PART 1:
https://mauaotran.blogspot.com/2023/03/nhung-ngay-xua-ghi-dau-su-xanh-tran.html
PART 2:
MẶT TRẬN PHÍA BẮC THỊ XÃ
Những Trận Đánh Oanh Liệt của Các Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Thuộc Bộ Chỉ Huy
Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac.
Trong kế hoạch phòng thủ thị xã Ban Mê Thuột , Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia
Tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về một khu vực phòng thủ
nặng nề nhất, từ nội vi thị xã đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực
thăng và phi trường L19. Phòng thủ phi trường L19 là
đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh.
Với những tin tức nhận được của mạng lưới tình báo cơ hữu và của các đơn vị
bạn, vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh,
Trung tá Trần Quang Vĩnh đã sẵn sàng kế hoạch phòng thủ và phản công cho
đơn vị hằng tháng trước. Ông đã bổ nhiệm Đại úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại đội
trưởng đại đội Cảnh sát Dã Chiến 206 làm phụ tá đặc trách hành quân. 2 giờ 20
sáng ngày 10 tháng 3/1975, cộng quân bắt đầu tấn công phi trường L19, (khu vực
phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, do Đại Đội Thám Sát chịu trách
nhiệm), bằng đại bác 130ly và hỏa tiễn 122ly.
Đến 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, cộng quân bắt đầu dùng lực lượng bộ binh với chiến thuật biển người và xe tăng T-54 tấn công phi trường L19. Đơn vị Thám Sát Tỉnh chống trả quyết liệt và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia. Đại úy Nguyễn Ngọc Tuấn liền liên lạc với Tiểu Khu xin Đại Đội 1/224 tiếp viện. Nhưng Đại Đội 1/224 đã không thể chọc thủng vòng vây của cộng quân ở mặt Bắc Phi trường L19.
6
giờ 20, một đoạn vòng đai ở khu vực phía
Bắc phi trường bị chọc thủng. Lực lượng cộng quân tràn ngập khu vực này, và đơn
vị Thám Sát Tỉnh đã phải lui về phòng tuyến phòng thủ phía sau với những tổn
thất nặng nề về nhân sự.
Sau khi tràn ngập các vị trí phòng thủ, 9 giờ 20, lực lượng cộng quân từ mặt
Bắc thị xã, tức là khu vực phía Bắc phi truờng L19 bắt đầu tấn công Bộ Chỉ Huy
Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac, nằm trên đường Tự Do để xâm nhập trung tâm thành
phố. Lợi dụng hệ thống công sự phòng thủ và các dãy hàng rào kẽm gai bảo vệ phi
trường L19 nằm bên kia đường Tự Do, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã chận đứng
các mũi tiến quân của cộng quân. Các chiến sĩ Cảnh Sát dù chỉ được trang bị
M-16, M-79 và lựu đạn nhưng đã anh dũng phản công quyết liệt trước những đợt
tấn công của cộng quân, không cho địch tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ.
Chính nhờ lòng dũng cảm chiến đấu, kỹ thuật tác chiến, và hệ thống chỉ huy chặt
chẽ, mà một mặt phía Đông
thị xã Ban Mê Thuột , từ khu đường Tự Do, chạy dài xuống Bà Triệu, Hùng Vương,
Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột , chưa có bóng dáng của cộng quân. Bộ
Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã trấn giữ một khu vực an toàn mà có lẽ
họ không thể nào ngờ được, đó là con đường di tản duy nhất sau này cho
các đơn vị phải rút lui vào phút cuối.
15
giờ 40 với áp lực của địch, và để bảo toàn
đơn vị, Thiếu tá Hàn Văn Thành, chỉ huy phó Bộ Chỉ
Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã ra lệnh mở đường máu đem đơn vị ra
khỏi thị xã về Cây Số 5, phối hợp với các đơn vị trực thuộc và Chi Khu Ban Mê
Thuột để tiếp tục phản công quân thù.
16 giờ cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình thị xã
Ban Mê Thuột , ngoại trừ khu vực Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh vẫn còn kháng
cự.
Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật
không cách nào tả xiết. Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người,
kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma,
chứa đầy tử khí. Bóng dáng của cộng quân như tử thần đến chiêu hồn những kẻ còn
sống và đe dọa mọi người.
Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn
Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức
mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của cộng quân
mà không có được một đơn vị bạn nào tiép cứu.
Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhập trung tâm thành phố. Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng hy vọng chiến trường sẽ xoay hướng. Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình vợ con của Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã. Tin này quả thật là một tác động tâm lý, không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi. Tuy nhiên với tinh thần và trách nhiệm của một người lính, các đơn vị có mặt tại thị xã vẫn anh dũng chiến đấu với niềm tin lực lượng tổng trừ bị, và đặc biệt là hai Trung đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ được gởi đến.
ĐÊM KINH HOÀNG
Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội cộng quân bắt đầu chia thành từng
toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy
loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y-Jút. Họ thanh lọc
dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chính
phủ, sĩ quan và binh lính.
Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các
cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt
gian, phản động, làm việc cho Mỹ-Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi
nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh
trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù
hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giáo khoa, tự điển, các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc
như Anh văn, Pháp văn. Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại
bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn
khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và
tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời
tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao
trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành
phố.
Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lãnh đạo
chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân
trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỹ thuật cách xa
gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị
xã, lập tức đi dò tìm những “đài địch”, và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại
bác 100ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên
nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những “đài địch” ấy đã có khắp trong
toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê
Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này. Trong đêm này, không biết có bao
nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiêu người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố
mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà
không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khóe mắt, mà lại
tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là
chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh
hoàng, đêm của địa ngục và Sa-Tăng.
Nhưng cái quan trọng của những kẻ chiến thắng không phải là những thứ đó. Cái
quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất
cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, nằm trên đường
Tự Do, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các
bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc
Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố…
Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở
đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.
NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH
Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên
môn, trong đó có đại đội tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực.
Lực lượng chủ chốt là các Trung đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng PleiKu.
Trung đoàn 53 chỉ có hai Tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105ly, nhưng một Tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7Km.
Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh, cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35Km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.
Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng
3/1975, đơn vị tiền sát của Liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia
đình tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại
làm điểm tựa cho Liên đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này.
Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130ly, hỏa tiễn 122ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù.
10 giờ 10 phút, một phi vụ
A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn
23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn
toàn bị phá hủy.
10 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một
đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Cộng
quân và chiến xa tràn vào hậu cứ Sư đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại tá Vũ
Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư đoàn, Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu
Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại
Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê
Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống
thành phố này cùng với nỗi hãi hùng và tuyệt vọng mênh mông.
Thị xã Ban
Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay cộng quân từ chiều ngày 10 tháng 3/1975, và
đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ
Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975.
": Thượng Đế hỡi có thấu ? Cho Việt Nam này ... "
SOURCE:
https://www.onnguonsuviet.com/p104a465/tran-ban-me-thuot-10-3-1975-
.
No comments:
Post a Comment