Tuesday, February 8, 2022

(9) Keith William Nolan – Huế, Trận đánh Mậu Thân – -- Hoàng long Hải dịch - Chương 8: Thành Nội – Phần Hai: Đại Nội


Chàng lính trẻ, phía sau là cửa Thượng Tứ vào Đại Nội, Huế

 

Ban chỉ huy tiểu đoàn đóng bên ngoài Mang Cá, trong một biệt thự xây theo kiểu trang trại của người Norman dễ làm cho người ta nhớ lại khung cảnh của một phần tư thế kỷ trước. Có đèn cầy và bát hương trên bàn thờ, mấy chai rượu vang đặt trên một cái kệ đã bị hỏng và đầy bụi. Một cái thánh giá to nặng có trang trí treo trên vách tường.

Thiếu tá Thompson ngồi trong gian nhà nầy, mơ hồ nghe những ngọn gió lạnh và súng nổ chung quanh, nhìn đi nhìn lại bản đồ Đại Nội. Ông ta và ban tham mưu cố gắng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn: Làm thế nào để đánh bật một lực lượng cố thủ một cách vững chắc trong Đại Nội mà binh sĩ không phải hy sinh nhiều. Chẳng có cách nào khác. Thompson nghĩ: Tình thế thật căng thẳng, một tình thế gay go và hao tổn không ít cho đơn vị.

Trận tuyến hầu như có lợi thế cho quân CSBV. Thành Nội là nơi phòng thủ hoàn hảo. Nhiều dãy nhà Tình thế thật căng thẳng, một tình thế gay go và hao tổn không ít cho đơn vị.

Trận tuyến hầu như có lợi thế cho quân CSBV. Thành Nội là nơi phòng thủ hoàn hảo. Nhiều dãy nhà một tầng, vách tường dày nằm thành từng hàng liền nhau, ở giữa là những con đường hẹp, hoặc là các con hẽm, xe tăng hay xe thiết giáp khó hoạt động. Sân thì có tường bao quanh, nhiều cây già gốc to, có hàng rào, cách xa khoảng hai chục mét là không thấy được rõ. Bức tường thành phía đông-bắc bên hông trái của lực lượng TQLC được xây bằng gạch, thành đất, chạy thẳng lên đầu thành, lại có tường góc lan can, thỉnh thoảng có nhiều bụi rậm, nhiều cây cối. Quân CSBV chiếm khu nầy đã hai tuần, chuẩn bị sẵn chiến trường để chờ TQLC tới. Khu Thành Nội thuận tiện cho họ. Họ đào hầm kiểu hang chuột dọc theo bờ thành đất và hàng rào, có nhiều cửa sổ hay gác nhỏ để núp ở đó bắn lén được. Họ đào chỗ ẩn núp trên tường thành, có hàng trăm chỗ ngụy trang một cách tự nhiên, khó phát hiện và họ hỗ trợ tác chiến cho nhau được. Có nhiều vị trí vững chắc, nhiều vị trí đặt súng máy tốt có thể cầm chân toàn cả đại đội TQLC.

Phía ngoài Thành Nội, bên kia hồ sát bờ thành đông-bắc, quân CSBV chiếm nhiều ngôi phố lầu bốn hay năm tầng. Từ ngoài phố đó, họ có thể bắn qua đầu bức thành để che cho binh lính họ. Phía trước TQLC và bên phải là Đại Nội đã bị CSBV chiếm và cột cờ Ngọ Môn, có lá cờ Cộng Sản treo trên cao. CSBV đặt súng cối trong Đại Nội, đặt súng máy trên đầu tường cao bắn xuống mà TQLC khó phản ứng mạnh được. Lệnh ban ra thì cấm làm hư hại cung điện có tính lịch sử và tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Tuy nhiên, Quân Đội VNCH thì được phép bắn súng cối vào Đại Nội nhưng họ lại thiếu hợp đồng tác chiến toàn diện với TQLC/ HK khi thực hiện cuộc tấn công nầy.

Thời tiết cũng chẳng thuận lợi gì. Cơn lạnh kéo dài, mưa phùn, mây thấp, hạn chế không yễm. Máy bay phản lực không hoạt động được và trực thăng khó bay vào ra Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1/ BB, là nơi có bãi đáp trực thăng. Hàng tiếp liệu không đến được, thương binh khó chuyển đi. Chỉ còn một phương tiện di chuyển duy nhất là tàu, nhưng CSBV chiếm nhiều vị trí dọc sông đào và sông Hương, làm cho việc vận chuyển của Hải Quân gặp khó khăn. Các TQLC tử trận bị kẹt lâu dài trong thành Mang Cá, người bị thương nặng phải chờ, chỉ có những người bị thương nhẹ, được băng bó xong lại ra đơn vị.

Tuy nhiên, Thompson và Hughes thành công trong việc đề nghị bải bỏ lệnh hạn chế hỏa lực. Phụ tá tướng Wesmoreland là tướng Creighton Abrams, ngày13 tháng Hai, thiết lập thêm một bộ Chỉ huy Tiền phương của MAC.V tại Phú Bài, đồng ý cho III MAF đưa loại đại bác Howitser 8 inch tới Phú Bài rồi đem xử dụng ở Huế. Tướng Oscar E. Davis, Phụ tá Tư Lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ, vào cuối trận đánh, thiết lập một văn phòng trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1/ BB để điều hòa hỏa lực hỗ trợ giữa TQLC Mỹ, Quân Lực Mỹ, Quân Lực VNCH và TQLC Việt Nam. Tuy thế, vẫn còn nhiều vấn đề. Hỏa lực Hạm đội 7 ngoài biển Đông Hải (bắn xa 26 ngàn yards) hết sức chính xác nhưng đạn lại rớt bên ngoài khu thành đông-bắc hoặc sái mục tiêu hàng trăm thước. Chỉ có pháo binh bắn từ Phú Bài bằng các loại đại bác 8 inch và 155ly, hầu hết là của các đơn vị 1/11 và 2/11, với khoảng cách 8 dặm là chính xác. Các đại bác 8 inch bắn rất trúng mục tiêu (Đại úy Harrington điều chỉnh cho nổ cách vị trí của anh ta chỉ có 25 mét, và các sĩ quan của anh ta, ở trên các nhà cao tầng hai bên hông đường tiến quân cũng điều chỉnh cho bắn rất chính xác). Tuy nhiên vị trí của Đại đội 1/ 5 nằm ngay trên đạn đạo, khá nguy hiểm. Do đó, hai đại đội nhiều khi tiến cách nhau có mấy thước. Tiền sát viên khôn khéo và láu lĩnh khi gọi pháo binh tác xạ. Nhà cửa dày đặc làm cho họ nhiều khi không thể quan sát viên nạn nổ mà lại đoán chừng bằng cách nghe tiếng nổ mà thôi; phương pháp nầy thiếu chính xác. Các đơn vị súng cối 81 ly cũng bắn hết sức chính xác, nhưng với loại đạn súng cối, địch quân trốn tránh trong các hầm hố không tác hại gì. Hai toán súng cối 4.2 inch của đơn vị Whiskey 1/11 đặt ở MAC.V bên kia sông Hương bắn trúng vị trí địch trong Đại Nội, nhưng việc tiếp tế đạn lại khó khăn.

Trên bộ, hỏa lực của TQLC thuộc quyền thiếu tá Thompson chỉ huy đạt vài thắng lợi. Bốn chiến xa hạng nhẹ có trang bị đại bác và các toán đại bác 106 ly không giật của tiểu đoàn luôn luôn ở tuyến đầu, hỗ trợ cho bộ binh. Trung đội 3 của Đại Đội Alpha và Chi Đoàn Chiến Xa số 1 do trung úy Ronald Morrison, một người rất can đảm, chỉ huy, gồm tám chiến xa M-48 đạt thành công lớn. Suốt ngày, và trong toàn bộ trận đánh, các chiến xa nầy đến ngay các vị trí do Thompson yêu cầu. Trung úy Morrison, người được thưởng Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao bạc vì những chiến công của anh, xử dụng chiến thuật từng cặp: Một chiến xa nhỏ hoạt động kèm một chiến xa lớn mỗi khi bộ binh yêu cầu hỗ trợ. Các chỉ huy bộ binh báo cáo ngắn gọn cho người chỉ huy chiến xa biết vị trí địch. Vậy là chiến xa tiến lên ngay phía trước, có bộ binh bắn yểm trợ để nã đại bác 90 ly vào mục tiêu, rồi chiến xa thụt lùi, nhường chỗ cho chiến xa hạng nhẹ lên, nổ ngay một loạt 6 viên đạn của 6 cây đại bác 106 ly không giật, làm cho mục tiêu hoàn toàn tê liệt. Tuy nhiên, chiến xa gặp khó khăn khi di chuyển trên những đường phố hẹp, binh sĩ trên xe dễ chết hoặc bị thương. Trong suốt trận đánh, mỗi chiếc bị địch bắn ít nhất một chục quả hỏa tiển B-40. Mỗi đêm, các chiến xa nầy lại rút về thành Mang Cá, sửa chữa, tiếp tế và trang bị để sáng hôm sau lại lên đường tiếp tục chiến đấu.

 Bên cạnh vấn đề địa hình, thời tiết cũng như tất cả những trở ngại khác, vấn đề khó khăn của cuộc chiến trong Thành Nội thực ra là binh lính CSBV. Họ được trang bị tốt và tiếp tế đầy đủ, và họ cũng là những người lính can đảm. Có nhiều phúc trình của Quân Đội VNCH cho biết có 3 lính CSBV bị giết khi họ bị xích chân vào nhau và vào cây đại liên của họ. Dẫn một trong những tù binh CSBV về ban Chỉ huy, vài TQLC nói với Thompson họ thấy người nầy không hoàn toàn tỉnh táo, bị bắt khi đang núp ở trong hố cá nhân. Anh CSBV nầy bị thương vài lần, vết thương nhiễm độc và hôi thối, và có thể chết ngay nếu TQLC không tìm thấy anh ta kịp thời. Thompson suy nghĩ: CSBV không quan tâm đến cái giá họ phải trả. Đó là điều thấy rõ trong cuộc đụng độ đẫm máu ở Thành Nội. Đối với TQLC, việc CSBV không quan tâm đến tính mạng binh sĩ của họ cũng chẳng có ý nghĩa gì với họ, nó chỉ làm TQLC thêm mệt mỏi mà thôi. Họ bị tiêu hao khi phải đánh từng nhà, qua những đống gạch vụn, đếm từng tấc đất giành được. Thiếu tá Thompson thất vọng và e ngại, mọi người cũng thế.

Hỗ trợ cho Đại Đội 1/ 5 trong Thành Nội, và hai tiểu đoàn TQLC khác ở Khu Huế-nam là một sự hỗ trợ có tính giây chuyền của Hải, Lục, Không Quân từ Phú Bài, Đà-Nẵng và ngay cả Saigon, do bộ chỉ huy Sư đoàn TQLC số 1 điều hành, bộ chỉ huy Lực lượng Chiến thuật, bộ Chỉ huy Hoạt động Hỗ trợ Hải Quân ở Đà-Nẵng. Bằng bất cứ phương tiện nào có được như xe tải, trực thăng, thuyền bè, vấn đề tiếp liệu ưu tiên cho các đơn vị TQLC ở Huế là đạn được (1). Trong suốt trận đánh, 104 chuyến vận chuyển giữa Phú Bài và Huế đã được thực hiện, nhiều chuyến bị phục kích ngay trên sông An-Cựu. Mặc dù bị tấn công bằng súng cối và súng thường tại bãi đáp, trực thăng TQLC và quân đội Mỹ đã vận chuyển 525 tấn tiếp liệu và 270 phi vụ, chuyển một nghìn người bị thương và chết. Hầu hết hàng tiếp liệu cho TQLC trong Thành Nội là được vận chuyển bằng tàu đổ bộ LCU, gồm cả súng 106ly không giật cùng với tốc đỉnh hộ tống cho binh lính. Mặc dù bị phục kích và bắn sẽ từ hai bên bờ sông, cản trở việc di chuyển, các thủy thủ đã chuyển vận đến 400 tấn tiếp liệu.

 Cái giá phải trả cho công việc tiếp tế nầy, trong thành phố có sáu chục trực thăng bị bắn hay bị rớt, nhiều chiếc trở về căn cứ với phi hành đoàn bị thương hay chết. Tệ hại nhứt là cho các thuyền Hải Quân di chuyển trên sông Hương. Quân CSBV đã dùng hỏa tiễn, mìn, và phục kích khi tàu vào ra Huế. Sức tấn công của CSBV dày đặc đến nỗi vào đầu tuần lễ thứ ba của trận đánh, tướng Abrams yêu cầu thành lập một toán hải quân hợp đồng tác chiến với các tàu di chuyển trên sông. Do đó, dưới sự kiểm soát của III MAF, lực lượng đặc nhiệm tên là “Dọn sạch Đường Sông” được thành lập, do đại úy Gerald W. Smith chỉ huy. Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm thuyền tuần phòng trên sông, trực thăng, máy bay, pháo binh và tuần tiểu bộ. Tuy nhiên, các cuộc phục kích của CSBV không bao giờ hết được. Trên đường vận chuyển tiếp liệu cho Huế, một tàu LCU chở đạn và hai tàu chở nhiên liệu bị bắn cháy.

Điều quan tâm lớn nhứt của thiếu tá Thompson là binh sĩ của ông. Binh lính CSBV chiến đấu giỏi nhưng TQLC của ông tài giỏi hơn. Đánh cận chiến từng nhà một là một loại chiến tranh của hàng binh sĩ, những người lính trẻ khi được giao nhiệm vụ, xông vào từng nhà như điên, kéo người bị thương hay người chết ra dưới lằn đạn địch, chiến đấu từ ngày nầy qua ngày khác. Trong chiến thuật nầy, cấp chỉ huy ít phải ra lệnh, có đôi khi lầm lẫn; lòng can đảm thì không thể tưởng tượng được. Đại úy Harrington hết sức xúc động vì tinh thần người lính TQLC của hai hạ sĩ trẻ, một người được tưởng thưởng Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao bạc, người kia thì Ngôi Sao đồng. Sau khi tiểu đội trưởng của họ bị thương, Harrington buộc chia hai người chiến đấu riêng ra. Cả hai muốn cùng chiến đấu bên nhau trong cùng một tiểu đội.

Tiểu đoàn trưởng Thompson nói:“Tôi không bao giờ quên lòng dũng cảm chiến đấu của hai người bạn trẻ nầy. TQLC chiến đấu rất cừ, không phải hoàn toàn vì tài ba nhưng chính vì lòng can đảm vô cùng của họ, vượt qua những trở ngại không thể tưởng được trong khi hoàn thành nhiệm vụ. Hai người có lòng kiên quyết đáng nể trọng. Tuy nhiên, tôi không thấy bằng chứng nào về sự hèn nhát của họ, ngại ngùng khi thi hành nhiệm vụ. Đại úy Harrington và Đại đội Alpha anh dũng của ông ta đảm nhận vai trò chính trong cuộc tấn công địch. Họ chiến đấu hết khả năng cùng với lòng can đảm đặc biệt.”

Thompson cho rằng có một TQLC trong trận Huế được coi là biểu tượng cho danh từ Sức Chiến Đấu của người lính TQLC. Anh ta là một thanh niên trẻ người da đen tên là Howard, người có dáng dấp như một công tử, nón sắt thì hay trật lui đằng sau, lưng áo giáp viết câu: “Howard Là Tên Tôi. Rắc Rối Là Trò Chơi Của Tôi.” Anh ta còn ưa đăng báo nữa. Một phóng viên báo chí nói chuyên đó với vài TQLC. Anh ta nói to: “Đưa tên tôi lên báo của anh.”

–  “Tôi có thể nói gì về bạn?” 

– “Anh viết về hạ sĩ Raymond Howard, 18 tuổi, được biết là “Người Hay Gây Rắc Rối”, quê ở Minette, Alabama, tiểu đội trưởng, Trung Đội 2, Đại Đội Delta, Tiểu Đoàn 1, Trung đoàn 5, sẽ vượt qua sông đá bay tụi nó ra khỏi thành phố.”

Ở Huế, Howard lái chiếc xe thớt nhỏ tại ban Chỉ huy Đại đội 1/ 5 và Thompson có thể ra lệnh cho anh ta chuyển vận đạn dược tới cho ai hoặc chỗ nào có người bị thương cần di tản. Anh ta gật đầu rồi thi hành, lái xe đi, chở tiếp tế tới cho đồng đội, chở người bị thương về, có khi phải chạy xe tới khu vực hai bên đang đánh nhau hay qua chỗ có thể bị bắn sẻ.

Một trong các bạn đồng hành với Howard trên chiếc xe thớt nhỏ là hạ sĩ Brian S. Mayer, thuộc tiểu đội súng không giật, Đại đội 1/ 5. Anh nầy cũng 18 tuổi, ít nói, lùn, vào lính ngay sau khi rời trường cấp ba tại thành phố Nữu-Ước, chẳng phải vì anh ta quan tâm gì tới Việt Nam nhưng vì học dở. Anh ta chẳng tham gia đội bóng bầu dục của trường hay hoạt động thể thao gì khác, anh ta chỉ muốn chứng tỏ anh ta có điều gì đó hay, và hình như TQLC là nơi anh ta có thể thi thố được điều anh có.

Mayer chẳng bao giờ có thể là một TQLC như trong phim ciné, lúc nào anh ta cũng cảm thấy giống như một thằng bé cố làm sao bắt kịp những người chung quanh. Khi còn ở trung học, anh ta làm công việc dọn bàn tại một nhà hàng đôi khi có mấy TQLC đến ăn. Trông họ mạnh khỏe và tự tín, Mayer ao ước được sống như họ. Nhưng sau khi qua khỏi trại huấn luyện, anh ta nghĩ rằng anh ta khó trở thành một TQLC thực sự. Anh ta vẫn còn tự thấy mình là thằng khờ. Cuối khóa huấn luyện, các huấn luyện viên làm một trò cười là cho anh qua giữ máy giặt quần áo. Anh ta được tái huấn luyện làm lính có nghề chuyên môn rồi được lệnh qua Việt Nam. Anh ta sợ tới xương, bèn viết thư cho mẹ và cho dân biểu địa phương nhờ can thiệp. Cuối cùng, anh ta đành bỏ cuộc, sợ rằng người ta cho là điên và làm phiền gia đình.

Vậy là Mayer lên đường đi Việt Nam, cố gắng sống ngày qua ngày, chấp hành mệnh lệnh chẳng chút thắc mắc, cố gắng làm việc giỏi vì anh không thể sống trong cảnh đơn độc. Nhiều lần đi hành quân ở miền quê, và khi chỉ mới tới Việt Nam có hai tháng, anh đã được thưởng Chiến thương Bội tinh. Tuy nhiên, Mayer nghĩ, chưa bao giờ anh gặp cảnh tệ hại như ở Huế. Đó là nơi tệ nhất. Có khi anh ta nghĩ, mình làm gì ở đây nhỉ? Viên trung sĩ ở ban chỉ huy sai anh ta đi đâu đó, thế là anh nhảy lên chiếc xe thớt lái đi. Đó là cách sống tới đâu hay đó, làm những gì làm được, đi những đâu tới được, bởi chỉ vì là người lính TQLC. Nhưng nó không có nghĩa không biết sợ là gì. Những điều tệ hại bao giờ cũng có thể xảy ra được. Các tay bắn sẻ Cộng Sản trên đường phố, đâu cũng có hỏa tiển B-40. Các toán bộ binh và bắn sẽ phải luôn luôn cảnh giác phía trên đầu tường thành, thỉnh thoảng có tiếng la to di chuyển và hai bên bắn nhau. Suốt ngày, chẳng có phút nào được nghỉ; đêm tối chợp mắt chút đỉnh. Một lần, Mayer đón vài TQLC dọc đường để đi nhận lương khô, nghỉ chút ít. Bỗng súng cối nổ trên đường, và chiến trận lại nổ ra. Lúc ấy, có nhiều phóng viên báo chí đang ở với họ. Khi súng nổ dữ, họ nói họ muốn lên phía trước cùng TQLC. TQLC biểu họ im đi và ngồi xuống tại chỗ. Trí óc Mayer choáng váng, các tay phóng viên nầy làm như đang đóng phim hay biểu diễn trò gì đó vậy.

Anh ta chưa bao giờ thấy một cán binh CSBV nào khi đang đánh nhau, nhưng có rất nhiều bạn bè anh ta bị thương, một anh bộ binh bị thương ở lưng được anh ta dìu lên xe thớt. Anh còn tiếp tục giúp nhiều bạn thân khác bị thương. Một buổi tối, có một anh lái xe thớt, trông còn vẻ như là một sinh viên chăm học, mang kiếng trắng, râu mép lưa thưa, trước trận Huế còn làm thư ký cho đơn vị, giữ nhiệm vận chuyển người bị thương ở đại đội Charlie. Trên đường về, anh bạn bị lạc trên đường sá ngang dọc lung tung, quẹo lộn đường nên bị CSBV bắn chết tại chỗ. Tử trận trong khi hoạt động (KIA). Mayer nghe nói CSBV dựng xác anh bạn bị chết lên để làm bia bắn thực tập. Mayer còn nghe tin hai thằng bạn chết cùng một ngày. Hôm ấy có chiếc xe tăng chạy vào trong một doanh trại của quân đội miền Nam VN bỏ trống. Tám người lính bộ binh quây quần chung quanh chiếc xe, vừa hút thuốc vừa nói chuyện, rồi mọi người đi quanh, còn Mayer thì đi ngang qua sân tới chỗ các thùng giấy đựng lương khô, tính tìm chút gì để ăn. Bỗng anh ta nghe có tiếng đạn rít trên đầu và nổ ngay bên cạnh. Hai người lính còn đứng bên chiếc xe tăng bị thương. Một người, tính hay đùa, bị một mảnh đạn vào cuống họng và chết tức khắc, mắt còn mở, miệng hé ra, như đang cười. Mayer hết sức xúc động. Người kia là một người ít nói, đang nằm trên đất, rên xiết, nhiều mảnh đạn đâm vào mình anh ta. Người ta kéo người bị thương vào trong và gọi y tá. Chỉ mấy phút sau người lính ấy chết. Mayer khó tin được hai người bạn chết chỉ vì một viên đạn quái quỉ như thế, chẳng đâu vào đâu! Mayer chờ tới lượt mình. Thế nào cũng tới lượt anh ta! Mọi người rồi ai cũng vậy thôi. Cuộc chiến vở tan từng mảnh nhỏ, từng chút một, chẳng ai biết việc gì sẽ xảy ra trước.

Thiếu tá Swenson trở lại thành Mang Cá khi một trong những chiếc xe tăng của TQLC lắc lư chạy về, chiếc xe bị bắn thủng mấy lỗ, có người thương vong. Ông ta ra lệnh cho toán xe tăng chùi rửa sạch sẽ vết máu của người trưởng xa đã tử trận. Đó không phải là điều mà người ta muốn nói tới.

Một hôm, Berntson đi xuống đường khi thấy linh mục McGonigal, tuyên úy MACV, đi về phía anh ta đang ở tuyến đầu. Ông ta thường đi ra tuyến đầu. Hai người chào nhau. Vị linh mục dặn Berntson cẩn thận. Berntson nói đùa là các tay bắn sẻ tốt lắm. Linh mục McGonigal cười và đi lên phía trước. Berntson nghĩ ông ta thiệt là người tử tế.Sáu quả súng cối rơi xuống nổ ầm ầm. Anh phóng viên nhà báo Mike Herr nằm rạp xuống đất tránh đạn. Xong, anh ta nghe có tiếng la hốt hoảng ở phía sau và thấy ba người lính TQLC đang chụm lại với nhau, tay cầm nón sắt, hát: “Chúng tôi sẽ ra khỏi nơi nầy, nếu đó là điều cuối cùng chúng tôi làm…”Họ lại tiến lên trước, bên dưới tường thành, lom khom bò qua một chỗ bằng phẳng vì ngôi nhà bị đạn pháo binh bắn sụp, rải rác các mảnh tôn thiếc lợp nhà, gỗ và gạch đá. Lawhorn khom mình xuống, tay cầm cây súng M-16. Một hạ sĩ da đen, không đội nón sắt, đứng phía trước, tay quăng lựu đạn trông như người ta đang ném lao, giây đeo đạn lắc lư trước ngực. Bất đồ, có tiếng nổ phía sau và anh hạ sĩ té xuống. Y tá và hai TQLC kéo anh ta lui. Lawhorn nhìn anh ta, thấy cánh tay gảy, hình như có hai ngón tay bay mất. Anh ta nắm lấy cánh tay bị thương, vừa khóc vừa nhìn vào chỗ bị sưng. Một anh lính đen khác đi lom khom bên cạnh, trông có vẽ thân thuộc, nói giọng ganh tị: “Mày về Mỹ, chẳng có gì đâu, mày sẽ về nước thôi.”

Thứ Bảy, 17 tháng Hai, trời sáng nhưng khắp thành phố, bầu trời còn xám xịt. Hôm nay không có không yễm, không có đạn tiếp tế cho đại bác 90 ly, cũng không còn đạn cho đại bác 106 ly không giật. Lựu đạn gần hết, lương thực chỉ đủ cho một ngày.

Thiếu tá Thompson cho tiểu đoàn nghỉ. Hôm ấy không tác chiến. Lính được nghỉ, chỉ có ít người phải đi tuần phòng. Nhưng cuộc chiến đấu thì vẫn chưa ngưng lại.Đi lững thững phía trước, trung sĩ Berntson tách khỏi đại đội coi thử binh lính khác trong tiểu đoàn đang làm gì. Anh ta đi qua bên phải, chỗ nhà cửa đổ nát thì nghe tiếng súng nổ phía trước, không phải tiếng súng nổ loạn xạ mà giòn, lẫn lộn giữa M-60 và M-16. Tò mò, anh ta đi tới hướng đó, chỗ khúc quẹo, thấy một chiếc xe màu xanh đậu ngay giữa con đường dài. Hai TQLC núp trên mui xe với cây đại liên M-60. Có hai người nữa núp ở hai bên xe, nơi cái chắn bùn. Berntson lom khom chạy tới chiếc xe, núp phía sau vè xe, hỏi người lính:

 – “Quái gì xảy ra vậy?”

Anh lính nhăn răng cuời:

– “Này, bạn, tao đang tham gia lễ “Ngày Thi Bắn Gà Tây” lần đầu tiên ở Huế.”

– “Mày nói gì vậy?”

– “Đếch họ. Có mấy tên CSBV ở dưới đó, mấy thằng khùng nầy thỉnh thoảng chạy qua chạy lại trên đường. Có hai hay ba thằng chạy qua đường bây giờ. Bọn mình hạ chúng.”

Berntson không tin, nói lầm bầm: “Mày dọa tao hả?”Người lính TQLC chỉ tới cuối đường, cách ba khu nhà, khoảng 150 mét. Berntson thấy bốn hay năm xác lính CSBV nằm chết chồng lên nhau giữa đường.Người lính nói:

 – “Canh chừng nhé, một chút nữa, có một tên chạy qua đuờng.”Vừa nói xong, Berntson thấy một bóng người chạy nhanh qua, ngang chỗ đống xác chết. Chờ bóng người ấy tới giữa đường, cả bốn TQLC đều nổ súng, nhưng anh ta chạy thoát. Berntson không thể tin điều anh ta thấy. Anh ta chồm sát tới cái vè xe và chờ. Vài phút sau, một anh lính CSBV chạy từ trong một ngôi nhà ra, tới giữa đường, bỗng thay đổi ý kiến, chạy ngược lui chỗ cũ. Tất cả TQLC đều nổ súng, anh ta té xuống, bò trên lề đường. Từ phía bên kia đường có hai anh nữa chạy ra, kéo người bị thương. Đại liên M-60 nổ, một người chạy mất, một người gục tại chỗ. Thật là điên khùng. 

Berntson hỏi:– “Chơi trò nầy bao lâu rồi?”

 – “Chúng tao phục đây đã bốn mươi lăm phút. Thiệt là hay! Bọn chúng cứ chạy lui, chạy tới, không bắn lại. Nầy, anh bạn, có muốn bắn một phát không?” 

– “Sao không?” Berntson nói, cầm cây M-16 lên. 

– “Đếm thử coi. Tao hạ hai, nó hạ hai. Mấy tay trên kia hạ ba. Coi, anh hạ bao nhiêu cho biết.”

Berntson dựa vào vè xe, nắm chắc súng, nhắm vào đầu ruồi, nghĩ như là đi tập bắn hồi còn ở trại huấn luyện. Anh ta nhắm vào đống xác trên đường, nhìn hoài nhìn hoài cho đến khi chảy nước mắt sống. Rồi anh ta thấy một bóng người chạy qua đường, bóp cò, cho đi nguyên cả băng đạn. Người lính CSBV gục ngay, không một chút nhúc nhích. Đại liên M-60 lại nổ bồi tiếp vào tên địch. Ồ, bậy thật. Tao bắn nó rồi. Nếu tao biết chúng nó bắn tệ vậy, tao để cho nó chạy thoát.

Người lính hỏi anh ta còn muốn bắn nữa không, Berntson nói “không”. Bắn nữa, anh ta sẽ bắn hụt. Anh ta chụp một bức hình mấy người lính nầy để kỷ niệm “Cuộc Thi Bắn Gà Tây” lần đầu tiên ở Huế, xong mang súng đi. Mấy người lính TQLC cười nói với Berntson báo cho mọi người ai muốn bắn thì ra đây. Anh ta lắc đầu bỏ đi. Chưa bao giờ anh ta thấy địch hoạt động ngu xuẩn như vậy. Họ chẳng bắn lại phát nào.

Berntson tiếp tục đi quanh đến khi anh ta thấy một cái lỗ ở vách tường một ngôi nhà quay mặt ra đường. Anh ta biết đi qua một cái lỗ tường như thế không khác nào đi xuống địa ngục. Berntson làm đúng y, bắn vào cái lỗ tường ấy, rồi phóng vào một cái hố bên kia đường. Có hai TQLC thuộc Đại đội Bravo đang núp sẵn trong hố, một trung sĩ và một y tá. Viên trung sĩ nói có hai người bị thương phía trước, anh ta cần giúp đỡ để kéo họ về. Anh ta chỉ về phía họ. Trên đường, ngay giữa ngã tư, Berntson thấy có hai bóng người đang nằm, áo quần xanh và to con như TQLC vậy.

 Anh ta hỏi:

– “Họ bị thương lúc nào?” 

Viên trung sĩ nói:– “Chỉ mấy phút trước. Tôi tới đem họ về. Đi đi.”

  Bỗng người y tá nói, chậm và chắc:

– “Bob, họ chết rồi!”– “Không, họ chưa chết. Họ mới bị thương. Tao thấy họ còn động đậy. Tao biết họ chỉ bị thương. Mình đem họ về. Này, đi.” 

– “Bob! Họ chết rồi!” 

– “Mẹ! Mày không đi, tao đi một mình.”  

– “Bob! Họ chết rồi, họ bị giết từ tối qua.” 

Berntson bỗng nhiên nhận ra viên trung sĩ nhầm lẫn. Tiểu đội của viên trung sĩ bị phục kích tối hôm trước. Y tá có nói với Berntson bốn TQLC chết, chỉ có viên trung sĩ sống, kéo về hai xác. Quân CSBV biết thế nào TQLC cũng ra lấy xác. Bọn bắn sẽ đang chờ ai ra ngay ngã tư.Viên trung sĩ cắt ngang: – “Mẹ! Mày biết rõ hơn chắc. Cả hai còn sống mà. Mày đúng là thứ gà mờ, mày không đi cứu bọn nó à?”– “Bob! Họ chết thật. Bây giờ đem họ về ngay cũng chẳng ích gì.”Viên trung sĩ nói:– “Tao đi.”

Nói xong, anh ta lao ra khỏi hầm và chạy nhanh trên đường. Anh ta chạy được nửa đường thì bọn bắn sẻ nổ súng. Thêm hai TQLC nhảy vào trong hầm với y tá và Berntson. Họ bắn trả, cố bắn che cho viên trung sĩ. Anh y tá nói nhỏ: “Quỷ thiệt! Chắc thằng khùng bị bắn chết.” Nói xong, anh ta cũng phóng ra khỏi hầm, chạy chữ chi trên đường. Berntson và hai TQLC chạy theo anh ta, vừa chạy vừa bắn. Cả bọn cố chạy tới chỗ hai cái xác chết. Berntson và y tá nắm cổ chân một xác chết kéo mạnh anh ta lui, cái xác úp mặt xuống đất, bị kéo lê trên mặt đường. Viên trung sĩ và một TQLC thì kéo cái xác kia chạy theo sau. Cuối cùng, có một TQLC thứ năm chạy tới, bắn hết băng đạn nầy đến băng đạn khác vào các cửa sổ. Berntson và y tá lại nhảy xuống hầm, ngồi dựa lưng, thở hổn hển. Ba người kia cũng nhảy xuống sau lưng họ. Viên trung sĩ nhìn cái xác bị phù mặt do Berntson và y tá kéo về, la lên: “Chúa ơi! Bộ tụi bây kéo sấp mặt thằng chả hay sao vậy?”

Khuôn mặt người chết bị thâm, sứt vì bị kéo lết trên mặt đường. Viên trung sĩ ngồi thụp xuống trong hầm, khóc hu hu, hai vai rung lên:“Tụi bây đừng kéo xác nó úp mặt xuống đường, mẹ nó nhìn không ra. Tụi bây làm hư mẹ cái mặt của nó rồi.”Anh y tá bò đến bên, ôm lấy anh ta: “Bob, bọn mình về đi. Mọi người bình an rồi. Về trạm xá đi.”

Cả bọn họ đi chầm chậm về phía thành Mang Cá. Viên trung sĩ vừa đi vừa khóc nên y tá đỡ anh ta, dẫn đi lên đầu. Berntson và một TQLC theo sau. Mang cái xác thằng bé bị nát mặt. Vào trong thành, viên trung sĩ gặp y tá trưởng rồi họ ngồi xuống trong góc nhà. Có ai đó đặt cái xác bên cạnh anh ta. Khi Berntson quay lưng đi ra khỏi tòa nhà, viên trung sĩ vẫn còn ngồi bên cạnh xác người bạn thân của anh ta, hai tay úp mặt mà khóc.

Hôm sau, ngày 18 tháng Hai, việc trở ngại tiếp tế vẫn chưa giải quyết xong nên tiểu đoàn hoạt động chỉ có một phần thôi. Trung sĩ Dye núp trong một căn nhà với mấy TQLC, cố nghỉ một chút, nhưng lại có một tay bắn sẻ CSBV núp đâu phía trước họ. Tay nầy có cây đại liên và bắn chặn ngang căn nhà, làm bay khúc gỗ trên đầu tường khiến mọi người sợ. Trung sĩ Dye còn gặp một chuyện rắc rối khác nữa: Đói cồn cào; hai ngày không ăn gì là một thời gian lâu dài. Có điểm tiếp tế phần lương khô ở phía đằng kia nhưng tên bắn lén bắn hoài nên không ra được.

Cuối cùng, dạ dày của Dye làm anh ta nảy ra một ý hay. Anh ta nói: “Quái gì thế nầy. Mấy thằng con hoang nầy một là bắn tao chết hai là bị thương, nhưng nó không thể làm tao chết đói được.”

 Mọi người theo dõi, quan sát anh ta chạy qua mấy căn nhà, sau bức tường đá. Tên bắn sẻ nã đạn lách cách. Dye nghe tiếng đạn bay trên đầu, tiếng u u của một trái đạn đang bay và đụng vào bức tường trước mặt, nổ như sấm. Trái đạn súng cối nổ làm văng bụi đầy người anh ta. Anh ta phóng tới trước, nhanh hơn, tới được điểm tiếp liệu, ôm mấy hộp thực phẩm khô, chạy ngược về căn nhà cũ. Cả bọn họ ngồi trên đống gạch ngói đổ, ăn ngấu nghiến.

Mãi sau anh ta nhìn vào chiếc nón sắt. Cái bông hoa màu vàng lớn Berntson lấy gắn vào đó khi anh ta tới một ngôi chùa Phật đã bị đạn bắn bay mất, vết đạn chỉ cách đầu anh ta có 1 inch. Khi anh ta chạy xuống bờ tường, tên bắn lén thấy rõ cái hoa trên nón sắt anh ta nên nó bắn ngay vào đó. Sau nầy, anh ta cứ nghĩ là nếu tên bắn lén bắn thấp hơn cở 1 inch thì thật là xui. Ở Huế, câu chuyện cái hoa nầy trở thành câu chuyện vui.

Đại đội Bravo tiến qua từng nhà, khu vực sửa chữa xe hơi. Berntson đi với một tiểu đội. Họ đi vào một sân nhà kế cận, bò qua chỗ vòi nước cửa sau, quăng lựu đạn và bắn; rồi đá mạnh vào cửa sau cho cửa mở ra. Bất thần thấy ba lính CSBV đang núp trong đó, Hai bên thấy nhau, một giây kinh ngạc. Ai nấy bò lăn ra. Một tràng đạn bay ngang đầu Berntson, đụng thẳng vào vách tường phía sau, cát bụi bay ra che cho anh ta khiến địch không thấy. Anh ta bắn một băng M-16, một trong mấy người lính CSBV té ngay xuống ngưỡng cửa, người kia thì té giật lui sau, rơi xuống nền nhà. Các TQLC còn run. Cuộc chạm súng chưa tới ba giây.

Họ kiểm soát cho nhau coi ai bị thương. Chẳng ai hề hấn gì hết. Mọi người cười ngất. Họ ngồi hút thuốc. Tiểu đội trưởng nói họ có thể ngồi nghỉ đến khi toán còn lại của đại đội di chuyển lên phía bên hông. Một TQLC kéo một cái xắc dã chiến của người lính CSBV đã chết, đổ đồ bên trong xắc ra giữa nền nhà, có ba cái gói bao lại rất gọn, bên trong là những miếng vàng sáng.

Anh lính nhặt một gói lên, hỏi: “Nầy! Cái gì vậy nè? Nó nặng đấy. Gói nầy là cái gì?”Anh ta đưa cho Berntson. Đó là những miếng vàng mỏng. Anh ta chuyền quanh cho mọi người xem, quan sát. Mỗi miếng vàng có hàng chữ Pháp: “Vàng ròng”, Saigon, Danang, Hongkong, Bangkok. Berntson nói: “Trời ơi! Gói nầy là vàng đấy.” 

Anh lính trẻ thấy thế bèn với chụp một trong mấy gói đựng vàng, một anh TQLC khác chụp cái thứ ba. Berntson đếm được 20 miếng trong gói của anh ta. Anh ta lấy một miếng bỏ trong cuốn sổ tay. Họ bắt đầu tìm các gói khác, bất thần hai quản B-40 nổ trên đầu cửa sổ. Lửa bùng lên. Họ bò lui ra cửa sau. Trong khi đó thì một loạt đạn AK bắn vào cửa trước. Một quả súng cối nổ ngoài sân. Berntson vấp chân té xuống nền ximăng, cây M-16 rơi xuống. Anh ta cúi lượm thì gói vàng văng ra khỏi túi. Thêm hai quả súng cối nổ nữa. Anh ta phóng đi, tiếc hùi hụi, nhìn lại gói vàng còn nằm ngay chỗ rơi xuống. Sau khi tìm được chỗ núp, anh ta nhớ còn có lá vàng bỏ trong cuốn sổ, thấy đỡ tiếc một chút.

Sau khi chia tay với Đại Đội Bravo, TQLC, Berntson tìm đường trở lại với các bạn cũ ở Đại Đội Delta. Anh ta đi ngang trạm cứu thương thì có mấy TQLC nhờ anh ta giúp một tay, đi lấy xác mấy TQLC chết về. Họ chỉ cho anh ta thấy một ngôi nhà thủng lỗ chỗ, Berntson thấy có 3 xác TQLC nằm kế nhau bên trong. Có người nói là họ ở qua đêm trong ngôi nhà đó và bị CSBV bắn B-40 vào nên có người bị tử trận. Berntson cúi xuống nắm xác một người lính trẻ và thấy có điều hơi lạ. Anh nầy mang đôi giày da màu đen, mang lon chuẩn úy còn mới tinh nơi cổ áo, mặc đồ quân sự tiểu bang, quần còn hồ cứng. Họ kéo ba người chết về trạm y tế.

Berntson ngồi lại hút thuốc. Y tá moi trong túi người lính trẻ ra các đồ dùng do tiểu bang cấp phát và một xấp giấy viết. Anh ta đọc, và nói thầm: “Nầy, đọc đi.” Xong anh ta trao cho Berntson. Đó là giấy chứng nhận cấp bậc chuẩn úy của người sĩ quan trẻ, ký tại trại huấn luyện Pendelton, California, ngày 29 tháng Giêng/ 1968. Berntson nhớ lại có tin nói lính vừa tăng phái từ California qua, bay thẳng tới Đà Nẵng, rồi trực thăng chuyển từ Đà-Nẵng ra Mang Cá. Và đây là hậu quả. Berntson ngồi nhìn xác anh ta, cảm giác như tê cứng lại cho đến lúc anh ta buồn bã đứng dậy bước ra ngoài.

Thứ Hai, ngày 19 tháng Hai, ba quả súng cối 82 ly bắn từ trong Đại Nội, bay qua đầu TQLC và nổ tại điểm tiếp liệu của tiểu đoàn. Hai TQLC chết. Luật lệ cấm TQLC phản pháo vào Đại Nội.

Buổi sáng trời lạnh, sương mù bốc lên che mờ mặt hồ dọc theo bờ thành. Lính TQLC ngồi trong đống gạch ngói đổ nát, đốt lửa lên, chen nhau sưởi ấm. Khoảng vài gờ sau, mặt trời lên cao, sương mù tan dần, Đại đội Delta bắt đầu di chuyển.Hai người đi tiền thám cùng với đại đội thuộc trung đoàn 5. Hạ sĩ David Morales và binh nhì Eric Henshall, cả hai vừa được Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao đồng vì giết được sáu lính CSBV. Họ đang ngồi dựa lưng vào tường. Henshall lôi trong túi đồ ra một lá cờ Mỹ nhỏ anh đã mua một tuần trước Tết ở Phú Bài với ý định là các tay bắn sẻ của đơn vị sẽ ký tên vào đó để mang về nước làm kỷ niệm. Nhưng rồi anh ta nghĩ ra một cách khác hay hơn. Anh ta và các TQLC xoáy đâu đó một cây sào tre để cột lá cờ vào đó. Xong, Henshall, chẳng nón sắt mà cũng chẳng cần áo giáp, cột cây tre vào một chiếc ghế tìm thấy trong ngôi nhà hư, đem dựng lên tường thành cho các tay phó nhòm chụp hình chơi.Berntson bước tới nói với Henshall, tay cầm cuốn tập dành cho các phóng viên TQLC Mỹ:– “Này, Eric, mày kiếm đâu ra lá cờ nầy hay quá vậy? Tao sẽ viết một câu chuyện về lá cờ nầy mới được.”Henshal nhăn răng cười, tự hào về lá cờ của anh, nói, vừa khi Berntson ghi nhanh trên sổ tay:– “Mẹ kiếp! Chúng nó thấy lá cờ ở đây mà tại sao không bắn. Mình cột vào ghế dựng lên đây để chúng nó bắn vào chơi.”Lá cờ bay trong gió lạnh. TQLC đứng dựa lưng vào tường, la lối chưởi bới kẻ địch đang núp ở đâu dưới kia.Hai tay bắn sẻ CSBV núp ở cuối bức tường bắn lách cách vài phát. TQLC cúi đầu núp sau bờ tường. Viên đạn bay qua trên đầu khiến Berntson cảm thấy giận tên bắn sẻ. Hôm trước, anh ta đã giúp y tá đem một người bị thương ra khỏi bờ thành, trong khi một tên bắn sẻ bắn hai viên qua trên đầu anh, sát đến nỗi anh ta cảm thấy được hơi nóng của viên đạn. Anh ta chỉ la lên được: “Ôi! Chúa ơi!” rồi nhào xuống đống gạch ngói bể, nằm yên mười phút không dám nhúc nhích. Rồi lại có tiếng súng AK-50 nổ đâu đó phía trước, đạn dội vào tường. Cuối cùng, tiếng súng dứt. Cái ghế và lá cờ vẫn còn đứng nguyên.– “Anh viết truyện hả?”– “Vâng.”– “Trung sĩ, bữa nay anh ở đây với tụi tôi?”– “Vâng.”– “Vậy là hai mươi sáu.”Anh ta đếm tất cả được 26 người. Sau chín ngày đánh nhau ở Huế, quân số còn lại chẳng bao nhiêu!

Các TQLC vẫn ngồi dọc theo bức tường dài, chờ đợi. Vài binh sĩ tới tăng cường đang đi về phía họ. Họ mới cạo râu láng bóng làm cho Berntson thấy không hợp tình hợp cảnh chút nào cả. Tất cả binh sĩ ngồi quanh đây, mắt ai cũng sâu, râu ria xồm xoàm, dơ bẩn, người đầy bụi cát gạch đỏ. Vài người vác các thùng lương khô. Mọi người đang ăn sáng. Đại úy Harrington tới gặp mấy binh sĩ vừa đến, họ thuộc Trung đội 3. Trước đây, họ được tăng phái theo giữ an ninh cho đoàn xe tiếp tế Phú Bài-Huế, nay trả lại cho đại đội, mới tới Thành Nội. Đi với họ có thiếu úy Dean Williams, sĩ quan hành chánh Đại đội Delta. Anh nầy đã từng chỉ huy trung đội sáu tháng nhưng vì bị thương nên được giao việc tại hậu cứ. Tới Huế, anh ta tình nguyện trở lại chiến đấu. Harrington biểu anh ta nắm Trung đội 1. Đại đội nay được tiếp tế đầy đủ nên họ lại tiếp tục cuộc hành quân dọc theo bờ thành.

Khoảng sau 1 giờ chiều, Harrington ra lệnh tiến lên. Tại điểm nầy, tường thành hẹp lại. Lớp đất đắp vào phía trong thành bề ngang còn lại khoảng 40 fít. Thiếu úy Williams cùng với một tiểu đội bò lên trên đó. Từ đó, họ tiến về phía đống gạch ngói đổ, đi lom khom, và tiến nhanh hơn. Đại úy Harrington dẫn số còn lại, tiến qua các ngôi nhà nằm dưới chân thành. Một chiếc xe tăng chạy lách cách trên đường. Berntson nhìn vào chiếc xe ấy, thấy sung sướng. Ít ra, họ cũng được yễm trợ hỏa lực. Xe tăng bắn một viên đạn 90 ly, bỗng một quả B-40 nổ ngay chỗ tài xế, đèn xe bay mất. Chiếc xe tăng rú máy thối lui. Berntson nhăn mặt khó chịu.

Đại đội đang tiến tới trước, cách khoảng nửa khu nhà, bỗng chạm súng dữ dội. Hoảng hốt vì đạn rải như mưa, TQLC lo tìm chỗ núp. Hai người đi đầu bị bắn chết ngay tại chỗ. Họ chẳng gặp may. AK-47 và B-40 bắn dữ dội chỗ khúc đường hẹp. Harrington, đang núp phía sau, cách khoảng bảy mươi lăm bộ, nhìn TQLC đang ở trên tường thành. Thiếu úy Williams, đang núp phía trước, bỗng người bị giật bắn lên khi chỗ đất quanh anh ta bị đạn bắn cày tung lên. Rồi anh ta té nhào xuống như một con búp bê rách. Anh ta bị một viên đạn vào cổ, hai viên vào ngực, mỗi chân một viên đạn. Harrington nghĩ: “Chúa ơi!” Và cảm thấy đau lòng vô cùng. Anh ta thấy tuyệt vọng.

Berntson thấy có một thiếu úy đang bò xuống, ngang qua một bụi tre trong sân trước của một ngôi nhà, cùng một tiểu đội bò theo sau. Ở phía trước, súng đạn vẫn không ngừng gầm thét. Quả thật không thể nào nhúc nhích được. Các tiểu đội tiến từng bước một. Trước mặt là các căn nhà đổ nát, hàng rào cây, cây cối, tường gạch bọc quanh sân, gạch ngói ngỗn ngang. Berntson dùng cùi chỏ bò qua những chỗ đó, cố cách xa một toán M-60 đang bắn che từ phía sau. Anh ta thấy cần bắn mạnh hơn vào phía địch nên đưa cây M-16 lên quá đầu, anh ta sợ nếu ló đầu lên dễ lãnh đạn, rồi bóp cò cho nổ vào vị trí quân CSBV trên thành. Anh ta lại chạy nhanh về phía một hàng rào gỗ, phóng vào cái sân nhà bên cạnh, vội vàng núp theo bức tường đá, rồi chun vào cái nhà bên cạnh và lại núp sau một bức tường. Hai TQLC, một người cầm M-16 và một người cầm súng phóng lựu M-79, bò bên cạnh anh ta. Có ai đó ở bên kia bức tường la to: “Y tá, lên đây gấp.” Berntson nhìn quanh, chẳng thấy một người y tá nào hết. TQLC bắn qua bức tường đá vào vị trí CSBV phía trước. Berntson ló đầu qua bức tường kêu to: “Y tá.” Cách xa khoảng ba chục bộ, núp sau bức tường căn nhà kế, là hai người lính đội nón sắt, mặc áo giáp.Không cần suy nghĩ, Berntson phóng qua bức tường. Anh ta hạ cây súng M-16 và chạy thật nhanh về phía một toán TQLC. Anh ta cùng núp với họ trong khi súng quân CSBV đang bắn vào cái sân trước căn nhà, đất cày tung lên. David Greenway của tạp chí Time bị thương. Một người bị thương nữa là binh nhất Michels. Berntson nghĩ thầm: “Chúa ơi! Không phải Michels.” Thoát chết vì quả lựu đạn nơi vọng lâu trên cửa thành, bây giờ trúng đạn. Anh ta bị thương nặng, đạn vào ngay cổ, máu trào ra ở cuống họng, mắt trợn ngược, thở ngáp, tay chân xuội xuống. Berntson la to: “Y tá!” rồi nắm tay Michels kéo lui. Vừa lúc đó, y tá hối hả chạy tới, giúp Berntson kéo Michels lui, rồi họ chạy lui về phía bức tường đá, la to: “Bắn che cho tôi. Bắn che!” Các TQLC sau bức tường bèn nổ súng như điên. Súng quân CSBV còn gắng gượng bắn lại. Berntson và y tá chạy tới chỗ bức tường, thấy không thể chạy trở lại chỗ Michels nằm được. Cả hai phóng xuống đường, chạy dọc theo đường mương bên đường. Berntson nghe tiếng đạn nổ lách cách trên đầu và rít trong không khí.Họ chạy khoảng ba chục thước, rồi chui vào trốn trong một cái cổng sân bên trái. Berntson tuột quần, cắt mấy chỗ bị kẽm gai làm rách xơ ra. Anh ta bò lại chỗ Al Webb, phóng viên hãng thông tấn UPI, núp dưới bờ tường. “Chúa ơi! Al, giúp tao một tay. Thằng nầy bị thương nặng lắm.”

Berntson, Webb, Greenway và cứu thương lại đến chỗ Michels, chạy qua bên kia đường. Có một chiếc xe tải do Pháp sản xuất bị bắn hỏng nằm một bên đường. Họ đến núp sau cái xe ấy, để Michels nằm phía sau bánh xe. Charles Mohr, một phóng viên của tờ Nữu Ứớc Thời báo (New-York Times) chạy lên phía trước cùng với vài TQLC nữa để giúp đỡ. Y tá lấy băng băng quanh cổ Michels, chỗ cuống họng bị đạn nhưng thằng bé bị ra máu nhiều quá nên nghẹt thở, y tá phải mổ họng. Mọi người núp phía sau xe tải, nhìn y tá đẩy một ống nylong vào khí quản Michels. Berntson thấy có cánh của sổ màu xanh rơi trên mặt đường, nên nghĩ có thể dùng cánh cửa ấy để làm cáng khiêng Michels đi được.

Anh ta đứng dậy, một trái hỏa tiễn B-40 rớt nổ cách chỗ anh ta có 4 bước.Khi anh ta tỉnh dậy, thấy mình đang nằm sấp, cách chỗ anh ta đứng lúc nảy cỡ 12 bước. Anh ta không nghe được, hình như có tiếng gì như chuông rung trong tai. Miệng anh ta có vị thuốc súng, rồi anh ta thấy có vị máu từ trán chảy xuống miệng. Anh ta cố đứng dậy nhưng không nhúc nhích được. Tay bắt đầu thấy đau kinh khủng và khi nhìn xuống anh ta thấy một khúc vải dính vào ngay dưới vai. Tay anh ta tê dại, chân cũng vậy. Toàn thể thân mình lỗ chỗ mảnh đạn. Chỗ đau nóng đỏ lên. Anh cố nhìn, thấy Michel còn nằm bên cạnh, trên mặt đường, mình uốn cong lên vì viên đạn B-40 nổ lúc nảy. Anh ta nghiêng đầu nhìn ngang thì thấy Greenway, Webb, Mohr, và y tá cùng mấy TQLC đang núp dưới gầm xe tải. Webb và Greenway cũng bị thương. Một tràng đạn AK vãi xuống đường, cày một đường dài. Michels lại trúng đạn, giựt bắn người. Berntson lại nhìn mấy khuôn mặt núp dưới gầm xe: “Trời, nhờ ơn Chúa. Có ai đến cứu tôi. Xin làm ơn!”Y tá và Greenway vội chạy ra kéo anh ta vào dưới gầm xe.Hai người lính TQLC chạy lại chỗ Michels. Berntson nói nhỏ với y tá: “Lo cho nó trước, tao không can gì đâu, chăm sóc cho nó trước.”Webb cũng còn nằm tại chỗ. Mảnh đạn ghim vào chân và mắt cá anh ta. Berntson lại nói: “Lo cho Webb trước, tao không gì đâu!”Bỗng nhiên, anh ta nghĩ chắc mình có thể chết. Y tá chích cho anh một mũi morphine (thuốc giảm đau). Mấy TQLC chạy tới, nắm lấy cánh tay anh ta làm anh thấy đau tê tái. “Trời! Đau quá!” Họ mang anh vào trong một cái sân nhà, chỗ khuất lằn đạn. Tự nhiên Berntson hơi tỉnh một chút, nhớ lại mọi chuyện rõ một cách lạ lùng, mấy người lính TQLC cũng không quên dụng cụ của anh. Họ đưa máy chụp hình và cây súng Colt .45 cho Greenway, nói với anh ta là anh muốn giao tất cả lại cho văn phòng báo chí của Sư đoàn 1/ TQLC.Một chiếc xe thớt chạy lên. Anh lính TQLC bị thương ở vai trèo lên xe, ngồi, xong họ đem Berntson và Michels đặt nằm phía sau. Người y tá nhảy lên ngồi bên cạnh, cố gắng lo cho Michels. Chiếc xe thớt rú máy chạy về Mang Cá. Họ được đưa vào một trong những tòa nhà làm bằng nhôm theo kiểu trại lính, đặt bên cạnh những người bị thương khác. Vài bác sĩ và y tá chạy tới cắt áo anh ta ra. Bỗng một bác sĩ đắp mặt anh ta lại, nói: “Chết.” Anh ta sẽ chết. Rồi họ để anh ta vào góc nhà, tới lo cho những người bị thương khác. Chỉ có một cơ hội hết sức mong manh rằng Michels sẽ sống được, nhưng ở Huế, người bị thương thì quá đông mà bác sĩ thì ít quá và vì vậy, những ai bị thương nặng thì được chọn riêng nên những người gặp may sẽ được chăm sóc ngay. Các bác sĩ không muốn thế, thấy người bị thương gặp trở ngại, nhưng họ không thể chăm sóc đủ mọi bề cho thương binh.Berntson nằm ở đó, nhìn lên trần nhà và nghĩ tới Dennis Michels, nước mắt chảy xuống. Một lúc sau, anh ta mê đi, mọi thứ như chìm sâu trong sương mù dày đặc. Có ai đó cúi xuống nhìn anh ta và bỗng la lớn: “Chúa ơi! Lẹ lên, tới đây, anh ta bị xuất huyết nặng lắm.” Một mảnh đạn to bằng đồng đôla bạc, đâm vào động mạch nơi chân anh, máu chảy lan xống nền nhà. Người ta đắp thêm bông băng, chích thêm morphine. Y tá chích ống kim vào và treo phía trên mặt anh một bình nước biển.

Có chiếc trực thăng Sea Knight hạ xuống. Người ta đặt Berntson trên cáng cùng với một cái poncho và đưa ra trực thăng cùng với những người bị thương khác. Cánh quạt trực thăng quạt gió làm cho poncho đắp lên mặt anh ta. Anh ta không thể kéo nó khỏi che mặt được. Chiếc máy bay bay lên mà không mang anh ta theo. Ít phút sau, có một chiếc khác đến, người ta đưa anh ta vào trong máy bay. Chiếc máy bay cất lên, Berntson nhìn xuống bãi đáp nhưng chỉ thấy làn khói trắng của chiếc máy bay trước dần dần xoắn theo hình trôn ốc ở phía bãi đáp khuất dần bên dưới.

Berntson thức giấc ở trạm xá Phú Bài, thấy mình được đặt trên nền nhà cùng các TQLC khác. Một y tá cúi xuống cắt cái áo xơ xác của anh. Anh ta thấy y tá lục đồ trong túi, gom những đồ vật riêng tư, lấy mất tấm bản đồ thành phố Huế mà anh ta mang theo trong suốt trận đánh. Anh ta khóc, nói: “Cho tôi lại tấm bản đồ. Bản đồ của tôi.” Người y tá nói không được. Họ không được phép cho giữ tất cả những gì có tính cách tình báo. Xong, họ đem anh ta vào phòng quang tuyến X và cẩn thận đặt anh ta nằm xuống một cái bàn. Anh ta cảm thấy đau vô cùng, lạnh cóng vì trần truồng, nửa mê nửa tỉnh. Khi tỉnh, anh ta thấy có một TQLC đi tới, cho điếu thuốc, nói chuyện với anh ta, cố làm cho anh quên đau. Berntson hỏi anh ta thuộc đơn vị nào, anh ta trả lời là thư ký. Berntson nghĩ: “Thư ký thì biết cái mẹ gì.” Nhưng anh ta làm tốt việc của anh, và Berntson thật sự hoan nghênh việc ấy.

Sau đợt di tản thương binh đầu tiên, Đại Đội Delta tiếp tục gia tăng sức ép tấn công địch qua từng nhà. Một chiếc xe tăng tiến lên, bắn đại bác vào mục tiêu. Chỉ trong vòng 10 phút, ba quả B-40 bắn vào xe tăng khiến nó phải thối lui. Súng cối trong Đại Nội bắn ra, rơi vào vị trí TQLC, làm họ phải ngừng lại. Harrington gọi máy ra lệnh ngưng cuộc tấn công. Harrington nhìn tới phía trước thấy hiệu thính viên, – lần thứ ba từ khi trận đánh bắt đầu – bò lui giữa đống vôi gạch đổ nát. Anh ta bị thương nơi cánh tay, mỗi khi tim đập thì máu phun ra. Harrington cùng với y tá vội vàng chạy lên băng bó cho anh ta. Nhờ có TQLC bắt đầu bắn che nên các người bị thương và chết được kéo vào bờ thành. Có người đem thiếu úy Williams vào. Anh ta vẫn còn tỉnh mặc dù bị thương tới năm chỗ trên người. Rồi người ta chuyển viên thiếu úy nầy về thành Mang Cá.

Đại đội quay lại nghỉ qua đêm tại vị trí có lá cờ cột nơi cái ghế. Tới sáng, ngày 20 tháng Hai, họ lại đánh nhau từ sáng tới chiều tối. Họ củng cố vị trí tại những căn nhà hư dọc theo tường thành để nghỉ qua ở đó thêm một đêm nữa. Lawhorn và các bạn thân của anh ngồi nói chuyện nho nhỏ. Chẳng ai muốn ở lại thêm Huế chút nào. Họ quá mệt mỏi vì đánh nhau. Quân CSBV rất ngoan cố, và thật là tệ. Lawhorn thấy vui chỉ vì một điều. Đại úy Harrington luôn luôn sát cánh chiến đấu cùng binh sĩ. Trong suốt trận đánh, khi nào anh ta cũng ở tuyến đầu, tham gia cùng TQLC của anh. Mặc dù là người ít nói nhưng anh ta tận tình chăm sóc binh sĩ. Nhưng Chúa ơi! Anh ta là sĩ quan độc nhất còn lại của đại đội. Thiếu úy Green bị bắn ở Thừa Lưu, thiếu úy trung đội trưởng Trung đội 2 thì bị bắn ở cửa thành, một loạt đạn rải xuống như mưa trong một trận đánh gay go phía sau cửa thành khiến thiếu úy Imlah phải bị tải thương, thiếu úy Williams chỉ sống thêm được có một ngày. Viên trung sĩ nắm quyền chỉ huy Trung đội 1 bị thương trên một con đường phố nào đó và người tiểu đội trưởng phải lên nắm quyền thay. Y sĩ Rhino cũng đã tử trận. Lawhorn chỉ là một binh nhì mà bây giờ lên làm tiểu đội trưởng. Tiểu đội còn lại chỉ có sáu người. Lawhorn không ưa trách nhiệm. Đạn dược, lương thực còn lại ít. Ai cũng mệt mỏi, khổ sở và đói khát. Chiến đấu quá gian khổ mà mỗi ngày chỉ tiến được có mấy trăm thước. Tiến thêm nữa cũng chẳng ích gì! Pháo binh nổ tới, phản lực bỏ bom, quân CSBV cũng không chịu tháo lui. Tuồng như không thể nào diệt được chúng. Vài TQLC cũng nói đến việc ấy, tự hỏi họ sẽ làm gì nếu sáng hôm sau có lệnh tấn công nữa. Vài người có ý kiến là sẽ trả lời không khi có lệnh. Chỉ còn khoảng vài trăm thước là tới cuối bức tường thành. Lá cờ Cộng Sản vẫn còn treo trên cột cờ trước Đại Nội. Nhiều người thấy nản không còn ham tiến lên hạ lá cờ ấy xuống nữa.

Thiếu tá Thompson thấy sự thay đổi trong tiểu đoàn. Họ đã mất hết nghị lực. Họ đang thất vọng, nhưng ông ta giận binh lính ông một chút ít thôi. Họ đã hăng hái chiến đấu nhiều tuần lễ mà không được nghỉ ngơi chút nào từ trước khi trận đánh Huế khởi sự. Trong tám ngày đánh nhau căng thẳng ở Huế, từ 13 tới 20 tháng Hai, tiểu đoàn có 47 tử trận, 240 bị thương nặng, 60 người khác bị thương nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Cha tuyên úy McGonigal cũng qua đời. Từ ngày đầu, ông ta đã ở với các tiểu đội TQLC mặc dù Thompson muốn ông ở lại tuyến sau vì chính sự an toàn của ông. Đêm 17 tháng Hai, ông ta mất tích. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác ông trong một căn nhà trống, đạn bắn ngay đầu. Có thể là có tay bắn sẻ nào đó bắn ông, nhưng có dư luận rằng ông đi lạc ra ngoài phòng tuyến và bị CSBV bắn chết.

TQLC đã hạ một số địch gấp 4 lần hơn (đếm từng xác chết thì con số là 219 mạng) nhưng cả bốn đại đội đều bị tiêu hao mất một nửa khả năng chiến đấu của họ. Chỉ còn lại có ba thiếu úy chỉ huy trung đội, binh sĩ và hạ sĩ quan đảm trách chức vụ chỉ huy. Bốn trung đội trưởng của đại đội Bravo chỉ là hạ sĩ.

Sức ép về mặt tinh thần có thể làm cho binh sĩ càng thêm dễ bị thương vong. Thompson biết vậy. Vì thế, ông ta thấy cần phải làm điều gì đó để binh sĩ lên tinh thần, thêm sức mạnh và tiếp tục chiến đấu. Giải pháp của ông ta là: Đánh đêm. Tối này 20 tháng Hai, ông ta triệu tập các đại đội trưởng họp để thảo luận chiến thuật nầy. Phía trước mặt, cách khoảng 300 mét là một công ốc lớn, hai tầng, có sân rộng, do CSBV chiếm đóng. Họ có xạ trường thoáng, dễ tác xạ khi TQLC tấn công. Một đại đội sẽ đánh chiếm ngôi nhà nầy bằng cách tấn công đêm, củng cố an toàn, làm bàn đạp để toàn bộ tiểu đoàn tiến lên tấn công địch. Harrington, Jenning và Nelson tất cả đều đồng ý với kế hoạch nầy. Họ hứa cố gắng nhưng Thompson biết họ không nhiệt tình lắm với kế hoạch của ông. Thiếu úy Polk cho biết đại đội Alpha sẵn sàng lên đường. Tuy nhiên, lúc đó, cả đại đội chỉ còn 81 người.

Ngày 21 tháng Hai, trời còn tối, họ tiến quân. Trung Đội 2 do trung sĩ James Munroe chỉ huy, một tiền sát viên, và toán hỏa lực nhẹ. Họ bò vào căn nhà lầu và hai căn nhà phụ bên cạnh, không bắn một phát súng. Quân CSBV đã rút. Có một tiếng ho làm ai ấy sợ run, một người dùng đèn pin loại tí hon (để đọc bản đồ) rọi xem thì thấy có một ông già cùng ba đứa bé đang run lẩy bẩy ở góc phòng. Mặc dù biết những người dân nầy sợ hãi, TQLC cũng không đưa họ đi ngay được, biểu ngồi lại. Binh lính TQLC bố trí ngôi nhà mới chiếm được và chờ trời sáng.

Tại ban chỉ huy, Thompson nói với các đại đội trưởng liên lạc thẳng với Polk, đề phòng nếu có gì khó khăn có thể có phản ứng kịp thời. Thật sự lý do của Thompson là ông ta muốn các đại đội trưởng thấy có niềm tin nơi viên sĩ quan trẻ làm cho họ sẽ hăng hái chiến đấu.

Trời vừa sáng thì trung sĩ Munroe thấy một toán binh lính CSBV đang tới. Họ không một chút đề phòng, đi ngang qua sân trước để vào ngôi lầu. TQLC nổ súng, địch chạy tán loạn, có người gục tại chỗ, hoặc tìm chỗ núp, bắn lại. Tiền sát viên pháo binh hối hả gọi cho đơn vị pháo Whiskey 1/ 11 bên kia sông Hương, giọng phấn khởi: “Chúng tôi tấn công họ… họ đang ở chỗ trống… hết sức gần, năm chục mét,…  Nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên với…” Họ bắn cả bốn khẩu cối cùng một lần, hai chục viên nổ liên tiếp, hết đạn chụp, họ xử dụng đạn nổ rồi cả đạn cay. Binh lính CSBV hoảng kinh bỏ nơi ẩn núp chạy ra ngoài khoảng trống. TQLC dùng loại súng săn kiểu 700 Remington bắn từng người một. Cuộc chạm súng kéo dài khoảng một giờ, mười chín xác địch để lại trên bãi cỏ.

Thiếu tá Thompson ra lệnh tấn công. Mọi người – những ai mới hôm qua còn chưởi thề, sợ, ngại ngùng – đều nhất tề xông lên tấn công. Lawhorn sau nầy kể lại bây giờ anh ta tin tưởng cấp chỉ huy. Cũng bởi họ là những người lính trẻ, thất vọng khi chiến đấu trong Thành Nội Huế, nhưng không bao giờ hoàn toàn mất tinh thần. Khi một anh TQLC trẻ thuộc Đại đội Alpha bị thương vì một mảnh đạn súng cối, Polk gọi máy cho anh ta di tản thì anh từ chối: “Không, chúng ta đang chiến đấu gay go ở đây mà.”Cuối cùng, tiền sát viên làm xong việc với trung đội của Polk, cùng Landry tới một vị trí súng cối của Whiskey nghỉ một chút cho xương thịt thư dãn. Sáng nay, họ đã hoàn thành ba nhiệm vụ. Một cho Đại Đội 1/ 1, cách 800 mét về phía nam (Quân CSBV ở chỗ trống, đếm tại chỗ 9 xác); một cho tuần tra tiểu đoàn trinh sát, 2 ngàn mét phía hạ lưu sông Hương, rồi tới Đại Đội Alpha 1/ 5 gọi. Chẳng có bao giờ ngừng được. Landry và các người khác ngồi tựa lưng vào bờ tường làm bằng bao cát, mệt nhọc nói chuyện, hút thuốc và chờ nhiệm vụ tiếp. Vào khoảng 7 giờ sáng thì có điện gọi tới, yêu cầu bắn ít viên vào vị trí quân CSBV đang trấn giữ ngôi nhà trước mặt Đại Đội 1/ 1. Rồi lại có điện 2/5 gọi, yêu cầu tác xạ vào căn nhà có mấy quân CSBV núp bắn vào ban chỉ huy tiểu đoàn. Họ nã vào nơi yêu cầu ba quả.

Landry lại nghe 2/5 gọi trong máy: “Bắn thẳng vào vị trí.”

Đại đội 1/5 lại có yêu cầu mới: “Bắn đạn cay, làm cho địch sặc hơi cay phải bỏ vị trí.”

Họ mới bắn được một số đạn thì Cọng Sản pháo bằng súng cối vào bến tàu, sau đó bắn thêm mấy tràng AK-47. Landry thấy một chiếc thuyền neo ở bờ bên kia sông Hương, bên phải, cách khoảng 8 trăm mét. Họ biết quân CSBV đặt súng trên chiếc thuyền ấy. Trung sĩ Reliss gọi cho đơn vị pháo 155 ly đóng ở Giạ-Lê, cách 6 dặm phía nam Huế. Yêu cầu pháo của viên trung sĩ bị từ chối vì tất cả các trọng pháo đang bận bắn yễm trợ hành quân. Quân CSBV bên kia cứ từng chặp bắn qua, đạn và mảnh nhiều khi trúng vào các bao cát đặt quanh các ụ súng cối. Bản năng tự nhiên của con người thúc đẩy người ta núp tránh sau chướng ngại, nhưng Landry biết họ không trốn tránh mãi được vì nhiệm vụ của một xạ thủ trọng pháo. Họ làm ngơ như không nghe tiếng đạn rít trên đầu và tiếp tục bắn pháo.

Tiền sát viên thuộc Đại Đội 1/ 5 gọi, cho biết anh ta thấy hỏa tiễn bắn đi. Họ bắn mười quả qua sông và qua tường thành. Bất thần, có 4 trái nổ trên sông làm nước tóe lên, cách xa họ khoảng một trăm thước. Lệnh cho biết là đại bác howitzer ở Giạ Lê bắn tới. Reliss gọi máy báo cáo lại, yêu cầu ngưng bắn. Nhưng pháo binh báo cho biết họ đã bắn rồi. Quân CSBV bắn hỏa tiễn vào vị trí súng cối. Dù vậy, toán súng cối cứ tiếp tục bắn. Đại Đội Bravo 1/ 1 tiếp tục hành quân, yêu cầu bắn chỉ điểm vào vị trí súng cối địch; xong cho đạn nổ, vị trí tác xạ hết sức gần, nguy hiểm, chỉ khoảng 100 mét.

Quân CSBV lại pháo súng cối và bắn sẻ. Một viên đạn súng cối nổ cách vị trí của Landry chỉ 10 thước. Vài người la lên. Hai TQLC của đơn vị chiến xa 1 đang sửa xe gần đó, viên đạn nổ ngay phía sau họ khiến một người bị một mảnh đạn, nhưng người kia thì bị nặng hơn và rơi từ trên pháo tháp xuống. Lúc đó chẳng có chiếc trực thăng nào sẵn cả. Mười phút sau có chiếc xe tải chạy tới và chuyển người bị thương vào trạm xá trong MACV.

Súng cứ tiếp tục bắn đi từ chiếc thuyền neo trên sông Hương. Vài chiếc tàu đổ bộ LCU của Hải quân Mỹ chở hàng tiếp liệu đang đi ngược sông Hương buộc phải rút lui. Mười phút sau, hai chiếc tốc đỉnh của Hải Quân xuất hiện. Từ vị trí của mình, Landry có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh khi hai chiếc tốc đỉnh tiến tới. Quân CSBV bắn vào hai chiếc tàu nầy. Hai chiếc tốc đỉnh phản ứng bằng đại bác 20 ly, bắn lên tường thành, lên bờ sông và nhà cửa trên bờ. Trung sĩ Reliss gọi cho MACV yêu cầu liên lạc với hai chiếc tốc đỉnh bắn vào chiếc thuyền trên sông. Không có kết quả. Mấy tên bắn sẻ CSBV lại tiếp tục nổ súng. Cuối cùng, toán súng cối la lên, đặt súng trên bao cát, bắn vào chiếc thuyền bằng chính súng M-16 của họ. Các thủy thủ trên tốc đỉnh vội vàng quay súng đại bác 20 ly và đại liên 50 nòng đôi bắn dọc theo bờ sông và vào chiếc thuyền neo trên sông. Và rồi bất thần, mọi sự im lặng. TQLC lại tiếp tục bắn pháo.

Mười phút sau, họ thấy bóng người di chuyển trên cây cầu phía đông-bắc thành Huế (cầu Gia Hội – Ngd). TQLC không thấy rõ gì ngoại trừ thấy họ đội nón lá trắng. Landry nghĩ rằng có thể là quân CSBV đang xâm nhập nhưng thời gian nầy, ở đâu cũng có người chạy giặc nên cũng chẳng biết nói sao. Tuy nhiên, TQLC không bắn vào họ.

Đại Đội 1/ 5 liên tiếp yêu cầu tác xạ. Nhiều lần trung sĩ Reliss biểu họ gọi cho các trận địa pháo đặt ngoại thành Huế. Một chút sau, đại bác hoạt động, tăng cường cho súng cối. Landry nghe M-16 và AK-47 nổ đủ mọi phía. Cuối cùng, khoảng 8 giờ rưởi, súng ngưng nổ. Một đoàn xe tải tới chở theo đạn dược. Cùng lúc, một toán dân thường chạy loạn xuất hiện trên đường phố, phía sau vị trí súng cối. Người dân lúc nào cũng làm cho Landry kinh ngạc, việc tác xạ sẽ trở nên khó khăn. Nhưng khi súng ngưng nổ thì họ lại bu tới coi như không có gì xảy ra. TQLC thường nghe chuyện binh lính CSBV giả làm dân thường nên họ cầm súng chỉa vào dân và la to lên. Các người dân chạy loạn lại chạy dạt đi. Một người lính TQLC đứng gần vị trí súng cối – anh nầy không mang lon lá gì cả, nhưng Landry nghĩ rằng anh ta là sĩ quan – gọi họ. Anh ta nói là binh lính sẽ bắn nếu họ lại liều lĩnh đến gần vị trí súng cối. Anh ta nói có vẽ hết sức nghiêm trang nên chẳng ai dám tới nữa.

Quay trở lại nhiệm vụ tác xạ, họ bắn một loạt đạn do MACV yêu cầu nã vào vị trí tình nghi quân CSBV, che cho Đại Đội 1/ 5 vượt qua một con đường, cho một đơn vị thuộc trung đoàn 5/ TQLC ở ngoài thành phố, và Đại Đội 1/ 5 gọi bắn đạn cay vào vị trí quân CSBV – từ chối, bắn quá gần vị trí quân bạn làm họ e ngại. Đại Đội 1/ 5 lại gọi, xin tác xạ vào một vị trí súng máy địch, quá gần, chỉ 50 mét mà thôi.

Tới chín giờ, nghỉ, ăn sáng bằng lương khô. Họ ngồi xuống đất, lấy muỗng múc đồ ăn ngọt thơm dịu, vừa ăn vừa nhìn tàu đổ bộ LCU vào bến. Tàu lũi vào bến chẳng màng tới việc các tay bắn sẻ đang nổ súng. Hai hỏa tiễn của quân CSBV bắn trúng vào bờ sông, mảnh đạn và bùn bay tung tóe. Đại bác 20ly và đại liên 50 nòng đôi trên tàu đổ bộ LCU bắn trả. Quân CSBV bắn theo một lúc rồi biến mất. Nửa giờ sau có lệnh kiểm soát tác xạ vì có không trợ. Có tiếng rít của mấy chiếc phản lực Phantoms từ phía sau vị trí súng cối, ầm ầm bay ngang qua trên đầu họ và bắn đại liên, thả bom 500-pound, rồi máy bay vụt biến mất. Cách vị trí súng cối cở mấy trăm thước (Landry và đồng đội đứng ngay hàng đầu quan sát), nhiều đoạn thành rung động và nổ tung, chấn động thật khủng khiếp, dội ngược về phía họ như gió đập qua cánh cửa xe đang chạy trên xa lộ.

Mấy chiếc Phantoms lại quay trở lại và oanh tạc, rải đạn cay xuống trông như máy bay đang xịt thuốc ngày mùa. Tiếng súng quân CSBV im bặt. Tàu đổ bộ LCU lại vào bến. Một giờ sau, tàu LST của Hải Quân Mỹ chở đạn súng cối đến. Mọi người ai cũng nãn vì phải uống nước sông, vì thế trung sĩ Reliss nói với Landry và bạn thân của anh ta là Rabby đi tìm xem coi có thể chôm được ít nước ngọt và lương khô phần C từ chỗ mấy anh lính Mỹ trên tàu LST. Họ đi tới chỗ chiếc tàu neo, tay cầm phiếu mua hàng, đúng lúc có hai lính Mỹ đang đứng uống bia. Landry vừa định nói kiếm bia uống thì ầm, quân CSBV pháo kích. Anh ta té xuống sàn tàu một cú như trời giáng. Hông tàu lỗ chỗ nhiều vết đạn, thùng nước ngọt của tàu bay mất. Hai anh lính đang đứng uống bia chạy lẹ về vị trí đặt súng.

 Raby té xuống, nắm vào lưng của Landry la: “Tao bị rồi.” Landry thấy chân mình chảy máu – một mảnh nhỏ, không có gì nghiêm trọng lắm. Anh ta giúp Rabby đứng dậy trên sàn tàu, nơi có mấy người lính khác cũng bị thương. Chiếc tàu rú máy lùi khỏi bến để tránh tầm đạn địch. Landry không muốn ở gần số đạn mới vận chuyển tới, sợ bị bắn nữa, anh ta lại chẳng có súng ống gì trên tay cả, nên la lên biểu Rabby chạy xuống bến. Rabby bị thương nặng không chạy được. Landry vội nắm lấy tập phiếu mua hàng, phóng suống sông, nước ngang ngực. Anh ta vội vàng bơi vào bờ, phóng chạy rất nhanh qua khỏi chỗ các cây súng cối đang bị bỏ không, rồi vào một căn nhà đồng đội của anh đang núp ở đó.

Một anh TQLC la to: “Thằng kia, mày may quá.”

-“Hả?”

 – “Mày mới thoát một loạt đạn pháo.” Landry không tin, anh ta chẳng nghe gì hết. Anh ta chạy là chỉ vì sợ mà thôi.

 Một lát sau, tàu LST lại vào bến, dừng lại đó cho đến khi súng hết nổ. Rabby được đưa lên bờ. Toán súng cối lại tiếp tục hoạt động, bắn vào phía tây, yễm trợ cho một đoàn xe đang tiến về Huế, bắn về phía đông – vào Cồn Hến – vị trí quân CSBV ở đó. Pháo binh và máy bay Phantoms lại tấn công Thành Nội. Tàu đổ bộ LCU vào ra bến tàu. Sáu chiếc GMC liên tục vận chuyển đạn dược thêm. Một cuộc chạm súng xảy ra gần khách sạn nơi có nhiều người tỵ nạn đang ẩn náu. Trên sàn cao, phía trên đầu những người tỵ nạn, có ánh lửa của súng phát ra. TQLC lại nổ súng phản ứng. Từ trên thượng thành, quân CSBV lại nổ súng hỗ trợ. Các tài xế lái xe tải dùng đại liên 50 bắn trả quân địch, bắn qua sông Hương. Landry và đồng đội cầm súng M-16 bắn theo.

Chiều hôm đó, thứ Tư, 21 tháng Hai, khu thành đông-bắc lọt vào tay TQLC. Họ hoàn thành sứ mạng, nhưng cuộc chiến cũng chưa chấm dứt. Trong khi họ chiến đấu giải tỏa khu Thành Nội thì quân đội VNCH chỉ ngồi chờ. TQLC/ Việt Nam tăng cường đánh chiếm được mục tiêu cuối cùng: Chiếm khu đông-nam Đại Nội, nhưng tình hình bên phía Việt Nam tiến triển rất chậm. Do đó, thiếu tá Thompson phải điều động đơn vị của ông qua phía phải để đảm nhận mục tiêu của Quân đội VNCH. Ông ta chỉ có một điều thuận lợi là có thêm một lực lượng tăng cường: Đại Đội Lima, Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 1/ TQLC/ HK do đại úy John D. Niotis làm đại đội trưởng.

Trung sĩ Joseph L. McLaughlin, 24 tuổi, có gia đình, quê ở Braddock, tiểu bang Pennsylvania là hạ sĩ quan thuộc Trung Đội 1, Đại Đội Lima. Lần đầu tiên khi nghe tin đi Huế, anh ta tưởng được đi bồi dưỡng hàng năm, cho thế là hợp lý lắm. Đại đội Lima hành quân nhiều tuần vòng đai an ninh Đà-Nẵng. Vài binh sĩ của anh ta đã đi Huế, về khoe ầm lên về vẻ đẹp của thành phố nầy. Laughlin là người hoạt động rất hăng hái và được thưởng Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao đồng vì chỉ huy hai tiểu đội giữ tiền đồn trong khu rừng trên cù lao Gò Nổi. Đơn vị anh ta bị địch tấn công dữ dội, máy bay trực thăng hỗ trợ bị bắn rớt. Laughlin chỉ huy 2 người đi cứu phi hành đoàn. Họ trốn qua đêm trong rừng, có bốn trực thăng yễm trợ; sau đó đánh cận chiến với địch.

Ngày 20 tháng Hai, đại đội tới Phú Bài, ngủ qua đêm trong nhà bạt, sáng hôm sau thì lên xe GMC đi Huế. Mọi hy vọng được đi nghỉ đều tan biến. Họ đang trên đường ra mặt trận, có xe tăng dẫn đường và bọc hậu để giữ an ninh cho đoàn xe. Họ tới MACV, trên bờ nam sông Hương, và McLaughlin thấy những điều nghịch với anh ta suy nghĩ: Mọi thứ gì cũng có lỗ đạn, đường phố đầy gạch đá ngỗn ngang và vẫn còn đang đánh nhau. Anh ta gặp một người bạn cũ, anh nầy tới cùng với năm hay sáu TQLC thuộc Đại Đội 1/ 1. Anh ta nói đùa: “Này, mày tới đây chi vậy?” Người bạn nói: “Tất cả tao chỉ còn chừng nầy thôi.”

McLaughlin biết mọi việc sẽ không có gì tốt đẹp đâu. Ba giờ chiều hôm đó, Đại Đội 3/ 5 được máy bay trực thăng đưa qua bên kia sông Hương, giữ vị trí nối tiếp với Đại Đội 1/ 5 ở phía đông-bắc Thành Nội.

Thứ Năm, 22 tháng Hai, đại úy Niotis nhận lệnh tấn công cửa Thượng Tứ ở đông-nam Thành Nội. Hôm đó trời tốt hơn nên sau khi trời sáng, binh sĩ của anh di chuyển tới cửa Đông Ba để tiến tới mục tiêu. Trung sĩ McLaughlin, phụ tá cho anh ta cùng vài TQLC bắt đầu tiến trên đường. Phía trước, binh lính đi dàn ra hai bên đường, quan sát cẩn thận khi đi qua các ngôi nhà hai bên đường đi. Tới góc đường, họ tập trung để tổ chức lại đội hình. Chỗ hai con đường gặp nhau có hình chữ T. Ngay trước mặt là cửa Thượng Tứ, bên phải, cách vài trăm thước là con đường song song với tường thành mặt tiền Đại Nội.

Viên phụ tá cầm ống nói từ hiệu thính viên gọi cho đại úy Niotis, trong khi McLaughlin đứng bên cạnh, chờ nghe lệnh. Tình hình lúc đó rất yên. Thình lình súng AK nổ, anh ta thấy một vệt trắng rơi bên cạnh. Các TQLC người thì té, người lao xuống đường. Anh ta ngồi xuống. Súng ngưng nổ liền tức khắc, mau như khi bắt đầu vậy. Hiệu thính viên té xuống đống gạch đá, chết tại chỗ, đạn xuyên vào áo giáp. Bên cạnh anh ta là hai TQLC bị thương. McLaughlin cùng hai TQLC chạy tới. Không có súng nổ. Họ vội vàng kéo những người thương vong lui đằng sau một ngôi nhà và gọi y tá. Họ bắt đầu bò lên phía trước. Có người la: “Chúng nó đây.”

McLaughlin thấy vài binh sĩ của anh bắn vào một ngôi chùa Phật quá phía bên phải một chút, chỗ có mấy ngôi nhà nằm sâu vào phía trong đường. Cửa trước đóng, cửa sổ chỉ mở có một cánh, cách xa khoảng 9 bước. Vài TQLC chạy tới, nép sát tường, ra dấu cho một người tiến lên. Họ tống vào trong cửa sổ mười trái lựu đạn, nổ như giây chuyền. McLaughlin cùng vài TQLC chạy lên, đá cho cửa lớn mở tung, bắn mấy tràng đạn M-16 vào trong. Sau bàn thờ có hai CSBV nằm chết, xác banh ra vì lựu đạn.

Họ tập hợp chung quanh ngôi chùa, chuẩn bị tiến về bên phải, dọc theo con đường khu cửa Thượng Tứ dẫn tới Đại Nội. McLaughlin đang ở đằng sau một ngôi nhà trong khi một phóng viên đài NBC đi tới, mang một dụng cụ kỳ quặc: Tòn ten trước ngực một cái gói có giây điện, bình điện, ông kính quay phim loại nhỏ, Anh phóng viên nói là anh ta sẽ đi tới khoảng giữa các ngôi nhà để quây vài cảnh Đại Nội.

McLaughlin nói: “Chưa làm được. Tôi chẳng biết anh làm quái gì nhưng nếu anh bước ra khỏi đây với những dụng cụ kỳ cục như thế, mấy thằng cùi nghĩ là anh có vũ khí mới, nó sẽ dộng hết mọi thứ vào đây cho xem.”

Anh nhà báo nhắm bộ không tin. McLaughlin đang giận, sợ và đau lòng vì những người vừa bị thương vong, bèn rút súng colt ra, nói với anh phóng viên: “Anh bước ra một bước là anh chết.” Anh chàng mang máy quay phim biến mất.

Từ trong Đại Nội, súng bắn ra dữ dội. Đại đội phải thoái lui. McLaughlin dẫn một toán lên trên thành. Đó là chỗ đất cao, xây bằng gạch, có cây cối và bụi rậm, có hầm và xác chết quân CSBV. Lính bắt đầu tản ra. McLaughlin đứng lên, anh ta thấy đại úy Liotis, các sĩ quan và các hiệu thính viên đang nói chuyện vụ tấn công vào ngôi chùa lúc nảy. Anh ta quay lại và thấy sát chân anh là một cái hầm ngụy trang, một mũi súng AK đang ngọ ngoạy trong hầm. Anh ta sợ tái người, không dám nhúc nhích. “Ôi Chúa ơi! Quái quỷ thiệt, chắc tôi chết.” Mũi súng AK di chuyển xa ra, hướng về phía đường, chỗ ban chỉ huy Đại đội. Anh ta vội vàng chỉa súng vào miệng hầm bóp cò, rồi nhảy lui, mồ hôi toát ra, run lẩy bẩy. Người lính CSBV núp trong hầm chết ngay tức thì. Ba chiếc xe tăng rú máy chạy qua con đường và bắt đầu nổ súng bắn vào thành bao quanh Đại Nội. Quân CSBV cũng tiếp tục tác xạ và chỉ trong vòng năm phút, cả ba chiếc xe tăng đều bị trúng hỏa tiễn nên rú ga thối lui. Phía trước, cách khoảng một trăm mét của con đường trước mặt là một cổng thành hình cung ở phía đông-nam. Đại Đội Lima cố gắng vượt qua cửa thành ấy. McLaughlin cùng với mấy binh sĩ trong trung đội anh ta nằm ở bên sau một gốc cây ngang bức thành, đạn bay mù mịt khiến họ không dám đưa lên một ngón tay. Ngay bên dưới, anh ta thấy hai hay ba nhóm binh sĩ từ những ngôi nhà bên phải chạy băng qua đường, bổ nhào xuống đất. Tới lúc nầy, hai đại đội đã vượt qua được bức tường, khoảng một chục TQLC bị thương và chết.

Một chiến xa loại nhỏ tiến lên, bắn che cho những người bị thương. Xạ thủ cho nổ hết cả sáu cây súng đại bác không giật, tài xế cho quay xe lại và đứng tại vị trí. Cửa chiến xa mở, toán binh sĩ bên trong nhào ra, khom xuống để tránh đạn, lại có tiếng đạn nổ. Những người bị thương cố gắng bò tới chỗ giữa con đường và bờ thành, chỗ nầy che đạn cũng không được kín lắm. Đạn vẫn bay tới như mưa.

McLaughlin vẫn còn núp phía sau gốc cây, nhìn tới thấy một trong các tiểu đội trưởng, một hạ sĩ người Porto-Rico tên là Giullemo Collins đang bò ở một chỗ đất hơi lõm sâu, tại đây mấy người bị thương đang cụm vào nhau. Anh ta bò sát đất tới phía họ và cố cứu họ được chừng nào tốt chừng đó. Nhưng anh ta chẳng kéo ai lui được cả. Muốn kéo được, anh ta phải ngóc đầu cao lên chút ít nữa mà ngóc đầu cao có nghĩa chắc chắn là chết. Hạ sĩ Collins thất bại bò lui. McLaughlin thì nghĩ tại sao họ cố kéo những người bị thương ra để làm gì trong khi súng nổ dữ dội như thế nầy.

Brian Mayer, tài xế xe thớt của Đại Đội 1/ 5 đang lái xe trên đường, khi anh ta quẹo phải ở góc đường để vào chỗ đại đội Lima đang đánh nhau thì thấy TQLC bắn như điên và chạy lung tung. Anh ta không biết chuyện gì xảy ra. Bỗng anh ta thấy mấy người bị thương chen nhau trong một cái hầm lộ thiên, cũng chưa biết chuyện gì xảy ra. Suốt trong mấy tháng huấn luyện, và trong tình chiến hữu, anh ta sống một cách tự nhiên nên anh lái thẳng chiếc xe thớt tới phía họ. Nhưng chỉ phút chốc, anh ta thấy sợ khiếp. Từ Đại Nội, súng bắn ra dữ dội. TQLC thì núp trong nhà dân bắn trả. Mayer thấy hình như có đạn rơi lụp bụp bên cạnh. Chiếc xe dội trên đường như khùng nên anh ta cho xe ngừng lại, nhảy xuống và chạy tới chỗ mấy người bị thương. Anh ta đưa mấy người đó lên xe rồi lái xe chạy đi. Súng bắn đuổi theo. Từ đầu chí cuối, súng cứ nổ về phía anh mà anh thì chẳng hề hấn gì cả. Mayer nhìn lui, thấy một TQLC đang quì trên cái gờ của xe thớt. Anh ta la to cho những người khác giúp kéo người ấy lên hẵn trên xe. Xong anh chạy thẳng về trạm cứu thương. Trên tường thành, McLaughlin kinh ngạc nhìn và nghĩ rằng chẳng có cách nào mà người ta có thể sống được trong cảnh lửa đạn như thế nầy. Quả vậy, trong khi anh ta lắc đầu kinh ngạc, và nghĩ làm cách nào để đưa những người bị thương ra khỏi đây thì thấy chiếc xe thớt quay trở lui. Thớt xe trống, sẵn sàng đón thêm người bị thương khác. Anh ta nhìn người tài xế ngồi chóc ngóc trống không, lái xe chạy vào chỗ đạn bay qua lại như đan chéo vào nhau, đưa người bị thương cuối cùng lên xe rồi lại chạy đi một lần thứ hai nữa. Thiệt không thể tin được. Anh chàng nầy là ai vậy? Dù anh ta là ai, thì cùng phải thưởng cho anh một Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao đồng.

Súng vẫn tiếp tục nổ. Một vài cố vấn quân sự Úc và quân đội VNCH tiến lên ngôi chùa bên cạnh, mang theo một cây súng đại bác 106 ly không giật, hòa chung âm thanh hỗn độn bằng cách bắn mấy quả vào tường thành Thành Nội. Mặt trời cao, trời sáng tỏ. Cuối cùng, cửa Thượng Tứ biến thành một mục tiêu hợp pháp để có thể bị tấn công bằng súng lớn. Do dó, đại úy Niotis gọi máy bay. Một phi đội Phantoms bay tới, bắn vào nóc vọng lâu và thả bom lửa vào tường thành. Bom thả xuống, lắc lư. Máy bay bay ngược lên. Phía trước mặt các TQLC, cách khoảng một trăm mét, lửa bùng lên cuồn cuộn, hơi nóng và khói lan tới tuyến đầu của tiểu đoàn. Quân CSBV bắn càng lúc càng yếu đi. Đại Đội Lima chiếm lĩnh mục tiêu.

Trong khi Đại Đội Lima tấn công, thiếu tá Thompson xử dụng quân số còn lại tổ chức một cuộc tấn công đồng bộ khác. Thompson, ban chỉ huy tiểu đoàn, di chuyển vào một ngôi nhà thuộc cơ quan hành chính do Đại Đội Alpha chiếm được trong cuộc tấn công đêm và chỉ huy cuộc tấn chiếm mục tiêu cách khoảng vài trăm thước. Cuộc tấn công tiến triển tốt đẹp, theo một chiến thuật khá cổ điển, gồm bộ binh, thiết giáp và không quân. Một chiếc xe tăng do một trung sĩ chỉ huy, sẵn sàng bên cạnh, nã đại bác 90 ly vào nhiều mục tiêu khác nhau. Trong niềm hứng khởi và sự đa dạng của trận đánh, Thompson chú ý thấy viên trung sĩ quay mũi đại bác về hướng ban chỉ huy. Nòng súng quay đi nhưng một chốc lại nhắm vào mục tiêu, rồi bất thần súng nổ. Thompson và mọi người cúi xuống tránh đạn. Đạn nổ nhưng không ai can gì! Họ nhìn ra bên ngoài, một cửa thành vòng cung giữa họ và chiếc xe tăng vở nát, cát bụi bay tung tóe. Viên trung sĩ thấy mặt họ ở khung cửa sổ nên cho nã đại liên 50 tới, khiến họ phải cúi đầu tránh đạn. Mãi đến khi thiếu tá Lynn Wunderlich, sĩ quan hành quân tiểu đoàn, một người điềm tỉnh bậc nhứt mà Thompson chưa bao giờ thấy trong khi đang lâm trận, nắm lấy ống nói gọi cho viên trung sĩ hỏi anh ta bắn gì kỳ cục vậy thì chiếc xe tăng mới quay súng bắn về phía địch.

Đại Đội Alpha tiến quân cùng với Đại Đội Lima ở khu thành đông-nam, chuẩn bị tấn công. Họ đang chờ ở chỗ có nhiều gạch đá vôi vữa tùm lum, thỉnh thoảng địch pháo đạn cối tới. Thiếu úy Polk tìm thấy một cây đàn ghi-ta bị bể bèn lấy đánh thử chơi. Người hiệu thính viên trẻ của anh ta nói chen vào: “Này, thiếu úy, tôi trèo lên trên tường trước.”

Polk vừa tiếp tục đánh đàn vừa nói: “Nếu chú mày gan cùng mình thì cứ lên.”

Bỗng có lệnh tấn công, họ tiến về phía địch. Tới một giờ trưa thì họ củng cố được vị trí trên cửa thành đông-nam. Một trong các binh sĩ của Polk, hạ sĩ James Avella, 21 tuổi quê ở New Jersey, lôi một lá cờ trong ba-lô của anh ta ra, cột vào một cây sắt nhỏ, trèo lên trên mái nhà thiếc, buộc vào cột điện thoại.

 Có lẽ hôm đó những người hạnh phúc nhất là binh sĩ của đại úy Jennings thuộc Đại đội Bravo. Trận mạc hầu như chấm dứt, và nhờ có Đại Đội Lima tăng cường, Đại đội Bravo, đơn vị TQLC đầu tiên hành quân trong Thành Nội, được đưa lên xe về nghỉ dưỡng quân và bổ sung quân số ở Phú Bài. Báo chí mô tả đơn vị được ra về như là kiệt sức, hao hụt quân số, nhưng tinh thần vẫn còn dũng cảm. Họ cũng may mắn. Đại Đội Bravo, cho tới ngày chót ở Huế, vẫn còn có người bị thương và chết, nhưng đến khi đại đội lên đường về hậu cứ, vẫn còn 61 người khỏe mạnh.

Đại đội Lima bố trí ngủ qua đêm dọc theo bờ thành. Trung sĩ McLaughlin nói chuyện với hạ sĩ Collins, anh hạ sĩ trẻ được thưởng Anh dũng Bội tinh Ngôi Sao đồng vì đã cứu được ba đồng đội bị thương. Collins nói với viên trung sĩ về một trong những người bị thương là một xạ thủ đại bác không giật 3.5 inch, hạ sĩ Thomas E. Falk. Khi Collins tới băng bó cho anh ta, anh ta biểu đi lo cho người khác đi vì anh bị thương nặng lắm, có cứu cũng vô ích. Tới lúc anh ta đưa hết những người bị thương về tới trạm xá thì Falk qua đời.

McLaughlin biết Falk toàn về những điều sai trái mà thôi, chẳng hạn như bắt gặp anh ta gác mà ngủ gục, mặc dù anh ta không phải là người thường gây phiền nhiễu cho đồng đội, nhưng mỗi khi có chuyện rắc rối thì bao giờ cũng có anh ta dính dáng vào. McLaughlin nghĩ có lẽ trước kia anh ta có một vấn đề gì đó, nhưng đến phút cuối, anh ta bèn đăng vào TQLC. Vì vậy, McLaughlin viết thư cho mẹ của Falk.

Lúc mười giờ sáng, McLaughlin đang ở với trung đội của anh, phía sau ba chiếc xe tăng đang nã đạn vào Đại Nội. Một phát đạn súng đại bác không giật 106 ly bắn tới, một hỏa tiễn B-40 bay ra và chỉ trong vòng mấy giây, cả ba chiếc tăng đều bị trúng đạn. Xe tăng rú ga tháo lui, bộ binh cúi đầu lom khom chạy theo, núp đạn bên hông xe tăng. Bất thần, lựu đạn nổ ầm ầm quanh họ. Quân CSBV núp dọc theo đường, bên trong những bức tường trong sân ném ra. Ai nấy vừa la vừa bắn, chạy tán loạn. Một quả lựu đạn rơi vào chân một TQLC, anh ta bèn nhảy ngược ra sau, ngay giữa đường trong khi xe tăng đang chạy tới, cán ngang người anh. Chưa chết hẵn, anh ta còn kêu la. Người bạn thân của anh, đang chạy bên lề đường, thấy thế chỉ biết khóc. Trong danh sách báo cáo thì nói anh ta bị xe tăng cán chết, nhưng trong thực tế thì McLaughlin đã bắn anh ta chết bằng một phát ân huệ để giải thoát cho anh khỏi cơn đau kinh khiếp đó.

Vì có lệnh của tướng Lãm hạn chế hỏa lực bắn vào Đại Nội, nên một kiểm soát viên ngồi trên máy bay quan sát chiến thuật được xử dụng tại chỗ. Anh ta kiểm soát phi vụ của một chiếc A-4 sử dụng bom nổ và bom lửa để tấn công khu thành đông-bắc. Máy bay anh ta bị quân CSBV bắn rớt. TQLC cứu được quan sát viên, phi công tử trận. Các cuộc không tập bị đình hoãn.

Đại Đội Lima bắt đầu tiến vào các dãy nhà trên đường tấn công, đánh chiếm từng nhà bằng lựu đạn, xông vào cửa. Họ vào một ngôi nhà và chuẩn bị tấn công ngôi nhà bên cạnh. McLaughlin bỏ súng xuống để lấy hai quả lựu đạn trong áo giáp ra, nói với binh lính chuẩn bị xông vào nhà sau khi nghe lựu đạn nổ. Anh ta nắm mỗi tay một quả lựu đạn, lấy răng cắn để rút hai cái chốt ở lựu đạn ra, tay giữ chặt mỏ vịt, đi nhẹ vào một con hẽm hẹp nằm giữa hai ngôi nhà. Khi anh ta vừa tới khung cửa sổ có chắn song gỗ thì chợt nhìn thấy ở cuối hẽm là một lính CSBV. Anh ta thấy rõ lắm vì bức tường chỉ cao tới thắt lưng. Người lính CSBV đang vác cây súng B-40 nhắm vào McLaughlin mà bắn. Anh ta nhào lui ra sau thì vừa lúc quả đạn B-40 bay tới, nổ vào hàng rào gỗ phía sau. McLaughlin ném một lần hai quả lựu đạn vào địch thủ rồi chạy ngược lại ngôi nhà cũ tìm cây súng.

Trận đánh tiếp diễn. TQLC tiếp tục tấn công từng nhà một, quăng hàng chục lựu đạn, dùng M-16 quét từng phòng. Họ giết được mấy lính CSBV khi những người nầy từ một quán hớt tóc phóng qua bên kia đường. McLaughlin và vài TQLC xông vào quán, bắn lia lịa, diệt hết lính CSBV còn núp bên trong. Bên kia đường, cách khoảng năm mươi mét, vài quân CSBV còn bắn lóc chóc. TQLC đi vòng phía sau, bò sát xuống đống gạch ngói vụn, và nổ súng vào quân địch.

Mọi người an toàn. Lúc đó, họ không thể tấn công binh lính CSBV bố trí phía trước quán được. Cuối cùng, một xạ thủ đại liên M-60, một anh chàng tóc đỏ, lực lưỡng, bỏ súng, nắm hai quả lựu đạn, chạy vào trong quán – quân CSBV có thể thấy được vì bị tấm gương soi phản chiếu hoàn toàn – chạy lên lầu hai, quăng lựu đạn vào vị trí địch. Lựu đạn nổ, McLaughlin và đồng đội cúi xuống tránh mảnh đạn cũng như gạch cát gỗ bay tung tóe. Khi bụi cát tản bớt, anh xạ thủ đại liên chạy về phía đồng đội, thở hổn hển, mắt anh ta sáng lên như muốn nói: “Tôi diệt được mấy thằng đó rồi.” Anh ta lại lấy thêm lựu đạn, chạy lên lầu hai. Lựu đạn lại nổ ầm ầm. Anh ta chạy xuống và tiếp tục quăng lựu đạn lần thứ ba. Xong, anh ta bò lui để tránh đạn vì quân CSBV bắn vào quán như mưa. Tuy nhiên, anh ta chẳng chợt một chút da. Địch ngưng bắn.

Trung đội lại tập hợp bên trong quán. Khoảng một giờ sau, McLaughlin ngạc nhiên thấy một gia đình người Việt Nam đi qua chỗ gạch ngói đổ để vào quán hớt tóc. Người cha thì lo dọn dẹp kiếng bể, người mẹ và các con thì kéo xác lính CSBV chết ra ngoài, để ở phía sân sau. McLaughlin ngạc nhiên vì thấy thái độ lãnh đạm của họ trước cảnh chết chóc nầy. Anh ta nghĩ chắc họ cũng thường gặp cảnh trạng như vậy rồi!

Ngày hôm trước, 22 tháng Hai, trung sĩ Dye bị thương. Anh ta đang tiến tới trước cùng Đại Đội Delta thì súng từ trong Đại Nội bắn ra dữ dội. Anh ta trốn sau bức tường đổ cùng nhiếp ảnh viên của TQLC, hạ sĩ J.C. Pennington, khi một quả B-40 nổ bên cạnh, làm cho đá cát và mảnh đạn bay tung lên. Penny bị thương nhẹ ở đầu còn Dye thì bị thương ở cánh tay trái, vai và chân. Họ băng cho nhau và quay lui tìm y tá. Xong, Dye trở lại tiếp tục chiến đấu.

Bây giờ anh ta hành quân cùng với một tiểu đội của Đại đội Alpha tiến về phía Đại Nội. Họ cẩn thận di chuyển về phía trước, qua các ngôi nhà bị bắn phá hư hỏng, tiến sát bờ thành Đại Nội mà không bị địch phát hiện. Trên thành có nhiều lỗ hổng do xe tăng bắn thủng. TQLC trèo qua thành bằng những lỗ hỗng đó rồi tản ra. Phía trong lại có một bức thành nữa và một cái hồ. Quanh đó là những con đường hẹp, những cái lều lợp thiếc và cung điện. Khi họ đang lục soát những căn nhà nầy thì có một ông già từ trong một căn nhà khác chạy ra, hai tay đưa lên đầu. TQLC bao quanh ông ta hỏi: “Vixi đâu? Vixi đâu?” Người đàn ông chỉ về phía đông bắc, ở đó, quân đội VNCH đang giữ một phòng tuyến. Mọi người cũng đã vượt qua đó và quyết định không tiến về phía ông già chỉ.

Kế là một cung điện mái lợp ngói, trang trí đẹp đẻ. Một tiểu đội cẩn thận tiến lên cầu thang. Họ dừng lại bên ngoài cửa, quả tình không muốn xem phía bên kia có gì. Nhưng Dye thì tò mò. Anh ta ló đầu qua cửa, chẳng thấy gì hết nên bước vào trong. Một người lính đi phía sau anh ta nói nhỏ: “Nầy, coi chừng bị bẫy.” Dye rón rén đi vào trong. Anh ta muốn xem thử có gì bên trong. Thực sự anh ta đã ở trong hoàng thành. Nó là cực điểm của toàn bộ trận chiến nầy. Anh ta lặng lẽ đi qua hết phòng nầy tới phòng nọ, nắm chắc súng M-16, sợ điếng người, mồ hôi ra như tắm. Anh ta đi xuyên qua một cái cửa khác và anh ta tới đây: Chánh Điện, nơi có đặt ngai vàng của hoàng đế. Tường sơn đỏ vàng óng ánh. Hai cái ngai vàng,  một cái lớn và một cái nhỏ, đặt trên bệ cao. (Có thể người viết sai ở chỗ nầy, trong Đại Nội chỉ có một ngai vàng của vua, không có ngai của hoàng hậu như bên Âu Tây – ngd). Anh ta e sợ nhìn vào cái ngai sơn son thếp vàng, chạm hình rồng và sư tử. (Năm 1950, tôi đã thấy cái ngai ở điện Thái Hòa. Ngai chạm rồng, không chạm hình sư tử – ngd). Anh ta như bị mê hoặc, tự hỏi các tay hiệp sĩ cảm nhận gì khi đã lọt vào một cung điện như thế nầy! Ánh sáng từ khung cửa sổ bên trái rọi vào, hai người lính CSBV nằm cạnh cửa. Dye cầm súng đi về phía cửa sổ, nòng súng chỉ thẳng vào hai người lính CSBV nhưng họ đã chết cứng tự bao giờ.

Anh ta bỗng nhận ra tất cả TQLC đã vào bên trong điện cùng với anh. Anh ta cười, nói với binh lính là hình như có điều gì buồn cười và thiếu tôn kính. Các TQLC nhăn răng cười rồi họ quay ra ngoài.

Đến sáng thứ Bảy, 24 tháng Hai, tiểu đoàn của thiếu tá Thompson thực hiện xong nhiệm vụ đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Thành Nội. Ba ngày trước, bốn tiểu đoàn của Sư đoàn 1 Không Kỵ cùng với không quân, pháo binh, hải pháo, và trực thăng vũ trang quét sạch Bộ Chỉ Huy Cao Cấp Quân CSBV và địa điểm tiếp liệu của họ ở phía tây Huế, thuộc khu rừng của làng La Chữ (Thuộc làng La Chữ – truy tìm và tấn công ngay vào bộ tư lệnh chiến trường, địch phải bỏ chạy. Đó là chiến thuật vẫn xử dụng trong chiến tranh Việt Nam như trận Dambe, trận Việt Cộng tấn công vào nhà máy Ximăng Hà Tiên năm 1974, tôi tham gia bên lực lượng phòng thủ và tấn công vào bộ tư lệnh chiến trường nên Việt Cộng rút chạy khỏi nhà máy ximăng – ngd).

Lực lượng Mỹ cũng đã chận đứng được con đường tiếp liệu cho các đơn vị binh lính cuối cùng của CSBV trong thành phố. Ngày 23 tháng Hai, bộ chỉ huy địch, trung đoàn 6 CSBV ra lệnh rút lui. Họ bắt đầu rút xa khỏi các đơn vị TQLC, vừa đánh vừa rút qua vị trí của quân đội VNCH để đi về phía tây, cố tránh bị pháo kích liên tục trên đường trốn chạy.

Chỉ có một con đường phía trước TQLC chưa được củng cố nằm kế Đại Nội. Đại đội Lima bố trí ở phía thành đông-nam, chuẩn bị tấn công. Ai cũng ngán bởi vì họ phải vượt qua một khoảng trống vài trăm mét giữa họ và tường thành Đại Nội. Họ e rằng sẽ có một cuộc tắm máu như ngày 22. Nhưng 15 phút trước khi khởi sự thì lại có lệnh quân đội VNCH đến thế chân họ. Thompson đã lập kế hoạch cho TQLC tấn công nhưng phía chính phủ Việt Nam thì muốn chính quân đội của họ đảm nhận nhiệm vụ nầy. Đó là vấn đề danh dự.

Đại đội Lima ngồi quan sát đại đội Hắc Báo, do đại úy Coolican làm cố vấn và đại úy Huế làm đại đội trưởng, từ phía hông họ tiến lên, xông thẳng vào Đại Nội, vừa hô xung phong vừa bắn. Họ mang theo thang trèo tường hay chui qua các lỗ hổng do đại bác trên xe tăng đã phá sẵn. Từ chỗ úp an toàn, TQLC ngồi nhìn trận đánh, sẵn sàng nổ súng tiếp ứng nếu quân CSBV xuất hiện. Họ nói với nhau: “Coi! Mấy tay nầy làm chuyện nhảm không!”

            – “Vâng, nhưng họ đánh hay hơn bọn mình đấy!”

McLaughlin cho là nhiều TQLC muốn chê Quân Đội VNCH nhưng quả thật những người lính Hắc Báo nầy chẳng biết sợ là gì cả!

Quân Đội VNCH lọt vào trong Đại Nội, tiếp đó là hơn 200 lính của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3. Súng chẳng nổ bao nhiêu. Quân CSBV đã rút, đêm trước, những kẻ sống sót sau cùng đã rút lui, vượt qua tuyến phòng ngự của Quân Đội VNCH. Họ để lại mấy quả đạn không nổ, vài thứ trang bị, xác chó và xác ngựa, bò mà họ đã ăn trong khi đói. Người ta cũng tìm được hai người lính trinh sát của Quân Đội VNCH. Họ bị mất liên lạc với đơn vị, và suốt trong thời gian trận đánh diễn ra, họ phải trốn bên trong vị trí của quân Cộng Sản. Trông họ hốc hác và gần như muốn điên vì mừng khi được Đại Đội Hắc Báo giải thoát.

Lá cờ Cộng Sản treo trên cột cờ Ngọ Môn hai mươi lăm ngày thì nay bị kéo xuống và Đại Đội Hắc Báo treo vào đó lá cờ vàng đỏ của Việt Nam Cọng Hòa. TQLC/ HK và Quân Đội VNCH hoan hô vui mừng khi thấy lá cờ vàng được kéo lên. Thiếu tá Thompson nghĩ rằng Quân Đội VNCH đã kéo cờ lên kỳ đài, và ông ta thấy vui khi Đại Đội Hắc Báo được giao nhiệm vụ vinh quang ấy. Ông ta đã từng thấy đại úy cố vấn Cooligan cùng binh lính của ông khi chiến đấu. Cooligan cùng đi với họ, tham gia mọi trận đánh. Nhưng Thompson nghĩ họ phải biết một ngoại lệ: Tài liệu ở MAC.V cho biết Quân Đội VNCH, với sự hỗ trợ của Đại Đội 1/ 5 đã đánh đuổi quân Cộng Sản BV ra khỏi Thành Nội. Trong suốt trận chiến, ở MAC.V có những lời đồn nhảm nhí cho rằng Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 5 TQLC/ HK đã đánh đuổi Cộng Sản ra khỏi Thành Nội, còn quân đội VNCH chỉ ngồi xem mà thôi.

Cuối ngày hôm đó, Thompson và ban chỉ huy của ông đi thăm các đại đội, thấy có một đám lính Cọng Hòa Việt Nam không có cấp chỉ huy, đi cướp của trên đường phố. Bọn chúng phá cửa vào các quán tiệm lấy máy truyền hình, tủ lạnh bỏ lên xe GMC rồi chở đi. (Tiệm Việt Tuyến ở đường Trần Hưng Đạo bị cướp, hàng chở bằng xe GMC – ngd)

Ngày 25 tháng Hai, pháo binh bắn vào một nhóm nhỏ quân CSBV còn núp lại ở phía nam Thành Nội. Biệt Động Quân của Quân Đội VNCH chiếm xong toàn bộ vùng Gia Hội ở phía đông thành Huế. Thành Nội Huế coi như đã hoàn toàn giải tỏa, cuộc chiến đấu chấm dứt. Lawhorn cảm thấy an toàn. Anh ta có thể ngóc đầu lên cửa sổ mà không còn sợ bị bắn sẻ nữa. Sức lực hoàn toàn kiệt quệ, cả vật chất lẫn tinh thần, anh ta nghĩ tới một điều anh tự cho là kỳ lạ: “Tại sao anh ta vẫn còn sống?” Anh ta gặp may, hết sức gặp may. Hết một nửa đại đội bị thương hay tử trận mà anh ta chẳng một chút chợt da. Đêm đêm anh ta cầu Chúa.

Lawhorn đi vòng quanh, nhìn vào những ngôi nhà đổ nát vì súng đạn, và hàng đống xác quân CSBV chết không mang đi được.

Mỗi khi đi qua một địa điểm bị quân CSBV chiếm giữ trước đây, anh ta thấy có điều không thể hiểu được: Đó là những người thường dân tử nạn. Họ không chết vì bị pháo kích hay tên bay đạn lạc. Họ bị bắn vào đầu, lấp vội vàng xuống những hố cạn bên đường. Đơn giản là chỉ vì họ bị Cộng Sản tàn sát. Anh ta không thể nào hiểu được lý do. Anh ta chẳng nguyền rủa gì những xác chết binh lính Cọng Sản anh đã thấy, nhưng cái chết của tất cả những người dân thường làm cho anh ta đau lòng.

Đến hôm thứ Tư, 28 tháng Hai, Đại Đội 1/ 5 rút ra khỏi Thành Nội để đảm nhận công việc thu dọn quanh thành phố. Mayer cho rằng khi trận đánh xong rồi, họ sẽ được đưa về hậu cứ nghỉ ngơi ít ngày. Nhưng anh ta lại được đảm nhiệm công tác mới cùng với Đại Đội Charlie. Anh ta nghĩ: “Được thôi, bao giờ cũng vậy thôi.”

Bạn bè anh trong toán xạ thủ đại bác không giật, trong đại đội công vụ, chất đồ đạc lên ba chiếc xe thớt, cùng với đại bác 106 ly, chạy xuống con đường đất bụi bên ngoài Thành Nội. Xe chạy qua một khu có nhiều cây có tàng lá xanh. Mayer và đồng đội đang ngồi bên đường khi xe họ chạy ngang để tới một vùng quê. Một viên trung sĩ ra lệnh cho họ xuống giữ an ninh mặt hông. Họ dừng lại ở đầu một cây cầu xây bằng đá, chờ lính Đại Đội Charlie lên ngang họ để cùng tiến song song với nhau.

Mayer đứng gần chiếc xe thớt của anh ta, cầm cây súng M-16, nhìn quanh, không biết tại sao mình lại đến đây. Bỗng có tiếng động dội vào xe, nghe như ai lấy đá cuội ném tới vậy. Anh ta quay lại coi thử ai chơi nghịch thì bỗng có tiếng súng AK nổ bên tai. Tiếng súng bắn từ phía bên kia cầu.

Mọi người nhào xuống đất, cầm chặt súng, tìm chỗ núp. Mayer chạy tới ngồi phía sau một cây cột đá đầu cầu. Chỗ nầy có hai TQLC đang úp, một người là một viên trung sĩ bị đạn ở chân, quay lại la vào mặt anh ta: “Chỗ này tao chiếm rồi.”

            – “Ồ! Đếch người ta.”

 Mayer chạy như điên tới chỗ chiếc xe thớt đang đậu, cất nón sắt và bò thật nhanh, nằm phía sau xe. Chung quanh, TQLC đang phản công dữ dội. Một trái hỏa tiễn từ sau bụi cây bay ra, tóe lửa như quả cầu. Mayer nắm cây súng và cố tìm mục tiêu ở bên kia cầu để bắn lại, nhưng anh ta chỉ thấy lùm bụi rậm rạp, chẳng có cơ may nào để bắn được một phát súng. Bỗng có cái gì như cái búa tạ đánh vào chân anh ta đau quá khiến anh ta la to, nắm lấy cán búa, đẩy lui sau lưng. Một giây sau, một loạt AK bay tới, anh bị thương ở hai chân và ở cả hai bắp đùi.

Một TQLC nhảy tới chỗ anh: “Đi! Tao đem mày lui.”

 Mayer biết anh lính nầy, to con, xạ thủ đại bác 106 ly. Anh ta chỉ nghĩ là anh xạ thủ nầy sẽ được đi nghỉ ở Hawaii và sẽ gặp vợ anh. Mayer la to: “Không! Mày có vợ rồi, Đi đi, ra khỏi đây!”

Rồi người cọng sự của anh ta, Howard kiên cường, chạy tới vác anh ta lên vai. Anh ta chạy lui một cái lều nhỏ lợp tôn ở phía sau họ, vấp vào một cái lỗ, té xuống, Mayer rớt xuống đất, đau quá, la lên. Súng vẫn nổ, đạn bay chéo nhau. Anh ta liếc thấy đất bị đạn cày lên bên cạnh. Howard lại vác Mayer lên vai, chạy thêm một đoạn nữa, rồi đặt Mayer xuống để thở. Mayer nằm dài ra, nói với Howard: “Được rồi, từ chỗ nầy tao làm được.” Xong anh ta dùng tay và cùi chỏ cố bò tới một cái lều nhỏ. Anh ta không còn thấy cảm giác gì nơi hai chân nữa. Anh ta nghĩ: “Chúa ơi! Mình gắng làm.” Anh ta thấy hai con trâu cột vào một gốc cây bên cạnh cái lều. Một con thì đã bị đạn chết, sợi giây còn cột ở mũi trâu. Con kia thì lặng lẽ nhai cỏ. Đạn vẫn bay trên đầu nhưng anh ta đã bò tới căn lều, kiệt sức, mồ hôi vả ra. Hai anh y tá nhát gan núp sau căn lều mấy bước. Họ la to biểu anh ta nằm ngữa ra, rồi họ chạy tới, nắm áo giáp kéo anh ta lui phía sau.

Cũng có mấy người khác bị thương được gom lại phía sau căn lều. Y tá sắp Mayer chung với họ thành một hàng. Một trong số nầy là một bạn thân của Mayer, nằm bên cạnh anh ta, hút thuốc và nói chuyện với y tá trong khi y tá đang băng bó cho anh. Anh nầy bị mất một cánh tay. Mayer nhìn xuống chân mình, chiếc giày bị đạn xơ ra, lỗ chỗ vết đạn và máu. Cả ba băng đạn trúng vào người anh. Anh ta thấy đau không thể tưởng được. Anh ta nằm tại đây, bực bội lo lắng không biết mình sẽ còn hay sẽ bị cưa chân, hay sẽ về chín suối. Vài TQLC chạy tới, đặt người lính bị thương mất một cánh tay lên một cánh cửa gỗ, khiêng đi qua chỗ con trâu, và qua một cái hàng rào dày. Xong họ quay lui, mang theo một cái cáng và chuyển Mayer đi. Đó là Brian Mayer, người được thưởng Chiến thương Bội tinh, mới tới Việt Nam được ba tháng và nay mai sẽ lên đường hồi hương.

1)_Bảng tổng kết cuối cùng cho thấy, toàn bộ đạn được TQLC xử dụng trong trận đánh ở Huế năm Mậu thân như sau:

1 triệu (viên) đạn 5.5ly,

550.000 đạn 7.62ly,

19 ngàn đạn súng cối 60ly;

30 ngàn đạn 81ly;

4.200 đạn 90ly;

6 ngàn đạn 106ly;

12,300 lựu đạn;

4.700 lựu đạn cay;

4 ngàn hỏa tiển LAAW;

350 hỏa tiễn hơi cay;

1.400 pounds chất nổ C-4.

Thêm vào đó là 4,780 đạn do hải pháo,

9.059 đạn pháo binh bắn yểm trợ.

SOURCE:

https://tusachonline.wordpress.com/2015/01/07/keith-william-nolan-hue-tran-danh-mau-than-chuong-8-thanh-noi-phan-hai-dai-noi/?fbclid=IwAR0A-2TQtbYfaz0OwnyUSVxk088iTxXzhabwrO0kfEK27oYfe3FziTLloE0

 

 XIN XEM TIẾP CHƯƠNG 9 & HẾT

No comments:

Post a Comment