Wednesday, March 31, 2021

Dây Biểu Chương: Đeo thế nào cho đúng cách? Michael P.Do

 


Sau khi Đài Phát Thanh Việt Nam truyền đi buổi hội luận về việc tiếm mạo quân phục QLVNCH, có nhiều vị gọi điện thoại khích lệ và tán thành. Cũng có vị thắc mắc về việc đeo dây Biểu Chương vì họ thấy trong ảnh và đoạn video của nhóm chính phủ Đào Minh Quân có một anh mang quân phục Nhảy Dù, trên nón Beret đỏ có đeo một sao (Chuẩn tướng), và bên vai đeo một lúc hai dây Biểu chương. Một dây màu đỏ, một dây màu vàng; và đặc biết hai dây đeo ngược chiều với nhau! Vị thính giả này hỏi ý kiến rằng đeo như thế có đúng cách hay không.

Vì thế, nhân đây, chúng tôi xin trình bày sơ qua về việc đeo dây Biểu chương để quý vị tham khảo. Quý Niên trưởng nào thấy chỗ nào chưa đúng, xin vui lòng bổ khuyết. Xin cám ơn rất nhiều.

 ***

Thông thường, Anh Dũng Bội Tinh là loại huy chương để ân thưởng cho các quân nhân tỏ ra can trường, lập công đặc biệt trong khi chiến đấu. Anh Dũng Bội Tinh là tấm huy chuơng để đeo trên ngực trái, cùng một tấm bằng Tuyên Dương Công Trạng. Trước hết là một Công Lệnh ký bởi các vị Tư Lệnh tùy từng cấp. Tham chiếu bản Công Lệnh đó, Phòng Tổng Quản Trị sẽ làm bản Tuyên Dương Công Trạng cho từng cá nhân.

Tuỳ theo mức chiến công, mà quân nhân sẽ được tuyên dương công trạng từ cấp thấp nhất là Trung Đoàn (có kèm Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao đồng), kế đó là cấp Lữ Đoàn (cũng ngôi sao đồng), lên đến cấp Sư Đoàn (ngôi sao bạc), cấp Quân Đoàn (ngôi sao vàng), và cấp Quân đội là cao nhất (ADBT với Nhành dương liễu. Xem ảnh 1).

 


Bản Tuyên Dương Công Trạng cấp Quân Đội và Công Lệnh phải được ký bởi Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.

Trong bản Công Lệnh cấp chung cho tất cả các quân nhân đụợc ân thưởng, thì ghi chi tiết về chiến công, xảy ra lúc nào, ở đâu, đương sự đã làm gì, lập được công thế nào.

Trên tấm bằng cấp riêng cho từng người, có ghi rất rõ câu: Tuyên Dương Công Trạng trước (cấp nào) cho (tên họ, số quân, đơn vị quân nhân được thưởng) “về lòng dũng cảm mà đương sự đã biểu lộ trước hoả lực đối phương”. Như thế, rõ ràng, tấm bằng này và loại huy chương Anh Dũng Bội Tinh chỉ ân thưởng cho những quân nhân tỏ ra anh dũng trong chiến đấu, trước lằn tên mũi đạn quân thù mà thôi.

Nhưng sự Tuyên Dương này cũng dành cho các đơn vị các cấp, nếu đó là chiến công tập thể. Ví dụ, trong trận Mậu Thân 1968, nhiều đại đơn vị đều có công trận, đều được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội. Đơn vị nào được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ nhất, tất cả các quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo trên túi áo bên phải tấm huy chương ADBT với nhành Dương Liễu nằm trong một khung mạ vàng .



Nếu đơn vị được thêm một làn tuyên dương cấp Quân Đội nữa, thì tất cả quân nhân trong đơn vị sẽ được đeo dây biểu chương màu vàng là màu Anh Dũng Bội Tinh. Khi đơn vị được 4 lần tuyên dương, sẽ đeo dây màu xanh lục (màu Quân Công Bội Tinh), và nếu được 6 lần tuyên dương, thì sẽ đeo dây màu đỏ (màu Bảo Quốc Huân Chương). Đến sau lần tuyên dương thứ 8, thì sẽ đeo dây có điểm đủ ba màu (màu tam hợp). Quân nhân trực thuộc đơn vị trong thời gian được tưởng thưởng sẽ được cấp giấy phép đeo dây biểu chương (vĩnh viễn? Xin quý niên trưởng xác minh giùm). Nhưng các quân nhân từ đơn vị khác thuyên chuyển đến đơn vị được tưởng thưởng, chỉ được đeo các dây biểu chương của đơn vị trong thời gian phục vụ ở đó mà thôi. Khi rời đơn vị đó, thì không được phép đeo nữa.

Cách đeo dây biểu chương:

Quân nhân chỉ đeo một dây nào có giá trị cao nhất mà thôi, và đeo ở vai trái.

 


Dây biểu chương có hai phần chính và cách đeo như sau:

– Một cái vòng là dây lớn do ba dây nhỏ bện với nhau, một đầu cuối có ba vòng nhỏ kết như hình hoa thị; một đầu khác là sợi dây đơn ngắn mà cuối dây là một đũa đồng đầu nhọn. Khi đeo, vòng lớn này sẽ nằm dưới nách áo bên trái. Phần có hoa thị ở phía sau bên trên vai (chỗ chiếc nút cầu vai); phần dây ngắn có đũa đồng thả lỏng xuống ngực.

– Phần hai có hai vòng là dây chiếc. Hai dây chiếc này choàng qua trên cánh tay trái.

(Hình 4 trên là đúng cách, dưới là sai cách).

 


Tưởng cũng cần nói sơ về cách đeo các huy chương:

1.- Huy chương cá nhân đeo bên trên nắp túi áo trái, huy chuơng đơn vị, đeo trên nắp túi áo bên phải.

2.- Huy chương có giá trị cao đeo ở hàng cao, gần bên trái (gần trái tim) hơn huy chương giá trị thấp. Huy chương dân sự hay ngoại quốc, dù cao đến mấy cũng ở vị trí cuối cùng (hàng thấp và xa trái tim hơn).

Trong ảnh, theo thứ tự cao thấp về giá trị là: Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, ngôi sao vàng, ngôi sao bạc, ngôi sao đồng, Chiến Thương BT, Tham Mưu BT, Dân Vụ BT, Quân Phong BT, Quân Vụ BT, Chiến Trường Ngoại Biên BT, và Chiến Dịch BT.

Để bớt rườm rà, quân nhân có thể gom hai ba huy chương Anh Dũng BT trên cùng một nền (ribbon). Ba ngôi sao đồng trên cái nền (ribbon) giữa trong hình trên  tượng trưng ba ADBT với ngôi sao đồng.  Trong ribbon bên trái có hai ngôi sao, một vàng một bạc là hai ADBT cấp Quân Đoàn và cấp Sư Đoàn.


Các loại Huy chương của QLVNCH, theo thứ tự  từ cao nhất đến thấp nhất:

– Bảo Quốc Huân Chương (Đệ Nhất Đẳng đến Đệ Ngũ Đẳng), dành cho Sĩ Quan – Quân Công Bội Tinh, dành cho Hạ Sĩ Quan, – Lục Quân Huân Chương, – Không Quân Huân Chương, – Hải Quân Huân Chương, – Lục Quân Vinh Công Bội Tinh – Không Quân Vinh Công Bội Tinh – Hải Quân Vinh Công Bội Tinh – Biệt Công Bội Tinh – Anh Dũng Bội Tinh (Nhành Dương Liễu, Ngôi Sao Vàng, Bạc, Đồng) – Phi Dũng Bội Tinh – Hải Dũng Bội Tinh – Ưu Dũng Bội Tinh – Nhân Dũng Bội Tinh – Trung Chánh Bội Tinh – Chiến Thương Bội Tinh – Danh Dự Bội Tinh – Chỉ Đạo Bội Tinh – Tham Mưu Bội Tinh – Kỹ Thuật Bội Tinh – Huấn Vụ Bội Tinh – Dân Vụ Bội Tinh – Quân Phong Bội Tinh – Chiến Dịch Bội Tinh – Quân Vụ Bội Tinh – Không Vụ Bội Tinh – Hải Vụ Bội Tinh

Sau năm 1972, có ban hành Chiến Trường Ngoại Biên Bội Tinh dành cấp cho quân nhân tham dự các cuộc hành quân ngoại biên. Chúng tôi không rõ nó được xếp ở thứ tự nào. Nhất Trí BT dành cho người ngoài dân chính có đóng góp đắc lực với Quân Đội. Vị Quốc BT dành cho gia đình tử sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.Bội Tinh

Ghi chú:

Đối với Hoa Kỳ, Danh Dự Bội Tinh là huy chương cao quý nhất, do chính TổngThống trao tặng những quân nhân có chiến công rất lớn. Nhưng trong QLVNCH, Danh Dự Bội Tinh có vị trí khiêm tốn. Những quân nhân có Quân Phong Bội Tinh hạng 4 (sau 8 năm quân vụ không vi phạm kỷ luật) sẽ được đề nghị ân thưởng Danh Dự Bội Tinh. Sau khi có Danh Dự BT, nếu có tổng số điểm các huy chương đạt mức tối thiểu nào đó, sẽ được đề nghị ân thướng Lục Quân (hoặc Không Quân/Hải Quân) Huân Chương. Sau khi có loại Huân Chương này, sẽ được đề nghị ân thướng Bảo quốc Huân Chương (nếu là Sĩ Quan) hoặc Quân Công Bội Tinh (nếu là Hạ Sĩ Quan). Dĩ nhiên phải có đủ một số thâm niên quân vụ và điểm tổng cộng các huy chương ở mức tối thiểu do Bộ Tổng Tham Mưu ấn định.

Chúng tôi còn nhớ Anh Dũng BT với nhành Dương Liễu được 14 điểm, Vàng (13), Bạc (12), Đồng cấp Lữ Đoàn (11), Đồng cấp Trung Đoàn (10). Chiến Thương BT (12 điểm)… Các bằng Tưởng Lục cũng có điểm (khoảng 5,6,7 điểm tuỳ theo cấp). Các điểm huy chương cũng được dùng khi dự tranh thắng cấp thường niên.

 

 



 

 

 
 
***
 

 

 SOURCE:

http://michaelpdo.com/2016/02/day-bieu-chuong-deo-the-nao-cho-dung-cach/

.

Tuesday, March 30, 2021

Phan Đức Minh - Không bao giờ quên những người CHIẾN-SĨ QLVNCH


April 30, 2013 by Lê Thy


Tác giả: Phan Ðức Minh
(Mến tặng các chiến hữu, đồng bào, nhất là những người bạn trẻ của tôi)

 

Mọi sự qua rồi nên cho qua luôn, nhưng những Bài Học Lịch Sử quý giá thì không được phép quên, nhất là đối với những quốc gia hùng cường muốn “ làm chủ “ thế giới hay lãnh đạo một Châu Lục ( Continent ), cũng như đối với những quốc gia nhược tiểu khi kết bạn đồng minh, sống chết với nhau trong những cuộc đấu tranh sinh tồn.

Ở đây, tôi muốn vinh danh các chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua những dòng ngắn ngủi này, và nói lên một vài nét nhỏ để chứng minh rằng: nhiều kẻ, có cả những nhân vật lãnh đạo quốc gia, những nhân vật cầm đầu Bộ máy chiến tranh của những cái gọi là “Superpowers” đã lẩm cẩm, thiếu hiểu biết, hay cố tình với ác tâm, ác ý bôi nhọ Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ của những vụ xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam của giới sinh viên Ðại Học, mà cái tổ phát xuất của nó từ Trường Ðại Học Kent State Unuversity, do 1 Giáo Sư, cán bộ của Ðảng Cộng Sản Mỹ, lãnh đạo, chỉ huy theo kế hoạch của Ðệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Cộng Sản Quốc Tế. Bởi vì họ biết rằng đánh thắng Hoa Kỳ trên chiến trường Việt Nam thì khó, nhưng đánh thắng Hoa Kỳ tại Quốc Hội, trên đường phố, ở các trường Ðại Học, trên mặt trận truyền thông thì không khó lắm. Bởi thế cho nên công cuộc lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, góp phần đập tan tinh thần chiến đấu, quyết thắng của Quân Ðội Mỹ – vốn có từ xưa – trong cuộc chiến Việt Nam phải được giao cho 1 Giáo Sư Ðại Học có uy tín và là cán bộ cao cấp của Ðảng Cộng Sản Mỹ. Sự việc này chỉ được người ta biết đến khi vị Giáo Sư lãnh đạo phong trào sinh viên biểu tình chống chiến tranh Việt Nam này từ trần, có Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Mỹ dự tang lễ, đọc điếu văn, nêu cao thành tích của người quá cố, đã góp công sức vào việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam theo đường lối, kế hoạch của “Phong trào Cách Mạng Vô Sản thế giới”.

Nhiều người đã đánh giá toàn thể Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa qua hành động xấu xa của một vài Sĩ Quan cao cấp đích thân, hay cho vợ con, đệ tử lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nhất là giai đoạn Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt Nam (sai lầm chiến lược) để buôn lậu, làm áp-phe tiền bạc bằng nhiều cách. Họ đánh giá Quân Ðội VNCH qua hình ảnh tan rã của nhiều đơn vị quân đội vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mà kẻ gây ra tình trạng thê thảm này đích danh thủ phạm là Ông Nguyễn Văn Thiệu, một Tướng Lãnh làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội VNCH, ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Khu 2, và Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Khu I – một Tướng Lãnh từng được kể vào hàng Danh Tướng – phải bỏ Quân Khu I lúc chưa đánh nhau chi cả và các đơn vị quân đội của 2 Tướng này đang sẵn sàng chờ địch tiến đánh, với tinh thần rất cao, như họ đã từng đánh bại quân cộng sản trên lãnh thổ 2 Quân Khu này. Ông Thiệu ra lệnh bỏ 2 Quân Khu này khi chưa chạm địch để làm áp lực, lôi kéo người bạn Ðồng Minh khổng lồ (đang bỏ đi bằng mọi giá) quay trở lại cứu Nam Việt Nam. Nếu không, “Tiền đồn chống cộng sản của Mỹ tại Ðông Nam Á Châu sẽ sụp đổ”.


Tổng Thống Mỹ Richard Nixon phải hứa với nhân dân Mỹ là chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đem quân đội Mỹ trở về trong danh dự, trả người thân về với gia đình của họ.

Qua trung gian của Tổng Thống Hồi Quốc, Ông Nixon cho Cố Vấn Henry Kissinger (một nhân vật chính trị, ngoại giao quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn) dọn đường cho Ông Nixon gặp Mao Trạch Ðông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc. Họ Mao với sức mạnh của Sư Phụ, với uy thế của Ông Thầy bao nhiêu năm trợ giúp cố vấn, vũ khí chiến tranh, lương thực… đã ra lệnh cho cộng sản Hà Nội không được chơi trội, bắt bí phái Ðoàn Mỹ tại Hội Nghị Paris, dọa đánh cho Mỹ phải chạy mà không có “Hiệp Ðịnh ngưng bắn – Agreement of cease- fire” chi cả.

Họ Mao đã cứu Ông Nixon, nhưng Ông Nixon phải đền ơn xứng đáng:

1/ Vận động để cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Quốc ngồi vào cái ghế Hội Viên Thường Trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với quyền Phủ quyết cuối năm 1971, trước khi Ông Nixon gặp Họ Mao vào đầu năm 1972, mặc dầu Họ Mao đã chiếm hết lục địa Trung Quốc, thiết lập chính quyền, cai trị cả tỉ dân từ năm 1949. Còn Ông Quốc Dân Ðảng Trung Hoa thì vẫn là bạn của Mỹ nhưng phải rời khỏi cái ghế đó, chạy ra đảo Ðài Loan.

2/ Ông Nixon phải bằng mọi cách, nhưng kín đáo, bán cho Họ Mao những vũ khí, kỹ thuật chiến tranh tối tân hiện đại nhất lúc đó để Trung Quốc đủ sức “đánh nhau tay đôi” với Liên Xô khi cần, vì Liên Xô đã kết án, và đe dọa trừng trị Họ Mao về nhiều tội:

* Bất phục tùng Trung Tâm Lãnh Ðạo phong trào cộng sản thế giới là Ðiện Kremlin ở Moscow.

* Dám thiết lập Tư Tưởng Mao Trạch Ðông, trái nghịch với Học Thuyết Marx – Lenin là: Thiết lập nền vô sản chuyên chính kiểu Trung Quốc: lấy Nông Dân (đại đa số dân Trung Quốc) làm giai cấp lãnh đạo, thay vì giai cấp Công Nhân lãnh đạo, như Học Thuyết Marx-Lenin, đã được dùng làm Phương Châm Ðấu Tranh cho Phong Trào Cộng Sản Toàn Cầu.

* Muốn thống trị Á Châu bằng sức mạnh của Trung Quốc và Tư Tưởng Mao Trạch Ðông, tách ra khỏi sự lãnh đạo của điện Kremlin ở Moscow. Mao không chấp nhận “Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản”, theo luận điểm của Lenin về khả năng tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội không qua giai đoạn phát triển Tư Bản Chủ Nghĩa (Lenin’s thesis on the possibility of advancing to Socialism by passing the stage of capitalist development) vì Liên Xô đã có cơ sở công nghiệp trong khi Trung Quốc chỉ có “Con trâu đi trước cái cầy”.

Như thế mới gọi là tư tưởng Mao Trạch Ðông, chớ Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản Hà Nội chỉ có biết trò “Ðu dây” theo voi ăn bã mía cả 2 phía Liên Xô và Trung Quốc thì làm gì có cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh như cộng sản Hà Nội vẫn ồn ào, ba hoa về Tư Tưởng Hồ Chí Minh.

Nhiều Sĩ Quan cao cấp của VNCH trông cảnh quân sĩ dưới quyền bị tan rã một cách thê thảm, đau đớn, trông cảnh dân chúng cả triệu người trên đường tháo chạy, phải làm bia lãnh đạn trọng pháo, hỏa tiễn của Liên Xô và Trung Quốc tiêu diệt một cách tàn bạo, kinh hoàng, dã man mà thấy xót xa trong tim, trong lòng, phát điên phát khùng lên vì sự khờ dại, của ông Nguyễn Văn Thiệu. Là Tướng Lãnh, là Tổng Thống, là Tổng Tư Lệnh Quân Ðội mà Nguyễn Văn Thiệu không hiểu rằng: Những phòng tuyến đầu tiên bị tan rã, quân đội chưa đánh mà bỏ chạy tán loạn cùng hàng triệu dân chúng thì hậu quả quân sự, chính trị, tâm lý của Nam Việt Nam sẽ ra làm sao! Họ đã cố tình quên đi tinh thần chiến đấu của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa trong dịp Tết Mậu Thân (1968). Lúc đó quân cộng sản được trang bị cá nhân, tất cả bằng súng tiểu liên xung kích AK-47 của Liên Xô, Tiệp Khắc, cùng với lực lượng võ trang của “Mặt Trận Giải phóng miền Nam”, lợi dụng yếu tố bất ngờ khi phản bội thỏa hiệp ngưng bắn trong dịp Tết thiêng liêng cổ truyền của dân tộc Việt Nam, thình lình mở cuộc “Tổng tấn công” vào hầu hết các thành phố, thị trấn của Nam Việt Nam. Trong khi đó Quân Ðội VNCH hầu hết chỉ được trang bị bằng súng trường bán tự động Garant M-1, Carbin M-1 và tiểu liên loại nhẹ Carbin M-2 của quân đội Mỹ sử dụng trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến.


Vì bất ngờ cho nên chúng đã kiểm soát được một số lãnh thổ có tính cách chiến lược tại Quân Khu 2 và Quân Khu I, đồng thời tấn công mưu toan đánh chiếm luôn Thủ Ðô Sài Gòn. Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng tại Hà Nội ra lệnh phải giữ đất đã chiếm bằng mọi giá để đưa dân chúng Nam Việt Nam vào 1 cuộc “Tổng nổi dậy”, cướp chính quyền. Do đó, khi chiến trường đã được quân đội VNCH giải tỏa, quân cộng sản bị đánh bại, phải bỏ chạy, phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình đi theo quân đội mới thấy những xác chết của lính cộng sản bị xiềng chân vào công sự chiến đấu, các ổ bích kích pháo, súng đại liên. Cộng sản Hà Nội không bao giờ ngờ được rằng Quân Ðội VNCH có thể đánh bật chúng ra khỏi thành phố Huế sau 1 thời gian cộng sản chiếm đóng, toan tính thành lập chính quyền tại một thành phố giáp lưng với hậu phương to lớn của chúng ở bên kia sông Thạch Hãn, Quảng Trị, hay vĩ tuyến 17. Vậy mà cộng sản đã phải bỏ chạy khỏi thành phố Huế trong chiến dịch lịch sử Tết Mậu Thân (1968), chỉ kịp lùa theo chúng hàng ngàn sĩ quan, binh sĩ, nhân viên chính quyền, đảng phái chính trị do chúng bắt được tại Huế, để dẫn đi tàn sát, chôn sống tập thể theo kiểu Hitler giết người Do Thái, Staline giết người Ba Lan, nhưng ghê tởm hơn, vì chúng giết bằng đạn AK, bằng dao găm, mã tấu, còn sống cũng đạp xuống hố chôn luôn hàng chục, hàng trăm người 1 lúc.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP 

Sunday, March 28, 2021

Tháng Tư Nghiệt Ngã (Author: Oliver Todd - Dương Hiếu Nghĩa dịch)

 


Lời giới thiệu của người dịch

Đối với người dân Miền Nam Việt Nam, ngày 30/4 là một ngày dài, bi thảm! Tuy quân dân Miền Nam đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ đất nước đến giờ phút cuối cùng, nhưng hầu hết Quân Dân Cán Chính Miền Nam vẫn chưa hiểu được

Tại sao TA mất nước ?

Dĩ nhiên phải có những nguyên nhân xa, nguyên nhân gần với những hậu quả chánh trị và quân sự của nó, phải có những lý do chủ quan và khách quan dẫn tới ngày 30/4/75.

Cho dù may mắn chạy thoát được nanh vuốt của bọn quỷ đỏ trước hay sau ngày bộ đội Miền Bắc dùng chiến xa T.54 của Liên Xô ủi sập hai chữ “Độc Lập” của Miền Nam Việt Nam , hay không may mắn hơn phải bị cộng sản lùa đi lao động khổ sai hằng chục năm dài đau khổ từ biên giới Trung Quốc đến mũi Cà Mau, gần như hầu hết quân dân cán chính chúng ta sau giây phút bàng hoàng ngơ ngác chiếu ngày 30/4 với sự có mặt của anh bộ đội Miền Bắc ngay tại Saigon, tất cả đều đã giải đoán sai hết về câu hỏi

Tại sao chúng TA mất nước ?

Có hơn “một ngàn lẻ một” câu trả lời: “Tại, Bị, Song le, Vì bởi, Lẽ ra “ … v.v. và v.v.. nhưng tôi nghĩ là chúng ta mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau, như người mù chỉ được người ta cho sờ có mỗi một bộ phận nào đó của con voi thôi thì làm sao người đó tả lại đúng hình dáng và kích thước của con voi được ?

Do đó lần lượt chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả một vài tác phẩm mà hôm nay là quyển “Tháng Tư Nghiệt Ngã” (nguyên tác: “CRUEL AVRIL”) của tác giả người Pháp: Olivier Todd.

Tác phẩm nầy được xuất bản vào tháng 11 năm 1987 tại Pháp.

Google Drive by LymHa

 https://drive.google.com/file/d/1J6EdqdqeWPtm0_otOQipDw1ZuJa18AJ2/view

.