5 Tết, 2/2/1968, TĐ9ND sau khi làm chủ tình hình tại Quảng Trị, được trực thăng vận  đến Bệnh Viện Nguyển Tri Phương trong đồn Mang Cá vào sáng ngày mồng 5 tết. Vừa vào đến Thành Nội Huê’. Chiến Đoàn 1 ND cho lệnh TĐ9ND tiến ra tái chiếm lại phi trường thành nội lần nữạ. Từ thành Mang Cá, TĐ9ND xuất phát tái chiếm phi trường Tây Lộc.Lực lượng Nhảy Dù phải phá tường, leo cửa sổ để di chuyển từ nhà nầy sang nhà khác. Các ngả tư, cao ốc, các ngỏ hẻm đều có thượng liên VC chờ sẳn.

Sau khi tái chiếm phi trường Tây Lộc, TĐ9ND bàn giao phi trường nầy lại cho Trung đoàn 3 BB (vừa được trực thăng vận từ An Lỗ vào). Và TĐ9ND được lệnh tiến về phía Gia Hội, trợ chiến cho TĐ2ND giải tỏa khu Gia Hội Đông Ba ..  Tại đây, cộng quân xích chân xạ thủ vào chân súng đại liên, kháng cự khá mạnh ..

Sáng ngày mồng 5 Tết, với 2 thiết vận xa tăng cường, TĐ7ND bắt đầu tấn công vào khu Đại Nội. Một chiếc M113 ủi sập một lổ tường để mở trục tiến quân, đã bị hỏa lực bên trong tập trung bắn cháy ngay tại chỗ. Chiếc còn lại được TĐ7ND xử dụng bắn triệt hạ các tổ quan sát và bắn tỉa của cộng quân, đặt trên các ngọn cây cao dọc bờ thành Đại Nộị.

Tấn công liên tiếp từ nhiều hướng khác nhau, TĐ7ND đã đột nhập được vào khu Đại Nội (Hoàng Cung cũ) sáng mồng 6 tết, và hoàn toàn làm chủ tình hình khu vực này vào buổi chiều cùng ngàỵ  Ngày mồng 7 tết, TĐ7ND được lệnh tiến chiếm khu Phú Vân Lâu (nơi có dàn súng thần công cũ), và ngày mồng 8 tết, kiểm soát được bờ phía Bắc sông Hương, khu vực giữa cầu Bạch Hổ và cầu Tràng Tiền ..

Ngày 3/2/1968 ( mồng 6 Tết) tại cửa Chánh Tây, nhiều VC đội mủ cối, mang AK47,B40 qua lại canh gát trên bờ thành. Nhảy Dù phải chờ tối trời cho khinh binh lén leo lên tường dùng lưởi lê đánh cận chiến với địch chiếm được một góc thành làm đầu cầu rồi cho đơn vị ào-ạt tấn công, khiến địch trở tay không kịp. Sau 2 ngày giao tranh ác liệt, Nhảy Dù đã chiếm lại được cửa thành phiá Tây và giao lại cho SĐ1BB trấn giử. Lực lượng Nhảy Dù tiếp tục sang tái chiếm cửa Đông Ba.

Ngày nầy, phiá hửu ngạn sông Hương, lực lượng Mỷ mới bắt đầu tham chiến gởi TĐ2/5 TQLC, và một chi đoàn chiến xa hành quân giải toả quanh khu vực MACV và chiếm lại tòa nhà đại biểu chính phủ.

Ngày 5/2/1968        tại cửa Đông Ba, VC đặt thượng liên trên cửa thành rất kiên cố, TĐ2Nhảy Dù thử xung phong nhiều lần nhưng vô hiệu. Sau đó BCH Chiến đoàn Dù phải điều động pháo đội C/PBND bắn trực xạ  dập tắc khẩu thượng liên cuả địch, các Binh sỉ ND vừa bắn vừa xung phong thật nhanh, chiếm lại được cửa thành Đông Ba. Xác tên xạ thủ đại liên của địch còn nằm trên súng , chân bị xiềng.

Ngày 7/2/1968        11.30 giờ VC tấn công vào TĐ 4/3 BB tại cửa chánh Tây, và cũng trong ngày nầy VC giật sập cầu Tràng Tiền. Ngày 8/2/1968 TĐ9ND được lệnh tiếp tục vượt qua Hồ Tịnh-Tâm để tái chiếm cửa Thượng Tứ (cửa thành hướng Nam đi thẳng vào Đại Nội ). Trận chiến ác liệt kéo dài cả hai tuần lể , các đơn vị thuộc Chiến Đoàn I Nhảy Dù sau khi đánh tan tác 2 Trung Đoàn Sông Lô và Cù Chính Lan của CSBV  cũng đã bị thiệt hại nhiều.

             Ngày 9/2/1968 phía Nam sông Hương, Lực lượng Hoa Kỳ đẩy lui VC ở các khu vực Khu Đại Học, sân vận động, Phú Cam và Nhà Ga., VC bỏ chạy về Nam Giao.

Tính đến ngày nầy, giao tranh với lực lượng Hoa Kỳ, VC có 934 chết tại chổ, 4 bị bắt, 307 súng các loại bị tịch thu. Hoa kỳ có 31 tử thương, 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ.

Ngày 10/2/1968      người ta bắt đầu thu lượm xác VC. Các lực lượng Điạ Phương Quân, phối hợp với các Khoá sinh TTHL Đống Đa tổ chức hành quân tảo thanh các khu vực đã được giải toả.

Ngày 12/2/1968      Chiến Đoàn A TQLC  bắt đầu được không vận đến Huế để thay thế Chiến Đoàn 1 Dù để triển khai một cuộc hành quân càn quét các tên VC năm vùng còn sót lại.

18.00 giờ một đơn vị TQLC Hoa Kỳ băng qua sông Hương cập bến  Bao Vinh vào cổng sau Thành Nội.

Ngày 13/2/1968      TQLC Hoa Ky tiếp tục đổ bộ vào Thành Nội tăng cường  cho QLVNCH. Trong khi đó Pháo binh và phi cơ oanh kích dử dội vùng Lai Chữ, nơi đặt BCH cuả VC.

Vào ngày 15/5, có lệnh từ BTL/SD1BB/Khu11CT cho toàn bộ Trung Đoàn 3 BB từ An Lổ di chuyển vào Thành Nội thay thế vị trí CĐ1ND, để lực lượng Nhảy Dù được trả về cho Bộ TTM nhận nhiệm vụ mới.. TĐ7ND được lệnh từ Chiến Đoàn 1 ND vượt qua bờ Nam sông Hương.(vì Cầu Tràng Tiền đã bị cộng quân giật sập 1 nhịp) lục soát an ninh khu này, để CĐ1ND chuẩn bị di chuyển bằng xe đến phi trường Phú Bài, trở về hậu cứ ở Saigon.

Tình hình tại bờ nam Sông Hương từ khu Phú Cam ra Phú Bài chưa được an ninh hoàn toàn. TD7ND đã chứng kiến cảnh chiến trường tan hoang nơi đây, với chó gặm xác VC, với xe tăng M.41 và M.48 của Mỹ bị cháy .. quân trang quân dụng vất bừa bải, dân chúng hồi cư “khóc như ri”.. cho hay VC trói dân từng chùm 20 người bằng dây điện thoại, bịt mắt dắt xuống hướng Phú Thứ chôn sống tập thể .. (Cộng sản bắt đi những thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 đem giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn hoặc đập đầu bằng cuốc xẻng, báng súng. Các xác đó đã bị vùi xuống khe)

 Đặc biệt tại khu An Cựu này, TĐ7ND cũng đã giải cứu được Linh Mục Tuyên Úy Nhảy Dù Vũ Ngọc Đáng, đang mặc thường phục lẩn trốn trong dân chúng !

Sau 3 tuần lễ giao tranh đẫm máu dưới thời tiết lạnh lẻo rét mướt để giải tỏa cố đô Huế, CĐ1ND được các đơn vị bạn thay thế. Ngày 21/2/1968, toàn bộ các đơn vị Nhảy Dù lần lượt được không vận về Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới..

Ngày 19/2, Chiến Đoàn A TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BĐQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy. 

Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tết ( 30/1 ) đến 22/2/1968 mới được Biệt Động Quân giải tỏa, bởi vậy giặc cộng và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội một cách man rợ không thể tưởng tượng nổi đối với người đồng chủng chỉ vì đã không theo họ. (Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được các”mồ tập thể”, có nơi tới hàng ngàn xác, hoặc vài ba trăm xác và có những xác bị chôn còn bị xiềng xích. Sau tết Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân  kê khai số người chết và mất tích lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người )

Ngày 25/2/1968 chiến cuộc chấm dứt tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường sá gần như tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẫn, thê lương, từ bàn tay đẫm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên.

SOURCE:

https://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TetMauThan.htm

 

No comments:

Post a Comment