Tuesday, August 25, 2020

*** Danh sách những Anh hùng CSQG đã tuẫn tiết



1- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, cựu Tổng Giám Đốc CSQG, tuẫn tiết tại Bản doanh Sư Đoàn 7 Bộ Binh lúc 6 giờ chiều ngày 30/4/1975.

2-Trung Tá Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp BCH/CSQG Khu 1, tuẫn tiết duới chân tượng đài TQLC trước trụ sở Hạ Viện Sài Gòn sau khi Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt sáng 30/04/1975.

3-Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh, Quân Nhân Biệt Phái, Trưởng Phòng Trung Ương Kỹ Thuật trực thuộc Văn Phòng Tư Lệnh CSQG, cùng vợ và 7 con uống thuốc độc tự vẫn tại nhà riêng ở Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn sáng 30/4/1975, trong đó có con trai trưởng là Trung Uý Đặng Trần Vinh, Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu.

4-Trung Tá Nguyễn Văn Đức, nguyên CHT Biệt Đoàn Cảnh Sát Lưu Thông BCH/CSQG Thủ Đô, tuẫn tiết bằng súng lục tại VP của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, CHT Biệt Động Quân, khi Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS.

5- Trung Tá Đỗ Thanh Liêm, BTL/CSQG, tự sát tại trại giam ở biên giới Việt Miên.

6-Trung Tá Võ Tuyết Hồ, Khối ĐB, BTL/CSQG tự sát trong lúc di tản qua khu rừng Sát khi nghe tin Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

7- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng, Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Quận Bình Phước, Tỉnh Long An, tự sát tại Cầu Quay Mỹ Tho ngày 30/4/75.

8-Trung Uý Ngô Văn Cho, Phó Trưởng Cuộc Võ Tánh, BCH/CSQG Quận Nhì Sài Gòn và 6 người trong gia đình đã tự sát bằng súng lục đêm 2/5/1975 tại Cư Xá Quận Nhì, Sài Gòn.

9- Trung Uý Nguyễn Văn Cảnh, Phó Trưởng Cuộc CSQG Phường Xóm Chiếu, BCH/CSQG Quận 4 Sài Gòn, tự sát trong ngày 30/4/1975 tại Văn Phòng Cuộc.

10- Trung Uý Du, không rõ họ, Trưởng Cuộc CSQG, tự sát cùng gia đình ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn.

11- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Khóa 6 Học Viện CSQG, Cơ Quan D6 (Trung Tâm Thẩm Vấn) Khối Đặc Biệt BTL/CSQG uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở Cư Xá Thanh Đa Sài Gòn, được gia đình phát giác đưa đi bệnh viện cứu sống, nhưng sau đó Thiêu Uý Nguyễn Phụng đã quyết tâm tự sát lần nữa bằng cách cắt đứt gân máu tay của mình.

12- Thiếu Úy Nguyễn Thiếu Liêm, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 30/4/75.

13- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lung, BTL/CSQG, kê súng bắn vào đầu tự sát ngày 30/4/75 nhưng được cứu sống.

14-Thượng Sĩ Võ Văn Cẩm, BCH/CSQG Biên Hòa, tự sát tại Nhơn Trạch, Biên Hòa ngày 30/4/75.

15-Thượng Sĩ Bùi Văn Mương, G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát 30/4/75.

16- Thượng Sĩ Trần Văn Phát, Sĩ Quan Phụ Tá G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát 30/4/75.

17- CH Dung, không rõ họ, cấp bậc, nhân viên CSĐB Tân Thông, tự sát 30/4/75.

18- CH Trần Khả, không rõ cấp bậc, Trưởng Cuộc Hoà Thắng, Phú Yên tự sát tại nhà ngày 31/3/75.

19- Trung Sĩ 1 Nguyễn Xuân Ba, BCH/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.

20- Trung Sĩ 1 Lê Thành Chương, BCh/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.

21- Trung Sĩ 1 Ngô Xuân Lạc, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.

22- Trung Sĩ Nguyễn Du, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.

23- Thượng Sĩ Trần Thi, G.ĐB Quận Tư Nghĩa Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

24- Thượng Sĩ Nguyễn Hồng Lạc, Cựu Trưởng Cuộc Tư Quang, Quận Tư Nghĩa, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/1975.

25- Trung Sĩ 1 Huỳnh Vĩnh Bá, G.ĐB Quận Sơn Tịnh, tự sát bằng súng cùng với gia đình trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

26- Trung Sĩ 1 Nguyễn Văn Quế, G.ĐB Quận Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bị Cộng Sản bắt và dẫn về nhà để lấy tài liệu mật báo viên. Tại tư gia, trong lúc giả vờ đi đem hồ sơ MBV, TS Quế lấy lựu đạn đã được cất dấu tại nhà, mở chốt tự sát và gây thương tích cho hai tên VC áp giải và vợ con.
27- Trung Sĩ 1 Lâm Tài, F. ĐB Quảng Ngãi, chiến đấu và tự sát trong một cái chòi ở Xã Sơn Long, Quận Sơn Tịnh, Quảng Ngãi khi bị VC phát hiện tấn công, trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

28- Trung Sĩ 1 Lê Minh Xuân, nhân viên G Nghiên Cứu F Đặc Biệt Quảng Ngãi, tự sát tại nhà.

29- Trung Sĩ 1 Huỳnh Trần Bá, G.ĐB Quận Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi, ném lựu đạn gây cộng quân tử thương tại Bình Liên, quận Bình Sơn sáng ngày 25/3/75 và đã tự sát sau đó.

30- Trung Sĩ 1 Nguyễn Tiền, Cuộc Bình Hoàng, Quận Bình Sơn, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

31- Thiếu Uý Đinh Văn Hường, Trưởng Cuộc Ba Xuyên, Quận Ba Tơ, tự sát tại Trại Gia Binh Thiết Giáp Xã Tư Chánh, Quận Tư Nghĩa trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

32-Thượng Sĩ Đoàn Văn Nhược, Phó Trưởng Cuộc Nghĩa Hưng, Quận Nghĩa Hành tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

33- Trung Sĩ 1 Trần Đức Một, Biệt Phái Toà HC Tỉnh Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di

34- Thượng Sĩ Bùi Đức Tôn, F.ĐB Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

35- Trung Sĩ 1 Huỳnh Quang Thông, Thẩm vấn viên F. ĐB Qủang Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

36- Thượng Sĩ Vũ Phúc Loan, Trại Tạm Giam BCH/CSQG Tỉnh, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

37- Nguyễn Văn Tiểng, Đại Đội 106 CSDC, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

38- Trung Sĩ 1 Trương Vận, G.ĐB Quận Bình Sơn, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.

39- Trung Sĩ 1 Phạm Văn Tuyển, Trung Đội Phó, Đại Đội 106 CSDC Quảng Ngãi, tự sát tại Bình Liên, Quận Bình Sơn trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/1975.

40- Trung Sĩ 1 Nguyễn Phú, G.ĐB Quận Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, tự sát cuối tháng 3/75.

41- Trung Sĩ 1 Nguyễn Văn Tố, G.ĐB Quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, tự sát tại Trại Mỹ Phước Tây, Cai Lậy.

42- Thiếu Úy Võ Công Hạnh, BCH/CSQG Quảng Nam, tự sát tại Trại Phú Túc, Quảng Nam.

43- Trung Uý Mã Phúc Hiệp,Trưởng Cuộc CSQG, trốn trại và tự sát tại nhà trong khi bị VC truy bắt.

44- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lắm, Khóa 4, Trưởng G ĐB Quận Đức Thịnh, Tỉnh Sa Đéc, tự sát 30/4/1975.

45- Trung Úy Trần Văn Kha, K2 HVCSQG, tự sát trên đường số 7 Tuy Hòa trong khi di tản.

46- CSV Trần Hữu Viên, G. Đặc Biệt Quận Phước Ninh, BCH/CSQG Tỉnh Tây Ninh, tự sát tại Khách Đình, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tối 30/4/1975.

47-Thiếu Úy Hoàng Xuân Lân, Trưởng Cuộc Bình Tân, BCH/CSQG Quận Hòa Lạc, Tỉnh Gò Công, tự sát lúc 11 giờ sáng 30/4/1975.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


       Ngoài những trường hợp được nêu dẫn điển hình trên đây, nhiều tấm gương trung dũng, khí phách khác đã được Lực Lượng CSQG nhắc nhở với lòng kính trọng và ngưỡng phục:

Đại Uý Cảnh Sát Lê Văn Lời, Khoá 2 HV/CSQG, Chủ Sự Phòng Hành Quân BCH/CSQG Quận 8, - Thượng Sĩ Phạm Văn Cậy, - Trung Sĩ Huỳnh Văn Kiết, - Trung Sĩ Huỳnh Văn Nhiên… đã anh dũng đền nợ nước trong khi cùng nhân viên cuộc CSQG Ký Thu Ôn, các đơn vị tăng viện như CSQG Quận 8, BCH/ CSQG Thủ Đô, Lực Lượng CSDC Biệt Đoàn 222 huyết tâm ngăn chận đơn vị cộng quân đang tiến vào Sài Gòn theo hướng đông nam, sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Cũng trong trận chiến này, Đại Úy Cảnh Sát Hà Xuân Thiết, Khóa 3 Học Viện CSQG, đã bị thương tích nặng.

Thiếu Tá Cảnh Sát Lý Minh Chơn, Khóa 2 Học Viện CSQG, Chỉ Huy Trưởng CSQG Quận Định Quán, Tỉnh Long Khánh và nhân viên thuộc quyền đã tử thủ đơn vị, quyết tâm chống trả cộng quân cho đến quả lựu đạn cuối cùng trong tình trạng Bộ Chỉ Huy CSQG bị cô lập vì đường tiếp viện đã bị VC chận cắt kể từ ngày 19 tháng 3 năm 1975 sau khi Cao Nguyên bị bỏ ngỏ.
Trung Tâm Huấn Luyện CSQG Rạch Dừa là đơn vị đã ứng chiến 100%. Sáng 28/4/1975, hai đại đội khóa sinh dưới quyền điều động của các Đại Đội Trưởng đã theo lệnh của Trung Tá Giám Đốc Nguyễn Quang Cảm đến án ngữ tại khu vực phía Tây và Đông Nam trên Cầu Đen. Tại khu vực này, lực lượng của Trung Tâm đã giao chiến với một đơn vị thám sát VC, hạ sát 5 tên và tịch thu một số vũ khí. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, toàn bộ Trung Tâm được lệnh tập trung và di chuyển lên Núi Nhỏ để tử thủ theo kế hoạch của Đặc Khu Vũng Tàu. Trên đường di chuyển, vì bị VC pháo kích liên tục, nên hàng ngũ đã tan rã. Trong chiến đấu hăng say và rút lui khi cô thế, một số chiến sĩ CSQG thuộc Trung Tâm CSQG Rạch Dừa đã hy sinh như Thiếu Úy Nguyễn Văn Tân, Thiếu Úy Phùng Quốc Hưng, Thượng Sĩ Nguyễn Văn Bình, Trung Sĩ Lại Văn Tư…                                                                                                    
                                                                                           
Ngoài ra, trong tháng 3 năm 1975, sự kiện rút quân khỏi Ban Mê Thuột và tinh thần chiến đấu, tuân hành thượng lệnh của các đơn vị CSQG thuộc tỉnh Darlac nói chung và Lực Lượng CSDC nói riêng tại các Bộ Chỉ Huy Tỉnh cũng như tại các Quận Ban Mê Thuột, quận Buôn Hô, Quận Phước An, Quận Lạc Thiện cũng cần được nhắc đến:   

Từ ngày 10/3/1975 đến ngày 13 tháng 3 năm 1975, VC sử dụng 50 xe tăng, pháo binh và quân chính qui để tấn công Thị Xã Ban Mê Thuột (còn gọi là xã Lạc Giao) và các quận lỵ Ban Mê Thuột, Quận Buôn Hô và Quận Lạc Thiện với cường độ ác liệt. Nhân viên BCH CSQG Tỉnh, Ban Chỉ Huy Đại Đội CSDC, F.ĐB, nhân viên CSQG Quận cùng với các Trung Đội CSDC được tăng phái tại các quận đã cùng với các Chi Khu chống trả mãnh liệt, nhưng CSQG cũng như các lực lượng quân sự đồn trú đã hy sinh quá nhiều nhân mạng. Riêng tại hai quận Ban Mê Thuột và Buôn Hô, mỗi Trung Đội CSDC chỉ còn sống sót một phần ba và các lực lượng thuộc CSQG Quận, lực lượng quân đội hai Chi Khu này hầu như bị xóa sổ. Toàn bộ nhân viên CSQG, CSĐB và cả Trung Đội CSDC tại BCH Quận Lạc Thiện đã bị mất tích, có thể đã chạm địch trên đường rút về Quận Lạc Dương thuộc tỉnh Tuyên Đức (Đà Lạt) và đã hy sinh toàn bộ, không một ai sống sót. Trước áp lực hầu như khắp cùng của Cộng quân, Đại Đội Trưởng Đại Đội 206 CSDC kiêm Phụ Tá CHT Đặc Trách Hành Quân của BCH/CSQG Tỉnh Darlac, Đại Uý Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Tuấn, Khóa 3 HV/CSQG, đã cùng gần như toàn bộ nhân viên BCH Cảnh Sát Tỉnh, toàn bộ nhân viên F/ CSĐB và gần 3 trung đội CSDC vượt 40 km rừng gìa, từ căn cứ Chư Kuk, cách Ban Mê Thuột 62 km về hướng đông, vượt thoát về quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang), và sau đó đã tìm mọi cách đưa đoàn quân di tản về Vũng Tàu với đầy đủ vũ khí vào ngày 7 tháng 4 năm 1975.

Tổng số nhân viên của BCH/ CSQG Tỉnh Darlac còn sống sót là 187 người gồm CSSP, CSĐB và CSDC. Liên quan đến các trận chiến khốc liệt kể trên, hàng trăm chiến sĩ CSQG đã anh dũng hy sinh và xác thân của họ đã để lại nơi rừng sâu núi thẳm và rải rác trên tỉnh lộ 7 đầy máu và nước mắt.

SOURCE:
https://www.canhsatquocgia.org/p127a952/danh-sach-nhung-anh-hung-csqg-da-tuan-tiet

.

No comments:

Post a Comment