Từ năm 1965, Hoa Kỳ trực tiếp tham gia vào Chiến Tranh Việt Nam dưới hai hình thức:
1) ồ ạt đổ quân bộ chiến vào Miền Nam, sử dụng chiến lược Search and Destroy (Lùng và Diệt Địch) đánh phá các mật khu và các đại đơn vị của Cộng quân;
2) sử dụng không quân liên tục oanh tạc Bắc Việt bằng Chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền).
Mục Tiêu của Rolling Thunder
Bài viết này chỉ tìm hiểu và đánh giá Chiến dịch
Rolling Thunder
Mục Tiêu của Rolling Thunder
Trước khi Operation Rolling Thunder ra đời, Hoa Kỳ cũng đã thực hiện một số chiến dịch oanh tạc các mục tiêu quân sự tại Miền Bắc. Nhưng vào lúc đó, các chiến dịch này đều mang tính cách trả đũa (retaliatory) sau khi các đơn vị quân sự của Hoa Kỳ bị Việt Cộng hoặc Bắc Việt tấn công. Chiến dịch trả đũa đầu tiên mang tên là Pierce Arrow được thực hiện vào buổi trưa ngày Thứ Tư 5-8-1964, trong biến cố Vịnh Bắc Việt, sau khi hai chiến hạm Maddox và Turner Joy bị các tàu tuần tiểu của Bắc Việt tấn công vào hôm trước. Chiến dịch Pierce Arrow đã sử dụng tất cả 67 phi cơ khu trục, gồm 3 loại A-1 Skyraider (động cơ cánh quạt), A-4 Skyhawk (phản lực), và F-8 Crusader (phản lực), tất cả xuất phát từ hai hàng không mẫu hạm Ticonderoga và Constellation.
Chiến dịch được xem là thành công, đánh chìm 8 tàu tuần tiểu, phá hủy 21 tàu khác, và gây thiệt hại 90% cho cơ sở xăng dầu của thành phố Vinh (Nghệ An). Thiệt hại về phía Hoa Kỳ là 2 phi cơ bị bắn rơi với Thiếu Úy Richard Sather bị tử trận khi chiếc A-1 Skyraider của ông bị bắn rơi tại căn cứ hải quân Lộc Giao, và Thiếu Úy Everett Alvarez, Jr. bị bắt làm tù binh khi chiếc A-4 Skyhawk của ông bị bắn rơi tại cảng Hòn Gai.[1] Thiếu Úy Alvarez trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên tại Bắc Việt và chỉ được trả tự do gần 9 năm sau, sau khi Hoa Kỳ đã ký kết với Bắc Việt Hiệp Định Paris vào ngày 27-1-1973. Sang đầu năm 1965 cũng có hai chiến dịch trả đũa là:
Chiến dịch được xem là thành công, đánh chìm 8 tàu tuần tiểu, phá hủy 21 tàu khác, và gây thiệt hại 90% cho cơ sở xăng dầu của thành phố Vinh (Nghệ An). Thiệt hại về phía Hoa Kỳ là 2 phi cơ bị bắn rơi với Thiếu Úy Richard Sather bị tử trận khi chiếc A-1 Skyraider của ông bị bắn rơi tại căn cứ hải quân Lộc Giao, và Thiếu Úy Everett Alvarez, Jr. bị bắt làm tù binh khi chiếc A-4 Skyhawk của ông bị bắn rơi tại cảng Hòn Gai.[1] Thiếu Úy Alvarez trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên tại Bắc Việt và chỉ được trả tự do gần 9 năm sau, sau khi Hoa Kỳ đã ký kết với Bắc Việt Hiệp Định Paris vào ngày 27-1-1973. Sang đầu năm 1965 cũng có hai chiến dịch trả đũa là:
· Flaming Dart I, thực hiện vào ngày 7-2-1965, sau khi đặc công Việt Cộng tấn công vào trại Holloway, nơi đồn trú của một phi đoàn trực thăng của Không Lực Hoa Kỳ, gây thương vong và thiệt hại nặng nề (tổng số thương vong là 137 binh sĩ Mỹ, trong đó có 9 tử thương, và 76 bị thương nặng; 16 phi cơ trực thăng và 6 phi cơ cánh quạt bị phá hủy và hư hại nặng).[2] Flaming Dart I được thực hiện với 46 phi cơ A-4 Skyhawk từ hai hàng không mẫu hạm Coral Sea và Hancock, với nhiệm vụ oanh kích các cơ sở quân sự của Bắc Việt tại khu vực Đồng Hới
· Flaming Dart II, thực hiện vào ngày 11-2-1965, sau khi Việt Cộng đặt mìn phá sập Khách Sạn Việt Cường tại Qui Nhơn, gây thương vong cho 23 quân nhân Mỹ.[3] Flaminh Dart II được thực hiện bởi gần 100 phi cơ từ 3 hàng không mẫu hạm Coral Sea, Hancock và Ranger, với mục tiêu là phá hủy các cơ sở tại căn cứ Chánh Hòa, ở phía Bắc Đồng Hới (một điều quan trọng cần nói thêm là trong thời gian của cả hai Chiến dịch Flaming Dart đều có sự tham dự của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (KQVNCH) với các phi cơ khu trục A-1 Skyraider; trận oanh kích đầu tiên vào ngày 8-2-1965, gồm 24 chiếc A-1 Skyraider, đã do chính Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh KQVNCH chỉ huy, đã được thực hiện tại Vĩnh Linh, phía Bắc vĩ tuyến 17 [4]).
Các chiến dịch oanh tạc trả đũa này chính là tiền đề và cơ sở cho quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ của Tổng Thống Lyndon B. Johnson, với cố vấn hàng đầu là Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara, thực hiện Operation Rolling Thunder. Khác với các chiến dịch trả đũa vừa đề cập đến đều là ngắn hạn, với thời gian và không gian giới hạn rõ ràng, Rolling Thunder là một chiến dịch được hiện liên tục, với mục tiêu là oanh tạc nhằm phá hủy nhiều mục tiêu (cả quân sự và kinh tế) tại Bắc Việt. Đây là một quyết định vô cùng khó khăn cho chính phủ Hoa Kỳ vì các lý do chính sau đây:
· Hoa Kỳ không có chủ trương mở rộng cuộc chiến tranh tại Việt Nam khiến cho Liên Xô và Trung Cộng có lý do để trực tiếp can thiệp vào, giống như tình huống đã xảy ra tại Triều Tiên giữa thập niên 1950
· Nhưng ngược lại, Hoa Kỳ cũng không muốn nhìn thấy phe Cộng sản có thể thắng và chiếm được Miền Nam (tức Việt Nam Cộng Hòa, VNCH) khiến cho các quốc gia tại Đông Nam Á (đặc biệt là Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, vv) có thể bị đe dọa nặng nề, thậm chí có thể cũng sẽ bị mất vào tay Cộng sản theo thuyết Domino
· Trong khi đó, tình hình chính trị và quân sự tại VNCH rất bất ổn sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ; trong khoảng thời gian chưa đến một năm rưỡi, từ ngày 1-11-1963 cho đến cuối tháng 2-1965, VNCH đã có 4 chính phủ (chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, từ 4-11-1963 đến 7-2-1964; chính phủ Nguyễn Khánh, từ 8-2-1964 đến 3-11-1964; chính phủ Trần Văn Hương, từ 4-11-1964 đến 27-1-1965, và chính phủ Phan Huy Quát, từ 16-2-1965) và 3 cuộc đảo chánh vào ngày 30-1-1964 (mà Tướng Nguyễn Khánh gọi là một cuộc Chỉnh Lý), ngày 13-9-1964 (mà Tướng Dương Văn Đức gọi là Biểu Dương Lực Lượng), và ngày 19-2-1965 (do Đại Tá Phạm Ngọc Thảo chủ mưu), và một vài vụ toan tính đảo chánh nữa mà không thành. [5] Trong thời gian này, dĩ nhiên, phe Cộng sản đã lợi dụng tối đa tình hình bất ổn của VNCH để tăng cường đánh phá các nơi (như đã đề cập đến bên trên đưa đến việc Hoa Kỳ phải thực hiện các chiến dịch đánh trả Pierce Arrow và Flaming Dart I, II).
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Johnson, ông McGeorge Bundy, được cử sang Việt Nam để tìm hiểu tình hình tại chỗ từ ngày 4-2-1965, đã có mặt tại Sài Gòn lúc căn cứ Holloway ở Pleiku bị tấn công vào đêm 7-2-1965, chính là người đã khuyến cáo vụ trả đũa của Hoa Kỳ trong Chiến dịch Flaming Dart I. Sau khi trở về Mỹ, ông Bundy đã trình lên Tổng Thống Johnson một báo cáo, trong đó ông cho biết tình hình VNCH như sau:
“The situation in Vietnam is deteriorating and without new U.S. action defeat appears inevitable. … “ [6]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tình hình tại Việt Nam đang suy sụp và nếu không có hành động mới của Hoa Kỳ chuyện thất trận có vẻ không thể tránh được. …”)
Sau khi xem xét và phân tích hơn thiệt của một số biện pháp khả thi và vấn đề uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới, ông Bundy đã đề nghị như sau:[7]
“Mac therefore recommended a policy of graduated and sustained bombing of North Vietnam. He cited two objectives: in the long run, he hoped it would affect the North’s will – moving them to reduce their support of the Vietcong and/or to negotiate; in the short run, he believed it would produced a sharp immediate increase of optimism in the South.”
(Xin tạm dịch sang Việt Ngữ như sau: “Ông Mac đã khuyến cáo một chính sách oanh tạc Bắc Việt liên tục và gia tăng áp lực có mức độ. Ông liệt kê ra hai mục tiêu: trong dài hạn, ông hy vọng nó sẽ tác động đến ý chí của Bắc Việt – khiến họ giảm bớt việc ủng hộ Việt Cộng và/hoặc tiến tới thương thuyết; trong ngắn hạn, ông tin là nó sẽ tạo ra ngay lập tức một sự gia tăng thái độ lạc quan tại Miền Nam.”)
Đề nghị này của Ông Bundy, tấn công Bắc Việt theo lối gia tăng áp lực có mức độ (graduated pressure), là hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của ông và các cộng sự viên dân sự khác của Tổng Thống John F. Kennedy, đặc biệt là Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, trong vụ Khủng Hoảng tại Cuba vào năm 1962 khi Hoa Kỳ khám phá được việc Liên Xô cho đặt các giàn hỏa tiễn tại nước này.
Thay vì sử dụng không quân tấn công tiêu diệt ngay lập tức các giàn hỏa tiễn này, Tổng Thống Kennedy, theo lời cố vấn của các ông Bundy và McNamara, đã chọn cách gia tăng áp lực từ từ lên Cuba bằng cách sử dụng hạm đội phong tỏa đảo quốc này, và yêu cầu Liên Xô phải tháo gỡ tất cả các giàn hỏa tiễn tại đây. Tổng Thống Kennedy thông báo quyết định này cho dân chúng Mỹ và cho cả thế giới, nhấn mạnh là nếu các hỏa tiễn này được phóng qua Mỹ thì Mỹ sẽ xem đó là một cuộc tấn công từ Liên Xô và Mỹ sẽ trả đũa ngay lập tức.
Trước sự đe dọa có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ, Liên Xô đã đồng ý tháo gỡ các giàn hỏa tiễn đã đặt tại Cuba, nhưng đổi lại Hoa Kỳ phải cam kết là sẽ không bao giờ tấn công và tiêu diệt Cuba. Tổng Thống Kennedy và các cố vấn dân sự của ông đều cho rằng họ đã thắng trong cuộc Khủng hoảng Cuba. Nhưng trên thực tế, nếu phân tích thật đầy đủ, ta phải thấy là Liên Xô mới là kẻ chiến thắng, vì họ đã gài được Mỹ vào thế phải chấp nhận một nước Cộng sản là Cuba tồn tại ngay bên cạnh họ, ngay trong sân sau của họ mãi cho đến ngày hôm nay.
Sau khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã lên thay thế, và ông quyết định giữ lại hầu hết các vị cố vấn của ông Kennedy, trong đó có cả hai ông Bundy và McNamara. Tân Tổng Thống Johnson và các ông Bundy và McNamara, đã dựa vào kinh nghiệm mà họ cho là một thành công lớn của họ tại Cuba và hoàn toàn tin tưởng rằng cách giải quyết đó là cách tốt nhứt để đối đầu với phe Cộng sản trong Chiến Tranh Lạnh, và Việt Nam cũng vậy thôi sẽ không phải là một ngoại lệ. Thời gian diễn ra Chiến dịch Rolling Thunder sẽ cho họ thấy là họ đã lầm.
Thay vì sử dụng không quân tấn công tiêu diệt ngay lập tức các giàn hỏa tiễn này, Tổng Thống Kennedy, theo lời cố vấn của các ông Bundy và McNamara, đã chọn cách gia tăng áp lực từ từ lên Cuba bằng cách sử dụng hạm đội phong tỏa đảo quốc này, và yêu cầu Liên Xô phải tháo gỡ tất cả các giàn hỏa tiễn tại đây. Tổng Thống Kennedy thông báo quyết định này cho dân chúng Mỹ và cho cả thế giới, nhấn mạnh là nếu các hỏa tiễn này được phóng qua Mỹ thì Mỹ sẽ xem đó là một cuộc tấn công từ Liên Xô và Mỹ sẽ trả đũa ngay lập tức.
Trước sự đe dọa có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân với Hoa Kỳ, Liên Xô đã đồng ý tháo gỡ các giàn hỏa tiễn đã đặt tại Cuba, nhưng đổi lại Hoa Kỳ phải cam kết là sẽ không bao giờ tấn công và tiêu diệt Cuba. Tổng Thống Kennedy và các cố vấn dân sự của ông đều cho rằng họ đã thắng trong cuộc Khủng hoảng Cuba. Nhưng trên thực tế, nếu phân tích thật đầy đủ, ta phải thấy là Liên Xô mới là kẻ chiến thắng, vì họ đã gài được Mỹ vào thế phải chấp nhận một nước Cộng sản là Cuba tồn tại ngay bên cạnh họ, ngay trong sân sau của họ mãi cho đến ngày hôm nay.
Sau khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã lên thay thế, và ông quyết định giữ lại hầu hết các vị cố vấn của ông Kennedy, trong đó có cả hai ông Bundy và McNamara. Tân Tổng Thống Johnson và các ông Bundy và McNamara, đã dựa vào kinh nghiệm mà họ cho là một thành công lớn của họ tại Cuba và hoàn toàn tin tưởng rằng cách giải quyết đó là cách tốt nhứt để đối đầu với phe Cộng sản trong Chiến Tranh Lạnh, và Việt Nam cũng vậy thôi sẽ không phải là một ngoại lệ. Thời gian diễn ra Chiến dịch Rolling Thunder sẽ cho họ thấy là họ đã lầm.
Ông Bundy đã trình bày đề nghị này của ông tai một phiên họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Tổng Thống Johnson, mặc dù tỏ ra thích đề nghị oanh tạc Miền Bắc này của ông Bundy, vẫn giữ chủ trương của ông là không muốn mở rộng chiến tranh. Để có thể nghe thêm ý kiến của những vị có kinh nghiệm về chiến tranh bên ngoài chính phủ, Tổng Thống Johnson đã mời cựu Tổng Thống Dwight Eisenhower [8] đến Tòa Bạch Ốc vào ngày 17-2-1965 để tham khảo ý kiến. Tại buổi họp này, cựu Tổng Thống Eisenhower, sau khi nhắc nhở Tổng Thống Johnson về trách nhiệm của Hoa Kỳ là phải chận đứng Công sản tại vùng Đông Nam Á, cũng đồng ý là cần phải oanh tạc Bắc Việt, và, nếu cần, thì phải đưa quân vào để cứu Miền Nam. Cựu Tổng Thống Eisenhower còn chủ trương đi xa hơn. Ông nói rằng nếu Liên Xô và Trung Công can thiệp vào thì cần phải nói cho họ biết họ có thể lãnh hậu quả rất nghiêm trọng (ý nói Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân): [9]
“If the Chinese or Soviets threatened to intervene, he said: “We should pass the word back to them to take care lest dire results [i.e., nuclear strikes] occur to them.””
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nếu bọn Trung Công và Liên Xô đe dọa can thiệp, ông [chỉ cựu Tổng Thống Eisenhower] nói: “Chúng ta sẽ trả lời cho bọn chúng biết là bọn chúng phải lo cái thân của chúng đi khi hậu quả nghiêm trọng [nghĩa là các cuộc oanh kích hạt nhân] xảy đến cho bọn chúng.””)
Trên cơ sở các khuyến cáo đó, Tổng Thống Johnson đã quyết định thực hiện Operation Rolling Thunder như là một chiến dịch oanh tạc liên tục (sustained) chớ không phải chỉ để trả đũa. Ngoài hai tác dụng phụ là cho Hà Nội thấy rõ quyết tâm bảo vệ Miền Nam và giúp cho Chính phủ và quân dân VNCH lên tinh thần, Chiến dịch Rolling Thunder được thi hành với hai mục tiêu chính sau đây:
· Ngăn chận và tiêu diệt nguồn tiếp viện nhân lực và khí cụ từ Miền Bắc cho lực lượng Việt Cộng ở Miền Nam
· Gây thiệt hại nặng nề về quân sự và kinh tế cho Miền Bắc để Chính phủ Hà Nội thấy rõ cái giá quá cao mà họ phải trả và từ đó phải chịu từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam, và ngồi vào bàn hội nghị để thương thuyết
Thực Hiện Rolling Thunder
Ngay từ đầu, việc thực hiện Chiến dịch Rolling Thunder đã gặp nhiều trục trặc. Cuộc oanh kích đầu tiên của Chiến dịch, mật danh (code-name) Rolling Thunder 1, định vào ngày 20-2-1965, đã bị hủy bỏ vì tình hình chính trị và an ninh tại VNCH không được thuận lợi. Trước đó một ngày, ngày 19-2-1965, một cuộc đảo chánh do Đại Tá Phạm Ngọc Thảo tổ chức, đã diễn ra tại Sài Gòn.[10] Tuy cuộc đảo chánh này đã thất bại vì không được Nhóm Tướng Trẻ [11] ủng hộ, nhưng do tình hình rối ren như thế KQVNCH đã không thể tham chiến được. Ba cuộc oanh kích kế tiếp, với mật danh Rolling Thunder 2, 3, và 4, cũng bị hủy bỏ luôn, và Chiến dịch Rolling Thunder thật sự bắt đầu vào ngày 2-3-1965, 6 ngày trước khi 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên của Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng.
Trận oanh kích đầu tiên này, với mật danh Rolling Thunder 5, là một phi vụ hỗn hợp Mỹ-Việt, với mục tiêu là phá hủy kho đạn tại Xóm Bàng và căn cứ hải quân Quảng Khê, cả hai đều nằm ở phía Bắc của Khu Phi Quân Sự. Về phía Hoa Kỳ, lực lượng tấn công rất hùng hậu, gồm tất cả 44 chiếc khu trục cơ phản lực F-105 Thunderchief (Bắc Việt thường gọi là Thần Sấm), 40 chiếc khu trục cơ phản lực F-100 Super Sabre, và 20 oanh tạc cơ phản lực B-57 Canberra, chịu trách nhiệm tấn công Xóm Bàng. Về phía KQVNCH, lực lượng tấn công là 19 chiếc khu trục cơ cánh quạt A-1 Skyraider (do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Phó KQVNCH chỉ huy), có 60 khu trục cơ phản lực F-100 và F-105 theo yểm trợ, với nhiệm vụ tấn công Quảng Khê.[12]
Khi khởi sư Chiến dịch Rolling Thunder, Chính phủ Johnson đã lên kế hoạch là thực hiện Chiến dịch này trong 8 tuần lễ mà thôi. Trên thực tế, Chiến dịch Rolling Thunder đã kéo dài đến 180 tuần lễ, trải dài hơn 3 năm, từ khi bắt đầu vào ngày 2-3-1965 cho đến khi chính thức chấm dứt vào ngày 2-11-1968, với tổng số lượng bom ném tại Bắc Việt nhiều hơn cả tổng số lượng bom đã ném tại Âu Châu trong Đệ Nhị Thế Chiến.[13] Trong suốt thời gian hơn 3 năm này, đã có rất nhiều lần Chiến dịch được tạm ngưng để thăm dò lập trường của Bắc Việt, và cũng đã có khá nhiều báo cáo đánh giá hiệu quả của Chiến dịch. Chính phủ Hoa Kỳ, sau cùng, phải đi đến kết luận là Chiến dịch Rolling Thunder đã hoàn toàn thất bại, không đạt được hai mục tiêu chính đã nêu bên trên, và phải quyết định chấm dứt nó. Chúng ta hảy nghe đánh giá sau đây về Chiến dịch Rolling Thunder của chính Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara:
“… as Rolling Thunder intensified, U.S. intelligence estimated that infiltration increased from about 35,000 men in 1965 to as many as 90,000 in 1967, while Hanoi’s will to carry on the fight stayed firm.” [14]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: ““… trong khi Chiến dịch Sấm Rền gia tăng cường độ, tình báo Hoa Kỳ ước lượng số quân xâm nhập đã tăng từ 35.000 năm 1965 lên đến 90.000 năm 1967, trong lúc đó ý chí tiếp tục cuộc chiến của Hà Nội vẫn vững chắc.”)
Không phải chỉ có ông McNamara xem Chiến dịch Rolling Thunder là thất bại mà một số vị tướng lãnh cao cấp quan trọng của Hoa Kỳ cũng đánh giá tương tự. Đại Tướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh MACV (Military Assistance Command – Vietnam = Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam), đã ghi lại suy nghĩ của ông như sau trong cuốn hồi ký của ông khi Chiến dịch Rolling Thunder được phát động:
“While recognizing that the decision reflected a major change in United States policy, I still saw no hope, in view of the restrictions imposed, that it would have any dramatic effect on the course of the war. There were to be, for example, only two to four attacks per week, each involving only two or three targets, and all south of the 19th parallel.” [15]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trong khi nhìn nhận rằng quyết định [thực hiện Chiến dịch Rolling Thunder] phản ánh một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ, tôi vẫn không nhìn thấy hy vọng gì, trước những giới hạn đã được áp đặt, là nó sẽ tạo ra hiệu quả gây ấn tượng cho cuộc chiến. Thí dụ, chỉ có từ hai tới bốn cuộc oanh kích mỗi tuần, mỗi cuộc oanh kích chỉ liên hệ đến hai hay ba mục tiêu, và tất cả đều ở phía nam của vĩ tuyến 19.”)
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trong khi nhìn nhận rằng quyết định [thực hiện Chiến dịch Rolling Thunder] phản ánh một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ, tôi vẫn không nhìn thấy hy vọng gì, trước những giới hạn đã được áp đặt, là nó sẽ tạo ra hiệu quả gây ấn tượng cho cuộc chiến. Thí dụ, chỉ có từ hai tới bốn cuộc oanh kích mỗi tuần, mỗi cuộc oanh kích chỉ liên hệ đến hai hay ba mục tiêu, và tất cả đều ở phía nam của vĩ tuyến 19.”)
Một tướng lãnh cao cấp khác, là cấp chỉ huy trực tiếp của Tướng Westmoreland, Đô Đốc (4 sao) Ulysses S. Grant Sharp, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (CINCPAC = Commander-In-Chief – Pacific), cũng nhận xét như sau về Chiến dịch Rolling Thunder:
“… a JCS study group had assessed Rolling Thunder achievements and revealed that despite the growing widespread damage to North Vietnam there was no indication of any willingness to negotiate or to terminate support to the Viet Cong in the south.” [16]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… một nhóm nghiên cứu của Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đã đánh giá các thành quả của Chiến dịch Rolling Thunder và cho thấy là mặc dù có sự gia tăng của các thiệt hại trải rộng khắp nơi ở Bắc Việt không có một dấu hiệu nào cho thấy họ có ý muốn thương thuyết hay chấm dứt sự ủng hộ của họ đối với Việt Cộng ở Miền Nam.”)
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… một nhóm nghiên cứu của Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đã đánh giá các thành quả của Chiến dịch Rolling Thunder và cho thấy là mặc dù có sự gia tăng của các thiệt hại trải rộng khắp nơi ở Bắc Việt không có một dấu hiệu nào cho thấy họ có ý muốn thương thuyết hay chấm dứt sự ủng hộ của họ đối với Việt Cộng ở Miền Nam.”)
Tại sao Operation Rolling Thunder thất bại? Nguyên nhân của sự thất bại này sẽ được trình bày chi tiết trong phần còn lại của bài viết này.
Nguyên Nhân Thất Bại Của Chiến Dịch Rolling Thunder
Xuất Phát Từ Một Chiến Lược Sai Lầm
Bây giờ, sau khi Chiến Tranh Việt Nam đã chấm dứt gần nửa thế kỷ, một trong vài điều tương đối hiếm hoi mà các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, thuộc 2 phe đối lập nhau là phe Chính thống (Orthodox) và Xét lại (Revisionist), đều đồng ý là Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam nhưng không nhằm mục tiêu là Chiến thắng tuyệt đối, đánh gục kẻ địch và buộc kẻ địch phải đầu hàng vô điều kiện như trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Nói cách khác, Hoa Kỳ tham chiến mà không muốn thắng, chỉ muốn hòa. Nói cụ thể hơn, Hoa Kỳ tham chiến chỉ nhằm làm cho Miền Bắc nản lòng, từ bỏ ý định xâm chiếm Miền Nam, chứ hoàn toàn không có ý định tiêu diệt Miền Bắc. Cũng chính Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, người điều khiển cuộc chiến tranh về phía Hoa Kỳ, đã nói rõ như sau:
Nói cách khác, Hoa Kỳ tham chiến mà không muốn thắng, chỉ muốn hòa. Nói cụ thể hơn, Hoa Kỳ tham chiến chỉ nhằm làm cho Miền Bắc nản lòng, từ bỏ ý định xâm chiếm Miền Nam, chứ hoàn toàn không có ý định tiêu diệt Miền Bắc. Cũng chính Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, người điều khiển cuộc chiến tranh về phía Hoa Kỳ, đã nói rõ như sau:
“… I recommended intensifying Rolling Thunder strikes against North Vietnam – not to win the war (which I considered impossible, short of genocidal destruction) but as one prong of our two-prong strategy to prove to the Vietcong and North Vietnamese that they could not win in the South while penalizing Hanoi’s continued support of the war.” [17]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… tôi khuyến cáo gia tăng cường độ của các cuộc oanh tạc của chiến dịch Sấm Rến đối với Bắc Việt – không phải để thắng cuộc chiến (mà tôi nghĩ rằng không thể nào có được, trừ phi sử dụng vũ khí diệt chủng [ý nói sử dụng vũ khí hạt nhân]) mà chỉ như là một gọng kìm của chiến lược hai gọng kìm của chúng ta để chứng tỏ cho Việt công và quân Bắc Việt thấy là họ không thể thắng ở Miền Nam và đồng thời trừng phạt Hà Nội vì việc họ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến.”)
Cách Thức Thực Hiện Không Đúng
Chính vì xuất phát từ một chiến lược như thế, cách thực hiện cuộc chiến nói chung, và cách thực hiện Chiến dịch Rolling Thunder nói riêng, là gia tăng áp lực có mức độ (graduated pressure) chớ không phải sử dụng toàn bộ sức mạnh để đánh một đòn phủ đầu nhằm tiêu diệt ngay lập tức toàn bộ sức mạnh quân sự của địch. Chính vì vậy, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đã buộc Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff, thường được viết tắt là JCS) phải thiết lập một danh sách các mục tiêu mà Chiến dịch Rolling Thunder sẽ tấn công. Không lực Mỹ, kể cả các phi cơ của Không Quân xuất phát từ các căn cứ ở Thái Lan và các phi cơ của Hải Quân xuất phát từ các hàng không mẫu hạm ngoài Biển Đông, chỉ được phép oanh kích các mục tiêu này mà thôi. Danh sách này gồm tất cả 94 mục tiêu, chia làm 5 loại như sau: [18]
· Các trục lộ giao thông: 12 mục tiêu
· Các phi trường: 9 mục tiêu
· Các cơ sở quân sự / bến cảng: 53 mục tiêu
· Các nhà máy kỹ nghệ: 8 mục tiêu
· Các trục lộ thám thính vũ trang: 12 mục tiêu
Tổng cộng: 94 mục tiêu
Danh sách này (Xin xem chi tiết trong phần Phụ Đính), trong thời gian mấy chục năm vừa qua, đã là đề tài tranh luận của các tác giả Hoa Kỳ. Phần lớn các tác giả đều có nói đến “danh sách 94 mục tiêu” này mặc dù, trên thực tế, họ chưa bao giờ được chính mắt nhìn thấy danh sách này (vì lý do duy nhứt: danh sach này được xếp vào loại tài liệu tối mật – Top Secret, và chỉ mới được giải mật sau này). Họ nghĩ rằng JCS đã nhắm mắt áp dụng nguyên xi đường lối oanh tạc chiến lược (strategic bombing) mà Hoa Kỳ đã áp dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến để tàn phá các trung tâm kỹ nghệ của hai nước Đức và Nhật. Sự thật không phải như vậy. JCS cũng có nhận định là Bắc Việt không phải là một nước kỹ nghệ như Đức và Nhật, và khả năng quân sự của Bắc Việt hoàn toàn là do Liên Xô và Trung Cộng cung cấp nên JCS không có khuyến cáo với chính phủ Mỹ là thực hiện oanh tạc chiến lược để tàn phá các trung tâm kỹ nghệ của Bắc Việt.
Bằng chứng là trong danh sách kể trên chỉ có 8 mục tiêu là các nhà máy kỹ nghệ của Bắc Việt, tỷ lệ chỉ vào khoảng 8.5%. Danh sách này đúng là do JCS cung cấp theo lệnh của Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, và thật sự là do chính Tướng Curtis E. LeMay, Tham Mưu Trưởng Không Quân, một vị trong JCS, chỉ huy việc thực hiện trong thời gian xuân-hạ và hoàn tất vào giữa tháng 8 của năm 1964.[19] Tuy nhiên, trong cách thực hiện việc oanh tạc 94 mục tiêu đó, khuyến cáo của Tướng LeMay và JCS không phải như cách thức mà Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và các cộng sự viên dân sự thân cận của ông, đặc biệt là Thứ Trưởng Quốc Phòng Đặc Trách An Ninh Quốc Tế John T. McNaughton, đã áp dụng. Trong thời gian hạ-thu 1964, Tướng LeMay và JCS đã nhiều lần khuyến cáo nên tấn công ngay lập tức và đồng loạt cùng một lúc tất cả 94 mục tiêu trong danh sách để triệt tiêu hoàn toàn bộ máy chiến tranh của Bắc Việt. Tổng Thống Johnson và Tổng Trưởng Quốc Phòng Mcnamara cùng với các cộng sự viên dân sự thân cận của ông ta đều bác bỏ hết các khuyến cáo này của JCS. Như đã trình bày bên trên, các quyết định oanh tạc Bắc Việt của Tổng Thống Johnson (Chiến dịch Pierce Arrow, và các Chiến dịch Flaming Dart I và II) chỉ là để trả đũa các vụ tấn công của Bắc Việt và Việt Công vào các đơn vị của Mỹ mà thôi.
Trên thực tế, Chiến dịch Rolling Thunder đã được thực hiện theo sách lược “gia tăng áp lực có mức độ = graduated pressure.” Dưới đây là liệt kê một số cuộc oanh tạc để minh họa cho cách đánh lẻ tẻ, tản mạn của Chiến dịch này:
· Rolling Thunder số 5: ngày 2-3-1965, tấn công căn cứ hải quân Quảng Khê (Mục tiêu số 74) và kho đạn tại Xóm Bàng (Mục tiêu số 64)
· Rolling Thunder số 6: ngày 15-3-1965, tấn công đài radar trên đảo Hòn Cọp (không rõ thuộc Mục tiêu nào) và kho đạn ở Phủ Quỳ (Mục tiêu số 40)
· Rolling Thunder số 7: trong khoảng 19-3 cho đến 25-3-1965 cho phép thực hiện một số phi vụ oanh tạc các dài radar của Bắc Việt cũng như thực hiện một số phi vụ thám thính vũ trang (armed reconnaissance missions)
· Rolling Thunder số 8: trong khoảng 26-3 cho đến 1-4-1965 cho phép tấn công 9 đài radar và thực hiện 3 phi vụ thám thính vũ trang
Các giới chức Mỹ tại Việt Nam rất bất mãn với tình hình tiến hành Chiến dịch Rolling Thunder một cách quá rời rạc và yếu ớt như thế, rõ ràng là không tao được một áp lực nào đối với Bắc Việt cả. Ngày 8-3-1965, Đại sứ Mỹ Maxwell Taylor gởi một công điện về cho Bộ Trưởng Ngạo Giao Dean Rusk trong đó ông nói rõ quan điểm của mình về hiệu quả của Chiến dịch Rolling Thunder như sau:
“… it appears to me evident that to date DRV leaders believe air strikes at present levels on their territory are meaningless…” [20]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… đối với tôi rõ ràng là cho đến ngày hôm nay các lãnh tụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [DRV = Democratic Republic of Vietnam = Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Bắc Việt] tin rằng các vụ oanh tạc với mức độ hiện nay trên lãnh thổ của họ là không có nghĩa lý gì cả…”)
Cũng trong thời gian này, Tổng Thống Johnson đã cử Tướng Harold K. Johnson, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, sang Sài Gòn để tìm hiểu tình hình cụ thể tại Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ, trong báo cáo của ông đệ trình cho JCS và Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Johnson cũng nhận định bi quan về Chiến dịch Rolling Thunder như sau:
“… To date, the tempo of punitive air strikes has been inadequate to convey a clear sense of U.S purpose to North Vietnam…” [21]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… Cho đến hôm nay, nhịp độ của các cuộc oanh tạc trừng phạt đó đã không đủ để cho làm cho Bắc Việt thấy rõ mục tiêu của Hoa Kỳ…”)
Sau khi thay thế Tướng LeMay trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Không Quân, Tướng John P. McConnell, vào đầu tháng 3-1965, đã đề nghị lên JCS một kế hoạch oanh tạc liên tục Bắc Việt trong 28 ngày (4 tuần lễ) để đồng loạt hùy diệt tất cả 94 muc tiêu đã được đề nghị. Đô Đốc Sharp, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương (CINCPAC) đã ghi lại sự kiện này như sau trong quyển hồi ký của ông:
“Air Force Chief of Staff General McConnell wanted a shorter, hard-hitting twenty-eight-day program, which would destroy all targets on the chiefs’ so-called 94 Target List.” [22]
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tham Mưu Trưởng Không Quân Tướng McConnell đề nghị một chương trình ngắn hạn hơn, chỉ 28 ngày thôi, nhưng tấn công mãnh liệt để tiêu hủy tất cả các mục tiêu của cái gọi là Danh Sách 94 Mục Tiêu của các vị Tham Mưu Trưởng.”)
Kế hoạch này của Tướng McConnell, sau đó, đã được JCS mở rộng ra thành một chương trình oanh kích Bắc Việt liên tục trong 13 tuần lễ chia làm 4 giai đoạn như sau:
· Giai đoạn I: trong 3 tuần lễ, tấn công các trục lộ giao thông dưới vĩ tuyến 20, do chính các vị chỉ huy chiến trường chọn lựa, với mục tiêu là làm suy giảm khối lượng tiếp vận của địch từ Bắc vô Nam, và cho Bắc Việt thấy rõ là Hoa Kỳ sẵn sàng gia tăng cường độ oanh kích nếu họ không chịu từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam
· Giai đoạn II: trong 6 tuần lễ, tấn công các đường xe lửa ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của Bắc Việt, với mục tiêu cắt đứt toàn bộ việc vận chuyển quân viện từ Trung Quốc sang
· Giai đoạn III: trong 2 tuần lễ, tấn công phá hủy các hải cảng, gài mìn tất cả các thủy đạo, cũng như phá hủy tất cả các kho đạn, kho quân dụng trong khu vực Hà Nội – Hải Phòng, với ước tính là vào cuối Giai đoạn III này, tất cả các mục tiêu trong Danh Sách 94 Mục Tiêu đã bị phá hủy, và Hà Nội phải thấy rằng cái giá mà họ phải trả, nếu họ vẫn tiếp tục muốn chiếm Miền Nam, là quá đắt.
· Giai đoạn IV: trong 2 tuần lễ, sẽ tập trung vào các mục tiêu kỷ nghệ ở bên ngoài các khu vực đông dân cư, và các mục tiêu đã không bị phá hủy hoàn toàn hay đã được tái thiết. [23]
Tất cả các kế hoạch được đề nghị này của các tướng lãnh và JCS đều bị Tổng Thống Johnson, theo lời cố vấn của Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, bác bỏ hết. Phe Cộng sản thấy rõ là Hoa Kỳ không dám đánh mạnh ở Miền Bắc, và càng lấn tới. Ngày 29-3-1965, Việt công đã đánh bom Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gây một số thương vong lớn cho người Mỹ và người Việt. Đây đúng là một cơ hội hiếm có để trả đũa, gia tăng tấn công oanh tạc Bắc Việt mãnh liêt nhưng Tổng Thống Johnson vẫn không cho phép.
Những Trói Buộc Trong Quy Luật Tác Chiến
Không những không nghe theo những lời cố vấn của các cấp lãnh đạo quân sự, Tổng Thống Johnson và các cố vấn dân sự của ông, đặc biệt là Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, còn tự dành cho mình độc quyền chọn lựa các mục tiêu, cũng như quy định rất nhiều những trói buộc, đôi khi cực kỳ vô lý, trong quy luật tác chiến (Rules of Engagement), gây khó khăn vô cùng cho các phi công Hoa Kỳ trong khi thi hành nhiệm vụ trong Chiến dịch Rolling Thunder, và đưa đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như sau: [24]
· “This disregard for military advice was pointedly demonstrated during Johnson’s Tuesday lunches, at which time much of the planning and targeting for the air campaign took place. No military officer, not even the chairman of the JCS, attended those luncheons on a regular basis until late 1967.”
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Việc bỏ qua các lời cố vấn quân sự đã được chứng minh rõ ràng trong các buổi ăn trưa hàng tuần vào ngày Thứ Ba của Tổng Thống Johnson, lúc mà phần lớn việc hoạch định và chọn mục tiêu cho chiến dịch oanh kích diễn ra. Không có một sĩ quan nào, ngay cả vị Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, có mặt thường xuyên tại các buổi ăn trưa này, cho mãi tới cuối năm 1967.”)
· “Campaign planning and targeting suffered due to this lack of military expertise. The target spectrum in North Vietnam, despite its agrarian economy, was significant and never suffered from a shortage of targets. But permissible targets formed no part of a coherent pattern; there was no rhyme or reason to the targeting process; aircrews often found themselves repeatedly tasked to fly against targets already destroyed, while other targets such as MIG airfields and SAM sites remained off-limits.”
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Vì không có sự tham gia của các chuyên gia quân sự, việc hoạch định và xác định mục tiêu đã có nhiều thiếu sót. Tầm rộng của các mục tiêu tại Bắc Việt, mặc dù là kinh tế nông nghiệp, vẫn rất đáng kể và không bao giờ thiếu mục tiêu để chọn. Thế nhưng các mục tiêu được phép oanh kích thì không được chọn theo một phương cách nhứt quán nào cả; tiến trình lựa chọn mục tiêu hoàn toàn vô lý; các phi hành đoàn thường được lệnh tấn công những mục tiêu đã bị tiêu hủy rồi, trong khi các mục tiêu khác như là các phi trường của phản lực cơ MIG hay các vị trí phòng không với hỏa tiễn địa-không thì lại là các khu vực cấm địa”)
· “Over 90 percent of all aircrews believed that ROEs were too restrictive, complicated, and confusing, and that they resulted in large numbers of aircraft and aircrew losses. For instance, one pilot remembered losing a friend while attacking a railroad bridge in North Vietnam. His flight was forced to overfly Gia Lam airfield before hitting the primary target. Antiaircraft artillery (AAA) and SAMs at this airfield fired at his flight all the way into the target area. Although the enemy was shooting, the ROEs prohibited the pilot from firing back.
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trên 90 phần trăm các phi hành đoàn tin rằng các quy luật về tác chiến là quá giới hạn, phức tạp, và lộn xộn, và rằng các quy luật đó đã đem lại kết quả là mất quá nhiều phi cơ và phi hành đoàn, Thí dụ, một phi công đã nhớ lại anh đã mất một người bạn trong khi tấn công một cầu xe lửa ở Bắc Việt. Chuyến bay của anh bị buộc phải bay ngang qua phi trường Gia Lâm trước khi tấn công mục tiêu. Súng phòng không và hỏa tiễn địa-không của phi trường đã bắn phi cơ của ông trong suốt đoạn đường tiến vào mục tiêu. Mặc dù địch quân đã nổ súng, các quy luật về tác chiến đã cấm phi công không được bắn trả lại.”)
· “American losses over North Vietnam climbed steadily; the 539 aircraft lost during 1966 and 1967 indicated to aircrews that it seemed mathematically impossible to survive a 100-mission tour. Many of these losses resulted directly from restrictions against attacking SAM sites, enemy aircraft and MiG airfields, and other legitimate military targets located in or around populated areas. ROEs allowed these air defense systems to grow and develop until they became superior to those in Korea, and in some locations equal to any concentration encountered in World War II. Hanoi became the most heavily defended city in the world, guaranteeing continued American losses as long as such restraints prevailed.”
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thiệt hại của Hoa Kỳ ở Bắc Việt đã gia tăng rõ rệt, con số 539 phi cơ bị bắn rơi trong hai năm 1966 và 1967 đã cho các phi hành đoàn thấy rõ rằng theo toán học [ý nói theo thống kê] có vẻ là chuyện sống sót sau 100 phi vụ là không thể có được. Nhiều thiệt hại này là kết quả trực tiếp của việc nghiêm cấm không cho phép tấn công các giàn hỏa tiễn địa-không, các phi trường phi cơ MIG của địch, và các mục tiêu quân sự khác cần tiêu diệt tại vị trí hay chung quanh các khu vực đông dân cư. Các quy tắc về tác chiến đã cho phép các hệ thống phòng không đó phát triển cho đến khi chúng trở thành cao cấp hơn các hệ thống ở Triều Tiên, và ở một vài địa điểm trở thành ngang bằng với các khu tập trung phòng không mà [Hoa Kỳ] đã đương đầu trong Thế Chiến II. Hà Nội đã trở nên thành phố được bảo vệ bằng phòng không dày đặc nhứt trên thế giới, bảo đảm các thiệt hại của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mãi khi mà các hạn chế này vẫn còn.”)
Điều quan trọng hơn nữa là Chiến dịch Rolling Thunder, với cách thức thực hiện vụng về như vừa mô tả bên trên dựa trên một chiến lược vô cùng sai lầm (đánh giặc mà không có chủ trường tiêu diệt đối phương để đạt tới chiến thắng), đã không đạt được các mục tiêu mong muốn: Bắc Việt hoàn toàn không thay đổi ý định quyết chiếm Miền Nam. Ông John A. McCone, Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo của Hoa Kỳ (Director of the Central Intelligence Agency, thường được biết đến dưới danh hiệu viết tắt là DCI, Director of Central Intelligence) tại thời điểm này, đã gửi một văn thư, đề ngày 2-4-1965, cho các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Johnson là các ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống về An Ninh Quốc Gia (chức vụ này về sau được đổi lại gọi là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia – National Security Advisor) McGeorge Bundy, và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Tướng Maxwell Taylor, với nội dung có những đoạn như sau: [25]
“… I have reported that the strikes to date have not caused a change in the North Vietnamese policy of directing Viet Cong insurgency, infiltrating cadres and supplying material. If anything, the strikes to date have hardened their attitude. … On the other hand, we must look with care to our position under a program of slowly ascending tempo of air strikes. With the passage of each day and week we can expect increasing pressure to stop the bombing. This will come from various elements of the American public, from the press, the United Nations and world opinion. Therefore, time will run against us in this operation and I think the North Vietnamese are counting on this. … We must hit them harder and more frequently and inflict greater damage. Instead of avoiding the MIGs we must go in and take them out. A bridge here and there will not do the job. We must strike their airfields, their petroleum resources, power stations, and their military compounds. This, in my opinion, must be done promptly and with minimum restraint.”
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… Tôi đã có báo cáo là cho đến ngày hôm nay các vụ oanh kích đã không tạo ra được sự thay đổi nào trong chính sách của Bắc Việt về việc điều khiển cuộc nổi dậy của Việt Cộng, xâm nhập cán bộ và tiếp tế chiến cụ. Nếu việc oanh kích có tạo ra được chuyện gì thì đó là làm cho thái độ của họ thêm cứng rắn mà thôi. … Mặt khác, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng chủ trương của chúng ta trong kế hoạch gia tăng từ từ nhịp độ oanh kích. Với mỗi ngày, mỗi tuần trôi qua, chúng ta có thể thấy trước là áp lực buộc chúng ta phải ngưng oanh kích sẽ càng ngày càng tăng thêm. Áp lực này sẽ đến từ nhiều thành phần khác nhau của dân chúng Mỹ, từ giới báo chí, từ Liên Hiệp Quốc, và từ dư luận quốc tế. Do đó, thời gian không phải là bạn của chúng ta trong chiến dịch này, và tôi nghĩ rằng Bắc Việt đang trông cậy vào chuyện này. Chúng ta phải tấn công họ mạnh hơn, thường xuyên hơn, và gây tổn thất nặng nề hơn. Thay vì né tránh đụng độ với các máy bay MIG, chúng ta phải tấn công và tiêu diệt chúng. Tấn công một cái cầu chỗ này chỗ nọ không phải là cách thức nên làm. Chúng ta phải tấn công các phi trường của họ, các nguồn xăng dầu của họ, các nhà máy điện, và các cơ sở quân sự. Điều này, theo ý kiến của tôi, phải được thi hành ngay lập tức và với những giới hạn tối thiểu.”)
Bỏ mặc tất cả các lời cố vấn có giá trị cao của các vị lãnh đạo quân sự và tình báo nhiều kinh nghiệm, Tổng Thống Johnson và các cố vấn dân sự thân cận của ông vẫn tiếp tục chiến lược leo thang từ từ của mình trong việc thực hiện Chiến dịch Rolling Thunder. Ngày 12-5-1965, Tổng Thống Johnson ra lệnh ngưng Chiến dịch Rolling Thunder trong nhiều ngày, với lý do bên ngoài là để quan sát và đánh giá các thiệt hại đã gây ra cho Miền Bắc. Lý do thật là để xem Bắc Việt phản ứng ra sao. Hoa Kỳ đã sử dụng đường dây liên lạc ngoại giao với Liên Xô để chuyển giao thông điệp cho Hà Nội. Nhưng cả Liên Xô lẫn Bắc Việt đều bác bỏ thông điệp ngầm này.[26] Cách sử dụng việc ngưng oanh tạc này như một đòn chính tri đã hoàn toàn thất bại.
Sau khi Tổng Thống Johnson ra lệnh cho thi hành Chiến dịch Rolling Thunder trở lại vào cuối tháng 5-1965, một số giới hạn trong quy luật tác chiến có được giảm bớt, nhưng các vùng cấm (off-limits, prohibited areas), đặc biệt là các khu vực chung quanh Hà Nội, Hải Phòng, và sát biên giới trung Quốc, vẫn không thay đổi, như ghi nhận sau đây của tác giả Clodfelter:[27]
“ … air commanders could not attack targets within a 30-mile radius from the center of Hanoi, a 10-mile radius from the center of Haiphong, and within 30 miles of China.”
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “ … các tư lệnh không quân không được tấn công các mục tiêu trong vòng bán kính 30 dặm từ trung tâm Hà Nội, trong vòng bán kính 10 dặm từ trung tâm Hải Phòng, và cách biên giới Trung Quốc 30 dặm.”)
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “ … các tư lệnh không quân không được tấn công các mục tiêu trong vòng bán kính 30 dặm từ trung tâm Hà Nội, trong vòng bán kính 10 dặm từ trung tâm Hải Phòng, và cách biên giới Trung Quốc 30 dặm.”)
Nghĩ rằng Tổng Thống Johnson và ông McNamara đã học được bài học sau vụ tạm ngưng Chiến dịch Rolling thunder trong tháng 5-1965, ngày 27-8-1965, JCS đã lại trình lên Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara một kế hoạch oanh tạc Miền Bắc trong 8 tuần lễ, hoàn toàn không theo lối “gia tăng áp lực có mức độ” trước đó, mà là tấn công mãnh liệt nhằm chận đứng hoàn toàn các luồng tiếp tế của Bắc Việt cho Việt Cộng ở Miền Nam, với những hành động như sau:[28]
· Giai đoạn 1: tấn công các cơ sở quân sự tại Hải Phòng và Hòn Gai, gài mìn tất cả các hải cảng, và tấn công tất cả các trục đường bộ và đường sắt ở phía Bắc Hà Nội
· Giai đoạn 2: tấn công tất cả các phi trường, các vị trí hỏa tiển địa không, và tất cả các cơ sở quân sự trong vùng Hà Nội
· Giai đoạn 3: tấn công tất cả các kho xăng dầu, các nhà máy điện, và sau đó là các cơ sở kỹ nghệ trong vùng Hà Nội và Hải Phòng
· Trong thời gian của cả 3 giai đoạn này: tấn công phá hủy tất cả các đường tiếp liệu chính cho Miền Nam
Nhưng cũng như lần trước, Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara lại bác bỏ toàn bộ kế họach này, và Chiến dịch Rolling Thunder lại tiếp tục được thực hiện theo lối gia tăng mức độ từ từ, cùng với những trói buộc trong quy luật tác chiến và những vùng “cấm địa,” đưa đến hậu quả vô cùng tai hại là số phi cơ bị bắn rơi ngày càng nhiều, số phi công tử trận tăng thêm, và số phi công bị bắt làm tù binh ngày càng đông.
Trong thời gian 3 năm, từ tháng 3-1965 cho đến tháng 3-1968, Hoa Kỳ đã cho tạm ngưng Chiến dịch Rolling Thunder tất cả là 8 lần.[29] Và lần nào kết quả cũng giống nhau: Bắc Việt vẫn không thay đổi lập trường, không chịu ngồi vào bàn hội nghị, vẫn tiếp tục xâm nhập người và vũ khí, và vẫn nguyên ý đồ quyết chiếm cho được Miền Nam. Và, như vậy, hai mục tiêu chính của Chiến dịch Rolling Thunder đã hoàn toàn không đạt được: không chân đứng được sự xâm nhập người và tiếp liệu từ Bắc vô Nam; và không thuyết phục được Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị để thương thuyết chấm dứt ý định xâm lược Miền Nam của họ.
Trong thời gian 3 năm, từ tháng 3-1965 cho đến tháng 3-1968, Hoa Kỳ đã cho tạm ngưng Chiến dịch Rolling Thunder tất cả là 8 lần.[29] Và lần nào kết quả cũng giống nhau: Bắc Việt vẫn không thay đổi lập trường, không chịu ngồi vào bàn hội nghị, vẫn tiếp tục xâm nhập người và vũ khí, và vẫn nguyên ý đồ quyết chiếm cho được Miền Nam. Và, như vậy, hai mục tiêu chính của Chiến dịch Rolling Thunder đã hoàn toàn không đạt được: không chân đứng được sự xâm nhập người và tiếp liệu từ Bắc vô Nam; và không thuyết phục được Bắc Việt ngồi vào bàn hội nghị để thương thuyết chấm dứt ý định xâm lược Miền Nam của họ.
Thay Lời Kết
Trong thời gian hơn 3 năm của Chiến dịch Rolling Thunder, tổng số lượng bom đã ném là 643.000 tấn,[30] một con số khổng lồ, gây ra những thiệt hại vật chất về quân sự và kinh tế rất đáng kể cho Bắc Việt cũng như gây thương vong rất lớn cho các binh đoàn xâm nhập vào Nam bằng Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhưng kết quả đạt được là con số không nếu đánh giá dựa trên hai mục tiêu đề ra ngay từ khi khởi sư Chiến dịch:. không ngăn chận được sự xâm nhập người và chiến cụ vào Miền Nam, và không thuyết phục được Bắc Việt từ bỏ quyết tâm xâm chiếm Miền Nam.
Sự thất bại của Chiến dịch Rolling Thunder là trường hợp duy nhứt trong quân sử của Hoa Kỳ về việc sử dụng sức mạnh của không quân (air power). Các nhà lãnh dạo dân sự Hoa Kỳ trong giai đoạn 1965-1968, mà điển hình là Tổng Thống Johnson và Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, đã phạm hai lỗi lầm vô cùng to lớn và tai hại.
Thứ nhứt, họ quá tự hào về sự thành công của họ trong vụ Khủng hoảng tại Cuba vào năm 1962 và nghĩ rằng cách họ giải quyết vụ khủng hoảng đó cũng sẽ giúp họ giải quyết được Chiến Tranh Việt Nam.
Thứ hai, vốn xuất thân phần lớn từ giới trí thức khoa bảng của các đại học lớn và danh tiếng của Hoa Kỳ (đặc biệt là ông McGeorge Bundy, vốn là một Khoa Trưởng của Đại Học Harvard), họ rất kiêu ngạo, và coi thường giới quân sư. Vì thế, họ đã gạt bỏ tất cả, không đếm xỉa gì đến những lời cố vấn rất có giá trị của các vị lãnh đạo quân sự và tình báo đầy kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Người phải trả giá thật đắt cho thất bại này chính là Tổng Thống Johnson khi ông quyết định ngưng oanh tạc Bắc Việt và không ra tranh cử tổng thống nữa vào cuối tháng 3-1968.
Sự thất bại của Chiến dịch Rolling Thunder là trường hợp duy nhứt trong quân sử của Hoa Kỳ về việc sử dụng sức mạnh của không quân (air power). Các nhà lãnh dạo dân sự Hoa Kỳ trong giai đoạn 1965-1968, mà điển hình là Tổng Thống Johnson và Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, đã phạm hai lỗi lầm vô cùng to lớn và tai hại.
Thứ nhứt, họ quá tự hào về sự thành công của họ trong vụ Khủng hoảng tại Cuba vào năm 1962 và nghĩ rằng cách họ giải quyết vụ khủng hoảng đó cũng sẽ giúp họ giải quyết được Chiến Tranh Việt Nam.
Thứ hai, vốn xuất thân phần lớn từ giới trí thức khoa bảng của các đại học lớn và danh tiếng của Hoa Kỳ (đặc biệt là ông McGeorge Bundy, vốn là một Khoa Trưởng của Đại Học Harvard), họ rất kiêu ngạo, và coi thường giới quân sư. Vì thế, họ đã gạt bỏ tất cả, không đếm xỉa gì đến những lời cố vấn rất có giá trị của các vị lãnh đạo quân sự và tình báo đầy kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Người phải trả giá thật đắt cho thất bại này chính là Tổng Thống Johnson khi ông quyết định ngưng oanh tạc Bắc Việt và không ra tranh cử tổng thống nữa vào cuối tháng 3-1968.
Ghi Chú:
1. Emerson, Stephen. Air war over North Vietnam: Operation Rolling Thunder, 1965-1968. 1st ed. South Yorkshire, [U.K.]: Pen and Sword Military, 2018. Tr. 16.
2. Davidson, Phillip B. Vietnam at war: the history, 1946-1975. London, [U.K.]: Sidgwick & Jackson, 1988. Tr. 335-336.
3. Emerson, sđd, tr. 24-25.
4. Vương Hồng Anh, “Tư Lệnh Kq Nguyễn Cao Kỳ, trận chiến oanh kích Csbv,” đăng trong tờ báo điện tử Việt Báo, ngày 30/06/2001, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://vietbao.com/a50342/tu-lenh-kq-nguyen-cao-ky-tran-chien-oanh-kich-csbv
5. Lâm Vĩnh Thế. Việt Nam Cộng Hòa, 1963-1967: những năm xáo trộn. Hamilton, Ont.: Hoài Việt, 2010. Chương 1, tr. 1-12.
6. McNamara, Robert S. và Brian VanDemark. In retrospect: the tragedy and lessons of Vietnam. New York: Random House, 1995. Tr. 171.
7. McNamara, sđd, cùng trang 171.
8. Ông Dwight D. Eisenhower (1890-1969) là Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ (1953-1961). Trước khi làm Tổng Thống, ông là một vị Thống Tướng (Tướng 5 sao) của Quân Đội Hoa Kỳ, và đã từng là Tổng Tư Lệnh của Quân Đồng Minh tại Âu Châu, được xem là vị anh hùng đã tiêu diệt được Đức Quốc Xã và giải phòng được Âu Châu.
9. McNamara, sđd, tr. 172-173.
10. Đoàn Thêm. 1965: việc từng ngày. Tựa của Lãng Nhân. Sài Gòn: Phạm Quang Khai, 1968. Xuân Thu tái bản tại Los Alamitos, Calif., 1989. Tr. 35-36.
11. Lâm Vĩnh Thế, “Nhóm tường trẻ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn 1964-1965,” tài liệu trực tuyến đã đăng trong Trang Web Nam Kỳ Lục Tỉnh tại địa chỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/nhom-tuong-tre-trong-quan-luc-viet-nam-cong-hoa-vao-giai-doan-1964-1965
12. Emerson, sđd, tr. 27.
13. Emerson, sđd, cùng tr. 27.
14. McNamara, sđd, tr. 244.
15. Westmoreland, William C. A Soldier reports. New foreword by the author. New York: Da Capo Press, 1989. (A Da Capo paperback). Tr. 117-118.
16. Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for defeat: Vietnam in retrospect. San Rafael, Calif.: Presidio Press, 1978. Tr. 104.
17. McNamara, sđd, tr. 219-220.
18. Kamps, Charles Tustin, “The JCS 94-target list: a Vietnam myth that distorts military thought,” Aerospace power journal, Spring 2001, tr. 67-80. Tài liệu này có thể đọc toàn văn trực tuyến tại địa chỉ Internet sau đây: https://www.researchgate.net/publication/255641201_The_JCS_94Target_List_The_JCS_94Target_List
19. Clodfelter, Mark. The Limits of air power: the American bombing of North Vietnam. With a new introduction by the author. Lincoln: University of Nebraska Press, 2006. Tr. 76.
20. Sharp, sđd, tr.64.
21. Sharp, sđd, tr. 65.
22. Sharp, sđd, tr. 69.
23. Momyer, William W. Air power in three wars: WWII, Korea, Vietnam. Washington, D.C.: Department of the Air Force, 1978. Tr. 19. Tác giả Momyer, trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam, là Trung Tướng, Tư Lệnh Phó MACV, đồng thời cũng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Không Quân của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm toàn bộ không lực Mỹ tại Việt Nam. Tài liệu này hiện nay có thể truy cập trực tuyến và toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây:
24. Drake, Ricky James. The Rules of defeat: the impact of aerial rules of engagement on USAF operations in North Vietnam, 1965-1968. Maxwell Air Force Base, Alabama: Air University Press, 1993. Chương 3: Impact of Rules of Engagement on Military Commanders and Aircrews (Tác động của các quy luật về tác chiến trên không đối với các cấp chỉ huy quân sự và các phi hành đoàn), tr. 11-16. Tác giả là một Thiếu Tá Không Quân Hoa Kỳ, là một phi công và cũng là WSO (Weapon Systems Officer, sĩ quan chịu trách nhiệm về hệ thống vũ khí của phi cơ) khu trục cơ phản lực F-4E. Tài liệu này là luận văn tốt nghiệp của Thiếu Tá Drake tại trường School of Advanced Airpower Studies tại Căn Cứ Không Quân Maxwell, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Tài liệu này nay có thể truy cập trực tuyến và toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=osu.32435054850441&view=1up&seq=29
25. Sharp, sđd, tr. 72-74.
26. Sharp, sđd, tr. 82.
27. Clodfelter, sđd, tr. 119.
28. Clodfelter, sđd, tr. 88.
29. Clodfelter, sđd, tr. 119.
30. Clodfelter, sđd, tr. 134
SOURCE:
No comments:
Post a Comment