Monday, July 6, 2020

Bàn về Quốc Kỳ Việt Nam - Trương Thúy Hậu



LTS : Có nhiều điều về lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu mà chúng ta chưa biết rõ ràng, TSYS kỳ này xin góp nhặt và, vì số trang có hạn, trích đăng một vài bài viết luận bàn về chủ đề này mong gọi là một đóng góp nhỏ. Chúng tôi xin cám ơn các tác giả đã cho đưa những tài liệu này lên Internet hay đã đồng ý cho phép chúng tôi trích đăng. Có tác giả chúng tôi không liên lạc được để xin phép, xin vui lòng thông cảm cho. Chúng tôi cũng xin cám ơn những vị niên trưởng và thân hữu đã bỏ công sưu tầm để chuyển đến cho chúng tôi. Xin cảm tạ NT Nguyễn Huy Hùng, NT Lâm Văn Bé, CH Phan Văn Ngọc.
Quốc Kỳ Việt Nam : Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Trương Thúy Hậu

Quốc kỳ là biểu tượng của một quốc gia về ý chí, sức mạnh và sự thống nhất của toàn dân mà mọi công dân đều hãnh diện treo cao, kính cẩn chào khi bình thường và xả thân chiến đấu để bảo vệ khi hữu sự.
Quốc kỳ hiện diện mọi nơi như là hình ảnh và hồn thiêng đất nước, tại các công sở, trường học, các tòa đại sứ đại diện cho quốc gia, dẫn đầu các đoàn thể thao, diễn hành văn hóa... như là niềm kiêu hãnh quốc gia, là người hướng dẫn chỉ đường cho mọi hoạt động của toàn dân, được sinh sống trong công bằng, tự do và dân chủ.

Cờ vàng Đại Nam cờ vàng ba sọc đỏ cờ vàng quẻ ly

Quốc kỳ Việt Nam chính thống và lâu đời nhất là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (H.1), được vua Thành Thái, nhà vua yêu nước chống Pháp, ban hành bằng chỉ dụ vào năm 1890. Có nhiều bài viết về Quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng có hai bài được nhiều người biết nhiều hơn cả, đó là bài Tìm hiểu: Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam, của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và bài Quốc kỳ Việt Nam: Nguồn gốc và Lẽ chính thống, của Kỹ sư Nguyễn Đình Sài.
 ... Một năm sau khi vua Hàm Nghi chống Pháp bị bắt và bị đi đày, năm 1889 vua Thành Thái lên ngôi. Nhà vua và các cận thần, cũng như các sĩ phu Việt Nam nhận định rằng, dưới lá cờ Cần Vương là Cờ Vàng (1802-1885,) của nhà Nguyễn có từ thời vua Gia Long và Cờ Vàng Đại Nam (1885-1890) của vua bù nhìn Đồng Khánh, đã không còn đủ sức thuyết phục, không tập trung được sức mạnh toàn dân vì các phong trào nổi dậy với mục đích chỉ là cứu vua (Cần vương), lại còn cấm đạo (Văn Thân bình Tây sát Tả) cũng như xác quyết Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, (không như người Pháp áp đặt theo hiệp ước 1884), nên vua Thành Thái (1879-1954) đã có chỉ dụ ban hành Quốc Kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ năm 1890, là lá cờ chính nghĩa cho sự đoàn kết và thống nhất quốc gia. Quốc gia thuộc về toàn dân.

Nơi đây, nên ghi nhận thêm rằng là, lịch sử hình thành quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như sự hình thành quốc kỳ các nước, đều có khởi điểm từ những quốc biến trọng đại tương tự, ví như sự hình thành của quốc kỳ Đan Mạch (The Dannebrog) năm 1219, nhà vua nước này là Waldemar II đã treo lên khi đánh thắng quân Estonia, hoặc như là quốc kỳ Nhật Bản (Hinomaru) là lá cờ tiên phong, do thiền sư Nichiren, dâng lên vị tướng quân thống lãnh, trong công cuộc chiến đấu chống quân xâm lăng Mông Cổ trong năm 1274, và chính thức trở thành quốc kỳ dưới triều Minh Trị Thiên Hoàng, từ năm 1858 cho đến nay.

Tại giai đoạn lịch sử này, Vua Thành Thái đã cùng các cận thần là Đào Tấn, thượng thư bộ Hộ và Lê Văn Miến, hành tẩu bộ Hộ, bí mật xây dựng lực lượng vũ trang, chế tạo vũ khí và cất dấu trong Duyệt Thị Đường, để mưu cầu khởi nghĩa chống Pháp, tiếp tục sự nghiệp của vua Hàm Nghi. Công việc bị bại lộ, nên năm 1905 vua Thành Thái tìm cách trốn ra nước ngoài, qua ngã Trung Hoa, nhưng bị bắt lại. Năm 1907, thực dân Pháp, qua Cơ Mật Viện thuộc triều đình Huế, ép vua từ chức và quản thúc vua tại Vũng Tàu.

Năm 1907, vua Duy Tân lên ngôi và mưu cầu chống Pháp theo gương vua Cha là vua Thành Thái, kể từ đây các cao trào nổi dậy chống Pháp dữ dội dưới ngọn cờ dân tộc Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà vua Thành Thái đă có dụ ban hành năm 1890, là:
Phong trào chống thuế ở miền Trung của Trần Quí Cáp năm 1906
- Cuộc khởi nghĩa tại kinh thành Huế của vua Duy Tân cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân năm 1916
- Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh văn Cấn và Lương Ngọc Quyến năm 1917.- Biểu tình chống Pháp tại Tòa Đề hình Pháp ở Hà Nội, về án chung thân khổ sai của Phan Bội Châu, lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội năm 1925.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng do đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo năm 1930... Công cuộc chống Pháp của vua Duy Tân, qua cuộc khởi nghĩa ở kinh thành Huế năm 1916, cũng bị thất bại. Quân khởi nghĩa bị tàn sát dã man. Vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt và đày qua Réunion, Phi Châu cùng phụ hoàng là vua Thành Thái ngay trong năm đó. Công cuộc chống thực dân Pháp của toàn dân sau đó vẫn mạnh mẽ tiếp tục dưới ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cho đến sau này.

Tiếc thay Hồ Chí Minh đã theo lệnh Cộng Sản đệ tam quốc tế, thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (1930) và xử dụng hệ thống cờ Cộng Sản quốc tế: Cờ Đỏ Sao Vàng; và Cờ Búa Liềm (1945). Sau khi quân Nhật bại trận, trái với ý nguyện toàn dân và chỉ dụ của vua Thành Thái, Hồ Chí Minh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp qua thỏa ước sơ bộ ngày 6-3-1946 đón quân Pháp trở lại Việt Nam, rồi gây ra hai cuộc chiến tranh không cần thiêt, kéo dài mất 30 năm, gây không biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân tộc, cho đến năm 1975.

Theo môn Cờ học (Vexillology), trong số 20 mẫu cờ của hơn 200 quốc gia trên thế giới hình thành với ý nghĩa thiêng liêng của chính nó, thì quốc kỳ Việt Nam Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, xét về mặt chuyên môn như sau:
- về dạng thiết kế thuộc loại ba vạch, hai màu (triband, bicolor).
- về màu sắc thì màu vàng và màu đỏ là màu thông dụng.
So với quốc kỳ các nước trên thế giới thì màu vàng thường được dùng làm cờ chiếm tỉ lệ là 43% và màu đỏ là 70%
- về kích thước mẫu của Quốc kỳ Việt Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chiều cao (rộng) của cờ bằng 2/3 chiều dài (ratio 2:3). Đây là tỉ lệ thông dụng nhất được dùng so với quốc kỳ các quốc gia khác
- ý nghĩa phổ quát quốc tế về màu cờ được xử dụng trong quốc kỳ các nước, thì màu vàng, là biểu thị của mặt trời, sự thịnh vượng và công lý. Màu đỏ, biểu tượng lòng dũng cảm và sự hy sinh.

Theo người dân Việt Nam chúng ta thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mang tính triết lý là biểu tượng của toàn dân Việt Nam, máu đỏ da vàng, ba miền Trung Nam Bắc đoàn kết và thống nhất.
Ngoài ra quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ còn thêm các đặc điểm sau:
- màu sắc giản dị, rõ ràng, trẻ em cũng có thể vẽ được dễ dàng qua trí nhớ
- không trùng hợp với bất cứ quốc kỳ nào trên thế giới.
- dễ phân biêt, dễ thấy từ xa trong rừng cờ, khi bay trong gió.
- bao hàm đầy đủ ý nghĩa và là biểu tượng cao nhất của quốc gia Việt Nam

Dưới khía cạnh chuyên môn của môn Cờ học (Vexillology) và những qui thức của Liên hiệp các hội cờ quốc tế (FIAV), thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được đánh giá là một mẫu cờ đẹp (good flag), nhất là biểu tượng triết lý quốc gia dân tộc. 

Trong hai bài viết về Quốc kỳ Việt Nam như đã nói trên, cũng như nhiều bài viết khác, cho rằng người vẽ mẫu quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là họa sĩ Lê Văn Đệ (1906-1966). Điều này không đúng. Trái lại, người sáng tạo ra Quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc là Họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Miến (1873-1943), người họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam (hình trái, H.3 trên), vẽ vào năm 1890, khi đang học tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts). Quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có từ năm 1890, so với năm sinh của họa sĩ Lê Văn Đệ, thì chắc chắn là không phải. Vả lại, ở giai đoạn này, triều đình Huế còn xử dụng chữ Hán trong các công văn, và cho đến năm 1917 mới bỏ khoa thi chữ Hán, nên có thể có sự nhầm lẫn khi đọc chữ Miến và chữ Đệ, nhất là trong lối viết thảo thư của chữ Hán.

SOURCE:


.

No comments:

Post a Comment