Bài 1
Việt Nam Cộng Hòa – một công cuộc kiến quốc
https://docs.google.com/
“Sáng sớm ngày 2 Tháng Mười Một 1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu hoảng hốt nhảy xuống khỏi chiếc xe jeep, chạy vội về phía một chiếc thiết vận xa đậu bên ngoài đại bản doanh quân đội Nam Việt Nam trong phi trường Tân Sơn Nhất. Trong mười tám tiếng đồng hồ vừa qua, ông chỉ huy các lực lượng quân đội bên trong thành phố Sài Gòn lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bên trong chiếc xe bọc thép là thi thể bầm dập của ông Diệm và em trai tổng thống, ông Ngô Đình Nhu.
Ông Thiệu chỉ tham gia cuộc đảo chánh sau khi ông được bảo đảm rằng Tổng thống Diệm và gia đình sẽ không bị hãm hại. Giờ đây, ông cần kiểm chứng lại cái tin tức gây sốc, cần xác nhận cho chính ông rằng lời cam kết mà người ta đã hứa với ông và đồng đội cùng đảo chính với ông đã thật sự bị phá vỡ.
Đại tá Thiệu lệnh cho người lái xe mở cửa sau của chiếc thiết vận xa. Nhiều năm về sau, ông nhớ lại, khi nhìn thấy thi thể của hai anh em giữa vũng máu, ông đã suýt nôn mửa. Ông đưa tay chào họ, tháo chiếc mũ sắt ông đang đội và cúi đầu thật thấp về phía hai người đang nằm. Khoảnh khắc khủng khiếp đó, dù chỉ là một giọt nước nhỏ trong dòng sông rộng lớn của lịch sử Việt Nam hiện đại, đánh dấu một sự chuyển giao tượng trưng từ nền Đệ Nhất Cộng Hòa của ông Diệm sang nền Đệ Nhị Cộng Hòa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bốn năm sau đó. Vào phút giây đau đớn đó, lịch sử chính trị của miền Nam Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi.”
Trên đây là đoạn mở đầu cuốn sách “Rút gươm nơi xứ xa” (Drawn Swords in a Distant Land) của nhà sử học George J. Veith do Encounter Books xuất bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ năm 2021. Ông Veith cũng là tác giả của một cuốn sách nổi tiếng khác về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa: “Tháng Tư Đen: Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, 1973-75” (Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75).
Cuốn “Rút gươm…” mô tả một thời kỳ lịch sử dài hơn, bao quát cuộc chiến trường kỳ trong đó những người Việt Nam Không Cộng Sản, mà ông gọi là “người quốc gia” phấn đấu để xây dựng một quốc gia có chủ quyền gọi là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), còn gọi là Nam Việt Nam.
Cuộc phấn đấu đó, theo tác giả, có thể chia thành bốn giai đoạn: Quốc gia Việt Nam của cựu hoàng Bảo Đại; Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng thống Diệm; bốn năm đứt quãng sau đó và cuối cùng là Đệ Nhị Cộng Hòa của Tổng thống Thiệu. Giai đoạn Quốc gia Việt Nam và Đệ Nhất Cộng Hòa đã được các nhà sử học, nhà nghiên cứu dày công xem xét và trình bày chi tiết nên tác giả chỉ tập trung vào hai giai đoạn sau, kể từ vụ đảo chánh ông Diệm và nền Đệ Nhị Cộng Hòa ngắn ngủi sau đó, vốn chưa được nghiên cứu nhiều. SGN sẽ lần lượt giới thiệu những nội dung chính của cuốn sách xoay quanh những sự kiện của hai giai đoạn này để bạn đọc tham khảo về một giai đoạn lịch sử nhiều biến cố thương đau.
“Cuốn sách này xem xét những nỗ lực đau đớn và thất bại của Nam Việt Nam trong công cuộc xây dựng một nhà nước độc lập. Nhà nước đó tập trung vào cuộc chiến đấu để bảo đảm an ninh vùng nông thôn, vượt qua những mưu đồ và trắc trở của tiến trình chính trị, những cố gắng định hình sự thống nhất quốc gia và cuộc tiến hóa của các mối quan hệ phức tạp về xã hội, sắc tộc, tôn giáo ở Nam Việt Nam.” Giáo sư Veith gọi đây là “Những giấc mơ tan vỡ của Nam Việt Nam” như nhan đề phụ của cuốn sách.
Ngay từ thời chiến tranh, dư luận trong giới nghiên cứu và chính trị đã quan niệm một cách đơn giản rằng Hà Nội mặc nhiên đại diện cho chủ nghĩa dân tộc của người Việt “chống đế quốc Mỹ”, là chính nghĩa và Sài Gòn, là bù nhìn, không có tính chính danh nên tất yếu phải sụp đổ. Đây là một biến tướng của luận điệu tuyên truyền của cộng sản Bắc Việt, nhằm che giấu bản chất xâm lược miền Nam. Sự kiện tháng Tư 1975 góp phần chứng minh cho quan niệm đơn giản mà độc hại đó.
Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Theo Veith, Nam Việt Nam có câu chuyện riêng của mình, mà người ở nước ngoài thường không để ý tới. Một người bạn Việt Nam nói với tác giả: “Chúng tôi có nhiều giấc mơ: Giấc mơ tự do; giấc mơ độc lập, giấc mơ đưa dân tộc ra khỏi nghèo đói. Người Cộng sản chỉ có một giấc mơ duy nhất: Thắng cuộc chiến tranh với bất cứ giá nào”.
Những giấc mơ của VNCH chính là những phương diện của một tiến trình lập quốc sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Để biến giấc mơ thành sự thực, Tổng thống Thiệu và chính phủ của ông đã có nhiều nỗ lực quan trọng để xây dựng một nhà nước dân chủ hiện đại và xóa bỏ sự nghèo đói kinh niên của người dân – một cố gắng mà họ chưa bao giờ được ghi nhận tương xứng.
Bài 2: Bối cảnh lịch sử của cuộc chia rẽ dân tộc
https://docs.google.com/document/d/12qgMgz0xBw3KZERe6Mu9LnpCFDEhUBmTjm80V9UPMA0/edit?usp=sharing
Khổ nạn của dân tộc Việt Nam khởi đi từ một sự chia rẽ mang tính ý thức hệ, có gốc rễ trong một bối cảnh lịch sử phức tạp giữa thế kỷ 20. Ảnh người dân chạy loạn sau khi xóm làng của họ bị ném bom napalm. Ảnh Bettmann/ Getty Images
Bài 3
https://docs.google.com/
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1924 – 2001) trong phòng làm việc ở Dinh Độc Lập, Saigon, 1968.
Ảnh Dick Swanson/Getty Images.
Như tác giả George J. Veith sẽ chứng minh trong cuốn sách đồ sộ của mình, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là nhân vật chủ chốt trong công cuộc chuyển hóa Nam Việt Nam từ chế độ quân quản sang một nước cộng hòa lập hiến. Ông cũng là người đứng ở trung tâm thời kỳ hỗn loạn của VNCH từ lúc quân đội Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò chiến đấu trực tiếp cho đến khi cuộc chiến kết thúc.
Nhưng ông Thiệu đã phản ứng như thế nào với những thử thách của thời cuộc? Ông Thiệu có gì khác so với Tổng thống Ngô Đình Diệm? Phong cách điều hành của ông là gì? Ông quản lý như thế nào các vấn đề chính sách đối ngoại, chính sách nội trị? Liệu ông có thể tạo ra và điều hành một chiến lược quân sự và kinh tế đủ để đánh bại một kẻ thù tàn bạo? Cho đến nay, phần lớn những câu hỏi này chưa có lời giải đáp.
Bài 4
https://docs.google.com/document/d/1YkmYkguDfRGjDfwsZxW_i7Sha7VZMKI5-55mhPyD5fo/edit
Ngày 26 tháng Mười 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm đọc diễn văn từ chức thủ tướng và trở thành tổng thống đầu tiên của Đệ Nhất Cộng Hòa sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất quốc trưởng Bảo Đại. Ảnh Bettmann / Getty Images
Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết ngày 7 tháng Bảy 1954, Quốc trưởng Bảo Đại đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Trong thời gian đầu cầm quyền, ông Diệm đã bộc lộ tài năng lãnh đạo đầy ấn tượng. Một người Công giáo thuần thành, chống thực dân và chống cộng quyết liệt, ông là người không dễ bị mua chuộc, làm việc cần cù và tận hiến cho đất nước. Suốt thời Đệ Nhất Cộng Hòa, với ý chí mạnh mẽ, lòng can đảm và lối sống khắc khổ được dân chúng cảm mến, ông Diệm đã kết hợp được các mảnh lộn xộn thành một đất nước sinh động.
Nhưng tầm nhìn chính trị và kinh tế của ông cho tương lai miền Nam Việt Nam là một hỗn hợp cổ lỗ các mô hình phát triển mới áp dụng vào các truyền thống văn hóa xưa cũ của Việt Nam. Tiếp xúc với Tây phương mang lại cho ông vẻ bề ngoài dân chủ tự do nhưng bối cảnh và hành vi của ông in đậm tính cách của giáo dục Khổng giáo. Nhà nghiên cứu Edward Miller viết: “Tầm nhìn đó là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm tổng hợp một số ý tưởng hiện đại với những luận thuyết về Thiên Chúa giáo Công giáo, Khổng giáo và căn cước quốc gia Việt Nam.”
Tổng thống Ngô Đình Diệm, mới nhậm chức sau khi phế truất Bảo Đại, đi thăm một đơn vị lính địa phương gần Sài Gòn tháng Mười Một 1955. Ảnh PhotoQuest/Getty Images
Trong khi đó, đối thủ của ông, những người Cộng sản, đề cao thống nhất đất nước và cải cách điền địa. Họ lợi dụng tinh thần bài ngoại của người Việt, tô vẽ các quan chức Nam Việt Nam như là “bù nhìn” của người Mỹ và khai thác nỗi bất mãn chống lại những chính sách và hành động của Sài Gòn.
Để vận động được người dân chống Cộng sản, ông Diệm phải có một thứ triết học chính trị khác hẳn chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng ông không bao giờ chấp nhận các ý tưởng dân chủ, tự do cá nhân và chủ nghĩa tư bản – những thứ mà người Mỹ tin là nền tảng để đánh bại chủ nghĩa Cộng sản. Ông Diệm cho rằng những ý tưởng đó không thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn phát triển đó, đặc biệt là khi Việt Nam phải đương đầu với một kẻ thù tàn bạo.
Thay vì vậy, ông Diệm đề ra chủ nghĩa Nhân vị, nhưng có mấy người Việt hiểu được học thuyết đó. Những người phản đối ông Diệm cáo buộc ông thực thi một chế độ độc tài gia đình trị – thứ sẽ đưa Việt Nam tới thất bại.
Bài 5
https://docs.google.com/document/d/14I1ixWoqQUVrmeC6ZhNbt38xg7ps44dHzs5HCjYZxYA/edit?pli=1
Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 12 tháng Mười Một 1960 – một ngày sau cuộc đảo chính bất thành của một số đơn vị quân đội muốn lật đổ ông. Ảnh Keystone/Getty Images
Sau khi tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa được các thế lực thách thức ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm tập trung chú ý vào hai việc: Xây dựng quốc gia và đập tan những cơ sở cộng sản còn lại ở Nam Việt Nam sau ngày chia đôi đất nước.
Chiến tranh đã bắt đầu như thế.
Cuối năm 1959, các lực lượng của ông Diệm liên tục tảo thanh vùng nông thôn, giết chết hàng ngàn cán binh cộng sản được cài lại. Giai đoạn cuối thập niên 1950 là một trong những thời khó khăn nhất của người Cộng sản và họ quyết định phải đánh trả. Tháng Giêng 1960 các lực lượng Cộng sản ở Nam Việt Nam tái khởi động cuộc đấu tranh vũ trang.
Cuốn sách của giáo sư Veith không đề cập tới nhưng những tài liệu lịch sử khác đều xác định, sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước tháng Bảy 1954, phần lớn quân đội Việt Minh đã tập kết ra miền Bắc nhưng đảng Cộng sản vẫn cài cắm lại miền Nam nhiều chi bộ đảng, nhiều cán bộ chưa bị lộ mặt và chôn giấu vũ khí, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sau này.
Sau khi ông Lê Duẩn, chỉ huy cao nhất của đảng Cộng sản cài lại miền Nam vượt thoát ra Bắc và chiếm quyền lãnh đạo đảng thì Hà Nội đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch tái chiếm miền Nam. Kế hoạch bắt đầu bằng việc thành lập lực lượng 559 – tháng Năm năm 1959 – để mở đường mòn Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn và trên đất Lào để vận chuyển vũ khí và bộ đội vào Nam. Chính sách “diệt Cộng” của Tổng thống Diệm chỉ là một yếu tố thúc đẩy cuộc nổi dậy của cộng sản xảy ra sớm hơn chứ không hẳn là nguyên nhân khiến Cộng sản phải “đánh trả”. Chiến tranh xâm chiếm miền Nam là điều đã được đảng Cộng sản hoạch định trước ở Hà Nội, bất kể chính phủ Diệm làm gì.
Bài 6
Khủng hoảng 1962-1963
https://docs.google.com/document/d/1BdbgPG1V-lq4NqqjGN_FwnsbfoU3vaCFk1-_zkRZLYs/edit
Ông
Ngô Đình Diệm, một người Công giáo ngoan đạo, trong một buổi rước lễ lúc nửa
đêm khoảng năm 1955. Ảnh PhotoQuest/Getty Images.
Vụ đảo chính 1960 thất bại còn gieo mầm cho những rối loạn trong những năm cuối của chế độ Ngô Đình Diệm và đặc biệt là sau khi ông Diệm mất, trong những sự kiện hỗn loạn của năm 1964, 1965.
(CÒN TIẾP)
No comments:
Post a Comment