Sunday, August 20, 2023

THÔNG BÁO HỘI THẢO: Hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc nội chiến ở Việt Nam

  US Vietnam Review 


THÔNG BÁO HỘI THẢO

Hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc nội chiến ở Việt Nam: Người Mỹ gốc Việt và di sản chiến tranh

Thời gian: ngày 27 – 28 tháng 10 năm 2023

Địa điểm: Đại học Oregon, Eugene, OR 97403 (bang Oregon, Hoa Kỳ)

Do Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ, Đại học Oregon tổ chức với sự hỗ trợ của Viện Hòa bình Hoa Kỳ, Washington, DC

 

Tóm tắt

Để kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc nội chiến ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày tại Đại học Oregon vào cuối tháng 10 tới. Đây là một thời điểm quan trọng và có nhiều ý nghĩa, và hội thảo là một cơ hội để các trí thức trẻ và nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ từ khắp nơi gặp gỡ, ôn lại, trao đổi, và thảo luận về những vấn đề của cộng đồng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những vấn đề chính sẽ được thảo luận là hậu quả và di sản chiến tranh để lại, hoạt động chính trị, kinh tế, và văn hoá để phát triển sức mạnh của cộng đồng, nỗ lực giữ gìn di sản lịch sử cho thế hệ sau, và những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ giữa các thế hệ. Chúng tôi hy vọng hội thảo sẽ giúp tăng thêm sự hiểu biết về những vấn đề chúng ta đang và sẽ đối mặt và tìm ra những cách giải quyết để có một cộng đồng mạnh hơn.

 

Lịch sử

Mặc dù được coi là nhóm di dân trẻ của Hoa Kỳ, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có mặt được gần nửa thế kỷ. Cộng đồng này ra đời kể từ khi kết thúc nội chiến ở Việt Nam với hàng triệu người bỏ nước ra đi để thoát khỏi chế độ cộng sản. Bản thân cộng đồng này là di sản của cuộc chiến đó, và nếu nói rộng hơn, là di sản của cuộc tranh đấu chính trị của những người cộng hoà quốc gia trong suốt thế kỷ 20.

Từ những ngày đầu tiên, công việc xây dựng cộng đồng đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cựu viên chức chính quyền hay quân đội của Việt Nam Cộng Hoà, các lãnh tụ tôn giáo, trí thức, và những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc và hoạt động trước năm 1975. Mặc dù phải lo cuộc sống ở nước định cư, tinh thần quốc gia trong cộng đồng dân tị nạn Việt Nam rất mạnh mẽ và nhiều người vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị từ xa.

Cộng đồng đông đảo lên rất nhiều trong suốt thập niên 1980 với những đợt “thuyền nhân” trốn khỏi Việt Nam, và sau đó vào thập niên 1990, khi hàng trăm ngàn cựu tù nhân “trại cải tạo” và gia đình đến Hoa Kỳ. Ở các thành phố lớn bắt đầu hình thành những khu dân cư có đông người Việt, cùng với những hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị ở từng địa phương cụ thể. Người Việt tự do bắt đầu tham gia vào chính trị Mỹ, đặc biệt là tranh cử ở các cấp chính quyền, trong khi các nhà hoạt động hướng về Việt Nam đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho quê hương. Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, cộng đồng đang đối mặt với một thách thức lớn khi thế hệ đầu tiên có kinh nghiệm trực tiếp tại Việt Nam đang dần qua đi và một thế hệ mới sinh ra ở Mỹ trưởng thành.

 

Di sản và tương lai

Nhiều cá nhân và gia đình người Mỹ gốc Việt vẫn đang phải đối mặt với những tổn thương lâu dài của chiến tranh hay tù đày. Tổn thương không chỉ do phải chống chọi với bệnh tật về thể chất mà còn là tình cảm và tâm lý. Nhiều người trong thế hệ đầu tiên vẫn còn đau buồn và mặc cảm khi nhớ đến quá khứ. Điều này góp phần tạo ra rạn nứt giữa thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất vì thế hệ sau khó hiểu hết trải nghiệm trực tiếp của thế hệ đi trước. Những người con lai, nhiều người đến Mỹ khi còn nhỏ, là một nhóm đặc biệt đối mặt với các vấn đề riêng.

Mối quan hệ với Việt Nam là một vấn đề di sản phức tạp, và ở đây cũng có khoảng cách giữa các thế hệ. Một lý do tiếp tục mối quan hệ là người thân trong gia đình, bạn bè, và đồng đội còn ở Việt Nam, nhiều người trong số họ là cựu quân nhân, thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Một lý do khác là ước muốn đóng góp cho một Việt Nam độc lập, công bằng, thịnh vượng và dân chủ. Nói chung trong cộng đồng ít có sự bất đồng về quan điểm trong hai lý do này. Bất đồng nếu có là cách tiếp cận với chính phủ cộng sản Việt Nam. Nhiều người coi việc liên hệ với chính phủ Việt Nam là cần thiết mặc dù có thể không thích, trong khi nhiều người khác từ chối mọi liên hệ. Thế hệ người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ nói chung ít quan tâm đến Việt Nam hơn.

Tình trạng không được tôn trọng và đối xử công bằng trong xã hội Mỹ là một di sản khác của chiến tranh. Cộng đồng thường bị đổ lỗi cho một cuộc chiến thất bại do những sai lầm chính sách của Hoa Kỳ. Sự hiểu biết sai lạc và thái độ miệt thị đối với cộng đồng vẫn tràn ngập trong sách vở và trên phương tiện truyền thông dòng chính. Đây là nguyên nhân có nhiều hoạt động biện minh và giữ gìn ký ức về Việt Nam Cộng Hoà trong những người thuộc thế hệ đầu tiên. Nhưng thế hệ thứ hai quan tâm đến hiện tại nhiều hơn quá khứ, và họ thường nhạy cảm hơn đối với những vấn đề của xã hội Mỹ đương đại, ví dụ như phân biệt chủng tộc, bất công giàu nghèo, hay ô nhiễm môi trường.

 

Mục tiêu

Mục tiêu của hội thảo là tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo cộng đồng và các học giả thuộc các thế hệ khác nhau tương tác, chia sẻ quan điểm, và học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi cũng muốn ghi lại những cuộc thảo luận để đưa vào một báo cáo hội thảo và dự định sẽ phỏng vấn những người tham gia qua hình thức video nếu họ cho phép.

 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

 

Ngày đầu tiên, thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

 

PHẦN I: Đối mặt với di sản chiến tranh & thời hậu chiến: Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan về di sản chiến tranh & thời hậu chiến và tìm hiểu cách cộng đồng đối phó với di sản đó.

Phiên thảo luận 1 — Đối mặt với những chấn thương:

Di sản chiến tranh trên cơ thể và tâm thức của người Mỹ gốc Việt là gì? Người Mỹ gốc Việt đã đối phó với chấn thương cá nhân và tập thể như thế nào? Yếu tố nào giúp cho khả năng phục hồi của họ? Có chính sách hay cơ quan nào hỗ trợ người Mỹ gốc Việt phục hồi không? Làm sao (tái) xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng để đối phó?

Phiên thảo luận 2 – Giúp đỡ người còn ở lại:

Người Mỹ gốc Việt đã chăm sóc những người bị bỏ lại—đồng đội, gia đình, bạn tù (còn sống hay đã chết), và những đứa trẻ bị bỏ lại—như thế nào? Nỗ lực này có ý nghĩa gì với họ? Họ tìm thấy nguồn lực cho công việc này ở đâu? Họ gặp phải những thách thức và vuọt qua bằng những chiến lược nào? Ở cấp quốc gia, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam có hỗ trợ (hay đàn áp, phớt lờ) những nỗ lực này không? Làm thế nào để có được sự hỗ trợ từ các chính phủ? Những người bị bỏ lại phía sau và vẫn còn ở Việt Nam nghĩ gì (kỳ vọng) về cộng đồng người Việt hải ngoại? Làm thế nào để chúng ta thu hút các thế hệ người Mỹ gốc Việt khác quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và đặc biệt là những người ở lại?

 

PHẦN II: Quan hệ với Việt Nam: Phần này tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong mối quan hệ phức tạp giữa cộng đồng và quê hương.

Phiên thảo luận 3 – Căn cước, lý tưởng & chính trị:

Người Mỹ gốc Việt có quan hệ như thế nào với đất nước, chế độ, và người dân Việt Nam? Căn cước chính trị và lý tưởng ảnh hưởng thế nào đến quan hệ của người Mỹ gốc Việt với Việt Nam và chính quyền Việt Nam hiện tại, và ngược lại? Kinh nghiệm (xã hội, văn hóa và chính trị) của người Mỹ gốc Việt ở Mỹ ảnh hưởng đến quan điểm của họ về Việt Nam và chế độ Việt Nam như thế nào? Có phải quan điểm của chính phủ Việt Nam về người Mỹ gốc Việt đã thay đổi theo thời gian? Tại sao quá khó hòa giải giữa nhiều người Mỹ gốc Việt và chính quyền Việt Nam?

Phiên thảo luận 4 – Hoạt động xuyên quốc gia:

Những công việc văn hóa, giáo dục và xã hội mà người Mỹ gốc Việt đã tham gia liên quan đến Việt Nam và người dân Việt Nam là gì? Mục đích của những công việc này là gì? Những thách thức chung (trong cộng đồng, bên trong Việt Nam, và cả với chính phủ Hoa Kỳ) mà người Mỹ gốc Việt phải đối mặt khi thực hiện những công việc này là gì? Hình thức hợp tác và/hoặc hỗ trợ giữa người trong cộng đồng và người ở Việt Nam là gì? Làm thế nào để thu hút các thế hệ người Mỹ gốc Việt khác tham gia nhiều hơn vào những công việc này? Những nỗ lực này thể hiện quan điểm, thái độ và mối quan hệ của cộng đồng với Việt Nam, chế độ Việt Nam, cũng như người dân Việt Nam như thế nào?

 

Ngày thứ nhì – thứ Bảy, 29 tháng 10, 2023

 

PHẦN III: Quan hệ với dòng chính và xã hội Hoa Kỳ: Phần này đề cập đến những nỗ lực của cộng đồng nhằm ổn định cuộc sống, đạt được sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị, chống lại bất công, đồng thời tạo ra tri thức và lưu giữ ký ức.

Phiên thảo luận 5 – Kinh doanh và chính trị:

Cộng đồng đã đối phó với nghèo khổ, phân biệt chủng tộc và tình trạng không có quyền lực chính trị như thế nào? Họ tìm nguồn lực ở đâu để vươn lên? Họ có chiến lược gì để được lắng nghe và tham gia vào nền kinh tế và chính trị dòng chính? Họ đã gặp phải những chướng ngại nào? Có phải các thế hệ khác nhau và các nhóm người Mỹ gốc Việt khác nhau trải nghiệm, giải thích và giải quyết những thách thức đó một cách khác nhau? Thái độ chung của dòng chính đối với họ và hoạt động kinh doanh cũng như chính trị của họ có thay đổi theo thời gian không? Thay đổi thế nào?

Phiên thảo luận 6 – Hoạt động sáng tạo văn hóa, lưu trữ và bảo tồn:

Người Mỹ gốc Việt ghi nhớ chiến tranh và tưởng niệm người đã mất trong chiến tranh như thế nào? Tại sao việc bảo tồn ký ức và văn hóa lại quan trọng đối với người Mỹ gốc Việt? Họ đã làm gì để cho ký ức được bảo tồn và dễ tiếp cận? Khía cạnh nào của ký ức và văn hóa đang được sáng tạo và bảo tồn, và cho mục đích gì? Những nỗ lực này được hiểu, tiếp nhận hoặc phản đối như thế nào bởi các nhóm người Mỹ gốc Việt khác nhau, bởi công chúng (và chính phủ) Hoa Kỳ, và bởi chính phủ Việt Nam?

 

PHẦN IV: Bên ngoài nước Mỹ và hướng tới tương lai: Phần này thảo luận về các cộng đồng người Việt hải ngoại khác bên ngoài nước Mỹ, và cách thức mà giới học giả và nhà hoạt động có thể làm việc với cộng đồng của họ để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh/hậu chiến trong tương lai.

Phiên thảo luận 7 — Cộng đồng người Việt hải ngoại trên toàn cầu:

Người Mỹ gốc Việt quan hệ như thế nào với các cộng đồng hải ngoại toàn cầu và các cộng đồng tị nạn khác. Mối quan hệ trong cộng đồng hải ngoại được duy trì như thế nào trên toàn cầu? Một số thuộc tính độc đáo của trải nghiệm người Mỹ gốc Việt là gì? Một số khía cạnh chung/chia sẻ (hoặc tương phản) là gì? Có thể học được gì từ việc xem xét (so sánh và đối chiếu) kinh nghiệm của các nhóm cộng đồng người di cư khác nhau trên toàn cầu?

Phiên thảo luận 8 — Tôn giáo như phương tiện hàn gắn và hội nhập cộng đồng:

Người Mỹ gốc Việt sùng đạo như thế nào? Các tôn giáo đóng góp như thế nào vào việc xây dựng cộng đồng, kết nối người Mỹ gốc Việt với nhau, với những người Mỹ khác và với người Việt Nam tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu? Các cơ sở tôn giáo Việt Nam ở Mỹ và các cộng đồng hải ngoại khác khác với cơ sở tôn giáo ở Việt Nam như thế nào? Các tổ chức và nghi lễ tôn giáo Việt Nam thay đổi thế nào khi họ thích nghi với quê hương mới? Làm thế nào để các cơ sở tôn giáo của người Mỹ gốc Việt thu hút những người Mỹ gốc Việt trẻ hơn, sinh ra ở Mỹ?

Phiên thảo luận 9 — Mối quan tâm & khát vọng của thanh niên:

Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai mong muốn, trăn trở và quan tâm điều gì? Họ có những khó khăn thách thức gì mà thế hệ thứ nhất không biết hay khó hiểu? Căn cước người Mỹ gốc Việt của họ mạnh đến mức nào? Họ nghĩ gì về thế hệ trước và đời sống chính trị của cộng đồng? Điều gì có thể làm giảm bớt xung đột giữa các thế hệ?

PLEASE CLICK “READ MORE” TO READ ENGLISH PART

ENGLISH

CONFERENCE ANNOUNCEMENT

 

Toward the 50th Anniversary of the End of War: Vietnamese Americans Contending with War and Postwar Legacies

Time: October 27-28, 2023

Location: University of Oregon, Eugene, OR

Organizer: The US-Vietnam Research Center, University of Oregon with support from the US Institute of Peace, Washington, DC

 

Summary

The US-Vietnam Research Center plans to organize a two-day conference at the University of Oregon as part of our activities to commemorate the 50th anniversary of the end of the civil war in Vietnam. This important occasion provides us with an opportunity for Vietnamese American scholars, activists, and community members young and old across the country to gather to share their thoughts, experiences, and concerns about the past, the present, and the future. The main topics for discussion include war and postwar legacies; political, economic, social and cultural efforts to develop the community and to preserve memory for the next generation; and inter-generational differences. We hope the discussion will help us understand better the critical issues currently facing this community and empower participants to identify effective solutions for them.

History 

The Vietnamese American community has emerged since the end of the Vietnam War with thousands fleeing Vietnam to escape communist rule. This community itself is a legacy of that war and of the republican struggle against communism throughout the twentieth century over the future of Vietnam. The first group of refugees were joined by the “boat people” escaping from Vietnam in the late 1970s and throughout the 1980s, and were further reinforced in the 1990s when a new wave of former “reeducation camp” prisoners reached the US. The community is like Vietnam itself in terms of regional, ethnic, and religious diversity. Fifty years after the war ended, the community is facing a pivotal moment as the first generation with direct experience in Vietnam is gradually passing away and a new American-born generation emerges.

Legacies and the Future

The community is still contending with enduring individual and collective traumas. The traumas were caused not only by struggling with physical ailments—the literal scars of war—but also by the postwar anguish brought on by the loss of their country, triggering memories of re-education camps, the dangerous ocean voyages to escape from Vietnam, and the cultural and social challenges of adjusting to a new country. The first generation continues to battle guilt, grief, and pain, and this has contributed to a rift between the second generation from the first because it is difficult for the former to fully appreciate the latter’s first-hand experience. Within the community, Vietnamese Amerasians, many of whom arrived in the US as children, are a special group confronting their own issues in a racialized America.

The legacy of war has further complicated the community’s ability to build and maintain productive relationships with Vietnam, which first-generation Vietnamese Americans deeply care about. Among the legacies are 1) diasporic care of family, friends, and comrades left behind, many of whom are former South Vietnamese soldiers still suffering from battle injuries and political discrimination; 2) diasporic interest in pursuing their ideological vision for a just, prosperous and democratic Vietnam; and 3) diasporic relations with the Vietnamese government. The diaspora is generally united on the first two aspects but seriously divided over the last, as different individuals and groups hold different attitudes. Some reach out to the Vietnamese government while many others reject any contact. The second generation born in American and generally tend to be less interested in Vietnam.

Another legacy of war is the diaspora’s struggle for respect, legitimacy, and fair treatment as Americans. Postwar, the community was often blamed for a failed war and continues to suffer from unjust stigmatization, criticism, and the systemic racism similarly faced by other nonwhite communities in the US. The community has confronted such injustices by attempting to legitimate the cause of their past nationalist struggle and its achievements despite its failure in the war. They also have made great efforts and strides to tell their stories to American audiences and subsequent generations of Vietnamese Americans. The second generation are understandably concerned less with the past and more with the present, being more sensitive to issues in American society such as racism, social inequity, and environmental injustices.

The most important goal of the conference is to offer an opportunity for community leaders and academics of different generations to interact, share views, and learn from each other. We also aim to produce 1) a conference report that summarizes the roundtable discussions and any recommendations; 2) a series of brief videos for educational and archival purposes that record the discussions during the conference and the interviews with participants about their perspectives on relevant topics.

 

PROGRAM

First day—Oct 27, 2023

Section I: Contending with war & postwar legacies: This section offers an overview of war & postwar legacies and explores how the community has contended with those legacies.

Roundtable 1 — Resilience in the face of enduring traumas: What are the legacies of war on the bodies and minds of Vietnamese Americans? How have Vietnamese Americans coped with personal and collective trauma and in many cases overcome such legacies individually and as a community? What are the sources of their resilience? Is there institutional aid provided to help Vietnamese Americans cope with those legacies? How should we (as a whole) (re)build community resilience to deal with war- and postwar-related consequences? What are some essential questions or issues that have not been addressed (socially, politically, and academically) concerning this topic?

Roundtable 2 — The Imprisoned, the Dead, and the Children Left Behind: Who has the war left behind? How have Vietnamese Americans attended to those left behind? What does this endeavor mean to them? Where have they found the resources for this work? What challenges have they encountered? What strategies have they employed successfully? At the nation-state level, are these efforts being supported (suppressed or ignored) by the U.S. and the Vietnamese governments? How to gain support from these governments? What do those who were left behind and are still in Vietnam think (expect) of the Vietnamese diaspora? How do we engage other generations of Vietnamese Americans to care more about Vietnam and particularly those left behind?

Section II: Relations with Vietnam: This section focuses on economic, social, and political issues in the complicated relationship between the community and their homeland.

Roundtable 3 – Identity, Ideology & Politics: How do Vietnamese Americans relate to Vietnam: the country, its government, and its people? How do political identity and ideology influence Vietnamese Americans’ relations with Vietnam and the current Vietnamese government, and vice versa? How does Vietnamese Americans’ experience in America (its social, cultural, and political) inform and/or shape their view of Vietnam and the Vietnamese government? Has the Vietnamese government’s view of Vietnamese Americans changed over time, especially under the contexts of different administrative regimes and a more globalized and interconnected world? Why is reconciliation so difficult between many Vietnamese Americans and the Vietnamese government?

Roundtable 4 – Transnational Activism, Cultural, Educational, and Social Work: What are some cultural, educational, and social works that Vietnamese Americans have engaged in with respect to Vietnam and the Vietnamese people? What are the purposes of these works? What are the common challenges (within the community, inside Vietnam, and also with the U.S. government) Vietnamese Americans face when conducting these works? What are some forms of collaboration and/or support among those in the community and those within Vietnam? Who are those involved? How to engage other generations of Vietnamese Americans to be more involved in these works? How do these efforts reflect the community’s view, attitude, and relationship with Vietnam, the Vietnamese government, as well as the Vietnamese people?

 

Second Day – October 28, 2023

Section III: Relations with America: This section turns to efforts by the community to gain economic strength, to mobilize for political power in America, to counter hostilities and injustices, and to produce knowledge and preserve memory.

Roundtable 6 — Cultural Production and Archival Preservation: How do Vietnamese Americans remember the war and commemorate the war dead? Why is the preservation of memory and culture important to Vietnamese Americans? How are they working to make this work sustainable and accessible? What aspects of memory and culture are being produced and/or preserved and for what purposes? How are these efforts being interpreted, received, and/or contested by different groups of Vietnamese Americans, by the general American public (and government), and by the Vietnamese government?

Section IV: Beyond America and into the future: This section examines other Vietnamese diasporic communities outside of America, and ways by which academics and activists can work with their communities to resolve war/postwar legacy issues in the future.

Roundtable 7 — Vietnamese Diaspora across the Globe: How do Vietnamese Americans relate to others in the global diaspora and other refugee communities, and how are ties within the diaspora maintained across the globe? What are some unique attributes of the Vietnamese Americans experience? What are some common/shared (or contrasting) aspects? What can be learned from examining (comparing and contrasting) the experiences of different diaspora groups across the globe?

Roundtable 9 — Community Youth Concerns & Aspirations: What do second-generation Vietnamese Americans aspire to and what are they concerned about? How strong is their identity as Vietnamese Americans? How do they view the previous generation and its politics? How can relationship across generations be strengthened? What can alleviate inter-generational conflicts?

SOURCE:

https://usvietnam.uoregon.edu

 .

No comments:

Post a Comment