Thursday, January 21, 2021

Quân đoàn II triệt thoái

 

Hậu Bổn - Phú Túc - Củng Sơn


Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên phân tích về liên tỉnh lộ 7B và cuộc rút quân của Quân đoàn II. Đại tướng Viên phân tích rằng ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (1) còn dùng được, đoạn còn lại không biết như thế nào. Trong khi đại tướng Viên lo ngại về lộ trình rút quân, thì thiếu tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn có đèo Cheo Reo (1) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này, thiếu tướng Phú trình bày rằng yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế.

Nhận định về quyết định của tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của thiếu tướng Phú, đại tướng Viên cho rằng: Đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, và nhiều thứ khác qua núi cao và rừng già trên vùng cao nguyên phải là một người chỉ huy sáng suốt lúc nào cũng phải cẩn trọng với tình trạng địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó.

(1) Hậu Bổn trước có tên là Cheo Reo. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho thành lập tỉnh Phú Bổn và đổi tên thị trấn Cheo Reo thành Hậu Bổn. (Trọng Đạt)

 

Bản đồ quốc lộ và tỉnh lộ ở cao nguyên Trung phần

 

Quốc lộ 14 : Ban Mê Thuột - Pleiku

Quốc lộ 19 : Pleiku – Quy Nhơn

Quốc lộ 21 : Ban Mê Thuột – Khánh Dương – Dục Mỹ - Ninh Hoà

Tỉnh lộ 7 : Pleiku –Hậu Bổn - Phú Túc - Củng Sơn – Tuy Hoà

Tỉnh lộ 7 (hay 7B) nay đổi tên thành Quốc lộ 25.

Ngày thứ 7
Quân đoàn II triệt thoái : 16-3-1975

Sáng ngày 15-3, Thiếu tướng Phạm Văn Phú cùng với một số sĩ quan trưởng phòng và sĩ quan tham mưu của bay về Nha Trang để tái tổ chức bộ tư lệnh Quân đoàn II tại đây.

Cũng trong ngày 15-3, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, phụ tá hành quân tư lệnh Quân đoàn II và vài sĩ quan tham mưu bay tới Tuy Hòa (tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên) để chuẩn bị đón đoàn quân của Quân đoàn II di chuyển từ Pleiku về với một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo từng toán nhỏ.

(SQTB K10B/72)

Góp nhặt…ghi chép…

Trong khi quân đội Sài Gòn bỏ Kontum và Pleiku đồng thời bố trí lại kế hoạch quân sự ở Quân khu I và II theo hướng bất lợi. Đại sứ Mỹ (1) tại Sài Gòn không được tổng thống Thiệu thông báo. Đến chiều 17-3 nhờ một điệp viên CIA cung cấp cho phía Mỹ các thông tin mật đầu tiên về chiến lược “nhẹ đầu nặng đuôi” của tổng thống Thiệu. Điệp viên này cho CIA biết, chủ trương của tổng thống Thiệu là tăng cường bảo vệ Sài Gòn bằng mọi giá. Do vậy, trong trường hợp đối phương tấn công mạnh, tướng Phú được phép rút khỏi Kontum và Pleiku.

Được tin này, tướng Homer Smith, tùy viên quân sự sứ quán Mỹ tại Sài Gòn lập tức đến gặp tướng Cao Văn Viên để nói rằng việc rút quân khỏi Pleiku và Kon Tum là một sai lầm lớn có thể dẫn đến thảm họa. Tướng Smith trách tướng Viên vì sao không thông báo điều này cho phía Mỹ trong cuộc gặp gỡ giữa hai ông trước đó một ngày để ít nhất phía Mỹ có thể giúp được về quân vận. Nghe nói vậy, tướng Viên nói đó là do ý muốn của tổng thống Thiệu.

(Nguyễn Đại Phượng)

(1) Khoảng thời gian này, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin về lại tiểu bang Carolina của ông để nghỉ ngơi. Điều hành tại toà đại sứ là Phó đại sứ Wolf Lehmann.

CIA và các ông Tướng

- : “Điệp viên" trên là Đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng Quân khu II. Trong khi tổng thống Thiệu dấu người Mỹ thì ông Lý báo cáo cho Stephens (phụ tá của Nicol) biết:

Ngày mai 14-3 tướng Phú sẽ họp với tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Qui Nhơn trước để đánh lạc hướng. Lý hứa với Nicol có tin gì sau khi Phú đi họp về Lý sẽ cho hay. Stephens vội vàng thông báo tin cho cố vấn tỉnh Đắc Lắc Earl Thieme. (CIA and The Generals). Sáng ngày 15-3 chính đại tá Lý báo cho Stephens biết kế hoạch của tổng thống Thiệu và kế hoạch của tướng Phú dựa trên yếu tố bí mật và bất ngờ. Nhưng sau đó đảo lộn tất cả, cuộc rút quân đã biến thành cuộc chạy loạn.

(Bùi Anh Trinh)

- Sau Đại tá Lê Khắc Lý được giao điều động lực lượng công binh bắc cầu phao sông Ba.

Góp nhặt sỏi đá

Tài liệu của Phạm Huấn cho biết thêm: Để bảo mật cho chuyến đi của ông Thiệu nên đã không có một chuẩn bị nào tiếp đón ông và phái đoàn. Ngay cả một cái thang cao dùng cho loại máy bay lớn DC6 cũng không có. Chiếc "biệt thự bay" tiến vào chỗ đậu. Một chiếc xe jeep được lái tới sát bên. Ông Thiệu và các tướng Khiêm, Viên, Quang lần lượt… "tụt" bằng đít khỏi chiếc DC6 xuống mui xe! Rồi mui xe nhẩy xuống. (Cuộc triệt thoái cao nguyên)

Bên lề trận chiến

Trong cuộc họp ở Cam Ranh, tổng thống Thiệu căn dặn tướng Phú lệnh triệt thoái tối mật, từ cấp tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng trở xuống không được biết, có nghĩa là các lực lượng địa phương quân vẫn ở lại chiến đấu, tiếp tục làm việc với tỉnh trưởng, quận trưởng. Chỉ có chủ lực quân gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp, công binh, không quân là phải triệt thoái.

Do kế hoạch triệt thoái Pleiku và Kontum tiến hành một cách bí mật theo lệnh của tổng thống Thiệu. Tỉnh trưởng Pleiku, Đại tá Hoàng Đình Thọ nhờ ở gần bộ tư lệnh nên được biết trước và kịp di tản nhưng bị bắt cùng với Chuẩn tướng Phạm Duy Tất ở Hậu Bổn.

Một cơn gió bụi

Tỉnh trưởng Kontum, vì không hay cuộc rút quân nên chạy sau. Theo tài liệu của tướng Cao Viên, viết cho Trung tâm quân sử lục quân Hoa Kỳ, thì đến phút chót mới được biết.

Ông tỉnh trưởng tháp tùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị địch quân bắn chết.

Quân đoàn II triệt thoái

Phước An 16-3
Trong 2 ngày nữa, nếu đoàn xe không về tới Phú Bổn như dự định, thì Phước An sẽ vô cùng nguy ngập. Bởi vì địch chỉ cần sử dụng một phần lực lượng tại Ban Mê Thuột với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, sẽ dứt Phước An (1) dễ dàng. Và sau đó là Khánh Dương (2).

Kiểm điểm lại quân số của sư đoàn và những đơn vị hiện đang ở Phước An, đại tá Đức, tân tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh vô cùng lo ngại. Lực lượng chính yếu của sư đoàn là Trung đoàn 45 tình nguyện nhảy xuống Phước An tăng cường thì hôm nay đã tan hàng, trở thành dân sự già nửa quân số. Trung đoàn 45 còn lại đúng 200. Trung đoàn 44 khoảng 300. Bộ tư lệnh sư đoàn tại Chu Cúc chỉ có 42 người. Hậu trạm tại Khánh Dương khoảng 700 tay súng, không chiến xa chỉ có 4 khẩu đại bác 105 ly phải đương đầu với Sư đoàn F10Bắc quân từ Ban Mê Thuột kéo về, với quân số 7, 8 nghìn và có chiến xa, đại pháo yểm trợ!
17 giờ, phi cơ quan sát phát hiện khoảng 10 chiến xa địch gần Chu Cúc, xin đánh bom tối đa.
5 phi tuần khu trục từ Phan Rang lên. Phi tuần 1 lên tới vùng mục tiêu lúc 17 giờ 40 phút. Trời mù, không nhìn rõ, các khu trục cơ phải quay về. Thêm 2 xe tăng Bắc Việt di chuyển ở phía bắc cây số 62, mặt trận Khánh Dương. Hai Trung đoàn 64 và 48 Bắc quân đã di chuyển tới tây bắc Khánh Dương khoảng 20 cây số. Lực lương Sư đoàn 23 BB sẽ cùng phối hợp với 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 BB tăng cường tổ chức tuyến phòng thủ, chận đứng cuộc tiến quân xuống Khánh Dương, Dục Mỹ của địch.

Nhưng cũng chỉ là trứng chọi đá! Quả thật trong trận này, lực lượng Bắc quân và Nam quân quá chênh lệch! Ngày 16-3-1975 Pleiku, KonTum với những con đường để thoát chạy là 7B, 14, 19, 20, 21. Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B.

(Phạm Huấn)

(1) Phước An nằm ở phía nam Ban Mê Thuột.

(2) Khánh Dương nằm trên Quốc lộ 21, giữa Ban Mê Thuột và Ninh Hoà (Nha Trang).

Quân đoàn II triệt thoái

Ngày 16-3-1975 bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phạm Văn Phú và bộ tư lệnh về Nha Trang, tướng Phạm Duy Tất đôn đốc cuộc di tản, mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ.

Ngày hôm sau 17-3-1975 các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Dân chúng, gia đình binh sĩ chạy ùa theo, làm náo loạn gây trở ngại cho cuộc triệt thoái.

Ngày 18-3, bộ chỉ huy và ban tham mưu quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, các đoàn xe từ ba ngày trước kẹt lại đây, đoạn đường từ Hậu Bổn về Tuy Hoà chưa giao thông được vì công binh chưa làm xong cầu qua sông Ba (1). Tối hôm ấy Bắc quân đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Sư đoàn 320 Bắc quân đóng tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột được lệnh đuổi theo đoàn xe triệt thoái từ 16-3 đến 18-3-1975 vào Phú Bổn rồi tiếp tục đánh phá tới Củng Sơn.

Ngày 20-3 đoàn quân rời Hậu Bổn nhưng chỉ đi được 20 km thì phải đi chậm lại vì Phú Túc phía trước đã bị chiếm, đoàn quân di tản vừa chống trả vừa tiến. Không quân đến yểm trợ nhưng ném bom nhầm vào đoàn quân gây tử thương gần một tiểu đoàn BĐQ, thiệt hại này lại càng gây thêm rối loạn. Tại Phú Túc hỗn loạn diễn ra dữ dội. Bắc quân đóng chốt, một tiểu đoàn địa phương quân và biệt động quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt.

Khi đến Củng Sơn cách Tuy Hoà 65 km đoàn di tản phải băng qua sông Ba. Trực thăng CH47 chở từng đoạn cầu lên sông Ba để ráp nối.

(Trọng Đạt)

(1) Sông Ba tức sông Ea Pa cách đèo Cheo Reo (Hậu Bổn) vài cây số.

Kontum-Pleiku di tản

Trích đoạn: (…) Lại thêm một hoàng hôn, có thể hơn thế nữa, bắt đầu trưa hôm nay là 12 giờ, dân chúng các vùng lân cận Pleiku đều đổ xô về thị xã Pleiku. Họ đang sống những giờ phút lo âu kinh hoàng ngoài đường phố. Trên khắp các ngả đường đều chật các xe đủ loại, xe quân sự, xe dân sự, xe chở hàng, xe ủi đất, xe chữa lửa, xe máy kéo có rờ moọc bên trên chất đầy những "gia bảo" cuối cùng của dân chúng. Tất cả các gia đình, già trẻ lớn bé, dân sự cũng như quân sự ngồi sẵn trên xe để chờ di tản mà họ không biết là đi đường nào. Ngoài đường phố đầy rẫy những quân nhân và thường dân tay xách nách mang và bồng bế các trẻ thơ, xách những giỏ đồ đạc lang thang khắp phố, không biết đi đâu nữa. Pleiku đang sống trong một không khí kinh hoàng chưa từng thấy, hơn cả cố đô Huế năm 1972.

Kontum-Pleiku coi như bị bỏ ngỏ vì các nhân viên có trọng trách an ninh đã chỉ lo riêng cho gia đình họ, và không còn ai còn có tinh thần đảm nhận trách vụ của mình… Sự kiểm soát đã lọt ra ngoài tay của các giới lãnh đạo chính quyền tỉnh. Riêng các lực lượng nòng cốt còn có kỷ luật và tinh thần chiến đấu. Nhưng tình trạng hỗn loạn của dân chúng Pleiku ra đầy ngoài đường đã tạo nên một cảnh tượng thật không thể tưởng tượng nổi. Trên khuôn mặt mỗi người đều lộ vẻ lo âu không tả hết. Chiến tranh thực sự chưa tới Pleiku. Chưa một đạn pháo kích nào của địch bắn vào thị xã Pleiku. Hoàng hôn của Pleiku có thể như đã bắt đầu. Đồng thời có thể tiếp luôn những cảnh hoàng hôn khác. Tình trạng Pleiku bi thảm quá, đồng bào ơi! (…)

(Báo Chính Luận - Nguyễn Tú)

Quân đoàn II triệt thoái

Ngày 22-3 cầu ráp xong đoàn di tản qua sông theo hương lộ 436 về Tuy Hoà, vì xe cộ quá đông cầu bị sập chết nhiều người phải sửa chữa thêm lần nữa. Chặng đường cuối cùng từ đây về Tuy Hoà rất cam go vì có nhiều chốt, trời mưa lạnh, Bắc quân pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta. Tiểu khu Tuy Hoà không còn quân để tiếp viện nên đoàn quân di tản phải tự lo lấy, các binh sĩ Tiểu đoàn 34, Liên đoàn 7 BĐQ liều mạng lên tấn công các cứ điểm Bắc quân cùng với chiến xa M113 tiêu diệt chốt địch.

Ngày 27-3 sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hoà buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1.200 xe) mở đường máu về được Tuy Hoà.

(…)

Kontum-Pleiku di tản

Từ trưa các lực lượng an ninh trong thị xã Pleiku như quân cảnh, cảnh sát bỏ tất cả nhiệm sở không còn thấy bóng một ai, mặc dầu hôm qua (thứ bảy) 15 tháng 3 còn canh phòng rất gay gắt các ngả ra vào tỉnh và thị xã Pleiku. Mọi đường phố không còn một nhân viên công lực nào giữ trật tự nữa.. Tất cả mọi người đều về nhà lo di tản cho gia đình. Liên lạc vô tuyến của hệ thống quân đội không còn được điều hòa và hữu hiệu như trước nữa tuy vẫn chưa hẳn gián đoạn. Các nhân viên truyền tin cũng thay nhau về nhà để lo việc di tản gia đình. Sự kiểm soát an ninh trật tự coi như đã tuột khỏi tầm tay của chính quyền địa phương Pleiku.

Ngay từ xế trưa(chủ nhật) 16-3, các xe nào đã chất xong đồ vật đều chuyển bánh trên Quốc lộ 14 đi về Phú Bổn thành một đoàn dài. Nhưng phải kể từ 20 giờ ngày hôm nay, sự di chuyển toàn diện của dân chúng mới thực sự bắt đầu, đoàn xe ước chừng đến hàng ngàn chiếc, bật đèn pha nối đuôi nhau trên hàng chục cây số trông như một cuộc "trở về nhà sau cuộc nghỉ ngơi cuối tuần". Nhưng ra khỏi thị xã được vài cây số thì đoàn xe bị kẹt vì những chiếc xe nhỏ hơn như xe lam, xe ô tô nhỏ, xe Honda muốn vượt trước. Dân nghèo ra đi bằng phương tiện trời đã phú cho họ là đôi chân của chính họ. Họ đây là gồm cả già, trẻ, lớn, bé, con nít còn bồng trên tay, đàn bà đang mang bầu, tay xách, nách mang, một vài manh chiếu, một vài bọc quần áo, buồn tủi, lo âu, gia đình nọ nối tiếp gia đình kia đi hàng một sát bên lề đường để tránh đoàn xe. Đèn pha của đoàn xe lần lượt chiếu các bóng lưng còng xuống của người lớn, những bóng nhỏ hơn của các trẻ em tay níu vạt áo hoặc ống quần của người bố hay người mẹ…

Họ lặng lẽ thất thểu bước nọ trước bước kia trong đêm tối của tâm hồn.

(…)

Góp nhặt…ghi chép…

Trong số 60.000 chủ lực quân chỉ có 20.000 tới được Tuy Hoà. 5 liên đoàn BĐQ 7.000 người chỉ còn 900 người. Lữ đoàn 2 Thiết kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M113.

Ông Cao Văn Viên nói ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn II gồm Sư đoàn 23 BB, biệt động quân, thiết giáp, pháo binh, công binh… bị hủy hoại trong vòng 10 ngày. Vì thế kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.

(Chiến tranh Việt Nam toàn tập - Nguyễn Đức Phương)

Kontum-Pleiku di tản

Chính Luận: Chiều tối chủ nhật ngày 16 tháng 3 năm 1975, bạn Nguyễn Tú, đặc phái viên Chính Luận tại chiến trường Quân khu II đã từ Pleiku gọi điện thoại cho biết về tình hình Pleiku sau khi Bộ Tư lệnh Quân khu 2 di tản về Nha Trang.

Bạn Nguyễn Tú cho biết trong hai ngày qua, đồng bào trong tỉnh đã hoang mang đến cực độ khi nghe tin các đài phát thanh ngoại quốc loan báo Bộ Tư lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Giới hữu trách không có lời giải thích để trấn an đồng bào mỗi phút lại càng mất thêm tinh thần, mạnh ai lo liệu phương tiện di tản.

Chiều qua 15-6 (thứ bảy), các phố xá đã đóng cửa không buôn bán cầm chừng như trước đây, và đồng bào đã đổ xô hết ra đường, nhốn nháo ngược xuôi tìm lối chạy. Người ta thuê bao đủ mọi loại xe, chất hết đồ đạc quần áo để chuẩn bị chạy. Những người ít tiền cũng vét túi, chung nhau thuê xe, và các loại xe, từ xe lam, xe vận tải, xe lô, xe nhà, xe Honda, cho đến cả xe ủi đất, xe cứu hỏa, xe cần trục, máy cày v.v. đều chất đầy ắp đồ đạc, đầu nối đuôi dài trên các đường phố chính như Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Bội Châu, Quang Trung, Hai Bà Trưng. Tất cả di chuyển, nhưng không biết di chuyển theo lối nào, vì con đường duy nhất có thể chạy về Quy Nhơn là Quốc lộ 19 thì đã bị địch cắt. Áp lực của địch quân vẫn nặng nề trên đường băng rừng băng núi này, cái chết có thể đe dọa tập thể tị nạn bất cứ nơi nào và bất cứ giờ phút nào.

Những chuyến bay của hàng không Việt Nam đã ngưng từ mấy hôm nay nên phi trường chỉ còn là nơi hoạt động rộn rịp của các loại máy bay quân sự. Tin tức một số gia đình thuộc bộ tư lệnh quân đoàn được di tản ra khỏi Pleiku làm cho mọi người càng thêm hốt hoảng. Họ chỉ còn trông ngóng vào con đường sống duy nhất là Quốc lộ 19. Họ mong ngóng cho quốc lộ này được giải tỏa mau lẹ trước khi địch kéo tới. Ám ảnh…đai lộ kinh hoàng và chợ Đông Ba rực cháy ngày nào ở miền Trung là một ám ảnh khó xóa nhòa trong tâm tư mọi người. Dắt díu nhau ngược xuôi ngoài đường phố, và đồng bào ngơ ngác thầm hỏi nhau biết chạy đi đâu bây giờ?

Qua điện thoại bạn Nguyễn Tú báo tin cho tòa soạn biết là bạn đang tìm cách thoát khỏi Pleiku cùng đồng bào và sau đây là bản tin cuối cùng của bạn từ Pleiku gửi về cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận. Lại thêm một hoàng hôn.

Quân đoàn II triệt thoái

Ngày đầu tiên của cuộc rút quân. Trời mây mù, ảm đạm. Thành Pleime nằm trên một ngọn đồi cao, nơi đặt bản doanh của bộ tư lệnh Quân đoàn II. Con đường từ bộ tư lệnh quân đoàn về Pleiku kéo dài mấy cây số, và từ những ngả đường khác đổ xô về, người và xe cộ nối đuôi, dồn, lấn, kẹt cứng. Tin quân đoàn "di tản" đã không còn là một tin "tối mật" như các giới chức quân sự mong muốn, mọi người dân Pleiku, mọi gia đình quân nhân, và chắc chắn cả...địch nữa, đều biết. Hỗn loạn, cướp bóc, bắn phá xảy ra nhiều nơi, trong và ngoài thị xã.
8 giờ 40 phút, cắt đứt mọi liên lạc bằng điện thoại với bộ tư lệnh Quân đoàn II ở Pleiku. Đoàn xe di chuyển, khoảng 4.000 quân xa đủ loại và những xe dân sự.

10 giờ phi trường Cù Hanh chính thức đóng cửa.

10 giờ 45 phút, Đại tá Trần Cửu Thiên bay đi Phú Bổn cùng với các chuyên viên truyền tin, thiết lập hệ thống liên lạc để tường trình tình hình đoàn xe từng giờ về Nha Trang, và Sài Gòn.

10 giờ 50 phút, tổng thống Thiệu gọi ra lệnh giải tỏa gấp rút mặt trận Khánh Dương và Quốc lộ 21 bằng mọi giá. Chặng đầu của cuộc rút quân Pleiku-Phú Bổn sáng ngày 17-3 diễn ra tốt đẹp. Hệ thống liên lạc siêu tần số từ Nha Trang và đoàn quân triệt thoái bị gián đoạn trong 2 giờ đầu. Nhưng sau đó, từ 12 giờ 20 phút, mọi liên lạc và báo cáo đều rõ ràng.

Kontum-Pleiku di tản

Ngày thứ nhất (chủ nhật) 16-3-1975.

Tất cả lên đường. Tối nay, Pleiku đã thực sự hỗn loạn. Tất cả dân chúng Pleiku thêm vào đó dân chúng ven tỉnh, dân chúng thuộc vài quận gần thị xã Pleiku, và cả dân chúng Kontum đã hốt hoảng tiếp tục chất các hàng hóa, bàn ghế tủ giường, cùng những vật dụng riêng lên đủ thứ xe: xe lam, xe ba bánh, xe vận tải hạng nặng, xe jeep, xe hốt rác, xe GMC nhà binh, xe Honda. Thậm chí xe be, xe cần trục, xe máy kéo xe trắc tơ. Cả đến xe chữa lửa cũng được dùng để chất đồ và chở người. Xe nào chất xong đồ là người leo lên ngồi sẵn, xe nào đôi nhíp cũng gần như thăng bằng, vì chất quá nặng. Pleiku không còn gì để cho tôi săn thêm tin thêm nữa. Ba lô vẫn cõng trên vai, hồi 22 giờ 30 tôi theo đoàn người di tản ra khỏi thị xã Pleiku.

Đốt phá, bỏ rơi: Các kho súng, kho đạn tại Pleiku đã được lệnh thiêu hủy, tiếng nổ lớn nối liền tiếng nổ nhỏ. Từng cột khói đen bốc lên trong lửa đỏ từ các bồn nhiên liệu cũng được lệnh phá hủy. Tất cả đều bùng cháy. Nhiều khu phố trong thị xã Pleiku đã bị toán người đập phá nhà cửa của các chủ nhân đã di tản, và đã bị phóng hỏa ít nhất tôi đếm cũng được 14 đám cháy trong những khu phố khác nhau. Nhiều tiếng súng cũng đã nổ trong thị xã. Quân cũng như dân y viện không còn hoạt động. Một số bệnh nhân tại dân y viện cũng như một số thương binh tại quân y viện Pleiku đã bị bỏ rơi lại vì không còn ai lo cho họ nữa. Chính họ trong tình trạng bệnh hoạn chẳng tự mình làm được, ngoài sự chết đói dần mòn trên giường bệnh.

Cuộc di tản này chắc chắn sẽ kéo dài tới ngày hôm sau. Thế là Kontum và Pleiku đã bỏ ngỏ, chính thức và không chính thức. Không chính thức mà chính thức vào hồi 20 giờ đêm ngày ngày chủ nhật 16 tháng 3 năm 1975.

Quân đoàn II triệt thoái

Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn II biết trước là cầu bắc qua sông Ba về phía nam Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể sửa chữa được, Vì vậy thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu Bộ tổng tham mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôi.  



- Tướng Viên cho rằng Sư đoàn 320 sẽ không truy kích kịp nếu cầu được thiết lập đúng lúc. Vì cầu không làm xong nên 2 ngày sau (1a) mới rời được Phú Bổn. (…trích lục lại)

- Canh bạc tướng Phú chọn Quốc lộ 7 có thể đã an toàn nếu các cầu nổi được bắc kịp thời và sau này tướng Viên đổ lỗi cho tướng Phú phải hoãn cuộc di tản ít ngày để cho công binh kịp bắc cầu. (Cuộc di tản đầy máu và nước mắt - Trịnh Tiếu)

SOURCE:

http://chimviet.free.fr/lichsu/phingochung/phihungn_TapGhi40Nam/phihungn_TapGhi40Nam_Ky02_a.htm

 

.

No comments:

Post a Comment