Friday, June 26, 2020

Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 1975 (Trung tá Ngô Văn Xuân)


Trung tá Ngô Văn Xuân
(Nguyên Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 Sư Ðoàn 23 Bộ Binh)

LTS. Để tìm hiểu thêm biến cố Ban Mê Thuột, một biến cố đưa đến mất toàn bộ miền Nam VN, chúng tôi đã cố gắng phỏng vấn nhiều nhân vật liên hệ trực tiếp việc chỉ huy mặt trận này. Hôm nay chúng tôi xin đăng lời tường thuật của Trung tá Ngô Văn Xuân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, người được lệnh đưa Trung đoàn 44 về giải cứu Ban Mê Thuột sau khi thị xã này bị VC xâm chiếm.

Trung tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt đã từng giữ chức vụ Đại đội trưởng Trinh sát thuộc Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 Bộ binh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 44 của Sư đoàn 23 Bộ binh, Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 và cuối cùng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 44 Sư đoàn 23. Trong chiến đấu, ông đã 3 lần bị thương và sau khi VC chiếm miền Nam, ông đã bị đi “cải tạo” 13 năm. Ông đến Hoa Kỳ theo danh sách HO vào tháng 4/1992 và hiện đang cư ngụ tại vùng Bắc Cali. Theo lời yêu cầu của chúng tôi, ông đã ghi lại một số biến cố mà ông biết liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột năm 1975. Chúng tôi hy vọng rằng bài này sẽ góp phần hữu ích vào việc tìm hiểu lý do đưa đến sự thất thủ Ban Mê Thuột.


Mới đó mà cũng hơn 20 năm trôi qua. Những nắm xương tàn của hàng vạn sinh linh giờ đây cũng đã trở thành cát bụi. Những suối máu của họ cũng đã kiệt khô, tô thêm màu mỡ cho mảnh đất quê hương. Những người đã một thời theo vận thời cuộc, nhảy ra nắm chính quyền hay xưng hùng xưng bá, thực hiện những mưu đồ chính trị, khuynh loát...giờ đây đa số cũng đã lần lượt nằm xuống. Cái khoảnh khắc huy hoàng của họ mà đôi khi họ cứ tưởng như sẽ miên viễn trường tồn, thực chất chỉ là một đốm lửa rơm trong kiếp nhan sinh dằng dặc. Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ không có giai đoạn nào xót xa, đau tủi cho bằng những diễn biến trong ngót nửa thế kỷ vừa qua. Cuộc chiến tranh chống thực dân giành độc lập vừa kết thúc thì lập tức một cuộc chiến khác lại nổ ra. Dưới cặp mắt của các chính trị gia hay các nhà sử học, cuộc chiến thứ hai này được gán cho nhiều cái tên khác nhau, nào là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nổi dậy, chiến tranh chống xâm lăng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh ý thức hệ... nhưng trong ký ức những người bình thường, hình ảnh chết chóc đau thương của những người nằm xuống đều gây xúc cảm nơi những người liên hệ xa gần như thân nhân ruột thịt, bà con, bạn hữu, làng xóm...hay nói rộng ra, nơi đồng bào của chính họ.
Đã có lúc những người CSVN xưng tụng cuộc chiến ấy như một thành tích lẫy lừng nhất trong lịch sử. Thậm chí còn đem những thành tích đó ra so sánh với cả những chiến công khác của cha ông như chiến công diệt Minh, trừ Nguyên trong lịch sử. Rất may, cơn sốt nhiệt cuồng rồ dại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Thời gian đã chỉ cho họ những bài học khôn ngoan hơn. Giờ đây, một số người thức tỉnh dần dần nhận ra, hoặc đã nhận ra từ lâu giờ đây mới dám nói, tính chất vô nghĩa của những thành tích đó.
Về phía những người Quốc gia, một số hồi ký, ký sự cũng gợi lại những kỷ niệm của 1 thời binh lửa ngút trời trên quê hương. Cuộc chiến ấy đã được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp có, gián tiếp có, xa có, gần có, thực có, giả có... Hy vọng rằng phương thuốc thời gian sẽ chữa lành cho cả dân tộc ta vết thương đau, nhức nhối đã kéo dài trong tâm thức của mọi con dân VN trong gần nửa thế kỷ qua.
Bài viết này của một chứng nhân trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua, chỉ nhằm ghi lại đôi điều mắt thấy tai nghe để làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của lịch sử. Cảm hứng gợi ra cho bài viết này bắt nguồn từ khi đọc những hồi ký là 2 cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng và cuốn “Tướng Phạm Văn Phú và những trận đánh từ Điện Biên Phủ 1954 đến Ban Mê Thuột 1975” của Phạm Huấn, trong đó có rất nhiều điều cần được hiệu đính hay nói thêm.

1. Thực trạng sau Hiệp định ngưng chiến

Mặt trận Cao nguyên chưa bao giờ ngưng tiếng súng kể từ ngày Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/73 và có hiệu lực ngày 28/2/73. Người viết bài này, lúc đó là Trưởng phòng Hành quân Sư đoàn 23 Bộ binh. Sự khác biệt, nếu có, trước và sau ngày chấm dứt cuộc chiến là chỗ này: Trước Hiệp định, tên của các cuộc hành quân là Biên Trấn 1, 2, 3..., sau khi đình chiến các tên này được đổi thành Hoà Bình 1, 2, 3...
Mức độ ác liệt của chiến tranh có giảm đi đôi chút, nhưng sự thương vong thì chẳng ngày nào không có. Đối diện với tuyến phòng thủ của ta là những cán binh CS. Lúc đầu chúng còn di chuyển lén lút, về sau bớt lén lút dần, thậm chí có khi chúng còn nói với qua xin 1, 2 điếu thuốc hay xin cho nghe một bản nhạc vàng! Những đơn vị địch khác không nằm trên tuyến thì luôn tìm mọi các xâm nhập như đóng chốt trên các trục giao thông, lấn chiếm các khu vực hẻo lánh. Còn các đơn vị trừ bị của ta thì lo phá chốt, tái chiếm các vùng bị địch xâm nhập! Cuộc chiến tranh nửa nạc nửa mỡ này thực sự trở nên khó chịu hơn, khi sự ràng buộc bởi Hiệp định ngày càng trở nên rõ ràng. Ở tiền tuyến, đạn dược và tiếp liệu bị cắt giảm không thương tiếc. Những tính toán theo kiểu con buôn được đem ra áp dụng. Mỗi loại vũ khí đều có “cấp khoản”. Số đạn được phép xử dụng trước biến đổi hàng tháng, sau xuống hàng tuần. Ví dụ mỗi khẩu pháo 105 ly của Tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn sau Hiệp định Paris chỉ có quyền, áp dụng cho cả 2 phía Quốc Cộng, đặc biệt “bắn” 8 quả đạn/ngày, đến giai đọan trước khi các trận đánh Cao nguyên thì giảm xuống còn 3 quả/ngày. Dần dần đến đạn súng nhỏ, xăng, dầu ... Nhìn về hậu phương, những bất ổn về chính trị xảy ra hàng ngày, những cuộc biểu tình của hàng chục đoàn thể, phong trào đòi đủ thứ quyền... Trong bối cảnh như vậy, chẳng cần phải là một chính trị gia có trình độ cao siêu gì, cũng có thể nhìn ra một hậu quả chẳng mấy tốt đẹp cho một tương lai gần.

Tôi còn nhớ tháng 10/1973, một phái đoàn DAO của Tòa Đại sứ Mỹ đến thăm Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 tại Ban Mê Thuột, sau khi nghe thuyết trình về địch tình, về tình hình tiếp liệu của đơn vị, viên Đại tá Trưởng đoàn đã nhắn nhủ:”Quí vị sẽ phải đối đầu với VC trong một tình hình khó khăn hơn về tiếp liệu trong tương lai. Những viện trợ về tiếp liệu sẽ ngày càng giảm nhiều hơn, và vì vậy, chúng tôi yêu cầu quí vị nên nghiên cứu những phương thức điều hành thích hợp để đối phó khi cần, kể cả những lúc chúng tôi không thể chuyên chỡ sang cho quí vị đúng thời hạn!”. Những đề nghị của Sư đoàn chỉ tóm gọn trong vấn đề tiếp liệu, và viên Trưởng phái đoàn cũng chỉ ghi nhận trong tinh thần...rất ngoại giao.

Kể từ năm 1972 trở đi, mùa hè nào trên Cao nguyên cũng đều là “Mùa hè đỏ lửa” cả! Các cuộc hành quân, đánh phá được ngụy trang dưới những hình thức hay tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình chính trị mớị Những người lính chiến của QLVNCH thực sự chưa có một ngày nào hít thở không khí hòa bình do các nhà chính trị đã ký kết với nhau sau hơn 4 năm bàn thảo, cãi cọ bàn vuông bàn tròn!

2. TT Thiệu ăn Tết ở Cao nguyên

Tháng 7/1974, tôi rời Phòng 3 Sư đoàn ra đảm nhiệm chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thay thế Trung tá Nguyễn Hữu Lữ. Như thường lệ, hàng năm mỗi độ xuân về, TT Thiệu lại đi thăm một số đơn vị đang tác chiến và dùng cơm với các đơn vị này. Tết Ất Mão năm ấy, đơn vị của tôi được Quân đoàn chỉ định là đơn vị dón tiếp TT. Trung đoàn của tôi có trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai, các tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng Tây Bắc. Bộ Chỉ huy đóng tại căn cứ 801. Hai tiểu đoàn tác chiến án ngữ trên phòng tuyến, một tiểu đoàn trừ bị cùng với 1 chi đoàn chiến xa M48 tại căn cứ. Các biện pháp an toàn tối đa được hoạch định để tránh các sự rủi ro, nguy hiểm cho bữa cơm đầu năm của đơn vị có TT tới tham dự. Bởi đây là một căn cứ hành quân dã chiến, không có hầm hố kiên cố mà lại luôn nằm trong tầm pháo các loại của địch, nên các tin tức liên quan tới bữa cơm được giữ kín cho tới lúc quan khách đến.

Đúng 12 giờ trưa, sau khi rời Bộ Tư lịnh Quân khu 2, chiếc trực thăng chở quan khách đáp tại căn cứ của chúng tôị Tướng Lê Trung Tường, Tư lịnh Sư đoàn 23, và tôi ra đón. Thành phần phái đoàn gồm TT, các Tướng Trung, Khang, Phú, các tùy viên và cận vệ. Tôi đưa các vị quan khách vào phòng họp hành quân của Trung đoàn. Mở đầu là phần thuyết trình của Trung tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 về tình hình chung của các khu vực có trách nhiệm đang do Sư đoàn trấn giữ.

Đặc biệt trong cuộc thuyết trình này, Trung tá Chuy có nhấn mạnh đến chi tiết về cung từ của một tù binh CS thuộc Sư đoàn 320 do Trung đoàn 45 bắt được. Tù binh này nguyên là một hạ sĩ quan truyền tin, tên là Sính, khi ra đầu thú đã khai là sĩ quan. Thực sự quân hàm của anh ta chỉ là Thượng Sĩ. Có điều đặc biệt là với chức vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về các kế hoạch hành quân của đơn vị anh và một số đơn vị phối hợp. Anh ta xác quyết Mặt trận B3 sẽ tấn công Ban Mê Thuột! Kế hoạch hành quân bao gồm 4 sư đoàn bộ binh mà anh ta biết chắc 3 đó là Sư đoàn F10 và Sư đoàn 968 chính thống thuộc Mặt trận B3, Sư đoàn 320 và 1 Sư đoàn từ Lào kéo sang không biết rõ phiên hiệu (sau này ta mới biết đó là Sư đoàn 316 CSBV). Hợp đồng tác chiến còn có 1 Trung đoàn chiến xa, 2 Trung đoàn pháo, 1 Trung đoàn Đặc công. Thậm chí đến cả kế hoạch tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột anh cũng phác họa ra khá chính xác, từ hướng tấn công đến các mục tiêu ưu tiên phải tấn chiếm, v.v...

Đến phần thuyết trình của tôi, tôi cũng nêu bậc sự kiện điều quân hiện đang diễn ra giữa 2 Sư đoàn 320 và Công trường 9 từ chiến trường Phước Long kéo lên. Tôi cò nhớ rất rõ nét đăm chiêu của TT Thiệu và đại lược những chỉ thị của ông. Ông quay lại hỏi ý kiến Tướng Phú thì Tướng Phú nhận định rằng có thể VC đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta, theo ông, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bô Tư lịnh Quân đoàn 2. Nếu địch tiêu diệt được cứ điểm này chúng dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên hoặc tỏa xuống khu vực duyên hải, nối liền với 2 vùng biên giới, để tạo cho việc tiếp liệu dễ dàng từ miền Bắc. TT Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú lúc đó đứng kế bên
- Anh Phú cho toàn bộ Sư đoàn 23 trở về Ban Mê Thuột, tăng cường cho anh Tường một chi đoàn M48. Dù sao, địa thế Pleiku cũng là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, bây giờ lại là mùa khô, anh có thể sử dụng tối đa phi pháo và chiến xa để đánh chiến xa và bộ binh địch, nếu chúng dám đưa quân ra đương đầu với anh trên khoảng trống! Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường cho anh thêm 1 Liên đoàn Biệt động quân để làm lực lượng trừ bị.
Tướng Phú trả lời :
- Vâng, tôi sẽ thi hành theo kế hoạch của TT chỉ thị.
Sau đó TT Thiệu quay qua Tướng Tường và nói :
- Khi anh trở về Ban Mê Thuột, phải tổ chức ngay lại hệ thống phòng thủ vòng đai thị xã và lập kế hoạch chống xe tăng địch. Ngoài ra, anh cũng phải tổ chức các cuộc hành quân vùng sát biên giới thuộc Quận Đức Lập. Để tránh các rắc rối về ngoại giao với Cam-bốt, chỉ nên tung các toán hoạt động viễn thám qua vùng biên giới mà thôị Nếu phát hiện địch thì dùng phi pháo mà tiêu diệt.

Sau phần thuyết trình, tôi hướng dẫn phái đoàn lên tham dự bữa cơm thân mật được tổ chức ngoài trời, gồm khoảng gần 100 binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc 2 đơn vị Tiểu doàn 3/44 và chi đoàn 2 chiến xa M48. Trong bữa cơm, TT có phàn nàn về các cuộc biểu tình đánh phá của các đoàn thể chính trị hiện đang diễn ra hàng ngày tại Saigon. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đang làm suy giảm uy tín của các cấp lãnh đạo đất nước. Tôi còn nhớ ông nói ông ao ước giá mà có được những vị linh mục chống cộng cương quyết kiểu như cha sở khu Hải Yến và một vị cha sở nào đó ở Tây Ninh mà tôi quên tên, thì đỡ biết mấy! Sau bữa cơm, ông đi thăm 1 vòng chu vi phòng thủ, nói chuyện thân mật với các binh sĩ trong các hầm hố cá nhân. Phái đoàn lên trực thăng rời khỏi khu vực trách nhiệm của chúng tôi vào lúc 2 giờ chiều cùng ngàỵ Hôm đó là ngày mồng 1 Tết Âm Lịch, nhằm ngày 1/2/1975.

3. Chuẩn bị trở về

Khi chiếc trực thang chở TT đi rồi, Tướng Tường, Tư lịnh Sư đoàn còn ở lại họp cùng Bộ Chỉ huy Trung đoàn 44 để chuẩn bị kế hoạch thay quân và rút quân khỏi khu vực trách nhiệm của Trung đoàn. Tư+ởng cũng nên nhắc lại việc phối trí lực lượng của Sư đoàn 23 lúc đó như sau :
- Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Hành quân đóng ở Hàm Rồng.
- Trung đoàn 44 đóng tại căn cứ 801, cách tây Bắc Pleiku 20 m.
- Trung đoàn 45 hành quân khu vực đèo Tử Sĩ nằm giữa Buôn Hô và Hàm Rồng, dọc theo 2 bên quốc lộ 14.
- Trung đoàn 53 có 1 tiểu đoàn đang hành quân vùng Đức Lập, trong vùng tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đức và tỉnh Đắc Lắc. Bộ Chỉ huy Trung đoàn này và 2 tiểu đoàn còn lại đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, là lực lượng trừ bị của Sư đoàn.

Tin trở về lại Ban Mê Thuột thực ra không gây nên những phấn khởi lớn đối với các quân nhân thuộc Trung đoàn 44, bởi vì đa số binh sĩ của Trung đoàn có gia đình và thân nhân ở Phan Thiết. Những tin này chắc chắn là nỗi vui mừng lớn cho Trung đoàn 45, một đơn vị thường trú từ ngày thành lập ở Ban Mê Thuột. Những cuộc hành quân liên tục trong suốt thời gian từ năm 1972 đến hôm đó trên lãnh thổ các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và Kontum đã làm cho nỗi nhớ nhà của các binh sĩ Trung đoàn này thêm khắc khoải, nhất là vào thời gian này, khi cái hương vị Tết vẫn còn thoang thoảng baỵ Nhưng mãi tới ngày 17/2/75, tôi mới có lệnh về họp tại Bộ Tư lịnh (BTL) Sư đoàn để nhận chi tiết kế hoạch di chuyển. Theo kế hoạch này, BTL Sư đoàn sẽ đi bằng xe từ Hàm Rồng, khi ngang qua đèo Tử Sĩ, Trung đoàn 45 sẽ tháp tùng theọ Trung đoàn tôi sẽ được 1 Liên đoàn Biệt động quân thay thế. Theo ước tính, Liên đoàn này sẽ đến khoảng 3 ngày saụ Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm, Trung đoàn tôi cũng sẽ tiếp tục trở về Ban Mê Thuột cùng với một chi đoàn chiến xa M48 của Thiết đoàn 20.

Cuộc họp hành quân kéo dài không lâu. Khi rời phòng họp, tôi chợt nhìn thấy những sự tất bật, rộn ràng của mọi người trong khuôn viên BTL. Thấy những khuôn mặt rực rỡ niềm vui về cuộc trở về sắp tới, những câu nói đùa bỡn, những nụ cườị..tôi cũng cảm thấy lòng mình rộn ràng. Gia dình tôi, vợ tôi và 4 cháu cũng đang ở Ban Mê Thuột. Hơn 1 năm rồi, tôi có ghé về thăm nhà đôi lần, mỗi lần không quá 1 tiếng đồng hồ. Kể từ 6 giờ sáng ngày 18/2/75, đơn vị tôi được đặt trở lại dưới hệ thống chỉ huy trực tiếp của BTL Quân đoàn 2. Cũng từ lúc ấy, BTL Sư đoàn 23 tháo gỡ hệ thống truyền tin.

8 giờ sáng ngày 18, đoàn xe vận chuyển đã có măt đầy đủ tại doanh trại Hàm Rồng. Công việc chất hàng khá gọn lẹ. Đến 10 giờ sáng, qua hệ thống truyền tin vô tuyến, tôi được biết đoàn xe đã sẵn sàng di chuyển.
Tướng Tường lên trực thăng chỉ huy, bay vào Trung Đoàn tôi để dặn dò các chi tiết cuối trước khi lên đường, lúc đó là 10 giờ 15. Chúng tôi đang ngồi họp tại Trung Tâm Hành Quân của Trung đoàn thì có điện thoại của Tướng Phú yêu cầu Tướng Tường trở về gặp ông gấp tại Bộ Tư Lịnh (BTL) Quân đoàn 2. Tôi đưa Tướng Tường ra trực thăng giã từ.
11 giờ đoàn xe vẫn không nhúc nhích.
11 giờ 15, Trung Tâm Hành Quân của Quân đoàn ra lịnh Trung đoàn 44 trở về hệ thống chỉ huy trực tiếp của Sư đoàn 23. Tôi quay điện thoại gặp Thiếu tá Phạm Văn Cẩm, Trưởng phòng 3 Sư đoàn. Tiếng Cẩm càu nhàu :”Lệnh di chuyển hủy bỏ rồi, niên trưởng ơi! Ai trở về nhà nấy, làm ăn như thường lệ!”. Bất giác tôi buông một câu chửi thề và tự hỏi : Thế là thế nào?
12 giờ trưa, Tướng Tường gọi điện thoại cho tôi biết, Tướng Phú giữ nguyên lập luận của mình, cho rằng Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện. Sự tái phối trí lực lượng do vậy là không cần thiết.
Nói cho ngay, mỗi vị Tư lịnh có những phán đoán riêng tư của mình. Khi có đươc những dữ kiện tình báo chính xác, vị chỉ huy có thể đề ra những đối pháp khẳng định không do dự. Ở đây, những tin tức thu lượm được giá trị không cao bao nhiêu, nếu như không muốn nói là còn cần phải kiểm tra và phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, nên vấn đề xây dựng các quyết định lại càng khó khăn hơn. Lại nữa, Tướng Phú mới tới nhậm chức chưa bao lâu, thời gian chưa đủ để ông có thể cảm nhận tình hình một cách sắc bén hơn. Nếu cho tôi quyền nhận xét, tôi thấy Tướng Toàn có nhiều quyền biến hơn. Về phương diện thuần túy quân sự, Tướng Toàn đảm lược, cơ mưu và có những quyết định táo bạo hơn. Tôi vẫn tin là nếu Tướng Toàn còn ở lại chức vụ Tư lịnh Quân đoàn 2, những chỉ thi của TT Thiệu sẽ được thực thi một cách đúng đắn. Dĩ nhiên trận đánh Ban Mê Thuột sẽ vẫn xảy ra, nhưng trận Ban Mê Thuột không phải là trận đánh bất ngờ như Tướng Hoàng Minh Thảo đã tưởng tượng, những hoảng loạn sẽ không xảy ra, và biết đâu, kế hoạch rút quân tự sát theo liên tỉnh lộ 7 sẽ không còn cần thiết nữa?

4. Một chuyến đi tuyệt vọng

Bốn giờ sáng ngày 10/3/75 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau đó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trờị Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra 1 ly cà phệ Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn 1 năm làm Trưởng Phòng 3 Sư đoàn 23, mà tỉnh Đắc Lắc nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của Sư đoàn. Những đơn vị Địa phương quân hầu như đa phần là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi đây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với 1 lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa phương quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. Thành ra, việc thất thủ Ban Mê Thuột không phải là điều đáng hãnh diện như những lời tự mãn khoe khoang của các tướng lãnh VC qua các hồi ký của họ.

Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.
Suốt ngày hôm đó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu tá Cẩm qua điện thoạị Tiếng Cẩm xúc động :”Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại tá Quang, Tư lịnh phó nữa. Tướng Tường đang ở BTL Quân đoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa”.

Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch nàỵ Nguyên tắc quân sự cơ bản :”Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1”. Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào để tiếp cứu đây?
Sáng ngày 11, tôi được trực thăng đón ra BTL Sư đoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư đoàn trình bày gồm 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1: Ngày 12, Trung đoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng đông, đến chạm tuyến chờ lệnh.
- Giai đoạn 2 : Buổi sáng cùng ngày, Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung đoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng.
Sáng ngày 13, Trung đoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo quốc lộ 21, song song với Trung đoàn 45, tiến vào thị xã.
Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mãi tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên đoàn 7 Biệt động quân mới tới nơi. Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung đoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hàm Rồng.

Trung đoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13/3/75. Số lượng trực thăng dự trù để di chuyển toàn bộ Trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc HUID và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu đoàn 3/44 do Đại úy Trần Hữu Lưu làm Tiểu đoàn trưởng, Đại đội 44 trinh sát của Đại úy Mạnh, BCH (Bộ chỉ huy) Trung đoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 ngườị Đợt thứ 2 gồm 2 Tiểu đoàn 1/44 của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoè, và Tiểu đoàn 2/44 của Đại úy Nguyễn Văn Pho, BCH nhẹ do Trung tá Vũ Mạnh Cường, Trung đoàn phó chỉ huy.

Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Tường tại BCH Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng bắc quốc lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung đoàn 45 thì dừng lại chờ đợị Đại đội 44 Trinh sát được giữ lại để bảo vệ BTL Sư đoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.

Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ 2. Tôi trở vào Chi khu, nơi BTL Sư đoàn đang tạm đặt tại đây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư đoàn cũng chẳng biết gì hơn! 4 giờ chiều, Trung Tâm hành Quân của Sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên BTL Quân đoàn trở về Nha Trang! 2 tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân đoàn. Sau này tôi mới được biết 2 tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo liên tỉnh lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung tá Trung đoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, sau này bị đem về nhốt và chết cháy trong conex tại trại giam Hàm Tân, Đại úy Pho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/44, tự sát trước khi bị bắt.

Ngày 14/3/75, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau :
Liên đoàn 21 Biệt động quân, sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L.19 trong thị xã, đã bị đánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lý.
Bô Chỉ huy Trung đoàn 45 và Tiểu đoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã.
Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu dại bác 105 ly.
Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA37 của CS do Nga chế tạo, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.

Buổi sáng ngày 14/3/75, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, máy bay trực thăng của Tướng Tường bị trúng đạn phòng không 12.8 ly của CS. Tướng Tường và viên co-pilot bị thương nhẹ, phải vào bịnh viện Nha Trang điều trị.

Sáng ngày 15/3/75, Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung doàn 45 và tôi, được tin Sư đoàn có vị Tư lịnh mới, đó là Đại tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại tá Đức ra lịnh 2 chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đâỵ 5 giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tâ Tư lịnh đáp xuống đỉnh Chư Cúc để họp thì đoàn chiến xa CS tràn tới dưới chân đòi. Tiếng Đại úy Mạnh, Đại đội trưởng Đại đội 44 Trinh sát, reo lên trong máy:”Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống 1 con cua”. Những tiếng súng nỗ ròn rã cách xa hướng chân đồi non cây số, quyện trong khói đen và trắng của chiếc xe thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại tá tân Tư lịnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lịnh! Tôi còn nhớ hình như Đại tá Quang có buông một tiếng chữi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.

Tôi và Đại úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của Trung doàn, lặng lẽ đi bộ theo sau Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên taị cả 2 anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn dốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ :”Khu tử địa cấm vào!!!”.
Dưới chân đồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại úy Tiểu đoàn phó Tiểu doàn 2/11 Sư đoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc đó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16/3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương.

5. Một vài cảm nghĩ về kế hoạch tái chiếm

Tôi được lịnh đưa đơn vị trở về Vũng Tàu qua điện thoại từ Trung tâm Hành quân Bộ Tổng tham mưu. Khi đơn vị gom lại được tại Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Vũng Tàu, tổn thất nhân mạng hầu như không bao nhiêu, nhưng số binh sĩ bỏ ngũ thì khá nhiềụ Phần lớn số binh sĩ này là người sinh trưởng tại các tỉnh duyên hải, thành ra lợi dụng trong lúc di chuyển bằng đủ mọi thứ phương tiện, họ đã di theo đoàn người di tản để trở về gia đình. Cuộc chiến tranh nhập nhằng đã vắt kiệt sức chịu đựng của người lính chiến VN.

Kể từ ngày VC rêu rao cái gọi là chiến dịch Đồng Khởi năm 1960 tại Bến Tre cho đến năm 1975, trong 15 năm ấy những ngươi lính VN có giờ phút nào được hưởng giây phút tạm gọi là thanh bình? Cuộc chiến không có hậu phương, ngay cả trong thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, họ cũng vẫn có thể bị bắt cóc trên các chuyến xe đò trở về nhà, hoặc trúng mìn trên đường đi chuyển từ tiền phương trở về hậu cứ lấy giấy phép, và sau cùng, họ cũng vẫn có thể trúng đạn pháo kích khi đang ngủ trên giường cùng vợ con! Cái chết như là điều gì rất thường trực, lúc nào cũng có thể xuất hiện và mang họ đi, thậm chí mang luôn cả thân nhân ruột thịt của chính họ. Trong khi ngoài chiến trường xương rơi, máu đổ thì nhìn về phía sau lưng, những trò chính trị nhố nhăng cùng một số chính khách hoạt đầu, tứ thời sống bằng cái miệng hò hét hoan hô đả đảo, bôi nhọ, tranh chấp nhau, những luận điệu phản chiến vô trách nhiệm... Rồi bà nọ ông kia mua quan bán chức, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ và sự hy sinh vô bờ bến của những người cầm súng. Giờ đây, trên radio, trên báo chí, trên những tin tức tác động tâm lý của địch, họ đã thấy gì? Họ thấy sự đổ vỡ của các mặt giới tuyến, thấy sự rút chạy (mà phát ngôn viên quân sự đặt cho nó một cái tên mới là “di tản chiến thuật”) tán loạn từ khắp mọi nơi. Trong tình thế như vây mà đòi hỏi nơi binh sĩ một tinh thần vì nước quên mình, có lẽ chỉ những cấp chỉ huy có đầu óc hài hước cỡ Charlot mới dám làm.
Những ngày trong lao tù CS, tôi có dịp gặp hầu hết những cấp chỉ huy có liên hệ ít nhiều tới chiến trường Tây nguyên năm 1975, như Đại tá Vũ Thế Quang (Tư lịnh phó Sư đoàn 23), Đại tá Phùng Văn Quang (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 45), Đại tá Võ Ân (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53), Trung tá Lê Quí Dậu (Liên đoàn trưởng Liên đoàn 21 Biệt động quân), Đại úy Xuân (Trưởng phòng 2 Tiểu khu Daklac),... Qua các câu chuyện trao đổi, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai tin tưởng vào một cơ quan có thể tái chiếm Ban Mê Thuột với những kế hoạch đã được đưa ra thi hành vào lúc ấy.

6. Câu chuyện bên lề

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể lại 1 câu chuyện thực 100% có liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột mà có thể nói hầu hết những nhân viên tham mưu thuộc Phòng 2 và Phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh ai cũng từng nghe và từng biết.

Tháng 10/1972, vết thương ở đầu gối của tôi trở nên trầm trọng, có nguy cơ bị hoại thư, Tướng Trần Văn Cẩm, tân Tư lịnh của Sư đoàn, đồng ý cho tôi đi dưỡng thương ở Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch ở Phan Thiết. Tôi bàn giao Trung đoàn 44 lại cho Đại tá Võ Hữu Hạnh. Đầu năm 1973, tôi trở về đơn vị, lúc bấy giờ vẫn còn hành quân tại Kontum để đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng 3 Sư đoàn 23 Bộ binh. Không bao lâu, Hiệp dịnh đình chiến Paris được ký kết, cục diện quân sự trở nên trớ trêu, khó chịụ Trước ngày 28/2/73, cả hai phía đều tung ra các cuộc hành quân lấn đất giành dân bằng các cuộc tấn kích trải đều trên lãnh thổ trách nhiệm, ngõ hầu có thể cắm được nhiều cờ chứng tỏ vùng đất đó là do quân ta chiếm giữ (hiểu ngầm là bên địch phải chấp nhận, tôn trọng không dám bước vào!). Nhưng thực tế không đơn giản như vậỵ Sư đoàn F10 CS của Mặt trận B3 tràn vào khu dân cư Trung Nghĩa, nằm ở hướng tây Kontum, còn Sư đoàn 23 Bộ binh tung các toán trinh sát và viễn thám lên tới gần trại Benhet (Bạch Hổ) rải rác xuống tới Võ Định. Nhưng rồi cả hai bên chẳng bên nào giữ được miếng đất có cắm lá cờ của mình cả. Hai Trung đoàn 24 và 26 của Sư đoàn 10 CSBV bị đánh te tua, cũng đành bỏ của chạy lấy người sau gần 1 tháng (sau Hiệp định) cố thủ và kiện cáo với Ủy Ban 4 Bên Kiểm soát Đình chiến. Về phía ta, các toán viễn thám cũng bị săn đuổi ác liệt không kém nên ít lâu sau cũng phải bỏ vị trí trở về.

Các hoạt động quân sự, kể từ đó không còn các cuộc hành quân thế công, mà thu gọn vào các hình thái phòng thủ tuyến. Ta và địch đối diện nhau, nói chuyện qua lại! Lâu lâu bộ đội của địch thấy buồn buồn, gọi qua xin ta điếu thuốc Ruby Queen hút cho phê”. Bộ đội địch chẳng có gì để cho lại tạ Nhưng đằng sau cái vẻ mặt hòa bình giả tạo đó, địch vẫn không ngừng xâm nhập để thăm dò, thậm chí lâu lâu pháo vài trái súng cối hoặc hỏa tiển để nhắc nhở rằng cuộc chiến tranh thực sự vẫn còn nguyên. Phe ta tuy không còn các cuộc hành quân thế công quy mô, nhưng các hoạt động viễn thám để dò tìm tin tức địch và phát hiện kịp thời các hoạt động của địch thì vẫn như khi chưa có Hiệp định. Thêm vào đó, khi tin tức tình báo tốt, hoặc địch tập trung, hoặc di chuyển với qui mô lớn thì ta cũng sẵn sàng phi pháo để...cảnh cáo

Ở mặt trận Kontum lúc đó, các toán viễn thám của Đại đội 23 Trinh sát Sư đoàn là chủ chốt trong các hoạt động quân sự nàỵ Tưởng cũng cần nói rõ về tổ chức và thành phần của một toán viễn thám như sau :
- Một Trưởng toán thường là 1 sĩ quan hoặc 1 hạ sĩ quan thâm niên.
- 1 Phó Trưởng toán.
- 1 Hiệu thính viên (trang bị máy truyền tin PRC/15).
- 4 Binh sĩ.
Tất cả đều là những người tình nguyện, thành ra có thể nói, tinh thần tác chiến khá caọ Đại đội 23 Trinh sát có 6 Toán Viễn thám như vậỵ
Trưởng Phòng 2 Sư đoàn 23 là Trung tá Điều Ngọc Chuy, tốt nghiệp khóa 16 Đà Lạt. Sĩ quan tình báo đặc trách các hoạt động viễn thám này là Đại úy Miêng. Đề ra kế hoạch, chỉ định khu vực hành quân và cung cấp phương tiện trực thăng là do Phòng 3. Thành ra sự phối hợp hàng ngang giữa 3 chúng tôi khá mật thiết.

Thời gian xảy ra câu chuyện vào khoảng tháng 4/74. Số là sau khi thả xong 2 toán viễn thám ở khu vực tây Võ Định, cách Kontum chừng 20 km về hướng Tây Bắc, sau 2 ngày hoạt động, thì toán di chuyển tới 1 vị trí quan sát chỉ định thì bị địch phát hiện và vây lùng. Miêng quyết định cho toán lợi dụng đêm tối di chuyển về hướng Nam rồi sáng hôm sau sẽ dùng trực thăng võ trang yểm trợ bốc toán trở về. Đến nửa dêm, sĩ quan trưởng báo cáo anh ta và chú em hiệu thính viên bị thương, các toán viên bắt buộc phải phân tán mỏng để chạy thoát thân. Cũng từ đó, Trung tâm hành quân Sư đoàn mất liên lạc với toán. Sáng hôm sau, Trung tá Chuy, Miêng và tôi bay lên vùng đó khá sớm cùng với 2 trực thăng võ trang, một chyên chở và một trực thăng chỉ huỵ Chúng tôi bay trên vùng gần 2 tiếng đồng hồ mà tuyệt nhiên không thấy có dấu vết hay dấu hiệu gì. Trở lại Kontum đổ xăng, tôi và Chuy trở về lại BTL Sư đoàn, còn Miêng tiếp tục lên bao vùng, liên lạc Đến mãi gần trưa, Miêng mới phát hiện ra có tín hiệu kiếng chiếu từ 1 chân đòi có cây thưạ Miêng cố gắng gọi trên vô tuyến, nhưng không có trả lờị Miêng không dám vòng lại nhiều lần vì có thể làm 1 vị trí của những toán viên bị phát hiện, thành ra anh ghi nhanh vị trí này trên bản đồ và trở về. Vị trí do Miêng phát hiện nằm cách quốc lộ 14 chừng 2km, cách Kontum gần 15km. Chúng tôi ước định, đây có thể là 1 vài toán viên thoát hiểm, đang có khuynh hướng bám theo quốc lộ vượt thoát.

Hậu cứ của Đại đội 23 Trinh sát đóng tại Ban Mê Thuột. Một vài binh sĩ của Đại đội, bị thương trong tình trạng mất khả năng tác chiến được lưu giữ tại trại để canh gác và làm tạp dịch. Trong đó có 1 hạ sĩ tên Tân có biết nghề thợ maỵ Đại đội mua cho Tân 1 chiếc máy may để sửa chữa quần áo cho đơn vị. Trước cổng vào của Đại đội có 1 chiếc Bàn Thiên, hàng ngày Tân thường ra nhang khói cầu nguyện. Khi tin từ Kontum gọi về cho biết toán viễn thám bị vây bắt và mất liên lạc thì cả hậu cứ Đại đội xôn xaọ Các thân nhân của các anh em trong toán, từ khu gia binh kế cận kéo sang hỏi thăm tin tức.
Tân vốn bản tính ưa làm việc thiện và có đức tin. Buổi chiều hôm đó, Tân cũng sắm sửa ít thẻ nhang, nhánh chuối bày vào đĩa dâng lên Bàn Thiêng cầu nguyện ơn trên cho đồng đội của mình bình an trở về. Sau khi thắp ngang khấn vái xong, thì một chuyện lạ xảy ra, chuyện này chưa từng có ở hậu cứ nàỵ Tân bỗng dưng mặt đỏ tai tía, 2 mắt nhắm chặt, miệng phun phì phì, tay đấm ngực thùm thụp, rồi ngồi ngay xuống trước sân lấy tay vẽ lung tung trên mặt đất.
Mọi người hiện diện lúc ấy đều hốt hoảng không biết việc gì đã xảy ra, cứ nghĩ là anh ta bị trúng gió thành ra một hai người chạy lại định đỡ Tân vào trong nhà. Nhưng vô hiệu, anh rất khoẻ, xô đẩy không cho ai tiến lại gần, miệng cứ tiếp tục phun phì phì và một tay đấm ngực, còn một tay vẽ vòng vèo trên mặt đất. Lúc đó có 1 anh Thượng sĩ già từ trong nhà bước ra, sau khi quan sát, đã nói to :”Cốt nhập rồi! Mau vẽ bàn cơ ra đây xem các ngài dạy gì!”. Tân gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Một binh sĩ đứng gần, nhanh tay mang 1 tờ giấy khổ đôi đưa cho viên Thượng sĩ, anh này ngồi xuống, dùng bút bi viết lên các mẫu tự, rồi đặt trước đồng tử (medium). Đồng tử tiếp tục ra hiệu lấy 1 khăn vải, bắt chịt chặt hai mắt trước khi ngồi vào ngay ngắn trước tấm giấỵ
Khi viên Thượng sĩ xin cốt cho biết tên họ, thì đồng tử ráp chữ trên giấy xưng danh là Quốc Thánh, và cho biết vì có cảm tình với đơn vị nên giáng cơ chỉ bảo Nhân tiện có câu chuyện toán viễn thám đang bị mất tích, viên Thượng sĩ chỉ huy hậu cứ liền hỏi luôn tình trạng của họ ra sao, Quốc Thánh trả lời :”Chúng nó đang gặp nạn, có 3 đứa bị thương, nhưng ta sẽ đưa chúng nó trở về bình an nội trong 2 ngày tới”. Tin vui bất ngờ này làm cho mọi người thở ra nhẹ nhõm nên không ai có ý muốn hỏi gì thêm. Quốc Thánh cũng thăng. Chú em đồng tử trở về trạng thái bình thường, thậm chí khi hỏi chú vừa làm gì, chú ta cũng không biết.

Ngay trong đêm đó, Miêng là người nhận được cú điện thoại đầu tiên kể lại câu chuyện xảy ra.  Sáng hôm sau, sau buổi họp tham mưu thường lệ, Miêng kêu tôi và Chuy ra một góc phòng và kể lại toàn bộ câu chuyện ly kỳ nàỵ Tôi vốn dĩ là người ít tin những chuyện dị đoan, nên góp vào một lời bàn ngang :”Thì cứ để ngày mai xem sao, còn mình vẫn tiếp tục xin cho cậu một chiếc xe và 2 gunships để đi tìm các dệ tử của cậu”. Miêng gật đầu đồng tình, rồi bước ra khỏi phòng họp.

Ngày hôm ấy, suốt cả ngày, Miêng, Chuy và tôi luân phiên nhau lên vùng tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì. Buổi chiều, khi trả hợp đoàn trực thăng trở lại Pleiku, cả 3 chúng tôi đều cảm thấy buồn. Tôi suy nghĩ miên man : Hòa bình rồi đó, ở những cao ốc, biệt thự, giờ này các chính trị gia chắc đang họp bàn âm mưu, tính kế tranh ngôi đoạt vị, các con buôn chiến tranh đang phè phỡn ăn chơi trác táng, trong khi các chiến sĩ trong QLVNCH vẫn âm thầm hy sinh. Tôi lo lắng về số phận của toán viễn thám. Trưa hôm sau, trong lúc Chuy đang bay đi tìm thì Trung tâm Hành quân Sư đoàn nhận được điện thoại của Trung tâm Hành quâ của Tiểu khu Kontum báo cáo có 4 quân nhân Sư đoàn 23 trở về, hiện đang ở xã Trung Nghĩa, trong đó có Chuẩn úy Trưởng toán bị thương ở bả vaị Khoảng 2 giờ chiều, toán tiền đồn của Trung đàn 53 báo cáo có 3 binh sĩ thuộc Đại đội 23 Trinh sát trở về, trong đó có 1 người bị thương!

Có điều đặc biệt là Quốc Thánh chỉ ứng cơ với các sự kiện có liên quan đến Đại đội 23 Trinh sát mà thôị Dĩ nhiên Quốc Thánh còn ứng cơ trong một vài trường hợp nữa nhưng cũng vẫn chỉ liên quan đến các hoạt động của các toán viễn thám, và cũng vẫn khá chính xác mà tôi không muốn nêu ra đâỵ Câu chuyện ứng cơ này được nhiều người biết tới, và đã có nhiều lời bàn tán cho rằng Quốc Thánh chính là anh hồn của Tướng Trương Quang Ân, nguyên Tư lịnh Sư đoàn 23 Bộ binh chứ không ai khác. Người ta dẫn ra rằng khi còn sống, ông là vị Tư lịnh có thiện cảm với đại đội trinh sát hơn bất cứ vị Tư lịnh nàọ Ông và phu nhân (nguyên là 1 nữ quân nhân) bị mất trong 1 tai nạn máy bay khi đang chỉ huy hành quân trong một cuộc hành quân tại Quảng Đức.

Tháng 7/74, khi rời chức vụ Trưởng Phòng 3, trở lại với Trung đoàn 44, với nhiệm vụ mới, tôi không còn theo dõi câu chuyện ly kỳ này nữạ Mãi cho tới khoảng tháng 1/75, sau buổi họp hành quân tại BTL Sư đoàn ở Hàm Rồng, Đại úy Miêng kêu tôi ra nói chuyện riêng. Anh hỏi tôi :
- Ông còn nhớ chuyện ngài Quốc Thánh không?
- Nhớ chứ! Tôi trả lời.
Miêng nói :
- Có chuyện naỳ lạ lắm, để tôi kể ông nghe.
 Rồi Miêng tiếp :
- Chắc ông còn nhớ vụ mình thả viễn thám ở Kontum chứ gì? Từ sau thời gian Sư đoàn kéo về hành quân ở Quảng Đức, rồi trở về Ban Mê Thuột, Quốc Thánh nhập cơ một hai lần gì đó, rồi bẵng đi gần 3 tháng. Mới đây, hôm thứ 6 tuần trước, Quốc Thánh lại nhập cơ và báo cho biết VC đang kéo về hướng Ban Mê Thuột rất đông. Khi được hỏi từ hướng nào, ngài bảo hướng Tây và hướng Bắc. Ngài còn bảo :”Tụi nó có ý muốn đánh Ban Mê Thuột”.
Tôi cười :
- Thế sao theo tin tức tình báo ông vừa thuyết trình thì VC đang tập trung thay quân giữa Công Trường 9 kéo từ Bình Long lên với Sư đoàn 320, có thể kéo trở ra Bắc để tái bổ sung và tái huấn luyện?
Cùng lúc ấy Trung tá Chuy đi tới, tôi quay lại hỏi Miêng :
- Chuy biết việc này chưa?
Miêng bảo :
- Tôi có kể cho Chuy nghe rồị
Tôi hỏi Chuy :
- Ông nghĩ thế nào về vụ VC có thể đánh Ban Mê Thuột?
Chuy nói :
- Tin tức từ Quân doàn và Tiểu khu Đắc Lắc cho biết có nhiều dấu hiệu địch tập trung quân đông lắm, có thể chúng sẽ mở cuộc tấn công qui mô như kiểu năm 1972. Đó là điều có thể xảy ra lắm chứ.
Chúng tôi nói vài câu chuyện vãn rồi chia taỵ Tôi lên máy bay trực thăng trở về BCH Hành quân của tôi

Khoảng 1 tuần lễ sau, Trung đoàn 45 bắt được 1 tù binh CSBV tên Sính, anh ta đã khai toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Ban Mê Thuột, như tôi đã kể ở phần đầu. Trung tá Chuy và Đại úy Miêng đã đích thânthẩm vấn và ghi chép đầy đủ bản cung từ của Sính. Có điều lạ là kế hoạch tấn kích của VC gần như rất trùng hợp với kế hoạch chúng đã tấn công vào đây năm 1968 (Tết Mậu Thân). Chỉ có sự khác biệt là lần này, theo lời Sính cung khai, chúng có sử dụng xe tăng trong mũi tấn công từ hướng Đông Bắc. Dĩ nhiên, tin tức mật này được báo cáo đầy đủ lên BTL Quân đoàn.
Về vụ Quốc Thánh, ông có nhập cơ lần cuối cùng vào khoảng nửa đêm, bây giờ ông không nhắc về chuyện thời sự nữa. Ông nói với viên Thượng sĩ già chỉ huy hậu cứ rằng tình hình đã muộn rồi, không còn cứu vãn được nữa, ông sẽ không còn ở lại với đơn vị trinh sát, ông sẽ đi vào một ngôi chùa nào đó.

24 tiếng đồng hồ sau thì cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột mở màn. Cũng từ đó, tôi không còn được nghe kể về Quốc Thánh nữa. Quả thật, trong đời sống thường nhật có biết bao điều kỳ bí mà không ai có thể giải thích được, người ta chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Dấu hiệu về biến cố Ban Mê Thuột đã được thông báo trước đến những người chỉ huy Quân đoàn 2 bằng cả tin tức tình bà'o và tiếng nói huyền bí, nhưng không hiểu tại sao thành phố này đã không được phòng thủ một cách chu đáo, bị thất thủ 1 tới giai doạn xoay vần. Chúng ta chỉ còn biết dừng lại ít phút để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh một cách oan uổng và cầu cho vong linh họ được siêu thoát.

Trung Tá Ngô Văn Xuân
Campbell, 31/3/96

Source:



No comments:

Post a Comment