QUÂN ĐOÀN I, QUÂN KHU 1
(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA" Trang 597
Tác giả: Trần Ngọc Thống - Hồ Đắc Huân - Lê Đình Thụy)
Quân đoàn I được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1957 tại Đà Nẵng
(Sự vụ văn thư số 2145/TTM/1/1/MX ngày 11-5-1957) do Trung tướng Thái Quang Hoàng làm Tư lệnh đầu tiên.
Năm 1962, Quân đoàn I được giao phó thêm trách nhiệm với danh hiệu Liên Hợp Quân đoàn I và vùng I Chiến thuật bao gồm 5 Tỉnh và 1 Đặc khu (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) và Đặc khu Đà Nẵng.
Ngày 1-7-1970, Vùng I Chiến thuật được cải danh thành Quân khu I.
Quân đoàn I bao gồm có các Sư đoàn 1,2 và 3/BB cùng một số đơn vị yểm trợ tác chiến và tiếp vận kể cả các Liên đoàn Biệt động quân. Chiến trường Vùng I luôn sôi động vì giáp giới tuyến phía Bắc, nên CS dễ đưa đại đơn vị xâm nhập, nên Quân đoàn I thường được tăng phái 2 Sư đoàn Tổng Trừ bị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến phối trí hoạt động ở Vùng I.
Phía Bắc có Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn I do Trung tướng Lâm Quang Thi Tư lệnh phó Quân Đoàn I kiêm Tư lệnh BTL Tiền phưong chỉ huy trực tiếp Sư đoàn 1BB và 2 Sư đoàn Tổng Trừ bị và các Liên đoàn Biệt Động quân hoạt động vùng giới tuyến.
Kể từ ngày thành lập cho tới tháng 4-1975, đã trải qua 12 vị Tư lệnh.
DANH TÁNH CỦA QUÝ VỊ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN I & QUÂN KHU I:
1. Trung tướng Thái Quang Hoàng: 1-6-1957
2. Trung tướng Trần văn Đôn: 15-10-1957
3. Thiếu tướng Lê văn Nghiêm: 7-12-1962
4. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí: 21-8-1963
5. Trung tướng Nguyễn Khánh: 11-12-1963
6. Thiếu tướng Tôn Thất Xứng: 30-1-1964
7. Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi: 14-11-1964
8. Thiếu tướng Nguyễn văn Chuân: 14-3-1966
9. Trung tướng Tôn Thất Đính: 9-4-1966
10. Thiếu tướng Huỳnh văn Cao: 15-5-1966
11. Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm: 30-5-1966
12. Trung tướng Ngô Quang Trưởng: 3-5-1972
QUÂN ĐOÀN II, QUÂN KHU 2
(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA" Trang 598
Tác giả: Trần Ngọc Thống - Hồ Đắc Huân - Lê Đình Thụy)
Quân đoàn II được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1957 tại thị xã Ban Mê Thuột, do Thiếu tướng Trần Ngọc Tám làm Tư lệnh đầu tiên.
Tháng 10-1962, Quân đoàn II di chuyển lên Pleiku.
Năm 1962, Quân đoàn II được giao phó thêm trách nhiệm với danh hiệu Liên Hợp Quân đoàn II và Vùng 2 Chiến thuật, bao gồm 7 Tỉnh cao nguyên (Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Lâm Đồng và Tuyên Đức) và 5 Tỉnh Duyên hải (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).
Ngày 1-7-1970, Vùng 2 Chiến thuật được cải danh thành Quân khu 2.
Quân đoàn II gồm có các Sư đoàn 22,23/BB cùng một số đơn vị yểm trợ tác chiến và tiếp vận, các Liên đoàn Biệt Động quân.
Nhiệm vụ của Quân đoàn II rất nặng nề, vì CS thường lợi dụng địa thế rừng núi để xâm nhập và thường xuyên chúng ẩn nấp ở biên giới Lào. Tuy nhiên cũng đã giáng cho Cộng quân nhiều trận chí tử.
Kể từ ngày thành lập cho tới tháng 4-1975 đã trải qua 10 vị Tư lệnh
DANH TÁNH CỦA QUÝ VỊ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN II & QUÂN KHU 2:
1. Thiếu tướng Trần Ngọc Tám: 1-10-1957
2. Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 13-8-1958
3. Thiếu tướng Nguyễn Khánh: 20-12-1962
4. Trung tướng Đỗ Cao Trí: 12-12-1963
5. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 15-9-1964
6. Thiếu tướng Vĩnh Lộc: 25-6-1965
7. Thiếu tướng Lữ Lan: 23-2-1968
8. Thiếu tướng Ngô Dzu: 28-8-1970
9. Thiếu tướng Nguyễn văn Toàn: 10-5-1972
10. Thiếu tướng Phạm văn Phú: 5-11-1974
QUÂN ĐOÀN III, QUÂN KHU 3
(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA" Trang 599
Tác giả: Trần Ngọc Thống - Hồ Đắc Huân - Lê Đình Thụy)
Quân đoàn III được thành lập lâm thời vào ngày 1 tháng 3 năm 1959 tại Biên Hòa do Trung tướng Thái Quang Hoàng làm Tư lệnh đầu tiên.
Thành lập chính thức vào ngày 20-5-1960.
Ngày 1-6-1961, Quân đoàn III được giao phó thêm trách nhiệm với danh hiệu Liên Hợp Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật, bao gồm các Tỉnh thuộc miền Đông và miền Tây Nam phần.
Ngày 1-1-1963, khi Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật được thành lập, phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn III và Vùng 3 Chiến thuật chỉ còn 11 Tỉnh và 1 Đặc khu thuộc miền Đông Nam phần (Phước Long, Bình Long, Phước Tuy, Bình Tuy, Bình Dương, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Long Khánh, Biên Hòa, Gia Định) và Đặc khu Vũng Tàu.
Ngày 1-7-1970, Vùng 3 được cải danh thành Quân khu 3. Quân đoàn III bao gồm các Sư đoàn 5, 18 và 25/BB cùng một số đơn vị yểm trợ tác chiến và Tiếp vận cùng các Liên đoàn Biệt Động quân.
Kể từ ngày thành lập Quân đoàn III cho tới tháng 4-1975, đã trải qua 15 vị Tư lệnh.
DANH TÁNH CỦA QUÝ VỊ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN III & QUÂN KHU 3:
1. Trung tướng Thái Quang Hoàng: 1-3-1959
2. Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ: 11-10-1959
3. Thiếu tướng Lê văn Nghiêm: 6-5-1961
4. Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 7-12-1962
5. Trung tướng Trần Thiện Khiêm: 5-1-1964
6. Thiếu tướng Lâm văn Phát: 2-2-1964
7. Trung tướng Trần Ngọc Tám: 4-4-1964
8. Thiếu tướng Cao văn Viên: 12-10-1964
9. Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị: 11-10-1965
10. Trung tướng Lê Nguyên Khang: 9-6-1966
11. Trung tướng Đỗ Cao Trí: 5-8-1968
12. Trung tướng Nguyễn văn Minh: 27-2-1971
13. Trung tướng Phạm Quốc Thuần: 29-10-1973
14. Trung tướng Dư Quốc Đống: 23-10-1974
15. Trung tướng Nguyễn văn Toàn: 6-1-1975
QUÂN ĐOÀN IV, QUÂN KHU 4
(Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA" Trang 600
Tác giả: Trần Ngọc Thống - Hồ Đắc Huân - Lê Đình Thụy)
Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1963 tại Cần Thơ do Thiếu tướng Huỳnh văn Cao làm Tư lệnh đầu tiên.
Ngày 1-7-1970, Vùng 4 Chiến thuật được cải danh thành Quân khu 4. Lãnh thổ trách nhiệm bao gồm 16 Tỉnh: Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu, An Xuyên.
Quân Đoàn IV gồm có các Sư đoàn 7, 9 và 21/BB, một số đơn vị yểm trợ tác chiến và Tiếp vận cùng các Liên đoàn Biệt Động quân.
Quân Đoàn IV là vùng đồng lầy nhiều sông rạch, nhất là vùng Đồng Tháp Mười, CS thường lợi dụng địa thế và ranh giới Campuchia là nơi ẩn trú và dễ dàng xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Kể từ ngày thành lập Quân đoàn IV cho tới tháng 4-1975, đã trải qua 12 vị Tư lệnh.
DANH TÁNH CỦA QUÝ VỊ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN IV & QUÂN KHU 4:
1. Thiếu tướng Huỳnh văn Cao: 1-10-1963
2. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 4-11-1963
3. Thiếu tướng Dương văn Đức: 7-3-1964
4. Thiếu tướng Nguyễn văn Thiệu: 15-9-1964
5. Thiếu tướng Đặng văn Quang: 20-11-1965
6. Thiếu tướng Nguyễn văn Mạnh: 23-11-1963
7. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng: 29-2-1968
8. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh: 1-7-1968
9. Thiếu tướng Ngô Dzu: 4-5-1972
10. Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng: 27-8-1970
11. Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi: 4-5-1972
12. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: 1-11-1974
Source: Tài liệu trích từ sách "LƯỢC SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA"
Tác giả: Trần Ngọc Thống - Hồ Đắc Huân - Lê Đình Thụy
No comments:
Post a Comment