Tháp tùng TT
Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
(thứ 2 từ phải sang) đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất
để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, ngày 7/7/1972.
An
Lộc tỉnh lỵ Bình Long là một trong ba mặt trận ác liệt nhất trong mùa hè đỏ lửa
1972. Đại quân Cộng sản Bắc việt quân số 40.000 người có xe tăng pháo binh yểm
trợ đã phong tỏa thị xã này trong gần ba tháng.
Ngày 7/7/1972 Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất
để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, thăm quân cán chính và người dân
còn kẹt trong thị xã. Nam Nguyên lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền
thanh Quốc gia kể lại chuyến đi mà chỉ có mình anh là phóng viên tường thuật và
một thu hình viên được tháp tùng.
Công tác đặc trách mặt trận An Lộc của tôi thực sự kết thúc vào ngày 7/7/1972 với kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm đó tôi được lệnh vào Đài Phát Thanh Saigon rất sớm, lệnh trên là chuẩn bị máy cassette và băng pin đầy đủ… đi đâu làm gì không biết và thêm một lệnh đặc biệt nữa, từ lúc này không được điện thoại liên lạc với bất kỳ ai.
Mọi việc dần dần sáng tỏ trong chuyến đi được bảo mật khác thường, tôi là hành khách của một trong hai chiếc trực thăng UH1D nhưng dành cho VIP có ghế đàng hoàng, người ngồi đàng trước tôi là một người có nhiều ảnh hưởng với Tổng thống…
Công tác đặc trách mặt trận An Lộc của tôi thực sự kết thúc vào ngày 7/7/1972 với kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm đó tôi được lệnh vào Đài Phát Thanh Saigon rất sớm, lệnh trên là chuẩn bị máy cassette và băng pin đầy đủ… đi đâu làm gì không biết và thêm một lệnh đặc biệt nữa, từ lúc này không được điện thoại liên lạc với bất kỳ ai.
Mọi việc dần dần sáng tỏ trong chuyến đi được bảo mật khác thường, tôi là hành khách của một trong hai chiếc trực thăng UH1D nhưng dành cho VIP có ghế đàng hoàng, người ngồi đàng trước tôi là một người có nhiều ảnh hưởng với Tổng thống…
Cho đến khi nhận ra những hàng cây cao su bạt ngàn và màu đất đỏ, tôi biết mình đang một lần nữa bay vào An Lộc…Bởi vì những ngày tháng đặc trách mặt trận An Lộc, tôi đã từng bị rơi trực thăng trong rừng vào ngày 29/4/1972 cũng như đã vào được An Lộc ngày 13/6/1972 để gửi về bài tường trình tại chỗ có lời Tướng tử thủ Lê Văn Hưng.
Tử thủ An Lộc:
Chuẩn tướng Lê văn Hưng
Tư Lệnh SĐ5BB
Lần này ngày 7/7/1972 cũng bãi B15 gần thị xã, trực thăng đáp an toàn, có lẽ
vòng vây địch đã bị đẩy ra xa hơn, các cao điểm như đồi Đồng Long, đồi 100 đã
được tái chiếm, nhưng Đồi Gió, phi trường Quản Lợi vẫn ở trong tay quân Bắc
Việt. Nói theo các nhà quân sự, vòng vây đã dãn ra xa hơn nhưng địch quân vẫn
chiếm những vị trí có thể quan sát thành phố An Lộc đổ nát… Địch không pháo
kích lúc máy bay đáp xuống bãi B15 gần thị xã mà mật danh truyền tin là Khánh
Ly, hơn nữa Không quân sẽ phải dọn vùng rất cẩn thận để bảo vệ Tổng thống.
Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường là một sĩ quan tử thủ An Lộc, lúc đó ông là Đại tá Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8 SĐ5 BB. Ông Mạch Văn Trường và gia đình hiện định cư ở Houston Texas Hoa Kỳ, do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn sau khi lâm trọng bệnh, cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường nói vắn tắt:
“An Lộc là chiến trường cô đơn, nguyên thủ quốc gia đến thăm thì tinh thần quân dân ai cũng lên dữ lắm…”
Ngày 7/7/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Tổng tư lệnh quân đội đã có một chuyến đi lịch sử, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất nơi mà ông đã ra lệnh tử thủ, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Tôi đã chứng kiến những hình ảnh bi hùng, có lẽ Tổng thống Thiệu đã đọc bài diễn văn ứng khẩu hay nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông leo lên một chiếc PT76, một trong hàng chục chiến xa của địch bị bắn hạ ngổn ngang trên Dốc Tử Thần. Cử toạ của ông không phải là những nghị sĩ dân biểu com-lê cà vạt, họ là những chiến binh áo trận tả tơi, dân quân cán chính thiếu ăn ở Bình Long, những người sống sót sau những tháng dài bị vây hãm. Những tràng pháo tay này mới thực sự xuất phát từ trái tim, không phải những tràng pháo tay từng làm gián đoạn những bài diễn văn về chính sách quốc gia, khi ông đọc trước lưỡng viện Quốc hội. Ở những nơi chốn đó có những tràng pháo tay vì lợi nhuận chính trị, vì tham vọng quyền lực.
Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường là một sĩ quan tử thủ An Lộc, lúc đó ông là Đại tá Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8 SĐ5 BB. Ông Mạch Văn Trường và gia đình hiện định cư ở Houston Texas Hoa Kỳ, do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn sau khi lâm trọng bệnh, cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường nói vắn tắt:
“An Lộc là chiến trường cô đơn, nguyên thủ quốc gia đến thăm thì tinh thần quân dân ai cũng lên dữ lắm…”
Ngày 7/7/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Tổng tư lệnh quân đội đã có một chuyến đi lịch sử, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất nơi mà ông đã ra lệnh tử thủ, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Tôi đã chứng kiến những hình ảnh bi hùng, có lẽ Tổng thống Thiệu đã đọc bài diễn văn ứng khẩu hay nhất trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông leo lên một chiếc PT76, một trong hàng chục chiến xa của địch bị bắn hạ ngổn ngang trên Dốc Tử Thần. Cử toạ của ông không phải là những nghị sĩ dân biểu com-lê cà vạt, họ là những chiến binh áo trận tả tơi, dân quân cán chính thiếu ăn ở Bình Long, những người sống sót sau những tháng dài bị vây hãm. Những tràng pháo tay này mới thực sự xuất phát từ trái tim, không phải những tràng pháo tay từng làm gián đoạn những bài diễn văn về chính sách quốc gia, khi ông đọc trước lưỡng viện Quốc hội. Ở những nơi chốn đó có những tràng pháo tay vì lợi nhuận chính trị, vì tham vọng quyền lực.
Nghĩa trang Biệt
Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc.
Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt cách dù đã
rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có
đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích-Biệt
cách dù vị quốc vong thân.” Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tướng Lê Văn Hưng lái xe Jeep đưa đi thăm thị xã An Lộc, lúc ông đứng trên Đại lộ Hoàng Hôn địch quân đã pháo một lượt đạn vào An Lộc. Ông Nguyễn Văn Thiệu cười và nói đấy là họ chào mừng tôi. Tất nhiên vị nguyên thủ quốc gia đã không quên viếng thăm nghiã trang Biệt Cách Dù bên hông chợ nhỏ An Lộc. Thời gian này, Liên đoàn 81 Biệt cách dù đã rời An Lộc nhưng trước khi đi họ đã xây dựng khu nghĩa trang tươm tất hơn, có đài tưởng niệm khắc hai câu thơ huyền thoại: “An Lộc địa sử lưu chiến tích-Biệt cách dù vị quốc vong thân.”
Công việc của tôi trong chuyến đi đặc biệt ngày 7/7/1972 là tường thuật tại chỗ ghi âm ngay từ khi trực thăng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống bãi B15. Tường thuật liên tục ngoại trừ những khi Tổng thống phát biểu. Tôi được lệnh khi về Đài chỉ cắt đi những đoạn trống và cho phát ngay trên Hệ thống Truyền thanh toàn quốc. Đi cùng với tôi có một Cameramen và bên Đài Truyền hình được chỉ thị sử dụng toàn bộ bài tường thuật tại chỗ của tôi và hình ảnh lồng theo đó.
Địch quân đã không chiếm được An Lộc để làm Thủ đô cho MTGP, nhưng thị xã hoang tàn đổ nát này vẫn chưa hết nguy hiểm. Ngày 9/7/1972, sau chuyến đi của Tổng thống Thiệu hai ngày, tướng một sao Richard Tallman của Quân đội Hoa Kỳ đã tử thương tại bãi B15 vì đạn pháo kích, ngay khi ông vừa rời trực thăng. Ông là vị tướng cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Vì sao CS không thể chiếm An Lộc?
Tại sao, với quân số 4 sư đoàn có xe tăng, pháo binh, pháo phòng không
yểm trợ mà quân cộng sản Bắc việt lại không thể chiếm được An Lộc hoặc buộc
quân tử thủ phải đầu hàng? Cựu Trung tá Bùi Quyền vào tháng 4/1972 mang cấp bậc
Thiếu tá Trưởng ban 3 hành quân của Lữ đoàn 1 Nhảy dù, đơn vị tăng viện trực
tiếp chiến đấu bên trong An Lộc. 40 năm sau khi giã từ vũ khí, cựu Trung tá Bùi Quyền từ Bắc California Hoa Kỳ nhận định:
“Giữ cho được phần đất của mình đấy là quan niệm cuối cùng của người
lính. Khi đã ở trong đó rồi thứ nhất lệnh của ông Tổng tư lệnh là giữ cho bằng
được… chết hết thì thôi và người dân cũng chấp nhận như vậy vì người ta không
có lối chạy, còn quân đội bắt buộc phải ở tại chỗ rồi. Địch quân có thể tính
lầm chuyện họ nghĩ với bom đạn pháo kích như vậy thì người lính sẽ nao lòng, sẽ
phải bỏ ngũ mà họ quyên rằng, bỏ ngũ cũng chết vì ra khỏi cái hố của mình thì
có thể chết rồi. Đó là lý do mà dân cũng như quân đều chấp nhận. Có những người
dân thuần túy như nhân dân tự vệ mấy em trong đó họ cũng cầm súng họ đánh như
thường vì biết rằng không đánh thì cũng chết…Đó là lý do chính còn những danh
dự trách nhiệm thì nó hơi cao, thực sự lúc đó trước cái chết thì ai cũng phải
chống cự để mà sống. An Lộc vững là vì thứ nhất quân ở trong đó thừa lệnh giữ và
thứ hai nữa là trên phương diện chiến trường địch bao vây chung quanh ra rồi
còn chết dễ hơn ở trong đó.”
Chiến trường An Lộc 1972.
Hình chụp từ sách của Lê Đắc Lực
Với 7 trận tấn công thẳng vào An Lộc trong hai tháng 4
và 5/1972 quân CSBV tổn thất 27 xe tăng bên trong thị
xã. Trong hồi ký “Trận An Lộc 93 ngày”, Cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường kể lại
trong trận tấn công đầu tiên vào An Lộc ngày 13/4/1972 địch quân đã bị tổn
thất 15 chiến xa, 3 chiếc do trực thăng vũ trang Cobra của Hoa Kỳ bắn hạ, còn
12 chiếc khác bị quân trú phòng hạ. Từ Houston Texas cựu Chuẩn tướng Mạch Văn
Trường phát biểu:
“Trung đoàn 8 của tôi, lúc đó là Trung đoàn mạnh nhất thành ra ông tướng Hưng giao cho Trung đoàn 8 giữ mặt Bắc là hướng chính địch đánh từ Bắc xuống Nam từ Lộc Ninh xuống An Lộc. Thành ra tôi cũng có ý kiến là bây giờ nếu địch đánh cấp sư đoàn mà địch có chiến xa thì phải đối phó bằng cách nào? Chuyện đối phó bằng ly cách giữa bộ binh và chiến xa chuyện này nếu mà còn có sức để kể thì nghe hay lắm….có nhiều cái đặc biệt lắm tôi rất tiếc không có sức khỏe …”
Trong số các đơn vị VNCH bên trong An Lộc, chỉ có nhảy dù từng thử lửa với chiến xa địch ở mặt trận ngoại biên, tuy nhiên không phải ở mức độ qui mô như trong trận An Lộc.
“Trung đoàn 8 của tôi, lúc đó là Trung đoàn mạnh nhất thành ra ông tướng Hưng giao cho Trung đoàn 8 giữ mặt Bắc là hướng chính địch đánh từ Bắc xuống Nam từ Lộc Ninh xuống An Lộc. Thành ra tôi cũng có ý kiến là bây giờ nếu địch đánh cấp sư đoàn mà địch có chiến xa thì phải đối phó bằng cách nào? Chuyện đối phó bằng ly cách giữa bộ binh và chiến xa chuyện này nếu mà còn có sức để kể thì nghe hay lắm….có nhiều cái đặc biệt lắm tôi rất tiếc không có sức khỏe …”
Trong số các đơn vị VNCH bên trong An Lộc, chỉ có nhảy dù từng thử lửa với chiến xa địch ở mặt trận ngoại biên, tuy nhiên không phải ở mức độ qui mô như trong trận An Lộc.
Cựu Trung tá nhảy dù Bùi Quyền nhận định về sự kiện xe tăng địch quân chạy vào bên trong An Lộc đều bị hạ. Ông nói:
“Đánh xe tăng thì có thể các đơn bị bộ binh ở trong đó họ chưa đánh bao giờ nhưng nhảy dù thì đã đánh với xe tăng nhiều lần, từ Hạ Lào cho tới Cămpuchia…Thực sự cũng không có gì đáng sợ lắm vì nó (xe tăng) chỉ có hỏa lực thôi, nó không có bộ binh đi kèm thì chỉ là những mồi ngon thôi…nó đóng kín và chạy thì có thấy gì đâu, trong An Lộc xe tăng nó bắn nhưng không ngóc được đại bác lên trên cao cho nên ở trên những tầng lầu ‘sút’ nó…thứ hai An Lộc nhỏ lắm, bắn phía sau nó tất cả vũ khí bắn phía sau nó là nó tiêu, hoặc là bắn cháy xích nó thì nó tiêu…An Lộc nhiều hẻm lắm mà dân ở trong đó những toán đi diệt tăng là dân địa phương từ phía sau xịt M72 trúng là nó bị… sau này Mỹ đưa loại hỏa tiền chống chiến xa trang bị trên trực thăng Cobra thì bắn trúng là tiêu.”
Cựu Đại úy Biệt Cách dù Lê Đắc Lực người từng được trực thăng vận vào An Lộc ngày 15/4/1972. Từ Houston Texas nơi quê hương tạm dung, ông Lê Đắc Lực hồi tưởng:
“Từ trước tới nay chúng tôi chưa bao giờ chạm địch mà có chiến xa yểm trợ, là những người chuyên nghiệp trên các mặt trận chúng tôi có giao động một đôi phút đầu tiên thôi. Bọn tôi nhảy vào trong đó thấy được chiến trường lúc đó đã quá bi đát rồi, hơn nữa lại đụng phải chiến xa của địch, chúng tôi rất giao động, nhưng chúng tôi là lực lượng đưa vào để giải quyết và tiếp cứu chiến trường nên tinh thần chiến đấu vẫn vững vàng, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Phan Văn Huấn chúng tôi đã được tác động rất mãnh liệt và không chùn bước chiến đấu diệt tăng, chúng tôi đã thành công với chiến thuật diệt tăng bằng những quả đạn đại bác nhét TNT vô và dùng con cóc của mìn Claymore để bắt vào đó và đặt trên đường. Khi chiến xa đi qua chúng tôi bấm cho nổ quả đạn, ngoài việc sử dụng XM 202 và M72 chúng tôi sử dụng cách đó rất có hiệu quả, xe tăng địch bị phá hủy và trên đường tạo ra những lỗ hổng lớn xe tăng tới sau không vượt qua được. Nhờ phát kiến của Trung tá Huấn cho nên xe tăng không còn là một trở ngại lớn đối với Liên đoàn 81 Biệt cách chúng tôi.”
Mặt trận An Lộc để lại những ký ức mà tôi không thể quên trong đời phóng viên. Từ việc trực thăng bị bắn rơi ở vành đai An Lộc ngày 29/4/1972 tới dấu ấn 13/6/1972 vào được An Lộc gởi về bài tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng và sau cùng là chuyến tháp tùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc ngày 7/7/1972. Một giai đoạn lịch sử đã kết thúc, nhưng trong giấc ngủ đôi khi tôi nghe tiếng cánh quạt trực thăng phần phật gió và tiếng đạn pháo nổ nháng lên ánh lửa màu da cam.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Source:
http://anlocbattle.blogspot.com/2016/06/thap-tung-tt-nguyen-van-thieu-vao-loc.html
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/radio-journalist-n-an-loc-p2-nn-01022015115714.html
.
No comments:
Post a Comment