AI XÓA SỔ PHÒNG CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH?
15 Tháng 5, 2019
”...Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, với việc linh mục Giuse Nguyễn
Ngọc Bích ra quyết định thuyên chuyển linh mục Giuse Lê Quang Uy từ Sài Gòn ra
Vũng Tàu, coi như ‘tạm’ khép lại chương trình “Bữa cơm niềm vui” do linh mục
Giuse Lê Quang Uy khởi xướng...”
Lạc quan thì gọi đó là ‘đổi tên’, từ “phòng Công lý và Hòa bình” thành “phòng Phát triển Con người toàn diện” thuộc của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Nhìn thẳng thực tế, thì đó là xóa hẳn các hoạt động thiện nguyện
về bảo vệ những người cô thế, nơi có sứ mệnh lên tiếng về quyền con người… của
phòng Công lý và Hòa bình.
Một
bản tin cũ xin được nhắc lại
Vào lúc 14 giờ 30 ngày Chủ nhật 24-3-2013, Tu viện Dòng Chúa Cứu
Thế (DCCT) Sài Gòn khai trương phòng Công lý và Hòa Bình, tại khu
nhà Hiệp nhất B của Nhà Dòng.
Đến khai trương phòng Công lý và Hòa Bình có Hòa Thượng Thích
Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Từ thiện Xã hội thuộc Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất; Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT; Linh
mục Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện kiêm chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp; quý cha phụ trách về Công lý và Hòa bình, về truyền thông trong Nhà Dòng;
cùng một số cộng tác viên.
Bắt đầu nghi thức khai trương, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành
chủ sự giờ cầu nguyện và chúc lành cho căn phòng làm việc. Ngài mời gọi mọi
người có mặt đọc 3 Kinh Kính Mừng để cầu nguyện cho Việt Nam được công bằng và
tự do. Linh mục Thành cũng nhắc tới Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô như là vị Giáo
Hoàng quan tâm đến những người nghèo khổ cách đặc biệt.
Sau cùng, mọi người cùng cất lên lời bài hát Kinh Hòa Bình của
thánh Phanxicô Assisi. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, thư ký Tỉnh DCCT và cũng
là người sẽ phụ trách chính phòng Công lý và Hòa Bình cho biết: “Gần hai năm
nay, DCCT đã lên tiếng, cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình. Cụ thể lên tiếng và
cầu nguyện cho những người dân oan khắp nơi trên cả nước: Họ là những người bị
mất đất, bị tù tội oan sai chỉ vì dám nói lên sự thật trong xã hội.
Bên cạnh đó, hiện nay trên cả nước có rất nhiều người dân bị oan
sai họ đang cần có nơi giúp đỡ để lên tiếng, tư vấn về pháp luật cho họ. Và
thực tế có rất nhiều anh chị em đã đến với chúng tôi, nhưng chúng tôi không
biết đón tiếp họ như thế nào. Do đó, các vị Bề trên của chúng tôi thấy, cần một
nơi để đón tiếp những anh chị em này”.
Cha Thoại nhấn mạnh: “Công lý và Hòa Bình không phải là vấn đề xa
lạ với Giáo hội. Hiện tại, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có Ủy Ban Công lý và
Hòa Bình, có trụ sở tại số 6 Bis Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn. Cho nên việc
mở phòng Công lý và Hòa Bình để đáp ứng, giúp đỡ những anh chị em đang cần sự
giúp đỡ là việc làm cần thiết. Hơn nữa, đây việc đứng về phía những con người
nghèo, người bị oan sai áp bức còn là nhiệm vụ của những tu sĩ DCCT chúng tôi”.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cũng cho biết về nhiệm vụ của phòng Công
lý và Hòa Bình như sau: “Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một
cách rõ ràng, chúng tôi có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật
cho họ và thay mặt thân chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan”.
Phòng Công lý và Hòa Bình đã khai trương, nhưng theo lời linh mục
Thoại, ngày hoạt động chính thức là vào thứ Hai, ngày 08-04-2013. Thời gian làm
việc từ thứ Hai đến thứ Bảy.
DCCT
Sài Gòn từng tạm ngưng chương trình ‘Trợ giúp thương phế binh’
Trong 6 lần liên tiếp DCCT Sài Gòn đã tổ chức các cuộc quyên góp
tài vật trong và ngoài nước để giúp đỡ anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
[xem them
http://www.vietnamthoibao.org/2019/05/vntb-ai-khien-phan-hoa-dong-chua-cuu].
Từ chiếc xe lăn cho tới những phần tiền tuy ít ỏi nhưng đầy tình người đã vực
dậy niềm cô đơn và số phận không may của họ.
Thế nhưng trong lần thứ 7, DCCT gửi thư mời 152 anh em thương phế
binh từ Đà Nẵng cho tới Cà Mau đến DCCT Sài Gòn vào sáng ngày thứ Sáu, 17 tháng
Tư, 2015 để được khám tổng quát sức khỏe, xét nghiệm cận lâm sàng, do 4 cơ sở
đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại.
“Tôi được cha Thoại cho tôi cái thông tin chuyện chuẩn bị vào ngày
thứ Sáu tức hôm nay cho 152 thương phế binh, lần này là đợt thứ bảy rồi. Hôm
thứ Ba, cha Vũ Trọng Phiệt, tức là cha Hoàng Phúc là cha giám đốc nhà sách là
nơi mà Ban tổ chức sử dụng phòng ốc để mà làm, thì cha thông tin là hạ tất cả
các poster xuống và nói rằng cha Giám tỉnh không cho phép làm. Cha Thoại cẩn
thận đi gặp trực tiếp cha Giám tỉnh để hỏi ý kiến có phải là chính cha hay
không.
Cha Thoại bảo là cha rất trung thực để nói về thông tin này, tức
là không phải là cha Giám tỉnh không cho làm mà ngài bảo là chưa làm, cái cách
ngài nói như thế. Cha Giám tỉnh có giải thích một vài điều và cha Thoại nói con
chỉ cần biết có phải lệnh của cha hay không, và chỉ cần biết có cho làm hay
không mà thôi”. Linh mục Phạm Trung Thành nói. [http://bit.ly/2VmI3MH]
Sau đó, tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho biết nguyên nhân mà ông
cho là hợp lý khi tôn trọng sự đồng thuận của người khác, cụ thể là linh mục
phụ trách nhà sách của DCCT: “Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em
thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng
thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho
anh em thương phế binh, cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm
không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của
người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ.
Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết”. [nguồn đã
dẫn]
Thế
nào là phát triển con người toàn diện?
Tình nguyện viên chương trình Tri ân TPB.
Tình nguyện viên chương trình Tri ân TPB.
“Bề trên nhà Sài Gòn bảo vẫn tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng
Hòa, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi. Tạ ơn Chúa và đợi xem”. Đây là nội
dung chia sẻ trên trang facebook của linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh ở thời điểm
nửa đêm về sáng ngày 14-05, sau khi nhóm các linh mục cùng tình nguyện viên của
phòng Công lý và Hòa bình dự tiệc tiễn linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ chuẩn bị
rời Sài Gòn về nhiệm sở mới ở Cần Giờ.
“Văn phòng Phát triển Con người toàn diện vẫn lo cho thương phế
binh theo cách thức và nhân sự mới”, là một chia sẻ vào sáng 14-05 của linh mục
Phaolo Lê Xuân Lộc ngay trong lúc đang diễn ra cảnh các tình nguyện viên dọn
dẹp các hồ sơ cá nhân, vật dụng của phòng Công lý và Hòa Bình để sáng ngày
15-05 sẽ chính thức bàn giao cho ‘chủ nhân mới’ là linh mục Giuse Nguyễn Hồng
Phước (số điện thoại của cha Phước: 0907.990.895).
Ban đầu, việc bàn giao này dự kiến sẽ được thực hiện sau khi thực
hiện xong chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa “Bên nhau đi
nốt cuộc đời”, hôm thứ Hai 20-05. Tuy nhiên bất ngờ có sự thay đổi, hủy bỏ
chương trình từ thiện này và phải bàn giao sớm để có thể trương bảng hiệu mới
“Phòng Phát triển Con người toàn diện”, thay cho “Phòng Công lý và Hòa
bình”.
Về nguyên tắc thì việc đổi tên này được cho rằng phù hợp quy định.
Theo đó, từ đầu năm 2017, Tòa Thánh đã gộp một số cơ quan, hội đồng, trong đó
có Hội đồng Tòa Thánh về Công lý Hòa bình để lập ra Bộ Phục vụ Phát triển Nhân
bản Toàn diện. Bộ này có thẩm quyền đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến di
dân, những người nghèo, các bệnh nhân và những người bị loại trừ, bị gạt là
ngoài lề và các nạn nhân chiến tranh và thiên tai, các tù nhân, người thất
nghiệp cũng như các nạn nhân của bất kỳ hình thực nô lệ và tra tấn. Và vị bộ trưởng
đầu tiên của bộ này chính là Đức Hồng y Turkson, trước đó vốn là Chủ tịch Hội
đồng Tòa Thánh về Công lý Hòa bình.
“Nhân bản” trong bài giảng tôn giáo, đó là việc Thiên Chúa ban cho
con người sự tự do và ngài không can dự vào sự tự do đó. Nhưng bản tính con
người thường thích ngã theo những khuynh hướng xấu, dùng chính sự tự do Chúa
ban để làm những điều xấu xa tội lỗi. Giả sử trong cộng đồng, ai cũng dùng sự
tự do của mình để nói gì thì nói, ra đường muốn đi đâu thì đi. Đi không cần
luật lệ giao thông đèn xanh, đèn đỏ,… thì xã hội sẽ ra sao? Và những gì sẽ xảy
ra cho những sự tự do ấy? (trích Giáo lý Ki tô giáo, mục Tu Đức, bài Giáo dục –
Đời sống Nhân bản, http://bit.ly/2HgGhci).
Như vậy, ở đây “nhân bản” nghiêng về phạm trù đạo đức. Còn ở phòng
Công lý và Hòa bình, lâu nay vẫn như lời của linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại:
“Sau khi xác minh thông tin của những người bị oan một cách rõ ràng, chúng tôi
có thể hỗ trợ họ về mặt truyền thông, tư vấn pháp luật cho họ và thay mặt thân
chủ để chất vấn các cơ quan và cá nhân có liên quan…”. Liệu tinh thần dấn thân,
chấp nhận đối mặt với chính quyền trong những sai phạm mà họ đã cố tình gây ra
như ở vườn rau Lộc Hưng, ở khu đô thị Thủ Thiêm mà nhóm linh mục cùng các tình
nguyện viên phòng Công lý và Hòa bình đã từng ‘nhập cuộc’, sẽ vẫn được ‘ông chủ
mới’ của phòng Phát triển Con người toàn diện, tiếp nối?
Vấn đề khác, theo tin tức công khai trên trang xã hội của chương
trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hiện tại số ngân quỹ dành cho
chương trình còn khoảng 10 tỷ đồng. Số thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có
trong danh sách tri ân “Bên nhau đi nốt cuộc đời”, là gần 8.000 ông, bà.
Số tiền được vận động từ đóng góp của Mạnh thường quân để phục vụ
chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, sẽ được các ‘chủ nhân’
mới sử dụng ra sao, với các cam kết về tính hiệu quả như thế nào, đang là điều
mà ngài Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cần minh bạch cho rộng rãi cộng đồng, chứ
không chỉ gói gọn nội bộ của tu sĩ DCCT.
Trong một chia sẻ hôm 13-05, linh mục Giuse Ngô Văn Kha của DCCT,
đã viết đầy cảm xúc (trích): “Dẫu chẳng còn được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời,
nhưng bây giờ chính là lúc phải xác tín và chứng tỏ rằng, chúng ta cần có nhau,
như lịch sử luôn phải tôn trọng sự thật về sự đóng góp cao cả của những người
đã từng bảo vệ những giá trị làm người, chiến đấu cho tổ quốc hy sinh cho quê
hương, và luôn hiên ngang là con dân Đất Việt. Xin tri ân các anh, những anh
hùng Đất Việt – Những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà”. [http://bit.ly/2JcfPeN]
Một chút bên lề thay lời kết
Ở thời Giám tỉnh DCCT là linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, với
người ngoại đạo, họ tìm đến địa chỉ 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn không chỉ đến
phòng Công lý và Hòa bình để nhờ lên tiếng bảo vệ kẻ cô thế, mà họ còn sang một
phòng gần đó chuyên điều trị cơ, xương, khớp miễn phí với các vị thầy thuốc
được đánh giá là mát tay.
Khi DCCT có tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, phòng điều trị miễn
phí nói trên bị đóng cửa.
Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, với việc linh mục Giuse Nguyễn Ngọc
Bích ra quyết định thuyên chuyển linh mục Giuse Lê Quang Uy từ Sài Gòn ra Vũng
Tàu, coi như ‘tạm’ khép lại chương trình “Bữa cơm niềm vui” do linh mục Giuse
Lê Quang Uy khởi xướng.
“Hai tuần nay, ở Giáo Xứ chúng tôi bắt đầu có “Bữa cơm niềm vui”
dành cho người có hoàn cảnh khó khăn. Loay hoay mãi không tìm được tên gọi nào
cho nó khác với các nơi đã làm, cả bên Nhà Thờ lẫn bên Nhà Chùa, và có cả nhiều
tư nhân tốt bụng bây giờ cũng phát tâm nguyện lo bữa ăn cho người nghèo, người
bệnh, người khuyết tật, người bán vé số, cả người vô gia cư ngoài lòng lề
đường… Cuối cùng, chúng tôi chọn tên gọi “Bữa cơm niềm vui” để xin được cuộn
theo với dòng chảy từ Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của Papa Phanxicô”.
Linh mục Giuse Lê Quang Uy đã chia sẻ như vậy hồi cuối tháng
09-2018. Linh mục Giuse Lê Quang Uy còn được biết đến là vị Mục tử hết lòng cho
những mái ấm tình thương ở những phận đời éo le của các cô gái 'trót dại' đã bị
bạn tình chối bỏ...
Giờ thì phải chăng ‘niềm vui’ đó đã tắt lịm cùng với sự hụt hẫng
của gần 8.000 ông, bà thương phế binh đang ngỡ sẽ có người cùng đồng hành với
họ để “Bên nhau đi nốt cuộc đời”…
Dường như cái sự ác thì luôn vô cùng!
Người
Thủ Thiêm
Source:
Văn phòng Công lý & Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế đã đóng cửa vào ngày 15 tháng 5 năm 2019 và sẽ đổi tên thành Văn phòng Phát triển con người toàn diện
Dòng
Chúa Cứu Thế Việt Nam có 331 thành viên, trong đó 218 linh mục, 2 phó tế vĩnh
viễn, 28 trợ sĩ, và 83 tu sĩ đang được đào tạo triết học và thần học.
Trụ sở đặt tại Sài Gòn.
38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TpHCM, Việt Nam
Điện thoại: (+84-8) 39316322-105
Email: dcctvn@gmail.com
Trụ sở đặt tại Sài Gòn.
38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TpHCM, Việt Nam
Điện thoại: (+84-8) 39316322-105
Email: dcctvn@gmail.com
Dưới đây là danh sách Quý Cha của Văn phòng CL & HB bị thuyên chuyển đi nơi
khác:
Linh
mục "tan đàn xẻ nghé"
Cha
Giuse Nguyễn Duy Tân,
một trong số những tu sĩ cực kỳ hiếm hoi tại VN dám lên tiếng nói về sự thật,
nói về sự vi phạm nhân quyền trên đất nước này.
Hôm nay 17/5/2019, ngài rời Giáo xứ Thọ Hoà quen thuộc nơi nhiều năm ngài là Chánh xứ để đến Núi Cúi (Gia Kiệm, Đồng Nai)
Hôm nay 17/5/2019, ngài rời Giáo xứ Thọ Hoà quen thuộc nơi nhiều năm ngài là Chánh xứ để đến Núi Cúi (Gia Kiệm, Đồng Nai)
Linh
mục Giuse Lê Quang Uy sẽ
đến ngôi nhà của Cộng đoàn DCCT ở Vũng
Tàu
Linh
Mục Antôn Lê Ngọc Thanh,
người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, bất ngờ chuyển
về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ,
thuộc Giáo phận Long Xuyên và là thành viên tu viện Dòng Chúa Cứu
Thế Vĩnh Long vào Tháng Tư, 2019.
Source:
Linh
mục GiuSe Đinh Hữu Thoại thuộc
Dòng Chúa Cứu Thế, bị thuyên chuyển từ từ giáo phận Sài Gòn đến giáo phận Đà Nẵng.
Linh
mục Thoại là người tranh đấu cho nhân quyền và trợ giúp các thương phế binh
Việt Nam Cộng hòa khi còn ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Toàn cảnh Trung Tâm Hành Hương ĐỨC MẸ NÚI CÚI
Gia Kiệm (Mới nhất 2018) | Bienhoa City Travel Guide:
WGPXL- Thánh Lễ Nhận Sứ Vụ Mới tại Núi Cúi
của Cha Giuse Nguyễn Duy Tân
Chia sẻ trong nước mắt của cha Duy Tân trong ngày
về nhiệm sở mới
Quanh
phát ngôn của LM Nguyễn Ngọc Bích về Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
Ben
Ngô
BBC
Tiếng Việt
21
tháng 5 2019
Highlight:
'Làm đẹp lòng nhà cầm quyền'
Cũng trong hôm 20/5, nhà
báo tự do Teresa Avila Sương Quỳnh bình luận với BBC:
"Khi đọc phát biểu của
Linh mục Bích trên BBC, tôi rất buồn lòng cho công giáo của Việt Nam. Lâu nay,
rất ít các linh mục chọn đứng cạnh dân oan hay giáo dân bị cướp đất, cướp nhà
hay bị đàn áp về đức tin."
"Hầu như các linh mục
chọn im lặng hay thỏa hiệp, ủng hộ nhà cầm quyền. Lời phát biểu của Linh mục
Bích về vụ Vườn rau Lộc Hưng cho thấy sự vô cảm của cha bề trên đối với giáo
dân cũng như bàng quan với những linh mục khác đang giúp đỡ cho bà con ở
đó."
"Dưới chế độ cộng sản
trị, tôn giáo nói chung đều bị dưới sự áp đặt của nhà cầm quyền. Ít vị linh mục
dám lên tiếng trước hiện trạng đất nước cũng như sự bức hại đối với Công giáo.
Ví dụ như chiếm các cơ sở của giáo hội cũng im lặng. Theo như tôi hiểu, Vườn
rau Lộc Hưng cũng là đất của giáo hội đấy chứ, có văn bản từ thời Pháp thuộc
vậy mà các cha bề trên vẫn im lặng để cho nhà cầm quyền chiếm đất, chiếm nhà
thờ."
"Theo tôi, đó là những
người vô cảm với tình hình đất nước cũng như xã hội, hoặc đó là những người để
nỗi sợ vượt lên trên Đức Tin. Nếu thực sự tin vào Thiên Chúa và phó thác cho
ngài thì người đó tự do hoàn toàn. Tôi sợ rằng Linh mục Bích đang làm đẹp lòng
nhà cầm quyền hơn làm đẹp lòng Chúa, tức là phải làm trọn bổn phận của vị mục
tử chăm lo cho đàn chiên."
"Ví dụ như lời phát
biểu về Vườn rau Lộc Hưng, Linh mục Bích nói rằng một số vị linh mục nhìn thấy
và ra tay giúp đỡ giáo dân kêu oan và như vậy là làm phù hợp với Tin Mừng. Vậy
tại sao cha bề trên không làm như các quý cha kia? Mà có vẻ người ta thấy những
việc cha làm đang phù hợp với ý của chính quyền."
"Các cha bề trên còn
để nỗi sợ và thờ ơ với nỗi oan ức của giáo dân thì không làm tròn bổn phận. Cha
thờ ơ với yêu thương và bác ái thì đâu phải là người đi rao giảng tin mừng. Một
khi linh mục đã đóng yêu thương trong lòng thì mọi sự rao giảng giáo lý đều chỉ
là lời sáo rỗng."
'Lờ mờ nhìn ra vấn đề'
Cùng ngày, blogger Phạm
Thanh Nghiên, người từng sống ở Vườn rau Lộc Hưng, nói với BBC: "Tôi xin
phép không bình luận về các nội dung mà Linh mục Bích trả lời trong bài phỏng
vấn của quý đài."
"Nhưng từ góc độ một
người quan sát, hoạt động xã hội và từng tham gia một số chương trình Tri ân
thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, tôi nghĩ rằng sau này khó có ai, dù là tổ
chức hay hội nhóm nào có thể làm tốt công việc này hơn văn phòng Công lý &
Hòa bình. Trong 6 năm, từ con số ban đầu là hơn 100 thương phế binh, mà nay,
văn phòng đã chăm lo, giúp đỡ cho khoảng 7.000 ông. Đó quả là một công việc phi
thường."
"Không chỉ là công
việc liên quan đến thương phế binh, mà văn phòng này còn giúp cho dân oan, tù
nhân lương tâm và đồng hành cùng một số hoạt động bảo vệ nhân quyền khác nữa.
Chỉ một vài vị linh mục, một số tình nguyện viên không được đào tạo chuyên
nghiệp mà "cõng" một khối công việc khổng lồ. Đó là chưa kể đến uy tín
mà văn phòng này đã tạo dựng được. Từ khi thành lập văn phòng cho tới khi buộc
phải đóng cửa, có thể nói là họ chưa để xảy ra những sai lầm, những sự cố đáng
chê trách nào."
"Trong bối cảnh hiện
nay, nhiều người nhất là giáo dân tỏ ra lo ngại rằng Giáo hội Công giáo ngày
càng bị nhà cầm quyền chi phối. Điều này đang diễn ra tại Trung Quốc rồi. Phật
Giáo cũng vậy, lệ thuộc vào nhà cầm quyền lâu rồi. Nhìn các biến động quanh
Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn những ngày qua, người ta đã lờ mờ nhìn ra vấn đề rồi."
"Chưa kể các vụ
"thuyên chuyển" trước đó trong nhà dòng, hay với các linh mục khác
như trường hợp cha Nguyễn Duy Tân chẳng hạn. Có nhiều "thay đổi" có
lợi cho phía Nhà nước không tiện nói. Họ đều là các linh mục dám dấn thân bảo vệ
Giáo hội khỏi sự ác, sự dữ, can đảm lên tiếng đấu tranh chống bất công, chống
sự vi phạm nhân quyền trên đất nước này."
"Dường như Nhà nước
đang bằng mọi cách để thao túng Giáo hội. Nhưng họ có thành công hay không thì
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chính lòng can đảm của các vị linh mục cho
đến các giáo dân. Nhưng đó không phải là tất cả, cái chính còn phụ thuộc vào ý
của Thiên Chúa."
"Là một người Công giáo, tôi luôn cầu nguyện và tin rằng, đây
chỉ là những thử thách và Chúa có chương trình riêng của ngài để bảo vệ Giáo
hội."
.
No comments:
Post a Comment