Người Việt Tự Do
September 9, 2021 by Lê Thy
Miền Nam tồn tại được hơn hai mươi năm tự do (1954-1975), sung túc dù đang căng mình đánh nhau với bọn lính xâm lược miền Bắc và tay sai của chúng là bọn cóc cắn du kích trốn chui trốn nhủi trong đầm lầy, chính yếu là nhờ vào tinh thần chiến đấu không chịu thua của những anh hùng thời đại khoác chiến binh VNCH .
Không phải ngoa ngữ khi tuyên xưng những người lính miền Nam là anh hùng . Có thể vài ông tướng trong hàng ngũ họ là những quân nhân gốc khố xanh khố đỏ xuât thân từ hồi Đại Pháp, nhưng đa số là những thanh niên ý thức rất rõ tại sao mình phải khoác quân phục , tại sao mình phải cầm súng . Ho biết họ phải bảo vệ mảnh đất , đồng bào – trong đó có cha mẹ vợ con anh chị em – đang sinh sống . Đó là Tổ Quốc họ , thân nhân máu mủ họ mà nếu họ sơ sẩy , tất cả sẽ bị cai trị bởi những người cùng chung tiếng nói , chung lịch sử dựng nước , nhưng hoàn toàn khác trái tim , chỉ muốn đày đoạ và cướp đoạt tài sản cũng như hành xử với họ như giới chủ nhân đối xử với nô lệ của mình .
Lính miền Nam không phải là lực lượng của những ông thánh nên họ cũng có nhiều khuyết điểm : trường hợp lính ma lính kiểng , có tên mà không có mặt, ở nhà làm ăn, làm giàu . Ho cũng có những cấp chỉ huy mua quan bán chức , ăn hối lộ v.v… nhưng chỉ là một thiểu số .
Miền Nam từ khi có nền Đệ Nhất Cộng Hoà dân lần đầu tiên được hưởng thế nào là quyền tự do của con người . Họ được tự do lựa chọn món ăn tinh thần cho chính mình mà không bị phiền hà gì . Họ đươc đọc những tác phẩm và tác giả – lẽ ra phải thuộc hàng quốc cấm – như Tư Bản Luận của Các Mác bày bán hằng hà trong các nhà sách . Dân miền Nam chẳng ai làm khó dễ họ nếu họ muốn mua một cái máy may , một chiếc xe hơi đời mới , thậm chí cả máy bay nếu có khả năng. Đời sống của họ công bằng và bảo đảm . Họ cũng bày tỏ hoặc viết lên chính kiến của mình mà không sợ bị đem đi thủ tiêu như ở ngoài Bắc
Tuy nhiên Tự Do không phải lúc nào cũng tốt đẹp . Cùng với sự tự do, bọn ma mãnh quỷ quyệt ở Bắc Bộ Phủ tương kế tựu kế gài người đi theo những chuyến tàu di cư đưa tình báo chúng thâm nhập vào miền Nam . Bọn chó đẻ này leo cao trèo sâu vào mọi ngỏ ngách của chính quyền miền Nam để phá hoại . Thời Đệ Nhất Cộng Hoà thì lòi ra Phạm Ngọc Thảo – con cưng của thầy tu TGM Ngô Đình Thục , bào huynh của TTNĐD . Cộng thêm mấy ông khoác áo dòng Chân Tín , Nguyễn Ngọc Lan , hay như cha (nội) Phan Khắc Từ vợ con bề bề , mà tới Đệ Nhị Cộng Hòa mới lộ diện đầy đủ . Bên đầu trọc thì sừng sỏ như Thích Trí Quang góp tay (quay heo) Thích Quảng Đức hay như Tiền Sư Thích nhất Hạnh từng giết ba trăm ngàn dân Bến Tre nhờ vào bom đạn Mỹ . Bên quân đội còn có tin đồn mấy ông lớn bán thuốc tây và gạo thóc bằng công voa có xe cảnh sát hú còi chạy đầu , hoặc tướng của VNCH hoá ra là nội tuyến của VC : Nguyễn Hữu Hạnh .
QLVNCH bị đâm sau lưng tứ phía như thế nhưng Quân Lực ấy đã không bị gục ngã . Trái lại mỗi lần tưởng như chịu hết nổi , ngả quỵ không đứng dậy được , Quân Lực ấy lại dựa vào nhau , trổi dậy và dành chiến thắng bằng chính sức lực anh em mình . May mắn cho Quân Lực này có một dàn sĩ quan trung cấp (từ trung tá trở xuống) được xây dựng bằng thép , bất khả chiến bại .
Một vài người trong số họ nhờ Ơn Trên vẫn còn khoẻ mạnh để kể lại cho con cháu – thực ra là toàn thể dân miền Nam, và nay cộng thêm rất nhiều dân miền Bắc – những chiến công, những sự thực trong chiến tranh mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu thấu hết được .
Thiếu Tá Vương Mộng Long , Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân Biên Phòng, người hùng Pleime . Đọc lời kể chuyện của ông mới thấy tình huynh đệ chi binh – mối dây buộc chặt – người chỉ huy và lính của mình ngoài chiến trận cho tới khi rủ bỏ chiến y vẫn còn trân quý nhau đến chết . Tài điều binh khiển tướng mà sư trưởng một sư đoàn nổi tiếng miền Bắc (320A) không thể đối địch (có cả sư đoàn trong tay vẫn không chiếm nổi căn cứ với trên dưới bốn trăm chiến binh bảo vệ) . Không ngạc nhiên khi lính dưới quyền ông dù gần năm mươi năm buông súng vẫn hãnh diện đã từng được phục vụ dưới trướng Ông Thầy ” Hai Nâu ” . Điều đặc biệt khi kể chuyện ông có trí nhớ tuyệt vời đến từng tên tuổi của chiến sĩ kể cả những binh nhì . Giá như QLVNCH có thật nhiều cấp chỉ huy như ông .
Một Thiếu Tá khác là Thiếu Tá Tô Văn Cấp của TQLC . Ông đã từng phục vụ trong Tiểu Đoàn mà cả đối thủ cũng như đồng minh khi nghe tên đều (thực sự thán phục) là Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên (Crazy Buffalo). Máu của ông đã đổ ra trên quê hương có khi nặng đến nổi suýt bị phục viên làm dân . Gia đình ông cống hiến nhiều cho Tổ Quốc , con cháu lần lượt hy sinh trên chiến địa , thậm chí em bà con (hay em ruột ?) Đại Úy TQLC Tô Thanh Chiêu cũng đã nằm xuống trên chiến trận . Nói sao cho hết hy sinh của người lính và thân nhân còn sống sót ?
Bên Biệt Cách Nhảy Dù 81 , QLVNCH có Đại Úy Lê Đắc Lực , Thiếu Tá Phạm Châu Tài , và vị chỉ huy được toàn thể anh em kính trọng bởi nhân cách và tài điều binh của Đại Tá Phan Văn Huấn (Con cọp nhảy ngược đầu đàn) . Cũng không quên Tr. Sĩ Đỗ Đức Thịnh quân nhân vừa cầm súng vừa cầm viết của binh chủng . Đây là binh chủng mơ ước của hằng hà thanh niên miền Nam trước ngày bỏ quần áo dân sự . Quân nhân BCND 81 nghe tới là lính miền Bắc e dè vì lối đánh thần tốc ngoạn mục ở An Lộc . Họ là những người lính vang danh sử sách qua hai câu thơ đã đi vào lòng dân Việt
“An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân”
(Mỗi một chiến binh BCND là tài sản quý báu của Quốc Gia . Thế mà đã có 82 anh em nằm lại trong một nghĩa trang được xây dựng lên cho riêng họ. 82 anh em đại diện cho 82 ngày đêm đổ máu trên quê hương nghĩa là không ngày nào không có BCND nằm xuống trong suốt cuộc hành quân giải phóng An Lộc)
Mỗi quân nhân còn sống hay đã tử trận đều là anh hùng trong lòng dân Việt , vài tên tuổi nêu trên chỉ là đại diện một tập thể oanh liệt những người con trai , gái trong cuộc chiến bảo vệ quê hương .
Nhảy Dù có Đại Úy Trương Văn Út , biệt danh Út Bạch Lan – cái tên nghe hiền khô mà lại còn mau nước mắt nữa vì đó là tên của Đại Ca Sĩ đào thương cải lương, bà Út Bạch Lan – nhưng đại uý Út Bạch Lan thì hoàn toàn khác . Ông từng là ĐĐT Đại Đội 2 Trinh Sát Dù . Trinh sát đã dữ dằn rồi (sáng đi tối không về) đi đông về ít , đi ba về một , ông lại là đại đội trưởng trinh sát của Nhảy Dù . Có lẽ đó là một trong những lý do ông trốn đi tù vì VC treo gíá ông cao?
Muốn biết tinh thần chiến đấu , kỹ thuật chiến đấu của QLVNCH như thế nào hãy nhìn vào những trận đánh vang danh thế giới :
– Trận Mậu Thân : lính VC đã xử dụng vũ khí trên cơ lính miền Nam . Trong khi QLVNCH chỉ có Garant M1, Carbine M2 , trung liên Bar, đại liên 30 thì đối thủ của họ đã được cấp phát rộng rãi AK47 , AK50 , B40 , B41… .
VC lại chiếm được yếu tố bất ngờ : các thành phố lớn ở VNCH , kể cả Thủ Đô Sài Gòn trống trơn bỏ ngỏ vì lính xả trại 50 phần trăm . Tổng Thống về quê ăn tết . Thế mà chỉ sau thời gian đầu choáng váng , QLVNCH đã tái tổ chức đánh văng VC ra khỏi nơi trú ẩn của chúng . VC tung một trăm ngàn quân đánh lén bỏ xác trên chiến trường gần hết .Nếu lính miền Nam không giỏi chiến đấu , với vũ khí thô sơ thua hẳn đối thủ chắc họ đã phải xếp giáp qui hàng từ đầu .
– Trận An Lộc : một thị trấn nhỏ như lổ mũi trên bản đồ miền Nam bị bao vây với chiến xa và ba bốn sư đoàn (mỗi sư đoàn đủ có trên dưới mười ngàn lính) vây hãm , pháo kích , đánh bộ chiến liên tục . VC áp dụng nhuần nhuyển chiến thuật ” Công Đồn Đả Viện ” rãi chốt dầy dặc trên đường 13 nhằm gây khó khăn cho quân tiếp viện . Nhiều dân , lính chết hơn một lần vì đạn pháo , thây cứ tung lên sập xuống . Chưa có quân sử thế giới ghi nhận cuộc tấn công nào như đã xảy ra ở An Lộc – có lẽ trừ Stalingrad – VC đụng tới lửa khi chọc trúng Tướng Lê Văn Hưng , vị tướng sau này là đề tài nghiên cứu và học hỏi ở các quân trường trên thế giới . Tướng cương quyết tử thủ (ông luôn mang kè kè trái lựu đạn bên người , sẵn sàng cưa đôi với quân thù không để chúng bắt sống) nên lính cũng không chịu đầu hàng . Cuối cùng VC ê càng nhục nhả rút lui để lại An lộc hoang tàn trong vỡ vụn.
– Trận tử thủ Sài Gòn : Thủ Đô VNCH Sài Gòn ngày29/30 tháng Tư , Lính miền Nam bị buộc buông súng . Số lớn quân nhân tuân lịnh , nhưng không phải tất cả . Nhiều địa phương kể cả Nhân Dân Tự Vệ vẫn còn ghìm súng chờ . Tại Bộ Tổng Tham Mưu một ngàn hai trăm (?) Biệt Cách Nhảy Dù ghìm súng chờ đợi lịnh cuối cùng . Đánh tan được đơn vị này VC phải tốn vài sư đoàn thiện chiến và vũ trang hùng hậu . Từng tốp nhỏ Nhảy Dù chờ tăng xâm nhập thổi M72 . Cả chục chiếc bị bắn cháy kiểu này ngay tại cửa ngỏ Thủ Đô . Dưới chân cầu xa lộ hai tăng VC bị bắn cháy hai bên đường . Xa hơn chút nữa về phía Thủ Đức ngay ngỏ quẹo vào trường Bộ Binh một chiếc T54 bị bắn gục . (Tất cả những chiếc tăng nay vẫn còn nhìn thấy được sau ngày 2 tháng 5 /75)
Nhiều chiến binh bắn hết đạn rồi quay quần chia nhau trái lựu đạn vừa rút chốt . Năm danh tướng tự sát , Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị tử hình . Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long đền nợ nước trong bộ Cảnh Phục nghiêm trang . Cả Binh Nhì (Binh Nhì Hồ Đức Tâm) tự sát bằng M16 trước sân cờ .
Một quân đội có quá nhiều Anh Hùng trong hàng ngũ của mình xứng đáng là gương nghiên cứu và học hỏi cho hàng ngũ quân đội trên thế giới . Những tướng tài của họ thì hoặc chọn con đường tự sát (Th. Tướng Nguyễn Khoa Nam , Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ ,Trần Văn Hai) , hoặc bị chết bí ẩn (Đ.Tướng Đỗ Cao Trí , Tr.Tướng Nguyễn Viết Thanh, Th. Tướng Trương Quang Ân , Th. Tướng Nguyễn Văn Hiếu) . Một quân đội bị đâm sau lưng hàng chục mũi trí mạng , bị hậu phương bỏ lơ (ăn chơi , nhảy đầm , nhạc trẻ …) bị bọn thầy chùa bọn mặc áo dòng biểu tình lên án . Một quân đội ra trận với gạo sấy hủ nước mắm vài con cá khô . Một quân đội có khung sườn bằng sắt được chống đỡ bởi những sĩ quan trung cấp yêu nước hơn huy chương lon lá (Th. T Vương Mộng Long , Th. T. Tô Văn Cấp , Đ.Uý Lê Đắc Lực , Đại Uý Út Bạch Lan . Th. T. Châu Văn Tài , Tr. Sĩ Đỗ Đức Thịnh …)
Và Quân Đội đó đã đứng vững trên 20 năm , dù vài lần bị ngã xuống . Người Mỹ tưởng họ sẽ gục ngả từ 27/01/1973 ngày họ ký Hiệp Định Paris với VC nhưng Quân Đội đó vẫn oai hùng chiến đấu đến hơn ba năm sau (1975), khi họ thực sự không còn gì trong tay trước một đối phương ngày càng được tiếp tế dồi dào vũ khí quân dụng.
Quân Đội đó mang tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà dù bọn VC và tay sai mồm loa mép dãi như mấy bà bán cá ở chợ Cầu Muối hay Trần Quốc Toản dựng chuyện nói xấu từ hồi HCM và Võ Văng Giáp , thì tinh thần chiến đấu kiên cường của họ vẫn sống mãi với sử Việt . Hồ và Giáp đã sợ đến đứt mạch máu não chuyển sang từ trần khi vô tình nghe nhắc tới Lính Miền Nam
Không tin thì cứ hỏi đám bộ đội từng có lần chạm trán với Nghĩa Quân VNCH.
nguoiviettudo
https://baovecovang2012.wordpress.com
No comments:
Post a Comment