Ngày
20/03, Định Quán là một trong 4 quận của
tỉnh Long Khánh, dọc theo Quốc lộ 20, đường đi Đà Lạt, bị Cộng quân tràn
ngập. Ngày 25/03/1975 Bộ chính trị Cộng sản Bắc Việt (CSBV) quyết định đốt giai
đoạn tổng tấn công, tập trung lực lượng đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa.
Sau
khi quân đoàn 1 và 2 di tản, CSBV từ miền Trung theo Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20
thọc xuống Sài Gòn. Thị xã Xuân Lộc,
cách Sài Gòn khoảng 80 cây số, là vòng đai bảo vệ phi trường Biên Hòa và là cửa
ngõ của thủ đô Sài Gòn.
Từ
đầu tháng 4-1975, Sư đoàn 18 BB, tiền thân là sư đoàn 10, được thành lập năm
1967 và các đơn vị Thiết giáp, Biệt động quân, Pháo binh đã rải quân trấn đóng
trên một phòng tuyến dài 20 km. CSBV mở đầu chiến dịch Hồ chí Minh bằng cuộc tấn công
Xuân Lộc từ ngày 09 tháng 4. Trận chiến đẫm máu kéo dài 12 ngày, kết thúc vào ngày
21/04, một chiến thắng cuối cùng của Quân lực VNCH sau hơn 20 năm
chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam.
Tướng Lê Minh Đảo- Tư lệnh sư đoàn 18- trước khi lâm trận đã phát
biểu trước báo chí bấy giờ: “Đánh một trận cho thế giới biết tiếng!”
Đối
phương, tướng Cộng sản cũng phải nhìn nhận Xuân Lộc là phòng tuyến thép của
QLVNCH:
Lê
Đức Thọ: “Kết cục là anh em cũng không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng,
phải rút ra”.
Văn
Tiến Dũng: “Kế hoạch tấn công Xuân Lộc chưa tính hết được sự phát triển phức
tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch… Trận chiến ác
liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các sư 6, 7, 341 của ta phải tiến công
trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của trung đoàn
43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã xử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số
lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ…” (Đại thắng Mùa Xuân).
Trần
Văn Trà: “…vào cuối ngày 10 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng. Địch phản
công điên cuồng…” (Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm).
Tướng
X. Smith, Trưởng phòng Tùy viên Quân sự (DAO), tham mưu trưởng liên quân Hoa
Kỳ, cảm phục và ca ngợi trận Xuân Lộc:
“Chiến
trường Long Khánh chứng tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội VNCH và họ đã
anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gấp nhiều lần”
Nhân
dịp Cựu thiếu tướng Lê Minh Đảo đến Toronto tham dự đêm gây quỹ do Hội Cựu Quân
nhân QLVNCH Ontario tổ chức hôm 01/04, Thời Báo và VIETV đã phỏng vấn ông về
trận đánh để đời nói trên.
* Ông có thể cho biết tương quan lực lượng hai bên trong trận Xuân
Lộc?
Cựu
thiếu tướng Lê Minh Đảo:
“Mặt
trận Xuân Lộc ác liệt ngay vào ngày đầu tiên 9 tháng 4 năm 1975 và kéo dài cho
tới khi sư đoàn 18 rút ra khỏi trận địa vào ngày 21 tháng 4. Cộng sản Bắc Việt
đã tung vào mặt trận này một quân đoàn gồm 3 sư đoàn là sư đoàn 341, sư đoàn 7,
sư đoàn 6 và một sư đoàn pháo 130 ly, 122 ly và phòng không, một trung đoàn
chiến xa và các đơn vị đặc công.
Do
bị thiệt hại nặng, Cộng sản tăng cường thêm trung đoàn biệt lập 95C cùng với sư
đoàn 325. Lực lượng này do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy, chính ủy là tướng Hoàng Thế
Thiện, nhưng sau 5 ngày, quân số bị tổn thất nặng, họ đưa Trần Văn Trà xuống
điều nghiên và sau đó Trần Văn Trà chỉ huy luôn các đơn vị này vào giai đoạn
hai.
Về
lực lượng VNCH, trong 5 ngày đầu tiên chỉ có sư đoàn 18 bộ binh trừ do có một
trung đoàn tăng phái cho sư đoàn 25. Tiểu đoàn 82 Biệt động quân từ Lâm Đồng
rút về tạm ghé Long Khánh để dưỡng quân và chờ về Sài Gòn. Chúng tôi đã trang
bị tiếp tế cho tiểu đoàn này đầy đủ để sẵn sàng ứng chiến. Khi Cộng sản tấn
công vào đêm 8/4 tiểu đoàn này kẹt lại và lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ
huy của tôi cộng với lực lượng địa phương quân, nghĩa quân thuộc tiểu khu Long
Khánh. Về không yểm, có sư đoàn 3 không quân trú đóng ở Biên Hòa.
* Diễn tiến trận Xuân Lộc?
Cựu
thiếu tướng Lê Minh Đảo:
Chiến
trường Long Khánh gồm 3 mặt trận chính: Mặt trận ngã ba Dầu Giây do Trung đoàn
52 và một thiết đoàn chiến xa trấn giữ. Mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai do Liên
đoàn 7 Biệt động quân và một đơn vị của Trung đoàn 43 Bộ binh phòng thủ. Thị xã
Xuân Lộc do thành phần còn lại của Trung đoàn 43 Bộ binh và các tiểu đoàn Địa
phương quân bảo vệ. Bộ tư lệnh hành quân chính của chúng tôi đặt tại quận đường
Xuân Lộc, ngã ba Tân Phong-Long Giao. Ngoài ra, còn hai bộ chỉ huy lưu động
đóng ở các vùng lân cận.
Cộng
quân tấn công theo chiến thuật tiền pháo hậu xung. Họ bắn khoảng 2.000 quả vào
5 giờ 30 phút rạng sáng ngày 9/4. Đến 8 giờ sáng họ ồ ạt tấn công theo hai mũi
có chiến xa yểm trợ, nhưng bị chúng tôi đẩy lui ra ngoài.
Ngày
10/4/75, họ cũng tiếp tục pháo vào Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh từ 2.000 đến
3.000 quả đạn. Thành phố tan hoang, thường dân thiệt mạng rất nhiều nhưng đơn
vị chúng tôi tổn thất rất ít vì tôi đã tổ chức trận địa trước và tôi biết pháo
nó sẽ rót vào trong thành phố trong khi đó chúng tôi đóng quân ở bên ngoài chờ
họ. Lần tấn công này họ huy động 2 sư đoàn 6, 7 và các trung đoàn thiết xa, tấn
công khắp các mặt trận Đông, Tây, Nam, Bắc thành phố Xuân Lộc, từ tòa thị chính
Long Khánh đến sân bay, nơi nào họ cũng sử dụng quân số cấp trung đoàn. Cuộc
chiến kéo dài trong 2 ngày, và cả hai phía giành từng ngôi nhà, từng điểm phòng
ngự. Ngày thứ ba, họ tiếp tục tấn công ác liệt như vậy. Tất cả là 3 ngày, mỗi
ngày gần 3 trung đoàn, quân số tương đương một sư đoàn.
Sau
ba ngày tấn công, Cộng sản vẫn không chọc thủng được phòng tuyến. Trong ba ngày
đó, thương vong của họ ước lượng khoảng một sư đoàn rưỡi cho nên tới ngày thứ
tư, thứ năm lực lượng Cộng sản yếu dần, chỉ tấn công qua loa nhưng cường độ
pháo vẫn như trước, liên tục dội lên các đơn vị phòng thủ.
Sau
5 ngày chiến đấu, Trung tướng Toàn, Tư lệnh quân đoàn 3, Quân đoàn 3 nhận thấy
tầm quan trọng của mặt trận Xuân Lộc nên mới tăng cường cho tôi Lữ đoàn I Nhảy
dù với bốn tiểu đoàn: 1, 2, 8, 9. Tôi đưa một tiểu đoàn dù giữ sân bay Long
Khánh, tăng cường thêm lực lượng phòng thủ của Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh
trưởng Long Khánh.
Ba
tiểu đoàn Dù còn lại đánh từ ngoài đánh vô sau lưng địch, bọc phía trong và ở
ngoài đánh vào cũng như một ổ bánh mì sandwich. Nếu chúng tôi không rút quân,
tôi sẽ bắt được cả một tiểu đoàn Bắc quân bị quân Dù bao vây vì họ bị triệt
đường tiếp tế.
Trong
trận Xuân Lộc, có những lúc chúng tôi một chống ba, có nơi một chống tới năm và
có nơi như ở đồi Móng ngựa, chúng tôi chỉ có hai đại đội của tiểu đoàn 3 trung
đoàn 52 nhưng phải chống nguyên cả một trung đoàn Cộng quân tăng cường chia làm
ba hướng tấn công, coi như 1 chống 10.
Trận
đồi Móng ngựa, tôi đã tổ chức hai tuần lễ trước rồi, chúng tôi tựa vào giao
thông hào mà phòng thủ. Tôi gài họ vào trong đó để họ lọt vào trận địa pháo của
tôi. Tôi chấm tọa độ hỏa tập ở nhiều khu vực chọn trước vì biết họ tới đó sẽ bị
cầm chân. Trong này tôi đánh ra cầm chân họ, vô không được tất nhiên họ phải
nằm ở đó. Khi họ nằm ở đó, tôi cho pháo binh bắn vào tiêu diệt. Pháo binh tôi
đã đem tất cả ra ngoài và chúng tôi bắn vào trong thành phố yểm trợ các đơn vị
nên họ bị thiệt hại rất lớn.
Tại
ngã ba Dầu Giây, Cộng sản Bắc Việt đã đồng loạt tấn công chiến đoàn 52 Bộ binh
từ ngày 12/4/75 bằng biển người, xe tăng và pháo binh. Lần lượt các tiền đồn,
tuyến phòng thủ của trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên quốc
lộ 20 bị tràn ngập. Cuộc chiến trở nên ác liệt vào chiều ngày 15/4/75 ngay tại
xã Dầu Giây, giao điểm hai quốc lộ 1-20, giữa chiến đoàn 52 (gồm trung đoàn 52,
lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các lực lượng Địa phương quân Kiệm Tân, Long Khánh; khoảng
2,000 người) và binh đoàn 4 Cộng sản Bắc Việt (trong đó có sư đoàn 341 tổng trừ
bị của Hà Nội từ Thanh Hóa vào), do Trần Văn Trà chỉ huy.
Trong
trận chiến nướng quân khủng khiếp này của Bắc Việt, 1 người lính VNCH đã phải
chọi với 10 bộ đội Bắc Việt có xe tăng và pháo binh yểm trợ. Chiến đoàn 52, hết
đạn dược, cuối cùng phải tan hàng vào đêm 15/4/75, sau 4 ngày đêm cầm cự. Chín
giờ đêm ngày 15/04, hầm chỉ huy của chiến đoàn 52 bị sập do trúng pháo, đại tá
Ngô Kỳ Dũng, chiến đoàn trưởng cho rút quân về Biên Hòa.
Được
tin chiến đoàn 52 tan hàng, tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh quân đoàn 3 sau khi
trình Bộ Tổng tham mưu đã ra lịnh cho không quân thả 2 trái bom “Daisy Cutter”
xuống ngã ba Dầu Giây trong đêm 15/4/75.
10,000
quân Bắc Việt với chiến xa T54, đại pháo đang di chuyển trên quốc lộ 20 vừa tới
ngã ba Dầu Giây bị trúng bom “Daisy Cutter” thiệt hại nặng.
Ngày
16/04/1975, tình hình bắt đầu biến chuyển khi mặt trận Phan Rang bể tuyến. Quân
đoàn 2 Hương Giang của CSBV theo quốc lộ 1 xuyên qua Phan Rang xuống Phan Thiết
để về Sài Gòn. Quân đoàn này đi vô Bình Tuy ngang qua Xuyên Mộc về Bà Rịa để từ
Bà Rịa tấn công Biên Hòa, vì họ không thể xuyên qua ngõ Xuân Lộc nên họ đi
hướng đó, đồng thời Trần Văn Trà thay đổi kế hoạch, tấn công phi trường Biên
Hòa vì họ biết sư đoàn 3 không quân trú đóng tại đây yểm trợ cho chúng tôi.
Trước
tình hình này, quân đoàn lo ngại tuyến phòng thủ chúng tôi nằm phía ở trên Xuân
Lộc, trong khi cộng sản đã lọt được vào phía dưới, đi vòng ngõ tắt về Biên Hòa
nên trung tướng Toàn thay đổi chiến thuật, đưa sư đoàn 18 bộ binh về giữ quốc
lộ 1 từ Trảng Bom về Biên Hòa. Mặt trận này do chuẩn tướng Khôi, tư lệnh lữ
đoàn 3 thiết giáp trấn giữ. Tướng Toàn ra lệnh cho tôi rút càng sớm càng tốt.
Ngày
20 tháng Tư năm 1975, lúc 9 giờ sáng, Tướng Nguyễn Văn Toàn, có Đại tá Hoàng
Đình Thọ, Trưởng phòng 3 Quân đoàn tháp tùng vào Xuân Lộc. Tướng Toàn ra lệnh
rút toàn bộ lực lượng tham chiến ra khỏi Xuân Lộc trong nội ngày hôm đó do Xuân
Lộc không còn giá trị chiến lược.
Trước
khi Cộng quân mở trận đánh Xuân Lộc, rút kinh nghiệm của cuộc di tản chiến
thuật của quân đoàn 2, tôi đã đưa bệnh xá sư đoàn, tất cả gia đình binh sĩ về
căn cứ Long Bình để quân nhân rảnh tay đối phó với địch quân nên chúng tôi có
thể di chuyển dễ dàng, binh sĩ không vướng bận “thê nhi”.
Lộ
trình triệt thoái là liên tỉnh lộ 22, đi từ Long Giao xuống ranh giới của quận
Đức Thạnh ở Bình Giã đi về Bà Rịa, con đường đó dài khoảng 30 cây số.
Giờ
xuất phát là 7 giờ tối để tạo bất ngờ cho địch quân. Một đơn vị khi đang chạm
súng mạnh và hàng ngày như thế này mà phải rút quân là chuyện khó vô vàn. Đánh
thì dễ, còn rút dễ hỗn loạn nhưng lệnh trên buộc chúng tôi phải rút.
Trước
khi rút quân, tôi ra lệnh lữ đoàn dù và một tiểu đoàn sư đoàn 18 ở trên Núi Thị
nã pháo vào các vị trí của họ và mở cuộc tấn công để làm cho họ tưởng rằng
chúng tôi bắt đầu phản công để họ bận lo chống đỡ. Lúc đó, họ không ngờ chúng
tôi đang chuẩn bị lui binh.
Tôi
cho trung đoàn 48 đi đầu, có một đơn vị trọng pháo lớn tại căn cứ Long Giao yểm
trợ. Sau đó là lực lượng cơ giới do đại tá Hứa Yến Lến Tham mưu trưởng hành
quân dẫn đi, đem hết tất cả cơ giới nặng, cả xe, cả xác chết của binh sĩ mình
trong ngày hôm đó không tải thương được, bỏ lên xe chở về hết tất cả. Kế đó là
lực lượng tiểu khu. Xong rồi mới tới lực lượng của tôi là trung đoàn 43 do đại
tá Lê Xuân Hiếu chỉ huy. Tôi và ông Hiếu cùng đi bộ để theo dõi cuộc rút quân.
Lực lượng sau cùng là Lữ đoàn 1 Dù và tiểu đoàn 2/43 của sư đoàn 18. Cuộc rút
quân này tương đối an toàn. Chúng tôi đã đem tất cả toàn bộ đơn vị ra khỏi Bình
Giã vào ngày hôm sau lúc 9 giờ sáng.
Riêng
tiểu đoàn Dù 9 giờ tối, mới tới quốc lộ. Tại đây, tất cả giáo dân của xóm đạo
Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn hai bên vệ đường để theo chân lính
di tản.
Do
rút trễ, Cộng quân phát giác quân Dù lui binh, họ bám đuôi đánh vào đại đội
pháo binh của Dù. 4 giờ sáng ngày 21/04, tại ấp Suối Cá, gần ranh giới Long
Khánh – Phước Tuy, tiểu đoàn 3 Dù đã bị 2 tiểu đoàn CSBV phục kích gây thương
vong. Sau khi đến nơi, tôi bay ngược trở lại với anh em Dù. Đến 12 giờ trưa,
anh em Dù cũng rút ra được hết tất cả.
Ngoài
những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân trên liên tỉnh lộ 2 coi như đạt kết quả
vượt mức mong đợi. Sư đoàn 18 Bộ binh được chỉ định về phòng thủ tuyến phía
Đông thủ đô Sài gòn từ tổng kho Long Bình đến kho đạn thành Tuy Hạ và Lữ đoàn 1
Dù có trách nhiệm bảo vệ quốc lộ 15 từ Long Thành về Bà Rịa.
Sau
12 ngày đêm chiến đấu kiên cường dù phải chống trả với một quân số nhiều lần,
các lực lượng phòng thủ Xuân Lộc đã gây tổn thất nặng cho CSBV, buộc họ phải
đưa các quân đoàn của họ đi vòng để tiến về Sàigòn.
Chín
ngày sau đó, ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông
súng, Sài Gòn thất thủ.
* Với tư cách là một cựu tướng lãnh, thiếu tướng có thể cho biết
nhận định của cá nhân ông về cuộc di tản của quân đoàn 1 và 2. Có phải đây là
nguyên nhân khiến miền Nam bị sụp đổ?
*** Cựu
thiếu tướng Lê Minh Đảo:
Cuộc
di tản hai quân đoàn này chỉ là ngọn, gốc là Ban Mê Thuột. Tôi không có mặt ở
đó nên không dám phê phán về hai cuộc rút quân này. Cố Tổng thống Thiệu và các
tướng lãnh vùng có nỗi khổ và khó khăn của riêng họ. Tuy nhiên theo ý kiến cá
nhân tôi, tướng phải đi theo quân khi lui binh và cuộc rút quân phải được thực
hiện trước khi bị tấn công. Gia đình quân nhân, lương bổng không đủ sống, phải
ở trong các trại gia binh. Người lính chiến đấu để bảo vệ gia đình nên khi rút
quân, gia đình đi theo khiến cho cuộc rút quân trở nên khó khăn. Tôi nghĩ rằng,
mất Ban Mê Thuột không có nghĩa là Pleiku, Kontum sẽ mất.
Nếu
đã mất Ban Mê Thuột cứ để đó, ở đâu giữ đó, không cần phản công lấy lại Ban Mê
Thuột. Trong 6 tháng sau đó, có thể sẽ có giải pháp thay đổi vận nước. Quân
đoàn 1 và 2 rút quân khiến tinh thần quân nhân các cấp hoang mang, dẫn đến sụp
đổ dây chuyền. Quân đoàn 2 mất dẫn đến tình trạng quân đoàn 1 bị cô lập, buộc
quân đoàn 1 phải rút theo. Thực ra, chúng ta chỉ có thể kéo dài cuộc chiến đến
năm 1976. Việt Nam chỉ là điểm nóng trong chiến tranh lạnh, nhưng mình không có
thể và không được quyết định vận mệnh của mình. Mình tiếp tục chiến đấu vì đất
nước này là của mình. Người lính VNCH đã làm quá sức của họ và họ không hề than
van.
Mỹ
vì quyền lợi của họ cũng như thế chiến lược của họ, họ bội ước với VNCH, bỏ rơi
VNCH, đem Việt Nam dâng cho cộng sản Tàu để dễ liên minh với Tàu Cộng. Mỹ đã
thắng Nga trong cuộc chiến tranh lạnh trong khi đó chúng ta bị bức tử.
* Thiếu tướng có nghĩ rằng mọi nỗ lực và gian khổ của quân nhân để
giữ vững phòng tuyến Long Khánh, xương máu của biết bao nhiêu chiến sĩ hy sinh
trong trận này, cuối cùng cũng chỉ là “dã tràng xe cát”, nước lã ra sông…?
Cựu
Thiếu tướng Lê Minh Đảo:
Là người lính, chúng ta chiến đấu để bảo vệ
Tổ quốc, vì danh dự và trách nhiệm của một quân nhân. Tôi phải làm tròn trách
nhiệm đã được cấp chỉ huy giao phó. Nếu được làm lại, tôi cũng sẽ không thay đổi quyết định,
sẽ ở lại chiến đấu như đã làm vào tháng 4 năm 1975. Sự hy sinh của chúng tôi
không uổng phí vì nhờ 12 ngày đêm đó, hàng trăm ngàn người có thể thoát khỏi
Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng Tư đen và từ đó hình thành nên Cộng
đồng người Việt hải ngoại hiện nay.
* Thiếu tướng có bao giờ oán trách cấp trên đã bỏ ông ra đi
vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến?
Cựu
thiếu tướng Lê Minh Đảo:
Người
lính kham khổ, nghèo, thua thiệt, hy sinh mạng sống nhưng có bao giờ nghe họ
oán trách cấp chỉ huy? Tôi cũng vậy. Tôi làm tròn nhiệm vụ của tôi. Những người
nào làm sai, họ chịu trách nhiệm với lịch sử, với lương tâm của họ.
Thế
hệ chúng tôi hồi tôi mới qua đây tôi thấy anh em buồn lắm. Anh em có vẻ còn mặc
cảm là người thua cuộc. Tôi thường nói với anh em đừng mặc cảm. Các anh em đã
làm hết bổn phận của các anh em rồi. Hoàn cảnh cũng như bạn đồng minh không cho
chúng ta có cơ hội thắng, nhưng các anh em đã làm đầy đủ trách nhiệm của một
quân nhân.
* Vào thời điểm đó, Thiếu tướng có đủ điều kiện để cá nhân ông và
gia đình ra đi, nhưng ông quyết định ở lại cùng với vợ và 9 người con và trả
giá chiến thắng bằng 17 năm tù Cộng sản. Ông có ân hận về quyết định này?
Cựu
thiếu tướng Lê Minh Đảo:
Tôi
vẫn nghĩ rằng tôi đã quyết định đúng. Lúc ở trong tù tôi buồn lắm khi nghe con
tôi phải đi bán guốc để sống còn. Năm 1979, khi các con tôi vượt biên thoát
được đến bến bờ Tự do, tôi vô cùng nhẹ nhõm. Là người chỉ huy, tôi kêu gọi anh
em quân nhân bám chiến tuyến đến khi có lệnh rút quân. Gia đình của họ cũng ở
sát cạnh họ. Làm sao tôi và gia đình tôi có thể bỏ đi được. Như vậy là không
công bằng, không xứng đáng là cấp chỉ huy. Dù chịu 17 năm tù nhưng lương tâm
tôi yên ổn, và các con tôi có thể tự hào về người cha của chúng.
Buổi
chiều ngày 29/04/1975, Tướng Đảo đã triệu tập một cuộc họp tại Bộ Tư lệnh sư
đoàn 18. Ông đã nghẹn ngào nói với các chiến hữu :“Tôi sẽ ở lại chiến đấu với
các anh em. Vợ con tôi vẫn ở lại Sàigòn, không đi đâu cả. Tôi có trực thăng,
nhưng tôi sẽ không bỏ anh em để bay ra Hạm đội”.
Ngày
29/04/1975, Sài Gòn hấp hối. Ngày 30/04/1975, Sài Gòn trút hơi thở cuối cùng.
Cùng ngày, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo tìm đường về vùng 4 Chiến thuật để tiếp
tục chiến đấu nhưng khi đến Cần Thơ ông hay tin Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh
Quân đoàn 4 và Tướng Lê Văn Hưng đã tuẫn tiết, ông quay trở về Sài Gòn và bị
đày đọa 17 năm trong lao tù Cộng sản từ ngày 09/05/1975 đến ngày 05/05/1992.
Năm 1993, tướng Lê Minh Đảo định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông là một trong
4 tướng lãnh VNCH bị Hà Nội giam cầm lâu nhất. Ba tướng lãnh khác là Cựu Thiếu
tướng Trần Bá Di (1931- 2018), Cựu Chuẩn tướng Lê Văn Thân (1932-2005) và cựu Thiếu tướng Đỗ
Kế Giai (1929-2016).
Update: Thiếu tướng Lê Minh Đảo (1933-2020)
SOURCE:
http://tuongvang.org/2020/03/17/dong-phuong/tai-lieu/mat-tran-xuan-loc-chien-thang-cuoi-cung-cua-mot-quan-doi-anh-hung-bi-boi-phan/
.
No comments:
Post a Comment