Xin giữ nguyên tác vì đây là bài viết thật
chân tình và đầy CHẤT LÍNH.
Blogger Phạm Lê Hương
ĐIẾC
KHÔNG NGHE TIẾNG SÚNG
Năm 1968 .
Đa số anh em vào lính tác chiến là tự nguyện . Khi tự nguyện vào lính ,
trong một tâm trạng khi nhìn thấy xác người đầy đường . Nhất là các trẻ con , tội
gì mà chết .? Vc bắt được , qùy lạy chưa
chắc được tha . Vậy còn con đường vào lính , cầm súng bảo vệ bản thân . Tự quyết
định với bản thân , chấp nhận đời LÍNH . Chấp nhận vào TQLC , chấp nhận mọi
gian nan cùng cực - kể cả mạng sống . Chọn : SỐNG HÙNG SỐNG MẠNH . Dẹp xong VC
, về học tiếp .
Vì thế , bài
viết của người lính có nhiều sơ sót lỗi câu văn hay chính tả . Mong các bạn tha
thứ và cám ơn ban biên tập cho tôi tâm tình .
Có thể , các
bạn sinh sau 1975 không biết cuộc sống của lính nhưng vì hương vị miền nam .
Hương vị của 21 năm của VNCH . Cái dể thương thông cảm và tha thứ những việc
lính ngày xưa đã đối xử không đẹp . OK.?
( xin các bạn
. Đừng mượn bài tôi để gây qủy cho anh em trong đây )
***
Thực sự cuộc
sống của người lính trong cuộc chiến , có nhiều điều lúc bình thường không dám
làm . Nhưng trong những lúc hiểm nguy của mình hay đồng đội . Đều không cản được
hành động , dù biết có thể mình làm vật hy sinh . Có gan nhưng không bằng liều
. Liều thì đâu có nghĩ ngợi . Bởi vì thế , cái tính liều nầy gây nhiều họa vào
thân . Do tôi và anh em , mà nghĩ lại vui . Cười là Xong mọi chuyện .
Tôi chứng kiến
nhiều phen , đạn bắn vãi trước mặt . Anh em bị thương la liệt , tiếng rên la
nhưng vẫn có tiếng dõng dạc.
- tao chưa
chết , khoan lên . Diệt ổ súng trước mặt , rồi hãy lên .
Các bạn nghĩ
sao ? Phát điên khi nhìn anh em la liệt kêu rên . Dù biết tỉ lệ khi xung phong
chiếm mục tiêu tổn thất là 7/3 . Nhưng phải chiếm để cứu anh em . Ra lệnh căn
hàng ngang , rồi xung phong . Đúng là điếc không nghe tiếng súng . Lỳ không bằng
Liều . Dám chơi dám chịu . Hơn nhau chỗ ni.
- khó khăn
nào cũng vượt qua , trở ngại nào cũng hoàn thành .
Sống như thế
đó , các bạn . Cho nên , mổi khi về hậu cứ. Có lệnh cấm trại nhưng anh em vẫn
dù ( trốn trại) ra ngoài đi chơi . Các đại bàng biết luật trên là cấm trại
nhưng vẫn lơ cho cấp dưới dù. Hành quân chia nhau hơi thuốc lá , khi về bao
nhau uống bia . Say rồi khóc thương cho những thằng vừa nằm xuống . Tỉnh giấc ,
về thăm bố mẹ anh em . Nếu cô đơn hãy đến các xóm .
Tôi đã chứng
kiến hay từng là bị cáo .:
- Tại sao
? em thương anh , chiều anh mọi thứ
nhưng vẫn không bằng bạn anh .
- Nhưng em Có biết chăng , hôm nay ngồi với em
là nhờ CÓ NÓ không ?
***
- Ai cũng biết
. Tiền lính là tính liền . Nhiều khi hành quân xong , dẩn anh em ra trại . Anh
em gải tai : Em không còn tiền . Anh cho em tiền về thăm gia đình nha .
Đố các bạn
biết tại sao hết tiền không ? Rốt cuộc , tôi cũng hết tiền .
Các xếp đâu
có nghĩ hay biết “ tình yêu của lính “ , có biết chăng cũng không màng tới . Vì
về đến hậu cứ , là zề thăm zợ. Có sẳn ở nhà . Còn thằng có người yêu , chạy về
tắm rửa đến đón nàng đi chơi . Ở đây , tui phục các cô DÁM YÊU LÍNH VÀ LÀM VỢ
LÍNH.
Biết cuộc đời
của người lính , lang bạt kỳ hồ . 12 bến nước , bãi nào cũng ủi . Mà dám yêu .
Điếc không nghe tiếng súng là đây . Chấp nhận mọi tình huống của người yêu ,
người chồng là lính . Tui cũng thế .
Mổi lần ra
khỏi trại là dặn : nhớ thăm ông bà già trước nha . Còn đứa nào không có người
yêu hay bố mẹ ở xa , thì theo tao .
Cũng có khi
, xếp kêu lên văn phòng .
- cậu có biết
: lệnh cấm trại mà dù bị bao nhiêu ngày trọng cấm không ? Đã vậy , còn dẫn lính
theo . Cậu biết bao nhiêu ngày trọng cấm là bị treo lon không ?
- dạ biết ,
ba tháng hành quân , ai cũng mong về gia đình . Bố mẹ vợ con trông chờ hằng
ngày . Về hậu cứ dưởng quân mà cấm trại , không ai chịu nổi . Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm . Tôi nhận lỗi . Xếp tha nhưng ra hành quân là đi tiền đồn . Ok .
( nơi đây ,
cho ma xin lỗi các xếp : tha thứ Cái tội ngày xưa) .
***
Sau ngày
30/4/75 . Trong cảnh ngục tù cs , khỏi nói ai cũng biết . Trăm ngàn cái khổ ,
nhưng anh em bên nhau , cho nhau mọi mặt có thể cho . Vì cuộc sống , vì danh dự
,vì mầu cờ , sắc áo nên vượt qua khó khăn .
Sau khi ra
tù (7 năm tù ) , tất cả việc gì , tôi cũng làm . Cưa củi chẽ cuỉ , đạp xích lô
, xe ba gát , giang hồ để mưu sinh . Mọi người nhìn tôi bằng một cặp mắt , thú
thật tôi không biết và cũng không cần hiểu . Vậy cũng có người đồng ý ăn cháo
cùng tôi . Chuyện đã qua , coi như một giấc mơ. Không ai tin rằng mình còn sống
. Dám làm những việc , nghĩ minh không làm nổi . Nhưng khi nghĩ đến những anh
em bị thương tật , không gia đình và thuộc Cái bang . Các anh nghĩ sao ? Tui đã
là thằng lê la đầu đường , may có người bạn tù cùng binh chủng cho việc làm :
cưa và chẻ củi . Nay qua Mỹ .
Thời gian đã
qua , dù nữa vòng trái đất . Đêm hay
ngày không cần thiết bạn bè trên hết , nói nhau hằng ngày nhắc chuyện cũ . Chưỡi
thề , cái tật không bỏ . San sẽ bù đắp thời gian qua . Coi như chuyện bình thường
, không gì khách sáo . Ngta có thể lợi dụng danh nghĩa danh nghĩa để trục lợi .
Nhưng , Chúng tôi sống với tình đồng đội như ngày nào , không khách sáo . Cần
thì nói . Các bạn có những mẫu chuyện , gặp nhau ngở ngàng , cà lăm . Khóc nức
nở . Làm sao ....anh còn sống...cà ...tui ..không tin ..thì cái gì cản bạn được
tình cảm lâu nay bùng phát hơn c4.
- “”Già qua
đó làm được gì ? Nói thì không tin nhưng cực đến đâu cũng làm . Vì cuộc sống ,
vì tương lai của hai cháu . Cũng vì tình đồng đội , cái tình cõng tôi lúc bị
thương . Cố gắng . Cố gắng . Nhiều khi đang ngũ , phone kêu . Là biết có chuyện
.
Vợ hay thắc
mắc . Sao anh lo lắng bạn anh nhiều vậy ?
- Nghĩ sao
là nhiều ? Anh sống hôm nay là nhờ anh em . Những lúc khó khăn ở VN , em đã chứng
kiến . May mắn gia đình đến được đây . Hơn anh em , mình cần san sẻ . Mong được
Phước , cho thêm .......( tuỳ suy nghĩ của các ông thần của tui )
Các con của
tôi hay cằn nhằn .
- Bố ơi , bố Thương bạn lính của bố hơn cả tụi con . Có phải,
vì tụi con không phải lính của bố . !
- Các con ơi
, nếu không có anh em của bố , thì giờ đâu có bố với con . Các con có nghĩ cho
bố không ?
Qua 24 năm ,
hai con như lính và nay đã trưởng thành . Mình hảnh diện hai đứa giống tính tiá
nó. Yên tâm , Nay quay lại cùng anh em .
- Nhớ ngày
xưa , cắp sách đến trường . Ngày mà tôi nhìn thấy thầy Đổ Kim Bảng giảng bài
CHÍ LÀM TRAI của Nguyễn Công Trứ . Giọng của thầy đem cả lớp thiếu niên vào một
thế giới mới . Không biết lý do nào đó
hay là tâm sự của Thầy cho tôi một ý nghĩ cuộc sống , phải nói là tâm huyết suốt thời gian qua của
tôi .
Hai câu của
Vân Thiên Tường mà ông Nguyễn Công Trứ , đưa vào bài Chí làm trai .
- Nhân sinh
tự cổ thuỳ vô tử,( Văn Thiên Tường )
- Lưu thủ
đan tâm chiếu hãn thanh.
Nôm na . Cuộc
sống ai không chết . Nhưng chết sao cho chính đáng .
Cuộc sống của
tôi , đôi khi có những cái khó , làm tôi có mượn lý của đời để an ủi. Dù sao
còn hơn anh em bên nhà . Hơn cái gì ?
* Cuối năm
2018
Trong chiều
, ngày 27/12/2018. Anh Mẫn râu dự buổi BÊN NHAU ĐI NỐT CUỘC ĐỜI , tại dòng CCT
- Kỳ Đồng . Sàigòn .
Anh Mẫn là
TPB. TQLC , cấp bực hạ sỉ. Bị thương 1969. Bao nhiêu năm qua đã cùng anh em bao
cơn khó của xh. Vấn một lòng cùng anh em .
Tại đây , anh em cùng binh chủng hay ngồi
chung trong vài hàng ghế , biết nhau dể nói chuyện . Ngồi kế bên là một người tpb, một chân giả , tay bị cong
nhưng đặc biệt có dấu xâm của binh chủng . Để xác định rỏ, anh Mẫn hỏi : anh là
TQLC , thuộc đơn vị nào .?
người trả lời
: tôi tên Cương. Thuộc đai đội 3 /tiểu đoàn 2/TQLC.
Mẫn : tđ 2 ,
đâu có dđ3. !
- Tôi ở dđ3
thời trung uý Quang làm dđt . Cuối năm 69, DĐ3 qua tđ 7 - nguyên đại đôi thành
dđ2./tđ7 , ông Nhượng thay ông Quang . Tại kampuchia , hai ông đều tử trận .
Mẫn . : vậy
ai làm trung đội trưởng của anh .?
- anh Lạt ,
người Bắc nhưng chết trong trận halào .
Mẫn , cười
và nói : anh Lạt còn sống .
Cương : Cái
gì ? (ú ớ ), tôi không tin vì chúng tôi thấy anh gục ngã
và đã cột chỉ vàng ở ngón chân cái. Làm sao sống lại ?
- thực , anh
Lạt vẫn còn sống . Ở Mỹ nhưng vẫn sống cùng anh em bên nầy, hay nói chuyện cuối
tuần.
Vào lúc nầy
, trời chuyển mưa và có vài giọt . Khiến chương trình ngưng cho anh em lảnh quà
và về sớm. Không lấy được địa chỉ và số phone.
***
Đêm , anh Mẫn
gọi thông báo cho tôi biết là gặp một người lính thuộc trung đội của ma năm xưa
. Tên Cương nài ngựa . Cương nói anh đã mất , không tin anh còn sống . Nhưng vì mưa nên anh em lảnh quà và vội về
tránh mưa nên không hỏi kịp địa chỉ và phone. Bâng khuâng với cảm xúc như ngày
nào cùng anh em . Làm sao kiếm Cương nài ngựa ? Cái biệt danh của Cương , nghề
đưa ngựa tại trường đưa Phú Thọ của chàng trước khi vào TQLC.
Cầm tấm hình
, anh em cùng học bổ túc ngày xưa ở trung tâm Vạn kiếp . Bao hình ảnh sống lại.
Hôm sau , Mẫn
đã đến nhà Cương vào ngày 01/01/2019 (tại VN ).
Nơi đây , Mẫn gọi phone cho tôi nói chuyện cùng Cương . Nhưng bên ni , bảo
đang hoành hành nên không nghe rỏ. Nhưng lòng tôi một cảm xúc . Không ngờ có
ngày hôm nay . Thật hạnh phúc . Từ nay , chúng tôi cùng ‘ bên nhau đi nốt cuộc
đời ‘
Mẫn kể lại và để xác nhận Cương thuộc dđ 3 .
- Anh có biệt
danh gì ?
- Cương nài
ngựa .
- băng đạn M
16 có bao nhiêu viên . ?
- tôi xử dụng
M79.
- Như thế ,
đúng lời của anh Lạt nói để xác nhận về anh .
Chính Mẫn
nhìn mà không tin Cương , mất một chân và liệt một tay mà hành nghề :
- bơm vá xe
đạp . Vậy làm sao mà sửa với bơm ..
- có gì đâu
, đưa đồ nghề và chỉ họ sửa hay bơm . Chung quanh bà con thương , nên mổi lần sửa
xong . Họ cho vài ngàn . Vợ bán vé số.
Mẫn : Vậy có
hai con , thế mới ‘ tài’. Cương cười trừ.
Mẫn hỏi
Cương về cuộc sống sau 30/4/75, câu chuyện đầy đau thương của một thương binh
VNCH . Sống kinh tế mới không nổi , trở về vỉa hè Sàigòn ngày trước . Một trong
những câu chuyện kẻ thua cuộc.
* Một điều
không ngờ. 3 gia đình ở trong căn nhà 24m2 (3x8m) .
Cương kể lại
còn hai thằng nửa , Thọ khùng bị ung thư , không biết đi lúc nào và Vinh mập .
Khi nghe anh còn sống , không thằng nào tin . - Sao anh sống lại được , vậy ta
?
Sau đó, Mẫn
trao một phần quà cho vợ chồng Cương .
***
Sau trận
halào , tôi mê man vì nhiều mảnh đạn trên thân thể . Nghĩ là chết nên anh em vác bỏ lên phi cơ
trực thăng . Khi vất lên phi cơ , tôi bật
tỉnh và khiến mọi người bỏ chạy. Cảm nghĩ ,khi mình nằm chung anh em đã chết - sợ nhưng thật hạnh phúc . Đi bên nhau đến
cuối . Sau về đơn vị , xếp đặc cách thêm chữ MA.
- Suốt một
thời gian chuyển thương binh , tôi chỉ chuyển bằng xe , khi phi cơlên độ cao là
các vết thương bung máu . Và tôi được báo cáo đã mất tích . Sau khi tải về Bv.
LHS , trong trạng thái - lúc tỉnh lúc mơ trong cuộc chiến . Khiến làm phiền gia
đình . Có lần lên hậu cứ , vào văn phòng thấy những vầng khăn trắng . Tôi xin
trở lại đơn vị và không chịu ra hội đồng quân y . Đuợc chấp thuận nhưng không
được ra tác chiến . Dù sao vẫn mặc bộ đồ rằn, ăn cơm lính là cãm thấy an lòng
vì mình vẫn còn là TQLC .
30/4/75 vào
tù cùng anh em . Chịu bao nhục hình nhưng vẫn hãnh diện cùng anh em .
Sau 75 , mổi
người đều có một nổi buồn chung và cái khổ của kẻ thua cuộc mà lại là thương
binh . Trăm cái bất công , cái khó đổ lên đầu lên vai người tật nguyền. Có những người bạn đã bỏ mạng
trong vùng kinh tế mới , đầm lầy nước độc . Trong các trạitù cải tạo , làm những
gò mối bên đường . Nhưng nay còn sống . Sống , phải sống . Vì gia đình vì con
cái và Đức tin một ngày mai .
Trong những
ngày tháng - sau khi ra tù. Tôi sống cùng anh em tù , đủ mọi nghề . Cưa củi ,
chẻ củi. Đạp xích lô hay bagát hay làm giang hồ. Tìm anh em cùng gia đình trung
đội 32 nhưng không tìm được ai .
Hôm nay .
Tìm lại nhau trong cùng một tâm trạng buồn
nhiều hơn , nhưng bù lại tìm những người bạn năm nào mà ngở rằng không còn gặp
. Cảm xúc , niềm vui trong tình chiến hửu
, tình đồng đội đã tô điểm mùa Xuân .
Nhìn nụ cười
mỉm , hóm hỉnh tự hào của những cụ già . chúng tôi vẫn bên nhau. Như ngày xưa
bên chiến hào , bom đạn rền đêm ngày . Anh em giữ vững chiến tuyến , bảo vệ cho
nhau . Hôm nay bên nhau cuộc đời khốn nạn , may mắn còn những người anh em , dù
không trọn vẹn nhưng tâm hồn của một người đồng đội , vẫn lăn sả làm cho anh em
mà anh em không làm được , vì ngoài khả năng hay sức khỏe .
Mựơn ‘Lá
rách dùm lá nát ‘, làm đề tài thực hiện.
- mầy còn một
tay , tao còn hai tay.
- mầy còn một
chân , tao còn hai chân .
Tao cõng mầy
, như xưa mầy cõng tao .
Ngồi nhìn những
tấm ảnh của Mẫn gửi. Biết nói gì đây ?
- Cám ơn Mẫn , người giúp tôi gặp nhiều anh em
và đặc biệt 3 anh em trong gia đình 32/DD3/TĐ2.
- 1971 đến
2018 = 47 năm . Gặp lại nhau qua phone . Anh em còn nhớ đến tôi . Vui quá.
Lý do nguyên
nhân nào thúc đẩy , anh Mẫn làm điều nầy ?
Anh Mẫn . Cấp bực hạ sĩ , cũng là một thương phế binh TQLC , giống những
anh em tpb khác của các đơn vị VNCH . Trong tình đồng đội , các anh làm nhiều
việc để tương trợ cho nha . Thực tâm chỉ có
người đã từng bước qua cửa tử mới hiểu , sự hiện diện hôm nay , nhờ ai ?
Trong những phút cận kề cái chết mới hiểu tình ĐỒNG ĐỘI . Vì chân tình đồng đội nên anh em vẫn vui bên
nhau . Cảm phuc tình đồng đội của các anh .
Anh có chức
cao , nhiều tiền ; chưa chắc người
ta làm cho anh . Thực tâm , rất khó diển
tả tâm trạng nầy .
***
Nay bổng
dưng , nghe tiếng nói của Cương . Giọng nói nghẹn cảm xúc . Thật vui trong ngày
đầu năm .
Những cảm
xúc đã qua , nên tôi viết lên đây cho mọi người thấy . Sự sống của anh em bên
nhà, vẫn đùm bọc nhau. Không riêng người lính cho nhau , mà cả người dân , hàng
xóm . Nhất là các Cha dòng CCT đã đưa chương trình tri ân anh em TPB.VNCH và
cùng các tình nguyện viên thực hiện suốt
6 năm qua.
Con xin cám
ơn Qúy Cha. Anh em con đi’ NỐT ‘ cuộc đời cùng Qúy Cha và các tình nguyện viên
.
Cầu Chúc anh
em khỏe và chúng ta đoàn tụ .
- BÊN NHAU
ĐI NỐT CUỘC ĐỜI .
(2019)
Hôm nay ,
tôi nghĩ tôi cùng các bạn đã đọc nhiều cuộc đời của người lính VNCH . Chúng
ta phục người lính VNCH đã chiến đấu .
Nhưng còn có những người mà chúng ta cần phải VINH DANH : CHA MẸ VÀ VỢ LÍNH .
Những người
âm thầm chịu đựng và hy sinh cho cuộc sống của con hay chồng .
( nơi đây .
Xin phụ chú.
Có tiền mua
tiên cũng được . Nhưng mua cái tình ĐỒNG ĐỘI NĂM XƯA , không dể .
Xin ĐỪNG VÌ
: - khó khăn đã bán cái liêm sĩ để cầu thân ( làm anten) ,
- bán danh dự để kiếm
tiền mưu sinh . Nay bán anh em CẦU LỢI.
***
Tâm tình các
bạn - sau 75
Cuộc sống của
chúng ta là do mình tự chọn . Đặt trên căn bản làm người , từ quá khứ , hiện tại
và tương lai . Đều do mình quyết định . Mình hãy chọn con đường chính , có sai
lầm hãy tự sửa ngay . Không gì là muộn . Muộn là khi biết sai mà vẫn cố chấp, rồi
đến một kết quả mọi người phỉ nhổ. Đừng tự hạ mình , và đổ thừa hoàn cảnh . Thực
tế là không tự tin vào mình . Sống ỷ lại
. Giờ cắn đắng sự bất công . Cho nên chúng tôi vẫn hãnh diện màu áo binh chủng
.
- Cuộc đời của
tôi là lý tưởng Quốc Gia VNCH . Dù thời gian làm thay đổi nhiều điều . Nhưng
lòng tôi một lòng trung thành với lá cờ vàng và binh chủng TQLC VN .
- Tôi đến Mỹ
được 24 năm . Được cưu mang từ hai bàn tay trắng , nay đã là người Mỹ . Tôi phải
có trách nhiệm và bổn phận với quốc gia
Mỹ . Nhưng vẫn chứng minh tôi là marines VN .( TQLC VN .)
Tôi biết
thân sẻ làm hai , khó trọn nghĩa . Nên có gì sơ sót , mong các bạn tha thứ.
Kính chúc
Qúy bạn bình an .
Sept 04/2020
Fb LATMA
.
No comments:
Post a Comment