Friday, April 19, 2024

Lê Xuân Mỹ - Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo" (4 Phần)

 Kỳ 1

https://docs.google.com/document/d/1g03VTGREmpI3tzkDmb9urx9npgWHgfJ8B1MEWX2rNkY/edit?usp=sharing

 

 

LGT: Một thân hữu gửi tới Tiếng Dân bài viết của tác giả Lê Xuân Mỹ, đã được phổ biến trước đây nhưng hiện vẫn còn mang tính thời sự. Do bài viết dài hơn 15.000 từ, chúng tôi xin được chia làm nhiều kỳ, để giới thiệu quý bạn đọc Tiếng Dân. Sau đây là nội dung:

Những ngày cuối tháng Tư 1975, Sài Gòn đắm chìm trong cơn hỗn loạn. Tin tức về một cuộc chiến kết thúc bi thảm được truyền đi, kéo theo một dòng người tìm mọi cách vượt thoát khỏi quê hương. Không nhận được tin người đến đưa toàn bộ gia đình ra đi như đã hứa, tôi cùng ba và gia đình người em gái trên chiếc xe Jeep hối hả đi về Bến Bạch Đằng nơi con tàu Việt Nam Thương Tín đang ngập tràn những dòng người từ khắp nơi đổ về… Hai vợ chồng em gái lên tàu trước. Tôi và ba chần chờ sửa soạn lên sau.

Trong cái dòng người hoảng loạn, trong cái âm thanh cuồng nộ những ngày cuối cùng của tháng Tư, hai cha con vẫn còn nhìn về hướng Lăng Ông Bà Chiểu, nơi nhà tôi ở đó. Vẫn còn hy vọng mẹ và các em đến kịp để cùng đi. Phép lạ đã không xảy ra. Tàu sắp nhổ neo, mẹ và các em tôi vẫn biệt tăm.

Ba bảo, thôi con lên trước đi, ba đợi thêm một tí nữa, mình gặp nhau trên tàu. Trong mắt ba vẫn còn ánh lên một tia hy vọng. Nhưng tôi biết là đã hết. Thời gian không còn kịp nữa. Ba hối thúc tôi lên tàu, riêng ba không đành bỏ vợ và 8 đứa con con nhỏ dại, quyết định quay lại.

Với tôi, ra đi hay ở phải là một quyết định trong chớp mắt. Nhưng sao đành bỏ lại ba một mình với khuôn mặt và cặp mắt thất thần như vậy. Tôi lắc đầu. Thế là tôi và ba quay ngược lại dòng người vẫn cuống cuồng chạy về phía bờ sông, dù con tàu đã từ từ rời bến. Cùng với hàng triệu người miền Nam Việt Nam, tôi và gia đình bắt đầu sống những tháng ngày đen tối nhất.

 .

Lê Xuân Mỹ - Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo”

Kỳ 2

https://docs.google.com/document/d/1ZY9M56T2URfy3vbOQvF_nWo1aNScs1e7RIcl8Me2HQE/edit

Từ khi lập gia đình, tuy có thêm đồng lương của vợ tôi, nhưng vẫn không thể nào đủ cho một gia đình 11 miệng ăn. Bán chợ chạy của mẹ thì vất vả mà thu nhập quá kém cỏi. Hai đứa bắt đầu làm thêm đủ thứ ngành nghề.

Khởi đầu là nuôi heo. Nhờ giấy giới thiệu của cơ quan, mỗi tháng vợ tôi được mua một cặp heo con với giá rẻ. Chiếc cầu tiêu duy nhất tuy nhỏ cũng được ngăn ra dành chỗ để nuôi 2 con heo mọi mới đẻ. Mỗi ngày đi tiêu đi tiểu trong tiếng kêu ủn ỉn của chúng, mới đầu rất khó chịu, nhưng rồi nghe riết cũng quen, cũng ghiền. Nuôi 1-2 tháng, đem ra chợ bán. Lại lên trại mua 2 con khác nuôi tiếp.

Chỉ nuôi heo không cũng chưa ăn thua. Bắt đầu nuôi thêm gà công nghiệp. Cũng xin giấy giới thiệu lên trại gà mua vài chục gà con, nuôi vài tháng hơi lớn lớn rồi đem bán. Được vài tháng suông sẻ, gặp mùa toi dịch, gà heo chết hàng loạt, cụt vốn, hai vợ chồng nhảy qua làm bánh đậu xanh, khô, ướt. Mẹ ngâm, đãi đậu, tôi cắt giấy, vợ tôi gói. Mỗi chiều đi làm về, hai vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi giao bánh cho mấy tiệm ăn quanh xóm. Không phải bán đứt, ký gửi thì đúng hơn. Giao bánh, vài ngày sau quay lại. Bán hết thì lấy tiền, giao bánh mới. Gặp lúc bán không hết, bị mốc, đem về không biết làm gì cho hết, trộn vô cám cho heo gà ăn.

.

Lê Xuân Mỹ - Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo”

Kỳ 3

https://docs.google.com/document/d/1PIblRb9lJtx10NFWY8ofx4MuN4YyZK-pdPvcSMJJSOo/edit?usp=sharing

 https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/04/2-9-214x300.jpg

Ảnh người cha của tác giả, ông Lê Xuân Điềm, từng là Thiếu tá Cảnh sát, thuộc Bộ tư lệnh Cảnh Sát Sài Gòn. Đã bỏ mạng tại trại cải tạo K2, Tân Lập, Vĩnh Phú ngày 10-2-1979, hưởng dượng 54 tuổi. Nguồn: Lê Xuân Mỹ

Tiếp tôi trong căn nhà khách K2 là một công an mặt áo vàng, gương mặt gầy nhọn, non choẹt và giọng nói rặt Bắc Nghệ An. Tôi đưa giấy tờ chứng nhận là “cán bộ giáo viên trong Nam ra công tác Hà Nội, tranh thủ thăm cha đang học tập cải tạo” ngoài này.

Sau khi xem giấy tờ, tên cán bộ hỏi, tại sao tôi biết nơi này. Không lẽ nói do tự tìm kiếm, tôi nói do chú là trung tá chính ủy chỉ đường. Thái độ có vẻ nhã nhặn hơn nhưng gã ta cho biết là tôi không thể thăm ba tôi lần này được với lý do: “Ông nhà đang trong thời kỳ bị kỷ luật do vi phạm nội quy của trại, đang bị biệt giam”.

Lê Xuân Mỹ - Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” 

Kỳ 4 & Hết

https://docs.google.com/document/d/1x4GIa8iU_an0UF6m0_NB8Bcc7rX5-GBabFdeGlmXiUQ/edit

 

Để xoa dịu mẹ con chúng tôi, lần đầu tiên K2 có tổ chức một đám ma tù nhân tương đối đàng hoàng. Có rất nhiều tù nhân chết ở đây. Toàn bộ được bó vào các manh chiếu mây tre rách rưới và được vùi sơ sài trong các khuôn đất trống bên trong trại. Ba có lẽ là người đầu tiên đưọc ưu tiên có hòm làm bằng gỗ ván thông mỏng dính. Chôn theo với ba là mấy bộ đồ rách bươm. Cũng có 4 người tù khiêng quan tài. Phía trước và phía sau có 4 công an đi cùng. Cũng có ly hương là cái chén ăn cơm cũ kỹ. 

Tôi cầm bài vị là một bức ảnh căn cước nhỏ xíu của ba còn sót lại trong trại. Mẹ đi sau quan tài. Đoàn đưa tang gồm 10 người lặng lẽ đi về phía 1 đồi trọc xa xa, phía ngoài hàng rào trại K2. Trên đường đi, tôi để ý thấy có những gò đất với rất nhiều ngôi mộ vô danh. Nơi chôn ba là một ngọn đồi, chỉ có một cây đa thật to. Những người tù đào vội 1 lớp đất không sâu lắm, hòm được đặt xuống và lấp lại. Thế là xong!

Ba tôi, một sĩ quan cảnh sát miền Nam Việt Nam Cộng Hòa “thua cuộc”, cuối đời nằm ở đây, một vùng đất gần tận cùng biên giới Việt-Trung. Một mình, lạnh lẽo. Mẹ không còn nước mắt để khóc. Suốt buổi nhìn trừng trừng. Một khuôn mặt tưởng như vô hồn, nhưng tràn đầy oán hận. Một nỗi hận đến vô cùng. Tôi cắn chặt môi đến tươm máu. Thôi ba ơi, hãy yên nghỉ tạm nơi đây, con sẽ quay trở lại một ngày không xa.

Trước khi trở về, tôi cẩn thận ghi dấu vị trí ngôi mộ với một chữ thập ghép bằng hai nhánh tre và khắc tên ba trên gốc cây to trước mộ.

 

THE END 

 

 

No comments:

Post a Comment