Đại tá Huấn trong lễ khánh thành tượng Lone Sailor, Guam, 30-4-2019
(The Guam Daily Post)
Bài báo của tác giả Tom McCarthy trên The Daily Oklahoman đề ngày 20-5-1975 với hình cậu thiếu niên Nguyễn Từ Huấn ở trang nhất có nhắc đến chi tiết cậu thiếu niên Từ Huấn có khả năng trở thành nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, tên
tuổi ông Huấn sau này được vinh danh không phải trên sân khấu giao hưởng. Ông khoác áo nhà binh.
Con đường binh nghiệp đã giúp ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ…
Thiếu tá Huấn (thứ hai, phải sang)
trong những ngày làm việc tại Iraq.
(Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)
Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ cùng hàng trăm
người Việt Nam tỵ nạn khác sau ngày
30-4-1975, ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Okahoma State
với bằng cử nhân điện cơ. Không dừng lại, ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern
Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie
Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành
kỹ thuật thông tin. Sau
đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ.
Năm 1991, cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra. Ông Huấn đăng ký vào
quân ngũ. Năm 1993, ông trở thành sĩ quan Hải quân trừ bị. Trong thời gian này, ông
làm việc thêm ở Bộ Năng lượng. Với vị trí kỹ sư phụ trách dự án đặc biệt chuyên nghiên
cứu kỹ thuật dẫn hai tia proton
phóng với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sao
cho chúng có thể chạm nhau
(superconducting super collider), từ đó cung cấp các dữ liệu nhằm giúp hiểu thêm về hiện tượng Big Bang cũng như các hiện tượng khác trong vũ
trụ, ông Huấn là một trong số rất ít
người Việt có mặt trong nhóm
nghiên cứu này. Từ Bộ Năng lượng, ông chuyển sang làm việc cho General
Motors (GM), phụ trách thiết kế các hệ thống điện tử cho xe hơi. Tại đây, ông phát
minh một số sáng chế mà hiện GM vẫn sử dụng…
Một trong những bằng sáng chế của ông
Huấn. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp)
Năm 1993, internet chưa phát triển, cả nước Mỹ chỉ có khoảng 20 website.
Tuy nhiên, ông Huấn đã nghĩ đến việc làm thế nào có thể sử dụng network để phục vụ quân đội và hỗ trợ tác chiến. Ý tưởng của ông được một đề đốc ủng hộ. Ông Huấn được mời vào Ngũ Giác
Đài tường trình cho giới lãnh đạo Hải quân. Tiếng nói của anh thiếu úy Huấn trở nên lạc lõng giữa những hoài nghi.
Cho đến thời điểm đó, rất ít người có thể hình dung cái gọi là “network
warfare”. Không
đầy 10 năm sau,
khi nước Mỹ bước vào cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai (2003), kỹ thuật chiến tranh không
gian mạng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thắng bại. Cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai cũng là thời điểm thiếu tá Huấn được đưa sang
Afghanistan
và Iraq, với
vai trò sĩ quan chỉ huy đơn vị kỹ thuật giúp phá hủy các thiết bị kích nổ bom từ xa của khủng bố… “Một trong những thử thách khó nhất đối với tôi là phải đi một bước trước kẻ thù” – ông Huấn trả lời phóng viên
Eric Schmitt trên New
York Times số ra ngày
6-2-2006.
“Cách đây 44 năm, tôi là một trong những người tỵ nạn, lòng lo lắng cho một tương lai bất định nhưng vẫn cảm thấy vô cùng biết ơn khi đến được đây. Những hình ảnh tôi còn nhớ rõ mồn một khi đặt chân đến Trại Asan ở đảo Guam này, giờ là công viên
Asan Beach,
là những thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ phơi mình dưới cái nắng cháy da, dựng lều và lán thức ăn, phát nước uống và đồ ăn nóng, giúp đỡ và chăm sóc mọi người với thái độ tử tế và kính trọng… Những người lính đó đã
mang lại cảm hứng cho tôi cống hiến cho Hải quân Mỹ đến tận hôm nay”… Phát
biểu trên của Đại tá Nguyễn Từ Huấn trong dịp khánh thành tượng Lone Sailor tại Guam ngày
30-4-2019 đã cho thấy tại sao ông quyết tâm gia nhập và cống hiến cho quân đội (tượng đài Lone
Sailor do chính ông Huấn khởi xướng với sự thực hiện của US Navy
Memorial).
Ông có một sứ mạng khác trong lẽ sống của mình. Ông định hình cuộc đời ông bằng những định nghĩa khác với những đo lường về vật chất. Với ông, có nhiều cách để “trả nợ” nước Mỹ nhưng ông đã chọn binh nghiệp, vì quân đội mới là hình ảnh đại diện bảo vệ cho quốc gia nơi đã cưu mang những người tỵ nạn như ông, một quốc gia từng là ngọn hải đăng cho những giá trị nhân bản, về tự do, dân chủ và nhân quyền. “Món nợ” đối với nước Mỹ không phải là món nợ lớn nhất đối với ông
Huấn. Có một món nợ khác chất chứa gánh nặng lương tri thậm chí nặng nề hơn. Nó có ý nghĩa
lớn hơn cả. Nó ám ảnh ông như một lời thề mà ông nguyện phải làm, như một cách để báo hiếu cho cha ông -
cố Đại tá Chỉ huy trưởng Trường thiết giáp VNCH Nguyễn Tuấn, như một cách để làm mẹ ông mỉm cười nơi chín suối, như một cách để “trả lời” cho một cuộc chiến tàn khốc từng làm điêu linh
dân tộc mà toàn bộ gia đình ông là
nạn nhân, để cuối cùng, cho thấy rằng, hòa bình có
giá trị như thế nào và tại sao bằng mọi giá phải bảo vệ hòa bình.
Câu chuyện bi thương của ông đã được kể đi kể lại với rất nhiều tình tiết không có thực. Và khi thuật lại câu chuyện, một số nhân vật luôn được đẩy ra phía trước như thể họ là nhân vật chính. Cũng
khó có thể tránh điều đó vì câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử cuộc chiến. Tuy nhiên, những thước phim chính xác
đáng lý cần phải lột tả thời khắc kinh hoàng xảy đến với gia đình ông
chứ không phải những gì xảy ra sau đó. Đó
là hình ảnh kiên cường của bố và mẹ ông trước họng súng của đặc công Cộng Sản.
Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng kiến. Ông không thể quên tràng súng
liên thanh điên cuồng nã vào bảy người trong gia đình
mình – vào bố, vào mẹ, vào các người anh và cả đứa em út mà mẹ bế trên tay, khi
họ đang bị bắt làm con tin,
ngay trong những ngày mà hai
bên đã thỏa thuận ngưng chiến. Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em bị bắn thủng bụng ruột đổ ra ngoài. Ông
không bao giờ có thể quên được cảnh mẹ ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông cũng
không thể quên cảnh đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon
bia để uống, dọn đồ ra ăn, giữa những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể vừa bị thảm sát man rợ.
Gia đình cố Đại tá Nguyễn Tuấn
(tất cả
đều bị sát hại, trừ ông Nguyễn Từ Huấn-đứng giữa; ảnh chụp năm 1967).
(Hình:
Nguyễn Từ Huấn cung cấp)
Rồi có một đặc công chĩa súng vào đầu Huấn khi phát hiện đứa trẻ 9 tuổi duy nhất còn sót lại. Dưới ánh sáng hỏa châu từ bên ngoài,
tay đặc công cộng sản đối diện ánh mắt không hề lộ chút sợ hãi của cậu bé Huấn. Một vết đạn, từ vụ thảm sát trước đó, trúng vào
đầu khiến mặt mày Huấn bê bết máu. Có lẽ đó cũng là lý
do khiến toán đặc công không buồn bận tâm ban cho Huấn “một phát đạn ân huệ”, bởi nghĩ rằng ông sẽ không thể nào sống nổi. Tuy nhiên,
ông đã không chết.
Vài giờ của một thời khắc sáng mùng hai Tết Mậu thân 1968 đã
trở thành cơn ác mộng dài lê thê đi
theo suốt cuộc đời ông. Thay vì gục ngã, thay vì đầu hàng số phận khi đặt
chân đến Mỹ với hoàn cảnh một thiếu niên tỵ nạn nghèo khó, ông
Huấn đã chiến thắng tất cả thách thức và khó khăn, một cách ngạo nghễ. Nước mắt thương mẹ và nỗi đau nhớ cha cùng các
anh em trong gia đình đã không làm ông ngã quỵ mà giúp ông mạnh mẽ đứng lên, bằng hình ảnh không phải là nạn nhân một cuộc chiến mà một mảnh đạn đến giờ vẫn còn lưu trong đầu. Ông đã trả được “món nợ” cho lương tri, cho lẽ làm người, cho công dưỡng dục của hai vị chú thím cưu mang nuôi nấng ông, và nhất là cho lẽ làm con đối với hai
bậc sinh thành.
Tháng 10-2019 tới đây, lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn sẽ được tổ chức tại Washington DC.
Với kinh nghiệm cùng sự tận tụy, tân Phó Đề đốc Huấn còn sẽ đảm nhận một chức vụ mới: Tham mưu phó Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (Naval
Sea Systems Command-NAVSEA), đặc trách an ninh
mạng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại có thêm một nhân vật đáng để tự hào. Ông đã trả hết nợ chưa? Chắc là chưa – ông nói. Làm
thế nào tôi có thể yên tâm thản nhiên nhìn
Trung Quốc đe dọa quê hương mình từng ngày từng giờ mà không chút
xót xa lo nghĩ? - ông Huấn tâm sự. Ông còn ôm nặng một món nợ lớn khác: “nợ” mình là người Việt Nam.
SOURCE:
.
No comments:
Post a Comment