Tuesday, October 12, 2021

Tàu Trần Bình Trọng (HQ-05)

 


 

Trong số các chiến hạm của Hải quân VNCH bỏ nước ra đi, nổi tiếng nhất là chiếc Trần Bình Trọng (HQ-05).

Vốn là tàu Castle Rock của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc tàu được chuyển cho VNCH năm 1971 và đã tham gia hải chiến Hoàng Sa năm 1974 chống lại Trung Quốc, cùng hai tàu Lý Thường Kiệt và Nhật Tảo.

Vào tháng 4/1975, hàng chục tàu chiến VNCH chở nhiều nghìn dân bỏ sang các nước Đông Nam Á.

Tàu Trần Bình Trọng cùng năm tàu khác đi về hướng căn cứ Subic Bay của Hoa Kỳ ở Philippines, mang theo nhiều người tỵ nạn.

Về nguyên tắc, nhiều tàu chiến và phi cơ của VNCH chỉ là "mượn" của Hoa Kỳ theo chương trình hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn, nên Hải quân Hoa Kỳ đã nhận lại tàu.

Chiếc Trần Bình Trọng sau được chuyển cho Philippines và đổi tên thành tàu Francisco Dagohoy.

Khi Sài Gòn sắp thất thủ, Hoa Kỳ đã mở chiến dịch Frequent Wind, đưa nhiều tàu chờ sẵn ngoài khơi Nam Việt Nam và Campuchia để chờ đón và cấp cứu người tỵ nạn.

Nếu như chính quyền quân quản ở Nam Việt Nam sau 30/4/1975 chỉ công bố quyền kiểm soát 12 hải lý và để cho Hoa Kỳ thả neo tàu ngoài vùng biển quốc tế thực hiện nhiệm vụ cứu trợ, quân Khmer Đỏ bên Campuchia đã có hành động gây hấn.

Ngày 12/5/1975, tàu dân sự SS Mayaguez và 39 thành viên thủy thủ đoàn người Mỹ đã bị hải quân Khmer Đỏ bắt ngoài vùng biển quốc tế, khiến Hoa Kỳ phải huy động lực lượng giải cứu.

Sau khi không quân Mỹ bắn phá cơ sở quân sự của Khmer Đỏ trên đảo Koh Tang, chừng 288 thủy quân lục chiến được trực thăng vận đổ bộ vào hòn đảo để cứu thủy thủ đoàn SS Kirk .

USS Kirk cũng sẵn sàng bắn hạ phi cơ của Bắc Việt Nam nếu họ tấn công các trực thăng chở người Mỹ và Việt rời Sài Gòn những ngày cuối của VNCH.

Nhưng điều đó đã không xảy ra và chiến dịch di tản bằng không vận ra các tàu thuyền của Hoa Kỳ ngoài khơi Nam Việt Nam diễn ra khá an toàn.

Sau đó, Hoa Kỳ cử tàu USS Kirk tới Côn Đảo, nơi hàng chục nghìn người tỵ nạn và trên 30 chiến thuyền của VNCH đã cập bến sau khi bỏ chạy khỏi đất liền.

Từ đó, cùng tàu USS Cook, USS Mobile, USS Tuscaloosa, USS Barbour County, USS Deliver và USS Abnaki, khu trục hạm USS Kirk đã hộ tống đoàn tàu VNCH sang Philippines.

Vì chính phủ Ferdinand Marcos đã nhanh chóng công nhận chính quyền mới ở Sài Gòn, các quân nhân Hoa Kỳ và VNCH phải đối mặt với một vấn đề ngoại giao.

Nếu họ còn mang cờ VNCH, họ phải trao nộp tàu chiến cho Philippines để trả về cho nước VN cộng sản.

Một người Mỹ có mặt cùng các tàu hải quân VNCH ra biển là cựu thiếu tá Richard Armitage.

Ông được Bộ trưởng James Schlessinger cử vào Sài Gòn cùng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Erich von Marbod để thu các chiến cụ chiến lược của Hoa Kỳ như phi cơ, tàu chiến đem ra khỏi Việt Nam.

Chính ông Richard Armitage, sĩ quan tình báo hải quân, người sau đóng vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại giao Mỹ thời Colin Powell, và Đại tá Đỗ Kiểm, phó tham mưu trưởng Hải quân VNCH đã có sáng kiến là để các tàu VNCH treo cờ Mỹ, và "trở về" với Đệ thất Hạm đội.

Lập luận của họ là VNCH "mượn" tàu chiến của Hoa Kỳ và nay chiến tranh kết thúc thì trả lại

Nhưng ngoài việc tìm cho ra đủ 30 lá cờ Mỹ để treo lên cột cờ của tất cả các tàu Hải quân VNCH còn một vấn đề nữa nảy sinh.

Đó là để được công nhận là tàu Mỹ, thuyền trưởng phải là người Mỹ.

Rick Sautter là sĩ quan trên tàu USS Kirk được cử sang làm chỉ huy một tàu Việt Nam.

Ông kể lại, trong bài trên trang NPR ' At War's End, U.S. Ship Rescued South Vietnam's Navy ' (01/09/20110):

"Đó là biểu tượng còn lại cuối cùng của Nam Việt Nam. Những lá cờ của họ được hạ xuống, và cờ Mỹ kéo lên. Thế là hết. Vì tàu hải quân là lãnh thổ chủ quyền của một quốc gia, nên đó là lãnh thổ có chủ quyền cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa."

Câu chuyện này được nhà báo Bùi Văn Phú viết lại cho BBC hồi 2014 trong bài về bộ phim 'Last Days in Vietnam':

"Ngoài khơi gần bờ biển Philippines, quân và dân Việt trên chiến hạm hát bản quốc ca lần cuối cùng: " Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng… " trước khi lá cờ vàng hạ xuống. Những giọt nước mắt rơi, từ trong khoé mắt của cả những sói biển như Đại tá Đỗ Kiểm."

Hanhla (theo The Reader's Digest)

 

 

No comments:

Post a Comment