Friday, January 6, 2023

Chu Tấn - Sứ Mạng Văn Hóa Việt Nam Trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa

 

Nhà văn Chu Tấn (1939 - 2023)

.

* Nhà văn Chu Tấn, tên thật là Trần Như Huỳnh, Cựu Trung tá Không Quân, vừa từ trần, sau tai nạn té ngã, chở vào nhà thương, nhưng đã không thoát khỏi số mệnh!

Ông qua đời lúc 3 giờ, 48 phút sáng, hôm qua, ngày 4 tháng 1 năm 2023, tại San jose. Thọ 85 tuổi


TIỂU SỬ NHÀ VĂN CHU TẤN (1939 - 2023)

Sinh năm 1939 tại Nam Định Bắc Việt

1958 Theo học khóa 7 sĩ quan trừ bị Thủ Đức

1963 Từ binh chủng Pháo binh đổi sang quân chủng Không quân

1968 -1969  Giám đốc tại bộ Thông Tin- Chủ bút Nguyệt san Lý Tưởng  Bộ Tư Lệnh Không Quân

1972 Tốt nghiệp đại học Văn khoa Sài Gòn.

1973 Cấp bậc Trung Tá Không quân- Tham mưn phó Chiến tranh chính trị sư đoàn 4 KQ Cần Thơ.

1975-1984 Tù cộng sản Việt Nam, qua nhiều trại cải tạo từ Nam ra Bắc.

1987 Vượt biên đến định cư tại San Jose Hoa Kỳ

1989 Sáng lập viên Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính trị Việt Nam

1990- 1996  Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (2 nhiệm kỳ)

1995 Sáng lập viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại

1997-2000 Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam Bắc California

 

Tờ Lý Tưởng được hình thành và bắt đầu xuất hiện chính thức vào khoảng tháng 8 năm 1964, do Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tư lệnh Không quân (P.TLC/BTLKQ) phụ trách. Và kể từ đó cho đến khi kết thúc theo ngày 30.4.1975, Lý Tưởng đã như một văn đàn của Không Quân VNCH.

 

SOURCE:

https://hoiquanphidung.com/echo/index.php/vnaf/item/708-ben-du-i-nh-ng-doi-canh-s-t-ng-c-t

 

Tác Phẩm đã xuất bản:

- Tiếng hát trên cánh đồng xanh 1972 (Tuyển tập truyện ngắn)

– Thắp Sáng Quê Qương 1991

- Tuyển Tập Thơ Văn Hội Văn Nghệ Sĩ  Việt Nam Tự Do- Viết chung

  Vận Động Lịch Sử 1991 (Biên Luận Chính Trị -Viết chung)

*

Tác Phẩm sẽ xuất bản:

 

Tuyển Tập Chu Tấn  – Đạo Học -Văn Hóa- Chính Trị.
Sống thuyết Nhân Chủ Việt Nam.
Đạo Sống Việt
Sống Việt Tinh Hoa
Sống Việt Thông Luận.
Sống Việt Đại Toàn.

 

Source:

https://vantholacviet.com/nha-van-chu-tan-ttvtlv-2016/

 

READ MORE:

https://docs.google.com/document/d/1NJIzmTDrWtymEZWAA87avTLjIlQyfhWy/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true


 Giáo Sư Tiến Sĩ Cao Văn Hở phát biểu. 

(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

 

Nhà văn Chu Tấn và sách ra mắt của ông

(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt) 

 

“….Nhà văn Chu Tấn nói: “‘Tấc Lòng Non Nước’ gồm hai tập viết về văn hóa và chính trị. Tập một tôi viết về văn hóa Việt Nam, có bàn về 20 năm định nghĩa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới và Việt Nam, trong đó cũng có viết về sứ mạng và chủ đạo văn hóa Việt Nam. Còn tập hai thì tôi viết về chính trị, và tác phẩm ‘Bão Tuyết’ là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn.”

Khi hỏi về nguyên nhân tác giả viết sách, Chu Tấn kể: “Khi chúng tôi còn là học sinh thì tôi thích nghiên cứu về triết lý, về tôn giáo. Thành ra, khi còn học trung học thì tôi có mua cuốn ‘Lịch Sử Triết Học Đông Phương’ của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục. Từ đó, chúng tôi rất thích thú khi được hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Đông Phương.”

“Trước 1975, tôi có viết một bài gọi là ‘Bàn Về 12 Định Nghĩa Văn Hóa’ đăng ở tập san Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh. Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông có nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách.’”

Tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vẫn còn là sinh viên thì làm sao dám viết sách? Học Giả Nguyễn Hiến Lê lại nói với tôi: “Anh tìm hiểu đến đâu thì anh cứ viết theo ý kiến đó, rồi anh tham khảo thêm những ý kiến của nhiều người khác. Sau đó, anh so sánh những ý kiến đó với ý kiến của anh, thì anh sẽ hoàn thành những cuốn sách của anh.”

Từ lời khuyên của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, nên đến hôm nay, tôi đã được xuất bản nhiều bộ sách do chính tôi biên soạn hoặc cùng soạn chung với nhiều người khác,” Chu Tấn kể thêm….”

SOURCE: 

https://www.nguoi-viet.com/dang-duoc-quan-tam/su-gia-pham-tran-anh-va-nha-van-chu-tan-ra-mat-sach-ve-lich-su-van-hoa-va-chinh-tri/

 

No comments:

Post a Comment