"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân".
(Thơ Cô giáo PHA)
"Anh
Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".
(Thơ Cô giáo PHA)
*
Bài thơ dưới đây của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một Hạ sĩ trẻ của Biệt-đội I. Tháng 1/75 nhảy vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động với mong muốn gửi tặng cô giáo Pha.
Anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được giao lại cho một người bạn đồng cảnh ngộ. Và anh bạn ấy đã học thuộc lòng mang tới vùng đất Tự Do từ lao tù CS.
GỬI
EM... CÔ GÁI BÌNH LONG
Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ
Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi
"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.
"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời
Tác giả: Một Hạ sĩ trẻ của Biệt-đội I
SOURCE: http://batkhuat.net/van-chaoco-emgai-bcd.htm
.
Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không?
Câu trả lời là Có và Không.
Có là vì các chiến sĩ ấy cùng chiến đấu dưới huy hiệu chung của Lực Lượng Đặc Biệt
(Hình con Hổ Nhảy Dù).
Huy hiệu Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù
Không là vì nhiệm vụ mỗi bên khác nhau. Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập năm 1957, với những nhiệm vụ bí mật và đặc biệt như nhảy ra Bắc lấy tin tức, sách động dân chúng, các sắc tộc nổi dậy, viễn thám sang đất Lào, quấy phá vùng biển miền Bắc.
Năm 1961, LLĐB thành lập thêm một số Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù Biệt Lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm. Năm 1964, các Đại Đội BCD được kết hợp thành Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của LLĐB. Năm 1968, Tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Song song với hoạt động của Tiểu Đoàn 91 BCD, LLĐB còn thành lập Trung Tâm Hành Quân Delta.
Tháng 8.1970, LLĐB được giải thể (bởi sau năm 1968, LLĐB không còn phụ trách xâm nhập đất liền và vùng biển miền Bắc nữa), binh chủng chỉ còn tồn tại Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 BCD, hai đơn vị này sáp nhập lại thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, quân số dần dần lên đến 3,000 chiến sĩ và được chia ra làm ba Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật. Mỗi Bộ Chỉ Huy Chiến thuật có 4 Biệt Đội, mỗi Biệt Đội có 200 chiến sĩ.
Biệt Cách Nhảy Dù (Mỹ gọi là Airborne Ranger) có nghĩa là hành quân biệt lập và cách biệt với mọi binh chủng bạn, bởi nhiệm vụ quá đặc biệt và bí mật của binh chủng này. Nhiệm vụ chính yếu là nhảy toán (mỗi toán thông thường là 6 người), thâm nhập vào các mật khu, hậu cứ địch để lấy tin tức, quấy rối, phá hoại căn cứ địch, bắt cóc tù binh, cung cấp tọa độ đánh bom cho Không Quân, khám phá những kho vũ khí, thực phẫm của địch. Khi tình thế cho phép thì các chiến sĩ BCD cũng tổ chức đánh địch ngay trong lòng địch.
Nói chung, Liên Đoàn 81 BCD được hình thành không phải để nhận nhiệm vụ đánh trận địa chiến. Các chiến sĩ BCD được ví von như là những chiếc “chén kiểu” quí giá vô cùng, vì các anh được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt. Sở trường của BCD là đánh đêm. Tuy nhiên, khi tình hình nguy ngập như trong Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lừa 1972, Phước Long 1974, Bộ Tổng Tham Mưu đã sử dụng Liên Đoàn 81 BCD như là một lực lượng Tổng Trừ Bị tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường.
Sau chiến thắng Mùa Hè 1972 ở An Lộc và Quảng Trị, Liên Đoàn 81 BCD được vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị sánh vai với các binh chủng tinh hoa bậc nhất của QLVNCH. Cán binh Hà Nội học thuộc lòng câu kinh nhật tụng sau đây: “Có ba thứ trong Nam là tử thần, đừng gặp là hơn : Nhảy Dù – Biệt Cách Dù và Bom B 52”.
Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces)
là một hay khác nhau.
Câu trả lời
là hoàn toàn khác nhau.
Xin nói về LLĐB trước : Thành lập năm 1957 và nằm dưới quyền điều động của
Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH để thực hiện những công tác đặc biệt và tối mật : nhẩy
ra Bắc lấy tin tức, trà trộn vào dân chúng Việt Nam hay người sắc tộc, thám sát
những hệ thống tiếp vận trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhẩy sang Lào thám sát hệ
thống đường mòn HCM, đổ bộ và quấy phá vùng biển miền Bắc. LLĐB là một binh
chủng nằm trong QLVNCH. Mối tương quan duy nhất của LLĐB với Biệt Kích Mỹ là
cùng đóng chung trong những trại biên phòng dọc theo biên giới Việt – Miên –
Lào.
LLĐB được giải thể tháng 8.1970 vì đã hết nhiệm vụ nhẩy Bắc, nhẩy Lào và đổ bộ
biển.
Biệt Kích Mỹ: Danh từ này rất mơ hồ, dùng để chỉ chung hai lực lượng được
CIA Mỹ mướn và trả lương, hoàn toàn không thuộc về QLVNCH :
a./ Phòng Vệ Dân Sự : CDIG (Civil Defence Irregular Group). Gồm toàn những thanh niên người Thượng của nhiều bộ tộc ở cao nguyên miền Trung, ở vùng biên giới Việt – Miên – Lào, một số khác là người Việt gốc Miên. CDIG có nhiệm vụ đồn trú trong những trại dọc biên giới Việt – Miên – Lào ở những nới CIA nghi ngờ là những điểm từ đó binh đội Bắc Việt xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. CIA nghĩ rằng người Thượng, người Miên là dân tộc miền núi chiến đấu giỏi, thông thuộc rừng núi, là nơi sinh ra và lớn lên của họ. Thông thường mỗi trại quân số lên đến vài trăm người, có sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ chỉ huy, sau này lại có thêm sĩ quan LLĐB Việt Nam đến, nhưng coi bộ quân CDIG không thích mấy và rất miễn cưỡng chịu thi hành lệnh của sĩ quan LLĐB Việt Nam. Các trại biên phòng luôn là mục tiêu tấn công của quân cộng, vì các trại ấy là trở ngại rất khó chịu trên đường xâm nhập hay hoạt động của chúng trong lãnh thổ VNCH.
b/ Biệt Kích Mỹ: Hay còn gọi là Mike Force do danh xưng Mobile Strike Force (Lực Lượng Tấn Công Cơ Động). Lính Biệt Kích Mỹ giống như Phòng Vệ Dân Sự, do CIA mướn và trả lương, với thành phần là người Thượng và Miên. Họ mặc áo rằn ngụy trang(camouflag) rất khác biệt và rất dễ nhận ra so với áo rằn Dù, rằn TQLC, BCD, hay hoa rừng của BĐQ. Lính Mike Force, như danh xưng, là một lực lượng hành quân tích cực hơn CDIG, thông thường là tiếp cứu những trại Phòng Vệ Dân Sự bị cộng quân tấn công. Biệt Kích Mỹ không có nhiệm vụ tiếp cứu các đồn trại của QLVNCH. Nhưng ngược lại, nếu cần thì chính các đơn vị QLVNCh sẽ tiếp cứu các trại CDIG và Biệt Kích Mỹ.
Năm 1970,
LLĐB Mỹ rút về nước, bàn giao CDIG và Mike Force cho QLVNCH, từ đó quân số hai
lực lượng này nằm trong quân số của QLVNCH, do chính quyền VNCH quản trị và trả
lương. Bộ Tổng Tham Mưu đổi tên hai lực lượng này thành Biệt Động Quân Biên
Phòng cấp tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn trấn đóng một trại biên phòng dọc theo biên
giới Việt – Miên – Lào khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Cuối năm 1973, Bộ Tổng Tham
Mưu quyết định bãi bỏ các trại biên phòng, cho sáp nhập BĐQ Biên Phòng vào hợp
chung với Biệt Động Quân bình thường, và đều nằm chung dưới quyền chỉ huy của
Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Có tất cả 54 tiểu đoàn BĐQ vừa biên phòng vừa bình
thường được gom lại thành 45 tiểu đoàn, từ đó thành lập 15 liên đoàn BĐQ phân
phối trên ba Quân Khu I, II và III (Quân Khu IV với các sư đoàn bộ binh và lực
lượng Địa Phương Quân – Nghĩa Quân lớn mạnh, đủ sức đánh dẹp quân cộng, nên
không cần các binh chủng Tổng Trừ Bị và BĐQ nữa).
SOURCE:
No comments:
Post a Comment