By AirForce Echo September 14, 2019
Lời giới thiệu:
Tôi, Nguyễn
Tường Tuấn, cựu Trung uý, Đại đội trưởng Đại đội 7/5 Trinh sát (Trung đoàn 7,
Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH). Cách đây đúng 47 năm, tôi đã tham dự cuộc chiến 100
ngày Tử thủ tại An Lôc. Dưới những cơn mưa pháo liên hồi của cộng quân người
dân An Lộc và các chiến sĩ Quân lực VNCH đã hy sinh vô số kể, thế mà giờ đây
chính quyền cộng sản trong nước đã dựng lên một đài tưởng niệm tại trung tâm An
Lộc, gọi là mộ chôn tập thể 3,000 dân An Lộc đã bị VNCH thảm sát bằng pháo binh
và máy bay. Nếu chúng ta không cất lên tiếng nói lúc này, thì không biết bao
nhiêu thế hệ sau còn bị đầu độc?
AN LỘC 1972
Lịch sử Việt Nam hôm nay bị chế độ cộng sản vo tròn, bóp méo. Bài viết trình bầy một bằng chứng, và tội ác ngập đầu của chúng, tất cả chúng ta đều có thể tìm hiểu qua Internet. Lịch sử như mặt trời, mặt trăng, sẽ có lúc mặt trời tạm vắng, và mặt trăng chia tay. Nhưng theo chu kỳ tất cả sẽ nhanh chóng quay lại, cộng sản Việt Nam (CSVN) không thể điêu ngoa thay đổi.
Bốn mươi bẩy năm trước, 1972, An Lộc một quận của tỉnh Bình Long, với diện tích chiều ngang 1 cây số và chiều dài 4 cây số đã trở thành mục tiêu của CSVN.
Ngày 30 tháng 3 năm 1972, cộng sản tập trung quân chính quy từ ba nơi: Bắc Việt Nam, Lào, và Campuchea đồng loạt tấn công tỉnh Bình Long của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) với ý định chiếm An Lộc làm thủ đô cho chính phủ bù nhìn: Mặt trận "Giải phóng Miền nam" (MTGP.) An Lộc, chỉ cách Sài Gòn 104 cây số. Theo hai nhà báo Mỹ Walter Scott Dillard và John Francis Shortal trong bài viết tựa đề "Faster Invasion Repulsed" tác phẩm "The Battle of An Lộc" có ba yếu tố khiến cộng sản chọn thời điểm này để tấn công:
+ "Với thoả thuận rút quân của Hoa Kỳ, năm 1972 chỉ còn lại 65,000 quân nhân Mỹ trên toàn lĩnh thổ miền Nam Việt Nam (năm 1969 tổng số quân Mỹ tại VN là 543,000 người.) Mỹ sẽ không còn khả năng tham chiến để yểm trợ đồng minh VNCH." (Theo thiển ý của người viết, không phải Mỹ không còn khả năng tham chiến, nói cho đúng hơn là Mỹ KHÔNG CÒN MUỐN tham dự vào cuộc chiến nữa, họ chỉ muốn rút quân vì áp lực của dư luận phản chiến tại Hoa Kỳ. Quan trọng hơn nữa, Washington đã quyết định "bỏ rơi" VNCH để đổi lấy thị trường hơn một tỉ dân buôn bán ở Trung cộng.)
+ "Chiến dịch "Phượng Hoàng" rất thành công của chính phủ VNCH trong hai mục tiêu, phát hiện các hang ổ cộng sản nằm vùng, và chiêu hồi cán binh Việt cộng (VC) về với chính nghĩa quốc gia. Nay phải chấm dứt hoàn toàn theo hiệp định Paris." (Đây là bài học lớn nhất cho các chính trị gia khi thương thảo với cộng sản. CSVN chưa bao giờ tôn trọng những văn bản ký kết với quốc tế. CSVN vi phạm Hiệp định Geneve 1954 khi tiếp tục gửi quân miền Bắc xâm chiếm miền Nam. 1968, CSVN mở cuộc Tấn công Tết Mậu thân, mặc dù trước đó họ cam kết hưu chiến ba ngày cho người dân ăn Tết. 1972 Trong khi chính phủ VNCH tuân thủ Hiệp định Paris, chấm dứt chương trình "Phụng Hoàng" thì CSVN có chấm dứt cuộc xâm lăng tại miền Nam không, ngày 30/4/1975 đàn bò nào ngơ ngác vào thành phố?)
+ "Phân tán quân đội VNCH ra ba mặt trận (Quảng Trị - Kontum - An Lộc) khi lực lượng bị xé nhỏ, cộng quân sẽ tập trung hàng sư đoàn với pháo binh và thiết giáp để tiêu diệt. Cuộc Tổng tấn công 1972 tại: Quảng Trị - Kontum - An Lộc chứng minh cho thế giới thấy sự thất bại của đám "trí tuệ nghèo nàn" Ba Đình; cũng như cuộc chiến Mậu Thân 1968, Quân lực VNCH đã đánh bại Bắc quân trên khắp các nẻo đường miền Nam. Phá tan huyền thoại "bách chiến, bách thắng" của những cái loa tuyên truyền CS. 1975, VNCH đã bị đồng minh bỏ rơi, trong khi đó CSVN tiếp tục nhận tiếp tế vũ khí đạn dược từ Nga và Trung cộng. Tháng 4/1975 nhiều tỉnh thành miền Nam đã bỏ ngỏ, cộng quân vào không gập một chống cự! Thế mà họ gọi là chiến thắng vẻ vang, "long trời, lở đất!" Có đánh đâu mà trời long đất lở? Có chăng chỉ là "Lở mồm, long móng" đưa đất nước đến mất biển đảo hôm nay!
Địa danh An Lộc hiền hoà, trở thành mục tiêu chính cho cả hai bên quốc cộng. Với chính phủ VNCH, đây là cửa ngõ ngăn VC ở hướng Tây Bắc tiến về Sài Gòn. Quan trọng hơn cả, quận Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long nằm ngay sát biên giới Việt Nam & Campuchea đã rơi vào tay VC ngày 7 tháng 4 năm 1972. VNCH không thể chấp nhận bị mất thêm một tiền đồn ngay cạnh Sài Gòn!
Đối với
CSVN, chúng muốn chiếm An Lộc làm thủ đô cho chính quyền bù nhìn, danh xưng:
"Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam" người cộng
sản thích dùng những chữ đao to búa lớn (thực chất cái chính phủ bù nhìn MTGP
đó đã nhanh chóng bị giải tán chỉ vài ngày sau khi Hà Nội chiếm toàn bộ Miền
Nam Việt Nam ngày 30/4/1975.) Cho đến khi có một mảnh đất nhỏ, để cắm dùi, vênh
váo gọi là thủ đô, Bắc Việt không thể nào thuyết phục thế giới về một chính quyền
"ma" do chúng dựng ra mang giá trị pháp lý!
So sánh
tương quan lực lượng giữa hai bên, phía cộng sản từ nay gọi chung là Việt Cộng
(VC) gồm: Ba Sư đoàn 5, 7, và 9 + Hai Trung đoàn bộ binh 24 và 271 + Trung đoàn
Đặc công 429 + Hai Trung đoàn Pháo binh Miền 28 và 42 + Hai tiểu đoàn Thiết
giáp 20 và 21 + Đại đội 33 Độc lập + Đại đội 52 Cao xạ + Bốn
Tiểu đoàn Pháo phòng không. 15,000 quân mở đầu cuộc tấn công, chiến dịch của CS Bắc Việt mang tên Nguyễn Huệ với tổng số 40,000 quân.
(Trích dẫn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_An_L%E1%BB%99c
Phía VNCH phòng thủ An Lộc ngoài một Tiểu đoàn Địa Phương Quân của Tiểu khu Bình Long (quân số chưa đến 500 người) + Nhân dân Tự vệ (trang bị vũ khí thô sơ và là lực lượng bán quân sự, không có kinh nghiệm chiến đấu). Bên cạnh là Sư đoàn 5 Bộ binh (-) đã bị mất Trung đoàn 9 tại Lộc Ninh ngày 7/4/1972, chỉ còn lại Bộ Chỉ huy nhẹ Sư đoàn + hai Trung đoàn 7 & 8 + ba đại đội Trinh sát: 5, 7, và 8 + Trung đoàn 52 (trực thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh) + Liên đoàn 3 Biệt Động Quân. Sau này được tăng cường thêm các đơn vị Lữ đoàn 1 Nhẩy dù + Liên đoàn 81 Biệt cách Dù + Sư đoàn 21 Bộ binh + Sư đoàn 18 Bộ binh + Sư đoàn 9 Bộ binh.
Tổng cộng quân đội VNCH tham chiến tại An Lộc trước sau chưa đến 20,000 quân. Về pháo binh, pháo đội của Tiểu khu Bình Long và toàn bộ 23 khẩu pháo 105 ly của Tiểu đoàn 52 Pháo binh, Sư đoàn 5 Bộ binh đã bị pháo binh 130 ly của VC phá huỷ ngay trong những ngày đầu cuộc chiến, chỉ có một khẩu 105 ly may mắn còn lại. Lữ đoàn 1 Nhẩy dù trực thăng vận vào một số đại bác 105 ly, sau đó không lâu cũng bị đạn pháo 130 ly của cộng quân huỷ diệt! Thiết giáp, không có.
[Chú ý, danh sách các đơn vị nêu trên không có nghĩa là tất cả có mặt từ ngày đầu tiên của trận chiến, phía VNCH ngoài Địa Phương Quân, Cảnh sát, và Nhân dân tự vệ là đơn vị cơ hữu của Tiểu khu Bình Long + Sư đoàn 5 BB (-) + Liên đoàn 3 Biệt Động Quân + Trung đoàn 52 thuôc Sư đoàn 18 Bộ binh là có mặt tại An Lộc ngay từ ngày đầu tiên.] Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù, và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được trực thăng vận vào sau. Các sư đoàn 21, 18 và 9 phụ trách việc khai thông Quốc lộ 13 và vào An Lộc giai đoạn cuối.
Dựa vào chiến thắng dễ dàng vì quân số áp đảo của cộng quân tại quận Lộc Ninh, ngày 7/4/1972, Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH bị tiêu diệt. Ngoại trưởng bù nhìn Nguyễn Thị Bình của Mặt trận Giải phóng (MTGP) đã mạnh miệng tuyên bố tại bàn hội nghị Hoà đàm Paris: "Chỉ trong vòng 10 ngày nữa, An Lộc sẽ trở thành thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam" (sic.)
Năm 1972,
tôi chỉ mới 22 tuổi, vào An Lộc là một Thiếu uý, Đại đội phó Đại đội 7 Trinh
sát, Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH. Sau 100 ngày tử thủ, bị thương, và
ra khỏi An Lộc được thăng cấp Trung uý làm Đại đội trưởng, Đại đội 7/5 Trinh
sát. Tôi không phải người viết sử, là một sĩ quan cấp nhỏ dĩ nhiên không thể biết
được ở tầm mức chỉ huy cao hơn nếu không vì cơ may được tiếp xúc. Toàn bộ câu
chuyện đến từ kinh nghiệm bản thân, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu sót về các
đơn vị bạn, xin các vị chỉ huy, huynh trưởng khoá đàn anh, và chiến hữu tha thứ
và bổ sung cho.
[Hình bên trái: Vòng cung mầu xanh với 5 mũi
tên hướng ra ngoài là tuyến phòng thủ An Lộc của Quân lực VNCH. Các mũi tên mầu
đỏ là hướng tấn công của Cộng sản Bắc Việt (CSBV.) Hình bên phải: Ba hướng tấn
công của CSBV vào Quảng Trị, Kontum, và An Lộc 1972.] (Hình ảnh: Map of An Loc
Battle - Google.)
CHIẾN TRƯỜNG XƯA
Tháng 6/2019, lần thứ hai tôi trở về An Lộc, thăm lại chiến trường xưa. Chiếc xe thuê đưa vợ chồng tôi, và ông anh đã ngoài 80 đi khắp thành phố từ bắc xuống nam, từ đông qua tây, đến cả Tống Lê Chân. Chẳng còn nhận ra bất cứ một dấu tích nào! Dừng lại ăn trưa và ghé vào quán cà phê bên đường, với hy vọng tìm ra một ai đó nói giọng miền Nam, cư dân chính gốc của thị trấn đi vào lịch sử từ mùa hè đỏ lửa 1972. Nhưng chỉ nghe toàn một giọng "Bắc kỳ hai nút" (ám chỉ người Bắc vào Nam sau năm 1975. Riêng người Bắc di cư 1954 được biết đến là "Bắc kỳ 9 nút".) Thật là nghịch lý, đáng ra dân miền Nam, nạn nhân của "Mỹ Nguỵ" được cách mạng "giải phóng" phải ở lại mới đúng chứ, hay là họ chạy ra Bắc để hưởng "thiên đường xhcn" hết rồi? Còn "bên thắng cuộc" sao lại chạy về vùng "Mỹ Nguỵ" bỏ lại thiên đường ảo tưởng cho ai? Tôi không kỳ thị Bắc Nam, bản thân mình là "Bắc kỳ 9 nút", nêu ra sự kiện người miền Bắc đua nhau vào Nam sau 1975 chỉ để chứng minh chính nghĩa nằm ở bên nào, và đâu là thiên đường thật sự?
Theo tài liệu Wikipedia danh sách các Tỉnh thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hoà năm 1964: An Lộc, thuộc Tỉnh Bình Long, đứng hàng thứ 7 trong tổng số 49 tỉnh, bao gồm ba quận: An Lộc, Chơn Thành, và Lộc Ninh. Diện tích toàn tỉnh 2,334 cây số vuông, dân số 82, 884 người, đến năm 1972 vì chiến tranh cho nên số dân cư tại Bình Long trong đó có An Lộc cũng đã giảm đi khá nhiều, một tài liệu Wikipedia cho biết dân số An Lộc vào năm 1972 là 15,000 người [con số này chỉ là phỏng đoán, không có tài liệu chính thức.]
Trong suốt
100 ngày Đại đội 7/5 Trinh sát tham dự cuộc chiến, An Lộc đã mang tôi trở về từ
cõi chết, máu của bạn bè chiến hữu và chính bản thân mình đã thấm vào lòng đất
đỏ quạnh và bám chặt như bùn. Có đêm, cộng quân bắn vào cái thị trấn nhỏ bé chiều
ngang một cây số và chiều dài bốn cây số trên 12,000 quả đạn đại bác 130 ly,
còn trung bình mỗi ngày trên dưới ngàn quả là chuyện bình thường. Thử hình dung
một diện tích bốn cây số vuông và mỗi ngày hứng trọn từ vài trăm đến vài ngàn
quả đạn đại bác 130 ly, món quà của "bác hồ" (xin lỗi không thể viết
hoa) thương nhớ đồng bào miền Nam, thì đất nào không bị đào xới? Xác người nào
không bị nát tan? An Lộc 1972, mỗi một centimetre đất được trộn bằng xương,
máu, và sắt thép của đại bác cộng quân, đất bốc lên mùi tanh của xác chết và
mùi khét của khói súng đạn.
[Bản đồ quân sự An Lộc, đường mầu nâu đậm từ
Nam lên Bắc là Quốc lộ 13 chạy xuyên qua thị trấn, nằm chính giữa trung tâm,
đây là Quốc lộ chính. An Lộc, với chiều ngang 1 km và chiều dài 4 km. Với hình
chữ nhật diện tích 4 cây số vuông này, mỗi ngày trung bình nhận vài ngàn quả đạn
pháo, trong 93 ngày giao tranh. Da thịt nào còn nguyên? Khung hình chữ nhật mầu
xanh là khu vực cộng quân tập trung pháo kích mỗi ngày.]
(Hình ảnh: http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf )
Chỉ vì mưu đồ chính trị bẩn thỉu, tìm kiếm thủ đô cho một chính phủ "ma" MTGP, bọn đầu xỏ "Ba Đình" đã không ngần ngại dùng đạn pháo Nga xô và Trung cộng để "giết sạch" đồng bào ruột thịt miền Nam. Giải phóng là thế đó ư? Vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta thi đua phá nước. Đúng hay sai?
Tháng
4/1972, Đại đội 7/5 Trinh sát thuộc Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 Bộ binh chúng tôi
đang hành quân gần Lộc Ninh, thì được lịnh rút về An Lộc. Qua máy truyền tin
PRC 25, giọng trầm ấm của Trung tá Lý Đức Quân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7
Bộ binh:
- 95 đây 44
(95 là danh hiệu của Đại đội trưởng 7/5 Trinh sát, và 44 là danh hiệu của Trung
đoàn trưởng Trung đoàn 7 Bộ binh.)
- 44, 95
nghe.
- Anh cho
con cái zulu (di chuyển) gặp tôi.
- Nghe rõ 44.
Trung uý Đặng Văn Tuấn, biệt danh "Tuấn râu" khoá 24 Thủ Đức là Đại đội trưởng Trinh sát 7/5, và tôi, Nguyễn Tường Tuấn, khoá đàn em 9/68 Thủ Đức là Thiếu uý Đại đội phó, kiêm Trung đội trưởng Trung đội Viễn thám, để phân biệt hai Tuấn, trong đơn vị gọi tôi là "Tuấn nhô." Danh hiệu truyền tin của Tuấn râu là "95" và tôi là "59." Đại đội Trinh sát, có bốn trung đội, gồm một trung đội Viễn thám và ba trung đội trinh sát. Trung đội trưởng Viễn thám là sĩ quan thâm niên và đồng thời là Đại đội phó. Khác với các trung đội Trinh sát chỉ có một sĩ quan làm trung đội trưởng, bên Viễn thám ngoài Trung đội trưởng, còn có ba sĩ quan dưới quyền làm Trưởng toán Viễn thám cấp bậc Chuẩn uý.
Hành trình
băng rừng từ Lộc Ninh về đến An Lộc không phải dễ, lịnh của 44 là phải gập ông
nhanh nhất. Tuấn râu họp các trung đội trưởng dưới cánh rừng cao su ra lịnh.
- Tao nghi có chuyện gì, giọng ông già (ám chỉ 44) có vẻ nghiêm quá. Nhiệm vụ tụi mình là tiến vào Lộc Ninh tiếp hơi thằng 9 (Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ binh) mà sao bây giờ lại thay đổi?
Không còn thời
giờ bàn bạc nữa, gia đình Trinh sát 7/5 nhanh chóng thu dọn mìn claymore và mìn
chiếu sáng gài trong đêm. Đoàn quân lên đường, băng rừng lội suối. Về đến gần
An Lộc, đơn vị được quân xa GMC của Trung đoàn ra đón và đưa vào thành phố.
"44" chỉ định tạm thời đóng quân trong sân trường Trung học của thị
trấn.
[Hình bên trái: Các sĩ quan Viễn thám vẽ đường đi trên bản đồ hành quân từ Lộc Ninh về An Lộc.
Hình chính giữa: Chuyển quân trong rừng Lộc Ninh về An Lộc.
Hình bên phải: Về đến An Lộc, đơn vị nhận tiếp
tế thực phẩm và nước ngoài bìa rừng cao su.] (Hình ảnh: NTT/1972.)
Lần đầu trong gần một tháng thấy phố thị, buổi chiều giờ tan học những tà áo dài mầu trắng nữ sinh tung bay trên con đường bụi đỏ sao mà đẹp thế. Tuấn râu đi họp với 44, và tôi ở lại thu xếp cho đơn vị đóng quân trong khuôn viên trường, cũng như rải các toán viễn thám và tiểu đội ra xung quanh. Các cô nữ sinh ngạc nhiên khi thấy đám lính quần áo nhễ nhại mồ hôi, giầy bám đầy đất đỏ và súng đạn lỉnh kỉnh trong sân. Thị trấn ngày hôm đó vẫn bình an, nhưng chỉ là cái yên lặng báo hiệu một cái gì kinh khủng sắp đến. Đơn vị được lệnh cắm trại 100%, không ai được ra phố, các quán ăn và cà phê không có cơ hội đón khách như họ tưởng. Cửa hàng nhanh chóng đóng cửa, tin quận Lộc Ninh mất không còn xa lạ. Thành phố trong một ngày trở thành hối hả, không khí chiến tranh bao trùm!
Không cần chờ lâu, 95 trở về khuôn mặt nghiêm trọng yêu cầu tôi tập họp các trung đội trưởng, trưởng toán viễn thám, lại họp.
- Lộc Ninh và Trung đoàn 9 mất rồi! Anh nói với vẻ mặt buồn bã. Trong nay mai bọn "vịt con" (ám chỉ Việt cộng) sẽ tràn về đây. 44 ra lịnh đơn vị bung ra bảo vệ hướng Phú Lố, phân tán từng tổ nhỏ trong khu nhà dân, (nói là nhà cho oai, chứ thật ra chỉ là những mái tranh vách đất xiêu vẹo, không lấy đâu ra nhà nào có nổi một bức tường bằng gạch.) Các toán kích ra nằm ngoài rừng làm chốt chặn. Lịnh đào hố cá nhân chống pháo kích được ban ra. Các anh lính mừng hụt, tưởng là sẽ được tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ và sáng mai tha hồ ngắm các cô nữ sinh. Nhưng không, khi bóng đêm phủ xuống, toàn đại đội lặng lẽ ba lô súng đạn lên đường, đội hình hàng một cách nhau mỗi người trên dưới một thước, âm thầm như những bóng ma biến vào màn đêm. Các Trung đội và Toán đi mỗi hướng khác nhau, máy truyền tin PRC 25 vặn âm thanh nhỏ nhất và chỉ được phép trao đổi khi cần bằng cách bấm nút tín hiệu trên ống nghe, không được nói. Cẩn thận, các hiệu thính viên truyền tin mang máy PRC 25 còn lấy bao gạo xấy bằng nylon bọc kín ống nghe để giảm âm thanh và tránh bị mưa ướt.
Không cần chờ lâu, ngay đêm đầu pháo binh VC bắt đầu hỏi thăm. Chúng bắn cầm chừng vào thành phố, chúng tôi nằm tiền đồn ở vòng đai xa nhất nên không hề gì. Trong một hai tuần đầu, pháo binh VNCH của Sư đoàn 5 và Tiểu khu Bình Long còn bắn trả, nhưng chỉ vài ngày sau các khẩu pháo binh lần lượt bị địch phá huỷ bằng đạn 130 ly. Cộng sản chơi bạc lớn, chuẩn bị rất kỹ để chiếm cho bằng được An Lộc. Chúng có tiền sát viên pháo binh ngay trong thành phố, mặc thường phục, chạy xe Honda khắp nơi và điều chỉnh pháo giữa ban ngày. Đơn vị chúng tôi bắt được vài tên dân sự với máy truyền tin nhỏ, nhưng không thể bắt hết khi chúng giả dạng thường dân.
Phương tiện tiếp tế đường bộ trên Quốc lộ 13 bị cắt đứt nhiều đoạn từ Lai Khê lên Chơn Thành, không thể nào vào được An Lộc. Tiếp tế bằng Trực thăng ngày càng hiếm vì pháo kích, không đáp được, bước đầu vài trăm quả mỗi ngày. Các chú "Gà cồ" (pháo binh 105) của VNCH nếu không bị trúng pháo thì cũng hết đạn, một khẩu duy nhất còn dùng được sau này để dành bắn trực xạ vào xe tank của địch. Trong khi quân ta cạn kiệt về pháo binh, thì VC lại thừa thãi để mỗi ngày từ con số vài trăm lên đến vài ngàn và nhiều nhất có hôm trên 12,000 đạn pháo trong một đêm.
Tôi còn nhớ, Trung đoàn 7 còn một khẩu súng cối 81 ly của Đại đội Công vụ Trung
đoàn, do Trung uý Lục Cá Lìn (người Nùng) khoá 24 Thủ Đức làm đại đội trưởng
chưa bị pháo binh cộng quân phá huỷ. Buổi tối, thỉnh thoảng anh Lục Cá Lìn nổi
hứng (thật ra là theo lịnh,) bắn vài quả, thế là cộng quân nhanh chóng đáp lễ từ
vài chục đến trăm quả pháo như chơi. Lính Trinh sát chửi thề: "ĐM nó, đéo
sợ Việt cộng bằng sợ thằng cha "sáu cái L .." này, mỗi lần nó sủa, thế
nào bọn chó đẻ cũng chơi lại bạc trăm." Trung uý Lục Cá Lìn đúng bản chất
người dân tộc Nùng, thật thà, dễ thương, và hiền hơn con gái, chẳng bao giờ giận
ai cả. Lính Trinh sát có căn bệnh lười đào hố cá nhân lắm, nhưng cũng phải cám
ơn cái anh chàng hiền lành này, nhờ hắn mà chiếc hố càng ngày càng sâu hơn, có
thể đứng thoải mái và chỉ cần thẳng lưng là đầu ra khỏi miệng hố, nói chuyện phải
quấy với con cháu "lão hồ", chưa kể ngồi dưới có thể nấu nước nóng bằng
C 4 (C 4 là loại chất nổ mầu trắng, mềm và dẻo như kẹo cao su, có thể xé nhỏ ra
và khi đốt tạo ra ngọn lửa xanh rất nóng, không có khói. Khi cả khối C 4 gắn lại
với ngòi nổ có thể phá một chiếc cầu hay lô cốt) trong chiếc ca nhà binh để pha
gạo sấy hoặc cà phê, thậm chí phì phèo chút khói thuốc lá Quân tiếp vụ, với điều
kiện một anh làm chuyện đó thì hai người nơi chiếc hố bên cạnh phải chống mắt
canh giặc. Hố cá nhân là phương pháp chống đạn pháo tốt nhất, nếu đào sâu đủ để
ngồi xuống qua khỏi đầu, trừ khi trời gọi, đạn rơi ngay vào hố, hoặc nổ rất gần,
hay quân địch dùng đạn loại phá hầm.
Quyển sách tiếng Anh tựa đề "Hell On Earth" tạm dịch "Địa Ngục Trần Gian" của tác giả James H. Willbanks có đoạn viết: "Sau hai lần tấn công thất bại, quân Bắc Việt thay đổi kế hoạch. Tư lệnh Sư đoàn 9 của CSBV(cộng sản Bắc Việt) bị khiển trách vì đã hai lần thất bại, và nhiệm vụ mới được giao cho Sư đoàn 5 CSBV làm mũi tấn công chính, hai Sư đoàn CSBV 7 và 9 đóng vai trò yểm trợ. Cuộc tấn công lần thứ ba bắt đầu vào lúc 05:00 sáng ngày 11/5/1972 với màn mưa pháo, hơn 10,000 quả đạn đại bác 130 ly bắn liên tục trong 12 giờ đồng hồ, dưới sự yểm trợ của hoả lực pháo binh, nhiều trung đoàn bộ binh cộng sản tấn công vào An Lộc cùng thiết giáp. Cuộc tấn công thật dữ dội, gần như xé đôi quân phòng thủ, và có lúc quân phòng thủ hầu như chịu không nổi." [10,000 đạn pháo binh 130 ly bắn trong ngày này chỉ là ước đoán của hai tác giả người Mỹ. Theo Radar điện tử của Hoa Kỳ và "Biệt đội Tác chiến Điện tử" Sư đoàn 5 BB cho con số chính xác là 12,000.]
ĐÊM MƯA PHÁO
Làm sao có thể quên được cái đêm gần sáng ngày Thứ năm 11 tháng 5 năm 1972? Trong một căn hầm nổi, đào sâu dưới đất khoảng nửa thước, nhưng đi vào vẫn phải khom lưng, bao cát chất xung quanh chừa vài lỗ châu mai hướng ra ngoài, nóc hầm phủ hai lớp bao cát chỉ đủ để ngăn miểng pháo, nếu quả đạn rơi trúng thì cả lũ lên bàn thờ, thế cũng vui, không phải ra đi cô đơn. Diện tích căn hầm chưa đến ba thước vuông, rất nhỏ, chứa hơn 10 người, không ai có chỗ nằm cả, ngồi là may lắm rồi, chưa kể người giăng võng ngồi cong lưng hình chữ V ở trên và dưới võng lại là một anh khác. Không thở được, căn hầm đã chật, thêm vào hơi người lại toàn là những anh chàng "ít tắm" (tắm ở An Lộc là một xa xỉ, đế vương, sống mãi đâm quen đi) cát bụi, khói đạn bay mù mịt ở ngoài tạt vào hầm thật là khó chịu, chưa kể đến mùi đất. Lính chúng tôi nói đùa: "Tập ngửi mùi đất cho quen, mai mốt có nằm xuống cũng cảm thấy bớt khó chịu!" Ai tin dị đoan thì ráng chịu, đời lính nay sống, mai lên bàn thờ có gì đâu mà lạ?
Theo Radar thăm dò điện tử của Hoa Kỳ, Đại tá William H. Miller cố vấn trưởng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 cho biết trong ngày hôm đó CSBV đã bắn vào An Lộc 12,000 quả đạn. Tất cả đều chuẩn bị vì chúng tôi biết khi pháo binh chấm dứt là chúng cho bộ binh và thiết giáp tấn công. [Đại tá William H. Miller làm việc bên cạnh Tướng Hưng và Ban tham mưu Sư đoàn 5 BB, ông phụ trách liên lạc trực tiếp với đơn vị B 52 đóng tại Thái Lan, và các đơn vị Radar tình báo kỹ thuật của Hoa Kỳ để nhận những thông tin chính xác qua các máy móc điện tử. Chính vì thế, nên họ biết được bao nhiêu quả đạn pháo binh của cộng sản bắn vào mỗi ngày, đường đi nước bước của quân Bắc Việt trong rừng, đưa lại kết quả B 52 rải bom rất chính xác.] Thử hỏi, "Nếu Hoa Kỳ tôn trọng những lời hứa trong Hiệp định Paris, họ sẽ can thiệp lại nếu phía cộng sản vi phạm những điều cam kết trên văn bản?" Thì tháng 4/1975 chỉ cần để B 52 quay lại trải thảm như An Lộc năm 1972, thì Sài Gòn đâu bao giờ phải mang tên xác người?
Tổng thống Gerald Ford chỉ xin 300 triệu tiền quân viện cho
VNCH, nhưng cái đảng Dân Chủ "khốn nạn" đã nhất định không phê chuẩn.
Bầy khỉ từ rừng vào thành phố chẳng vì giỏi giang hay anh hùng gì cả, chúng vào
được vì nhà cửa đã bị bỏ hoang. Từ 1975 đến nay chúng đã làm được gì? Một đất
nước tả tơi, biển đảo bị xâm chiếm, ngư dân được phát cờ ra khơi bám biển, để hải
quân ở nhà bám bờ! Chẳng lẽ số phận người Việt sẽ phải chịu tạm thời mất nước một
lần nữa, trước khi dành lại được? Sẽ phải nếm mùi cộng sản để từ nay sợ đến già?
"Ai chiến thắng chưa hề chiến bại? Ai nên khôn chưa dại đôi lần?" Tôi
không mong điều này, nhưng lịch sử có cái ác nghiệt riêng của nó.
[Hình bên trái: Đại tá William H. Miller, Cố vấn Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH tại mặt trận An Lộc. Ông có mặt bên cạnh Chuẩn tướng Lê Văn Hưng từ ngày đầu tiên đến cuối cùng của trận chiến. Ông trực tiếp điều khiển B 52 từ Thái Lan rải bom trải thảm xung quanh An Lộc, các phi cơ AC-130 Spectres cũng do vị sĩ quan Hoa Kỳ đã từng tham dự Đệ nhị Thế chiến, Chiến tranh Hàn quốc và ba lần tham chiến tại Việt Nam hướng dẫn. Ông sinh ngày 9/8/1924 và qua đời ngày 28/2/2004.
Hình bên phải: Thiếu Tướng James F. Hollingsworth thị sát An Lộc, tháng 10 năm 1972. Bên cạnh ông là một Đại tá Cố vấn Mỹ tại Sư đoàn 5 Bộ binh, không biết tên.]
(Hình ảnh: Admin ĐN)
Trong hầm
hôm đó, cùng chúng tôi có Đại uý Nguyễn Văn Minh, khoá 18 Thủ Đức, ông là cựu Đại
đội trưởng 7/5 Trinh sát trước "Tuấn râu", ra làm Tiểu đoàn Phó và có
lệnh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn về trình diện hậu cứ Lai Khê để đi nhận nhiệm vụ mới
ở Tiểu khu. Vì không có máy bay di chuyển về Lai Khê, nên Đại uý Minh quay về
ăn ở chung với lính Trinh sát, ông người cao lớn, với hàng ria mép rậm và rất
"ngầu". Trong cái đêm kinh hoàng đó, Đại uý Minh bị một miểng đạn
pháo rất nhỏ chui qua lỗ châu mai, để lại một vệt máu trên sống mũi, và ông đã
trả nợ núi sông. Đến sáng khi ngưng pháo, cộng quân bắt đầu tấn công, chúng tôi
nghe tiếng xích xe thiết giáp cầy trên đường bên tiếng AK 47 và M 16 hai bên bắn
nhau. Lính Trinh sát chôn vội Đại uý Minh ngay ngoài chiến hào, đứng chào ông lần
cuối, sau đó lao vào cuộc chiến một mất một còn với địch quân.
[Hai bức hình trên cho chúng ta thấy rõ đạn pháo binh 130 ly của cộng quân tàn phá đến mức nào? Không thể do bom Mỹ được vì sức tàn phá của bom mạnh hơn rất nhiều, sẽ không có mảnh tường nào đứng vững được nếu bị ăn bom.
Hình bên trái: Toà Hành chính Tỉnh Bình Long.
Hình bên phải: "Giải phóng là như thế này đây" có khác gì chuyện cướp đất của đồng bào Thủ Thiêm, hay vườn rau Lộc Hưng hôm nay?]
(Hình ảnh: Bruno Barbey.)
Đạn pháo của cộng quân mỗi ngày mỗi nhiều hơn, chúng bắn cả ngày lẫn đêm. Thị trấn bắt đầu trở thành khói lửa, khu chợ An Lộc, Toà Hành chính, Bệnh viện, Trường học, Bộ chỉ huy Tiểu khu, chẳng còn chỗ nào gọi là an toàn! Chẳng hiểu Bắc quân đánh giặc kiểu gì? Có thấy thằng VC nào mặc quân phục xuất hiện đâu? Ở xa cả chục cây số với tầm bắn của pháo binh 130 ly chúng bắn vô tội vạ, thậm chí đạn rơi ngay trên đầu đoàn người gồng gánh chạy nạn, nhà thờ, chùa chiền cũng chẳng tha. Đơn vị đóng quân trên đường từ Phú Lố, dân chạy vào thị trấn, kinh có, thượng có, vừa đi vừa gồng gánh, vừa khóc. Mẹ bố chúng nó, đứa nào lẻo mép tuyên truyền quân giải phóng đến đâu đồng bào chào đón đến đó. Hãy nhìn những bức ảnh do tác giả chụp dưới đây để xem dân chúng miền Nam sợ giặc miền Bắc ra sao? Không phải chờ đến mùa hè đỏ lửa 1972 người dân mới bỏ phiếu bằng chân cho "bác và đảng".
Lịch sử đã chứng minh năm 1954 hơn một triệu người Bắc di cư vào Nam
- Tết Mậu thân 1968, có người dân miền Nam nào hoan hô "giải phóng" đâu, ngoại trừ một dúm trí thức, trí ngủ nằm vùng!
- Đến năm 1972, An Lộc, Kontum, Quảng Trị với "Đại lộ kinh hoàng!" Những hình ảnh dưới đây chụp đồng bào người Kinh và Thượng gồng gánh nhau chạy nạn cộng sản. Cái ác và khốn nạn nhất của cộng sản là chúng biết mọi người chạy trốn vào An Lộc, và chúng tạm ngưng pháo kích, không phải vì nhân đạo, chúng chỉ muốn tạo ảo tưởng cho họ là trong An Lộc bình an hơn, cứ vào đi. Khi màn đêm buông xuống, khi nồi cơm chưa kịp ăn, chỗ nằm chưa ấm, đám dân chúng vô tội đã đón nhận cơn mưa pháo ân huệ của bác và đảng. Pháo mịt mù, đạn nổ hơn cả sấm sét, pháo thủ cộng sản không cần toạ độ, cứ bắn thoải mái cho "Chết mẹ đồng bào miền Nam!" Tội nghiệp, lính Cộng hoà thì đã có hầm, người dân An Lộc nhà nào cũng có, chỉ dân tản cư là không. Họ chạy tán loạn, lấy lưng làm nắp hầm! Có mặt ở An Lộc, thời điểm lịch sử này, nhìn tận mắt xác người dân bị đạn pháo binh của cộng quân bắn tan nát đến không còn nhận ra hình thù, quả là một bữa "tiệc máu" được người lính miền Bắc dâng lên "bác" của chúng "đạt chỉ tiêu" và "đầy chất lượng" (chữ của cs)!
Có ở An Lộc chúng ta mới thấm thía bài hát của Cục
Chính Huấn, Quân lực VNCH: "Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay dính máu đồng
bào - Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay vấy máu anh em. - Hận thù đó! chất cao
trong lòng người - Hận thù đó! chất cao trong lòng tôi, lòng anh. - Giặc từ miền
Bắc vô đây, bàn tay chiến tích hận thù - Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay giết
chóc hôi tanh." Không phải là tuyên truyền, lời nhạc viết cho những
"xác người" viết cho lịch sử hôm nay và ngàn năm sau, viết cho một cuộc
chiến "khốn nạn" người Việt giết đồng loại!
[Hình bên trái: Đoàn người chạy trốn cộng sản
từ hướng Phú Lố đi vào An Lộc, trong s
Hình bên phải: Lính Trinh sát 7/5 đóng quân trong một khu vườn bỏ hoang, ngay trên miệng hố cá nhân là súng chống chiến xa M 72, mọi người ăn, ngủ ngay bên cạnh hố cá nhân.] (Hình ảnh: NTT/1972.)
Với những sư
đoàn thiện chiến từ miền Bắc vào, từ Lào qua, Campuchea đến. Với số lượng pháo
binh 130 ly áp đảo đối phương ngay từ những ngày đầu, từ vài ngàn cho đến có
hôm 12,000 quả đạn đại pháo được bắn vô tội vạ, cộng thêm những tiểu đoàn thiết
giáp. Ưu thế quân sự rõ ràng, mặc dù trận chiến kéo dài 93 ngày (theo các tài
liệu quân sử) nhưng giấc mơ "10 ngày An Lộc sẽ thành thủ đô của MTGPMN"
của Nguyễn Thị Bình đã tan theo mây khói. Huyền thoại "Quân đội Nhân dân
Việt Nam bách chiến, bách thắng" nghe sao mà lố bịch, mỉa mai và trơ trẽn
đến thế là cùng! Mang ra một lực lượng quân số đông gấp nhiều lần, vũ khí đạn
dược bắn thả dàn không sợ thiếu, đánh một quận nhỏ với vài ngàn quân tử thủ,
hơn ba tháng không xong thì anh hùng cái nỗi gì?
[An Lộc tan hoang, đổ nát! Giải phóng là thế này ư? "Vua Hùng có công dưng nước, Bác cháu ta thi đua phá nước."] (Hình ảnh: Bruno Barbey.]
An Lộc đứng vững nhờ sự hy sinh trên cả tuyệt vời của các chiến sĩ Quân lực VNCH thuộc đủ mọi quân binh chủng, các đơn vị Tiểu khu và Chi khu những người lính Địa Phương Quân biết từng con đường, từng ngõ ngách của thị trấn. Không thể quên được vai trò của Sư đoàn 5 Bộ binh, đơn vị trách nhiệm chính quy bảo quốc an dân Vùng 3 chiến thuật, Quân đoàn III, phụ trách ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, và Phước Long. Sư đoàn 5 BB bị thiệt hại rất nặng, ngoài Trung đoàn 9 bị mất tại quận Lộc Ninh, hai Trung đoàn 7 và 8 còn lại hy sinh trên dưới hai phần ba quân số. Riêng tại Trung đoàn 7 Bộ binh, Tiểu đoàn 3/7 do Đại uý Định, Tiểu đoàn Trưởng, Đại uý Hoa, Tiểu đoàn Phó (không nhớ rõ tên họ của hai vị) cả hai sĩ quan này đều từ Nhẩy dù chuyển qua, đã hy sinh vì đạn pháo. Các bạn tôi, Trung uý Nguyễn Văn Hoà, xuất thân từ Thiếu sinh quân, khoá 24 Thủ Đức, vừa được đặc cách tại mặt trận lên Đại uý chưa được vài ngày thì ra đi vì đạn pháo khi anh trên đường đi họp tại Bộ chỉ huy trở về đơn vị. Tôn Thất Nguyện, Trung uý, khoá 2 Chiến tranh Chính trị Đà Lạt, tính tình hiền hậu, ăn nói giọng Huế nhỏ nhẹ, Đại đội Trưởng cũng vĩnh biệt anh em vì những viên đạn pháo. Chuẩn uý Nguyễn Văn Tân, và Chuẩn uý Nguyễn Văn Đệ, Trưởng toán Viễn thám, đền nợ nước ngay tại Phú Lố ... Nhiều lắm, không nhớ được.
Đại đội 7/5 Trinh sát khi được trực thăng vận từ Lai Khê đến một cánh rừng gần Lộc Ninh, đơn vị chúng tôi có hơn một trăm chiến binh, không kể hậu cứ. Đến tháng 6/1972 chỉ còn 40 người, tính luôn cả các binh sĩ được bổ sung sau này, có nghĩa là lính Trinh sát chính gốc còn lại trên dưới 20. Hơn hai phần ba đại đội đã nằm xuống tại An Lộc, từ Phú Lố đến trận chiến chiếm lại Nhà tù An Lộc đã bị cộng quân chiếm giữ. Đại uý "Tuấn râu" được 44 đưa qua làm Tiểu đoàn Trưởng, Tiểu đoàn 3/7, mang danh là tiểu đoàn, nhưng lúc đó cao lắm thu lại chỉ còn khoảng một đại đội, tính luôn cả những thương binh không có phương tiện tản thương. "Tuấn râu" đi, thì "Tuấn nhô" lên, tôi nhận chức vụ đầu đàn Trinh sát 7/5 và ngày đầu tiên kiểm điểm lại quân số đại đội chỉ còn trên dưới 20 tay súng chưa bị đui què, sứt mẻ, hoặc chỉ bị thương nhẹ! Rất may, toàn là lính cũ, gắn bó với nhau qua nhiều thử thách từ trận Snoul, qua Bù Gia Mập, Đồng Xoài, Phước Long, Chiến khu C, Phú Hoà Đông ... "Có bao nhiêu, chơi bấy nhiêu 95" tôi cảm động khi nghe các chiến binh dưới quyền khuyến khích bằng câu nói đơn giản như thế, không cần phải đao to búa lớn làm chi cho mệt. Người lính VNCH chiến đấu vì non sông, vì đất nước, không làm tay sai cho bất cứ một "đảng khốn nạn" nào cả. Người dân VNCH cũng chẳng cần thằng "lãnh tụ" nào để đời đời biết ơn. Chúng tôi sống thẳng lưng, cho đến khi nằm xuống.
Lữ đoàn 1 Nhẩy dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù là hai đơn vị gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cộng quân. Trên đường giải toả An Lộc, Lữ đoàn 1 Nhẩy dù tiến quân bằng đường bộ vượt qua Chơn Thành 7 cây số về hướng Bắc (An Lộc) đụng độ ác liệt với các ổ chống cự của cộng quân và thiệt hại rất nặng, nhưng cuối cùng đã quét sạch cộng quân, tiến vào An Lộc bắt tay với các đơn vị tử thủ.
Liên đoàn 81
Biệt cách Dù chiến đấu dũng cảm, để lại không biết bao nhiêu yêu thương và nước
mắt, khiến một cô giáo tại An Lộc đã ngậm ngùi qua câu thơ: "An Lộc địa sử
ghi chiến tích - Biệt cách dù vị quốc vong thân" nơi nghĩa trang an nghỉ của
các anh ngay phố chợ An Lộc (nghĩa trang này hiện nay đã bị chính quyền csvn
xoá bỏ không còn dấu tích.)
[Hình bên trái: Nghĩa trang 81 Biệt cách dù nằm bên cạnh ngôi chợ An Lộc hoang tàn đổ nát vì Bắc quân, hiện nay nghĩa trang này không còn tìm thấy. CSVN đã tìm đủ mọi cách phá đi những chứng tích lịch sử, tội ác không phải chỉ với người sống, mà chúng cũng không tha cả người chết.
Hình bên phải: Các chiến sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù trên đường vào giải toả An Lộc. "Chàng từ đi vào nơi gió cát - Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?" Chinh Phụ Ngâm. Đặng Trần Côn.]
(Hình ảnh: Picture of An Loc battle, Google.)
Ba Sư đoàn 21 + 18 + 9 Bộ binh của VNCH cũng tham chiến để giải toả Quốc lộ 13, mở ra đường tiếp tế cho An Lộc, giúp chặng đường phía nam quận lỵ an toàn để trực thăng của Không quân VNCH có thể tản thương, giúp chúng tôi bổ sung quân số. Mong các chiến sĩ trong các sư đoàn trên tha thứ cho người viết vì khả năng nhỏ bé, không được biết nhiều về đường tiến quân của các anh, cho nên chỉ vài lời tạ ơn đến từ trái tim.
"Tổ quốc Không gian" xin ngàn lần cám ơn các phi công Trực thăng, Khu trục, Chinook, và C 130 của Không quân VNCH. Không có các anh, chắc chúng tôi sẽ bị ăn tươi nuốt sống, Skyraider đánh bom Napal cách chỗ đóng quân từ 50 thước trở lại, chúng tôi chỉ còn biết ôm nón sắt ngồi thật sâu dưới chiếc hố cá nhân, đinh tai về tiếng nổ, da thịt nóng như bỏng vì ngọn lửa, để rồi sau đó là mùi khét của xác VC. Khi thả chúng tôi vào gần Lộc Ninh, Trực thăng các anh không chiếc nào về đến phi trường mà không đếm được vài chục vết đạn, chưa nói đến một số bị bắn hạ trong rừng. Trong khi viết bài này, tôi may mắn đọc được một bài viết tựa đề "Trung Uý Phạm Văn Công trưởng phi cơ C-123K và phi hành đoàn hy sinh vì Tổ Quốc tại An Lộc". Bạn đọc có thể tìm theo địa chỉ sau:
Các anh phi công đã
ra đi không hẹn ngày về, lỗi đạo với vợ con và gia đình, cũng chỉ vì đem lương
thực tiếp tế cho chúng tôi. Tổ quốc Ghi ơn các anh!
[Hình bên trái: Phi cơ Trực thăng đổ quân..
Hình bên phải: Phi đoàn 518, Sư đoàn 3 Không quân, Biên Hoà]
(Hình ảnh: KQ/VNCH
và Chiến trường An Lộc https://www.google.com/search?sxsrf + T/U Nguyễn Văn
Chuyên, Phi đoàn 518, Sư đoàn 3 KQ Biên Hoà.)
LƯU DANH SỬ SÁCH
Nói đến An Lộc không thể không vinh danh Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 BB (sau mặt trận An Lộc lên Thiếu tướng) và Đại tá Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Phó Sư đoàn 5 BB (có tài liệu nói Đại tá Vỹ là Chỉ huy Bộ Tư lệnh nhẹ Quân đoàn 3 tại An Lộc, sau trận chiến lên Chuẩn tướng.) Trong trận đánh của Đại đội 7/5 Trinh sát từ Ty Công chánh An Lộc qua tái chiếm lại nhà tù An Lộc chỉ cách nhau một con đường, nhưng chúng tôi trả giá khá đắt, vì VC có lợi thế là tử thủ trong các lô cốt bê tông cốt sắt, mỗi góc nhà tù lại thêm những vọng gác cao xây trên lô cốt. Chưa kể các phòng giam, mặc dù đã bị pháo kích đến không còn nhận ra, nhưng những bức tường chỗ nào còn đứng được đều trở thành lợi thế ẩn núp cho địch quân. Trong khi đó, quân ta bên Ty Công chánh chỉ có giao thông hào và hố cá nhân, bên nào bất lợi thì đã rõ. Nhà tù dĩ nhiên là các vọng gác phải kiên cố, đạn M 79 chỉ là gãi ghẻ, đơn vị có M 72 súng bắn chiến xa, nhưng số lượng hạn chế nên phải để dành để "nướng cua" (bắn chiến xa.) Tôi đã bị thương nơi đùi vì đạn pháo của VC tại đây, vết thương cũng không mấy nặng so với đồng đội, nhưng cũng được cho về chỉ huy đám thương binh trong hai tuần, phụ trách bảo vệ hầm chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng.
Căn hầm chỉ
huy của Tướng Lê Văn Hưng được dựng bằng các tấm vỉ sắt dùng để lót phi trường,
bao bọc xung quanh là lớp bao cát dầy, nguỵ trang ngay sau một dẫy nhà của trường
Trung học An Lộc. Từ đường chính trước mặt là Quốc lộ 13 sẽ bị che khuất bởi dẫy
nhà này. Căn hầm khá rộng, đủ để Ban Tham mưu, Truyền tin, và cố vấn sinh hoạt.
Những thương binh nặng được cho ở cùng trong hầm để bác sĩ có thể yên tâm điều
trị. Chính vì thế, số người đông, căn hầm trở nên chật chội. Tướng Lê Văn Hưng,
ở ngoài chiếc áo giáp của ông đeo hai bên là hai quả lựu đạn "mini",
có thế thôi. Không phù hiệu, cấp bực, khi nóng quá ông cởi áo giáp mắc lên chiếc
ghế sắt và chỉ mặt áo lót. Đại Tá William H. Miller là Cố Vấn Trưởng Hoa Kỳ bên
cạnh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng. Thỉnh thoảng, tạm ngưng công việc trong giây lát,
Tướng Hưng ra nói chuyện với các thương binh. Ám danh đàm thoại trên truyền tin
của Tướng Hưng là "54" (Tư lệnh) và của Đại Tá Vỹ là "45"
(Tư lệnh phó,) một hôm "54" hỏi thăm tôi:
- Em bị
thương hôm nào, có nặng không?
- Thưa
"54" cũng nhẹ thôi.
- Ráng lên em. Qua sẽ ở cùng các em đến giây phút cuối cùng.
- Sao
"54" chỉ đeo có hai trái "mini"? Tôi hỏi.
- Trái đầu cho tụi nó, và trái thứ hai dành cho Qua. Ông mỉm cười trả lời dí dỏm.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng đã giữ đúng lời hứa, "Tướng chết theo thành" ông đã tự sát vào ngày 30/4/1975, trước khi chào tạm biệt vợ con và chiến hữu. Ông yêu cầu vợ con và thuộc cấp ra ngoài, đóng cửa phòng, và một tiếng súng vang lên, đưa người về với non sông, đất nước.
Trong cuộc chiến An Lộc, Đại tá Lê Nguyên Vỹ rất âm thầm làm việc. Một mình ông, mặc áo giáp, đội nón sắt, đi thăm từng đơn vị với hai người cận vệ và một truyền tin. Ông cũng không đeo cấp bậc, tính tình khá nóng nẩy, giọng nói khàn khàn. Có một hôm, hai chiếc xe thiết giáp của cộng quân lầm lũi tiến vào thành phố ban ngày. Một chiếc đã vào trong sân trường nơi đặt Bộ chỉ huy của Sư đoàn 5 BB, chiếc xe này đậu ngay trước phòng học đằng sau là hầm chỉ huy, lính Bắc Việt không nhận ra, đằng sau cái vẻ hiền hoà của căn phòng trống kia là một rừng an ten truyền tin. Chúng đang ngơ ngáo, thì Đại tá Lê Nguyên Vỹ chụp một khẩu M 72 ra trực xạ và chiếc xe cháy bùng lên. Đại tá Vỹ là người đầu tiên hạ chiến xa của cộng quân tại An Lộc.
Sau chiến thắng An Lộc, Đại tá Lê Nguyên Vỹ lên Chuẩn tướng, và trở thành vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 5 BB. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự sát tại Lai Khê vào ngày 30/4/1975.
Tôi rất hãnh diện được phục vụ dưới quyền, và may mắn được tiếp xúc trực tiếp với hai vị Tướng "uy vũ bất năng khuất." Xin thành kính nghiêng mình trước hai người anh cả của đơn vị.
Chưa bao giờ tự nhận mình là đội quân "bách chiến, bách thắng" trong chiến tranh có lúc được và lúc thua, nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà sẽ mãi mãi hãnh diện về những cấp chỉ huy can đảm chọn cái chết để lưu danh muôn thuở. Lịch sử sẽ ghi tên
- Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4
- Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân đoàn 4
- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 BB
- Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 BB
- Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2
- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng Cần Thơ, người đã bị cộng sản đem ra xử bắn vì đã chống đối đến giây phút cuối cùng. Còn rất nhiều những tấm gương anh hùng khác:
- Đại tá Đặng Sĩ Vinh, cùng vợ và 7 con đã tự sát ngày 30/4/1975
- Trung tá Nguyễn Văn Long, tuẫn tiết trước toà nhà Quốc hội VNCH
(nay là công viên phố đi bộ trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.)
Theo nhiều tài liệu, sách báo cả Việt lẫn Mỹ thì cộng sản đã mở ra tổng cộng 7 cuộc tấn công vào Quận An Lộc trong 93 ngày đêm. Với quân số và vũ khí gấp bốn lần phía VNCH, trong chiến tranh bên tấn công bao VC giờ cũng có nhiều lợi thế hơn bên phòng thủ VNCH. Với ưu thế rõ ràng không thể chối cãi, tại sao cộng quân thua? Chúng ta có thể thấy qua vài nguyên nhân dưới đây:
+ Không có chính nghĩa, người dân An Lộc đang sống trong bình an, trẻ em cắp sách đến trường, phố chợ buôn bán bình thường. Chỉ vì cộng sản Bắc Việt muốn chiếm thị xã để làm thủ đô cho cái mặt trận bù nhìn MTGP do chúng dựng ra, thế là chúng đem quân lính, xe thiết giáp, và đại pháo 130 ly vào quét sạch, đốt sạch, giết sạch mọi người. Quân xâm lăng đã phải trả giá.
+ Đưa vào cuộc
chiến một lực lượng rất lớn gồm nhiều sư đoàn bộ binh, thiết giáp và pháo binh.
Quân cộng sản không hề nhận được sự giúp đỡ của dân chúng An Lộc như họ tuyên
truyền. Chiến xa đi vào thành phố ngơ ngác không biết đường, quay tới, quay
lui, cuối cùng làm mồi cho chiến sĩ VNCH. Du kích địa phương của CS cũng không
biết nhiều về địa hình thành phố, cho nên việc hướng dẫn bộ đội cứ như thằng chột
dẫn thằng mù. Pháo binh CS quả đã làm quân và dân An Lộc thiệt hại nặng nề, chết
vô số kể, nhưng không thể tàn sát tất cả. Một mình pháo binh không thể tạo ra
chiến thắng.
[Theo tài liệu tổng số xe thiết giáp đủ loại
của cộng quân bị hạ tại An Lộc do các binh chủng Quân Lực VNCH bắn bằng súng M
72, hoặc do phi cơ AC-130 Specter và B 52 là 45 chiếc. Khi CSVN vào chiếm Dinh
Độc Lập ngày 30/4/1975, không hề gập một chống đối, nhưng sau đó dàn cảnh cho
quay phim một chiếc xe thiết giáp húc đổ cánh cửa dinh. VNCH không có thói quen
đóng phim tuyên truyền bịp bợm, rẻ tiền như thế!] (Hình ảnh: Bruno Barbey.)
+ Quân cộng
sản chưa hề được huấn luyện chiến thuật bộ binh đánh giặc cùng thiết giáp (tùng
thiết.) Theo nguyên tắc, bộ binh luôn luôn phải đi trước để khám phá và dọn dẹp
những ổ phục kích chống xe tăng, và thiết giáp đi sau bộ binh yểm trợ với hoả lực
mạnh. Quân lực VNCH rất giỏi về chiến thuật "tùng thiết." Lính Bắc Việt
thì làm ngược lại, họ để thiết giáp (VC gọi là bộ đội tăng) đi trước đỡ đạn, và
bộ binh đi sau.
Thiết giáp như thằng mù, và trở thành mục tiêu bắn hạ một cách dễ dàng của VNCH. Thú thật, những ngày đầu, nghe tiếng xe thiết giáp của VC gầm rú trong bìa rừng, chúng tôi cũng sợ và mất tinh thần! Đừng tin những tuyên truyền bố láo về "thằng ngu" nào đó "lấy thân mình lắp lỗ châu mai!" Mẹ nó, khi súng nổ chỉ có thằng điếc mới không biết sợ. Nhưng khi Đại tá Lê Nguyên Vỹ hạ chiếc xe đầu tiên một cách dễ dàng, nỗi sợ trở thành "trò chơi" mang tên "săn cua" cho lính VNCH. Khi thiết giáp đi đầu bị cháy, đám bộ binh VC theo sau nhanh chóng mất tinh thần, "chạy thì sống, chống lại là toi theo bác ngay!" Chưa nói đến các quân nhân VNCH còn sáng chế một kiểu hạ xe thiết giáp, họ dùng thuốc bồi pháo binh 105 ly, cột vào lựu đạn cá nhân, ném vào xe của địch.
+ Phi cơ
AC-130 Spectre dùng đại bác bắn trực xạ từ trên trời xuống và bộ binh ở dưới có
thể giúp điều chỉnh từng 5-10 thước. Trinh sát 7/5 chúng tôi đã phải nhờ đến
phi cơ AC-130 Spectre để triệt hạ mấy cái lô cốt ở nhà tù An Lộc. Thú thật, khi
ở mặt trận An Lộc chúng tôi không hề biết đến loại phi cơ đặc biệt này, trên
máy bay trang bị đại bác 105 ly và các loại súng 40 ly + 20 ly. Ban đêm, bạn
không thể thấy nó và khi bắn chỉ nghe dưới đất những tiếng nổ rời rạc bùm, bùm.
So với đạn pháo binh VC rải như mưa sa, bão táp thì chẳng thấm vào đâu. Nhưng
hãy cất đi sự thiếu hiểu biết của mình để học hỏi thêm về kỹ nghệ chiến tranh của
Mỹ, bạn sẽ ngạc nhiên về những gì tai nghe, mắt thấy. Khi Trinh sát 7/5 tấn
công vào nhà tù An Lộc, chúng tôi gập cản trở rất lớn vì mấy cái lô cốt kiên cố
do chính VNCH xây và bây giờ VC tạm trú. Bộ chỉ huy Sư đoàn 5 quyết định gọi
AC-130 Spectre giúp:
- 95, 44.
- 44, 95
nghe.
- Anh cho
con cái ăn mặc đàng hoàng (ý nói trang bị súng đạn, áo giáp đầy đủ) có người đẹp
đến thăm (AC-130 Spectre.)
- Tôi nhận rõ 44.
Hệ thống truyền tin của VNCH tại An Lộc không được an toàn vì cộng quân đã chiếm khá nhiều máy cũng như đặc lệnh truyền tin của quân ta, tần số nào chúng nó cũng nhẩy vào, có lúc cả hai bên cãi nhau hoặc chửi thề trên máy. Chính vì thế, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng ra lịnh hạn chế tối đa nói qua máy PRC 25. Tôi đã được họp trước cùng Trung tá Lý Đức Quân "44" và Đại tá Cố vấn Mỹ William H. Miller của Sư đoàn 5 BB và biết trước sẽ có máy bay AC-130 Spectre đến giúp, để thanh toán mấy cái lô cốt thổ tả, cho nên không cần nói nhiều. Đầu tiên, phi cơ sẽ bắn vào mục tiêu định sẵn bằng một viên đạn đại bác 20 hoặc 40 ly, ở dưới đất tôi quan sát xem và từ đó điều chỉnh từng thước một về hướng bắc, nam, hay từ đông qua tây. Khi viên đạn thứ hai trúng mục tiêu, chỉ cần nói qua máy: OK. Thế là đạn pháo 105 ly từ trời rơi xuống cực kỳ chính xác, đưa con cháu bác về gập bác!
Người đẹp
AC-130 Spectre "trên cả tuyệt vời" nàng bắn và điều chỉnh bằng radar
điện tử, chỉ vài phút đến thăm, đã quét sạch đám thổ phỉ. Trong đêm tối, lính
Trinh sát tiến vào khu nhà tù An Lộc không còn bị VC từ lô cốt bắn ra nữa. Theo
nhiều bài viết về trận An Lộc của các phóng viên chiến trường Mỹ & VNCH, cô
nàng AC-130 Spectre cũng nướng khá nhiều xe thiết giáp của cộng quân trong rừng,
trên máy bay có máy quay phim dùng hồng ngoại tuyến có thể nhìn qua màn đêm,
cho nên họ đếm được từng con "cua sắt" và hạ một cách dễ dàng.
[Hình bên trái: AC-130 Spectre trang bị đại
bác 105 ly bắn trực xạ, điều chỉnh mục tiêu từ 5-10 thước một bằng đại bác 40
hoặc 20 ly, khi đơn vị dưới đất xác nhận, đạn 105 ly sẽ phá huỷ mục tiêu. Hình
bên phải: B 52 có thể trải thảm mục tiêu rộng hàng cây số và rải bom chồng chéo
lên nhau. Một chiếc B 52 mang trong lòng máy bay 84,500 pound bom = 38,363 kg +
24,750 pound bom gắn hai bên cánh, tương đương với 11,236 kg. Tổng cộng, một
chiếc B 52 mang theo 108 quả bom, trọng lượng 109,250 pounds = 49,599 kilograms.
Với số lượng khủng khiếp trong một lần rải bom này, đủ để xoá sổ một sư đoàn Bắc
Việt.] (Hình ảnh: Google.)
+ B 52 trải thảm, có khi cách vị trí đóng quân 500 thước, không đẹp, không lấy tiền. Một số toán Viễn thám và Trinh sát của nhiều binh chủng tham chiến được chia thành từng toán nhỏ khoảng 5 người một, đi sâu vào rừng, tránh né giao tranh, chấm toạ độ các đơn vị CS và phần còn lại giao cho B 52 làm việc. Đi thành từng toán nhỏ rất an toàn, không sợ pháo binh của địch, dễ lẩn trốn, và cuối cùng cộng quân ỷ có quân số đông nên coi thường chuyện phải giữ bí mật. Chúng ồn ào như đi chợ, xuống suối tắm rửa thoải mái, quân ta chỉ cần chấm toạ độ chính xác, báo về cấp trên, và nhận ám hiệu qua máy truyền tin rút lui khỏi vùng khoảng 15-20 phút trước khi B 52 đến làm cỏ.
Nói một cách công tâm, B 52 đóng vai trò vô cùng quan trọng với hằng trăm phi vụ, rải xuống hằng ngàn tấn bom nơi những cánh rừng cao su xung quanh An Lộc. Quân CSBV tập trung ở trong rừng, cách xa An Lộc một hai cây số, pháo binh của chúng tung hoành vì không có đối thủ, xe thiết giáp của chúng chạy suốt đêm, bật đèn như đi trên xa lộ thoải mái. Nơi vị trí phòng thủ, quân VNCH chỉ cần bình tĩnh quan sát, chấm toạ độ chính xác, gửi cho Bộ chỉ huy của Tướng Hưng, đơn giản có thế thôi. Như đã nói phần trên, hệ thống truyền tin của VNCH không còn an toàn nữa, cho nên Tướng Hưng đã họp từng đơn vị trưởng một tại hầm chỉ huy, vẽ trước trên bản đồ hành quân những ô hình chữ nhật bao vây kín An Lộc (mỗi một ô hình chữ nhật là một mục tiêu trải thảm cho B 52, và được mã hoá bằng một tên riêng, để cho dễ nhớ, tên các ca sĩ nổi tiếng của VNCH đều được dùng) các ô này chồng chất, xen kẽ lên nhau, để không một lính "cụ hồ" nào thoát.
- 95, 44. Em có nghe chương trình "Dạ Lan?" (Dạ Lan là tên chương trình phát thanh trên làn sóng Đài phát thanh Quân đội và Sài Gòn, rất nổi tiếng, với giọng nữ của Dạ Lan ngọt như mật, dân Sài Gòn trước 1975 ai cũng biết.) Ám hiệu cho biết sắp có B 52, và chuẩn bị điều chỉnh mục tiêu.
- 44, 95, dạ có, em thích nghe Khánh Ly và Thanh Lan (tên mục tiêu đã định sẵn) Thế là chỉ vài phút sau hai khu vực hình chữ nhật trên bản đồ hành quân đã rùng mình như động đất, giúp con cháu bác thoả mãn ước mơ "sinh bắc, tử nam." [Để giữ bí mật tối đa, mỗi đơn vị nhỏ như chúng tôi chỉ được phép biết trước một vài mục tiêu của địch trong khu vực mình, và mã hoá các mục tiêu đó, khi họp trực tiếp với cấp cao hơn. Không dùng toạ độ, mật khẩu đơn giản như nói chuyện gia đình hay chuyện tếu, và ngắn gọn. Có hôm 44 nói qua máy, em còn chai bia con cọp nào không? Như thế là biết sắp có B 52. Trả lời, dạ hết bia rồi, 44 dùng tạm Coca nhé? Coca là tên mục tiêu xin thả bom.]
Dĩ nhiên
quân CS không ngu dại gì mà tập trung để ăn bom! Giải quyết vấn đề này không mấy
khó, các khu vực hình chữ nhật là mục tiêu, sẽ được đặt chồng chéo lên nhau,
đánh từ vị trí gần nhất nơi quân ta tử thủ tại An Lộc (bom thả cách chỗ đóng
quân VNCH 500 mét) và từ từ đi ra xa. Đơn vị CS nào tiến gần quân ta nhất, sẽ
được ưu tiên nếm mùi B 52, các "đồng chí" ở xa rồi sau đó cũng được
hưởng. Chưa kể là các mục tiêu được đánh đi, đánh lại nhiều lần, không có một
vùng nào an toàn cho con cháu "bác hồ" cả!
LỊCH SỰ NHƯ "NGUỴ"
Cho đến nay (2019) các sách giáo khoa hoặc tài liệu lịch sử của người Việt trong nước vẫn còn bị CSVN tuyên truyền bịp bợm. Họ mô tả Quân lực và chế độ VNCH là "nguỵ" Học sinh, từ tiểu học đến đại học được "nhồi sọ" "lính Mỹ Nguỵ gian ác vô cùng, chúng giết trẻ em, hiếp dâm phụ nữ .." Chính những tuyên truyền "rẻ tiền" dưới thời đại "tin học" này khiến người dân từ Bắc chí Nam đã "sáng mắt, sáng lòng" xa rời bác và đảng. Thành phần còn bám vào CS chẳng qua là họ còn kiếm ra tiền vì dựa hơi đảng mà thôi! Hoặc nhờ đảng mà ăn cướp nhà của "nguỵ" và đất của "dân" ăn nên làm ra.
Quay trở lại An Lộc năm 1972, VNCH hy sinh nhiều không phải vì trực tiếp chiến đấu với quân CS, tỉ lệ chết vì giao tranh rất ít. Đa số chết hay bị thương vì đạn pháo kích của cộng quân mà thôi. Ưu thế ngay trong những ngày đầu của cộng quân chính là hoả lực pháo binh 130 ly của họ, với diện tích 4 cây số vuông, mỗi ngày nhận từ vài trăm đến vài ngàn quả đạn pháo, thì thiệt hại về nhân mạng cho cả thường dân lẫn quân đội VNCH là đương nhiên. Sau cái đêm VC pháo kích hơn 12,000 quả đạn đại bác 130 ly, tiểu đoàn 3/7 của Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 bị tổn thất nặng nề, Đại uý Định, Tiểu đoàn trưởng 3/7 và Đại uý Hoa, Tiểu đoàn phó hy sinh. Trinh sát 7/5 được lịnh ra trám tuyến và nhận bàn giao để canh giữ một tù binh Bắc Việt tên Trần Anh Vũ, để chờ khi trực thăng đáp được, người tù binh này sẽ đưa về Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 tại Lai Khê.
Trần Anh Vũ bị thương ở chân, khi Tiểu đoàn 3/7 giao anh ta cho Trinh sát 7/5, ra lệnh cởi khăn bịt mắt, tôi thấy một khuôn mặt rất trẻ bên một cơ thể ốm yếu, nước da xanh như bị sốt rét! Thật là tội nghiệp, chúng tôi là đơn vị tác chiến, không phải là An ninh "Phòng 2" cho nên cũng không được phép tra hỏi tù binh, và cũng không chuyên môn để làm việc này. Nhiệm vụ chỉ là tạm giữ anh ta cho đến ngày đưa được về Lai Khê, có thế thôi. Trong chiến tranh, dù ở bên nào cũng thế, có một quy luật chung là: Nếu tôi không bắn anh, thì anh cũng bắn tôi. Nhưng khi đã buông súng, Quân lực VNCH có luật rất nghiêm trong nguyên tắc đối xử với tù binh.
An Lộc tiếp
tục bị pháo kích, đạn từ trên rơi xuống, trời gọi thằng nào, thằng đó đi! Trực
thăng không xuống được, có nghĩa là đơn vị sẽ phải giữ Trần Anh Vũ lâu. Tuần đầu
tiên, Vũ không còn bị bịt mắt, trói tay, tôi nói với anh ta:
- Anh không
muốn bịt mắt hay trói tay em làm gì, em đang bị thương cần để y tá chăm sóc. Tốt
nhất là em cứ ngoan ngoãn đừng trốn, vì em đi ra ngoài nhìn nước da em là ai
cũng biết thôi, chưa kể lính các đơn vị khác họ có thể bắn em. Hơi "hù doạ"
một chút, nhưng cũng là thật.
- Em cám ơn
anh, Vũ trả lời và nhìn tôi với đôi mắt biết ơn.
[Tù binh cộng sản Bắc Việt, Trần Anh Vũ, bị
Tiểu đoàn 3/7 bắt sống tại mặt trận An Lộc năm 1972, sau đó Vũ được bàn giao
cho Đại đội 7/5 Trinh sát tạm giữ để chờ Trực thăng di chuyển về Lai Khê.]
(Hình ảnh: NTT 1972.)
Chỗ an toàn nhất cho Trần Anh Vũ là ở cùng hầm với tôi. Vũ cũng rất biết điều, cậu ta phụ giúp những người lính trong ban chỉ huy đại đội nấu cơm. Những ngày không có giao tranh, tôi cũng hay hỏi thăm Vũ về gia đình: 18 tuổi, quê quán tại Bắc (vì lâu ngày tôi không nhớ rõ tỉnh hay huyện nào,) chưa kịp có người yêu, nhưng cũng đã yêu trộm nhớ thầm một cô bé trong làng. Lính thuộc Công trường 5 CS (công trường có nghĩa là sư đoàn theo cách gọi của CS.)
Ăn khẩu phần cơm xấy, thịt hộp của VNCH chẳng bao lâu Vũ khác hẳn, trông đẫy đà hơn, chỉ phải cái nước da vẫn còn hơi xanh (cái mầu xanh bệnh hoạn của sốt rét rừng.) Giữ mãi anh chàng này cạnh mình cũng chẳng được tích sự gì, tôi quyết định cho Vũ một bộ quần áo lính VNCH, gỡ hết phù hiệu đơn vị ra, tặng thêm cậu ta một chiếc nón sắt che cái "gáo dừa" và cho Vũ đi theo người lính của mình lang thang trong khu vực gần chỗ đóng quân lấy nước nơi những chiếc giếng bỏ hoang vì gia đình đã di tản, trong lúc đó Vũ cũng rất nhanh nhẹn hái những bó rau có thể tìm được. Bữa cơm của chúng tôi ăn chung với nhau, với tài đi tìm rau cỏ của Vũ đã trở nên ngon hơn. Niềm tin đến rất nhanh, ở một nơi sống chết chỉ cách nhau vài phút như An Lộc, thời gian tìm hiểu và tin tưởng nhau cũng nhanh không kém, Vũ được chia phiên gác cùng các anh em, được hướng dẫn cách dùng súng M 16, được phát một chiếc áo giáp (những món này thì không thiếu, để lại từ những bạn bè, đồng đội đã hy sinh.)
Có lúc tôi hỏi Vũ: - Nếu chẳng may CS lật ngược thế cờ thì em sẽ đối xử với tụi anh ra sao? Chẳng cần suy nghĩ lâu, câu trả lời:
- Các anh đối xử với em quá tốt, em không thể nào phản bội các anh. Bộ đội họ là anh em cùng quê với em, cũng không thể nào bắn họ, em nghĩ mình sẽ tự sát.
Tháng 7/1972
An Lộc xem như hoàn toàn được giải toả, một hạ sĩ quan Phòng 2 Sư đoàn 5 BB đón
nhận Trần Anh Vũ từ đơn vị chúng tôi và lên trực thăng cùng với thương binh bay
về Lai Khê. Vũ đã khóc, và chúng tôi ngậm ngùi chia tay. Tại bãi đáp trực
thăng, tôi nói với người hạ sĩ quan P 2 là hãy đối xử tốt với Vũ và đêm trước ngày
đó tôi cũng khuyên Vũ là em nên xin "Chiêu hồi." Không biết Vũ có
nghe theo không? Muốn biết chính sách Chiêu hồi của chính phủ VNCH ra sao, xin
mời vào Google đánh hai chữ "Chiêu Hồi" bạn sẽ có 24,900,000 bài viết
trong 0.68 giây. VNCH có hẳn một Bộ mang tên "Bộ Chiêu Hồi."
NÓI DỐI KHÔNG BAO GIỜ BIẾT XẤU HỔ!
Cuộc chiến
anh em một nhà đánh nhau chí mạng có thắng chẳng lấy gì làm vinh, và có thua
cũng không gì phải nhục. Chẳng có "Mẹ Việt Nam Anh hùng" nào mà lại
vui mừng nhìn đàn con đánh nhau đến chí tử! Nếu có, đó chỉ là "Mẹ Việt Nam
Bất hạnh" mà thôi! Cái khốn nạn nhất là "bên thắng cuộc" đã
"vô liêm sỉ" tạo ra "nguỵ sử" (viết sử không đúng sự thật)
để tự đề cao mình và đổ lỗi cho bên thua. Cái gì, chứ đức tính "vô liêm sỉ"
này người cộng sản Việt Nam có thừa và họ đang truyền lại cho những thế hệ mai
sau.
Nhà văn,
Nguyễn Khải cựu Đại tá CSBV, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, đã cay đắng
nhận xét:
[Người dân
vì muốn sống còn, đành phải nói dối theo, nghe sao mà tủi thân quá! Hình bên phải
là tấm bia minh chứng cho nhận xét của ông Nguyễn Khải.] (Hình ảnh: Nhà văn
Nguyễn Khải, lấy trên Google. Hai bức về mộ tập thể: NTT 1972.)
Ngày 8/6/2019 chúng tôi trở lại An Lộc viếng thăm chiến trường xưa, chỗ đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một khu vực đặt đài kỷ niệm "Di tích Lịch sử Văn hoá - Mộ 3,000 Đồng bào tại An Lộc." Vào phía trong bên trái là một mô đất cao khoảng chưa đến nửa thước, diện tích khoảng 100 thước vuông được ghi đây là mộ của 3,000 người chôn tập thể, bên phải của mô đất là tấm bia như sau:
"Bia Dẫn Tích - Mùa hè năm 1972, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của địch ở phía Bắc Sài Gòn. Ngày 13/4/1972 quân giải phóng bắt đầu tấn công vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long. Để đối phó với sức mạnh tấn công của quân giải phóng và trước nguy cơ thất thủ An Lộc, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã sử dụng tại An Lộc một lượng khí tài rất mạnh bao gồm pháo đạn, xe tăng, B 52 ... ngày đêm liên tục bắn phá
(1). Trong suốt 32 ngày đêm (từ 13/4/1972 đến 15/5/1972.)
(2) Chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt. Quân lực Việt Nam Cộng hoà, đã bắn phá, thả bom vào các công trình dân sự như nhà thờ, trường học, bệnh viện ... nơi có rất nhiều đồng bào tập trung để tránh bom, đạn.
(3) Sau những ngày chiến sự, do số người chết quá nhiều Quân lực VNCH đã dùng máy ủi hai hố lớn và đưa khoảng 3,000 người chết xuống những hố này để chôn tập thể. Để ghi dấu sự đau thương tổn thất của đồng bào An Lộc trong cuộc chiến năm 1972 và sự khắc nghiệt của chiến tranh, ngày 01/4/1985 Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận mộ tập thể 3,000 người là Di tích lịch sử cấp Quốc gia." Ghi lại nguyên văn bia trong hình.
(1) Dùng suy nghĩ của một người có trí thông minh tối thiểu, đọc bài viết, bạn sẽ thấy ngay từ tuần đầu tiên, pháo binh của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã bị huỷ diệt bởi pháo binh 130 ly của cộng sản, xe tăng VNCH hoàn toàn không có, zero, và B 52 thì có, nhưng làm gì có chuyện B 52 thả bom vào thành phố? B 52 thả bom sát tuyến VNCH thì có, nhưng chỗ đó thì dân còn đâu nữa, họ đã bỏ chạy từ lâu rồi.
(2) Trong suốt 32 ngày đêm, đây là một dối trá nữa, cuộc chiến theo tất cả các tài liệu chỉ cần vào Google đánh ba chữ "An Lộc Battle" trong 0.85 giây, bạn sẽ có 16,800,000 bài viết bằng cả tiếng Việt lẫn Anh ngữ, đều nói cuộc chiến kéo dài hơn nhiều: 93 ngày. Tại sao CS lại giảm đi số ngày giao tranh? Vì mang cả một đại đơn vị, với xe thiết giáp, đạn pháo binh thừa thãi mà trong 93 ngày không thanh toán được mục tiêu 4 cây số vuông, thì còn mẹ gì nữa huyền thoại quân đội ta "bách chiến, bách thắng?" Đạn pháo binh 130 ly của CS bắn vào An Lộc, chuyện này tất cả những người dân từng sống ở đây đều biết, nhà thờ, trường học, bệnh xá, tất cả đều là nạn nhân của đạn pháo CS, đơn giản có thế thôi. Quân lực VNCH sống ngay trong thành phố và bảo vệ thành phố, sao lại tự mình bắn phá, thả bom lên chính mình?
(3) Quân lực
VNCH lấy đâu ra máy ủi tại An Lộc, Ty Công chánh nơi đơn vị TS 7/5 của chúng
tôi đóng quân, còn lại một vài chiếc xe làm đường đã bị bắn nát tan không còn
nhận ra hình thù!
KẾT LUẬN
Nhìn lại lịch
sử một cách công bằng, chúng ta có thể kết luận:
+ 100% người
dân ở An Lộc đều chết vì đạn pháo binh 130 ly của cộng sản Bắc Việt. Đừng đổ lỗi
cho Mỹ Nguỵ nhé, lập luận đó vừa ngu, vừa hèn, không ai tin đâu.
+ 100% bộ đội CS chết trong những cánh rừng xung quanh An Lộc là do bom B 52. Đơn giản có thế thôi. Chẳng có dân nào trong rừng cả, chỉ toàn là "vịt con" thôi.
Cướp được chính quyền, tự mình bầu cho mình, cho nên cái tính rừng rú, thảo khấu "Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không bao giờ biết xấu hổ, và không hề run sợ" cho đến nay vẫn không từ bỏ được!
Cũng giống
như tầu Trung cộng đâm vào tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đảng anh hùng cứ
nhất định, gọi đó là "tầu lạ", đánh giặc thì hèn, nói dối thì quen.
Hôm nay, khi tầu Trung cộng vào sâu trong bãi "Tư chính" xâm phạm chủ quyền Việt Nam, toàn đảng, toàn quân câm như hến. Quân đội Nhân dân anh hùng đâu? Tầu ngầm Kilo đâu? Hay là "quân đội ta" (chữ của VC) "Trung với đảng, ác với dân" cho nên chẳng cần nói nhiều.
Hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Nguyễn Tường Tuấn
.
No comments:
Post a Comment