Đây là loại
bom chùm (Cluster) vì bên trong có chứa nhiền bom nhỏ, là loại bom cháy như bom
xăng Napalm hay bom lân tinh Phosphorus nhưng ở mức độ khủng khiếp hơn bội phần.
Đây là loại bom quy ước nguy hiểm nhất, chỉ sau bom nguyên tử mà thôi! Vì vậy
mà khi cần xử dụng loại bom này thì phải thông qua nhiều khâu thẩm quyền kiểm
duyệt phức tạp, vả lại bom cũng như ngòi nổ được cất giữ và kiểm soát hết sức
nghiêm ngặc, bí mật và hạn chế. Có người lại gọi là bom hơi ngạt, vì khi nổ nó
đốt cháy hết khí oxygen trong vùng. CBU-55 còn có 1 tên gọi khác là bom nhiệt
áp...
Bom CBU-55
được Hoa Kỳ phát triển trong chiến tranh Việt Nam từ cuối thập niên 1960, được
thử nghiệm vào năm 1971.
Bom CBU-55
có hình trụ tròn dài 2.3m, đường kính 0.36m, phần đầu tròn có bộ phận cảm ứng
áp xuất của khí quyển lòi dài ra phía trước, đuôi có sãi cánh 0.72m để tạo sự ổn
định khi rơi, phiên loại đầu tiên nặng 340kg.
Bên trong có
chứa 3 trái bom nhỏ hơn loại BLU-73A/B (BLU=Bomb Live Unit), chứa propane C3H8
dạng lỏng.
Bom CBU-55
có thể được thả rơi tự do hay thả dù từ khu trục cơ, trực thăng hay vận tải cơ.
Thả bằng dù để bom rơi chậm lại và máy bay sẽ bay ra khỏi vùng nguy hiểm khi
bom nổ trong trường hợp khu trục cơ bay thấp hay dùng dù để kéo bom ra khỏi
thân C-130.
Khi bom rơi
đến một độ cao nào đó thì 3 trái bom nhỏ bên trong được bung ra và khi 3 trái
bom nhỏ này khi khi cách mặt đất vài chục mét sẽ nổ, chất lỏng propane được
văng tung tóe ra ngoài dưới dạng như đám mây hay đám sương mù bao phủ cả một
vùng rộng lớn khoảng 1.6 hectare hay 16000m vuông và bốc cháy. Khi cháy thì dưỡng
khí oxygen trong cả vùng này cũng bị đốt cháy theo vì tham gia phản ứng cháy với
propane (quý vị nào đã từng học hóa hữu cơ lớp 12 đều biết qua công thức phản ứng
cháy này). Đối phương có thể bị chết cháy, chết nóng hay chết ngạt...
Ngày 21
tháng 4 năm 1975, tại mặt trận Xuân Lộc, 1 trái bom CBU-55 đã được Không Quân
VNCH thả bằng dù xuống Ngã Ba Dầu Giây, Long Khánh bằng C-130 Hercules từ độ
cao 6100m.
Cho đến ngày
nay vẫn chưa ai, chưa bên nào đưa ra con số tổn thất đích xác của quân CSBV!
Hơn 6 tháng
qua tôi đã tìm hiểu và tin chắc rằng trong trận này Không Quân VNCH đã thả một
số bom BLU-82, còn gọi là Daisy Cutter. Nên cho đến nay vẫn còn nhiều ngộ nhận,
tranh cãi..
SOURCE: Fb
Cuong Nguyen- Hoài niệm miền Nam một thời
.
No comments:
Post a Comment