Trận Ban mê
thuột, tại sao Ban mê thuột thất thủ?
Lực lượng
quân CSVN tại Ban Mê Thuột
Theo như sách Đại Thắng Mùa Xuân của Tướng Văn Tiến Dũng thì quân CSVN tập trung tại BMT tới 5 sư đoàn bộ
binh ( Lời của Lê Đức Thọ ). Tuy
nhiên hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp
cho thấy chỉ có 3 sư đoàn là 10, 316, 320B và 3 trung đoàn Bộ binh biệt lập là
95 A, 95B và 25, kể như là 4 sư đoàn (
khoảng 40.000 quân ).
Riêng sư đoàn thứ 5 là Sư đoàn 968 bị phi cơ VNCH tiêu diệt vào
ngày 14-1-1975 trên đường xâm nhập vào Pleiku cho nên hồi ký của Tướng Hiệp ghi
lại sư đoàn này ( Chỉ còn Sư đoàn bộ chứ không còn quân ) được giao nhiệm vụ
làm nghi binh trên hệ thống truyền tin vô tuyến tại Kontum chứ không có tham dự
trận đánh.
Ngoài 4 sư đoàn Bộ binh CSVN, hồi ký của Tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp
cho biết còn có Trung đoàn Pháo binh 40, Trung đoàn Pháo binh 675, Trung đoàn
Phòng không 234, Trung đoàn Phòng không
593, Trung đoàn Đặc công 232, Trung đoàn Đặc công 198, Trung đoàn chủ lực Miền
201 ( Của Mặt trận B.2 tăng phái ), Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn 7 Công
binh, Trung đoàn 575 Công binh, và Trung đoàn 29 Thông tin. Tổng cộng là 4 sư đoàn Bộ binh và 11 trung
đoàn yểm trợ ( trang 391-395. Tất cả là
69 tiểu đoàn chủ lực, không kể các tiểu đoàn cơ động địa phương ).
Lực lượng
quân VNCH tại Ban Mê Thuột
Trong khi đó lực lượng phòng thủ của VNCH chỉ có 2 tiểu đoàn ( 1.000 quân ) thuộc Sư đoàn 23 BB. So sánh lực lượng chính quy giữa quân VNCH và
quân CSVN là 2/69, tức là 1 chọi 34.
Ngoài ra phía VNCH còn có 3
tiểu đoàn ĐPQ ( Sách của tướng Văn Tiến Dũng cho rằng Tiểu khu Đắc Lắc có 3
liên đoàn ĐPQ, tức là 9 tiểu đoàn, nhưng sự thực là 3 tiểu đoàn chứ không phải
3 liên đoàn ). Nhưng khả năng tác chiến của các tiểu đoàn ĐPQ chỉ là canh gác cầu
đường, bảo vệ các cơ quan hành chánh. So
sánh 3 tiểu đoàn ĐPQ này chỉ ngang bằng 3 tiểu đoàn “cơ động tỉnh” ( Tiểu đoàn
đặc công địa phương ) của CSVN tại BMT.
Và trong suốt 7 ngày diễn ra trận đánh thì phía VNCH tung thêm 3 tiểu đoàn BĐQ ( Liên đoàn
21 BĐQ ) và 4 Tiểu đoàn Bộ binh ( 3 TĐ của Trung đoàn 45 và 1 TĐ của Trung đoàn
44 ) cho nên tương quan lực lượng được kể là 1 chọi 10.
Nhưng cho tới ngày CSVN hoàn toàn làm chủ BMT, ngày 17-3, thì phía VNCH chỉ có Tiểu đoàn 231 Pháo binh
VNCH và Đại đội trinh sát Trung đoàn 45 BB/VNCH bị tổn thương, còn tất cả chỉ
là cởi áo tan hàng. Cho nên quân VNCH
thua không phải vì địch đông mà vì họ đã bị bỏ rơi giữa chiến địa, không có chỉ
huy và không có tiếp tế.
Trong khi đó người đứng đầu quân đội VNCH là Tướng Cao Văn Viên chớ hề gởi thêm cho Tướng Phú một trung đoàn hay một
tiểu đoàn nào để giúp Tướng Phú đối phó với tình hình. Mặc dầu Tướng Viên
thừa biết tương quan lực lượng giữa quân VNCH và quân CSVN là 1 chọi 10. Cũng chẳng có một lời cố vấn hay chỉ thị. Hoặc có một hành động tối thiểu chứng tỏ Bộ
TTM muốn cứu nguy cho Quân khu 2.
Hoạt động chỉ
huy và yểm trợ của Bộ tham mưu Quân đoàn 2
Còn người đứng đầu Bộ chỉ huy hành quân của Quân đoàn 2 là Đại tá Lê Khắc Lý chỉ đối phó cầm chừng,
ông ta điều động quân đội chạy qua chạy lại nhưng chẳng theo chiến thuật chiến
lược nào cả. Mọi chuyện ông ta đổ
cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú là hết chuyện;
còn ông ta và bộ tham mưu của ông ta chỉ ngồi hút thuốc chờ lệnh của Tướng
Phú rồi chuyển lệnh cho các đơn vị.
Rõ ràng Bộ tư lệnh Quân
đoàn II và Quân khu 2 đã phản ứng bất động trước cuộc hành quân của Văn Tiến
Dũng. Nhưng đứng trước lịch sử, Tướng Phú đã chứng minh sự vô tội của ông bằng
hành động rút súng tự sát tại Đồi Dương và sau đó tự sát tại nhà. Ông chịu trách nhiệm làm mất Quân khu 2 do
tính toán sai lầm của ông, chứ không phải ông cố tình làm mất Quân khu 2 theo lệnh
của CSVN hay của CIA. Cuối cùng cái chết
của ông đã chứng minh được rằng ông không phải là người của CSVN hay là người của
CIA.
Ba tướng còn lại của Quân
Khu 2 là Trần Văn Cẩm, Lê Văn Thân và Phạm
Duy Tất thì ở lại đi tù 17 năm. Chứng tỏ
3 ông cũng không phải là nội tuyến của CSVN hay là CIA.
Như vậy người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc cố tình
để mất Quân khu 2 chỉ còn lại ông Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý. Và rồi 34 năm sau
thì CIA tiết lộ Lý là nhân viên cao cấp của CIA, vậy thì hành động khó hiểu của
Lê Khắc Lý đã trở thành dễ hiểu : CIA muốn Lý vô hiệu hóa khả năng chống cự của
quân đội VNCH tại Quân khu 2.
Đây là lý do giải thích vì sao Tướng Viên không cho Tướng Phú lấy
người thân cận của mình làm tham mưu trưởng ( Đại tá Cao Đăng Tường hoặc Đại tá
Nguyễn Văn Đại ). Mà Tướng Viên bắt Tướng Phú phải nhận một điệp
viên cao cấp của CIA làm Tham mưu trưởng.
Trong khi đó có một ông tướng thuộc loại cây cột chống nhà của Quân khu
2 là Tướng Trần Văn Cẩm đã bị đẩy ra khỏi chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu 2 để
giữ một chức vụ “ngồi chơi xơi nước” (sic).
Một khi ông Tham mưu trưởng Quân đoàn đã có mưu đồ đen tối thì
toàn Bộ tham mưu Quân đoàn trở thành vô dụng.
Không ai biết đường đâu mà làm việc.
Trong khi đó ông Tướng Tư lệnh cứ một lòng tin tưởng vào tập thể các sĩ
quan tham mưu của mình. Cho tới nay, qua
các tài liệu cũng như qua các lời kể, không ai biết được tên của vị Tham mưu
phó Hành quân Tiếp vận của Quân đoàn II là ai?
Bởi vì mọi việc Đại tá Lý đều ôm hết, làm hết, ngoài Đại tá Lý thì hình
như Bộ tham mưu Quân đoàn không còn ai.
Nếu ai đã từng đọc cuốn sách Why Pleime của Tướng Nguyễn Văn Hiếu
thì sẽ thấy rõ nhiệm vụ của người Tham mưu trưởng Quân Khu như thế nào, và đặc
biệt nhiệm vụ của Tham mưu trưởng Quân khu 2 như thế nào. Suốt từ đầu chí cuối trận Pleime 1965 chỉ là
tài điều binh của Đại tá Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hiếu. Trong khi đó tướng Tư lệnh Vĩnh Lộc chỉ cần
chỉ huy một mình Đại tá Nguyễn Văn Hiếu là đủ rồi.
Còn Lê Khắc
Lý thì không có lấy một hành động nào chứng tỏ ông ta là một Tham mưu trưởng
Quân đoàn (sic). Xuất thân từ một ông thầy giáo dạy học, cả đời ông ta chỉ là
sĩ quan văn phòng, chưa bao giờ cầm quân, chưa bao giờ đánh một trận dù lớn dù
nhỏ. Ông ta leo đến chức Đại tá là nhờ cả đời đi học các khóa huấn luyện, mà hầu
hết là các khóa đào tạo mật thám của CIA.
Để rồi cuối cùng ông ta được đề cử giữ chức vụ điều binh khiển tướng
trên toàn Quân Khu 2 (sic). Người cắt cử
Lý giữ chức vụ này là Cao Văn Viên, nhưng Cao
Văn Viên chỉ là con rối của Tướng CIA Charles Timme.
Hoạt động chỉ
huy của Bộ Tổng tham mưu VNCH
Trong suốt thời gian Bộ TTM của CSVN đã sắp xếp chuẩn bị tấn chiếm
Miền Nam thì Bộ TTM của VNCH, đứng đầu là Tướng Cao văn Viên, đã án binh bất động
trước những hoạt động chuẩn bị của CSVN.
Hồi ký The Final Collapse của Tướng
Viên được bắt đầu từ ngày ký Hiệp định ngưng bắn cho đến ngày VNCH sụp đổ; nhưng trong suốt thời gian này Tướng Viên
không hề ra một lệnh nào cả, mọi chuyện ông đều để cho các Tư lệnh Quân Khu tự
tiên liệu và tự giải quyết.
Vì vậy sức mạnh
tấn công của CSVN thì có tầm cỡ quốc gia (Toàn Miền Bắc và toàn Trung ương cục
Miền Nam ), trong khi sức mạnh chống đỡ của phía VNCH có tính cách rời rạc của
từng Quân khu, hay nói một cách bình dân thì quân đội VNCH chỉ có tứ chi mà
không có cái đầu. Bộ TTM/VNCH đã bị vô
hiệu hóa, Tướng Cao Văn Viên chỉ còn là cái bóng sau khi Bộ tư lệnh quân đội
Hoa Kỳ tại VN không còn nữa.
Để giải thích hành động khó hiểu này của Tướng Viên thì cần phải
biết tận sâu xa trong đáy lòng của ông :
“Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm chiến đấu ở đây là người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo
họ mà thôi” ( Trả lời cho phái đoàn Nghị sĩ và Dân biểu VNCH năm 1971, được ghi
trong hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn, trang 386 ).
“…VNCH không còn hy vọng
nào. Một thực tế gần như hiển nhiên là
HK không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là
chuyện sẽ không xảy ra. Đối với HK, cuộc
chiến Việt Nam đã kết thúc” (Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của
Nguyễn Kỳ Phong, trang 132 ).
“Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và
nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” ( Cao Văn Viên, trang 136 ).
Lời kết tội
độc địa của Cao Văn Viên
Sau biến cố 1975, Tướng Cao Văn Viên viết cuốn sách The Final
Collapse; trong đó ông quy trách cho Tướng
Phú :
“Sự thay đổi chức Tư lệnh Vùng 2, Quân khu 2 là một trong những biến
cố đưa đến sự thất thủ Ban Mê Thuột, và một thời gian ngắn sau, mất cả Vùng 2”
( Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 114 ).
Mọi người đều biết là sau
khi mất Ban Mê Thuột thì Tướng Thiệu phải rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC ra khỏi
Vùng 1, đưa tới hậu quả là mất luôn Vùng 1 và cuối cùng là mất nước. Nếu hiểu đúng ý của Tướng Viên thì chính Tướng
Phú đã làm mất nước (sic).
* Chú giải : Tướng Cao Văn
Viên mang danh là Tư lệnh lực lượng Dù nhưng chẳng bao giờ có chiến công với
binh chủng Dù, chưa bao giờ chỉ huy quân Dù ở cấp trung đội , đại đội hay tiểu
đoàn; ông ta chỉ gia nhập binh chủng Dù
và tập nhảy dù khi đã là Trung tá. Trước
đó chỉ là Thiếu tá tiếp liệu của Phòng 4 Bộ TTM , rồi Trung tá chỉ huy trưởng lực
lượng phòng vệ phủ Tổng thống. Rồi từ Đại
tá Tư lệnh Dù, ông ta lên Đại Tướng “Nhảy dù” toàn là nhờ phe đảng chứ chưa hề
chỉ huy đơn vị ở cấp sư đoàn hay quân đoàn.
* Thực ra Tướng Viên có chỉ huy một trận duy nhất gồm 2 tiểu đoàn
Dù tại Hồng Ngự vào ngày 4-3-1964. Nhưng
đây là một trận đánh dõm do Tướng Nguyễn Khánh giàn cảnh để lấy cớ thăng chức
Thiếu tướng cho Đại tá Cao Văn Viên.
Nguyên do ngày 30-1-1964 Tướng Khánh, Tướng Khiêm và Đại tá Viên làm một cuộc lật đổ phe Dương Văn
Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính…Lực lượng đảo chính là Lữ đoàn Dù của Đại tá
Viên. Sau đó Khánh và Khiêm muốn thăng
chức để thưởng công cho Cao Văn Viên nhưng vì ngại dư luận cho nên Khánh lập ra
trận hành quân Hồng Ngự để làm cớ thăng cấp Thiếu tướng tại mặt trận cho CVV ).
So với Tướng Phạm Văn Phú xuất thân từ binh chủng Dù, lăn lóc trên
trận mạc từ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng Dù cho tới ngày lên Thiếu tướng
Tư lệnh Sư đoàn và Tư lệnh Quân đoàn, mỗi một cấp bậc trên ve áo của ông từ thiếu
úy đến thiếu tướng đều là đặc cách vinh thăng tại mặt trận. Nhưng số phận của đất nước đã bắt người có
tài phải chết để đền nợ nước. Còn kẻ bất
tài lại là ông tướng đầu tiên leo lên máy bay Mỹ đào thoát sang Thái Lan.
Bữa tiệc mừng xuân 1975 cũng là “bữa tiệc ly cuối cùng” giữa Tướng
Thiệu, Tướng Khang, Tướng Phú và anh em chiến sĩ Trung đoàn 44/ Sư đoàn 23 BB tại
vùng hỏa tuyến Pleiku. Chiếc bàn ăn đơn sơ, thức ăn đơn sơ, với những khuôn mặt
đăm chiêu là điềm báo cho tương lai chua xót của những người bảo vệ đất nước
không thành công.
Tại sao quân
VNCH tại Ban mê thuột tự động tan hàng?
(Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi
Anh Trinh)
Binh lính Sư
đoàn 23 BB/VNCH
Ngày 10 tháng 2 năm 1955, Sư đoàn 6 Bộ binh được thành lập. Dân
chúng quen gọi là Sư đoàn Nùng. Sở dĩ gọi
là Sư đoàn Nùng bởi vì binh sĩ trong Sư đoàn gồm 8.400 người tuyển từ dân Bắc
di cư đang định cư tại thị trấn Sông Mao và thị trấn Sông Lũy thuộc tỉnh Bình
Thuận. Sư đoàn do Đại tá Woòng A Sáng chỉ
huy.
Đến tháng 9 năm 1955 Sư đoàn được đổi tên thành Sư đoàn dã chiến
41. Hai tháng sau đổi thành Sư đoàn
Khinh chiến số 3 ( Sau này trở thành Sư đoàn 5 Bộ binh ). Nhưng đến cuối năm 1958 nhập thêm 2 trung
đoàn biệt lập ( Trung đoàn 130 và 162 ở vùng Biên Hòa, Định Quán ) và tách 2 trung đoàn Nùng đưa ra Dục Mỹ, nhập
thêm một trung đoàn lấy từ Quy Nhơn; lập thành Sư đoàn Khinh chiến số 15, gồm có 3 trung đoàn là Trung đoàn 43, 44, và
45. Bộ tư lệnh đóng tại Dục Mỹ.
Tháng 5 năm 1965 thành lập Sư đoàn 10 Bộ binh. Trung đoàn 43 trở thành một trung đoàn của Sư
đoàn 10 BB, gồm có Trung đoàn 43, 48 và 52.
Thay vào đó Trung đoàn biệt lập 53 đang đóng tại Di Linh được nhập vào
Sư đoàn 23 BB, thay thế cho Trung đoàn 43.
Trung đoàn 53 có 2 tiểu đoàn người Thái gốc Sơn La, Lai Châu, Mộc Châu
).
Sau này Sư đoàn Khinh chiến
số 15 được đổi thành Sư đoàn 23 Bộ binh.
Binh sĩ của Trung đoàn 44 và 45 nguyên thủy là của Sư đoàn 6 Nùng, có
quê quán tại vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Mông Cáy. Kết quả của Hiệp định Geneve 1954 đã đưa đẩy
cho các tiểu đoàn Nùng di cư vào Nam, mang theo vợ con của các chiến binh Nùng.
Đến định cư tại Sông Mao và Sông Lũy, tất cả lực lượng lao động
chính của khu định cư là 8.400 chiến sĩ của Sư đoàn Nùng, họ không có thời gian
để theo đuổi nghề nông như dân di cư tại các khu trù mật hay khu dinh điền khác
bởi vì họ phải làm nhiệm vụ của người lính và cả gia đình sống nhờ vào đồng
lương của người lính.
Rồi vì nhu cầu của chiến trường Việt Nam mà gia đình các quân nhân
thuộc Sư đoàn Nùng phải theo chồng, cha mà dời chỗ định cư từ Sông Mao ra Dục Mỹ,
Ban Mê Thuột, Phan Rang, Di Linh. Cho
nên cuộc sống của họ, nhất là việc học hành của con cái không được ổn định. Vả
lại đồng lương của người lính chỉ đủ nuôi sống gia đình chứ không có dư để tích
lũy hay tạo dựng nên sự nghiệp riêng.
Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 của quân CSVN đã vô tình xác
định một thực tế chua xót : Khi chiến trận bùng nổ mạnh tại Kontum, quận
Tân Cảnh thất thủ, Sư đoàn 22 Bộ binh bị đánh tan, thì các chiến binh của Sư
đoàn 23 Bộ binh phải tiến lên địa đầu giới tuyến để ngăn chặn sức tiến của 3 Sư
đoàn CSVN với xe tăng từ ngoài Bắc tràn vào.
Ba tháng sau thì Sư đoàn 23 đã tạo nên kỳ tích, họ đã chiến thắng
oanh liệt và giữ vững Cao Nguyên. Nhưng
cũng từ đó thì họ phải luôn luôn hành quân liên tục, cho tới tháng 3 năm 1975
không người nào được đi phép thường niên, và các đơn vị của SĐ 23 không bao giờ
được trở về BMT để nghĩ ngơi, họ chỉ có hành quân tạt ngang BMT trong những lần
đánh nhau tại Quảng Đức vào năm 1973, 1974.
Nhưng trong các lần tạt ngang đó họ đã được biết những sự thật
chua xót : Trong Mùa Hè 1972, sau khi Tân Cảnh thất thủ và Kontum bị đe dọa thì
dân chúng BMT tản cư về Nha Trang để đề phòng chiến tranh lan khắp Cao
Nguyên. Rốt cuộc thành phố BMT chỉ còn lại gia đình của những quân nhân Sư đoàn
23 BB.
Họ không tản cư được bởi vì họ không có tiền để làm lộ phí di tản. Trong suốt thời gian mà tính mạng của những
người lính được tính từng ngày trên chiến trường Kontum thì tại Ban Mê Thuột những
người vợ và những người con của họ cũng phập phồng trong âu lo tuyệt vọng.
Đây là bài học đau đớn khiến cho những chiến binh thuộc sư đoàn 23
BB/VNCH đã có quyết định sẵn trong đầu là họ sẽ bỏ quân đội để lo cho gia đình
một khi chiến trận tại Cao Nguyên tái diễn một lần nữa.
Không lạ
lùng gì khi những người lính Trung đoàn 44, 45 đã cởi áo lính sau khi được trực
thăng vận xuống Phước An…! Không lạ lùng gì khi những người lính của Trung đoàn
53 BB đã cởi áo lính sau khi chứng kiến Tướng Lê Trung Tường dùng trực thăng để
bốc riêng gia đình của ông ta…!
Những người đàn ông Việt Nam thộc Sư đoàn 23 BB/VNCH, và các sư
đoàn sau này nữa, đã quyết định quay về lo cho gia đình và bản thân sau khi biết
chắc tập thể quân đội không thể nào hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước. Không
ai trách được họ.
Binh lính Liên
đoàn 21 Biệt Động Quân
Tiền thân của
liên đoàn 21 BĐQ là những đại đội Biệt kích Mỹ thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu
( CIDG ) do CIA tuyển mộ và trả lương. Theo
hồi ký của tướng Westmoreland thì tổng cộng quân Biệt kích Mỹ là 45 ngàn người,
hầu hết là dân tộc Thiểu số sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn.
Một câu chuyện minh họa :
Ngày 23-11-1967, quân CSVN tấn công đồn Huoei Sane (Huội San) của quân đội
Lào. Sáng hôm sau, quân đội Lào gồm 519
người chạy về biên gới Việt Nam cùng với khoảng 2.000 thân nhân của họ (sắc tộc
Cả), được quân VNCH trong đồn Làng Vei tiếp nhận và đưa về tạm trú tại đồn Làng
Vei cũ.
Con số 519 quân nhân Lào chạy sang Việt Nam cùng với 2.000 thân
nhân là một điển hình của chiến tranh Việt Nam.
Từ thời Pháp người ta thường bỏ tiền ra thuê nguyên một buôn làng người
Miền Núi đi lính cho Pháp, nhưng chỉ có đàn ông con trai cầm súng và nhận
lương, còn người già, đàn bà và trẻ con thì sống nhờ tiền lương của đàn ông con
trai.
Trước kia trong thời bình thì người già, đàn bà và trẻ con sống nhờ
sức lao động làm nương rẫy của quý ông.
Nhưng trong chiến tranh thì tất cả đàn ông trong làng đều ký hợp đồng đi
lính cho Pháp giống như ký hợp đồng mộ phu đồn điền. Công việc sản suất lúa gạo bị dẹp lại vì
không còn lực lao động, toàn bộ dân làng sống nhờ vào đồng lương của những người
lính.
Tính ra thì cả làng đi lính lợi hơn là làm nương rẫy. Làm rẫy thì chỉ đủ lương thực cho tới ngày
giáp hạt mùa sau nhưng phải làm lụng rất vất vả và đôi khi có thể bị mất
mùa. Còn như tất cả trai tráng đi lính
thì tiền lương dư sức mua gạo cho cả làng mà không phải làm lụng, chỉ cần lên đồn
canh gác vào ban đêm, ban ngày thì về nhà nghỉ ngơi. Cho nên hễ lính đóng đồn ở đâu thì dân chúng
dời buôn làng đến sinh sống ở gần đấy.
Và khi những người lính bị quân CSVN đánh phải bỏ chạy thì bắt buộc cả
làng phải chạy theo bởi vì ở lại thì không còn lương thực để sinh sống.
Sang tới thời
Mỹ vào Việt Nam thì tình trạng cũng diễn ra y như vậy. Do đó tinh thần chiến đấu của những chiến
binh người Miền Núi không có. Họ chỉ đi
lính để lấy lương sinh sống cho buôn làng chứ không phải để chiến đấu. Rốt cuộc một khi trận chiến nổ ra thì họ
quăng súng bỏ chạy cùng với gia đình của họ.
Suốt thời
gian quân đội HK hiện diện tại chiến trường Việt Nam thì 45 ngàn tay súng Biệt
kích trở thành lực lượng chủ yếu bảo vệ biên thùy VNCH trên dãy Trường Sơn. Tuy nhiên vì tính cách hợp tác lỏng lẻo, lấy
đồng tiền lương và tiền thưởng làm căn bản, cho nên tinh thần chiến đấu của người
dân Miền Núi rõ ràng là đánh thuê với mức tiền thưởng được tính trên từng xác
chết và từng cây súng tịch thu được.
* Vào thời điểm 1970, một xác chết được trả 2.000 đồng VNCH, một
cây súng trường hay tiểu liên là 2.500 đồng, một cây B.40 là 4.500 đồng, một
cây đại liên là 11.000 đồng, một cây súng cối là 20.000 đồng, v.v…
Đến năm 1970
Lực lượng Dân sự chiến đấu ( Biệt kích ) được giải tán, tất cả 45 ngàn tay súng
Biệt kích được chuyển qua Biệt động quân Biên phòng hay Địa phương quân, người lính
sắc tộc thiểu số không còn gì để phải ràng buộc với chính phủ VNCH, bởi vì tiền
lương của quân đội VNCH chỉ còn lại 1 nửa so với lương của một Biệt kích quân (
Thời điểm 1970, lương của một Biệt kích quân độc thân là 7.200 đồng, trong khi
lương của một người lính thuộc sư đoàn Bộ binh là 3.600 đồng ). Và tiền thưởng cho chiến công chỉ còn là chiếc
huy chương Anh dũng bội tinh, không thể nào đổi thành lương thực cho gia đình.
Các buôn làng người Miền Núi nhanh chóng rơi vào khủng hoảng vì đột
nhiên thu nhập giảm xuống 1 nửa, trong khi họ không thể nào mở ra công việc làm
nương rẫy như xưa bởi vì không còn dụng cụ và hạt giống ngũ cốc, cũng như kinh
nghiệm canh tác bị thất truyền.
Những người chiến binh Miền Núi đành phải tiếp tục bám vào quân đội
VNCH như là một nguồn thu nhập bất đắc dĩ.
Và rồi đến cuối năm 1974, Hoa Kỳ giảm viện trợ quân sự, đồng bạc VNCH bị
sụt giá còn 65%. Người chiến binh Miền
Núi bắt đầu nghĩ tới chuyện chia tay với quân đội VNCH nhưng họ còn chùng chình
chưa chia tay được bởi vì hễ chia tay thì chết đói cả buôn làng.
Vì vậy không
có gì là lạ khi Liên đoàn 21/BĐQ từ hơn 2.000 người chỉ còn 110 người trong
vòng 4 ngày mà không đánh một trận nào.
Các chiến binh sắc tộc Miền Núi
đành phải buông súng để trở về lo cho buôn làng trong viễn ảnh đen tối,
bởi vì trước đây họ đã lỡ gây hận thù với quân CSVN.
Không ai trách được họ. Người
Miền Núi đã phải hy sinh quá nhiều trong cuộc chiến Đông Dương 1950-1954, cũng
như trong cuộc chiến Việt Nam 1959-1975.
Với bản chất hiếu hòa cho nên họ ít bị chết vì đánh nhau nhưng hầu hết họ
bị chết vì miếng ăn, miếng sống của họ bị lệ thuộc vào chiến tranh.
Một khi chiến tranh kết thúc thì đương nhiên miếng sống của người
Miền Núi cũng kết thúc. Họ bị rơi vào thảm
họa tuyệt chủng do vì không còn hạt giống, kinh nghiệm gieo trồng, dệt may, đan
lát… bị thất truyền. Họ không còn khả
năng tự kiếm ra lương thực và tự tạo các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho nên họ
phải tiếp tục sống dựa vào núi rừng với kiếp lượm hái như loài vượn khỉ. Cuối cùng là chết dần chêt mòn vì đói và suy
dinh dưỡng.
Sau năm 1975 chính quyền CSVN phủi tay với những người Miền Núi tự
sinh sống trong vùng rừng sâu biên giới hay trên tuyến đường mòn Hồ Chí
Minh. Họ cũng phủi tay đối với những dân
tộc Miền Núi từng theo Pháp, theo Mỹ chống lại họ. Còn người Pháp, người Mỹ thì
phủi tay sớm hơn nữa, trong khi họa tuyệt chủng của người Miền núi Việt Nam là
do người Pháp, người Mỹ gây ra.
Tướng Thiệu, Tướng Khang và Tướng Phú thăm viếng anh em binh sĩ
Liên đoàn 24/BĐQ tại vùng hỏa tuyến Quảng Đức trong dịp tết 1975. Không ai ngờ
đây cũng là lần thăm cuối cùng giữa những ông tướng tư lệnh với những người
lính VNCH.
BÙI ANH TRINH
.
No comments:
Post a Comment