Sunday, August 23, 2020

- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: 1232 (?)-1300



·        Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú.
Sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
·        Theo tài liệu trong cuốn "Binh thư yếu lược" - bản năm 1968, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu gọi vua Thái Tôn bằng chú ruột. Ông sinh vào khoảng năm 1226, 1227, 1228 hoặc 1229 gì đó.
Nguyên quán ông ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
·        Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý 1930 (Theo tài liệu của Sử gia Phạm văn Sơn)
·        Danh tướng của đời Trần-Sơ và đánh đuổi quân Nguyên về nước ba lần vào năm 1257, 1287 và 1288.
·        
      Hiện nay, ngôi mộ của An-sinh vương vẫn còn ở Đông-triều, nằm cạnh con đường dẫn tới chùa Yên-tử. Trong dịp hướng dẫn phái đoàn Pháp nghiên cứu vùng vịnh Hạ-long, Đông-triều hè 1998, chúng tôi có thăm mộ An-sinh vương. Tôi không ngờ ngôi mộ một vị Đại-vương, uy quyền, giầu sang bậc nhất hồi đó, sinh ra nhiều con, cháu là những anh hùng dân tộc, cầm binh quyền toàn quốc, mà lại nhỏ như vậy. Có lẽ Hưng-Đạo vương chiếu di chúc, xây giản dị, sau này cũng không cải táng, để nêu cái đức cần kiệm thương dân của phụ vương. Tôi tò mò, quan sát địa thế ngôi mộ về phương diện phong thủy, và tìm ra ngôi mộ này kết phát tới hơn 700 năm. Nay linh khí đã hết. Tôi nhờ kỹ sư Pháp dùng máy trắc nghiệm. Kết quả: Quan tài còn nguyên. Những xương chính còn đầy đủ. Chiều sâu của mộ là 1,8m. Nhưng tôi không dám quyết rằng đây là mộ thật của ngài, bởi truyền thống họ Trần thuộc giòng Hưng-Đạo vương, khi qua đời thì thiêu rồi chôn vào một nơi bí mật. Cả hai trường hợp đều làm mộ giả.
Hiện (1988) tại núi Yên-phụ, xã Kim-xuyên, huyện Hiệp-sơn, nay là huyện Kim-sơn tỉnh Hải-hưng còn ngôi đền thờ An-sinh vương mang tên Trần hoàng thân từ. Trong đền có đôi câu đối :
Phụ linh giáng trần, lẫm liệt khôn phò chính khí,
Đông a dực vận, huy hoàng sử sách lưu danh.
(Cha linh thiêng, nên có con là thánh giáng trần phù chính khí. Làm cho vận số giòng họ Trần lâu bền, trong sử sách còn chép tên).
Phụ linh văn trung, Trần khải thánh, An-sinh vương linh thanh truyền cổ miếu.
Đào nguyên động thượng, Lạc-long quân  từ thanh thế hợp tân Xuân.
Cha là An-sinh vương Liễu linh thiêng, tiếng đồn mãi về cổ miếu này. Suối Đào-nguyên, quốc tổ Lạc-long quân dùng lời từ ái gọi vương về hưởng phúc mùa Xuân mới.
Tài liệu: ĐVSKTT, Trần kỷ Thái-tông kỷ. ĐNNTC. Đồng-Khánh địa dư chí lược.
(Tài liệu của Gs. Trần Đại Sỹ)

Những chiến lược sau đây đã do chính Trần Hưng Đạo dâng lên để Vua Trần Nhân Tông và triều đình xử dụng: 

Hội nghị Bình Than (tháng 10 năm Nhâm Ngọ 1282): Trần triều trước tình thế cấp bách và nghiêm trọng, triệu tập các vương hầu và bá quan văn võ bên sông Bình Than. Nơi họp có tính cách bí mật vì cần tránh tai mắt của bọn gián điệp đối phương. Hội nghị này là hội nghị để thăm dò ý kiến của các vương hầu, tướng lĩnh. Các quan có người bàn không nên nghịch ý Mông Cổ nghĩa là cho mượn đường và giúp lương. Có người bàn nên đem quý vật sang cống để hoãn binh. Duy chỉ có Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư chủ chiến và xin đem quân giữ các nơi hiểm yếu.

Bình Than: Tên gọi bến sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Năm 1282, là nơi diễn ra cuộc họp của vua Trần Nhân Tông với các vương hầu để bàn định kế hoạch đánh giặc, chuẩn bị cuộc Kháng chiến chống Nguyên 1285. Xt. Hội nghị Bình Than.
Theo trang 105 trong Đồng Khánh địa dư chí, phần chép về tỉnh Hải Dương thì Bình Than là nơi cùng hội tụ của bốn con sông (Triêm Đức/Thiên Đức, Nguyệt Đức, Nhật Đức và sông Minh Đức ở huyện Phượng Nhãn) để rồi chia thành hai con sông khác là Hàm Giang và sông Thủ Chân.
Như thế Bình Than là khu vực xung quanh cửa Đại Than (nơi bắt đầu của sông Thái Bình và sông Kinh Thầy) và vùng đất ven cửa Đại Than (ngày nay thuộc về các huyện như Chí Linh (xã Nhân Huệ), Nam Sách (các xã Hiệp Cát, Nam Hưng), Gia Bình (xã Cao Đức), Lương Tài (các xã Trung Kênh, An Thịnh)) đều có khả năng là nơi diễn ra hội nghị Bình Than.
Theo chú thích số 821 và 822 của Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bình Than là đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng ngày nay (nay là Hải Dương), và vũng Trần Xá (Trần Xá loan) có lẽ là chỗ hợp lưu hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Chỗ này về sau vẫn còn xã Trần Xá. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục cũng ghi chú trong phần lời chua rằng Bình Than là tên bến đò ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh; và Chí Linh là đất Bàng Châu xưa, một tên nữa là Bàng Hà (điều này thì có lẽ không chuẩn, do Bàng Hà là tên cũ của vùng đất ngày nay là 2 huyện Thanh Hà và Tiên Lãng); thời thuộc Minh đổi là huyện Chí Linh; nhà Lê cũng theo tên ấy; nay thuộc tỉnh Hải Dương. Ngày nay tại khu vực ven sông Kinh Thầy này vẫn còn làng Trần Xá thuộc xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ở tọa độ khoảng 21°4′7″B 106°19′38″Đ, tương đương với xã Trần Xá, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh được chép tại trang 106 trong Đồng Khánh địa dư chí.

Hội nghị Diên Hồng (tháng chạp năm Giáp Thân 1284) hay chiến lược Đồng Tâm Trước thế giặc Nguyên hết sức mạnh, Thượng Hoàng (Vua Trần Thánh Tông) đã cho triệu tập các bô lão về họp ở điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý cùng tham khảo chiến lược trước cơn quốc nạn. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Qua hai hội nghị Bình Than và Diên Hồng, quyết định chung của toàn dân và toàn quân là quyết chiến và hy sinh để bảo vệ đất nước và nền độc lập, tự chủ.  

Lời bài ca Hội Nghị Diên Hồng còn vang lên hùng khí của tiền nhân : Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến! Quyết chiến! Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh! Hy sinh! 
Vua Nhân Tông nói: Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại hay là Trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân?
Hưng Đạo Vương tâu rằng: Bệ-hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn-miếu Xã-tắc thì sao? Nếu Bệ-hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng! Vua nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.

Hịch Tướng Sĩ: Lời hịch đầu tiên kêu gọi tinh thần ái quốc và kỷ luật của các tướng sĩ và toàn quân vào tháng 8 năm Giáp Thân 1284 trước cơn quốc nạn.

"Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước"
(Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sách "Binh Thư Yếu Lược")

“Binh gia diệu lý yếu lược” hay còn gọi là “Binh thư yếu lược” là một tác phẩm được cho là của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, viết về nghệ thuật quân sự, đến nay đã thất truyền. Những cuốn sách hiện nay được xuất bản dưới tên gọi này chưa có gì kiểm chứng để chứng minh là có nguồn gốc từ tác phẩm của ông.
Ví dụ cuốn sách được in bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Sài Gòn năm 1969, nhưng người ta cho sách này là giả mạo, vì người ta cho rằng cuốn sách của Hưng Đạo Vương đã bị quân Minh thu về Trung Quốc, như được nhắc đến trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim.
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài nghiên cứu "Đi tìm nguồn gốc và năm xuất hiện của văn bản Binh thư yếu lược" công bố năm 1986, cũng xác định rằng văn bản "Binh thư yếu lược" là một ngụy thư do người sau sáng tác, sớm nhất là vào năm 1869, chứ không phải là một văn bản nguyên gốc của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn từ thời Trần.
“Binh thư yếu lược” gồm có 4 quyển, với các chương như sau:
Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng [2]

SOURCES:





.

No comments:

Post a Comment