Friday, February 11, 2022

“Hịch xuất quân” - Vua Quang Trung

 


Năm 1789, tại Phú Xuân (Huế), Nguyễn Huệ, niên hiệu là Quang Trung, tập hợp binh mã, tức tốc kéo quân ra Thăng Long, đánh đuổi bọn xâm lược Tàu - Thanh.

“Tận Xuất Vi Binh” (“Vắt toàn lực để hưng binh”)

Hịch xuất quân” - Vua Quang Trung

"Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Tức là:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó ngựa xe tan tác

Đánh cho nó manh giáp chẳng còn

Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ"

Dòng 1: “Đánh cho để dài tóc”: Cha ông ta để tóc dài, búi tó, khác với bọn xâm lược Tàu - Thanh, chúng kết đuôi sam. Vậy, “Đánh cho để dài tóc” là đánh để giữ phong tục, truyền thống riêng của ta.

Dòng 2: “Đánh cho để đen răng”: Cha ông ta, trước đây, nhuộm răng đen và cho thế là đẹp. Vì vậy, “Đánh cho để đen răng” cũng chính là đánh để bảo vệ phong tục, tập quán riêng của dân tộc.

Dòng 3: “Đánh cho chúng chích luân bất phản””: “chích luân bất phản” có nghĩa là một bánh xe cũng không thể quay về Tàu, có nghĩa là đánh cho xe ngựa của chúng tan nát một cách triệt để.

Dòng 4: “Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn”: “phiến giáp bất hoàn” có nghĩa là một mảnh áo giáp cũng không còn nguyên vẹn, có nghĩa là đánh cho chúng thảm bại hoàn toàn.

Dòng 5: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”: “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” có nghĩa là lịch sử biết nước Nam anh hùng có chủ, có nghĩa là đánh để bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh để khẳng định chủ nghĩa yêu nước anh hùng của dân tộc, đánh để cho muôn đời thấy rõ tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.

 



SOURCE: 

https://huynhthuckhangluongvancan.wordpress.com/2017/07/27/hich-xuat-quan-mot-bai-hich-suc-tich-danh-thep-va-hung-trang/

 *

Hịch của Quang Trung

Thụy Khuê 

 

Sau khi đại phá quân Thanh năm 1789, uy thế Quang Trung lừng lẫy, nhưng sự kiện anh em bất hoà từ 1787 vẫn còn hằn vết. Giang sơn chia hai, Nguyễn Huệ giữ từ Phú Xuân ra Bắc, Nguyễn Nhạc từ Quảng Nam tới Quy Nhơn. Đất Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, trên nguyên tắc của Nguyễn Nhạc, nhưng là vùng tranh chấp thường xuyên. Nguyễn Ánh giữ miền Nam. Họ xưng là “ba nước”.

Về phía Nguyễn Ánh, sự bình định miền Nam đã xong, cơ sở hành chính và quân đội đã vững. Kế hoạch chiến tranh cũng được vạch rõ: sẽ không đánh liên tục mà đánh theo gió mùa, thuận gió thì đem tầu thuyền ra tấn công chiếm đất, để quân, tướng, ở lại giữ; hết gió, lại rút về Gia Định, cho quân làm ruộng, đợi năm sau. Chính sách khi có giặc thì đánh, khi nghỉ thì cho quân về làm ruộng, có từ thời nhà Đường; ở ta, các đời vua đều ít nhiều sử dụng, không phải do Bá Đa Lộc “dạy” như Faure viết, rồi những người sau chép lại.

Về phía Quang Trung, chiến lược cũng rõ ràng, sau khi dẹp tan quân Thanh, Quang Trung thăm dò mặt Bắc, vừa hoà hiếu, vừa có ý đòi lại đất Lưỡng Quảng. Về nội trị, xây dựng kinh đô Phượng Hoàng ở Nghệ An, trên đất Vinh ngày nay, để tiện đường vào Nam ra Bắc. Nhân việc Lê Duy Chi, em Chiêu Thống liên kết với quân Lào, Quang Trung sai Trần Quang Diệu chinh phạt Vạn Tượng, chiếm nước Lào. Sau đó đánh xuống Cao Miên và Nam Hà, nhưng gặp trở ngại, ông thay đổi chiến lược, rút quân về; liên kết với chiến thuyền của Tề Ngôi, tấn công mặt biển. Sau khi Nguyễn Ánh tấn công chớp nhoáng tiêu diệt thuỷ quân Nguyễn Nhạc ở Thị Nại tháng 7-8/1792, Quang Trung quyết định san bằng miền Nam, truyền hịch cho dân hai miền Quãng Ngãi và Quy Nhơn, trước khi hành quân thẳng qua đất của Nguyễn Nhạc để đánh vào Gia Định. Bản hịch của Quang Trung mà chúng tôi trình bầy dưới đây, nằm trong bối cảnh đó.

 

READ MORE:

 https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/s-t-u-v/thuy-khe/khao-sat-cong-trang-cua-nhung-nguoi-phap-giup-vua-gia-long/khao-sat-cong-trang-cua-nhung-nguoi-phap-giup-vua-gia-long-10


 

No comments:

Post a Comment