Bài phân
tích và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau của Long Điền
Trước năm 1975, ai cũng biết Quân lực VNCH đã chiến đấu tự vệ chống lại Cộng
sản Bắc Việt và CS quốc tế xâm lăng. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt này người
lính VNCH đã quên mình vì nước, vì dân. Quân lực VNCH không những chống lại
cuồng vọng xâm lăng của CS Bắc Việt, mà còn anh dũng đánh Trung cộng xâm lăng
Hoàng sa. Lúc đó cố Tổng Tư lệnh QLVNCH Nguyễn Văn Thiệu có nói, “Mình nhất
định không để mất tấc đất nào vào tay ngoại bang. So về tương quan lực lượng dù
chúng ta có yếu hơn, nhưng chúng ta vẫn phải đánh!” Điều đó nói lên rằng QLVNCH
đã quyết tâm giữ nước, lo cho dân. Nơi nào có bóng dáng QLVNCH và cờ vàng ba
sọc đỏ, thì nơi đó dân chúng được sống an ninh, sung túc; hưởng chút tự do. Chỉ
bao nhiêu điều đó thôi cũng đủ tuyên bố được rằng QLVNCH có chính nghĩa. Dù
sống lưu vong, Cựu QN QLVNCH vẫn giương cao ngọn cờ Quốc gia và luôn đứng về
phía chính nghĩa Quốc gia Dân tộc.
I) Giai đoạn trước khi có Quân Đội Quốc Gia Việt Nam,
Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
- Ôn lại giai đoạn lịch sử , kẻ từ khi thực Dân Pháp đô hộ nước ta 1884 đến khi có QĐQG (1949),tiền nhân Việt đã chiến đấu dành Độc Lập và bão vệ Đất Nước ra sao?:
Kể từ khi Thực Dân Pháp đặt ách đô hộ toàn thể đất nước ta (1884), Đó là hiệp ước cuối cùng, vẫn thường được gọi là hiệp ước Giáp Thân (1884), công nhận sự đô hộ của Pháp, chia Việt Nam làm ba phần. Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ nửa thuộc địa còn Trung Kỳ là đất bảo hộ.
Từ đấy nổ bùng cuộc chiến kiên cường của dân Việt Nam để giành lại độc lập.Trước sự xâm lăng trắng trợn và cai trị tàn ác của thực dân Pháp, toàn dân Việt luôn chiến đấu để giành Độc Lập dưới nhiều hình thức khác nhau:
A. Phong trào Cần Vương:
Mâu thuẫn ngoại giao giữa Triều đình Huế và phía Pháp nổ ra khi Toàn quyền De Courcy đòi làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi và đòi phải được cùng đoàn tùy tùng đi qua cổng chính là cổng chỉ dành riêng cho các vua Nguyễn (7.1885). Triều đình Huế không chấp nhận và cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ, trại lính Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại. Vua Hàm nghi phải xuất bôn. Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Quảng Trị rồi đến Nghệ An và đóng bản doanh tại đấy. Từ bản doanh, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp nơi nổi lên chống Pháp. Thực dân Pháp đưa quân đi càn quét núi rừng Quảng Bình, Nghệ An hòng bắt vua cho được. Đồng thời, tại Huế, thực dân Pháp đưa Đồng Khánh lên làm vua. Đồng Khánh phải thân hành sang Khâm sứ Pháp để làm lễ thụ phong.
Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được sự hưởng ứng mạnh mẽ khắp nơi, nhất là trong giới sĩ phu và ngay cả sau khi vua đã bị bắt đi đày rồi.
1) Ở Trung Kỳ, tiêu biểu cho phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng (1860-1887). Vốn là người thi đậu cử nhân, Mai Xuân Thưởng quy tụ được nhiều nhà nho tên tuổi ở Quảng Ngãi, Bình Định. Họ cùng nhau lập căn cứ ở Bình Định. Nghĩa quân của Mai Xuân Thưởng chống chọi của quân Pháp trong ba năm ròng. Quân Pháp nhiều lần viết thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối. Cuối cùng quân Pháp điều Trần Bá Lộc, một kẻ cộng tác đắc lực với Pháp, từ Nam Kỳ ra đương đầu cùng nghĩa quân khởi nghĩa. Sau nhiều lần giao tranh đều thất bại, Trần Bá Lộc đành dùng lại biện pháp mà quân Pháp đã dùng với Nguyễn Trung Trực: cho bắt mẹ của Mai Xuân Thưởng để buộc ông phải ra hàng. Mai Xuân Thưởng ra nộp mình để cứu mẹ. Ông không chấp nhận việc quy hàng và bị đưa ra hành quyết tại quê nhà (Bình Định).
2) "Một cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương tại Thanh Hóa là của Đinh Công Tráng (?-1887).Đinh Công Tráng nguyên là tùy tướng của Hoàng Tá Viêm. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông cùng các nho sĩ nổi tiếng như Đốc học Phạm Bành, Tiến sĩ Tống Duy Tân... xây dựng căn cứ địa Ba Đình tại Thanh Hóa. Nghĩa quân thường đi đánh phá các đồn bót của quân Pháp. Sau ba năm chiến đấu, căn cứ của nghĩa quân bị quân Pháp phá được. Trên đường rút lên núi, Đinh Công Tráng bị tử thương".
Nhận định về giai đoạn lịch sử nầy hiện vẫn còn trong vòng tranh luận gay gắt ngay trong hàng ngủ Quốc Gia và Cộng sản.Nhưng dù phong trào Cần Vương sau nầy có bị lịch sử phê phán do các chính sách:"Bình tây,sát tả"(tức là giết giặc Tây hay là thực dân Pháp và giết tà đạo tức là giết người theo đạo Thiên Chúa Giáo kể cả Việt nam và ngoại quốc) có phạm nhiều sai lầm làm phân tán,chia rẻ phong trào kháng Pháp ,nhưng hành động của LM Trần Lục dẩn 5000 giáo dân phụ lực với thực dân Pháp tiêu diệt nghỉa quân của Đinh Công Tráng một vị tướng ,tuân hành lệnh kháng Pháp của Vua Hàm Nghi đang còn bôn tẩulà một hành động không thể nào bào chửa được.
3) Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1847-1895) và Cao Thắng (1864-1893) cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Phan Đình Phùng đã n bái yết vua Hàm Nghi sau khi vua xuất bôn và nhận nhiệm vụ lãnh đạo phong trào Cần Vương tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông xây dựng đồn trại, lập xưởng công binh chế tạo vũ khí. Quân Pháp với sự giúp sức đắc lực của Hoàng Cao Khải, nhiều lần dụ ông ra hàng nhưng không được bèn cho quật mồ tổ tiên ông. Cuộc chiến đấu của Phan Đình Phùng kéo dài đến hơn 10 năm. Trong một lần bị bao vây, ông bị bệnh kiết lỵ và chết.
4) Quân Pháp lại phải đối phó với phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ. Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) lập chiến khu ở Bãi Sậy, dùng chiến thuật du kích tấn công tiêu diệt các toán quân tuần tiễu, các đồn bót của Pháp. QUân Pháp bị thiệt hại nhiều trận nặng nề, dồn lực lượng càn quét nhiều lần không được, đành phải đưa Hoàng Cao Khải ra trấn áp và dụ hàng. Lực lượng nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Nguyễn Thiện Thuật giao quyền chỉ huy lại cho em, lên đường sang Trung Quốc tìm Tôn Thất Thuyết để bàn cách phục hưng. Nhưng việc không thành. ông đành nương náu tại đấy.
5) Một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy khác là tại Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy
(1858-1913) chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa này làm tiêu hao lực lượng của quân Pháp,
không để chúng yên ổn áp dụng chính sách cai trị của mình tại Bắc Ninh, Thái
Nguyên. Quân Pháp phải ra sức đàn áp đến năm 1913 mới diệt được.
B) Phong trào kháng Pháp vào đầu thế kỷ 20:
Qua đầu thế kỷ 20, phong trào kháng Pháp của dân tộc Việt Nam không còn mang thuần màu sắc quân sự nữa. Các cuộc đấu tranh chính trị bắt đầu xuất hiện mà điển hình là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu cầm đầu.
Là một nho sĩ nổi tiếng, Phan Bội Châu tập hợp lại các sĩ phu của phong trào Cần Vương sau khi phong trào này thất bại và thành lập một tổ chức mới là phong trào Duy Tân. Phong trào Duy T ân chủ trương đưa người ra nước ngoài mà cụ thể là nước Nhật để học hỏi những tiến bộ của thời đại, chuẩn bị cho lực lượng về sau. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được đưa sang Nhật để móc nối trước với nhà cầm quyền Nhật Bản. Vào năm 1908, 200 thanh niên được gửi sang đấy. Nhưng Nhật không sẵn lòng giúp. Phan Bội Châu và Cường Để phải sang trốn tránh ở Trung Quốc.
Ở trong nước, các sĩ phu chuyển hướng khác. Dưới sự chỉ đạo của Lương Văn Can, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập với mục đích truyền bá các tư tưởng tân tiến, đề xướng phong trào tân học với mục đích đào tạo những thanh niên ưu tú để thực hiện công cuộc đòi lại chủ quyền quốc gia. Dù hoạt động chỉ được một năm, nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đã đánh dấu việc chuyển hướng quan trọng của giới trí thức Việt Nam.
Khác với chủ trương muốn dùng bạo lực để chống Pháp của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (1872-1926) chủ trương cứu nước bằng đường lối cải lương, mở mang dân trí và tranh thủ đòi hỏi ở chính quyền quyền dân sinh dân chủ. Ông bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo vào năm 1908. Do hội Nhân quyền Quốc tế can thiệp, ông được thả ra và bị quản thúc tại Mỹ Tho. Năm 1914, Phan Chu Trinh lại bị bắt vì bị nghi ngờ là đã liên lạc với Cường Để. Năm 1922, ông sang Pháp tiếp tục hoạt động của mình. Sau đó lại về nước và mất năm 1926. Đám tang của ông được các nhà yêu nước tổ chức khắp cả ba kỳ.
- Việt Nam Quốc Dân Đảng: Vào thập niên 1920, thực dân Pháp càng ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu lên cổ người dân Việt từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tới tận xương tủy, nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đầy, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Đông du của cụ Phan bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.
Trước hoàn cảnh cực kỳ đau thương của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, những người trẻ Việt nam không thể cúi đầu khuất phục. Nhà Cách mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương mại Hà Nội, lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt nam yêu nước khác như: Nhượng Tống, Phạm tuấn Tài, Phạm tuấn Lâm, Hồ văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn ngọc Sơn, Lê văn Phúc vân vân... đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa, bí mật thành lập một Đảng đấu tranh cách mạng vào ngày 25.12.1927, lấy tên là VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG để chống Pháp, quyết đánh đuổi thực dân giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cụ Phan bội Châu được cử làm Chủ tịch Danh dự, Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Tổng Bộ tức Đảng Trưởng.
Ngày 09 tháng 02 năm 1929, nhằm chiều 30 Tết Mậu thìn, tên Giám Đốc mộ phu trùm thực dân Pháp tại Hà Nội là Bazin bị các đảng viên VNQDĐ Nguyễn văn Viên, Nguyễn đức Lung, Nguyễn văn Lân ám sát gây chấn động khắp Đông Dương. Mật thám Pháp lại càng gia tăng khủng bố, trả thù tàn bạo.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Cuộc khởi nghĩa YÊN BÁI.
Trước cảnh khổ cực trăm bề của người dân, VNQDĐ quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào
ngày 10.02.1930. Quân cách mạng đã đồng loạt tấn công vào các cứ điểm quân sự
của Pháp: tấn công Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hoá, ném bom trên cầu Long Biên Hà
nội, đánh Đáp Cầu, Phả Lại, tấn công đồn binh Pháp tại Kiến An, đánh Phủ Dực,
Vĩnh Bảo, Thái Bình, xử tử cháu tên đại Việt gian Hoàng cao Khải là Tri Huyện
Vĩnh Bảo Hoàng gia Mô, giết chết nhiều sĩ quan và binh lính địch, chiếm nhiều
căn cứ của thực dân. Do sự phản công mãnh liệt của quân Pháp, quân khởi nghĩa
cuối cùng bị đẩy lui. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt vào ngày 20.2.1930 trong
đó có nhà Cách mạng Nguyễn thái Học. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng cũng
tạo tiếng vang khắp nơi và làm rúng động cả chính quốc Pháp.
Cuộc hành quyết tại Yên
Bái ngày 17.6.1930
Nhằm tiêu diệt mầm mống cách mạng, đồng thời khủng bố tinh thần những người yêu nước khác, thực dân Pháp đã xử chém 13 đảng viên VNQDĐ tại Yên Bái ngày 17.6.1930 trong đó có anh hùng Nguyễn Thái Học. Sau đây là một đoạn tường thuật cuộc xử chém của tác giả Hoàng văn Đào trong tác phẩm Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò: Yên Bái, một vị trí lịch sử lần thứ hai lại chứng kiến các đảng viên VNQDĐ đền nợ nước. Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái,các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.
Danh tánh của 13 Liệt sĩ đã lần lượt
lên máy chém: Bùi tử Toàn, Bùi văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ văn Lạo, Đào văn Nhít,
Nguyễn văn Du, Nguyễn đức Thịnh, Nguyễn văn Tiềm, Đỗ văn Tứ, Bùi văn Cửu,
Nguyễn như Liên, Phó đức Chính và cuối cùng là Nguyễn thái Học. Tãt cả các Liệt
sĩ lên đoạn đầu đài đều hô to: Việt Nam muôn năm. Người Nữ Anh hùng Nguyễn thị
Giang, một đảng viên VNQDĐ tuẫn tiết theo Đảng Trưởng.
Ngoài ra, kể từ ngày khởi nghĩa Yên Bái thất bại, trên 30 đảng viên VNQDĐ đã bị
thực dân Pháp xử chém và hàng ngàn đảng viên khác bị xử án từ chung thân đến
lưu đầy biệt xứ.
C) Các Phong trào kháng chiến từ sau 1930
1-Sô Viết Nghệ Tĩnh (đảng Cộng Sản
Việt Nam ra đời): Thời điểm ra đời c ủa CNCS lúc đó rất ít ng ười biết CNCS là
gì,từ đâu tới,phục vụ cho ai? T ừ sau 1945 cũng rất ít người biết rõ lý lịch
của Hồ Chí Minh đã từng là cán bộ cao cấp của Quốc Tế Cộng Sản. Vì vậy khi ông
ta về nước lập ra mặt trận Việt Minh, rồi tuyên bố Việt Nam Độc Lập, lập chính
phủ Liên Hiệp thì không chỉ thường dân ít học, mà cả các nhà trí thức, các đảng
phải chống Cộng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh... đều
(vui vẻ hay miễn cưỡng) tham gia, còn nhận 70 ghế trong Quốc Hội mà Hồ Chí Minh
tặng, không phải qua bầu cử!Rất nhiều người kể cả trí thức Việt Nam cũng lầm v
ề con người của HCM và đảng CSVN.
2) Phong trào
Thanh Niên Tiền Phong.
Thanh niên tiền phong là một tổ chức chính trị và xã hội ở Việt Nam, hoạt động
chủ yếu ở Nam Kỳ năm 1945. Đây là tổ chức có đoàn thể mạnh nhất và là lực lượng
chính tham gia giành chính quyền ở một số tỉnh thành ở Nam Kỳ Việt Nam. Phong
trào Thanh niên Tiền phong được thành lập dựa trên nòng cốt tổ chức Hướng đạo
Việt Nam và Tổng hội Sinh viên Đông Dương. Phong trào đã nhanh chóng tổ chức
các hoạt động cứu trợ nạn nhân do các cuộc oanh tạc của Đồng Minh và giúp đỡ
đồng bào miền Bắc đang bị nạn đói lúc đó. Do tôn chỉ xã hội rộng rãi, không
phân biệt chính trị tôn giáo nên Thanh niên Tiền phong nhanh chóng trở thành
phong trào mạnh nhất ở Nam Kỳ và lan rộng đến Trung Kỳ. Sau 2 tháng vận động,
ngày 1 tháng 6 năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong chính thức ra mắt. Các
thủ lĩnh phòng trào gồm có Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát,
Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, Luật sư Thái Văn Lung
3) Phong trào Quốc Gia kháng Pháp: Cao Đài, Hoà Hảo, Công Giáo, Phật Giáo.
Cuộc xâm lăng
mới của Pháp này đã gặp sức kháng cự mạnh mẽ của người Việt Nam, nhất là các
đoàn thể võ trang như Việt Minh, Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên trong miền Nam,
và các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt ở miền Trung
và B¡c. Mặc dù tinh thần kháng chiến chống thực dân của dân ta rất cao, nhưng
vì vũ khí thô sơ và tổ chức còn rời rạc, nên các lực l ượng võ trang này bị
quân Pháp đánh bại mau lẹ. Đa số phải rút về thôn quê hay vào bưng biền để tổ
chức trường kỳ kháng chiến.
II) Các giai đoạn h ình thành Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam
1) Giai đoạn sơ khai của Quân Đội Quốc Gia (1949-1951):
Khi Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến với cộng sản Việt Nam, chánh phủ Pháp thực
hiện chính sách đẩy người Việt không cộng sản nhập cuộc đánh nhau với người
Việt cộng sản, bằng cách thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam. Trong bối
cảnh đó, cựu hoàng Bảo Đại và các đảng chính trị quốc gia cùng thân hào nhân
sĩ, vận động cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khối Liên Hiệp
Pháp. Hạ tuần tháng 4.1949, một hội nghị với khoảng 2.000 người tham dự, mà một
phần ba trong số đó là Pháp kiều có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Hội nghị
đồng thuận bãi bỏ chế độ thuộc địa, nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất.
Và chánh phủ Pháp đã hợp thức hóa quyết định của hội nghị. Đó cũng là lúc cựu
hoàng Bảo Đại về nhận chức Quốc Trưởng.
Việc thành lập quân đội cho quốc gia
Việt Nam, xuất phát từ quyền lợi của nước Pháp thực dân. Điều đó chắc không bạn
nào nhầm lẫn. Và rất có thể vì vậy mà có bạn thắc mắc; "Tại sao cựu hoàng
và các đảng chính trị lại tham gia vào chính sách đó của Pháp". Thật ra
quí vị ấy nhận định rằng: "Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, chẳng bên nào
vì tổ quốc và dân tộc Việt Nam cả, nhưng giữa hai kẻ xấu mà ta phải chọn một,
ta nên chọn kẻ xấu ít. Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, các vị đã tựa vào Pháp
-kẻ xấu ít- để diệt Việt minh cộng sản -kẻ xấu nhiều- sau đó tương kế tựu kế
đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam".
Vào ngày 8 Tháng Ba năm 1949, sau khi Thỏa Hiệp Élysée được ký kết giữa chính
phủ Pháp và đại diện Quốc Gia Việt Nam, nước Việt Nam tự do trẻ trung dưới
quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại được Pháp công nhận là một quốc gia độc
lập trong Liên Hiệp Pháp (Union Francaise), và Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam được
thành lập sau đó để chiến đấu bên cạnh Quân Lực Pháp chống lại các lực lượng
Cộng Sản Việt Nam . Lực lượng mới được thành lập này mang danh xưng - “Quân Ðội
Quốc Gia Việt Nam” và, lúc đầu, được đặt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan
Pháp cũng như Việt Nam có quốc tịch Pháp, nổi bật nhất là Trung Tướng Nguyễn
Văn Hinh.
2) Giai đoạn
hình thành và lớn mạnh của QĐQGVN (1951-1954):
Lúc bấy giờ là đầu trung tuần tháng 5.1950, quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một quân đi cho quốc gia Việt Nam với quân số 60.000 người. Nhưng mãi 2 năm sau, một văn kiện gọi là Dụ (về sau gọi là Sắc Lệnh) của Quốc Trưởng Bảo Đại, QĐQGVN mới được chào đời tại Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam thống nhất ngày 1 tháng 5 năm 1952. Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam tọa lạc trên đại lộ Trần hưng Đạo, thuộc Quận 5 Sài Gòn.
Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm (1949-1954), Bảo-Đại với cương vị Quốc-trưởng VN đã đem lại nền thống-nhất cho đất nước, mặc dầu chỉ trên danh-nghĩa. Ngoài ra, Bảo-Đại cũng đã thu hồi đầy đủ quyền hành từ trong tay người Pháp và tạo lập riêng được một quân-đội QGVN do người Việt-Nam chỉ huy. Với thành quả này, trên bán đảo Đông-Dương, QGVN là một chính-phủ duy nhất được cộng-đồng quốc-tế (ngoại trừ khối Cộng) kể cả Hội-đồng Bảo-an Liên-Hiệp-Quốc với tứ cường Anh, Pháp, Mỹ và Trung-Hoa Quốc-Gia đều thừa nhận (Cao-Thế-Dung, Dân-tộc 1 – USA ngày 21/11/2002, trang 11).
3) Giai đoạn chuyển tiếp từ QĐQGVN thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà (1954-1955)
Ngày 20/7/1954 đánh dấu ngày quốc hận thứ nhất của dân tộc Việt Nam, sau khi cộng sản Bắc Việt cùng với thực dân Pháp ký kết Hiệp định Genève chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến thứ 17 chạy ngang con sông Bến Hải làm ranh giới Bắc-Nam.
Giữa bối cảnh một nửa đất nước oằn
oại rên siết trong gông cùm cộng sản, trong bóng đêm của dối trá và tội ác, một
nửa nước còn lại vừa phải đối phó với quân cộng sản còn nằm mai phục trong các
chiến khu cũ thời Pháp và đương đầu với những vấn đề ổn định nội bộ, Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, danh xưng lúc đó là Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, tiếp nhận di
sản nghèo nàn và lạc hậu do phía quân đội Pháp hồi hương bàn giao lại, đảm nhận
trọng trách nặng nề bảo quốc an dân. Ngày 1/7/1955 Bộ Tổng Tham Mưu của Quân
Ðội Quốc Gia Việt Nam chính thức hình thành, đánh dấu ngày khai sinh một quân
lực non trẻ mà đã dám chiến đấu chống lại cả một đại khối cộng sản quốc tế hung
hãn tràn xuống từ phương Bắc.
4) Giai đoạn chuyển tiếp từ QĐVNCH sang Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (1956-1965)
Dưới thời của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa, sau khi ông chính thức làm Tổng Thống sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý 1955, Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam được cải danh thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với xác quyết quân đội sẽ được phát triển và tối tân hóa thành một đạo quân mạnh để đập tan bất cứ một cuộc xâm lược nào từ phương Bắc.
5) Giai đoạn QLVNCH chiến đấu chống Cộng sản Bắc Việt xâm lược và đưọc chính phủ giao trọng trách lãnh đạo đất nước (1965-1975):
Ngày 5/5/1965, Hội Ðồng Quân Lực đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho chính phủ dân sự, cụ Phan Khắc Sửu được mời làm Quốc Trưởng, Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau, ngày 11/6/1965, chính phủ dân sự do cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng nhận định rằng tình hình đất nước đã đến lúc lâm nguy nếu người quốc gia không mạnh mẽ hành động và tìm ra một con đường tức thời nào đó. Con đường đó, sau những cân nhắc, chính là sức mạnh của Quân Ðội. Chính phủ Phan Khắc Sửu quyết định trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
THỦ TƯỚNG CHÁNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương
của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc
Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể
tướng lãnh Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11/6/1965, chúng
tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt
Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Ðội Việt
Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Ðồng Quân
Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Ðịnh số 8 ngày 5/5/1965, Tuyên Cáo
số 7 ngày 5/5/1965, Quyết Ðịnh số 5 ngày 16/2/1965, Quyết Ðịnh số 6 ngày
17/2/1965 và Quyết Ðịnh số 4 ngày 16/2/1965.
Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng
phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn
Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1/11/1963.
Làm tại Sài Gòn ngày 11/6/1965
Phan Khắc Sửu
Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa
Phan Huy Quát
Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa
Phạm Xuân Chiểu
Chủ Tịch Hội Ðồng Quốc Gia Lập Pháp
Ngày 12/6/1965, trong một buổi họp quy tụ tất cả những tướng lãnh đang nắm
những trọng trách trong Quân Ðội từ cấp Tổng Tham Mưu Trưởng, Tư Lệnh bốn Vùng
Chiến Thuật cho đến các Tư Lệnh Quân Binh Chủng, Hội Ðồng Quân Lực đã đề cử
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia
(tương đương Tổng Thống), Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đảm nhận chức vụ Chủ Tịch
Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (tương đương Thủ Tướng)
Ngày 19/6/1965 thành phần Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương trong một buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng ở Thủ Ðô Sài Gòn, đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm lèo lái quốc gia và làm thành phần tiền phương của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước. Từ thời điểm đó, ngày 19/6 được đánh dấu như là một cái mốc lịch sử, một chương mới của cuộc chiến đấu chống đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Miền Nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng hòa là thành phần gồng gánh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, bình định những mầm móng nằm vùng bạo loạn, ở tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống cơn sóng xâm lăng cuồng sát của đạo quân hiếu chiến cộng sản Bắc Việt.
Với sự trợ giúp của các nước Ðồng
Minh, trong đó phần đóng góp chính yếu đến từ Hoa Kỳ từ sau năm 1954, QLVNCH đã
dần lớn mạnh, không những đủ khả năng chận đứng đà xâm lăng cuồng bạo của binh
đội cộng sản Bắc Việt, mà còn đánh cho bọn chúng tan tành thành từng mảnh vụn trong
những chiến thắng lừng danh thế giới như Mậu Thân 1968, chiến dịch hành quân
sang Kampuchea đập nát những hang ổ kho tàng tiếp liệu cộng quân năm 1970.
Trong cuộc hành quân sang Hạ Lào, chiến dịch Lam Sơn 719, mặc dù bị báo chí và
truyền thông Hoa Kỳ cũng như nằm vùng cộng sản tiết lộ bí mật, QLVNCH ngay từ
đầu đã ở trong thế hạ phong nhưng vẫn đánh thiệt hại rất nặng lực lượng cộng
quân. Chiến thắng lừng lẫy nhất mà đã làm cho toàn thế giới phải cúi đầu ngưỡng
phục, kể cả giới truyền thông báo chí phản chiến và thân cộng cũng phải xấu hổ
gục đầu công nhận tính chất xâm lược rõ ràng của cộng sản Hà Nội và tinh thần
chiến đấu dũng mãnh của QLVNCH. Ðó là cuộc chiến Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972. QLVNCH đã
để lại trong lịch sử Việt Nam trang sử chiến đấu chói lọi nhất, thiêu cháy
huyền thoại Ðiện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp. Sau cơn thảm bại mùa hè 1972 nhục
nhã, Giáp bị cách chức.
QLVNCH chiến đấu trong nỗi cô đơn cay cực mà chưa từng có một đội quân nào trên
thế giới đã trải qua hoàn cảnh ngặt nghèo tương tự. Vừa phải đổ máu xương ngăn
chống cộng sản ở phía trước mặt mà còn phải hứng chịu những vết đâm lút sâu của
những thế lực bạn bè từ phía sau lưng và sự hững hờ từ phía hậu phương. Người
chiến binh Việt Nam Cộng Hòa bị trói tay không cho đánh, mặc dù chỉ chiến đấu để
tự vệ, bảo vệ làng xóm. Chính họ đã hy sinh mạng sống để cho dân tộc được sống
và được hạnh phúc. Sự dàn xếp của những thế lực cộng sản quốc tế và tư bản đã
đưa đến ngày tang thương 30/4/1975, QLVNCH một lần nữa bị buộc phải hoàn toàn
buông súng. Bọn cộng sản tiểu nhân đắc chí ngổ ngáo tiến vào chiếm lấy Việt Nam
Cộng Hòa, ngông nghênh tuyên bố đại thắng, thực hiện sách lược sĩ nhục lăng mạ
và đày ải những người chiến binh QLVNCH và vợ con gia đình của họ. Nhưng thật
sự có phải cộng sản Bắc Việt đã chiến thắng hay không? Sau hơn một phần tư thế
kỷ kể từ ngày 30/4/1975, giờ đây mọi góc cạnh của sự thật đã được phơi bày dưới
ánh sáng của mặt trời. Chúng ta khẳng định mạnh mẽ QLVNCH không hề thua và cộng
sản không hề thắng trong trận chiến đấu cuối cùng ngày 30/4/1975. Sự thắng thua
chỉ được phân định khi hai lực lượng cùng đối mặt chiến đấu giữa hai chiến
tuyến. Hai võ sĩ so găng trên võ đài, một võ sĩ bị trói tay chân và với sự đồng
tình của ban trọng tài đã bị võ sĩ kia đánh đập rồi tự đưa tay tuyên bố chiến
thắng và tha hồ lăng mạ sĩ nhục đối phương. Cuộc thắng thua còn chưa được phân
định khi viên đạn cuối cùng còn chưa được bắn ra khỏi nòng súng.
Giờ đây, sau gần ba mươi năm chứng kiến những tội ác ghê tởm hãi hùng của cộng
sản Hà Nội bủa lên đầu chính dân tộc của chúng, công luận thế giới đã khẳng
định chế độ cộng sản là một cái quái thai kinh khủng nhất trong lịch sử nhân
loại và cần phải hủy diệt nó. Ngọn gió đã đổi chiều thuận lợi cho QLVNCH. Hệ
thống truyền thông và báo chí ngoại quốc từng một thời ngày xưa góp tay bôi nhọ
làm nhục người chiến sĩ VNCH, ngày nay đã hồi phục danh dự cho QLVNCH, biểu
dương tinh thần chiến đấu và chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng thì
những giá trị nhân bản thực sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã được thế giới
thừa nhận và tôn vinh. Những nắm xương khô đang mục rã theo với thời gian
nghiệt ngã của 300 ngàn tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nằm câm nín u uất dưới
những nghĩa trang hoang phế điêu tàn, hay ở những chống rừng sâu núi thẳm, cùng
với nửa triệu chiến sĩ thương phế mà phần lớn còn sống lây lất và khắc khoải
bên kia bờ Thái Bình Dương, tất cả những người anh hùng vĩ đại đó giờ đây đã
được tôn vinh. Ðiều mà những người còn sống, những người còn lành lặn thân xác
phải làm là sẽ cùng nhau tìm cách cắm lên bia mộ các anh những nén hương của
lòng tri ân với những giọt nước mắt tiếc thương, cùng nhau gởi về cho các anh
thương phế chút lòng của những người đồng đội mà ngày xưa từng kiêu hãnh đứng
chung dưới lá Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để các anh còn tiếp tục nuôi
dưỡng một niềm tin. Rồi sẽ có một ngày, cơn thịnh nộ của đất trời và của toàn
dân tộc Việt Nam sẽ như con sóng thần biển Ðông cuốn xô đi những tàn tích của
cái ác.
Chúng ta cũng nghiêng mình trước Bức Tường Ðá Ðen ở Washington D.C, tri ân hơn
58,000 chiến sĩ Hoa Kỳ trận vong, những người bạn đã từng sát cánh chia sẽ nỗi
cơ cực và chết chóc của chiến tranh với người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
vì nền tự do của đất nước Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta tri ân và vinh danh
300,000 chiến binh thương phế Hoa Kỳ đã bỏ lại một phần thân thể của các anh
trên một đất nước thật quá xa xôi để trở về nhận chịu sự thờ ơ lãnh đạm của
chính người dân Mỹ, cùng mang những chứng bệnh tinh thần trầm kha. Giờ đây thì
anh linh của tất cả những người lính trận vong Hoa Kỳ và Việt Nam đã có thể đi
về phía cõi vĩnh hằng với lòng thanh thản, những chiến sĩ thương binh Hoa Kỳ và
Việt Nam đã có thể thể ngẫng cao đầu cười nửa miệng trên những đống gạch đổ nát
ngỗn ngang của bức tường thành Bá Linh và những mảnh vụn của cái quái thai chủ
nghĩa cộng sản. Chính là các anh, người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và
người lính Quân Lực Hoa Kỳ đã là nỗ lực chánh hủy diệt cái ác mệnh danh là chủ
nghĩa cộng sản đó. Chúng ta có thể xác quyết một điều là, ngày nào mà người
lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn tập họp, đoàn kết đứng chung dưới lá Quốc
Kỳ và Quân Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, thì ngày đó cộng sản Hà Nội còn rất run sợ,
ngày ăn không thấy ngon, đêm ngủ không được yên giấc. Chúng phải hiểu một điều
đơn giản nhưng rất thật là, cho dù chúng có nặn cái bộ óc “trí tuệ” của loài
Vượn đến thế nào để cho ra bao nhiêu cái nghị quyết nhắm vào người Việt hải
ngoại và Tập Thể người lính QLVNCH, thì cũng sẽ hoàn toàn không ăn được cái
giải gì, giống như những cú đánh mất hút vào cõi hư vô. Chúng chỉ thắng được
chúng ta ngày 30/4/1975, khi chúng ta bị buộc phải buông súng mà thôi. Ba mươi
năm trước, cộng sản Hà Nội cậy có súng AK để đánh đập, hạ nhục, giết chóc những
người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn vũ khí trong những trại tù khắc
nghiệt và dã man của chúng.
Ngày nay, ba mươi bốn năm sau, tuy
rằng trong tay người lính chúng ta không còn cây súng M 16, nhưng chúng ta có
rất nhiều sức mạnh mà cộng sản Hà Nội hằng run sợ.
Thứ nhất, sự phẫn nộ của người lính
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hàng trăm ngàn người lính đã ra được đến bến bờ tự
do, dù họ không còn vũ khí, nhưng mỗi trái tim bất khuất của các anh chính là
thứ vũ khí sắc bén nhất và hữu hiệu nhất, những trái tim đó đã kết nên thành
một bức tường cứng rắn. Ba mươi năm nay, cộng sản đã hằng bắn phá vào bức tường
ấy, chỉ để thấy rằng chúng đã một lần nữa chiến bại. Tập Thể Người Lính Việt
Nam Cộng Hòa vẫn luôn là lực lượng duy nhất đối kháng và ngăn chống cực lực mọi
cuộc tấn công của cộng sản, dù là bằng bất cứ hình thức nào.
Thứ hai, cuộc chiến đấu bằng cây
viết của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cộng sản từng tuyên án:
“Một nhà văn “ngụy” bằng mười sư đoàn tác chiến”. Ngày nay, cây viết của những
người lính đã trở thành cây súng M 16 bắn những giọt mực ngạo nghễ và thách
thức vào mặt cộng sản Hà Nội, ngòi bút xé toang bức màn đen tối của giả dối và
tàn bạo để đưa ra trước công luận thế giới và lịch sử sự thật về cuộc chiến
tranh xâm lược của cộng sản quốc tế lên Miền Nam và cuộc chiến đấu bảo quốc
kiệt liệt của quân dân Miền Nam.
Thứ ba, chiến thắng vẻ vang chấn
động cả thế giới của người Việt hải ngoại qua sự kiện vừa kỳ lạ lẫn kỳ diệu: Lá
Quốc Kỳ Vàng Ðại Nghĩa Ba Sọc Ðỏ hiện nay đã phất phới, ngạo nghễ tung bay ở
nhiều tiểu bang, quận hạt, thành phố và trong nhiều trường đại học khắp nước
Mỹ. Ðó há chẳng phải là một dấu hiệu, một sự thừa nhận chân thành của người Mỹ,
rằng chỉ có Lá Cờ Vàng Việt Nam mới là biểu tượng của chính khí dân tộc Việt
Nam, là biểu trưng của cuộc chiến đấu quật cường của một dân tộc nhỏ bé chỉ có
gần 18 triệu người mà đã anh dũng ngăn chống một đại khối cộng sản quốc tế với
dân số hơn 1 tỷ người. Không chỉ ở Hoa Kỳ, mà gần như trên toàn thế giới, Lá
Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn hằng năm tung bay trên cột cờ
thị chính của những thành phố lớn trong ngày 30/4. Ðó há chẳng phải là sự ghê
tởm và chối bỏ chủ thuyết cộng sản và lá cờ máu tanh hôi của bè bọn cộng sản Hà
Nội của lương tâm thế giới hay sao.
Ngày Quân Lực 19/6 năm nay có nhiều ý nghĩa quan trọng. Nó đánh dấu sự bắt đầu
hồi sinh của QLVNCH và của niềm tin chính nghĩa quốc qua cuộc đọ sức gay go
giữa cái Thiện và cái Ác. Ngày tàn của bọn cộng sản Hà Nội không còn bao xa
nữa. Bên trong cái vỏ bọc hào nhoáng phù du hiện tại mà bọn cộng sản tô vẻ ở
quê nhà, chỉ là một cái ruột rỗng tuếch mục nát chờ giờ sụp đổ. Với sự tập họp
của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thể hiện qua sự đoàn kết
cao độ trong Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại, kết hợp với những
phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người và quyền tự do tín ngưỡng
ngày càng sôi sục ở quốc ngoại và quốc nội, dân tộc Việt Nam có quyền hy vọng
sẽ có nhiều chiến thắng khác liên tục và lừng lẫy hơn, để cuối cùng lật đổ được
bè lũ bạo quyền Hà Nội.
Anh linh của tiền nhân, của những vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng,
Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Cảnh Sát Quốc
Gia Nguyễn Văn Long, các Trung Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn Trưởng, sĩ quan và các
chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân xin hãy hiển linh thương xót phù trì cho dân tộc
Việt Nam và QLVNCH có được nhiều sức mạnh đứng lên lật đổ bạo quyền cộng sản,
đem ánh sáng công chính và hạnh phúc trở lại trên khắp mọi miền đất nước, ném
bọn chúng vào cõi sâu thẳm tối tăm nhất và đời đời của địa ngục.
Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm
Long Điền tổng kết
SOURCE:
http://batkhuat.net/tl-lichsu-hinhthanh-qlvnch.htm
No comments:
Post a Comment