Trong tài liệu tổng hợp của nhiều tác giả dưới đây gồm những tiết mục như sau:
10.3.1975: Cộng Quân tấn công Ban Mê Thuột
11.3.1975: Ban Mê Thuột thất thủ
12.3.1975: Quân Đoàn II tiếp cứu Ban Mê Thuột
13.3.1975: Di tản miền Trung
14.3.1975: Hội đồng An ninh Quốc gia họp tại Cam Ranh
14.3.1975: Di tản Cao Nguyên
14.3.1975: Tổng Thống Thiệu quyết định bỏ Cao Nguyên
15.3.1975: Tử chiến ở Quảng Nam
15.3.1975: Bộ Tư lệnh Quân đoàn II dời về Nha Trang
16.3.1975: Mặt trận Quảng Tín
16.3.1975: Quân Đoàn II triệt thoái
25.3.1975: Quân Khu I rút khỏi Huế
25.3.1975: Trận chiến ở Phú Yên bờ sông Ba
25.3.1975: Lực lượng VNCH rút khỏi Quảng Ngãi
26.3.1975: Kịch chiến ở Phú Thứ
27.3.1975: Trận chiến ở Bình Định
27.3.1975: Phòng tuyến Duy Xuyên, Quảng Nam bị tấn công
27.3.1975: Sư đoàn 10 CSBV tấn công Khánh Dương
29.3.1975: Lâm Đồng thất thủ
30.3.1975: Trận chiến Qui Nhơn
30.3.1975: Cộng quân tấn công phòng tuyến Khánh Dương
31.3.1975: Bình Định thất thủ
1.4.1975: Mặt Trận Khánh Dương
2.4.1975: Ngày cuối cùng của Quân đoàn II
2.4.1975: Trận chiến Nha Trang
3.4.1975: Phan Rang hỗn loạn
4.4.1975: Trận chiến Ninh Thuận
5.4.1975: Thủ Tướng kiêm Tổng trưởng Bộ Quốc phòng Trần Thiện Khiêm từ chức
6.4.1975: Trận chiến Bình Thuận
7.4.1975: Trận chiến Miền Đông
8.4.1975: Trận chiến Quốc Lộ 20
9.4.1975: Trận chiến Long An
9.4.1975: Mặt trận Long Khánh bùng nổ
10.4.1975: Trận chiến Xuân Lộc
11.4.1975: Trận chiến Dầu Giây
12.4.1975: Kịch chiến ở Xuân Lộc
13.4.1975: Trận chiến Bảo Định
14.4.1975: Nội Các mới trình diện
15.4.1975: Mặt trận Long Khánh
15.4.1975: Dầu Giây thất thủ
16.4.1975: Phan Rang thất thủ
17.4.1975: Trận chiến Xuân Lộc
18.4.1975: Trận chiến Phan Thiết
19.4.1975: Trận chiến Định Quán
Tính đến ngày 19 tháng 4,1975, Cộng quân đã chiếm toàn lãnh thổ Quân khu II và Quân khu II
20.4.1975: Kịch chiến ở Xuân Lộc
21.4.1975: Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu từ chức
22.4.1975: Phòng tuyến Trảng Bom
22.4.1975: Trận chiến Tây Ninh
23.4.1975 Dàn xếp tình hình VNCH- Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu
23.4.1975: Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn Từ Chức
25.4.1975: Trận chiến Bình Dương
26.4.1975: Kịch chiến ở Bà Rịa
27.4.1975: Sư Đoàn 3BB giữ Bà Rịa
27.4.1975: Bầu Tân Tổng Thống Trần Văn Hương
27.4.1975: Tân Cảng Sàigòn
27.4.1975: Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
28.4.1975: Tại Dinh Độc Lập, cụ Trần Văn Hương trao quyền Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh theo quyết định của Quốc hội VNCH trong phiên họp chiều ngày 27/4/1975
28.4.1975: Sư Đoàn 5BB tử chiến tại Bình Dương
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TÀI LIỆU
10.3.1975 Cộng Quân (CQ) Tấn Công Ban Mê Thuột
2 giờ sáng ngày 10 tháng Ba năm 1975, Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Khi trận chiến xảy ra, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh là Chuẩn tướng Lê Trung Tường đang chỉ huy mặt trận Pleiku, do đó Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã chỉ định Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, chỉ huy mặt trận Ban Mê Thuột với sự hợp lực của Tiểu khu trưởng Darlac là Đại tá Nguyễn Trọng Luật.
Cộng quân mở đầu cuộc tấn công bằng những đợt pháo kích vào thị xã, các vị trí quân sự trọng yếu như Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Darlac, doanh trại của các đơn vị thống thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh. Đến 4 giờ sáng, Cộng quân đã sử dụng mở cuộc tấn công chiếm kho đạn Mai Hắc Đế ở phía Tây thị xã. Đơn vị trú phòng đã bảo vệ được kho đạn. Đến 7 giờsáng Cộng quân ngưng pháo kích, chuyển sang tấn công bằng bộ binh và thiết giáp vào thị xã.Các đoàn chiến xa của Cộng quân đãõ bị các đơn vị của Tiểu khu Darlac đánh chận lại.
Trưa ngày 10/3/1975, Cộng quân mở đợt pháo kích dồn dập vào Bộ Chỉ huy Tiểu khu, bản doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. 13 giờ 30, Cộng quân tập trung hỏa lực pháo binh bắn vào doanh trại Bộ Chỉ huy Tiểu khu. 2 giờ chiều , Cộng quân tràn ngập vào doanh trại. Vào lúc 18 giờ, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân được thả xuống trong khu vực Bộ Chỉ huy Chi khu Buôn Hô rồi từ địa điểm này, khai triển lực lượng tiến vào thị xã Ban Mê Thuột.
Tại phi trường Phụng Dực, Cộng quân điều động 2 trungđoàn thuộc sư đoàn 320 và 1 tiểu đoàn chiến xa tấn công vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 53 Bộ binh/Sư đoàn 23 Bộ binh. Lực lượng phòng thủ đã ngăn chận được cuộc tấn công của địch quân. Tính đến 6 giờ chiều ngày 10/1975, các đơn vị Quân lực VNCH tại mặt trận Ban Mê Thuột đã loại ra ngoài vòng chiến khoảng 300 Cộng quân, bắn cháy 12 chiến xa T-54.
11.3.1975, Ban Mê Thuột Thất Thủ
Diễn biến chiến sự tại Ban Mê Thuột trong ngày 11-3-1975
-Vào 7 giờ sáng ngày 11/3/1975,Cộng quân bắt đầu nả pháo binh vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, một số quân xa đậu ở gần Trungtâm hành quân bị trúng pháo nổ tung ra. Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, đi thẳng ra cửa bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh và lên 1 chiếc M 113 để quan sát, ông thấy cách đó 300 mét, hàng chục chiếc T 54 của CQ đang bao vây bộ Tư lệnh. Cùng lúc đó, CQ đang tấn công và bắn trực xạ vào lầu tư dinh Tỉnh trưởng. Trung đội phòng thủ đã bắn cháy 2 chiến xa địch ngay trước cổng bằng súng M72. Ngay sau đó, Trung đội này ra khỏi tư dinh.
-Khoảng 10 giờ sáng, pháo binh CQ ngưng tác xạ. Đại tá Luật nhảy lên pháo tháp của chiến xa M113 quan sát và thấy chiến xa CQ đang chuyển bánh. Ông nhảy vào xe và la lớn: “Sẵn sàng ứng chiến”. Chiến xa đầu của CQ chầm chậm tiến thẳng vào chiếc thiết vận xa M 113.Khi chiến xa địch còn cách 100 mét, Đại tá Luật ra lệnh cho xạ thủ đại bác 106 ly không giựt đặt trên xe khai hỏa. Ông hét lớn”bắn”. Thay vì nghe một tiếng nổ lớn của viên đạn ra khỏi nòng nhưng chỉ có một tiếng “cóc” phát ra. Binh sĩ xạ thủ báo cho ông biết súng bị trở ngại tác xạ. Sau một phút bàng hoàng,Đại tá Luật đã nghĩ ngay đến các phản lực cơ A 37.
Ông liên lạc với phi tuần L 19 quan sát và yêu cầu A 37 dội bom ngay vào cácchiến xa của CQ đang tiến vào bộ Tư lệnh, ông nói với quan sátviên L 19 là chấp nhận nguy hiểm vì chỉ có cách đó thì mới chậnđứng được cuộc tấn công của CQ.
-Hơn 10 giờ sáng ngày 11/3/1975, thình lình mọi người nghe một tiếng nổ ầm thật kinh hoàng. Trung tâm Hành quân Sư đoàn 23 Bộ binh đã bị Không quân ném nhầm. Trung tâm hành quân bịsập và các hệ thống liên lạc đều bị hư hại toàn bộ. Một số lớn sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ chết vàbị thương. Trước tình thế đó, Đại tá Luật bàn với Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, kiêm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột,nên rút khỏi bộ Tư lệnh Sư đoàn ngayđể bảo toàn lực lượng. Đại tá Vũ Thế Quang đồng ý và ra lệnh rút quân.Lực lượng trú phòng lúc bấy giờ khoảng 100 người mở đường máu rakhỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là suối Bà Hoàng, cách BộTư lệnh Sư đoàn 250 mét.
- 11 giờ 50: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 mất liên lạc với Đại tá Quang và Đại tá Luật.
12.3.1975: Quân Đoàn 2 Tiếp Cứu Ban Mê Thuột
-Ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, quyết định tổ chức cuộc đổ quân tăng viện để tái chiếm Ban Mê Thuột. Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, lực lượng chính của cuộc phản công là Trung đoàn 45 Bộ binh (BB) và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB đang phòng ngự tại Pleiku. Về phía Không quân VNCH tham gia cuộc đổ quân, ngoài các phi đoàn của Sư đoàn 6 Không quân mà bộ tư lệnh đặt tại Pleiku, còn có các phi đoàn trực thăng của Sư đoàn 1 Không quân (Đà Nẵng) và Sư đoàn 4 Không quân (Cần Thơ), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả các loại Chinook.
-Theo lịch trình đổ quân, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 45 BB và đại đội Trinh sát Sư đoàn 23 BB được trực thăng vận trước tiên. Tiếp đến, các Chinook móc theo các khẩu đại bác 105 thả xuống khu vực đổ quân của lực lượng đặc nhiệm tại quận lỵ Phước An.
-1 giờ 10 trưa ngày 12 tháng 3/1975, Thiếu tướng Phú rời bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đến Ban Mê Thuột trên một chiếc phi cơ nhỏ để trực tiếp điều quân. Tới Ban Mê Thuột vào khoảng 2 giờ chiều, Tướng Phú đã liên lạc với đơn vị trưởng của các đơn vị đang chiến đấu ở quanh Ban Mê Thuột như trung đoàn 53 BB ở phi trường Phụng Dực, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân, các tiểu đoàn Địa phương quân Darlac. Cùng nhảy theo cánh quân cứu viện còn có Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, được Tướng Phú chỉ định giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Luật được ghi nhận là mất tích. Cùng đi theo Đại tá Tiếu, còn có bộ chỉ huy lưu động của Tiểu khu Darlac vừa thành lập.
-Chiều 12/3, sau khi hoàn tất việc điều động đợt đổ quân đầu tiên, Thiếu tướng Phú giao trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các cánh quân tái chiếm Ban Mê Thuột cho Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, rồi ông trở lại Pleiku.
Cũng trong chiều ngày 12 tháng 3/1975, cùng lúc gia tăng áp lực tại chiến trường Ban Mê Thuột, thì tại -Pleiku, từ những đỉnh cao phía Tây Bắc của thị xã này, Cộng quân đã pháo kích bằng hỏa tiễn vào phi trường quân sự Cù Hanh và bộ Tư lệnh Quân đoàn 2. Một binh sĩ tài xế đang ở gần cột cờ Bộ Tư lệnh đã trúng đạn pháo kích và bị tử thương.
13-3-75: Di Tản Miền Trung
Những sự kiện chiến sự xảy ra từ ngày 10-3-1975, ngày Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào Ban Mê Thuột, đến ngày 30 tháng 4/1975, ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp Hội đồng An ninh Quốc gia duyệt xét kế hoạch bỏ 6 tỉnh miền Trung, từ Quảng Trị đến Bình Định.
-Ngày 13 tháng Ba năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 được gọi về Sài Gòn để tham dự cuộc họp mật tại Dinh Độc Lập do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa. Cuộc họp hôm ấy có sự hiện diện các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ gồm có Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng: Đại tướng Trần Thiện Khiêm; Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH: Đại tướng Cao Văn Viên; Phụ tá An ninh và Quân sự của Tổng thống: Trung tướng Đặng Văn Quang.
-Tại cuộc họp, Trung tướng Trưởng trình bày trước Hội đồng An Ninh Quốc gia về tình hình tại chiến trường Quân khu 1, sau đó Tổng thống nói chuyện với mọi người bằng một vẻ nghiêm trọng. Tổng thống phân tích tình hình chung và nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu quân viện. Tổng thống nhìn nhận rằng không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa bị tổng tấn công. Tổng thống thông cảm với những khó khăn thiếu thốn của các tư lệnh Quân khu. Cho đến giờ phút đó, Tổng thống nhìn nhận rằng dù ông có ra lệnh đi nữa thì lệnh đó khó có thể thi hành được.
-Theo lời kể của Đại tướng Cao Văn Viên, thì trong buổi họp, Tổng thống nói rằng trước tình hình như vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1 (có 5 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, 2 thành phố Huế, Đà Nẵng), khu vực trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng.
-Chi tiết mà Đại tướng Viên kể lại ở trên khác với nội dung lời kể của Trung tướng Trưởng, theo đó, trong buổi họp ngày 13/3/1955, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tướng Trưởng lập kế hoạch rút toàn bộ lực lượng VNCH khỏi Vùng 1 (Quân khu 1) và rút về tỉnh Phú Yên, VNCH thu gọn từ tỉnh Phú Yên đến Hà Tiên. Như thế lãnh thổ VNCH bị mất 6 tỉnh miền Trung, từ Quảng Trị đến Bình Định.
14-3-1975: Hội đồng An ninh Quốc gia họp tại Cam Ranh
-Trưa ngày 14 tháng 3/ 1975, trong khi Sư đoàn 23 BB đang khai triển các cánh quân để tiến về Ban Mê Thuột, tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang-phụ tá An ninh Quân sự của Tổng thống, đã họp mật với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2. Tại cuộc họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2. Về lộ trình rút quân, vị Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 đã trình bày với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về tình hình các quốc lộ chính tại Cao nguyên Cao nguyên đã bị Cộng quân kiểm soát, chỉ còn liên tỉnh lộ 7B, con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ ra phía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng Đông Nam, xuyên qua tỉnh Phú Bổn về Phú Yên). Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý kế hoạch chọn liên tỉnh lộ 7B, nhưng cuối cùng Đại tướng Viên cũng không tìm ra một lộ trình nào khác, nên kế hoạch của Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 được chấp thuận.
*Trung tướng Ngô Quang Trưởng tái phối trí lực lượng bảo vệ Huế
Cũng trong ngày 14/3/1975, sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống về kế hoạch tái phối trí quân, dù tình hình quân sự tại Quân khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 vẫn muốn giữ Huế và một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích tình hình, tướng Trưởng đã gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt trình bày ý kiến với đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin với Tổng thống
cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận. Được sự đồng ý của Tổng thống, Trung tướng Trưởng bay ra Huế họp với Trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó Quân đoàn 1, chỉ huy bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn, về kế hoạch phòng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật vững vàng.
14.3.1975 Di Tản Cao Nguyên
14-3-1975: Tổng Thống Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên
Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo.
*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao nguyên Sau cuộc họp với Hội đồng AnNinh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kếhoạch tái phối trí lực lượng trong tình hình mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang,Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếutướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổnthống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phảirút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontumvề khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để táiphối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.
Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trụclộ nào, Tướng Phú đã trình bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốclộ chính nối trong khu vực Cao nguyên đã bị Cộng quân cắt đứt,chỉ còn liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ raphía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Hòa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạchchọn liên tỉnh lộ 7B đã không được sự đồng ý của Đại tướng Viên vì ông cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đườngdài hơn 250 cây số mà không rõ tình hình an ninh là một việc “quásức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không tìm ra được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đã đượcchấp thuận.
Một chi tiết đặc biệt về lệnh triệt thoái Cao nguyên: Chủ lưc quân rút, Địa phương quân ở lại…
Trên đường trở lại Pleiku, Tướng Phú đã tâm sự với thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, là trong buổi họpông đã khẩn khoản xin Tổng thống Thiệu cho ông được tử thủ giữPleiku, nhưng đề nghị của ông đã không được chấp thuận. Một chitiết đặc biệt đã được Tướng Phú kể lại cho Thiếu tá Phạm Huấn vớinội dung như sau: Trong cuộc họp, Tổng thống Thiệu căn dặn tướngPhú rằng lệnh triệt thoái là tối mật, từ cấp tỉnh trưởng/tiểu khutrưởng trở xuống không được biết, có nghĩa là các lực lượng Địaphương quân vẫn ở lại chiến đấu, vẫn tiếp tục làm việc với tỉnhtrưởng, quận trưởng. Chỉ có toàn bộ chủ lực quân gồm Bộ binh,Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân là phải triệt thoái.
Trước quyết định của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đã lo lắng vàhỏi lại: Thưa Tổng thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binhrút đi, làm sao Địa phương quân chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh?Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia đình anh em binhsĩ?
Tổng thống Thiệu trả lời: Thì cho thằng Cộng sản số dân dó.Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc…mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên vùng Cao nguyên! (Cuộc triệt thoái Cao nguyên, tác giả PhạmHuấn, xuất bản 1987, dòng thứ 1 đến dòng thứ 6, trang 86).
Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài Gòn, ông đã chomời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu(TTM) và báo cho vị trưởng phòng này về các chi tiết đã được bàntrong buổi họp tại Cam Ranh.
Tham mưu trưởng Bộ TTM là trungtướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc. Cuộchành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không đượcquyền ra lệnh làm gì hết, kể cả việc tái phối trí các đơn vịKhông quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại Pleku và Kontum.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàncủa Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động QuânQK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và cácđơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân vớikhoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùngtrong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong haitháng. Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao đưa hết được các đơn vịvà tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản công táichiếm lại Ban Mê Thuột.
Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:
Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của ông, vớithành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hànhquân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân,Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 1(gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng choDại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dungcuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tânChuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên. Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướngTất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từKontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lýđược giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơnvị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩntướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong cónhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệtđộng quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rờiPleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vậntải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975. Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếutướng Phú cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban thanmưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ quan thân cận bayđi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về. Cũngtrong ngày này, đã có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo cáctoán nhỏ. Như đã trình bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối tríđược nêu ra trong cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cảđều tiến hành một cách bí mật, không một lời nào được tiết lộ, kểcả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còn tỉnh trưởng Kontum thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháp tùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị CQ bắn chết.
Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có,ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theođược. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoànngười cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu…
15-3-1975: Tử Chiến Ở Quảng Nam
*Cộng quân tấn công nhiều khu vực tại phiá Tây tỉnh Quảng Nam
-Ngày 15-3-1975, Cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của lực lượng Địa phương quân, Nghiã quân trên địa bàn các quận Duy Xuyên, Quế Sơn, Đức Dục, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Kịch chiến đã diễn ra tại khu vực Gò Nổi, cầu Bà Rén và Nam Phước. Tại Gò Nổi, lực lượng Địa phương quân đã đẩy lùi cuộc tấn công của Cộng quân, loại ngoài vòng chiến hơn 20 Việt Cộng, bắt 2 tù binh, thu gần 20 cây súng.
-Cũng trong ngày 15/3/1975, Liên đoàn 915 Địa phương quân Quảng Nam với sự yểm trợ của 1 chi đoàn thiết giáp thuộc Thiết đoàn 11 Kỵ binh/Sư đoàn 3 Bộ binh, đã giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Bà Rén, và một đoạn của Quốc lộ 1 ở phía Nam tỉnh Quảng Nam.
15.3.1975: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 dời về Nha Trang
-Sáng ngày 15- 3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 cùng với một số sĩ quan trưởng phòng và sĩ quan tham mưu của đã bay về Nha Trang để tái tổ chức Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 tại đây.
-Cũng trong ngày 15-3-1975, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2 và vài sĩ quan tham mưu bay đi Tuy Hòa(tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên) để chuẩn bị đón đoàn quân của Quân đoàn 2 di chuyển từ Pleiku về. Cũng trong ngày này, một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo các toán nhỏ. Do kế hoạch triệt thoái tiến hành một cách bí mật theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nên không một thông tin nào được tiết lộ, kể cả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng tỉnh Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còn vị Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Kontum, theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháp tùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị CQ bắn chết.
16.3.1975: Mặt Trận Quảng Tín
Cộng quân mở nhiều cuộc tấn công tại Tây Nam và Tây Bắc tỉnh Quảng Tín
-Trong ngày 16/3/1975, tại miền Trung, lực lượng Cộng quân tại tỉnh Quảng Tín đã tung quân tấn công cường tập khu vực Bình Tú, thuộc quận Thăng Bình và nhiều vị trí đóng quân của Địa phương quân tại khu vực Tây Nam và Tây Bắc của tỉnh Quảng Tín. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh(trách nhiệm chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng; tùy theo tình hình, đảm trách thêm khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tín), đã điều động Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 2 Bộ binh tăng cường 1 chi đoàn của Thiết đoàn 11 Kỵ Binh giải tỏa áp lực Cộng quân. (Trước đó, Cộng quân đã tràn chiếm các quận Tiên Phước, Hậu Đức, liên đoàn 916 Địa phương quân của tỉnh Quảng Tín bị tổn thất nặng sau những trận kịch chiến với Cộng quân).
Đoàn quân đầu tiên của Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku
Cũng trong ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân
chúng biết. Mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có,ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theođược. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoànngười cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguyhiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu…
-Theo lịch trình, ngày 16 tháng 3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của một đơn vị Thiết Giáp, đã khởi hành ra khỏi thị xãPleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái.
16.3.1975: Quân Đoàn 2 Triệt Thoái
Ngày 16/3/1975: Chuẩn tướng Phạm Duy Tất tổng chỉ huy cuộc triệt thoái của Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.
Ngày 16/3/1975, thi hành quân lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban ra tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã cho lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 khỏi 2 tỉnh Pleiku và Kontum của Cao nguyên Trung phần.
Theo phân nhiệm của Thiếu tướng Phạm Văn Phú, tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2, được ủy nhiệm tổng chỉ huy toàn bộ các đơn vị triệt thoái.
(Trước đó, vào sáng ngày 15 tháng 3, Thiếu tướng Phú cùng với một số sĩ quan trong Bộ Tư lệnh bay về Nha Trang để tái tổ chức lại Bộ tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2 và vài sĩ quan thân cận bay đi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân triệt thoái từ Pleiku và Kontum về) .
Theo lịch trình triệt thoái khỏi Cao nguyên, ngày 16 tháng 3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh,Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểmtrợ của một đơn vị Thiết Giáp, đã khởi hành ra khỏi thị xãPleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái.
Sau thành phần đi đầu, lịch triệt thoái của các ngày kế tiếp như sau: vào ngày 17-3. các đơn vị Công binh, Pháo binh còn lại cùng Quân y với trên 250 xe sẽ di chuyển vào ngày 17/3/1975 và cũng do Thiết giáp tháp tùng bảo vệ. Ngày 18/3/1975: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, đơn vị Quân cảnh, một phần của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, cùng khoảng 200 quân nhân của Trung đoàn 44 Bộ binh triệt thoái, và cũng được Thiết giáp đi theo bảo vệ. Ngày 19/3/1975: lực lượng đoạn hậu gồm có Biệt động quân và đơn vị thiết giáp cuối cùng.
Theo lộ trình, đoàn quân sẽ từ Pleiku di chuyển về phía Nam củaQuốc lộ 14 để đến giao điểm QL 14 và Liên tỉnh lộ 7 cách thị xãPleiku khoảng 33 km đường chim bay về phía Nam, từ giao lộ này đoàn quân sẽ tiếp tục di chuyển dọc theo liên tỉnh lộ 7 B vềhướng Đông Nam, xuyên qua tỉnh lỵ Phú Bổn để về Tuy Hòa.
Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên phân tích về liên tỉnh lộ 7B và cuộc rút quân của Quân đoàn 2.
Trong phần trình bày về cuộc họp tại Cam Ranh, VB đã lược trình về quyết định của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên. Sau đây là những ghi nhận chi tiết về quân lệnh này.
Tại cuộc họp Cam Ranh, khi nghe Thiếu tướng Phú chọn Liên tỉnh lộ 7B làm trục lộ rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý, vị Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không nắm rõ tình hình an ninh lộ trình là “quá sức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Đại Tướng Viên cũng không tìm ra được một trục lộ nên kế hoạch của Thiếu tướng Phú đã được Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu và Hội đồng Quốc gia chấp thuận.
Nhận định về địa hình liên tỉnh lộ 7 B, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùngđược, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào.Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn 2 biết trước là cầu bắc quasông Ba về phía nam Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thểsửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì nhữngvào năm trước 1973, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc.
Trong khi Đại tướng Viên lo ngại về lộ trình rút quân, thì Thiếu tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo Liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này, Thiếu tướng Phú trình bày rằng yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế.
Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu Bộ Tổng tham mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôi. Với quyền hạn của một Tổng tham mưu trưởng, Đại tướngViên chấp thuận ngay lời yêu cầu của Thiếu tướng Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của Thiếu tướng Phú, Đại tướng Viên cho rằng “đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ haykhông là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉhuy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.
Cũng trong buổi họp tại Cam Ranh, Đại tướng Viên đã nhắc nhở Thiếu tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Đại tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc đến hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theoQuốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế và con đường mà Thiếu tướngPhú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/ 1954, Lựclượng Cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Liên Hiệp Pháp tại ĐôngDương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Đại tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở củavùng Cao nguyên là vậy”.
Về tình hình Ban Mê Thuột sau khi thất thủ vào ngày 11/3/1975, Đại tướng Viên cho biết thêm: tại cuộc họp ở Cam Ranh, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh.
Quay sang Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của Thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.
Theo lời Đại tướng Viên thì vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà Bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.Khi cuộc họp chấm dứt, thì Tướng Phú xin riêng với Tổng thống Thiệu bằng một giọng khẩn khoản rằng ông xin Tổng thống thăng cấp chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2. Kể lại sự việc này, Tướng Cao Viên ghi lại như sau:
“Tôi không quen thân với Đại tá Tất nhưng được nghe ông là người có khả năng, nhưng làm tư lệnh chiến trường thì không có bằng chứng nào chứng minh ông ta có khả năng. Tôi liền phản đối ngay và nói rằng khi nào tái phối trí xong rồi mới nói đến. Tổng thống Thiệu tỏ ra do dự nhưng thấy tôi nói có lý nên không đồng ý việc thăng cấp. Thế nhưng, Thiếu tướng Phú khẩn khoản xin cho bằng được. Cuối cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đồng ý thăng cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất.
25.3.1975: Quân Khu 1 Rút Khỏi Huế
Diễn tiến về kế hoạch rút quân khỏi Huế ngày 25 tháng 3/1975.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, vào ngày 25 tháng 3/1975, tất cả các lực lượng của Quân đoàn 1/Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phiá Bắc thành phố Huế và phiá Nam Chu Lai. Nhận định về cuộc rút quân của Quân đoàn 1/Quân khu 1, Đại tướng Viên ghi nhận rằng “hành trình cuộc rút về ba địa điểm này vô cùng gian khổ và đắt giá. Phần lớn binh sĩ đều rã rời. Đã bao lâu nay, họ chiến đấu hết trận này đến trận khác, hết năm này đến năm khác, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy nản lòng bằng giờ phút ấy. Hy vọng có bàn tay nào đó giúp đỡ để họ đánh chiếm lại những vùng đất bị lọt vào tay địch, để đủ sức đương cự với kẻ thù nay đã tan biến như chuyện đời xưa.”
Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, trong giờ phút nản lòng đó, thì một bức điện khác cũng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi đi cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 , trong đó, Tổng thống chỉ thị lực lượng tại 3 nơi tập trung này phải rút về Đà Nẵng để tổ chức phòng thủ bảo vệ thành phố trọng yếu này. Nhận được chỉ thị của Tổng thống, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 ra lệnh cho Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị khác tại Huế phải rút về Đà Nẵng. Cùng lúc, Trung tướng Trưởng cho Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngãi, rút về đảo Ré, nằm ngoài khơi cách Chu Lai chừng 20 dặm.
Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh phòng ngự ở phía Bắc và khu vực cận sơn ở phía Đông thành phố Huế đã được lệnh rời bỏ phòng tuyến và chuyển quân về gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ rút quânkhỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt động quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân và lực lượng quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
Những biến cố xảy ra trong hành trình rút quân.
Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục chiến, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩnbị nên kế hoạch rút quân đã không thể thực hiện đúng theo thờibiểu. Cũng theo lời Thiếu tướng Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố Huế thì Thủy quân Lục chiến có Lữ đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang phòng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam của sông Mỹ Chánh.
Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự tìm ra cách rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội Thủy quân Lục chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ơ ûngoài biển, Đại tá Lương đã bị thương ở chân.
Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kiasông đã bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đã bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang. Theo ước tính của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, thì chỉ có một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng phân đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Về cuộc chuyển quân bằng hải vận, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết: trong ngày rút quân, biển động mạnh nên tàu Hãi quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Cũng vào thời gian đó, Cộng quân biết có cuộc chuyển quân nên bắt đầu tập trung hỏalực pháo binh bắn dồn dập vào các vị trí ẩn quân tại cửa Tư Hiền cùng tại nhiều điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phươngQuân đoàn 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng.
Nhận định tổng quát về cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành trình triệt thoái này, thì “kỷ luật không còn duy trì nổi. Do đó, chỉ có 1/3 số quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, thì họ tự động bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình và thân nhân. Chỉ còn Thủy quân Lục chiến là giữ được trọn vẹn tình hình.”
Về đoàn quân của Sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn của các Trung đoàn1,3, 51 và 54 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháobinh, cũng lâm vào tình cảnh như Lữ đoàn 369 TQLC. Một số được tàu Hải quân chở, một số khác mở đường máu ven theo quốc lộ 1 và hoặc ven theo biển phần lớn đã hy sinh ngay trên đường rút quân
Sư đoàn 1 Bộ Binh vĩnh biệt chiến trường Quảng Trị-Thưà Thiên.
Trở lại với tình hình Sư đoàn 1 Bộ binh, một trung tá trưởng phòng của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không muốn nêu tên) đã kể lại diễn tiến những giờ phút cuối tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê.Vị trung tá này nói ông không thể nào quên được buổi họp cuối cùng để nghe Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, phổ biến lệnh rút quân. Từ vị tư lệnh phó, tham mưu trưởng cho các sĩ quan trưởng phòng, trưởng ban tham mưu như chết lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút khỏi Huế. Và chỉ gần một giờ sau, cảnh tượng đó cũng đã diễn ra tại các bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, Thiếtđoàn Kỵ binh và các tiểu đoàn yểm trợ.
Là một đại đơn vị đầu lòng của Quân lực VNCH, thành lập ngày 1 tháng 1/1955 trên sự qui hợp 3 Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư đoàn 1 Bộ Binh với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi đổithành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20 năm từ ngày thành lập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên,Sư đoàn 1 Bộ binh là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.
25.3.1975: Trận Chiến Ở Phú Yên
Trận chiến bên bờ sông Ba.
-Ngày 25 tháng 3 là ngày thứ 10 của tiến trình triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên. Quảng đường từ Củng Sơn về Tuy Hoà, tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên, dài hơn 70m, đoàn xe phải vượt qua sông Ba để tiếp tục cuộc hành trình trên đoạn đường hương lộ 436 bên bờ của sông này, vì từ đoạn đường này trở đi, liên tỉnh lộ 7 bị các đơn vị Đại Hàn (trước 1973) gài mìn dày dặc. Từ Tuy Hòa một cầu phao được đưa lên để đoàn quân vượt sông, nhưng không thể nào đưa lên Củng Sơn vì giữa đoạn đường từ Tuy Hòa lên Củng Sơn, Cộng quân chốt chận nhiều đoạn. Cuối cùng thì nhờ có trực thăng Chinook mang từng phần rời ráp lại. 17 giờ 30, đoàn quân xa đầu tiên về đến Phú Yên sau 10 ngày hành trình.
*Cộng quân lập chốt chận trên lộ trình triệt thoái của Quân đoàn 2.
-Vượt sông Ba, quảng đường còn lại về tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên tuy tương đối gần nhưng vì Cộng quân lập chốt chận nhiều đoạn . Vào 10 giờ sáng ngày 25/3/1975, lực lượng chiến xa với sự yểm trợ của trực thăng võ trang đã triệt hạ các chốt chận của Cộng quân trên lộ trình, để mở đường cho các quân xa và các đơn vị bộ chiến di chuyển.
-10 giờ 30, các phi tuần phản lực của Không quân tiếp tục đánh bom triệt hạ các cụm công sự chiến đấu của Cộng quân trên liên tỉnh lộ 7.
Lực lượng VNCH rút khỏi Quảng Ngãi.
Ngày 25 tháng 3/1975, tất cả các lực lượng của Quân đoàn 1/ Quân khu 1 tại phía Bắc đèo Hải Vân đã tập trung về phía Bắc thành phố Huế. Lực lượng của Sư đoàn 2 Bộ binh và các đơn vị tăng phái, lực lượng Địa phương quân, Nghiã quân Tiểu khu Quảng Ngãi tập trung về phiá Nam Chu Lai để di chuyển ra đảo Ré.
26.3.1975: Kịch Chiến Ở Phú Thứ
Lữ đoàn 2 Kỵ binh, Biệt động quân Quân khu 2 kịch chiến với Cộng quân chốt chận tại Phú Thứ, phía Tây thị xã Tuy Hòa, trên đoạn đường từ Cung Sơn-Tuy Hòa.
Ngày 26 tháng 3/1975 là ngày thứ 11 của tiến trình cuộc triệt thoái lực lượng Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên. Tính đến ngày này, báo cáo của Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 2 Kỵ binh cho biết: toàn bộ chiến xa M48 và M41 đã bịkẹt lại trên lộ trình vì trúng đạn pháo của địch, riêng tại chặng dừng đầu tiên ở Hậu Bổn (tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn), có 40 chiến xa M48 và M41, 8 chiến xa gắn đại bác 175 ly . Lực lượng chiến xa của Lữ đoàn chỉ còn lại 13 thiết vận xa M 113 của 1 chi đoàn . Chi đoàn này đã tách rời đoàn xe bọc qua một con sông nhỏ về đến Tuy Hòa ngày 25/3/1975, trong khi đó cả đoàn quân và đoàn xe vẫn còn bị kẹt lại gần Phú Thứ ( nằm trên đoạn đường từ Cung Sơn về Tuy Hòa, tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên) vì Cộng quân tổ chức chốt chận.
Để giải tỏa áp lực của địch quân, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, ra lệnh cho Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, phụ tá Hành quân, bay chỉ huy lực lượng Xung kích và các phi đội trực thăng võ trang nỗ lực tấn công, xạ kích để triệt hạcác chốt chận nhỏ còn lại của địch. Tướng Phú cũng ra lệnh cho Chuẩn tướng Phạm Duy Tất-Chỉ huy trưởng Biệt động quân/QK 2 kiêm tổng chỉ huy cuộc triệt thoái điều động 13 Thiết quân vận M 113 trở lại để phối hợp với Biệt động quân “dọn sạch”cụm chốt chận của CQ ở Phú Thứ.
Các đơn vị của Liên đoàn 7 Biệt động quân đã chiến đấu quyết tử phá vỡ các chốt chận của địch. Với sự yểm trợ của các chiến xa M 113, lực lượng Biệt động quân đã mở nhiều đợt xung phong có hệ thống và dần dà triệt hết chốt chận này đến chốt chận khác của Cộng quân.
27.3.1975: Trận Chiến Ở Bình Định
Cộng quân tràn ngập Tam Quan, tỉnh Bình Định
Vào 0 giờ sáng ngày 27/3/1975, Cộng quân tấn công cường tập ngập phòng tuyến Tam Quan do 1 đơn vị của Sư đoàn 22 Bộ binh phòng ngự. Lực lượng Cộng quân với các đơn vị từ Quảng Ngãi tiến vào, phối hợp với trung đoàn 95 và sư đoàn 3 CSBV đã gây áp lực nặng tại vùng phía Bắc của Bình Định. Trận chiến tại Tam Quan khai diễn từ ngày 25/3/1975 với những đợt xung phong của CQ, nhưng đều bị lực lượng trú phòng đánh bật. Sau 2 ngày kịch chiến, Cộng quân tăng cường lực lượng, mở cuộc tấn công với hỏa lực mạnh để tràn ngập phòng tuyến này.
Phòng tuyến Duy Xuyên, Quảng Nam bị tấn công
-Ngày 27/3/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại khu vực Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trung đoàn 56 Bộ binh của Sư đoàn 3 Bộ Binh tái phối trí tổ chức phòng thủ tuyến Duy Xuyên.
-Trong ngày 27/3/1975, Cộng quân đã pháo kích và khai triển lực lượng chiếm giữ một số xã ở Tây Nam tỉnh Quảng Nam.
-Cũng trong ngày 27/3/1975,Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 đã thị sát tình hình chiến sự tại vùng trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh, đồng ý đề nghị của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh về kế hoạch lập phòng tuyến vàng Thu Bồn, ngăn chận CQ tấn công Đà Nẵng.
*Sư đoàn 10 CSBV tấn công Khánh Dương
Cũng trong ngày 27/3/1975, sư đoàn F-10 CSBV tấn công vào phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương, Khánh Hòa, nhưng đã bị lực lượng Nhảy Dù đánh bật sau những trận kịch chiến.
29.3.1975: Lâm Đồng Thất Thủ
*Bộ chỉ huy Tiểu khu Lâm Đồng triệt thoái
Ngày 29/3/1975, sau các cuộc tấn công cường của Cộng quân diễn ra trong ngày 28/3/1975, Bộ chỉ huy Tiểu khu Lâm Đồng và 1 đơn vị Địa phương quân, do vị Trung tá Tham mưu trưởng chỉ huy đã triệt thoái về đến Phan Rang vào 20 giờ tối ngày 29/3/1975. (Theo nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư Quân đoàn 2, thì vào 3 giờ sáng ngày 28-3-1975, Cộng quân đã tấn công quận Bờ Sa, tỉnh Lâm Đồng. Đến 7 giờ 15 sáng cùng ngày, Cộng quân bắy đầu pháo kích vào thị xã tỉnh lỵ Lâm Đồng. Đến 10 giờ 45, phòng tuyến thị xã tỉnh lỵ bị tràn ngập).
Cũng trong ngày 29 tháng 3/1975, Cộng quân tràn chiếm các vị trí còn lại của lực lượng Tiểu khu Lâm Đồng. (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đặt tại Nha Trang đã điều động Liên đoàn 24 Biệt động quân tăng cường cho Tiểu khu Lâm Đồng nhưng liên đoàn này chưa đến kịp thì Cộng quân đã tràn ngập tỉnh lỵ).
Sư đoàn 23 Bộ Binh tái thành lập
Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, sau khi phòng tuyến của Sư đoàn 23 Bộ binh tại quận Phước An (tỉnh Darlac) bị thất thủ ngày 18/3/1975, Bộ Tổng Tham mưu đã cho tái tập trung lực lượng còn lại của Sư đoàn 23 Bộ binh tại Động Ba Thìn, cách Cam Ranh khoảng 10 km về hướng Bắc. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh ( Đại tá Đức, phụ tá Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, làm quyền Tư lệnh thay chuẩn tướng Trường bị thương tại Phước An ngày 16/3/1975), có nhiệm vụ tái tổ chức lại các đơn vị trực thuộc. Theo tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan báo chí Tư lệnh Quân đoàn 2, vào ngày 29/3/1975, Sư đoàn 23 Bộ binh được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cấp cho 1,200 khẩu súng M-16 để bổ sung cho số vũ khí tái chỉnh trang.
30.3.1975: Trận Chiến Qui Nhơn
Qui Nhơn hỗn loạn, Sư đoàn 22 Bộ binh rút 2 Trung đoàn 41, 42 khỏi phòng tuyến Bình Khê về Qui Nhơn
-Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, ngày 30 tháng 3/1975, Cộng quân đã xâm nhập vào thành phố Qui Nhơn, tỉnh lỵ tỉnh Bình Định. Trong khi đó, tại phía Tây Qui Nhơn, lực lượng Cộng quân gồm sư đoàn 3 và trung đoàn 95 CSBV đã tấn công cườp tập vào phòng tuyến Bình Khê . Để bảo toàn lực lượng, 2 trung đoàn 41 và 42 của Sư đoàn 22 Bộ binh được lệnh rút khỏi Bình Khê. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã bất mãn về quân lệnh này, ông khẩn khoản trình với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh cho Trung đoàn 42 Bộ binh được cố thủ, nhưng thỉnh cầu này đã không được chấp thuận..
-Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, khi 2 trung đoàn này về đến Qui Nhơn thì Cộng quân đã đào giao thông hào tại một số khu vực trong thành phố. Nhiều cao ốc bị Cộng quân chiếm. Kịch chiến đã diễn ra ở phía Nam hải cảng Qui Nhơn.
*Đại tướng Wayand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ đến Nha Trang.
Sau khi đến Sài Gòn vào ngày 26/3/1975, vào 10 giờ ngày 30/3/1975, Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ, đã đến Nha Trang bằng 1 phản lực cơ quân sự loại nhỏ. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 đã đón Đại tướng Weyand ngay tại phi trường và tự lái xe Jeep chở về Bộ Tư lệnh Quân đoàn
2. Tướng Phú đã trao đổi vớiTướng Weyand tình hình chiến sự tại các tỉnh phía Nam miền Trung. Cuộc họp kết thúc vào 10 giờ 55 cùng ngày.
*Cộng quân tấn công phòng tuyến Khánh Dương
2 giờ 15 chiều ngày 30/3/1975, Cộng quân tấn công cường tập phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương. Lữ đoàn trưởng báo cáo khẩn về tình hình cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân đoàn 2 mong “Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến”, và hứa sẽ có lực lượng tăng viện.
31.3.1975: Bình Định Thất Thủ
Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn
-Ngày 31 tháng 3/1975, Cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, sư đoàn 3 CS Bắc Việt đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn
41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn
-Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45.
Một Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân tỉnh Bình Sát tự sát ngay trước quận đường Phù Cát
-Cũng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn, tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đến cố thủ và tổ chức, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân ( các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát
1.4.1975: Mặt Trận Khánh Dương
Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tử chiến với CQ tại mặt trận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa.
Trong ngày 1/4/1975, cùng với cuộc tấn công cường tập phòng tuyến tiền phương của Quân đoàn 2, tại Phú Yên, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù do Trung tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn của 2 sư đoàn Cộng quân. Lực lượng của lữ đoàn này đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư đoàn F-10 và F-320 của CQ. Các tiểu đoàn Dù đã đánh trả quyết liệt và bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn phá khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.
-Theo nhật ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/4/1975, Trung tá Lê Văn Phát trình với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, rằng nếu không có tăng viện và không được cấp phát thêm hỏa tiễn Tow chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ đoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư đoàn 22 Bộ binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với 1 trung đoàn của sư đoàn 23 BB được tái chỉnh trang. Đến 2 giờ 10 chiều ngày 1/4/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù.
Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng ngự đã bị cắt nhỏ. Sau đó phía dưới đất tắt máy.
*Sư đoàn 23 Bộ binh lập tuyến phòng thủ Động Ba Thìn, Cam Ranh
2 giờ 50 chiều ngày 1 tháng 4/1975, khi đang bay từ Khánh Dương về Phan Rang, Thiếu tướng Phạm Văn Phú chỉ thị cho Đại tá Lê Hữu Đức, quyền Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh gom lực lượng về cố thủ Động Ba Thì, Cam Ranh.
2.4.1975 Ngày Cuối Cùng Quân đoàn 2
Ngày cuối cùng trên chiến trường của Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 Phạm Văn Phú Ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu nhận được lệnh bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu 2 cho Quân đoàn 3/Quân khu 3.
Đó cũng là ngày cuối cùng của Thiếu tướng Phạm Văn Phú trên chiến trường trong chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2. Những giờ cuối cùng của vị tướng này tại Nha Trang và tại Phan Thiết đầy bitráng. Trong nhật ký hành quân mang sang Mỹ được và được phổ biến trong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí-đã ghi lại một số sự kiện xảy ra cho vị tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 trong hai ngày 1 và 2/4/1975 với nội dung được tóm lược như sau:
5 giờ 50 chiều ngày 1/4/1975, Thiếu tướng Phú vào bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân ở Nha Trang, nhưng vị Tư lệnh Sư đoàn này đi vắng. Ông phải ngồi ngồi đợi, 20 phút sau thì Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh-chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, bước vào. Lúc bấygiờ Tướng Phú ngồi ở chiếc ghế sát bàn của Tư lệnh của Sư đoàn 2 Không quân. Tướng Lượng và Tướng Oánh thấy Tướng Phú không chào hỏi và tới ngồi ở bàn khác đối diện. Thấy thái độ và cách xử sự khác thường của vị Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân,một trong 2 sư đoàn Không quân thống thuộc quyền điều động của bộ tư lệnh Quânđoàn 2, Tướng Phú hơi ngạc nhiên nhưng rồi ông chợt hiểu. Ông hỏi Chuẩn tướng Lượng:
-Có chuyện gì xảy ra?
Chuẩn tướng Lượng không trả lời, mặt lầm lì. Còn Chuẩn Tướng Oánh, với giọng từ tốn, lễ độ nói với Thiếu tướng Phú:
-Tôi muốn thưa với Thiếu Tướng tôi được chỉ định làm Tư lệnh Mặt trận Nha Trang, vì Quân đoàn 2 không còn nữa. Tướng Phú mặt biến sắc, hỏi dồn:
-Lệnh ai? Anh nhận lệnh ai?
Tướng Oánh vẫn điềm đạm, chậm rãi nói: Thưa Thiếu Tướng, lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, của Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu) từ Sài Gòn.
Nghe Chuẩn tướng Oánh trình bày, Thiếu tướng Phú cảm thấy danh dự bị tổnthương, vì theo tổ chức quân đội, người có quyền ra lệnh cho ông là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, còn Trung tướng Khuyên là tham mưu trưởng, không có quyền ra lệnh cho các tư lệnh Quân đoàn, về vai vế và quyền hạn thì Tư lệnh quân đoàn và Tư lệnh quân chủng chỉ xếp sau Tổng tham mưu trưởng. 18 giờ 40 TướngPhú dùng điện thoại tại văn phòng Tướng Lượng để gọi về Sài Gòn gặp Trung tướng Khuyên. Ngay từ câu đầu tiên, Thiếu tướng Phú đã hét lên trong ống liên hợp:
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à? Tôi bay chỉ huy. Sau một hồi tranh cải, Thiếu tướng Phú nói lớn:
-Tôi là Tư lệnh Quân đoàn. Đi đâu, đó là quyền của tôi. Trung tướng Thuần (Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan) cùng đi trên máy bay chỉ huy của tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng tôi không cần Trung tướng phải tin. Và tôi cũng không phải trình Trung tướng.
19 giờ 45 phút cùng ngày, Thiếu tướng Phú ra trực thăng bay về PhanRang. Khi ông vừa ngồi lên xe Jeep để ra bãi đậu trực thăng, thìmột sự việc bất ngờ xảy ra. Một xe chở đầy lính và vũ khí phóng tới, một Thiếu tá Không quân nhẩy xuống nói lớn:
-Tại sao, tại sao, các ông là Tướng lại bỏ lính chạy. Ai phòngthủ căn cứ này.
Khi đó, Thiếu tá Phạm Huấn cùng đi với Thiếu tướng Phú, đã ngồi đè lên người Thiếu tướng Phú, và chĩa khẩu AR 18 về phía người sĩ quan này và nói:”Anh không được vô lễ, ông Tướng Tư lệnh Quân đoàn không có nhiệmvụ phải phòng thủ căn cứ Không quân”. Cuối cùng thì mọi việc êm xuôi, Thiếu tướng Phú hiểu được sự phẫn nộ của vị sĩ quan Không quân và những người lính đi cùng.
Quân đoàn 2 bàn giao phần lãnh thổ còn lại cho Quân đoàn 3.
Đêm 1 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phú nằm dưới chân núi, trên một cái giường bố, tại ban chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân NinhThuận, phòng thủ căn cứ Phan Rang. 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng1/1975, Tướng Phú bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, để thảo luận về việc bàn giao phần lãnh thổ còn lại của Quân đoàn 2 &Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân đoàn 3. Theo kế hoạch,Quân đoàn 3 chính thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận từngày 3/4/1975. Vào giờ này, Bộ Tham mưu của Tướng Phú chỉ còn lạiThiếu tá Vinh, chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa tùy viên, Thiếu tá Huấn, sĩ quan báo chí và Đại tá Lê Hữu Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB.
Đúng 2 giờ 12 phút chiều cùng ngày, Thiếu tá Hóa trình với Thiếu tướngPhú là trực thăng của Thiếu tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu tá Hóavừa quay gót, Thiếu tướng Phú rút khẩu súng ngắn ra khỏi vỏ,nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức vang lên: “ThiếuTướng!”, ngay sau đó, khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đứcgạt bắn xuống đất. Tướng Phú không chết trong ngày 2 tháng 4/1975, nhưng 28 ngày sau ông đã tự sát tại Sài Gòn.
Cuộc hội ngộ cuối cùng của hai vị Tư lệnh Quân đoàn
Cũng theo nhật ký của Thiếu tá Huấn, trước đó vào 5 giờ chiều ngày 30 tháng 3/1975, Tướng Phú đã bay ra Cam Ranh, để cùng với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Tư lệnh Hải quân Vùng hai duyên hải, đitrên một soái hạm chỉ huy ra vùng biển ngoài Cam Ranh để đónTrung tướng Trưởng đang bị bệnh nằm trên tàu HQ 404 từ Cam Ranhvào (Tướng Trưởng đã phải bơi từ bờ để ra tàu hải quân đậu ngoàibiển). Trên tàu lúc này có rất đông chiến binh Thủy quân Lục chiến từ
Quân khu 1 vào. Tướng Phú và Phó Đề đốc Minh phải khó lắm mới lách xuống được chỗ Trung tướng Trưởng nằm dưỡng bệnh. Theo ghi nhận của Thiếu tá Phạm Huấn, có mặt vào giờ phút đó, thì lúc này Trung tướngTrưởng thở thoi thóp nhờ bình nước biển. Quanh Trung tướng Trưởng co ùChuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân (ĐàNẵng), Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng Thừa Thiên. Thiếu tướng Phú ghé sát tai Trung tướng Trưởng hỏi hai lần, nhưng sắc diện Trung tướng Trưởngkhông thay đổi. Nhưng rồi có một giây Tướng Trưởng ngước nhìn lên. Đôi mắt như muốn bật máu vì uất ức. Chi tiết về cuộc gặp gởnày cũng đã được Hải quân Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, hạm trưởng HQ404 kể lại trong một bài viết phổ biến vào năm 1995. Có một điểmkhác biệt về mốc thời gian là tài liệu của Trung tá Nhơn thì lạighi là cuộc gặp gở giữa Tướng Phú và Tướng Trưởng diễn ra vào tốingày 1/4/1975, (nhật ký của Thiếu tá Huấn ghi là 5 giờ chiều30/3/1975, như đã trình bày ở trên). Trong khi đó theo lời kể củamột số sĩ quan đi theo Tướng Trưởng, HQ 404 rời Đà Nẵng ngày29/3/1975 và đến chiều ngày 30/3/1975 thì đã vào vùng biển ở ngoài Cam Ranh.
Theo lời của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, tốingày 1/4/1975, Tướng Phú đã đi tàu nhỏ cập vào chiến hạm để lên tàu thăm và nói chuyện với Tướng Trưởng. Tình cờ khi vào phòng lấy hồ sơ, Trung tá Nhơn đã nghe câu nói của Thiếu tướng Phú: “Dù sao đi nữa tôi cũng còn vài tiểu khu ở đây với tôi chiến đấu”. Cũng cần ghi nhận rằng Tướng Phú đã có một thời gian làm việc chung với Tướng Trưởng: năm 1967, khi còn là đại tá, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh do Tướng Trưởng làm tư lệnh; năm 1972, khi Tướng Trưởng là Tưlệnh Quân đoàn 1 thì Tướng Phú là Tư lệnh Sư đoàn 1 thuộc Quânđoàn này). Cuộc gặp gỡ của hai vị tư lệnh Quân đoàn diễn ra đúng10 phút. Sau đó, Thiếu tướng Phú đứng nghiêm chào từ biệt Trung tướng Trưởng.Rồi ông bước nhanh ra khỏi căn phòng nhỏ của chiến hạm, những sự kiện bi tráng chờ đợi ông, người hùng Điện Biên Phủ năm nào.
2.4.1975: Trận Chiến Nha Trang
-Sau khi chiếm Tuy Hòa và các quận tỉnh Phú Yên, vào rạng ngày2 tháng 4/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại mặt trận Khánh Hòa-Ninh Thuận. Vào thời gian này, lực lượng chủ lực của quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 tiểu đoàn vừa tái chỉnh trang của Sư đoàn 23 Bộ binh và một 1 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (đơn vị này có mặt tại Khánh Hòa từ trước tháng 4/1975), 2 tiểu đoàn Biệt động quân. Các tiểu đoàn nói trên chỉ còn khoảng 2/3 số quân sĩ tại hàng.
-Cũng như nhiều thành phố khác tại Quân khu 2 (Vùng 2), trong suốt thời gian từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4, Nha Trang không tránh được sự hỗn loạn, nhốn nháo. Trong ngày 2 tháng 4/1975, không có lực lượng nào có đủ sức duy trì trật tự cả an ninh trong thành phố. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên thì Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 vẫn tiếp tục hoạt động tại Nha Trang đến hết ngày 2/4/1975. Tuy nhiên theo hồi ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, thì tối ngày 1/4/1975, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ căn cứ Không quân ở Phan Rang. Trong hai ngày đầu của tháng 4/1975, trận chiến đã diễn ra tại một số nơi trong địa phận tỉnh Khánh Hòa,
- Ngày 2/4/1975, Cộng quân bắt pháo kích vào một số doanh trại quân đội gần Nha Trang. Nhận định về tình hình Nha Trang trong ngày này, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết “do hỗn loạn, Quân đoàn 2 phải bỏ Nha Trang.”
*Các đơn vị của Tiểu khu Lâm Đồng, Tuyên Đức rút về Phan Rang
-Cũng trong ngày 2/4/1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, sư đoàn 7 CSBV tiếp trợ cho 2 sư đoàn F-10 CSVC, gây áp lực nặng tại phần lãnh thổ còn lại của Quân khu 2. Các đơn vị thuộc hai tiểu khu Lâm Đồng và Tuyên Đức đều triệt thoái về Phan Rang.
3.4.1975: Phan Rang Hỗn Loạn
*Tình hình Phan Rang
Sau khi các đơn vị VNCH triệt thoái khỏi Nha Trang ngày 2/4/1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, tình hình tỉnh Ninh Thuận trở nên hỗn loạn, nhốn nháo, công chức bỏ nhiệm sở, quân nhân các đơn vị Địa phương quân bỏ đơn vị đi tìm gia đình. Gần một nửa số tiểu đoàn Địa phương quân tỉnh NinhThuận bảo vệ Căn cứ Phan Rang đã bỏ vị trí phòng thủ. Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Ninh Thuận bỏ Phan Rang sau khi ra lệnh thiêu hủy một số dụng cụ và phương tiện thiết yếu.
Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến giữ chức Tổng trấn Vũng Tàu
Ngày 3 tháng 4/1975, sau cuộc triệt thoái khỏi Đà Nẵng bằng tàu Hải quân vào ngày 29/3/197, lực lượng còn lại của Sư đoàn 3 Bộ binh do Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh chỉ huy đã cập bến Vũng Tàu. Vào ngày này, lực lượng Thủy quân Lục chiến đã phối trí lực lượng bảo vệ phòng tuyến Vũng Tàu. Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, kiêm nhiệm chức vụ Tổng trấn Vũng Tàu.
Sư đoàn 3 Bộ binh tái chỉnh trang tại Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp
Theo kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH, lực lượng Sư đoàn 3 Bộ binh tập trung về Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Sư đoàn 2 Bộ binh lên Bình Tuy. Tất cả sẽ phải chỉnh trang và sẵn sàng chiến đấu.
Sau khi liên lạc với Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 duyên hải và Đặc khu Vũng Tàu, vào 15 giờ chiều ngày 3 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị của Sư đoàn này về đến Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp.
4.4.1975: Trận Chiến Ninh Thuận
*Quân đoàn 3 lập phòng tuyến Ninh Thuận
Sau khi 6 tỉnh Cao nguyên và 8 miền tỉnh miền Trung bị lọt vàotay CSBV, để ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉnh Ninh Thuận,Bình Thuận, thành lủy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham MưuQuân lực VNCH đã quyết định giao cho Quân đoàn 3 lập tuyến phòngthủ bảo vệ hai tỉnh này.Để có sự chỉ huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉthị cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & QuânKhu 3,thành lập Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 tại Phan Rang,và Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh Tiền phươngcủa Quân đoàn này. Vào thời gian đó, Trung tướng Nghi là chỉ huytrưởng trường Bộ Binh, ông cũng đã từng giữ chức tư lệnh Quânđoàn 4 & Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến 11/1974 sau khi đã giư õchức vụ tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh gần 4 năm (từ tháng 6/1968 đếntháng 5/1972).
Tình hình tỉnh Ninh Thuận
Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lậptại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh nàyđã được vãn hồi ngay. Vị Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày 2/4/1975 được lệnh trở về tái lậpviệc phòng thủ quanh thị xã và điều hành công việc hành chínhtrong tỉnh. Theo kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủgần thị xã, bảo vệ cầu, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìnan ninh tại thị xã và các vùng phụ cận. Lực lượng nòng cốt để bảovệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các tiểu đoàn Nhảy Dù.
Với lực lượng mới được tăng cường, với sự yểm trợ không quân hữuhiệu, với sự chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập và tình hình tại Phan Rang lắng dịu lại sau những ngày hỗn loạn.
5.4.1975: Thủ Tướng Khiêm Từ Chức
Phối trí lực lượng tại mặt trận Ninh Thuận.
Theo kế hoạch của bộ Tổng Tham Mưu và sự phân nhiệm của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, thì Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 (Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi giữ chức Tư lệnh Tiền phương), đặt tại căn cứ Không quân Phan Rang cùng với bộ Tư lệnh Sưđoàn 6 Không quân. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 là chỉ huy cáclực lượng phòng thủ và bảo vệ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Lực lượng chính để bảo vệphòng tuyến Phan Rang là Lữ đoàn 3 Nhảy Dù (Lữ đoàn này về Sài Gòn vào ngày 7/4/1975, sau khi có Lữ đoàn 2 Nhảy Dù ra thay thế).Về hỏa lực không pháo là các phi đoàn thuộc Sư đoàn 6 Không quân. Yểm trợ hỏa lực pháo binh có 1 tiểu đoàn Pháo binh của Sư đoàn Dù và một số pháo đội do Quân đoàn 3 điều động đến.
6.4.1975: Trận Chiến Bình Thuận
1 sư đoàn CSBV tiến về gần Phan Thiết, tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận.
Theo phân tích của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, vào thượng tuần tháng 4/1975, sau khi đã chiếm Nha Trang, Cam Ranh và các quận tỉnh Khánh Hòa, do bị thiệt hại nặng tại mặt trận Khánh Dương, Cộng quân cần phải bổ sung quân số, chưa đủ lực lượng để mở đợt tấn công lớn vào Ninh Thuận. Các tin tức tình báo nhận được cho biết sư đoàn 7 CSBV sau khi mở các cuộc tấn công vào Cao nguyên đã được điều động về hoạt động tỉnh Bình Thuận. Ngày 6 tháng 4/2005, sư đoàn 7 CSBV này đã khai triển lực lượng hoạt động tại phiá Tây Phan Thiết. Trong khi đó sư đoàn 3 CSBV và một vài đơn vị của sư đoàn 10 CSBV đóng cách Cam Ranh khoảng 50 km về hướng TâyBắc.
*Lữ đoàn 2 Nhảy Dù thay thế Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tại phòng tuyến Phan Rang.
Ngày 6 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu điều động Lư đoàn 2 Nhảy Dù ra Phan Rang bằng không vận để thay thế cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. (Một ngày sau, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù trở về Sài Gòn sau khi Lữ đoàn 2 Nhảy Dù ra Phan Rang). Cùng với cuộc chuyển quân của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, còn có các toán thám sát của Nha Kỹ Thuật đến hoạt động tại khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Phan Rang.
Tháng 4-1975, Tại Tiểu Khu Bình Thuận
Bình Thuận nằm về cực nam của miền Trung nước Việt, đông là biển với những đồi cát mông mênh chạy dài từ Cà Ná tới tận Cù My, qua những làng chài , xóm lưới Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Hàm Tân. Nhiều nơi trước năm 1975, không hề có bước chân của người Phố Thị, ngoài lính tráng. Miền tây của tỉnh, cũng là phần đất cuối cùng của rặng Nam Trường Sơn, nên có nhiều núi cao sông rộng, tuy nhiên người Phan Thiết , dù là ai chăng nửa cũng không bao giờ quên được hai địa danh Tà Dôn-Tà Cú, nằm sát trên con đường quan lộ số 1, trước đây không bao giờ thiếu mìn chông, bom đạn. Ngoài khơi có đảo Phú Quý, đông đúc, nhiều thắng cảnh đẹp, dân chúng giàu có nhờ ngư nghiệp.
Trước năm 1975, Bình Thuận có chừng 25 vạn người, với đủ sắc dân, Kinh, Chàm, Nùng, Hoa, Thượng, sống chung đụng khắp nơi trong tỉnh. Riêng Thị xã Phan Thiết có 50.000 người. Ngay từ thời Pháp thuộc, Bình Thuận nổi tiếng khắp nước, là chốn ” Rừng tiền, biển bạc” và là vựa cá mắm của Đông Dương, còn thóc gạo đủ nuôi sống dân trong tỉnh, nên trong trận đói năm Ất Dậu 1945, địa phương vẫn không bị ảnh hưởng.
Về chiến thuật, Bình Thuận nằm án ngữ, trên con đường sắt xuyên việt Hà Nội-Sài Gòn và quốc lội số 1. Là phân nhánh của đường mòn HCM, từ Đà Lạt, Lâm Đồng , tới các mật khu Nam Sơn, Lê Hồng Phong, Ba Hòn, Cà Ná, Vĩnh Hảo..vào tới Rừng Lá, Cù Mi xuống tận các cửa ngỏ tiếp tế từ biển của VC tại La Gàn, Hòn Rơm, Mũi Điện. Do các yếu tố trên, từ khi Quốc Tế Cọng Sản xâm nhập VN vào thập niên 30, cho tới ngày kết thúc cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1945-1975), luôn nuôi mộng cưỡng chiếm cho bằng được vùng đất thép của Chính Phủ Quốc Gia, mà giặc luôn gọi là thành đồng cách mạng, ngang cỡ Củ Chi, Mõ
Cầy, Ba Tơ, Dầu Tiếng. Nhưng người Bình Thuận tuy hiền hòa, chỉ biết lam lũ làm ăn nhưng đa số là con cháu của dân Ngũ Quảng, vốn có bản chất lời ngay nói thật. Bởi vậy ngoài một số trí thức khoa bảng no cơm ấm cật, thụ hưởng tiền bạc của tổ tiến, nên không biết làm gì, ngoài việ chạy theo gót giặc để được nổi tiếng xấu, hay có một số đồng bào sống trong vùng xôi đậu, bắt buộc phải theo VC, còn hầu hết dân bản địa, có cơm ăn áo mặc và hít thở được không khí tự do, đều tin tưởng vào Quốc Gia. Cho nên sự kiện, tỉnh Bình Thuận bị VC tấn công ba lần vào dịp Tết Mậu Thân 1968 nhưng vẫn giữ vẹn thành phố. Ngoài ra, đây cũng là tỉnh duy nhất ở Trung Phần, vào những ngày cuối tháng 4-1975, đã quyết tâm, ngăn chống giặc Bắc xâm lăng, cho tới khi không còn chịu nổi, trước sự tấn công biển người, với xe tăng, đại pháo, mới đành bỏ quê hương mà đi trong ngấn lệ.
Tháng 8-2004, John Pilger một nhà làm phim người Úc, đã thực hiện bộ phim ” trận đánh cuối cùng”, nói về chiến tranh VN, theo óc tưởng tượng Tây Phương , cùng đơn đặt hàng của Hollywood và VC. Ai cũng biết, lịch sử nào cũng đẫm máu và nước mắt, chứ không phải chỉ riêng có lịch sử chiến tranh VN. Điều đáng chú ý là con người, không thể nào sống ngoài lịch sử của nước mình, cho nên dẩu ta có là nạn nhân của lịch sử, cũng phải biết quên khổ đau của chính mình, để chia chung niềm tự hào của những anh hùng dân tộc, đã xem nhẹ cái chết vào những giờ phút tử thần. Ngoài ra,ai cũng biết lịch sử của cọng sản, là toàn cảnh chủ nghĩa hiếu chiến và đấu tranh giai cấp, nên đừng có lạ khi được xem qua bộ phim trên, với nội dung ” kẻ nào không đứng chung với ta đưới một màu cờ, đều là kẻ thù thua trận “. Tóm lại, lịch sử không phải là văn chương, nên không thể ngồi một chỗ để hư cấu, mà là những trang kể về các anh hùng và tiểu nhân có thật, được viết bằng máu và nước mắt của chính nhân vật trong cuộc, để chấp nhận phê phán theo quan niệm đạo lý cùng với chính nghĩa. Nhưng văn chương, xét cho cùng từ khởi thủy cho tới chung cuộc, vẫn là tiếng rên nghẹn của thân phận con người. Còn lịch sử thì trái lại muôn đời không dời đổi, giống như chuyện dài về các đế quốc, triều đại xưa nay, trong đó có đế quốc Việt Cộng
Chắc chắn người Bình Thuận dù ở trong thế hệ nào chăng nữa, qua hơn 300 thành lập, cũng đều tự hào về những trang sử vẻ vang của quê hương mình, từ lúc khởi đầu, cho đến những ngày cuối cùng tháng 4-1975, đẫm đầy máu lệ, càng đọc càng thắm thiết và trân trọng, cho tất cả những quân dân đã một thời bỏ mình vì nước..
Phan Thiết, Những Ngày cuối Tháng 4-1975
Theo sử liệu, Chưởng Cơ Nguyễn Hửu Cảnh, một tướng lãnh tài danh của Đàng Trong, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã chỉ huy đạo quân Đại Việt đầu tiên, tiến vào miền Thủy Chân Lạp bằng đường bộ,sau khi Châu Panduranga cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành mất vào năm Quý Dậu 1693. Đoàn quân khi qua sông Mai Nương, thuộc xứ Pan Rang, bắt đầu tiến dọc vào vùng gió cát ven biển lúc đó, hầu như không có bao nhiêu làng xóm, sự sống, mà chỉ có hàng hàng lớp lớp cát đụn, xương rồng mọc suốt bờ biển phía đông Bình Thuận , từ Cà Ná chạy vào tới Phù My, giáp ranh với Bà Rịa. Cuộc hành quân đường bộ dài trên 150km, đã góp phần tạo nên những thị trấn trù phú sau này như Long Vĩnh trong vịnh Ròn, Phan Rí ở cửa biển Paric, Phố Hải tại vịnh Ba Giai và Hamulithít (Phan Thiết). Cũng ở vùng này, từ thế kỷ thứ VIII sau TL, người Chàm trong vương triều Panduranga I, đã hoàn thành nhóm đền tháp Pôshanư, thờ cúng các vị thần thánh Ấn Độ giáo, trên đồi Bà Nài cách Phan Thiết về phía nam chừng 7 km. Từ thế kỷ XVII về sau, các thị trấn miền đông Bình Thuận như Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Phú Hài và La Gi.. càng lúc càng trở nên trú phú và quan trọng, dù từ đầu thế kỷ XX, tỉnh lỵ đã dời từ Hòa Đa về Phan Thiết, chỉ là một Xóm Biển, nằm ngay trên cửa sông Mường Mán, chẳng mấy chốc, đã chiếm lĩnh địa vị số 1 của Phố Hải suốt mấy thế kỷ qua. Trước năm 1975, Mũi Né là thủ phủ của quận Hải Long, giống như La Gàn,Ba Hòn, Cù Mi..những cửa ngõ để Hà Nội tiếp tế mọi thứ bằng đường biển cho bộ đội Bắc Việt, trong mật khu Lê Hồng Phong. Vùng này chạy từ Hòn Hồng,Bãi Xếp, Ốc,Ghềnh, Dơi thuộc Bình Nhơn,Hòa Thắng đối diện với Hòn Nghệ ngoài biển, về hướng bắc Thạch Long, Khánh Thiện cũng như Vùng Rạng, Thiện Nghiệp. Những ngày cuối cùng cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), theo các sử gia trong và ngoài nước cận đại, thì Bình Thuận là tỉnh duy nhất của miền Trung,từ lính cho tới công chức, kể cả dân chúng, không bỏ chạy và họ đã chiến đấu với cộng sản Hà Nội tới ngày cuối cùng vào sáng 19-4-1975, cũng như đã thực hiện được các cuộc lui quân về Nam an toàn bằng đường bộ lẫn đường biển.
Riêng tại mặt trận miền đông Phan Thiết, trong vùng chiến thuật thuộc chi khu Hải Long, bao gồm quận lỵ Mũi Né, các phân chi khu Thện Nghiệp, Thiện Khánh,An Hải,Phước Thiệu Xuân và Thanh Hải..theo báo chí VC, mãi tới 5 giờ sáng ngày 19-4-1975, khi QLVNCH được lệnh di tản chiến thuật khỏi tỉnh Bình Thuật,mới có một đại đội thuộc C/482 VC, tới tiếp thu Hải Long đã bỏ ngỏ. Sau này nhân có một vài cấp sĩ quan tại Bình Thuận đã rời chức vụ trước khi giặc tới như Thiếu Tá Lê Văn Thông, quận trưởngThiện Giáo, hay Thiếu Tá Võ Đạm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Đoàn Manh Hoạch, bỏ chạy về Sài Gòn từ đầu tháng 4- 1975,tạo cớ cho một vài người, mặc dù mang tiếng là lính, nhưng chưa hề phục vụ tại TK.Bình Thuận, qua đây viết báo, chỉ trích về một trận đánh nào đo, không tên tuổi,ù vào giờ thứ 25 của chiến cuộc, là không có đại bàng, lúc mà các trụ đèn vì không có chân và những tù nhân đang bị giam, nên không thể chạy. Còn hầu như mọi người kể cả một vài tướng lãnh, các sĩ quan cao cấp, công chức, sư ni cha cố, đại trí thức, ca sĩ, đĩ điếm,me Mẽo, thương gia cho tới hàng mệnh phụ, tiểu thư đã dám thí cái trinh tiết ngàn vàng cho cả lính Mỹ da đen, chỉ để xin một chổ ra khỏi nước, hầu giữ mạng trước biển giặc. Sự thật thì tới lúc đó, các đại bàng lớn nhỏ gần như đều có mặt, và có một vài đơn vị Nghĩa Quân đóng tại Xã Phước Thiệu Xuân, Kim Ngọc, dù được lệnh di tản, vẫn nhất định ở lại. Chính Họ đã bắn cháy vài chiếc T54 của Bắc Việt trên QL1, nên Cọng Sản phải chia làm hai cánh quân, một tiến theo đường công hương qua Phú Hài về Phan Thiết. Toán kia theo QL1. Nhưng thôi lích sử vẫn là lịch sử, nhất là các thẩm quyền lúc đó của Tiểu Khu, như Đại Tá Tỉnh Trưởng Ngô Tấn Nghĩa, Phó TT. Phạm Ngọc Cửu và những Sĩ Quan chỉ huy chiến trường như Thiếu Tá Dụng Văn Đối,Thiếu Tá Lê Văn Trung, Thiếu Tá Phạm Minh, Thiếu Tá Phan Sang, Đại Uý Huỳnh Văn Quý, Đại Uý Huỳnh văn Hoàng, Đại Uý Lê Bá Hùng, Đại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng, Đại Uý Đặng Vũ Đàng, Đại Uý Mai Xuân Cúc, Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT. Lê Minh Giang, Thiếu Úy Lê văn Thắng….sau nhiềunăm tù tại Miền Bắc, đều có mặt ở Hoa Kỳ qua diện HO. Chính họ mới là nhân chứng thật sự, có tư cách , để xác nhận củng như phê phán trước quân sử VNCH, rằng cho tới trọn ngày 19-4-1975, các mặt trận tại Bình Thuận, gần như có đại bàng và binh sĩ các cấp tham dự, trong biển máu địa ngục, giữa tuyệt vọng vì phải đối mặt với hằng chục ngàn quân xâm lăng Bắc Việt , có đầy đủ tăng, pháo và sự tiếp tay của lũ ăn chén đá bát, cùng bọn nhân danh đủ thứ để có cớ đâm sau lưng người lính tận tuyệt, khiến cho miền nam VN phải mất, dân tộc VN bị nhuộm đỏ và đất nước mãi đắm chìm trong nhục nhã đói nghèo giữa thiên đàng xã nghĩa, được tạo bởi một phần công quả của một đám người được ưu tiên hậu hỹ suốt 20 năm tại VNCH…
Tiểu Khu Bình Thuận, Trước Tháng 4-1975 :
Ngày 20-12-1960 theo tinh thần nghị quyết số 15 của trung ương đảng tại Hà Nội, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cánh tay nối dài của Quốc Tế Cọng Sản ra đời, mở màn cho cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tại Bình Thuận, bọn nằm vùng như Nguyễn quý Đôn, Nguyễn Như, Năm Trà, Song Mã,Hồ ngọc Lầu, Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Thiện Bật, Ngô Đình Cường, Nguyễn Phong Đạm..vẫn bám trụ trong nội thành và không ngớt bày binh bố trận, từ khủng bố bằng quân sự cho tới việc xuí dục các học sinh trung học trong tỉnh , nhân danh tôn giáo , tiếp tay với chúng phá hoại đời sống an lành của người dân hiền hòa miền biển mặn. Sau ngày binh biến 1-11-1963, tình hình chiến sự tại miền nam VN trở nên tồi tệ vì ba năm xáo trộn chính trị do bọn kiêu tăng loạn tướng gây ra, tạo diều kiện cho VC hồi sinh và phá hoại dữ dội khắp nơi. Bình Thuận cũng không tránh khỏi nạn kiếp trên, một mặt thì học sinh biểu tình, tuyệt thực,do chính Nguyễn Văn Minh, bí thư của Chi Bộ Cọng Sản tại Trường TH.Phan Bội Châu, năm 1966 (đã chết trước năm 1975), vạch ngực lấy máu..bắt chính quyền phải hoà hợp mời bắc bộ phủ về cầm quyền. Mặc khác đêm 25-12-1964, C430VC tấn công dồn cảnh sát cổng chử Y, cùng lúc C480VC tấn công các ấp chiến lược ven biên thị xã Phan Thiết, mở màn cho những bửa tiệc máu người dân vô tội, cho tới khi Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, nguyên Trưởng Phòng 2/Quân Đoàn II về nhậm chức tỉnh trưởng vào mùa thu năm 1969, mới vãn hồi được an ninh khắp tỉnh và thị xã Phan Thiết , cho tới ngày tàn cuộc 19-4-1975.
Tại Tiểu khu Bình Thuận, năm 1966 tỉnh trưởng là Trung Tá Đinh văn Đệ, khoá 1 sĩ quan trừ bị Nam Định, về sau là dân biểu QHVNCH, giữ chức vụ chủ tịch uỷ ban QP.Ha viện vào năm 1969, nhưng lại là một điệp viên của Hà Nội, lộ mặt sau tháng 5-1975. Về tổ chức, thì thiếu tá Trần văn Chà làm tiểu khu phó kiêm Phó TT.Nội An., về sau TT.Chà lên Trung Tá và làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53/SD23BB. Đại Úy Lê Trung Hưng làm Tham Mưu Trưởng TK. Trung Úy Lữ Tây Tựu, người PT, một sĩ quan tài giỏi và can trường, từ SD23BB được biệt phái về giữ chức Trưởng phòng 2.TK. Cũng năm đó, trưởng phòng 3/TK là trung úy Nguyễn văn Trị. Riêng đại uý Lê văn Trạch là quận trưởng Hàm Thuận, đại uý Trọng QT.Thiện Giáo, đại uý Kiều văn Út QT.Hải Long, thiếu tá Woàng sắn Cảnh, QT.Hải Ninh, đại uý Lương Vặng,QT.Phan Lý Chàm, đại uý Nguyễn quang Mẫn,QT.Hòa Đa, Thiếu tá Bùi quang Huỳnh QT.Tuy Phong. Về quân sự, thuở đó cấp đại đội DPQ là đơn vị cao nhất trong tỉnh. Về phía bắc có Trung tâm HL.DPQ-NQ Sông Mao do Trung Tá Thanh làm chỉ huy trưởng, còn Thiếu tá Woàng văn Thông thì làm CHT/BCH bắc BT bao gồm 4 quận HD,TP,PLC và HN. Riêng CHT/DPQ-NQ tỉnh là thiếu tá Lê văn Thông, đóng chung với Quân vụ thi trấn và đồn quân cảnh trong TK củ đối diện với vườn hoa và Ty ngân khố, cạnh trường nử TH. Về chủ lực quân biệt phái, chỉ có TD2/44/SD23 của Thiếu tá Xứng bao vùng khắp lãnh thổ. Cuối năm 1967, Trung Tá Nguyễn khắc Tuân thuộc tổng cục quân huấn/BTTM về làm tỉnh trưởng BT thay trung tá Đinh văn Đệ, Trung Tá Tuân ở lại VN đi tù và chết tại Bắc Việt.
Giữa năm 1968, Đại Tá Đàng thiện Ngôn về làm tỉnh trưởng BT thay thế Trung Tá Tuân, còn Thiếu tá Hồ ứng Phùng làm tiểu khu phò và đại uý Lê văn Anh làm Tham mưu trưởng. Mùa thu năm 1969, DT Nghĩa thay DT Ngôn làm TT, Trung Tá Vương Đăng Phong, TKP và Trung Tá Mai Lang Luông TMT. Các phòng sở cũng được thay đổi như sau : Phó Tỉnh Trưởng HC. Phạm Ngọc Cửu, Chánh Văn Phòng Cát Ngọc Giao. ThT Nguyễn văn Mầng (K17SQTD), trưởng phòng Tổng Quản Trị. Đại Uý Nguyễn văn Hiển (K19SQTD) trường phòng 1. Đại Uý Đặng Vũ Đàn (K19SQ/DPQ) trưởng phòng 2. ThT Nguyễn Văn Trị, trưởng phòng 3. ThT Trần Hoạt (chết tại Honolulu), trưởng phòng 4. ThT Phạm Minh (K16VBDL) Trung tâm trưởng TTTV. ThT Trực,trưởng phòng Truyền Tin.Trung Tá Phan Trần Bảo, Trưởng Ty CSQG. Từ năm 1970 về sau, trong đà cải tiến QLVNCH, cơ cấu BCH.TK thay đổi, TrungTá Trí, TKP kiêm TMT, Trung Tá Mai Lang Luông, TTT Bình Định phát triển nông thôn nhưng Lê Minh Giang vẫn Tỉnh Đoàn Trưởng TD.XDNT. Thiếu Tá Nguyễn văn Trí, Trưởng Ty ANQD. ThT Nguyễn Văn Hồng, trưởng khối CTCT. Trung Tá Nguyễn Hòa, chủ tịch Hội Đồng Tỉnh.
Các Quận Trưởng cũng được hoán chuyển từ cuối năm 1974 : Quận Tuy Phong, ThT Hà Văn Thành, Hòa Đa Trung Tá Kiều Văn Út, Phan Lý Chàm ThT Đặng Chánh Anh, Hải Ninh Trung Tá Diêp Sắng Cảnh, Thiện Giáo ThT Lê Văn Thông, Hàm Thuận ThT Dụng Văn Đối, Hải Long ThT Hàng Phong Cao, Xã Trưởng Phan Thiết ThT Nguyễn Thanh Hải, Yếu Khu Châu Thành ThT Cư và CHT.QYV Đoàn Mạnh Hoạch, ThT bác sĩ Võ Đạm.
DD/DPQ được nâng cấp, có 8 Tiểu Đoàn, một Liên Đội Đặc Nhiệm Nông Trường Sao Đỏ và nhiều DD/Biệt Lập, được phối trí như sau : – DD206/DPQ Trinh sát , do DU Lê văn Trò (khóa 19.SQ/DPQ) làm DDT. DD290 Biệt lập của DU Sâm, đóng tại Hải Long. DD283 biệt lập của DU Nguyễn văn Ba, đóng tại Tuỳ Hòa,Thiện Giáo, kiêm Yếu Khu trưởng Phú Long. Ở Hàm Thuận có 2 DD/DPQ biệt lập 127 và 887.
Tại Bắc Bình Thuận có TD248/DPQ của Thiếu Tá Lê văn Trung tại Tuy Phong, sau là ThT Xuân làm TDT., TD212DPQ của Thiếu tá Quân cọi Lương Sơn, Sông Lũy.TD 229/DPQ của ThT Tiến, đóng tại Phan Rí. Sau khi Bắc BT thất thủ, TD này về giữ mặt nam Thị Xã Phan Thiết.
Nam Bình Thuận có 5 TD/DPQ : TD249 DPQ của Thiếu tá Phan Sang, BCH đóng tại núi Tà Dôn, hoạt động tại Long Hiệp, Hòa Vinh,Tuỳ Hòa., những ngày cuối cùng do DY.Huỳnh văn Quý làm TDT thế ThT Sang. TD202DPQ của Thiếu Tá Lương văn Bính hoạt động tại Cây Táo,Long Thạnh., sau DU.Huỳnh văn Hòang XLTV.TDT thế ThT Bính. TD275 /DPQ của Thiếu tá Nguyễn Tư, có 1 DD của Trung Uý Lợi, đóng trên núi Tà Dôn, bảo vệ Khẩu đội Pháo Binh., một DD của DU.Nguyễn Đình Úy đóng tại Hòa Vinh, thành phần còn lại của TD đóng ở Kim Ngọc. TD230DPQ của Thiếu tá Thổ Thêm, hoạt động tại Thiện Giáo, sau giao cho DU Mai Vi Thành XLTV.TDT và DU Trần Đăng Thiệt TDP. TD274DPQ của Thiếu tá Trịnh văn Bình hoạt động tại Bầu Gia,Phú Hội., Thiếu Tá Bình chết tại trại tù ở Bắc Việt.
Tại Bắc BT, BCH quân sự bãi bỏ nhưng thay vào đó là BCH.Liên đoàn DPQ do Đại Tá Lại văn Khuy, nguyên Trung đoàn Trưởng TRD42/SD22BB về làm CHT. BCH Liên đoàn đóng tại xã Lương Sơn, đối diện với mật khu Lê Hồng Phong, gồm 2 TD229 và 212 DPQ, hành quân tại 4 quận miền bắc. Từ tháng 3/1975, Bình Thuận không còn Trung Đoàn 44/SD23 và Chi đoàn 3/8/Thiết kỵ tăng phái, vì những đơn vị chủ lực quân này đã di chuyển hết lên cao nguyên năm 1972. Để bảo vệ an ninh cho thị xã Phan Thiết, từ năm 1970 lập thêm Yếu khu châu thành hay BCH/LD/DPQ/PT đóng tại trại Đinh công Tráng, trước sân vận động Quang Trung, kế trường trung học Bạch Vân, do thiếu tá Nguyễn văn Cư làm CHT. Phía Nam Phi Trường Phan Thiết, có Liên Đội DPQ.Đặc Nhiệm Công Trường Sao Đỏ, do DU Huỳnh văn Quý chỉ huy, hoạt động tới Phú Khánh-Ba Hòn. Về đơn vị Đồng Minh, quan trọng nhất vẫn là Bộ chỉ huy MACV/TKBT đóng tại khách sạn Hồng Hưng, đối diện với trường Tiến Đức, tức là PBC củ trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Để góp phần giải tỏa an ninh cho bốn quận miền bắc, cũng như lộ trình đường bộ trên QL1, từ Hòa Vinh tới Phan Rí, ngang qua mật khu Lê Hồng Phong dối diện vói các xạ Long Phú,Lương Son,Sông Lủy, Chợ Lầu,Tịnh Mỹ,Hiệp An, Hiệp Hòa….cơ quan MACV đã phối hợp với TK.Bình Thuận, thành lập lực lượng Dân Sự Chiến Đấu, BCH đóng tại trại Phi Long ở xã Lương Sơn, trại Phi Mã ở xã Phan Rí Thành cạnh Chi khu Hòa Đa, trại Phi Hổ ở ấp Tịnh Mỹ, xã Chợ Lầu, đồn Mara ở Sông Lũy..Tất cả doanh trại Lực lượng DSCD đều có bãi đáp trực thăng, còn các SQ,HSQ chỉ huy đều thuộc các toán A/LLDB VN và SQ-HSQ /LLDB Hoa Kỳ làm cố vấn., chính họ đã vô hiệu hóa cái gọi là mật khu thành cây vách cát Lê Hồng Phong của VC, nơi trú ẩn của các tiểu đoàn địa phương 482 và 840 VC, cũng như Trung đoàn chính quy 812 Bắc Việt của quân khu 7 VC tăng phái. Năm 1970, các trại LLDB tại Bình Thuận đóng cửa nên Biệt kích Mỹ hay LL/DSCH cũng giải thể để thành lập các DD/DPQ., các cấp chỉ huy được mang quân hàm Thiếu úy, còn danh hiệu là DD700,710,720,730/ DPQ/BT, sau đó nhập chung thành Liên Đội 2/32/DPQ/BT do Thiếu Tá Nguyễn thanh Xuân chỉ huy, trách nhiệm bao vùng tư Lương Sơn, Sông Lũy , tới ngả ba Chợ Lầu-Sông Mao. Sau năm 1972, LD2/32/DPQ lại cải danh thành tiểu đoàn 2/212 do thiếu tá Quận chỉ huy cho tới lúc tàn cuộc. Về các đơn vị tăng phái, có Duyên Đòan 28 Hải thuyền, hoạt động bảo vệ vùng duyên hải Bình Thuận, từ mủi Đá Chẹt ở bắc Tuy Phong, vào tới Mũi Đèn Nam Bình Thuận, chỉ huy Duyên Đoàn từ đầu có Thiếu úy hải quân Nguyễn văn Thuận, cựu HS/PBC 1955-1962, đã chết trong lúc di tản. Duyên đoàn trưởng cuói cùng là HQ.Thiếu tá Việt và Duyên đoàn phó, Đại Uý HQ.Cat. Ngoài ra còn có Biệt đội quan sát L.19, thuộc Phi Đòan quan sát 215, SD2 Không quân từ Nha Trang tăng phái cho TK/BT giúp P2,3/TK bay quan sát bao vùng hành quân, mở đường và hướng dẫn pháo binh tác xạ. Về thiết kỵ, trước năm 1973 có các chi đoàn 2 và 3/8 thuộc SD23 tăng phái.. Tết Mậu Thân 1968 trung úy Hàng phong Cao làm chi đoàn trưởng 2/8 giải tỏa Phan Thiết, sau biệt phái về làm Quận Trưởng Hàm Thuận từ thời Đại Tá Ngô tấn Nghĩa. Riêng Chi Đoan 2/8 giao cho Đại Uý Đệ, nguyên DDT 948 DPQ, lúc đó hoạt động tại Tuỳ Hòa và Phú Long. Đại đội này về sau di chuyển ra Hòa Đa và giao cho Đại uý .Mai xuân Cúc, nguyên trưởng ban 2/ quận Hòa Đa của Quận Đối làm Đại Đội Trưởng và những ngày cuối cùng là đơn vị đóng trong thị xã Phan Thiết cho tới sáng 19-4-1975, Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, mới xuống tàu HQ tại Kim Hải, di tản về Bà Rịa-Vũng Tàu.
Những Ngày Chiến Đấu Cuối Cùng của TK. Bình Thuận vào Cuối Tháng 4-1975
Theo VC, từ sau năm 1970 qua chương trình bình định của Đại Tá Nghĩa, đã khiến các cơ sở nằm vùng cũng như bộ đội trong tỉnh lâm vào tình trạng gần như bế tắc và bị tổn thất nặng nề, trong đó phần lớn do mìn Claymore gây ra. Từ sau Phước Long thất thủ vào đầu năm 1975, tiếp theo là Ban Mê Thuột mất ngày 14-3-1975, VC Bình Thuận bắt đầu ngoi lên và phá hoại khắp, nơi như đốt các cây xăng số 6,8, tấn công đồn cảnh sát Đức Long. Từ ngày 5-4-1975, Chi Khu Thiện Giáo di tản chiến thuật trên Liên tỉnh lộ 8 .Nhân dịp này, thiếu tá quận trưởng Lê văn Thông và Chi khu phó là DU.Lê văn Tuân, đã trốn về Sài Gòn nhưng TD.230/DPQ của DU Mai Vi Thành và Các DD/DPQ biệt lập của Quận, vẫn không rã ngủ. Phan Thiết, Hải Long lúc đó gần như tràn ngập người tị nạn khắp miền Trung đổ xô về bằng đủ mọi phương tiện, đường bộ, tàu thuyền..và được Ty Xã Hội trợ cấp giúp đở tận tình. Để giải toả bớt căng thẳng trong thị xã, từ ngày 13-4-1975 Tỉnh cho thành lập tại Thiện Khánh và Thiện Nghiệp các trung tâm tiếp cư tạm thời dưới các rặng dừa và sân vận động, để chờ tàu HQ vào di tản họ tới Vũng Tàu. Do trên tình hình tại Hải Long thêm phức tạp, một phần từ những phần tử xấu như đào binh, đặc công trà trộn gây rối loạn, cũng như công khai cướp bốc tài sản của dân chúng tại địa phương. Mặt khác, bọn VC nằm vùng thừa cơ hội dậu chưa đổ, nhưng bìm đã leo khắp nơi với sự ra đời của cái gọi là ủy ban khởi nghĩa, may sẳn cờ, khẩu hiệu..và các đội tự vệ võ trang em bé quàng khăn đỏ.. Từ ngày 15-4-1975, tình hình Hải Long càng thêm nặng nề vì có nhiều đơn vi từ QD1 và 2 ngoài Trung đến đây bằng đường biển. Riêng các xóm đạo của người Bắc di cư, tại Thanh Hải, Cầu Ké, Vĩnh Thủy, Vĩnh Phú đã kéo tàu thuyền chạy về Long Hải, Vũng Tàu. Tuy nhiên, tình hình mặt trận miền đông và Phan Thiết, vẫn chưa có gì nguy ngập, tới ngày 17-4-1975 Chi Khu Hải Long chưa loan và tất cả các đại bàng kể cả quận trưởng Hàng phong Cao vẫn có mặt , trong các vị trí phòng thủ gần như 24/24.
A- TỬ THỦ PHÚ LONG :
Ngày 16-4-1975 phòng tuyến Phan Rang vở, trước sự tấn công của mấy sư đoàn Bắc Việt, với xe tăng, đại pháo tối tân của Liên Xô, Trung Cộng cà cả khối cọng sản quốc tế. Trong lúc VNCH gần như kiệt quệ về nhân lực cũng như trang bị, vì người Mỹ phản bội, thất hứa. Gần hết Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn III, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cũng như Tư Lệnh Sư Đoàn 6 KQ là Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Lữ Đoàn Trưởng LD2/ND là Đại Tá Nguyễn Thu Lương và nhiều Sĩ Quan cao cấp khác, đều lọt vào tay giặc tại Phan Rang.
Cũng trong ngày đó, các lộ quân Bắc Việt, từ Nha Trang, Đà Lạt, ồ ạt theo QL1 tiến vào Bình Thuận. Cho nên trách sao được bốn chi khu Tuy Phong Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Hải Ninh với quân số chưa tới 3 Tiểu Đoàn, mà chỉ toàn DPQ + NQ, thì lấy chi chọi với tăng pháo và biển người.. Cũng nhờ có nhiều chiến hạm của BTL. Vùng 2 Duyên Hải , đã bất chấp pháo địch, ghé sát bờ , vớt được nhiều đơn vị đã tham chiến tại Phan Rang, cũng như các Chi Khu của bốn quận miền Bắc. Nói chung tất cả quân các cảnh tại đây, kể luôn Tiểu Đoàn 274 DPQ của ThT Xuân, lúc đó đang đóng tại cầu Đá Chẹt, giáp ranh với Cà Ná, cũng di tản được tới Vũng Tàu bằng ghe đánh cá , tại Long Hương và Phan Rí Cửa.
Như vậy từ đó, ranh giới của tỉnh Bình Thuận với giặc Hồ là thị trấn Phú Long, trên QL1, cách Phan Thiết khoảng 10 km, về phía bắc. Ở mặt trận miền đông, Chi Khu Hải Long vẫn còn và BCH.Tiền phương của TK.Bình Thuận, do Đại Tá Tỉnh Truởng , Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, vẫn đóng trên Lầu Ông Hoàng. Trong thị xã, còn có 2 BCH khác, một do Trung Tá Trí, TMT/TK kiêm CHT/DPQ+NQ, đóng tại Căn Cứ của Duyên Đoàn 28 tại của biển Thương Chánh. Còn BCH.Hành Chánh Tỉnh thì do Phó TT là Phạm Ngọc Cửu, cùng với các Trung Tá Hòa, Luông, ThT Huỳnh văn Việt (Trưởng Ty CCB/BT) chỉ huy, đóng ngay trong Tòa Hành Chánh, lúc đó coi như lãnh đạn pháo kích của VC hằng giờ.
Chiều ngày 12/4/1974, Đại Uý Huỳnh Văn Quý, lúc đó đang là Liên Đội Trưởng Liên Đội Đặc Biệt, đang bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, thuộc Ấp Bình Tú, xã Kim Bình, quận Hàm Thuận, nơi có mấy ngàn Viêt Kiều hồi hương từ Kampuchia về. Ông được chỉ đinh làm Tiểu Đoàn Trưởng , TĐ 249 DPQ, lúc đó do ThT.Phan Sang chỉ huy. Việc bàn giao đơn vị được thực hiện ngay lúc 7 giờ tối cùng ngày, với nhiệm vụ TD249 phải tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Đại Đội 283 Biệt Lập của Đại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay DU Huỳnh Đắc Hoá. Ngày 13-4, sau khi hết nhiệm vụ, ThT Phan Sang được TK.Bình Thuận, trả về đơn vị gốc là SD21BB. Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : – 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Đội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Đáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD. Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Đại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được , bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long, ngoại trừ các ngôi chùa, không dám đụng tới vì sợ hư hại chốn tôn nghiêm, kể cả sự yểm trợ của Không Quân và Pháo Binh tác xạ.
Coi như TD249 và DD283 biệt lập cố thủ tại Phú Long, cho tới ngày 18-4-1975, thì nhận được lệnh của TK/BT báo, là sẽ có Đơn Vị khác lên thay thế, cho TD đã quá mệt mỏi và tổn thương nhiều, trong mấy ngày tử chiến.
Vì Miền Bắc BT bỏ ngỏ từ khi Phan Rang thất thủ, nên Binh Đoàn Bắc Việt tiến vào Phan Thiết rất nhanh và sáng ngày 18-4-75, đã tới Tà Dôn. Bởi vậy Đại Uý Quý., xin Đại Tá Nghĩa, tăng cường cho TD249, Chi Đoàn Thiết Giáp của SD2BB, đóng tại Phước Thiệu Xuân, cùng với TrD 6/SD2BB nhưng TK không đáp ứng, vì các Đơn Vị tăng phái này, đang chuẩn bị rút về Nam, khi biết tin quân Bắc Việt sắp tới Phú Long. Khoảng 6 giờ chiều ngày 18-4, qua hệ thống truyền tin, Đại Uý Quý, biết BCH. Tiền Phương của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, đã rút ra bờ biển, theo đường Phú Hài về Phan Thiết. Dù nhận lệnh cố thủ Phú Long, nhưng Quý không thể chấp hành lệnh, khi tất cả các đơn vị,kể cả Thiết Giáp đã rút. Lúc đó, coi như TD249 và DD283/DPQ là đơn vị đoạn hậu. Tuy nhiên cuộc rút quân, chỉ thực hiện, khi biết xe tăng địch đã tới Xã Tuỳ Hòa, vào lúc 7 giờ tối. Theo kế hoạch, DD4/249 đóng ở Cổng Bắc xa nhất, rút trước. Còn DD2/249 là thành phần trừ bị, nên rút sau cùng. Vì nghĩ rằng sẽ về tái chiếm lại , nên DU Quý không cho phá Cầu Phú Long, ngang sông Cả, trên QL1, như lệnh của TK/BT, mà chỉ gọi Hải pháo . Trong lúc TD249 rút quân, thì máy của Thiết Giáp/SD2BB, liên lạc ngăn chận, bảo chờ gở mìn. Thật sự , Đơn Vị này đã rút , nhưng muốn gạt DPQ ở lại đoạn hậu,cho an toàn. Tại Lầu Ông Hoàng, lúc đó còn có DD1/275DPQ của Đại Uý Nguyễn Đình Uý, từ Tà Dôn rút về. Còn DD290/DPQ biệt lập của DU Sâm, thì từ lâu ở đó, để bảo vệ BCH nhẹ của TK và Khẩu Đội Pháo Binh 105, đóng tại đây. Cuối cùng trong đêm 18-4-1975, TD 249 và DD283 rút về Rạng và được thuyền đánh cá, chở tới Vũng Tàu. Riêng DD1/275 của DU. Uý và DD290 của DU.Sâm, chỉ rút khỏi Lầu Ông Hoàng, khi xe tăng VC tấn công . Tại QL số 1, dù SD2/BB cũng như các TD249/DPQ và TD275/DPQ rút về Phan Thiết, nhưng các Trung Đội Nghĩa Quân vẫn ở lại, dù có lệnh di tản. Chính Họ đã bắn cháy một T54 , trước Nhà Thờ Kim Ngọc, trong khi Mặt Trận Không Có Đại Bàng, không phải vì Đại Bàng khiếp nhược bỏ chạy, mà vì ” Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế “.
** Thiếu Uý Lê Văn Thắng, Ban 3/TD/249DPQ/BT viết lại trân Phú Long :
Nhớ lại “những ngày tái chiếm và tử thủ Phú Long ” Thiếu Uý Lê văn Thắng, Phụ Tá Trưởng Ban 3/TD249/DPQ, hiện tạm cư tại Úc, cũng viết gần giống sử liệu :
Sau khi xuất viện từ bệnh viện Cà Mau, tôi được sự vụ lệnh thuyền chuyển về Bình Thuận, tháng 12/1974 .Tôi về lại Bình Thuận thân thương, nhìn lại trường cũ, thầy xưa, gặp lại bạn bè năm nào trong vui sướng. Tuy nhiên, về lại Bình Thuận lần này, tôi được đưa về Tiểu Đoàn 249/ ĐPQ của Thiếu Tá Phan Sang. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng lưng chừng núi Tà Dôn, cũng như ở Bình An và Bình Lâm, trên Liên Tỉnh Lộ 8 (Phan Thiết-Ma Lâm). Vì vết thương còn nhiều mủ, nên được làm phụ tá Ban 3 của Trung Úy Ba. Tôi chưa quen nhiều người tại Phan Thiết., ngoài những sĩ quan trong tiểu đoàn, như Trung Úy Thời (người Lại An), Đại Uý Tập (Mũi Né), Thiếu Úy Ba (bạn học cũ, PBC 72, Lại An), Thiếu Úy Quận (Y Sĩ Tiểu Đoàn).. Điều tôi thấy sung sướng là cấp số trong đơn vị đầy đủ. Tôi tự hào về Bình Thuận. Theo chỗ tôi biết, mỗi đêm ông anh em về nghỉ, và luân phiên hết người nọ đến người kia. Khi trở lại, có những anh em đem cá, mực lên nhậu chơi. Tinh thần này đã khác biệt hoàn toàn với những đơn vị của tôi tại Bạc Liêu. Tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu thật là đậm đà.
Khi còn đóng quân tại núi Tà Dôn, Trung Úy Ba đề cử tôi đi theo đoàn khai quang của Công Binh vài ngày để tiếp ứng khi cần. Khai quang gần Tùy Hòa. Ngày khai quang cuối cùng, màn đêm buông xuống. Hai anh Công Binh rủ tôi vào quán nhậu rồi đưa tôi về sau. Tôi không đi. Tôi gọi máy về nhờ Tiểu Đoàn cho người đến rước. Khi tôi được rước về Tiểu
Đoàn, vừa bước xuống xe thì hay tin hai anh Công Binh khi nãy đã bị VC bắn lật xe chết rồi. Thế là tôi thoát chết trong gang tấc.
Tháng 3/1975, mất Ban Mê Thuột, “tàn quân” chạy trên quốc lộ 1. Tôi chỉ nghe kể là chết chóc nhiều trên đường chạy loạn. Người giết người để cướp vàng, tiền. Xe hết xăng bị đẩy khỏi đường ..Về đến Phan Thiết, những người này đốt kho xăng, bắn vào các tiệm ở đường Gia Long, đốt chợ Phan Thiết … Sự thật thì tôi không nắm vững vì luôn luôn có mặt tại trận tuyến. Chúng tôi không lãnh lương trọn hai tháng 3 và 4/1975.
Đến đầu tháng 4/1974, Đại Úy Huỳnh Văn Quý thay thế Thiếu Tá Sang, làm Tiểu Đoàn Trưởng và tái chiếm Phú Long. Thị trấn này đã bị VC chiếm hai bên đường Quốc Lộ 1.
Chúng tôi di chuyển lên từ hướng Phước Thiện Xuân, cách VC đang cố thủ tại Quốc Lộ 1 khoảng 50 thước. Nhiệm vụ thật nặng nề, vừa tái chiếm Phú Long, vừa bảo vệ tài sản và nhà cửa dân.
Đối với chiến thuật chiến tranh trong thành phố mà chúng tôi học được qua phim ảnh, gnười Mỹ đã dùng lựu đạn và vũ khí để chiếm lại từng căn nhà. Khi chiếm được khu vực nào thì nhà cửa của khu vực đó coi như thê thảm. QLVNCH thì nghèo nàn hơn, không thể dùng số lượng đạn dược như vậy cho chiến tranh trong thành phố. Vả lại, chúng ta cần bảo vệ cả tài sản dân.
Lúc này, dân Phú Long đã di tản hết. Tiểu Đoàn chúng tôi tiến từng bước một, chậm, vì VC nằm trong bóng tối đâu đó trong khi mình di chuyển trên hướng quan sát của địch. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng quân nới nào thì chỉ trong vòng 10 phút, VC pháo tới đó. Có lần, Đại Úy Quý đã đơn thân độc mã ra quan sát chiến trường. VC bắn vào áo giáp của ông mà đầu đạn vẫn còn trong áo.
Sau vài ngày, chúng tôi cũng đã giải tỏa được khu vực bên này Quốc Lộ 1, tiến đến được mặt đường, có chốt đóng ngay cầu Phú Long.
Tin đồn bắt đầu bất lợi là có nhiều đoàn xe VC tiến về Phan Thiết, Đại tá Nghĩa đã dời BCH từ Lầu Ông Hoàng ở Phú Hài, tới Bải Thương Chánh để chỉ huy và sẵn sàng rời bỏ Phan Thiết bất cứ giờ phút nào.
Trong tình trạng khẩn cấp, tôi được lệnh đi với một người xạ thủ súng cối 81ly, đến đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tại đây, tôi làm bảng tác xạ, để kịp thời yểm trợ các vị trí khi được thông báothông báo, bằng khẩu súng cối 81 ly, khá chính xác.
Thời gian không còn tác dụng trên chúng tôi hay nói đúng hơn, tôi không còn biết đến ngày tháng nữa. Sau này, tôi chỉ dựa vào sách để biết ngày mất Phan Thiết chứ thật tình tôi không biết là ngày 18, 19 hay 20/4/75.
Trong ngày cuối cùng, Trung Úy Ba gọi tôi lên đài quan sát coi VC đi về hướng nào. Đài quan sát tuy cao nhung tôi không thể thấy được gì. Đêm ấy, tôi được lệnh bắn cối dồn dập nhưng chính xác về các tọa độ được cho. Chúng tôi bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi tôi báo cáo hết đạn 81, tôi được lệnh xếp càng súng, bỏ sẵn trên xe và đợi lệnh . Trung Úy Ba vừa cười vừa nói với tôi: ” Thắng, mày đừng có chạy trước nghen”. Tôi trả lời: ” Tôi sẽ chờ Tiểu Đoàn, có di thì cùng đi, có chết thì cùng chết”.
Tôi theo dõi tình hình qua máy truyền tin của tôi. Một lát sau, có báo cáo từ chốt cầu Phú Long là xe tăng VC đến cầu Phú Long. Họ chạm trán nhưng không bên nào nổ súng, xin lệnh từ Tiểu Đoàn. Đại Úy Quý gọi về Tiểu Khu xin lệnh. Lệnh từ Tiểu Khu, Tiểu Đoàn chúng tôi về “Mã Trái Bí” chờ lệnh mới. Xe với súng cối chúng tôi chờ sản trước cổng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tiểu Đoàn chúng tôi di chuyển gần tới chỗ tôi.
Trưởng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân mà tôi quên tên đã nói rằng: “Tiểu Đoàn chạy kệ họ, mình phải tử thủ. Đứa nào chạy tao bắn bỏ mẹ”.
Chính câu nói này làm tôi vẫn còn thấy nhục nhã từ ngày cuối cùng của Phú Long, của Phan Thiết. Sau ngày mất Phan Thiết, trong thâm tâm tôi, tôi luôn luôn kính phục người trưởng đồn Nghĩa Quân này. Khi cải tạo ra, tôi hỏi thăm tin tức về anh ta và nghe nói anh ấy vào rừng tiếp tục chiến đấu. Tôi theo Tiểu Đoàn di chuyển về Mã Trái Bí (mật mã của Lầu Ông Hoàng), nằm đó chờ lệnh. Khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi liên lạc được với Tiểu Khu và được lệnh về tăng phái cho Thiếu Tá Hàng Phong Cao (Hải Long). Tiểu Đoàn di chuyển suốt đêm về Mũi Né. Ai cũng mệt mỏi nhưng không có lệnh nghỉ ngơi. Tới gần sáng, chúng tôi đến cuối Rạng, gặp nhiều người lính bỏ ngủ, họ nói Thiếu Tá Cao (Chi Khu Trưởng Hải Long) đã ra tàu đi rồi. Vì Chi khu đả bỏ ngõ, nên Đại Uý Quý phải tìm thuyền đánh cá, để đưa TD249/DPQ về Vũng Tàu
B- TỬ CHIẾN TRONG THÀNH PHỐ PHAN THIẾT:
Trong ngày 18-4-75, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hỗn loạn, dù giặc vẫn còn ở rất xa, bên kia phòng tuyến của các Đơn Vị DPQ/BT đang tử thủ tại Tường Phong, Đại Nẳm, Phú Hội, Phú Long và Quận Hải Long. Từ 7 giờ đêm 18-4, sau khi BCH Nhẹ của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, rút về Phan Thiết ra biển, thi TrD 6/SD2BB và Thiết Giáp, cùng các TD249/DPQ, TD275/DPQ, DD283 và 290/DPQ biệt lập cũng rút, cùng lúc với Chi Khu Hải Long. Trong Thị Xã Phan Thiết, lúc 9 giờ tối đêm 18-4, xe tăng và bộ binh của Bắc Việt, đã chiếm được Tòa Hành Chánh, nhưng khắp các vị trí, vẫn còn nhiều Đơn Vị DPQ /BT chống trả như DD206 Trinh Sát của Đại Uý Lê Văn Trò, ĐĐ954/DPQ của Đại Uý Mai Xuân Cúc, Tiểu Đoàn 229/DPQ của ThT Tiến, Trung Tâm Yểm Trợ TV của ThT Phạm Minh, Yếu Khu Châu Thành của ThT Cư và Xã Châu Thành Phan Thiết của ThT Hải. Nói chung, khắp thành phố lửa đạn mịt mù, VC tuy vào được trong thành phố nhưng chỉ cố thủ trong các vị trí vừa chiếm được, chứ không dám bung ra trong đêm, vì chỗ nào cũng còn quân ta chiến đấu , chứ không tan hàng như các địa phương khác. Trong lúc đó, máy truyền tin của ba BCH.Bình Thuận vẫn hoạt động liên tục, ra lệnh cũng như hướng dẫn các đơn vị , tới các vị trí an toàn, chờ các chiến hạm của BTL.Vùng 2 Duyên Hải, vào vớt chở tới Vũng Tàu.. Trong đêm 18-4, Đại Tá Nghĩa, sau khi được một tàu đánh cá chở ra chiến hạm, liền được một trực thăng của QD3, chở ngay về Vũng Tàu, cùng với Đại Uý Đặng Vũ Đàng, Trưởng Phòng 2/TK, để chuẩn bị kế hoạch phương tiện, tiếp đón các Đơn Vị DPQ+NQ/BT , đang trên đường di tản tới. Có là nhân chứng sống thực trong giờ thứ 25 của VNCH, mới biết nào là thân phận của người lính Miền Nam.
Gần nửa đêm 18-4-75, Thiếu Tá Nguyễn Cư, Yếu Khu Trưởng YK Châu Thành, nhận lệnh trực tiếp của BCH.TK/BT ban lệnh cho tất cả các Đơn Vị DPQ đang chiến đấu, trong thành phố, cố gắng tập trung về Bến Tàu Kim Hải, phía sau Phi Trường và QYV. Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết. Do đó, ngay trong đêm, DĐ954/DPQ của DU.Mai Xuân Cúc , chiến đấu tại Ấp Đại Hòa, đã phải vượt sông Cà Ti, tới Quận Đường Hàm Thuận ở Ngả Hai, rồi từ đó băng ngang qua Phú Khánh, đến điểm tập trung Kim Hải.
Kính phục nhất là tại QYV. Đoàn Mạnh Họach, trong lúc giặc gần như đã chiếm trọn thành phố, thì trong bệnh viện, ngoại trừ Chỉ Huy Trưởng, Thiếu Tá Bác Sĩ Võ Đạm (Hiện có phòng mạch tại Boston-Mỹ), khuân vác tất cả đồ đạc và cõng vợ con, trốn về Sài Gòn, để kịp qua Mỹ, trước khi giặc vào. Còn đơn vị, từ các Y,Nha, Dược Sĩ cho tới quân nhân cơ hữu các cấp , dù biết giờ 25, vẫn miệt mài làm việc, cứu sống bao sinh mệnh của thương binh và đồng bào chiến cuộc. Do nhu cầu, Đại Uý Y Sĩ Lê Bá Dũng, khi vào Cục Quân Y tại Sài Gòn lãnh thuốc men và y cụ, đã được Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục trưởng Cục QY, bổ nhiệm làm Q.Chỉ Huy Trưởng , đồng thời ban báo thị tầm nã, việc đào ngũ của ThT Đạm. Ngày 8- 4-75, Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lênh Hải Quân có tới Phan Thiết họp với Đại Tá Nghĩa, để soạn thảo kế hoạch di tản đường biển, nếu Bình Thuận bị nguy cấp. Dịp này, TK đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, nhờ vậy có thể cập nhật tin tức từng giờ.
Trong ngày 18-4-75, dù Phú Long mịt mù lửa đạn, nhưng mặt trận Nam Phan Thiết vẫn còn an ninh, vì đã có sự phòng thủ của Liên Đoàn DPQ.Hàm Thuận của Thiếu Tá Dụng Văn Đối, Quận Trưởng. Ngoài ra khu vực này còn có nhiều đơn vị khác hiện diện, như Liên Đội Đặc Nhiệm Nông Trường Sao Đỏ và nhất là 2 TD/BDQ di tản từ Quảng Đức về chờ phương tiên vào Nam. Vì vậy QYV. Đoàn Mạnh Hoạch rất an toàn. Chừng 7 giờ tối, VC đã vào Phan Thiết và ác chiến trong thành phố, QYV nhờ có máy PRC25, nên biết tin tức. Cùng lúc, lại có
một đơn vị của Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận, do Thiếu Tá Phạm Minh hướng dẫn, trên đường tới Bến Tàu Kim Hải, có liên lạc với QYV cho biết tin tức chiến sự. Theo Phó Tỉnh Trưởng BT. Phạm Ngọc Cửu, lúc đó còn đang ở Phan Thiết, thì hai chiếc xe thiết giáp tắt đèn chạy ngang qua đó, là của quân ta, chứ VC tới trưa ngày 19-4-1975 mới dám lên khu vực này, sau khi QLVNCH đã di tản hết.
11 giờ 30 khuya cùng ngày, DU Dũng mới nhận được lệnh di tản. Cũng may, địa điểm của bệnh viện nằm sát bờ biển,lại đã làm sẳn con đường, nên việc di chuyển thương bệnh binh ra tàu Hải Quân, cũng không trở ngại. Mặc dù lúc đó chỉ còn một phần quân nhân ở lại, nhưng cũng đã di tản được 200 thương bệnh binh .
Từ sáng ngày 19-4-1975, các đơn vị DPQ /BT đã tập trung rất đông trên bãi biển Kim Hải, để chờ tàu vào rước. Buổi sáng nước thủy triều xuống, nên chiến hạm không thể vào sát bờ, nên phải thả các loại tàu há mồm LCM vào rước các đơn vị. Loại tàu này có thể chở được tới 2 thiết vận xa M113. Công tác hoàn tất lúc 12 giờ trưa nhưng các chiến hạm của Vùng 2 Duyên Hải, vẫn đậu ở ngoài khơi Phan Thiết chờ lệnh, tới 2 giờ trưa mới lên đường và cập bến Vũng Tàu lúc 2 giờ sáng, ngày 20-4-1975. Tại Bến Đình, lúc đó có sự hiện diện của Đại Tá Vũ Huy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, TT.BT chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngủ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại củ của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Thiếu Tá Dụng Văn Đối, QT.Hàm Thuận , đã chỉ huy các Tiểu Đoàn DPQ, Liên Đội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Đội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An , cho tới khi tàn cuộc.
20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm,Sông Mao và mọi nẽo đường tận tuyệt.
Cuộc chiến đã qua nhưng không bao giờ xoá nhòa nổi vết tích trong tâm trí người Việt. Vinh hay nhục thì nay đã được lịch sử xác nhận, nên không cần phải ca ngợi hay biện minh về cái thua hay cái thắng, một công việc thừa thải khi mặt thật của cộng sản Hà Nội được phơi bày suốt 30 năm qua., nên chỉ xin bạn bè ai có dịp về thăm quê hương miền biển măn, đừng quên “có xuống bến qua nghĩa địa đừng quên mặc niệm những hồn oan bỏ mình trên biển khi di tản u uất bao năm nỗi hận hờn đừng quên thăm lại Quân Y Viện thắp một nén hương mộ bạn mình lính trận dân lành chung buổi giổ tháng Phan Thiết hận đao binh…”
Xóm Cồn Mường Giang
7.4.1975: Trận Chiến Miền Đông
Cộng quân gia tăng áp lực tại Bình Dương, Long Khánh
Tại miền Đông Nam phần, thuộc vùng trách nhiệm của Quân đoàn 3/ Quân khu 3, áp lực của CQ đã gia tăng tại Bình Dương, thuộc khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh do Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ làm tư lệnh; tại Long Khánh, thuộc khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 18 Bộ binh mà vị Tư lệnh là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo.
2 sư đoàn CSBV khai triển lực lượng gần Dầu Giây
Ngày 7/4/1975, 2 sư đoàn Cộng quân 341 và 3 CSBV đã khai triển lực lượng tiến về gần Dầu Giây. (2 sư đoàn CQ này đã cùng với sư đoàn 7 CSBV mở cuộc tấn công vào Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh vào ngày 9 tháng 4/1975).
*Lữ đoàn 2 Nhảy Dù bảo vệ phòng tuyến Phan Rang
-Ngày 7 tháng 4/1975, phòng tuyến Phan Rang được bảo vệ với nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 ,11 Nhảy Dù, Đại đội Trinh sát 2 và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù là Đại tá Nguyễn Thu Lương. Ngoài 3 tiểu đoàn Nhảy Dù nói trên, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù còn được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (đã tham chiến tại mặt trận Khánh Dương trong đội hình của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù), và Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù.
QĐ3 Phòng
Tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, kể từ ngày 10/3/1975 ,ngày Cộng quân (CQ) mở trận tấn công cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc, cho đến ngày 3 tháng 4/1975, trong vòng 23 ngày, CQ đã chiếm vùng Cao nguyên sau khi lực lượng VNCH triệt thoái, theo trình tự sau đây.
-Ban Mê Thuột (tỉnh lỵ tỉnh Darlac) thất thủ ngày 11/3/1975; ngày 16-18/4/1975, lực lượng Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi hai tỉnh Pleiku và Kontum, và CQ đã chiếm 2 tỉnh này mà không qua các cuộc giao chiến.
Ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ.
Ngày 22/3/1975, trên địa bàn tỉnh Quảng Đức, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công và pháo kích. Tỉnh Quảng Đức được ghi nhận là thất thủ vào ngày này.
-Ngày 29/3/1975, Bộ chỉ huy Tiểu khu Lâm Đồng và 1 đơn vị Địa phương quân, do vị Trung tá Tham mưu trưởng chỉ huy đã triệt thoái về đến Phan Rang vào 20 giờ tối ngày 29/3/1975.(Theo nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2 ghi theo báo cáo của Trung tâm Hành quân Quân đoàn 2 đặt tại Nha Trang thì diễn tiến tình hình chiến sự tại Lâm Đồng như sau: “Vào 3 giờ sáng ngày 28-3-1975, Cộng quân đã tấn công quận Bờ Sa, tỉnh Lâm Đồng. Đến 7 giờ 15 sáng cùng ngày, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào thị xã tỉnh lỵ Lâm Đồng. Đến 10 giờ 45, tỉnh lỵ bị tràn ngập.” Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Viên, nguyên trưởng ty Thông tin-Chiêu Hồi tỉnh Lâm Đồng, người đã rời Bảo Lộc vào 12 giờ trưa ngày 29/3/1975, thì ” không hề có vấn đề thị xã Bảo Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng) bị tràn ngập, ít ra là tính tới 12 giờ trưa ngày này, mà chỉ có việc quân ta tự ý rút lui và đồng bào di tản theo mà thôi.)
Ngày 3/4/1975, tỉnh và thành phố cuối cùng của Cao nguyên bị CQ chiếm là tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt (Sau 1975, CS sát nhập 2 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh này).
*Quân đoàn 3 phối trí lực lượng giữ phòng tuyến Phan Rang
Nhằm ngăn chận địch quân tràn chiếm hai tỉn NinhThuận,Bình Thuận, thành lủy cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao cho Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ bảo vệ hai tỉnh này. Để có sự chỉ huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & QuânKhu 3, thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 tại Phan Rang. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử làm Tưlệnh phó Quân đoàn 3, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn này. Vào thời gian đó, Trung tướng Nghi là Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, ông cũng đã từng giữ chức Tư lệnh Quânđoàn 4 & Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến 11/1974 sau khi đã giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh gần 4 năm (từ tháng 6/1968 đến tháng 5/1972).
Trở lại với việc phối trí hoạt động tại Ninh Thuận và Bình Thuận,theo kế hoạch của bộ Tổng Tham Mưu và sự phân nhiệm của bộ Tư lênh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, thì Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 đặt tại căn cứ Không quân Phan Rang cùng với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân mà Tư lệnh là Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang.
Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 là chỉ huy cáclực lượng phòng thủ và bảo vệ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Trong những ngày đầu của tháng 4/1975, lực lượng chính để bảo vệphòng tuyến Phan Rang là Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến mặt trận Khánh Dương và tiểu đoàn 3 Nhảy Dù được không vận từ Sài Gòn ra ngày 2/4/1975. Về hỏa lực không pháo là các phi đoàn thuộc Sư đoàn 6 Không quân.Yểm trợ hỏa lực pháo binh có 1 tiểu đoàn Pháo binh của Sư đoàn Dù và một số pháo đội do Quân đoàn 3 điều động đến.
Ngày 8 tháng 3/1975, sau khi Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đến Phan Rang để thay thế Lữ đoàn 3, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 đã khởi sự phối trí lực lượng để bảo vệ phòng tuyến Phan Rang như sau.
Nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 ,11 Nhảy Dù, Đại đội Trinh sát 2 và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù là Đại tá Nguyễn Thu Lương. Ngoài 3 tiểu đoàn Nhảy Dù nói trên, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù còn được tăng cường Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (đã tham chiến tại mặt trận Khánh Dương trong đội hình của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù), và Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù.
Tình hình Phan Rang trong thượng tuần tháng 4/1975:
Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại Phan Rang (tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh nàyđã được vãn hồi ngay. Vị Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày 2/4/1975 được lệnh trở về tái lậpviệc phòng thủ
quanh thị xã và điều hành công việc hành chínhtrong tỉnh. Tuy nhiên lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại Ninh Thuận chỉ còn một phần ba quân số tại hàng. Một số lớn binh sĩ và hạ sĩ quan đã bỏ đơn vị vào Nam tìm gia đình.
Theo kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủgần thị xã, bảo vệ cầu, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìnan ninh tại thị xã và các vùng phụ cận. Lực lượng nòng cốt để bảovệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các tiểu đoàn Nhảy Dù.
Với lực lượng mới được tăng cường, với sự yểm trợ không quân hữuhiệu, với sự chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập và tìnhhình tại Phan Rang lắng dịu lại sau những ngày hỗn loạn.
Phần bổ sung về cuộc hành trình của Trung tướng Ngô Quang Trưởng trên đường vào Nam Trong khi Cộng quân tiến chiếm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thì một số tàu Hải quân đang chở hàng ngàn quân sĩ của các đơn vị Quân khu 1 và một số tiểu đoàn của Sư đoàn Thủy quân Lụcchiến từ Đà Nẵng vào Nam. Như đã trình bày, chỉ có một ít đơn vịcủa Sư đoàn 1 và Sư đoàn 3 Bộ binh lên được tàu cùng với một sốsĩ quan. Riêng Trung tướng Trưởng được tàu Hải quân HQ 404 vớtsau khi ông phải bơi từ bờ.
Trong cuộc hải trình vào Nam trên tàu HQ 404, Tướng Trưởng đã nhận được mật điện của Tổng thống Thiệu yêu cầu ông chuyển qua HQ5 hay các chiến hạm lớn có đầy đủ tiện nghi và sạch sẽ hơn vì HQ 404 quá chật chội, không có máy lạnh và chở toàn binh sĩ. Theo lời kể của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, thì lúc đótàu này dơ bẩn và hôi hám vì có nhiều người chết. Dù được yêu cầu chuyển qua một tàu lớn hơn nhưng Trung tướng Trưởng không đồng ý, Ông yêu cầu Trung tá Nhơn báo về Sài Gòn là ông xin ở lại trêntàu với anh em Thủy quân Lục chiến chứ không đi đâu cả. Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được chấp thuận.
Khi HQ 404 đến Cam Ranh, Hạm trưởng của tàu này nhận được lệnh bỏ hết anh em Thủy quân lục chiến xuống Cam Ranh và chỉ chở một mình Trung tướng Trưởng vào Sài Gòn. Để thực hiện lệnh này, HQ 404 được phép ủi bãi Tân Cảng để đổ Thủy quân lục chiến xuống.
Ngay khi cuộc đổquân bắt đầu, Trung tướng Trưởng lặng lẽ đứng dậy đi xuống tàu. Trung tá Nhơn thấy vậy tiến đến trình bày: “Lệnh Sài Gòn yêu cầu tôi chở Trung tướng về Sài Gòn. Xin Trung tướng ở lại tàu cho”. Với nét mặt cương quyết, Trung tướng Trưởng nói rõ từng tiếng yêu cầu Hạm trưởng HQ 404 xin phép Sài Gòn cho Thủy quân Lục chiến về Sài Gòn để dưỡng quân và chỉnh đốn đội ngũ. Tướng Trưởng nói tiếp: Nếu anh em Thủy quân Lục chiến xuống Cam Ranh thì tôi cũng xuống đây luôn.
Liền ngay sau đó, Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404 báo về Sài Gòn và chờ đợi kết quả. Cuối cùng công điện trả lời: “Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được chấp thuận”. Quân nhân Thủy quân Lục chiến đã xuống bờ được gọi trở lên tàu. Khi tất cả quân nhân Thủy quân Lục chiến đã có mặt đầy đủ, với khuôn mặt khắc khổ, Tướng Trưởng lặng lẽ trở vào phòng của ông.
8.4.1975: Trận Chiến Quốc Lộ 20
3 sư đoàn CSBV áp lực nặng phòng tuyến Long Khánh
Sau khi đã điều động 3 sư đoàn chính quy vào mặt trận Long Khánh, ngày 8 tháng 4/1975, Cộng quân tung lực lượng tiến hiếm một đoạn đường dài trên Quốc lộ 20 và đặt chướng ngại vậttại ngã ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20.
Ngày 8/4/1975, để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đã thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộng quân, tuy nhiên, các phi tuần này đã gặp khó khăn do màn lưới phòng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh phòng không của Cộng quân.
*Dinh Độc Lập bị dội bom
Cũng trong ngày 8 tháng 4/1975, 1 trung úy Không quân tên là Nguyễn Thành Trung, nội tuyến của VC, đã lái 1 phản lực cơ chiến đấu F5 thả bom xuống dinh Độc Lập. Vụ ném bom này chỉ gây hư hại 1 phần của đại sảnh đường. Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng “tin đồn được truyền đi cho rằng số phận miền Nam đã được định đoạt bởi những thế lực lớn”.
9.4.1975: Trận Chiến Long An
*Cộng quân đột kích vào thị xã Tân An, tỉnh lỵ tỉnh Long An
-Ngày 9/4/1975, cùng lúc CQ mở cuộc tấn công vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh, thì tại tỉnh Long An thuộc phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 25 Bộ binh, vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 9/4/1975, 1 tiểu đoàn đặc công Cộng quân đã đột nhập vào thị xã Tân An (tỉnh lỵ Long An), 1 biệt đội đặc công đã tấn công vào một phi trường cách thị xã Tân An 1.5 km. Lực lượng phòng thủ thị xã và đơn vị Địa phương quân phòng thủ phi trường đã đẩy lùi được cuộc tấn công của Cộng quân vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày, hạ tại chỗ 25 CQ, tịch thu một số vũ khí đủ loại.
* Mặt trận Long Khánh bùng nổ
Rạng sáng ngày ngày 9 tháng 4/1975, sau khi đã đặt các chướng ngại vật tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20, CQ mở cuộc tấn công cường tập vào phòng tuyến Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh. Cùng thời gian, CQ đã pháo kích dữ dội vào căn cứ Không quân Biên Hòa, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, căn cứ Tiếp vận Long Bình.
9.4.1975, Long Khánh Bùng Nổ
Tổng lược về trận chiến Long Khánh ngày 9/4/1975
Theo tài liệu ghi trong hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, sau khi đã điều động 3 sư đoàn chính quy vào mặt trận Long Khánh, ngày ngày 9 tháng 4/1975, Cộng quân tung lực lượng tiến chiếm một đoạn đường dài trên Quốc lộ 20 và đặt chướng ngại vật tại ngã ba Dầu Giây,
giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Cùngthời gian khai triển lực lượng tại khu vực nói trên, rạng sángngày 9/4/1975, Cộng quân đã pháo kích như mưa vào Căn cứ Khôngquân Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Căn cứ Tiếp vận Long Bình.
Tại tỉnh lỵ Xuân Lộc, từ 6 giờ sáng 30 cùng ngày (9/4/1975), Cộng quân đã đồng loạt pháo kích khoảng vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵXuân Lộc. Khoảng 1 giờ sau, Cộng quân tung trung đoàn 266 thuộcsư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 tiểu đoàn chiến xa T54, 2tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn đặc công tấn công vào ngay thị xã.
Cũng với trận tấn công vào vào thời gian đó, CQ tấn công vào khu vực ngã ba Dầu Giây. Kế hoạch của Cộng quân là muốn chiếm Dầu Giây để từ đây tấn công vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.
Ngay trước khi trận chiến xảy ra, để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đã thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộngquân, tuy nhiên, các phi tuần này đã gặp khó khăn do màn lưới phòng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh phòng không của Cộng quân được bố trí quanh vòng đai phòng tuyến của Sư đoàn 18Bộ binh.
*Lực lượng VNCH tại mặt trận Long Khánh
Về lực lượng tác chiến của Quân lực VNCH tại mặt trận Long Khánh, theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, thì tính đến sáng ngày 9/4/1975, các đơn vị phòng ngự gồm có toàn bộ lực lượng Sư đoàn 18 Bộ binh, được tăng cường thêmTrung đoàn 8 Bộ binh thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh, Thiết đoàn 3 , hai tiểu đoàn Biệt động quân, hai tiểu đoàn Pháo binh. Các đơn vị này được chia thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318 và 322 được phối trí án ngữ quanh vòng đai thị xãXuân Lộc. Tư lệnh mặt trận Long Khánh là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo,Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, chỉ huy lực lượng diện địa là Đại táPhạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Long Khánh.
Diễn tiến các trận giao tranh trong ngày 9/4/1975.
Theo bản tin chiến sự do phát ngôn viên Quân sự QL.VNCH phổ biến và được báo Chính Luận số ra ngày 10/4/1975 phổ biến, diễn tiến các trận giao tranh tại Xuân Lộc trong ngày 9/4/1975 được ghi nhận như sau.
Tại phòng tuyến quanh thị xã Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh), 7 giờ 30 sáng, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công vào vị tríphòng ngự của các chiến đoàn 316, 318 và 320. Tại trung tâm tỉnhlỵ Long Khánh, trận chiến xảy ra ngay tại nhà thờ Chánh tòa vàgiữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng thiết giáp có bộ binh tùngthiết tấn công vào khu vực trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh. Để đẩy lùi địch quân ra khỏi thị xã, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở nên dữ dội hơn.
Lực lượng tăng viện và trú phòng đã quyết chiến và đẩy lùi đượccác đợt tấn công của Cộng quân. 4 chiến xa của địch đã bị bắncháy gần chợ Xuân Lộc. Đến 6 giờ chiều ngày 10/4/1975, các chốtcầm cự của Cộng quân trong tại thị xã Xuân Lộc, nhà thờ Chánh Tòađã hoàn toàn bị đẩy lui, 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa vớitrên 100 vũ khí đủ loại, 2 binh sĩ Cộng quân bị bắt sống. Tại cáckhu vực kế cận thị xã, trận chiến vẫn kéo dài đến 10 giờ đêm mớitạm lắng sau khi lực lượng tăng viện giải tỏa được áp lực của Cộng quân.
Cuộc chuẩn bị của Cộng quân tại mặt trận Long Khánh
Theo lời khai của 2 tù binh Cộng quân, những binh sĩ này thuộcmột trung đoàn mới từ miền Bắc xâm nhập vào Nam từ đầu năm 1975.Trước khi tấn công vào thị xã Xuân Lộc, đơn vị của hai tù binhnày đã được tập dượt trước với sự tham gia của một tiểu đoàn thiết giáp.
Theo tài liệu trong Tạp chí “Lịch sử Quân đội” CSVN số 3/1998 ( do tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh Hứa Yến Lến trích dẫn phổ biến trong KBC số 22, thì kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công vào Xuân Lộc được Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị CSVN, kể lại diễn tiến như sau: ” Sau 2 lần B 2 xin quân thì tôi (Lê Đức Thọ) vào chiến trường gặp lúc hội nghị miềm Bắc vưà kết thúc. Lúc đó, tôi cũng được biết trước đó, anh em (CSBV) đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường.
Ngoài ra địch còn chống cự như trận đánh vào Đồng Dù, Nước Trong là những trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta (CSBV) không phải là ít, tôi có ý định toan bàn với các đồng chí (Bộ Tham mưu trung ương của CQ tại miền Nam, nhưng nghe anh Dũng (Văn Tiến Dũng, đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội CSBV, tôi cũng nghĩ có thể mình mới vào chưa rõ tình hình; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là an hem (CSBV) không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng, phải rút ra.
Cũng theo tài liệu nói trên, lực lượng CQ tại mặt trận Long Khánh trong những ngày đầu là quân đoàn 4 CSBV do tướng CSBV Hoàng Cầm làm tư lệnh, chính uỷ là tướng CSBV Hoàng Đình Hiệp. Các đại đơn vị thống thuộc quân đoàn này gồm có: sư đoàn 6 sư đoàn 7 và sư đoàn 341, sư đoàn này vưà di chuyển từ Thanh Hóa vào với thành phần Pháo binh cơ hữu. (Tài liệu phổ biến trong hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên có phần khác biệt về danh hiệu các sư đoàn CSBV, theo đó 2 sư đoàn 3 và 341 là những đại đơn vị đầu tiên của CSBV tại mặt trận Long Khánh, sau đó được tăng cường thêm sư đoàn 7 CSBV).
10.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc
*Trận chiến Xuân Lộc ngày N+ 1
Ngày 10 tháng 4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. Sau khi bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9 tháng 4/1975, 7 giờ sáng ngày 10 tháng 4/1975, CQ lại mở đợt tấn công thứ hai. Khởi đầu là CQ pháo kích khoảng 1 ngàn quả đạn đủ loại vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, và vào các vị trí trọng điểm dọc theo các phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ, trận mưa pháo kéo dài trong vòng 1 giờ. Sau đó, các đơn vị bộ binh và thiết giáp của Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào thị xã này từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Đợt tấn công này đã bị quân trú phòng chận đứng từ các ngã ba dẫn vào tỉnh lỵ.
Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây
Tại ngã ba Dầu Giây, trận chiến đã xảy ra quyết liệt. Cộng quân áp dụng chiến thuật “xa luân chiến”, các đơn vị Cộng quân thay nhau liên tục mở các đợt tấn công vào hệ thống công sự phòng thủ của quân trú phòng. Để triệt tiêu lối đánh của đối phương, các đơn vị trú phòng VNCH đợi Cộng quân đến gần mới khai hỏa đồng loạt, mỗi đợt tấn công có ít nhất một trung đội Cộng quân đi đầu bị loại khỏi vòng chiến. Để yểm trợ cho các đơn vị phòng ngự, các pháo đội Pháo binh VNCH đã bắn trực xạ chận đứng các đợt tấn công biển người của Cộng quân.
11.4.1975: Trận Chiến Dầu Giây
-Tại Xuân Lộc, đến sáng ngày 11/4/1975, trận chiến đã bước vào ngày thứ ba. Sau hai ngày giao tranh 9 và 10/4/1975, hơn 500 CQ bỏ xác tại trận, 8 chiến xa T54 bị bắn cháy, lực lượng phòng ngự VNCH thu được gần 200 vũ khí đủ loại. 7 giờ sáng ngày 11/4/1975, hai trung đoàn CQ từ hướng đông bắc và tây nam tấn công vào trung tâm thị xã, đây là đợt tấn công thứ ba. Quân trú phòng từ những công sự chiến đấu quanh các khu vực đã giao tranh quyết liệt với Cộng quân.
-Tại ngã ba Dầu Giây, liên tục trong 3 ngày từ 9 đến 11/4/1975, CQ đã tung 2 trung đoàn có thiết giáp yểm trợ quyết chiếm khu vực này, để từ đây mở những cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến của Trung đoàn 52 BB đang án ngữ hướng tây bắc của thị xã tỉnh lỵ. Tính từ 6
giờ sáng ngày 11/4/1975 đến 18 giờ ngày 11/4/1975, CQ đã mở đến 6 đợt xung phong biển người vào các vị trí ở mặt trận Dầu Giây, và đều bị đẩy lùi.
Cuộc Di Tản Của Tiểu Khu Bình Thuận Vào Những Ngày Cuối Tháng 4-1975
Thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai cũng cố dầm mưa, để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt , giữa cơn bão tố loạn cuồng.
Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh Trường Sơn, lưa đạn cùng với giông chớp làm rung động đất trời. Những người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng, chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết rồi đời sẽ đi về đâu, vào những ngày tháng tư lửa loạn.
Suốt thời tuổi thơ sống ở Phan Thiết, đã quen với màu hoa phượng vỹ ven đường và tiếng ve rên tỉ tê trong gốc vông, một niềm chờ đợi. Nhưng sao tháng tư năm đó, màu hoa phương kể cả tiếng ve ran, như đã đổi thay một cách lạ lùng. Bởi vì màu phương không còn là má em hồng thắm mỗi khi e thẹn, còn tiếng ve lại nỉ non rên khóc, khiến cho người lính trận thêm đứt ruột, buồn rầu.
Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc thêm cô quạnh, vì một số lớn người thành phố có phương tiện, đã nối tiếp di tản về nam lánh tai ương chiến nạn. Nhưng ai còn lại, cũng ở lỳ trong nhà vì thời thế không biết đâu mà mò. Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính trận, lúc nào cũng nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn veo trên hai khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục thay phiên chôn xác đồng đội, đồng bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ xanh vữa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước, vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị dầy mồ để trả thù. Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính , ngày mưa đêm gió, nước ngập tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ mở to đôi mắt để mà nghe tiếng nước , từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.
Thân phận của người lính miền Nam là như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau thương và chết chóc bao giờ.
Ra đời trong một đêm mưa đại bác, thời gian Pháp và Việt Minh đánh đấm loạn ngầu, ngay trong những đường phố Phan Thiết. Năm 1945 Việt Cộng cướp chính quyền, ba má bỏ thành phố, gánh anh em tôi, giữa cơn mưa chạy loạn. Từ đó cho tới nay, mưa và khói lưa cứ theo tôi hành hạ một đời. Ở đây nơi quê người, vậy mà cũng đã mấy chục mùa mưa đợi chờ thương nhớ. Năm nay tháng tư tuổi già, nhưng mà hồn sao vẫn cứ ngơ ngác , như muốn chực ôm choàng lấy mùa hè, hoa phượng . Ngồi trong nhà đếm giọt mưa tí tách, lại cứ tưởng tiếng mưa năm nào, gõ nhịp trên tàu chuối sau hè. Mưa Phan Thiết giống mưa Hạ Uy Di, bất chợt từng cơn đổ mưa như trút nước và ngưng. Nhưng mưa nào cũng buồn, nhất là những ngày tháng tư gợi nhớ, năm nao ngày mưa hò hẹn tình đầu. Năm nay cũng vẫn năm nào, một mình cứ chạy ngược thời gian, trở về tuổi thơ, vẫn còn núp lén đâu đó. Cuối cùng rồi cũng nắm được áo em, đồng đội trong giọt nước mắt cuối đời, khi chuyến tàu ngườc đường dỹ vãng, vừa ghé ga Phan Thiết, đúng vào những ngày tháng tư mất nước, của hăm chin năm về trước, mà khóc và cô đơn trong nổi đổi đời..
NHỚ VỀ NGƯƠI CHỈ HUY CŨ TẠI BÌNH THUẬN :
Giờ G, ngày N của liên quân khối cọng sản đệ tam quốc tế, tại Sài Gòn là 24 giờ ngày 29-4- 1975. Đây là kế hoạch của Lê Duẩn , đặt ra cho tất cả các lộ quân Bắc Việt, các đội biệt động nằm vùng, đơn vị đặc công và cán bộ đảng, cán bộ chính trị..ngoi lên để đánh chiếm Sài Gón. Tại Phan Thiết, trái lại đã không có giờ G hay ngày N, vì từ năm 1955 tới 1975, VC và Việt gian Bình Thuận, lúc nào cũng có kế hoạch giờ G, ngày N, để chiếm cho được vùng đất, mà nhân gian thường gọi đó là ‘ biển bạc, rừng vàng’.
Sau tết Mậu Thân 1968, dù tránh được tám máu và cảnh xác người quốc gia cột đá neo ghe, sau ba lần bị cọng sản tấn công. Nhưng tình hình an ninh tại Bình Thuận càng thêm rối ren, vì việt gian bên trong, việt cộng bên ngoài và trí thức, nhà giàu toa rập với sư-cha, đâm sau lưng người lính..Dù đả thay tỉnh trưởng từ Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân tới Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, nhưng tình hình càng tuyệt vọng, nhất là trong giai đoạn Quân Mỹ sắp rút về nước, càc đơn vị chính qui đang tăng phái cho Bình Thuận như SD23BB, Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh, cũng rục rịch di chuyển , để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật, chiến lược của giai đoạn quân sự.
Trong bối cảnh sống còn của một tỉnh lớn và quan trong nhất Miền Trung. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cũng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, quyết định thay thế hai tỉnh trưởng Bình Định và Bình Thuận. Như vậy, cuối năm 1969, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn, được chỉ định rời Pleiku xuống Phan Thiết, làm Tỉnh Trưởng Bình Thuận, thay thế Đại tá Đàng Thiện Ngôn.
Cũng từ đó, nhờ tài thao lược, sự can đảm dấn thân nhưng trên hết là công lao góp phần xương máu của tất cả dân, quân, cán, chính Bình Thuận..cũng như những đơn vị tăng phái, mà quan trong nhất là không quân. Đó là những chiến sĩ can trường, thuộc Không Đoàn Ó Đen, của Trung Tá Khôi, đóng tại phi trường Bửu Sơn-Phan Rang. Trong số này có người hùng Lý Tống,lái những con chim sắt phản lực A 37, hàng ngày nhởn nhơ trên khắp các vòm trời Bình Thuận, từ chiến trường bất chợt cho tới các khu vực được oanh kích tự do, tại các mật khu Lê Hồng Phong, Nam Sơn..rừng nuí không có người ở. Do sự phối họp nhịp nhàng chiến thuật, giữa tiểu khu và không đoàn, nên tất cả các cuộc hành quân vào mật khu hay sào huyệt của giặc, luôn là sự phối hợp giữa bộ bình dưới đất và oanh kích trên đầu, khiến VC hoang mang, rồi nghi kỵ phe mình có gián điệp. Ngoài ra, không thể không nhớ tới sự yểm trợ tích cực của Hải quân Hoa Kỳ, với các pháo hạm hoạt động ngoài hải phận quốc tế, dọc theo lãnh hải VN, trong đó có Bình Thuận. Trong thời gian hai phía thi hành cái gọi là Hiệp Định Ba Lê 1973 BỊP, do Nixon-Kissinger dàn dựng để tái đắc cử Tổng Thống và bán đứng VNCH. Bình Thuận được thông báo, là Hải Quân Hoa Kỳ có lệnh yểm trợ cho Tiểu Khu, trong thời gian này. Để hoàn thành nhiệm vụ, tránh pháo nhầm khu vực dân cư và quân ta, Hạm Đội Mỹ cần thả máy điện tử (sensors), tại các khu vực có hay khả nghi là vùng giặc đóng, để tiện theo dõi và phản ứng khi cần. Từ năm 1969-1975, ai cũng biết Đại Tá Nghĩa là cấp chỉ huy năng động, thường tới các tiền đồn, ấp xã, phân chi khu, hay Đơn vị Nghĩa Quân hoặc Xây Dựng Nông Thôn, vùng hẻo lánh, để ngủ đêm. Cho nên ta cũng không lạ khi biết chính Đại Tá Nghĩa, rủ ông cố vấn Mỹ của Tiểu Khu là Phillip Cook, cùng với mình và con trai là Ngô Tấn Lể và một phi công, thực hiện phi vụ đầy nguy hiểm này. Đây cũng là một cách, trả lời cao thượng cho người Mỹ biết, không phải QLVNCH, ai cũng không chịu chiến đấu hoặc hèn nhát. Đó chỉ là thiểu số, vì nếu cứ nghĩ theo người Mỹ nói, chắc VNCH đã bị Hà Nội đô hộ từ lâu đời, chứ không phải tới tháng 4-1975.
Bình Thuận đất rộng người thưa nhưng lại là một địa phương rất phức tạp về sắc tộc và tín ngưỡng. Người Kinh tuy chiếm đa số nhưng phần lớn sinh sống tại thị xã Phan Thiết và các quận phía Nam. Tại bốn quận miền bắc gồm Hòa Đa, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong..gần như là giang sơn của người Tàu-Nùng và người Chàm. Trong tỉnh, ngoài Phật và Thiên Chúa Giáo là hai tôn giáo chính, còn có các tín ngưỡng dân gian như Thờ Cúng Nam Hải Đại Tướng Quân của ngư dân, Thờ Cúng Thầy Chúa trên Đảo Phú Quý, Hồi giáo và Bà La Môn của người Chàm cũng như các tôn giáo Tin Lành, Bà Hai, Cao Đài..Nói chung, trong thời gian làm tỉnh trưởng, Đại Tá Nghĩa dùng quân sự để chống Việt Cộng, Việt Gian và sử dụng tình cảm, ngoại giao, để thu phục lòng người. Nhỡ vậy mà suốt thời gian còn lại của Bình Thuận, coi như không có biểu tình, xuống đường và cảnh đâm sau lưng chiến sĩ như các thời tỉnh trưởng khác, nhất là mấy năm Trung Tá Điệp Viên Bắc Việt Đinh Văn Đệ (1965- 1967).
Trong những việc làm đầy ý nghĩa nhất của Chính quyền VNCH lưu lại sau ngày 30-4-1975, ngoài phố xá đẹp đẻ, dân trí được giáo dục mở mang và ngôi trường Trung Học công lập Phan Bội Châu uy nghi nề nếp, còn có hai công trình văn hóa do Đại Tá Nghĩa thực hiện, đó là Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đứng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh, kế dòng sông Cà Ty. Tượng đài đêm ngày nhắc nhớ dân chúng cũng như quân nhân các cấp, phải trung thành với dân nước, hy sinh cho chính nghĩa quốc gia dân tộc, để không bị cười chê là hạng tiểu nhân, phản bội, thấy lợi đã chạy theo Việt Cộng, hại nước, phản dân, ngàn năm mang tiếng là Việt Gian hèn hạ. Ngôi tượng thứ hai là Tượng Phật Bà Quan Âm, ngự trên đỉnh cao nhất của đồi Bà Nài, kế lầu ông Hoàng, nơi xảy ra mối tình diễm tuyệt của Hàn mạc Tử và Mộng Cầm, một thời hoa mộng. Tượng Phật Bà đứng quay mặt hường về Biển Đông trùng hằng sóng vổ, với đôi mắt nhân từ và bàn tay mở rộng, như hằng sẵn sàng cứu trợ nhân sinh, trong những phút phong ba bảo táp.
Tất cả mọi sự chẳng qua cũng chỉ làm để thu phục nhân tâm, trong một tỉnh mà cộng chung Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian như Đạo thờ Cúng Ong Bà, Thờ Cúng Nam Hải Đại tướng Quân, Thầy Chúa, Lão Giáo, Bà Hai, Cao Đài với số tín đồ chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, thì cái sự mà Tỉnh trưởng mời phe đối lập như Vũ văn Mẫu, Hồng Sơn Đông, Phật giáo Ấn Quang..tới cắt băng khánh thành hai pho tượng để đời trên, xét cho cùng, là một thái độ khôn ngoan của người chỉ huy toàn tỉnh.
Thế nhưng cũng từ đó, Đại Tá Nghĩa đã bị báo cáo tới Tổng thống Nguyễn văn Thiệu là thiên vị, ngả theo phe Dương văn Minh. Cũng may trong cuộc bầu cử 1971, Tổng thống Thiệu tái đắc cử, tại Phan Thiết, Trương Gia Kỳ Sanh lọt sổ, nhường ghế cho Nguyễn Quốc Biền (công giáo) và Đinh Xuân Dũng (Phật Giáo).nên Đại Tá Nghĩa mới được để yên, và cũng nhờ vậy mà Bình Thuận-Phan Thiết, tiếp tục chiến đấu cùng giặc Cộng, cho tới giờ phút cuối cùng vào ngày 19-4-1975.
Con người trên cõi đời này, có ai dám vỗ ngực nói ta là tốt hay đúng hoàn toàn. Suốt thời gian làm tỉnh trưởng Bình Thuận, Đại tá Nghĩa cũng đâu có ngoại lệ, nên chắc chắn là cũng có lúc sai lầm . Những lời đồn đãi về việc không phát lương cho lính trong tháng 3-1975 hay lớn hơn là chuyện khai quang ủi đất ở Lương Sơn..Nhưng tuyệt đối nói Đại Tá Nghĩa tham nhũng, nuôi lính ma lính kiểng, bán chức quận hay các đơn vị trưởng tiểu đoàn, đại đội..là chuyện khôi hài, kể cả con nít cũng không tin. Vì thời gian 1969-1975, Bình Thuận chống tham nhũng dử tợn. Những Nguyễn Quang Chùy (Trưởng Ty Xã Hội), Thiếu tá Nguyễn Thanh Xuân (Quận trưởng Tuy Phong), Trung Uý Hàng Cà (sĩ quan Ban 4/Chi khu Tuy Phong.) và hằng trăm hằng ngàn những sâu bọ khác bị bứng ghế, vào tù ..đủ nói lên sự cương quyết làm sạch xã hội và guồng máy chánh quyền Bình Thuận. Một cấp chỉ huy bê bối mà dám hành động tày trời như thế, thử hỏi làm sao sống yên với Trúc Viên, Lê văn Tho, Nguyễn Ngọc Hương (Sóng Thần), Phú Ngữ (Điện Tín), Đinh Xuân Dũng (Dân Biểu Đối Lập)..
Theo Đại Tá Nghĩa, thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bắt đầu nghi kỵ Ông từ sau cuộc bầu cử 1971. Chắc là tình hình chính trị càng lúc càng rối ren, nên Tổng Thống phải để yên. Sau này ở Mỹ, khi còn sinh tiền, có lần Tổng Thống Thiệu tới thăm Đại tá Lưu Yểm, tỉnh trưởng Biên Hòa, ở Baloxi-Mississipi, đã tránh né không muốn tiếp Đại Tá Nghĩa. Tóm lại con người có cái nhầm lẩn lớn, là lúc nào cũng tưởng mình hiểu rõ lịch sử, trong khi lịch sử thì ngược lại chỉ là những mơ hồ và huyễn hoặc. Nói đúng hơn, như Alexis Tocqueville nói :’ lịch sử đâu có khác chi một cuộc triển lãm, tranh vẽ thì ít , trái lại bản sao và phóng tác thì nhiều. Đó là nơi bất tường của quá khứ. Người ta hay mượn những con số, ngày tháng chính xác, để trộn vào đó những tưởng tượng, rồi kết luận là lịch sử ‘. Nói cách khác, ngay cả những người có vai trò lớn trong lịch sử, phần lớn ,cũng đều không nói sự thật.. Điển hình là Hồ Chí Minh, Nixon, Kissinger, Bill Clinton..Đọc sử là đọc những sự kiện có rồi, được chép lại, sau khi bị lọc lựa qua lăng kính của thời họ sống. Cho nên khi nói tới một giai đoạn lịch sử, có liên quan tới nhân vật còn sống, rất khó giữ bình tỉnh, để mà nhận định trong lúc bên tai rạt rào những bia miệng bia đời.
Dù gì chăng nửa, trong một xã hội đầy nhiễu nhương loạn lạc. Đội trên, đạp dưới, trí thức mượn đầu heo nấu cháo để vinh thân phì gia. Những cấp chỉ huy củ tại Bình Thuận như Lưu Bá Châm, Đàm văn Quý, Nguyễn Khắc Tuân , Phạm Ngọc Cửu..và nhất là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, xét cho cùng khi xếp hạng, cũng vẫn tốt hơn hằng trăm ngàn lần, những sâu bọ khác đội lớp người, làm quan, làm tướng, chính khứa, khoa bảng, sư-cha..mà chỉ hại dân, hại nước, khiến cho VN ngày nay, vào thế kỷ 21, mà vẫn còn ngoi ngóp trong vũng bùn ô uế, dưới gót sắt tù gông nô lệ của rợ Hồ.
CUỘC DI TẢN CỦA TIỂU KHU BÌNH THUẬN, VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 4-1975
Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang vỡ, trước sự tấn công biển người của mấy sư đoàn và tăng pháo Bắc Việt. Các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn Thu Lương..cũng như hầu hết các sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy/Tiền Phương của QD3, đều sa vào tay giặc tại chiến trường, ngoại trừ Tư Lệnh SD2BB là tướng Trần văn Nhựt, phóng lên máy bay, vù ra tàu HQ đậu ngoài Vịnh Ninh Chữ, nên thoát nạn. Cũng trong ngày, quân Bắc Việt ào ạt theo quốc lộ 1, qua Cà Ná, tiến vào lãnh thổ Bình Thuận. Giờ thứ 25 đã tới, một số quân cán chính Tuy Phong được tàu HQ vớt tại Cà Na. Nói chung, toàn thể quân cán chính bốn quận miền Bắc như Tuy Phong, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Hòa Đa, kể cả Tiểu Đoàn 274/DPQ của Thiếu Tá Xuân, làm Tiểu Đoàn trưởng, đóng tại Cầu Đá Chẹt, cũng rút theo các Bộ Chỉ Huy Chi Khu, tại Phan Rí Cửa. Như vậy từ đó, ranh giới của VNCH và Bắc Việt là Núi Tà Dôn, trên Quốc lộ 1, chạy ra tới quận Hải Long, trên bờ biển Đông. Cũng trong ngày 16-4-1975, chi khu Thiện Giáo do TD230/DPQ của Đại Uý Mai Vi Thành và TD /DPQ của Thiếu tá Tư, cũng được lệnh, rút về gần Phan Thiết. Như vậy Bình Thuận đã bỏ ngỏ 5 chi khu, chỉ còn lại các chi khu Hải Long của Thiếu Tá Hàng Phong Cao, chi khu Hàm Thuận của Thiếu tá Dụng Văn Đối, Xã Phan Thiết của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Hải nhưng quân số vẫn còn nguyên vẹn. Hai BCH/TK, một của Đại Tá Nghĩa, đóng tại Lầu Ông Hoàng, một của Trúng Tá Trí, TKP kiêm Tham Mưu trưởng, đóng tại Duyên Đoàn 28 Phan Thiết. Tại Hàm Thuận, tình hình an ninh khả quan vì Quận Đối đã tổ chức lại các đơn vị DPQ thành Liên Đoàn DPQ.Hàm Thuận, gồm có TD275/DPQ của Thiếu Tá Bình, TD229/DPQ của Thiếu Tá Tiến , các Đại Đội biệt lập và các Liên Đội Nghĩa Quan, các toán Xây Dựng Nông Thôn..đóng rải rác khắp xã ấp, từ Mường Mán về tới chi khu.
Tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, nằm trên ngọn đồi sát biển, thuộc ấp Kim Hải, xã Kim Bình, kế phi trường và hải cảng, cũng được các Đơn Vị DPQ. Hàm Thuận và nhất là sự hiện diện của 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân, thuộc Liên Đoàn 24 BDQ, rút về từ Tiểu Khu Quảng Đức, nằm tại Phi trường Phan Thiết, chờ phương tiện di chuyển về Nam, bảo vệ. Tóm lại, từ đầu tháng 4-1974, Chỉ Huy trưởng QYV/DMH là Thiếu tá Đạm, cùng lúc với Quận trưởng Thiện Giáo là Thiếu tá Lê Văn Thông, bỏ đơn vị , trốn về Sài Gòn, sau đó cả hai, cõng vợ con vàng bạc , đeo máy bay Mỹ di tản sang Hoa Kỳ vào ngày 30-4-1975. Nhưng tình hình Quân Y Viện vẫn không thay đổi, một mặt tiếp tục bổn phận nghề nghiệp, cứu chữa cho các thương bệnh binh, mặt khác tổ chức phòng thủ doanh traị . Đây là truyền thống đã có từ thời Thiếu Tá Lãng, làm CHT , nên trong Tết Mậu Thân 1968, QYV đã chống lại sự tấn công của VC rất hữu hiệu. Từ đầu tháng 4-1975 cho tới khi được lệnh di tản vào sáng ngày 19-4-1975, cơ cấu chỉ tại QYV gồm có : -Đại Uý Y Sĩ Lê Bá Dũng (con của Thầy Lê Bảo, Hiệu trưởng trung học tư thục Bạch Vân), Chỉ Huy Phó/QYV-XLTV Chỉ Huy trưởng. – Đại Uý Y Sĩ Nguyễn Văn Lâm, trưởng Khối Giải Phẫu-XLTV/Chỉ Huy Phó. – Đại Uý Hành Chánh Nguyễn Văn Tư, Trưởng ban tài chánh, kiêm Phát Ngân viên. – Trung Uý Trợ y Tôn Thất Phùng ( PBC 57-64, con Phó TT/BT Tôn Thất Tương). – Trung Uý Phạm Văn Công, sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị..
Bắt đầu ngày 18-4-1975, tình hình Phan Thiết đã hỗn loạn. Quân Bắc Việt từ các hướng, tấn công các Đơn Vị DPQ tại các phòng tuyến trên Liên tỉnh lộ 8, Phú Long..bằng biển người và tăng pháo hiện đại của Nga-Tàu và khối cọng sản Đông Âu. Trong lúc đó Bình Thuận chỉ có các Đơn Vị Địa Phương Quân-Nghĩa Quân-Cảnh sát Dã Chiến và Xây Dựng Nông Thôn, không có pháo binh, không yểm. Tàu Hải Quân của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải , do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm tư lệnh, chạy đầy ngoài biển nhưng cũng không thể nào yểm trợ hải pháo cho quân bộ bên trong, vì nước cạn và tàu thì không dám cặp sát bờ, sợ bị bắn trúng như tại Biển Cà Ná ngày 16-4-1975.
Do tình hình trên, lần lược các phòng tuyến đều vở, BCH/TK của Đại tá Nghĩa phải bỏ Lầu Ông Hoàng, rút theo bờ biển từ Phú Hài về Thương Chánh và được một ghe đánh cá chở ra chiến hạm. Trung Tá Trí thì rút theo Duyên Đoàn 28, còn Phó Cửu, Trung Tá Mai Lang Luông và các viên chức hành chánh, cũng được một tàu đánh cá dân sự, chở thẳng tới Vũng Tàu. Riêng chiếc trực thăng của Đại Tá Nghĩa, đã được viên phi công lái giùm về Sài Gòn, vào ngày 17-4-1975, để kịp thời gian di tản ra hạm đội Hoa Kỳ. Còn Chi Khu Hải Long của Thiếu Tá Cao cũng rút bằng tàu. Các Đơn vị DPQ phòng thủ trong thị xã như DD206 Thám Sát Tỉnh Của Đại Uý Lê Văn Trò, DĐ948 của Đại Uý Mai Xuân Cúc, khi VC tràn ngập Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Bình Thuận, đã được Thiếu Tá Cư, Yếu Khu trưởng yếu Khu Phan Thiết, cho lệnh lội băng sông Cà Ty, tìm cách tập trung tại Bến Tàu Kim Hải, để các chiến hạm Hải Quân , chở về Nam.
Tóm lại dù quân Bắc Việt, đã làm chủ Thi Xả Phan Thiết, đêm 18-4-1975 nhưng giặc vẫn không dám tấn công lên Phi trường, Bến Tàu và QYV, vì tại khu vực này, có rất đông các Đơn vị DPQ và 2 Tiểu Đoàn BDQ, cũng như hằng chục chiến hạm xuôi ngược ngaòi khơi. Lúc 8 giờ sáng ngày 19-4-1975, một phản lực cơ A 37, từ Biên Hòa ra bỏ bom đánh sập các cây cầu trên sông Mường Mán . Nhưng phi cơ đã lạc mục tiêu, bom bỏ nhằm khu vực dân cư tại Phố Gia Long-Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Tri Phương, làm hư hại nhiều nhà của dân chúng. Ngày 19-4-1975, lúc 8 giờ sáng, Đại Uý Lê Bá Dũng nhận được lệnh di tản, nên cho phép các quân nhân dưới quyền được tuỷ tiện. Riêng toàn bộ Chỉ Huy/QYV đều xuống tàu, di tản vào Nam. Buối sáng nước thủy triều xuống, nên các Chiến hạm HQ phải đậu ngoài xa nhưng đã thả rất nhiều Tàu Há Mồm LCM vào bờ chở các Đơn Vị. Loại LCM này có thể chở tới hai Thiết vận xa M113, nên công tác chuyển quân hoàn tất lúc 11 giờ sáng cùng ngày. Sau đó, tất cả LCM và Chiến hạm HQ rút ra khơi để đợi lệnh, tới 2 giờ trưa ngày 19-4-1975, thì khởi hành về Vũng Tàu. Như vậy, tại Bình Thuận, cuộc di tản, dù trong giờ thứ 25 nhưng nhờ có tổ chức và trật tự, nên đã thành công tốt đẹp. Các Đơn vị DPQ/Bình Thuận, ngoài Liên Đoàn Hàm Thuận của Quận Đối, di tản đường bộ tới Bình Tuy, hầu hết đã tập trung và được Hải Quân Vùng 2 Duyên Hải, chở tới Vũng Tàu vào lúc 2 giờ khuya, ngày 20-4-1975. Tại Bến Đính, Đại Tá Thị trưởng Vũng Tàu là Vũ Duy Tạo ra đón và ngay trong đêm, quân xa đã dưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, để bổ sung và tái trang bị, tiếp tục chiến đấu khắp các mặt trận tại tỉnh Phước Tuy, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi Dương Văn Minh, dùng quyền Tổng thống và Tổng Tư lệnh Quân đội VNCH, bắt buộc mọi cấp đầu hàng giặc. Từ đó QLVNCH nói chung và người lính DPQ/Bình Thuận mới rã ngủ.
Trong cuộc di tản tháng 4-1975 tại Bình Thuận, làm sao mà quên được một trái tim vĩ đại, đó là Linh Mục Joe Delvelin, người đã dẫn dắt Đoàn con chiên Việt Kiều, từ đất Chùa Tháp về Bình Thuận, vào năm 1970, khi bị dân Kampuchia cáp duồn tận tuyệt.. Từ đó, đồng bào được định cư tại Ấp Bình Tú, kế phi trường Phan Thiết. Riêng Linh Mục Joe, sống thanh bạch với con chiên, trong một căn nhà gỗ tiền chế, thanh bạch. Và dù có một Trung Đội Nghĩa Quân bảo vệ Ấp nhưng suốt thời gian bao năm, VC vẫn không tha kẻ tu hành, bởi vì ông là người Mỹ, nếu bắt được, thì tha hồ mà đánh đối với chính phủ Hoa Kỳ. Vào những ngày cuối cùng, Linh Mục Delvelin, đề nghị với Đại tá Nghĩa, di tản bằng đường bộ, từ Phan Thiết về Sài Gón nhưng bị từ chối vì không thể nào thực hiện được, khi VC đã bít rừng lá, còn Xuân Lộc thì đang đại chiến long trời lõ đát , từ ngày 8-4-1975. Những ngày chót, Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh cho cố vấn Mỹ ở Phan Thiết là Phillip Cook, phải đem cha rời khỏi chiến trường , cùng lược với các cố vấn của Tiểu Khu. Nhưng vị Linh mục này nhất định không chịu bỏ đám con chiên khốn khổ của mình lại Bình Tú, cuối cùng Người Mỹ phải dùng bạo lực mới đem được cha lên máy bay. Tại Sài Gòn, cha bỏ trốn khỏi Tòa Đại Sứ, đi kiếm các lực lượng của Tiểu Khu Bình Thuận, nhờ guíp các con chiên của mình còn bị kẹt trong vùng giặc chiếm. Ngày 30-4-1975, Toà Đại Sứ phải tìm kiếm khắp nơi, mới chở Cha về Mỹ. Nhưng rồi Ông lại xin Chính Phủ, cho trở qua Thái Lan, phục vụ Trong Trại Tị Nạn Cọng Sản của Người Việt tại Sông Khai. Tại đây, Cha đã hết lòng bênh vực Người Việt tị nạn, chống lại sự đàn áp của bọn Thái Lan. Đến khi sức khỏe quá suy yếu, cha mới chịu về lại Hoa kỳ và qua đời tại quê hương là Tiểu bang Utah.
BÌNH THUẬN, TIỀN RỪNG-BẠC BIỂN :
Xưa nay, khi nhắc tới tỉnh Bình Thuận, mọi người hay dùng cụm từ ngữ ‘ Tiền Rừng-Bạc Biển ‘, ngụ ý nói về một vùng đất giàu có về tiềm năng ngư nghiệp, hải sản và nghề làm nước mắm cá biển, nổi tiếng ngay từ hồi Pháp thuộc.
Theo lời Đại tá Ngô Tấn Nghĩa cho biết, Bình Thuận ngoài tiềm năng ngư nghiệp trên, còn làvùng đất có hai tài nguyên quý hiếm, đó là Vàng Chìm trong Biển và Dầu Hoả ở gần thềm lục địa Phan Thiết. Giữa năm 1974, có hai người tên là Charles Bauduoin (hay Charles Đức, một Pháp kiều gốc Việt) và người khác tên Allan Pang (Một Sĩ quan Nhật, gốc Đại Hàn).
Theo Pang, trong Đại chiến thứ 2, Nhật đã vơ vét vàng bạc của các nước Á Châu, trong đó có Đông dương thuộc Pháp. Tất cả của cải cướp đoạt này, Nhật đem nấu và nguỵ trang thành những sợi lòi tói, sơn màu hắc in, để trên tàu và chở về Nhật Bổn. Đoàn tàu gồm 18 chiếc ra khơi, nhưng bị gián điệp Đồng Minh phát hiện, gọi phi cơ Mỹ tới đánh bom, chìm tất cả từ biển Bình Tuy ra tới Nha Trang. Cũng theo Pang, thì trong khu vực tỉnh Bình Thuận, có ít nhất 8 chiếc tàu chở vàng bị chìm. Vì không dám cho Hải Quân biết, nên những người đi mò vàng chỉ mướn các thợ lặn, nên đầu năm 1975 chỉ mới tìm được xác một con tàu nhưng không có vàg mà chỉ thấy những thùng chưa chất hàn Antimoine. Điều này cho thấy những lời đồn đại , có thể là thật nhưng vàng thì biết đâu mà mò. Có điều sau ngày 30-4-1975, Bắc Việt hoàn toàn làm trùm cả nước, thì Charles Đức vẫn ở lại và hợp tác với giặc, nên được Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ, lúc đó là trùm Công An, nên ban phát cho Charles Đức rất nhiều quyền hành, kể cả việc đưa nhà hàng nổi Mỹ Cảnh về làm ăn tại bến Sài Gòn. Sauk hi Mai Chí Thọ bị hạ bệ, Đức cũng theo chủ chìm xuồng. Nhưng việc tìm vàng dưới biển, không biết đã tới đâu vì hoàn toàn bí mật. Có điều bao năm qua, trên biển Đông, nhất là ngoài hải phận từ Nha Trang về Bình Tuy, không lúc nào vắng bóng những con tàu của người Nhật và nhiều nước khác, mượn cớ khảo cứu đáy đại dương nhưng thực chất, ai biết được chúng làm gì. Mới đây, ngư dân Tuy Phong đã phát hiện được một chiếc tàu chìm ngoải khơi , gần Phú Quý, đã trục vớt, tìm thấy nhiều cổ vật giá trị của Trung Hoa, từ thòi nhà Minh..Cổ vật được Việt Cộng Bình Thuận, cũng như Trung Ương , chia chác đem bán cho ngoại quốc, trong đó có Anh, Úc và Hồng Kông. .mà báo chí khắp nơi đều nhắc tới.
Đầu năm 1973, khi hiệp định Ba Lê sắp ký kết, thì Paul Van, Cố vấn trưởng của Mỹ tại QD2, có gởi tới Bình Thuận một đoàn chuyên gia khai thác dầu hoả, từ Mỹ tới Bình Thuận, để lập kế hoạch tìm dầu cũng như thiết lập một xưởng lọc dầu ngay tại Phan Thiết. Sau đó, các huyên gia cho biết . biển Phan Thiết có mỏ dầu nhưng số lượng dự trữ quá ít, không có đủ tiềm năng để tục hiện thị trường kinh tế. Rồi thì Paul Van tử nạn máy bay, Nixon từ chức Tổng thống Mỹ vì bị tố cáo nghe lén điện thoại của đảng dân chủ..khiến cho kế hoạch bị chìm xuồng, theo với sự sụp đổ của VNCH ngày 30-4-1975.
Năm ngoái, VC tuyên bố đả tìm thấy gần bờ Phan Thiết bốn mỏ dầu lớn, trong đó hai mõ đã bán cho công ty dầu Chevron của Mỹ khai thác. Mới đây lại nghe tin, VC sắp bán đứt đảo Phú Quý, cho các đại công ty da trắng, để biến nơi này thành một hải cảng quốc tế. Tin này rất phù hợp với nguồn tin của VC sắp lập một thành phố trên biển. Dù gì chăng nửa, thì Đảo Trường Sa hiện nay thuộc Huyện Phú Quý của Tỉnh Bình Thuận . Do trên VC hiện di chuyển rất nhiều súng đạn ra hải đảo, coi như một hậu phương yểm trợ trực tiếp cho Trường Sa. Nên nguồn tin sẻ đuổi hết dân chúng về đất liền, có thể là thật, vì VC chuyện gì cũng dám làm.
Bình Thuận tiền rừng, bạc biển, dù có là chuyện thật, thì ba trăm năm qua, người dân nghèo cũng đâu có hưởng được chút gì, ngoài nhục, hận và máu lệ.
Sau ngày 30-4-1975, hầu hết quân công cán cảnh mọi cấp dều vào tù. Riêng những sĩ quan trong BCH tại QYV cũng không ngoại lệ. Các Đại Uý Lê Bá Dũng, Trung Úy Công học trên 5 năm , nên sau đó được sang Mỹ bằng HO. Đại uý Nguyễn văn Tư chết trong trại Kà Tót, chung với Trung Uý CTCT.Tôn Thất Ái, là anh ruột của Trung Úy Trợ y Tôn Thất Phùng.
Phùng học hai năm, trở về Phan Thiết thì nhà tan cửa nát, anh em cha mẹ cũng không còn. Chán đời nên Tôn Thất Phùng, cạo đầu vào tu tại Chùa Vạn Thiện từ đó tới nay. Bạn bè bên Mỹ duy nhất, chỉ còn Phạm văn Công, lâu lâu gửi về chút tiền còm, đủ mua vải và kim chỉ may áo cà sa . Đời lính là vậy đó, nên kể làm sao cho hết nổi đoạn trường ?
Mường Giang
Những trận chiến cuối cùng 30/4/1975 (3/3)
12.4.1975: Kịch Chiến Ở Xuân Lộc
CQ tung 4 sư đoàn vào mặt trận Long Khánh
-Trong ngày 12/4/1975, trận chiến tại Long Khanh đã trở nên quyết liệt khi Cộng quân tung thêm 1 sư đoàn có bí số CT 7 (công trường 7) vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, 1 trung đoàn biệt lập và 1 trung đoàn thiết giáp thuộc khu miền Đông tấn công vào trung tâm thị xã.Kịch chiến đã diễn ra tại nhiều phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ Xuân Lộc của tỉnh Long Khánh.
-Tính đến ngày 12/4/ 1975, lực lượng Cộng quân tại mặt trận Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh) và khu vực phụ cận có 4 sư đoàn chính quy: 431, CT 6 và CT 7, thuộc Quân đoàn 4, F3 tân lập (trong số các sư đoàn chính quy của Cộng quân, có 1 sư đoàn mang tên là CT3-Sao Vàng) ; lực lượng yểm trợ có 1 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp và khoảng 3 tiểu đoàn đặc công.
Lữ đoàn 1 Dù nhảy vào mặt trận Xuân Lộc
Trước áp lực nặng của CQ, để đối đầu với 3 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo, 2 trung đoàn thiết giáp của CSBV, ngày 12 tháng 4/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là Lữ đoàn 1 Dù với 4 tiểu đoàn và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.
13.4.1975: Trận Chiến Bảo Định
*Cộng quân áp lực phòng tuyến Dầu Giây
-Trong ngày 13/4/1975, tại tỉnh Long Khánh, trận chiến đã diễn ra quyết liệt khi Cộng quân tung thêm 1 sư đoàn có bí số CT 7 (công trường7) vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, 1 trung đoàn biệt lập và 1 trung đoàn thiết giáp thuộc khu miền Đông tấn công vào trung tâm thị xã.
Lữ đoàn 1 Dù tái chiếm Bảo Định, tỉnh Long Khánh
-Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom, lực lượng Lữ đoàn 1Nhảy Dù được phối trí như sau: hai tiểu đoàn Dù đầu tiên hành quân trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình, cách tỉnh lỵ Long Khánh 5km về hướng Nam, và cách Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18BB ba cây số về hướng Đông.
-Theo phân nhiệm của Bộ Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù được lệnh tái chiếm xã Bảo Định, cách ấp Bảo Bình 2 km vềhướng Bắc. Xã này đã bị Cộng quân chiếm giữ từ ngày 10 tháng4/1975 khi trận chiến Xuân Lộc mới bước vào ngày thứ hai.
-Một tiểu đoàn Nhảy Dù thứ ba được đổ xuống một khu vườn cao su, bênsuối Gia Cốp, cách xã Bảo Định 1 km về phía Bắc để đánh đuổi mộttiểu đoàn đặc công của Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, cựu Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH từ 1955 đến tháng 8/1963. Tiểu đoàn thứ 4 được đổ xuống ngay Xuân Lộc để giải tỏa áp lực Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu và phòng tuyến của 1 tiểu đoàn Địa phương quân.
14.4.1975: Nội Các Mới Trình Diện
*Tân thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện thành phần nội các
Sau 9 ngày tiến hành tuyển chọn nhân sự để thành lập chính phủ, vào ngày 14/4/1975, tân thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện thành phần nội các lên Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Tân chính phủ có 3 phó thủ tướng, 4 quốc vụ khanh, 15 tổng trưởng, 1 bộ trưởng (Phủ Thủ tướng), 6 thứ trưởng. Trong chính phủ mới, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, nguyên Phó thủ tướng của nội các Trần Thiện Khiêm, giữ chức vụ phó thủ tướng đặc trách Tổng thanh tra kiêm Tổng trưởng Quốc phòng; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm Tổng trưởng Canh Nông và Kỹ Nghệ; Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, phó thủ tướng đặc trách Chương trình cứu trợ và định cư; Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp giữ chức Tổng trưởng Thông tin-Chiêu Hồi; Luật sư Vương Văn Bắc giữ chức Tổng trưởng Ngoại giao.
Trận chiến khốc liệt tại ngã ba Dầu Giây
Ngày 14/41975, tại ngã ba Dầu Giây, Cộng quân đồng loạt tấn công vào vị trí phòng thủ của Trung đoàn 52 Bộ binh từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu trên Quốc lộ 20. Trước tình hình mới, Bộ Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc đã điềuđộng lực lượng tăng viện lên mặt trận ngã ba Dầu Giây để cùng với Trung đoàn 52 BB giữ phòng tuyến tại ngay ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20.
15.4.1975: Mặt Trận Long Khánh
Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Long Khánh
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào ngày thứ 7.
Lực lượng bảo vệ phòng tuyến này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của Cộng quân.
Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực lượng trú phòng còn khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Long Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh), trong khi đó lực lượng củaCộng quân đông gấp 10 lần. Những người lính VNCH tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây đã phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10. Trận chiến đã diễn khốc liệt ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị trí công sự của quân trú phòng, sau đó là đợt tấn công biển người.
Sau 3 giờ kịch chiến, Cộng quân đã tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân lực VNCH án ngữ trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa M-48 của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ bị trúng đạn Pháo của Cộng quân ngay từ đầu nên việc yểm trợ của Thiết giáp đã không thực hiện được.
Khoảng 8 giờ tối ngày 15/4/1975 thì toàn phòng tuyến ngã ba Dầu Giây vị vỡ. Tất cả chiến xa và đại bác của quân trú phòng VNCH bị hủy diệt. Về lực lượng Bộ binh và Địa phương quân, chỉ còn khoảng 200 người rút về tuyến sau.
Chiếm được ngã ba Dầu Giây, 2 sư đoàn Cộng quân tiến về Xuân Lộc. Tuy nhiên đại quân của Cộng sản Bắc Việt đã không thể tiến ngay như Văn Tiến Dũng mong muốn, vì rằng ngay sau khi phòng tuyến Dầu Giây thất thủ, hai quả bom khổng lồ “Daisy Cutter” (do Mỹ cung cấp vào trung tuần tháng 4/1975) đã được Không quânVNCH thả xuống khu vực tập trung quân của Cộng quân, và một đoàn xe dài chở quân lính và đại bác Cộng quân trên quốc lộ 20. Theo các tài liệu tình báo, hơn 7 ngàn Cộng quân và hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand. Vào giữa tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó ba trái nữa chuyển đến chỉ hai ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi theo chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ngòi nổ và cách gắn bom lên phi cơ. Thế nhưng chuyên viên Mỹ này không đến kịp. Trước tình hình khẩn cấp và vì mức độ nguy hiểm nếu tồn trữ thứ bom này tại Tân Sơn Nhất hay tại Long Bình nên Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Không quân VNCH phải chọn một phi công VNCH kinh nghiệm để bay thả thử trái đầu tiên.
*Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận Long Khánh
Như đã trình bày trong phần trước, để tăng viện cho lực lượng phòng thủ tại mặt trận Long Khánh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, lực lượng trừ bị cuối cùng, nhảy vào mặt trận Xuân Lộc.
Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn Nhảy Dù được trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình, cách Xuân Lộc 5 km về hướng Nam. Theo lệnh hành quân của Bộ Tư lệnh Chiến trường Long Khánh, sau khi nhảy xuống ấp Bảo Bình, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù mở cuộc tấn công tái chiếm xã Bảo Định, một xã nhỏ bé giữa rừng cao su, cách ấp này 2 km về hướng Bắc. Tin từ Trung tâm hành quân của bộ Tư lệnh chiến trường Long Khánh cho biết xã này đã bị một tiểu đoàn Cộng quân chiếm giữ từ ngày 10 tháng 4/1975 khi địch tung đợt tấn công thứ hai vào khu vực quanh tỉnh lỵ Long Khánh.
Tiểu đoàn Nhảy Dù thứ ba được trực thăng vận xuống khu vườn cao su, cách xã Bảo Định 1 km về phía Bắc. Từ vị trí này tiểu đoàn được lệnh tiến đánh một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ. Theo sự phối nhiệm tác chiến, tiểu đoàn phải thanh toán thật nhanh mục tiêu nói trên để giải tỏa áp lực cho 1 tiểu đoàn Địa phương quân đang bị Cộng quân bao vây. Cùng thời gian này, tiểu đoàn thứ 4 được trực thăng vận xuống ngay trung tâm thị xã Xuân Lộc để đánh bật các đơn vị Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu, để bộ chỉ huy này có thể rút về phía sau, hoạt động chung với bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh. Cuộc tiến quân tái chiếm xã Bảo Định đã có những sự kiện bất ngờ, lạ lùng. Khi 2 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 Dù tiến đến gần trụ sở xã Bảo Định thì trời đã về chiều.
Điều làm cho các đại đội trưởng ngạc nhiên là tại phòng Thông tin xã, giáo đường Bảo Định, cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bay phất phới, trong khi cả xã im vắng, không một bóng người, một sinh vật nào ở ngoài đường.
Trung đội đi đầu của đại đội 2 được lệnh khai hỏa. Ngay khi đó, các loạt đạn từ bên trong bắn ra. Lại một bất ngờ nữa là tiếng súng từ trong xã bắn ra không phải là từ loại súng AK 47 của Cộng quân mà lại là tiếng súng M 16 và đại liên 30 của Quân lực VNCH. Vị tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Dù cho lệnh các đại đội ngưng tấn công và bố trí chờ đợi. Vị tiểu đoàn trưởng gọi về Trung tâm Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh xin xác nhận lần chót về tình hình trước khi tiểu đoàn 9 Dù tấn công. Một sĩ quan có thẩm quyền của trung tâm hành quân quả quyết là xã Bảo Định đã bị Cộng quân chiếm trước đó vài ngày và yêu cầu tiểu đoàn 9 Dù thanh toán mục tiêu thật nhanh.
Khi tiểu đoàn Dù sắp tấn công thì chuông nhà thờ Bảo Định kéo lên, một sĩ quan Địa phương quân chạy ra hô lớn là lực lượng trong xã không phải là Việt Cộng. Thế là lệnh tấn công được hủy bỏ, các đại đội Dù tiến hành cuộc lục soát quanh khu vực đề phòng Cộng quân ẩn núp.
Sau khi kiểm soát xã Bảo Định, các đơn vị Dù tiến nhanh về phía suối Gia Cốp, cũng nằm trong rừng cao su, gần vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ.
Lại thêm một bất ngờ là khi lực lượng Dù vừa rời khỏi xã Bảo Định khoảng 200 mét, khi đó trời đã tối, thì “đụng đầu” một tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân. Trận tao ngộ chiến diễn ra hơn một giờ trong rừng cao su, những người lính Nhảy Dù với kinh nghiệm đánh đêm và cận chiến đã tiêu diệt gần trọn cả tiểu đoàn này. Theo tài liệu tình báo, tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân từ Định Quán được lệnh băng rừng di chuyển theo tỉnh lộ 332, bọc xuống phía nam Xuân Lộc để chiếm đóng xã Bảo Định, sau đó sẽ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị của sư đoàn có bí số CT6 đang tập trung tại đồn điền Xuân Lộc. Tuy nhiên vừa đến gần xã Bảo Định thì tiểu đoàn
Cộng quân đã bị Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tiêu diệt.
15.4.1975: Dầu Giây Thất Thủ
*Phòng tuyến Dầy Giây của Trung đoàn 52 Bộ binh bị tràn ngập
-Từ chiều 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, Cộng quân đã mở các trận tấn cường tập vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 52 Bộ binh từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu.
-Chiều ngày 15/4/1975, kịch chiến đã ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng của lực lượng trú phòng VNCH Bộ binh và 2 sư đoàn Cộng quân. Lực lượng Pháo binh và Chiến xa yểm trợ cho Trung đoàn 52 Bộ binh và các đơn vị của trung đoàn này đã bị thiệt hại nặng.
-Trận chiến tại Dầu Giây đã diễn ra vô cùng khốc liệt khi Cộng quân mở các đợt pháo kích dồn dập vào công sự của lực lượng trú phòng, tiếp đó là đợt tấn công cường tập. Đến tối, hầm chỉ huy của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 Bộ binh bị bắn sập. Vị Trung đoàn trưởng cho lệnh rút quân.
-Tối ngày 15/4/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh nhận được báo cáo tuyến phòng tuyến ngã ba Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh bị tràn ngập.
16.4.1975 Tại Phòng Tuyến Phan Rang
Lược ghi tình hình chiến sự tại phòng tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, phòng tuyến Phan Rang được tăng cường lực lượng với nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Trước đó, vào ngày 4/4/1975, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại căn cứ Không quân Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, giữ chức Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3. Với hệ thống chỉ huy mới, lực lượng mới đến tăng cường, được sự yểm trợ hữu hiệu của Không quân, tình hình an ninh, trật tự tại Ninh Thuận-Bình Thuận được vãn hồi nhanh chóng.
Trong tuần lễ đầu, chỉ có vài trận đụng độ nhỏ không đáng kể, chỉ có áp lực của sư đoàn 7 CSBV ở cạnh sườn Phan Thiết. Trong khi đó, tại Quân khu 3, áp lực của CQ đã gia tăng tại mặt trận Biên Hòa-Long Khánh. Trước tình hình đó, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, quyết định rút Lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Phan Rang về để củng cố lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời. Thay thế cho Lữ đoàn 2 Dù và tăng cường lực lượng phòng thủ Bình Thuận là thành phần còn lại của Sư đoàn 2 BB được tái chính trang sau khi rút khỏi Quân khu 1 vào hai tuần trước đó, một liên đoàn Biệt động quân cũng vừa được củng cố cách đó ba ngày và một chi đoàn M-113 thuộc Quân đoàn 2 mới được tái thành lập.
Theo tài liệu ghi trong hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên thì lực lượng Sư đoàn 2 BB được tái thành lập với 2 trung đoàn BB, 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 pháo đội 155 ly và chi đoàn M- 113. Việc chuyển quân ra thay thế vừa sắp hoàn tất thì chiến trận bùng nổ. Ngày 14 tháng 4/1975, Sư đoàn F-10 CSBV được tăng cường bởi các đơn vị của Sư đoàn 3 CSBV tấn công vào cụm vị trí của Thiết giáp và Pháo binh. Trước tình thế nguy kịch, Trung tướng Nghi yêu cầu giữ lại một tiểu đoàn Nhảy Dù đang chuẩn bị rút về để đối phó.
Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn thị sát mặt trận Phan Rang.
Ngày 15/4/1975, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (nội các của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn) đã bay ra Phan Rang để thị sát tình hình. Sau khi nghe Trung tướng tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, trình bày về quân số, vũ khí và thực trạng chiến trường, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn hứa là sẽ tìm mọi cách để cung cấp các loại vũ khí chiến lược như hỏa đạn CBU cho lực lượng bảo vệ phòng tuyến Phan Rang. Sau khi về đến Sài Gòn, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn cho mời Thiếu tướng Smith, Tùy viên Quân sự tòa đại sứ Mỹ, đến gặp ông tại văn phòng Tổng trưởng Quốc phòng VNCH ở đường Gia Long. Trong cuộc gặp này, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đã yêu cầu Thiếu tướng Smith cung cấp cho Bộ Quốc phòng VNCH những loại vũ khí mà Quân lực VNCH đang cần đến, trong đó có hỏa đạn CBU, ống dòm và máy truyền tin cho các đơn vị chiến đấu.
Trước yêu cầu của Bộ Quốc phòng VNCH, Thiếu tướng Smith cho biết hiện trong kho vũ khí của Hoa Kỳ không còn những loại này. Tướng Smith hứa sẽ hỏi lại Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, vì vào thời gian này vũ khí và đạn dược đều nằm ở những tổng kho ngoài lãnh thổ Việt Nam. Rời Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Simth ghé qua Văn phòng của Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông báo cho Đại tướng Viên biết qua về nội dung cuộc gặp gỡ của ông với Tổng trưởng Quốc phòng VNCH. Thiếu tướng Smith nói với Đại tướng Viên: “Tôi được ông Tổng trưởng Quốc phòng mời đến, tưởng ông bàn chuyện di tản gia đình của ông, không ngờ ông bàn chuyện tiếp vận cho các đơn vị ngoài tiền tuyến. Lần đầu tiên, ông Tổng trưởng Quốc phòng bàn với tôi vấn đề đó từ mấy tháng nay”.
Ngày 16-4-1975: trận chiến cuối cùng tại phòng tuyến Phan Rang
Trong khi Bộ Quốc phòng VNCH đang tìm cách để cung cấp các vũ khí tối cần thiết cho các đơn vị tại chiến trường thì tại mặt trận Phan Rang, ngày 16/4/1975, Cộng quân tung 2 sư
đoàn tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã. Phòng thủ vòng đai căn cứ Không quân là 1 tiểu đoàn Nhảy Dù và 1 tiểu đoàn Địa phương quân. Tiểu đoàn Nhảy Dùø này thuộc Lữ đoàn 2 Dù chuẩn bị về Sài Gòn theo kế hoạch chuyển quân của Bộ Tổng Tham mưu nhưng do tình hình chiến sự rất nguy ngập, nên Trung tướng Nghi đã xin giữ lại đơn vị này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù cũng còn ở lại Phan Rang khi Cộng quân tấn công vào thị xã này. Tại Trung tâm thị xã, lực lượng phòng thủ là một trung đoàn của Sư đoàn 2 BB và một tiểu đoàn Địa phương quân thuộc tiểu khu Ninh Thuận.
Hệ thống bảo vệ từ xa của phòng tuyến Phan Rang do một liên đoàn Biệt động quân, 1 tiểu đoàn Pháo binh, 1 chi đoàn M 113 phụ trách, đã bị Cộng quân tấn công từ ngày 14 tháng 4/1975. Để dọn đường cho bộ binh tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã, Cộng quân đã pháo liên tục vào các vị trí phòng ngự vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời bắn phá dồn dập vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo để không cho phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không quân cất cánh. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xã bằng ba hướng. Lúc bấy giờ đại đa số cư dân Phan Rang đã di tản vào Nam, thị xã chỉ còn lại quân nhân, cảnh sát và một số công chức. Lực lượng phòng thủ thị xã chống trả quyết liệt, nhưng do Cộng quân quá đông nên lần lượt các tuyến phòng thủ trung tâm đều bị chiếm. Cùng lúc đó, Cộng quân tung một trung đoàn cắt đứt đường giao thông trên Quốc lộ 1 ở khu vực Cà Ná cách thị xã Phan Rang khoảng 48 km về hướng Tây Nam cốt để chặn đường rút quân của các đơn vị VNCH.
Ngày 16-4-1975: Phan Rang thất thủ
Không còn lực lượng trừ bị để tăng viện cho các tuyến phòng thủ, trong khi đó căn cứ Không quân bị tấn công dữ dội, nên sáng ngày 16 tháng 4/1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 kiêm Tư lệnh mặt trận Phan Rang, họp khẩn cấp với Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, sư đoàn đang phụ trách căn cứ Không quân Phan Rang, và Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, để bàn kế hoạch rút quân. Giải pháp mà các vị tướng chọn lựa là phân tán và rút theo cá nhân.
Tình hình tại bộ Tư lệnh của Tướng Nghi vào lúc đó rất nguy kịch, do hệ thống truyền tin bị trúng đạn pháo kích của Cộng quân, nên Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 ở Phan Rang đã không còn liên lạc được với Bộ Tư lệnh chính của Quân đoàn 3/Quân khu 3 đóng tại Biên Hòa, cũng như Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn. Đến trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang bị Cộng quân chiếm.
Tại Bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán. Riêng Chuẩn tướng Nhựt được trực thăng (dành riêng cho Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh) đáp xuống ngoài hàng rào phi trường Phan Rang bốc đưa ra biển. Trực thăng chở Tướng Nhựt gặp tàu Hải quân. Tướng Trần Văn Nhựt kể lại rằng từ trực thăng ông nhảy xuống biển và được chiến hạm HQ 3 vớt lên. Từ HQ3, Tướng Nhựt dùng máy truyền tin của Hải quân báo cáo về Sài Gòn là Phan Rang đã thất thủ.
Trở lại với tình hình tại căn cứ Không quân Phan Rang, sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ trong căn cứ, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trong tình hình nguy kịch, Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã mở đường máu ra khỏi phi trường và “bắt tay” Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngoài. Sau đó, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, đã liên lạc được với phi cơ quan sát, sĩ quan liên lạc của Sư đoàn Nhảy Dù trên phi cơ yêu cầu Đại tá Lương tìm bãi đáp để 25 trực thăng sẽ hạ cánh bốc quân đi. Vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù trình với Trung tướng Nghi đưa bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn và Sư đoàn 6 Không quân di chuyển đến bãi trống phía trái phi trường để lên chuyến trực thăng đầu, còn toàn bộ anh em Nhảy Dù sẽ di chuyển bộ đi về hướng núi Cà Núi để gặp một số đại đội Nhảy Dù bố phòng tại đây.
Theo tài liệu của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, thì Trung tướng Nghi đã từ chối kế
hoạch bảo vệ sự an toàn cho ông và các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn tiền phương, ông nói với Đại tá Lương: “Báo cho đoàn trực thăng trở về túc trực, sáng mai sẽ tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục di chuyển về Cá Ná lập phòng tuyến chận địch tại đó”. Nghe Trung tướng Nghi nói như vậy, Đại tá Lương đành cho lệnh bố trí chờ đêm tối băng đường ra khỏi vòng vây của Cộng quân. Về phần Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang, do từ chối kế hoạch đầy tình huynh đệ chi binh của Đại tá Lương, nên bị kẹt lại và cuối cùng đã bị CQ bắt.
16.4.1975: Phan Rang Thất Thủ
*Cộng quân tấn công căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã Ngày16/4/1975, Cộng quân đã mở cuộc tấn công cường tập vào vị trí phòng ngự của lực lượng Dù và Địa phương quân vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời pháo kích vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xã Phan Rang.
-Trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang nằm trong tay Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, Trung tướng Nghi, Tư lệnh Tiền Phương Quân đoàn 3, và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán.
-Sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ, Cộng quân cho bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Sang đã bị Cộng quân bắt sau đó.
17.4.1975: Trận Chiến Xuân Lộc
CQ tấn công vào phía Nam thị xã Xuân Lộc
Trong ngày 17 tháng 4/1975, các đơn vị thuộc 3 sư đoàn 3, 6, 7 Cộng quân tiếp tục mở các
đợt tấn kích vào phòng tuyến phía Nam thị xã Xuân Lộc do 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù án ngữ. Những pha cận chiến giữa chiến binh Nhảy Dù và CQ đã diễn ra quanh các vườn cây rộng mênh mông của khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, nằm sát đường rầy xe lửa. Không quân đã thực hiện nhiều phi tuần F-5 và A-37 oanh kích vào vị trí đóng quân của một trung đoàn Cộng quân trong khu vườn này.
Phòng tuyến Bình Thuận
Tại phòng tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận, sau khi CQ chiếm Phan Rang, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 Tiền phương và Sư đoàn 6 Không quân đã hoàn toàn tê liệt sau khi Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Sang bị bắt. Theo lệnh của tân Tổng trưởng Quốc phòng VNCH Trần Văn Đôn, Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ tại Phan Thiết. Chỉ huy mặt trận Phan Thiết là Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh từ Phan Rang rút về. Lực lượng phòng thủ thị xã Phan Thiết do Ttrung đoàn 6 của Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân của Tiểu khu Bình Thuận phụ trách.
18.4.1975: Trận Chiến Phan Thiết
Tình hình Phan Thiết ngày 18-4-1975
Sau khi tỉnh Ninh Thuận thất thủ, tỉnh Bình Thuận trở thành phòng tuyến cuối cùng của VNCH tại miền Trung. Biết trước Cộng quân sẽ tấn công chiếm Phan Thiết, lực lượng VNCH đã bố phòng tại các ngã ba và ngỏ vào thị xã. Ngoài các đơn vị Địa phương quân của Tiểu Khu, lực lượng phòng thủ Phan Thiết còn có Trung đoàn 6 Bộ binh thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh.
Sángngày 18-4-75, tình hình Phan Thiết trở nên hỗn loạn, mặc dù Cộng quân còn ở xa vòng đai tuyến phòng thủ tỉnh lỵ. Tối 18/4/1975, sau khi bộ chỉ huy nhẹ của Tiểu khu Bình Thuận rút khỏi lầu ông Hoàng để về bờ biển Phan Thiết, các đơn vị của Trung đoàn 6 Bộ binh, lực lượng Thiết giáp, Địa phương quân cũng lần lượt rút quân. Theo ghi nhận của Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, thì trong tình hình Phan Thiết bất ổn, ông đã dặn riêng Trung tá Tôn Thất Hồ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Bộ binh, chuẩn bị các ghe đánh cá thuê của dân, khi cần thì rút về Vũng Tàu.
-Vào 9 giờ đêm 18-4-1975, Cộng quân tràn vào thị xã Phan Thiết, chiếm Tòa Hành Chánh của Tỉnh Bình Thuận.
-Theo các tài liệu tổng hợp, phải đến rạng sáng ngày 19/4/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 mới nhận được tin chính thức là Phan Thiết thất thủ (một số tài liệu ghi là Phan Thiết thất thủ vào ngày 19/4/1975, nhưng theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên viết theo sự cung cấp tin tức của Chuẩn tướng Trần Đình Thọ-trưởng phòng 3 bộ Tổng tham mưu, và theo lời của một số sĩ quan có mặt tại Phan Thiết khi trận chiến xảy ra thì tỉnh lỵ này thất thủ vào ngày 18/4/1975, đến ngày 19/4/1975 toàn tỉnh Bình Thuận lọt vào tay Cộng quân).
19.4.1975: Trận Chiến Định Quán
Kịch chiến tại phòng tuyến Định Quán
-Tại mặt trận Long Khánh, sau khi phòng tuyến Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh phòng ngự bị vỡ, Cộng quân chuyển mục tiêu tấn công sang khu vực Định quán do một Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh trấn giữ, đồng thời gia tăng áp lực tại phòng tuyến của lực lượng VNCH tại núi Chứa Chan, Gia Rai. Cùng lúc đó, Cộng quân điều động 2 trung đoàn tấn công vào trung tâm thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.
Tại khu vực Định Quán, Cộng quân tung 1 trung đoàn tấn công ồ ạt vào tuyến phòng ngự của 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 43 Bộ binh. Quân trú phòng đã dũng cảm đánh trả nhiều đợt xung phong của địch quân. Sau những giờ tử chiến với Cộng quân, tuyến phòng thủ Định Quán đã bị vỡ trong ngày 19/4/1975. Một số chiến binh của tiểu đoàn nói trên rút về được tuyến sau.
Tình hình chiến sự tại miền Nam ngày 19-4-1975
Tính đến ngày 19 tháng 4/1975, Cộng quân đã chiếm toàn lãnh thổ Quân khu 1 và Quân khu 2.
Về lực lượng Lục quân của Quân Lực VNCH, còn 6 sư đoàn Bộ Binh đủ quân số và khả năng tham chiến: Sư đoàn 5, 7, 9, 18, 21, 25; 2 sư đoàn tổng trừ bị là Dù và Thủy Quân Lục chiến, 2 Lữ đoàn Thiết Kỵ (Lữ đoàn 3 và 4), gần 10 Liên đoàn
20.4.1975: Kịch Chiến Ở Xuân Lộc
Những trận đánh cuối cùng tại chiến trường Long Khánh
Tại chiến trường Long Khánh, rạng sáng ngày 20 tháng 4/1975, 2 trung đoàn Cộng quân từ hướng Đông Nam Xuân Lộc tiến đánh thẳng vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh và Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Long Khánh. Cộng quân tập trung lực lượng tại đồn điền Xuân Lộc cách bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 khoảng 3 km.
Tại phòng tuyến sát tỉnh lỵ Long Khánh, một trận chiến khác diễn ra rất khốc liệt giữa Tiểu đoàn 9 Dù và một trung đoàn Cộng quân trong khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ. Cộng quân đã xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố trong khu vực này nên các đợt tấn công của Tiểu đoàn 9 Dù đã gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 rút quân khỏi phòng tuyến Xuân Lộc
Trong khi toàn mặt trận Xuân Lộc đang khốc liệt thì 10 giờ sáng cùng ngày (20/4/1975), theo lệnh của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, đã có cuộc họp khẩn với các chỉ huy trưởng các đơn vị tăng phái và Tiểu khu trưởng Long Khánh. Trong vòng 1 giờ, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh phổ biến lệnh mới của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 là toàn bộ lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc.
21.4.1975: Tổng Thống Thiệu Từ Chức
-Trong khi cuộc rút quân của lực lượng VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc đang diễn ra trên liên tỉnh lộ 2, thì tại Sài Gòn, vào sáng ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia với sự tham dự của các nhân vật sau đây: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang. Ngoài các thành viên kể trên, còn có Trung tướng Nguyễn Văn Toàn ( Tư lệnh Quân đoàn 3), Trung tướng Nguyễn Văn Minh (Tư lệnh Biệt khu Thủ đô), Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình (Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia).
-Một ghi nhận đặc biệt là phiên họp không có mặt Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn, nhân vật đáng lý phải được thông báo và được mời dự. Theo lời của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn thì Tổng thống Thiệu không mời ông vì biết ông đã hai lần họp với các tướng lãnh và nghi ngờ ông vận động buộc Tổng thống Thiệu phải từ chức. Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc họp này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo quyết định từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Giải thích cho sự ra đi của mình, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói rằng Hoa Kỳ muốn ông từ chức và dù ông có bằng lòng hay không thì nhiều tướng lãnh cũng muốn ông phải rút lui.
-19 giờ 30 ngày 21/4/1975, lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống đã diễn ra tại Dinh Độc lập và được trực tiếp truyền hình. Trong khi đó tại nhiều phòng tuyến thuộc Quân khu 3 chiến trận vẫn diễn ra giữa các đơn vị Quân lực VNCH và các sư đoàn Cộng quân.
22.4.1975 Phòng Tuyến Trảng Bom
Ngày 22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập Phòng Tuyến Trảng Bom
*Diễn tiến cuộc triệt thối của Lực lượng VNCH khỏi Long Khánh
Sau hơn 10 ngày quyết chiến với 4 sư đoàn Cộng quân, vào ngày 20 tháng 4/1975, toàn bộ lực lượng VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc được lệnh rút khỏi chiến trườngnày để về Phước Tuy. Cuộc rút quân được diễn ra từ chiều ngày 20 tháng 4/1975, đến sáng ngày 22/4/1975, tất cả các đơn vị đã có mặt tại các vị trí mới do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 phối trí.
Theo kế hoạch rút quân, lực lượng tham chiến tại Xuân Lộc sẽ sử dụng liên tỉnh lộ 2 phía Nam Long Khánh, rút về Phước Tuy theo thứ tự: Sư đoàn 18 Bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh và các tiểu đoàn Địa phương quân của tiểu khu này. Lữ đoàn 1 Dù và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.
Lộ trình rút quân là các cánh quân sẽ xuất phát từ Tân Phong, Long Giao, theo Liên tỉnh lộ 2 về Phước Tuy. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 1 Dù vẫn tiếp tục giao chiến và đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng điểm trong thị xã và là lực lượng hậu đoạn sẽ rút đi sau cùng. Các đơn vị của Sư đoàn 18 Bộ binh và lực lượng Địa phương quân rút đi ngay trong buổi chiều. Cánh quân của Sư đoàn 18 BB rút đi tương đối an toàn. Còn cánh quân do Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long Khánh chỉ huy đã bị Cộng quân chận đánh. Gần tối 20/4/1975, khi Đại tá Phúc và bộ chỉ huy của ông đang di chuyển, một đơn vị Cộng quân từ trên một đồi cao sát với Liên tỉnh lộ 2, đã bắn nhiều loạt đạn B 40 và bích kích pháo xuống đoàn quân.
Là lực lượng đi đoạn hậu (rút quân sau cùng), các tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 Dù đã phải tử chiến với các trung đoạn Cộng quân trên đường lui binh. Do phải bảo mật cho cuộc rút quân, đồng thời để nghi binh, nên chỉ đến tối 20/4/1975, các tiểu đoàn Dù mới nhận được lệnh rời bỏ chiến tuyến. Tại khu vực Bảo Định, 7 giờ tốingày 20/4/1975, trong khi lực lượng Dù đang giao tranh quyết liệt với Cộng quân thì được lệnh rút quân. Các đơn vị phân thành 2 bộ phận: một bộ phận tiếp tục đánh chận Cộng quân cho bộ phận khác rút. Nói một cách khác, Lữ đoàn 1 Dù vừa đánh vừa tiến hành kế hoạch di chuyển quân về phòng tuyến mới. Lộ trình rút quân của Lữ đoàn Dù dài hơn 40 cây số đường rừng ven theo Liên tỉnh lộ 2 từ Tân Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa…
Trong cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc và khu vực phụ cận, các chiến sĩ Dù được lệnh mang theo tất cả cấp số đạn và lựu đạn, quân trang quân dụng. Nhưng có một điều đã làm xót xa các cấp chỉ huy và binh sĩ Dù, đó là những chiến sĩ Dù bị thương nặng trong những trận giao tranh trước khi có lệnh rút quân đang chờ đợi tải thương. Với những người bị thương, nhưng còn tỉnh táo, còn có thể đi được thì từng tổ binh sĩ 4 người sẽ thay nhau dìu đi, còn với những chiến binh Dù bị trọng thương thì thật đau lòng. Trong một tình thế bất khả kháng, tất cả những người lính Dù đều khóc khi phải cố nén đau thương từ biệt những đồng đội của mình đang bị trọng thương ở các chiến hào.
Trước phút lên đường, nhiều người lính Nhảy Dù đã òa lên khóc lớn, ôm chầm lấy đồng đội, máu từ áo bạn thấm sang áo mình, lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng họ phải để bạn bè bị thương vĩnh viễn ở lại với chiến trường… Họ sửa lại ngay ngắn thế nằm của đồng đội, vuốt từng đôi mắt sau khi các quân y sĩ, y tá quân y đã chích cho thương binh những mủi thuốc an thần. Nón sắt của thương binh được lấy ra, đầu của họ được gối trên ba lô, súng cá nhân để bên cạnh. Như một thước phim bi tráng trong các tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh, những người lính Dù đứng nghiêm, chào vĩnh biệt đồng đội. Rồi, đoàn quân lên đường.
Đến 9 giờ tối ngày 20 tháng 4/1975, các tiểu đoàn Dù ra đến Quốc lộ 1. Tại đây, đông đảo dân chúng của các khu Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo An đã đứng sẵn ở hai bên đường và xin đi theo các chiến sĩ Dù để di tản. Cuộc hành trình gian khó bắt đầu…
*Những cảm tử quân trên đường rút quân
Theo kế hoạch rút quân, ngoại trừ Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù được di chuyển trên đường lộ với sự bảo vệ an ninh lộ trình của đại đội Trinh sát Dù, các tiểu đoàn Dù đều phải băng rừng mở đường di chuyển. 4 giờ sáng ngày 21/4/1975, tại ấp Quí Cả, gần địa giới hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy, đoàn xe chở Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù và Đại đội Trinh Sát Dù bị 2 tiểu đoàn Cộng quân phục kích. Pháo đội C và một trung đội của đại đội Trinh Sát Dù bảo vệ pháo đội này đã bị tổn thất, đa số quân sĩ đều bị thương vong trước các đợt tấn công biển người của Cộng quân. Trên lộ trình triệt thối, đại đội đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù đã đụng độ nặng với Cộng quân tại thung lũng Yarai, dưới chân núi Cam Tiên. Đại đội này đã bị những “chốt” của Cộng quân từ trên cao bắn xuống. Cuộc giao tranh kéo dài nhiều giờ. Để diệt các chốt của Cộng quân, các tốn cảm tử Dù được thành lập ngay tại trận địa với những quân nhân tình nguyên. Những cảm tử quân này mặc áo giáp, đeo súng phóng hỏa tiển cá nhân M 72, lựu đạn, bò đến các “chốt” Cộng quân ở trên núi cao. Có nhiều tốn vừa bò lên núi, đã bị cả chục trái lựu đạn của địch từ trên cao ném xuống.
Họ phải lách thật nhanh, nằm xuống, trước khi lựu đạn địch quân nổ, hoặc chụp lấy và ném trả lại. Trong trường hợp bắn M-72 nếu không có kết quả, họ phải thay đổi ngay vị trí để tránh sự bắn trả của Cộng quân.
Có những người lính Dù đã làm cho mọi người khâm phục về sự dũng cảm phi thường của họ. Chiếc bunker cuối cùng của Cộng quân trên núi Cam Tiên vô cùng kiên cố. Đó là hầm chỉ huy của một đơn vị CSBV. Hai cảm tư quân Dù đã bắn M72 vào bunker này nhưng vẫn không hạ được mục tiêu. Một đồng đội của họ từ lưng chừng núi đứng lên, để M 72 trên vai, bắn thẳng vào mục tiêu. Từng loạt đạncủa Cộng quân bắn trả tới tấp. Nhưng người xạ thủ gan dạ này vẫn đứng thẳng không chịu cúi xuống tiếp tục bắn: chiếc bunker chỉ huy và các ổ súng nặng của Cộng quân bị hủy diệt. Thanh tốn xong mục tiêu này, các đơn vị Dù tiếp tục cuộc hành trình gian khó tiến về Bà Rịa. (Phần này biên soạn theo tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, 1 nhà báo quân đội, và lời kể của một số nhân chứng)
Tái phối trí tại phòng tuyến mới: Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.
Ngày 22 tháng 4/1975, cuộc rút quân hoàn tất. Sư đoàn 18 Bộ binh sau khi về đến Long Lễ trong ngày 21/4/1975, đã được được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 cho di chuyển nghỉ dưởng quân hai ngày tại Long Bình, sau đó các trung đoàn và đơn vị thuộc dụng được điều động đi tăng cường phòng thủ tuyến mặt Đông thủ đô Sài Gòn, kéo dài từ Tổng kho Long Bình đến Kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với lực lượng của các quân trường như Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp;
Lữ đoàn 1 Dù được bố trí giữ Phước Tuy, bảo vệ Quốc lộ 15 từ LongThành về Bà Rịa, và là lực lượng tiếp ứng cứu Vũng Tàu khi thành phố này bị tấn công.
Với kế hoạch phối trí mới của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 để bảo vệ Sài Gòn, kể từ sáng 22/4/1975, phòng tuyến án ngữ phía Bắc và phía Đông của Quân đoàn 3 và Quân khu 3 được thành hình với liên tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. Lực lượng chính tại phòng tuyến này có Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ (do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ huy) và Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục chiến. Trước đó, Lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân lục chiến đã được tăng phái cho Quân đoàn 3 và là lực lượng bảo vệ phía Bắc của phi trường Biên Hòa.
Về lực lượng phòng thủ vòng đai xa của Sài Gòn, tính đến ngày 22 tháng 4/1975, có 3 sư đoàn Bộ binh: Sư đoàn 18 BB do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy; Sư đoàn 25 Bộ binh do Tướng Lý Tòng Bá chỉ huy, phụ tại phòng tuyến Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; Sư đoàn 5 Bộ binh do Tướng Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, phụ trách phòng tuyến Bình Dương.
22.4.1975: Trận Chiến Tây Ninh
Tình hình tại Tây Ninh
-Sau khi lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc, An Lộc và Chơn Thành, áp lực của Cộng quân gia tăng đáng kể từ nhiều hướng nhắm vào Sài Gòn. Quốc lộ 22 nối Củ Chi và Tây Ninh bị Cộng quân chốt nhiều đoạn. Các đoàn quân xa chở tiếp phẩm lên Tây Ninh thường xuyên bị phục kích. Cùng với các hoạt động trên quốc lộ và tỉnh lộ, trong ngày 22/4/1975, Cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của Lực lượng VNCH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
*Cộng quân gia tăng áp vòng đai Sài Gòn.
-Tại các tỉnh Bình Dương, Biên Hòa,Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích bằng hỏa tiễn và đại bác 130mm. Các tin tức tình báo cho biết Cộng quân đang siết chặt vòng vây quanh Sài Gòn bằng nhiều mũi dùi, mỗi mũi là một quân đoàn có từ 2 đến 3 sư đoàn bộ binh có thiết giáp và pháo binh yểm trợ.
-Cũng trong ngày 22/4/1975, lực lượng VNCH tại Long Khánh đã hoàn tất cuộc triệt thối, rút về bảo vệ vòng đai Sài Gòn và Biên Hòa.
23.4.1975 Dàn Xếp Tình Hình VNCH
Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu
Để ổn định tình thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đã họp các tướng lĩnh tại văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu Tướng Đôn nói “Dù có thương thuyết để đình chiến, chúng ta cũng cố giữ những gì chúng ta có”. Vị Tổng trưởng Quốc phòng yêu cầu Đại tướng Viên, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 sắp xếp lại tuyến phòng thủ để bảo vệ Sài Gòn và đoạn đường từ Sài Gòn.Cũng tại cuộc họp này, Đại tướng Viên đã báo cáo tình hình chiến sự và khả năng phòng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực vòng đai thủ đô Sài Gòn và khu vực các tỉnh lân cận. Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa đã lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn thiết giáp và các đơn vị phòng không sử dụng hỏa tiển SAM.
Các cuộc dàn xếp về nhân sự lãnh đạo VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến
Cùng với những diễn biến dồn dập về quân sự, những dị biệt và bất đồng về vấn đề nhân sự lãnh đạo miền Nam cũng đang được các nhà hoạt động chính trị bàn thảo ráo riết, trong đó có cả sự tham dự “nhiệt tình” của Đại sứ quán Pháp.
Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng. Nhà ngoại giao này đã cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: “Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi”. Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của Tướng Đôn.
Trước khi ra về, ông Brochard hỏi Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn: Ông Minh có thể gọi điện thoại cho ông được không? Tướng Đôn gật đầu. Mười phút sau, ông Dương Văn Minh gọi điện thoại cho Tướng Đôn và xin một cuộc hẹn. Mười giờ tối ngày 22/4/1998, Tướng Đôn gặp ông Minh. Tướng Đôn hỏi ông Minh:
Anh có thể thương thuyết với bên kia được không?
Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.
Tướng Đôn cho rằng ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với Tổng thống Trần Văn Hương vì vị tân Tổng thống không thích ông Minh. Theo Tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc.
Ông Minh đề nghị Tướng Đôn đi gặp Đại sứ Mỹ Martin để thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm 22/4/1975, Tướng Trần Văn Đôn đã đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đã gần 12 giờ khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong phòng khách thì sĩ quan tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi Tướng Đôn, bước vào phòng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, vì bên đó Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại thì biết Tổng thống Thiệu còn ở trong Dinh Độc Lập.
Cựu Tướng Đôn xin lỗi ông Martin vì tình hình bắt buộc nên phải đến gặp vị đại sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, Tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ý kiến của ông Dương Văn Minh và yêu cầu Đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với Tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày 23/4/1975…
Cũng theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, để tìm một giải pháp ổn định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp do Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu, lúc bấy giờ đang giữ chức Tổng cục trưởng Quân Huấn; Trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên Chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Phòng, hướng dẫn, đã đến tư dinh của Tướng Trần Văn Đôn. Phái đoàn này đề nghị Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng chỉ định người thay thế Đại tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng vì theo các vị này, Đại tướng Viên không còn thiết tha với quân đội nữa.
Trước đề nghị của một số tướng lãnh, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói: “Tình thế sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế.” Khi đó, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: “Thôi Trung tướng làm Tổng trưởng Quốc phòng kiêm luôn Tổng Tham Mưu trưởng đi.” Cựu Trung tướng Đôn từ chối và nói: “Tôi đã về hưu lâu rồi, lâu nay không còn mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi cũng có thể đảm nhận vai trò Tổng Tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi thấy tình thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu.” Tướng Trần Văn Đôn hỏi lại Trung tướng Trị: “Vậy thì ai có thể thay thế Đại tướng Viên?” Trung tướng Trị trả lời: “Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm nay ông ấy không có làm việc.”
Theo lời cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký thì ông biết rõ khả năng của
Trung tướng Thắng và đã gợi ý nhưng Tướng Thắng đã từ chối. Tướng Thắng xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi còn ở cấp trung tá, ông đã được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được thăng cấp đại tá. Tháng 10/1961, ông bàn giao chức vụ nói trên cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (1967 là Tổng Thống VNCH) và về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962, ông được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được thăng Chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng Thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ chức Tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (từ 1965-1967), Tổng Tham mưu phó đặc trách Địa phương quân-Nghĩa quân (tháng 9 năm 1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 (năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của Tổng Tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương 5 năm để hoàn tất chương trình cử nhân và cao học toán (trước đó ông đã thi đổ một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).
Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng lãnh còn đề nghị với cựu Tướng Đôn là nên bắt tất cả những người Mỹ còn lại làm con tin để Mỹ tiếp tục viện trợ giữ miền Nam. Tướng Đôn trả lời với phái đoàn là chuyện đó đã có tin đồn rồi, thế nào Mỹ cũng biết và có kế hoạch đối phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang chờ ở ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng hùng hậu, chừng đó, theo Tướng Đôn sẽ có đổ máu và tình thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu Tướng Đôn cũng phân tích là hơn một ngàn người Mỹ còn lại ở Việt Nam muốn cùng với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cùng chiến đấu đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ yểm trợ cho miền Nam. Cuối cùng cựu Trung tướng Trần Văn Đôn khuyên mọi người là cần phân biệt chính quyền Mỹ và những người Mỹ ở Sài Gòn. Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở Sài Gòn chỉ có ông đại sứ đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam là chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ, chứ không phải là những người Mỹ đang ở Sài Gòn, nếu bắt một số người Mỹ ở Sài Gòn làm con tin thì tội nghiệp cho họ và chẳng có ích lợi gì.
23.4.1975: Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức
-Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/19975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông muốn từ chức và ra khỏi quân đội. Trong khi đó, tân Tổng thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965.
-Trong khi chưa tìm ra một người để giao trọng trách tổng chỉ huy Quân đội VNCH trong giai đoạn cam go nhất của lịch sử thì ngày 23 tháng 4/1975, nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng nộp đơn lên Tổng thống Trần Văn Hương xin từ chức. Tổng thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và các thành viên của nội các tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có nội các mới được thành lập.
27.4.1975 Sư Đoàn 3BB Giữ Bà Rịa
Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 1 Dù bảo vệ Bà Rịa và Quốc lộ 15
Tại khu vực Phước Tuy-Vũng Tàu, Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, được cử làm Tổng trấn Vũng Tàu. Sư đoàn 3BB gồm cả số quân sĩ từ Sư đoàn 1 Bộ binh nhập lại chỉ còn hơn 1 ngàn người, tạm thành lập được 2 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 2 Bộ binh và 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 56 Bộ binh.
Ngày 24/4/1975, Sư đoàn 3 BB được giao trách nhiệm phòng thủ khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu với lực lượng tăng cường gồm 1 chi đoàn Thiết xận xa (chi đoàn 2 của thiết đoàn 15), và lữ đoàn 1 Dù. Theo lời của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 BB, thì quân số của các tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù ở mức thấp, mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng trên dưới 400 quân sĩ.
Tái phối trí lực lượng tại các phòng tuyến quanh Sài Gòn
Sau hai ngày nghỉ ngơi dưỡng quân để chỉnh đốn đội ngũ, ngày 24 tháng 4/1998, Sư đoàn 18BB được giao trách nhiệm phòng thủ khu vực Đông Nam Biên Hòa và tuyến phía đông Thủ đô Sài Gòn. Phòng tuyến này trải từ tổng kho Long Bình đến kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp giáp với phòng tuyến của lực lượng Dù, Trường Thiết giáp và Trường Bộ binh.
25.4.1975: Trận Chiến Bình Dương
Giao tranh ở phòng tuyến Bình Dương
Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng quân gia tăng áp lực tại Phú Giáo, Tân Uyên nằm về phía Đông Nam tỉnh Bình Dương. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân tại đây đã bị các trung đoàn Cộng quân của khu Miền Đông tấn công liên tục, cuối cùng phải rời bỏ phòng tuyến.
Tại Bến Sắn, Cộng quân điều động Sư đoàn có bí số CT-7 và 2 trung đoàn cơ động áp sát tuyến phòng thủ của Sư đoàn 5 Bộ binh. Cộng quân muốn chọc thủng mặt Đông của tỉnh Bình Dương và mặt Tây của tỉnh Biên Hòa để tiến về Sài Gòn.
Tuyến phòng thủ Long An
Tại mặt trận Long An, Sư đoàn 22 Bộ binh, vừa được tái tổ chức sau khi từ Bình Định rút vào Nam, được giao nhiệm vụ phòng thủ vòng đai thị xã Long An và khu vực từ Tân An về Sài Gòn. Các đơn vị của Sư đoàn 22 Bộ binh được đặt thuộc quyền điều động của Biệt khu Thủ đô do Trung tướng Nguyễn Văn Minh làm tư lệnh. Trước tháng 4/1975, chiến trường Long An do Quân đoàn 3 và Quân khu 3 trách nhiệm và Biệt khu Thủ đô (gồm Sài Gòn và tỉnh Gia Định) chịu sự chỉ huy tổng quát của Bộ Tư lệnh Quân khu 3. Từ tháng 4/1975, Biệt khu Thủ đô chịu trách nhiệm cả Long An.
26.4.1975: Kịch Chiến Ở Bà Rịa
CQ tấn công thị xã Bà Rịa
-Vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, Cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào trung tâm tiếp vận tiểu khu và tư dinh tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa.
-Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 BB kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã.
Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa Cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
CQ tấn công Long Thành
-Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, Cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn. Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh Cộng quân bắn phá vào căn cứ Không quân Biên Hòa.
27.4.1975: Bầu Tân Tổng Thống
Quốc hội VNCH họp khẩn xét 2 đề nghị của Tổng thống VNCH Trần Văn Hương về chức vụ Tổng Thống và Thủ tướng VNCH
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã mở cuộc họp đặc biệt tại tư dinh với thành phần tham dự gồm các ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao Pháp viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện ; cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức từ 23-4- 1975), và 1 phụ tá Tư pháp của Tổng thống. Tại cuộc họp này, Tổng thống Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà ông đã đề nghị trong phiên họp với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trình bày diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết “ông có mời ông Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện với Việt Cộng”.
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn gồm nhiều Tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng Quốc phòng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này thì có 138 nghị sĩ, dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tóm tắt tình hình quân sự: Sài Gòn đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn CSBV. Quốc lộ Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long Bình. Đến 8 giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136 thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
Cuộc gặp gỡ giưã Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21/4/1975, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ông Brochand đã cho Tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh rằng “Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi”.
Ông Brochand cũng cho là ông Dương Văn Minh cần sự hợp của Tướng Trần Văn Đôn. Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế “Thủ tướng toàn quyền”.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút… Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: “Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội”. Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: “Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi”. 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Dương Văn Minh: “Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội.” Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh này) để nhờ lấy giúp cho bạn của ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc.
Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc Lập, cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rõ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: “Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm Thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn”.
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: “Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức…Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc”.
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: “Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không?” Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT Thiệu, rồi nói: “Còn phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo.”
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn: “Chúc anh thành công và cám ơn anh.” Cựu Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: “Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi.” Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.
27.4.1975:
Tân Cảng Sàigòn
*Cộng quân bị tổn thất nặng trong cuộc tấn công vào khu Tân Cảng Sài Gòn
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đ ã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
-Rạng sáng ngày 27/4/1975, tại Bà Rịa, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ 2 vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt gây thiệt hại nặng cho Cộng quân.
-Vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
-Cũng trong ngày 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân. Khu vực Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục.
28.4.1975: Tướng Minh Nhận Chức -
Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh
*Tướng Trần Văn Đôn kể lại những biến cố, sự kiện trong ngày 28/4/1975
Theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng, trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đã “trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường lối của mình là “sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đã về đến nhà, lại nghe “tiếng nổ ầm ầm, súng bắn lung tung, phi cơ bay. Trên dinh Độc Lập. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im lặng. Tướng Đôn điện thoại cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Không quân thì được báo cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và Việt Cộng đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom. Hai phản lực cơ F-5 của Không quân đã bay lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này. (Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cho biết đó 3 phi cơ tham gia cuộc dội bom là phản lực cơ A-37 ). Cũng theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trước lễ bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH diễn ra vào buổi chiều 28/4/1975, thì vào 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4, cựu Trung tướng Đôn đã đến văn phòng Tổng tham mưu trưởng như thường lệ gặp Đại tướng Cao Văn Viên để theo dõi tình hình quân sự. (Theo tài liệu ghi trong Quân sử VNCH, vào năm 1955, ông Trần Văn Đôn là Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu , ông Cao Văn Viên là Thiếu tá, giữ chức vụ Trưởng phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu).
Trong cuộc gặp nói trên, Tướng Viên nhắc với Tướng Đôn rằng Tổng thống Trần Văn Hương đã ký sắc lệnh cho ông nghỉ, do đó, ông yêu cầu Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cử người thay thế. Ngay lúc đó, có điện thoại của ông Dương Văn Minh gọi cho Tướng Đôn, dặn ông cố gắng giữ Tướng Viên ở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng, đừng cho Tướng Viên đi.
Trước sự việc như thế, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn không biết xử sự làm sao vì Tướng Viên đã được Tổng thống Trần Văn Hương cho nghỉ ( sắc lệnh này được Tổng thống Trần Văn Hương công bố vào chiều ngày 28/4/1975). Tướng Đôn hỏi Tướng Viên:
-Nếu anh đi, thì theo anh ai sẽ thay thế được ?
Tướng Viên không trả lời thẳng mà hỏi lại Tướng Đôn:
-Anh sẽ làm gì ? Tướng Đôn trả lời:
-Tôi cũng chưa quyết định. Mấy ngày trước ông Minh và ông Mẫu muốn tôi tiếp tục giữ ghế Tổng trưởng Quốc phòng nhưng tôi chưa trả lời, nay ông Minh cho tôi biết Hà Nội không muốn có người nào trong nội các cũ ở lại trong nội các mới.”
Về lại văn phòng, Tướng Đôn nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh hủy bỏ sắc lệnh mà Tổng thống Trần Văn Hương đã ký cho phép Tướng Viên nghỉ dài hạn không lương, nhưng sắc lệnh đó Tổng thống Trần Văn Hương đã ký trước khi bàn giao chức vụ Tổng thống.
*Chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH vào những ngày cuối tháng 4
Về chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, trong khi đó, tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà Đại tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965. Thế nhưng, Đại tướng Cao Văn Viên đã trình xin Tổng Thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm. Tổng thống Trần Văn Hương không đồng ý và yêu cầu Đại tướng Viên tiếp tục giữ chức vụ. Chỉ đến khi Tổng Thống Trần Hương trao quyền cho ông Dương Văn Minh thì Đại tướng Viên mới nhận được quyết định giải nhiệm. Kể lại chuyện này, Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký như sau: “Trước khi Tổng Thống Hương bước xuống, Tổng Thống đưa ra một sắc lệnh giải nhiệm tôi khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến khi tân Tổng Thống (cựu Đại tướng Dương Văn Minh) muốn chọn người thay thế tôi, tôi đề nghị Tướng Đồng Văn Khuyên, lúc ấy đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận”.
*Tình hình chiến sự trong ngày ông Dương Văn Minh nhận chức Tổng Thống
Tình hình chiến sự trong ngày 28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng quân đã tung thêm lực lượng áp sát vòng đai SàiGòn.Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đãđiều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 CSBV tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong các trận đánh tại BìnhDương vào 10 ngày cuối của tháng 4/1975, nổi bật nhất là trận Bến Sắn giữa sư đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ lực Quân đoàn 1 củaCộng quân. Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó chọc thủng
mặtđông của tỉnh Bình Dương và mặt tây của tỉnh Biên Hòa nhưng đã bịsự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng quân bị tổn thất nặng.
Cũng trong ngày 28/4/1975, Căn cứ Không quân Biên Hòa bị pháo kích dữ dội. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, tất cả các phi cơ tại căn cứ này đều đã được dời qua phi trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường Trà Nóc ở miền Tây. Sư đoàn 3 Không quân bắt đầu phá hủy những phương tiện còn lại trong căn cứ Biên Hòa.
28.4.1975: Sư Đoàn 5BB Tử Chiến tại Bình Dương
-Ngày
28/4/1975, sau khi chận đứng được đợt tấn công tại khu đông tỉnh Bình Dương, Sư
đoàn 5 Bộ binh đã tử chiến để đối đầu với 2 sư đoàn Cộng quân từ hướng Chơn
Thành-An Lộc. (Trước tháng 4/1975, phòng tuyến chính ở An Lộc và Chơn Thành do
2 liên đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Địa phương quân án ngữ. Trong giai đoạn
cuối của cuộc chiến, trước áp lực của Cộng quân, lực lượng Biệt động quân đã
rút từ An Lộc về hợp cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân của Chơn Thành
lập phòng tuyến mới tại nam Chơn Thành và đã chống trả quyết liệt các đợt tấn
công của địch quân muốn chọc thủng phòng tuyến này)
Trận chiến tại Vũng Tàu
-Tại phòng tuyến Vũng Tàu, căn cứ Cát Lở và Trung tâm huấn luyện Chí Linh bị pháo kích. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Vũng Tàu, đã ra thông cáo thiết quân luật từ 19 giớ đến 6 giờ sáng.
*Cụ Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh
-Chiều ngày 28/4/1975, tại Dinh Độc Lập, cụ Trần Văn Hương trao quyền Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh theo quyết định của Quốc hội VNCH trong phiên họp chiều ngày 27/4/1975.
THE END
No comments:
Post a Comment