Sunday, August 30, 2020

Sinh vi Tướng, Tử vi Thần: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (24.3.1938 - 14.8.1975)

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1938-1975) 

"Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng Biệt động quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị phía cộng sản bắt là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lỵ là Vị Thanh nay là tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.

Thiếu thời

Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại miền Tây. Thân phụ là một Hạ sĩ quan trong quân đội Quốc gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu sinh quân. 


Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường thiếu sinh quân như sau:
Trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định
Trường thiếu sinh quân đệ nhị quân khu ở Huế
Trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu ở Hà Nội
Trường thiếu sinh quân Móng Cái dành cho sắc dân Nùng
Trường thiếu sinh quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột
Trường thiếu sinh quân Đà Lạt của quân đội Pháp
Trường thiếu sinh quân Đông Dương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàu

Ông được thu nhận vào lớp nhì trường Thiếu sinh quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ Tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.
Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường Thiếu sinh quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Ông học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào mà ông lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của ông được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của ông chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi.

Binh nghiệp

Năm 17 tuổi ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, về vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau ba tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.
Theo quy chế dành cho các Thiếu sinh quân thời đó, một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc Binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc Hạ sĩ, ba tháng sau thăng Hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng Trung sĩ. Chín tháng sau ông là Trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.


Chiến tranh tại miền Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ quốc phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Ông được nhập học Khóa 2 Hiện Dịch thuộc Trường Hạ 
 quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Đế Nha Trang và tốt nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt với cấp bậc Chuẩn úy.

Sau khi ra trường, ông theo học một khóa huấn luyện Biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 42 Biệt động quân "Cọp ba đầu rằn". Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Nhờ tài chỉ huy thiên bẩm và chiến đấu gan dạ nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận lên đến Trung úy và được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42.


Cuối năm 1966, ông từ biệt Tiểu đoàn 42 Biệt động quân đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh. Suốt năm 1967, ông với Tiểu đoàn 1 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh vùng sông Hậu. Sau trận tổng công kích Mậu Thân, ông được thăng Thiếu tá. Năm 1968, ông là người có nhiều huy chương nhất quân đội.
Năm 1970, ông được thăng Trung tá và rời Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 33 đi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh. Năm 1972, ông được lệnh mang Trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An Lộc. Cuối năm 1973, ông được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ Tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện. 


Trận chiến cuối cùng

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.
Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. 


Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".


Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

Nguyen Huy Hung

Source:

.

No comments:

Post a Comment