Lời mở đầu
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn
thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn
còn rỉ máu, vì hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc thảm sát này –mãi cho tới hôm
nay– chưa bao giờ nghe được một lời tạ lỗi và thấy được một cử chỉ sám hối từ
phía các tay đồ tể là đảng Cộng sản Việt Nam, đồng bào ruột thịt của họ. Chúng
tôi nói là hàng trăm ngàn người, vì ngoài con số 14.300 nạn nhân vô tội gồm tu sĩ, công chức, giáo sư, giáo viên,
sinh viên, học sinh, dân thường ở miền Nam (riêng Huế chiếm gần một nửa), còn
phải kể đến 100.000 bộ đội miền Bắc (con số do chính CS đưa ra) đã bị nướng vào
cuộc tàn sát dân tộc này, cuộc tàn sát man rợ nhất lịch sử đất nước mà người
chủ xướng là Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao cấp trong đảng CS thời đó.
Chúng tôi viết lên bài này như nén hương lòng
tưởng nhớ các ân sư, thân nhân, bằng hữu, đồng nghiệp của chúng tôi đã bị CS
tàn sát trong biến cố ấy như 3 linh mục
người Huế là Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, Nguyễn Phúc Bửu Đồng, ba linh mục
người Pháp là Guy, Cressonnier và Urbain, 3 tu sĩ dòng Thánh Tâm là Héc-man,
Bá-Long, Mai-Thịnh, ba chủng sinh là Nguyễn Văn Thứ, Phạm Văn Vụ và Nguyễn
Lương, hai sư huynh dòng La San là Agribert và Sylvestre cùng nhiều người
khác… Chúng tôi cũng viết lên bài này như lời kêu gọi đảng và nhà cầm quyền
CSVN phải biết thừa nhận sự thật, lãnh nhận trách nhiệm, công nhận tội ác tầy
trời mà chính họ đã gây ra cho dân tộc VN trong những ngày xuân năm 1968, phải
chấm dứt ngay việc trình bày biến cố Mậu Thân như một chiến thắng lừng lẫy,
phải phục hồi danh dự cho các oan hồn bằng cách chính thức tạ tội và để tự do
cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào tưởng nhớ các nạn nhân này, phải tôn tạo ít
nhất ngôi mộ tập thể chôn cất di hài của
họ tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn
400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính CS phá đổ trụ
bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời.
Đây cũng là điều mà mới đây, trong Thỉnh
nguyện thư viết ngày 29-09-2007 cùng 124 Kitô hữu VN khác, chúng tôi đã đề nghị
với Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Việc tưởng nhớ, cầu nguyện, minh oan cho họ
(các nạn nhân biến cố Mậu Thân) để linh hồn họ được giải thoát, gia đình họ
được an ủi là căn cốt trong truyền thống của mọi tôn giáo và nhất là của Kitô
giáo. Đây cũng là cơ hội để các đao phủ thảm sát đồng bào bày tỏ thành tâm
thiện chí, thống hối lỗi lầm, dọn đường cho việc hòa giải dân tộc cách đích
thực. Nhớ lại năm 2002, nhân kỷ niệm 30 năm biến cố Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị
(1972), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã làm lễ cầu siêu cho các nạn
nhân. Chúng con thiết tưởng Công giáo chúng ta cũng nên nhân cơ hội tưởng niệm
40 năm biến cố Tết Mậu Thân để làm nghĩa cử đối với các oan hồn uổng tử đồng
bào đồng đạo. Vậy chúng con kính xin Quý Đức Cha và Hội đồng Giám mục can đảm
tổ chức lễ cầu nguyện khắp nơi cho các nạn nhân vô tội, đặt ra một ngày tạm gọi
là “ngày nhớ Mậu thân”. Đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản dựng một tấm
bia mới tại nghĩa trang Ba Tầng (thành phố Huế), nơi chôn cất hài cốt của hơn
400 nạn nhân, vì tấm bia cũ đã bị phá hủy ngay sau năm 1975”.
Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ
những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả. Nhưng trong những gì
xảy ra tại Huế, thì có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và
thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, hình như người ta chỉ
biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau
khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là
biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc các nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi
đến chỗ hành quyết. Lý do là vì chỉ có hai con người duy nhất trong đoàn tử tội
đã chạy thoát được trước khi thảm kịch xảy đến, họ nắm được một ít chi tiết
nhưng lại chẳng biết rõ địa điểm, do vụ việc xảy ra giữa đêm khuya trong rừng
già; họ lại còn quá trẻ rồi sau đó đăng lính, mất hút vào cơn bão chiến tranh,
khiến mãi tới ngày 19-09-1969, tức gần
hai năm sau, nhờ khai thác tù binh Việt cộng, chính phủ VNCH mới biết đó là Khe
Đá mài trong vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên
(xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy ngày nay) và mới tiến hành việc tìm kiếm hài
cốt các nạn nhân xấu số. Thời gian sau, một trong hai người đã chết trận,
đem theo bí mật xuống đáy mồ. Chúng tôi may mắn gặp được chứng nhân duy nhất
còn lại, nay gần lục tuần. Ông đã tường thuật mọi việc cho chúng tôi khá tỉ mỉ.
Nhưng vì lý do an ninh của đương sự, chúng tôi viết theo dạng tự thuật để khỏi
nêu tên ông. Chúng tôi cũng xin phép bỏ đi nhiều chi tiết có thể giúp CS lần
hồi dấu vết của ông để báo thù.
Linh
mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
Nhờ thế ông Tin thoát nạn, được cho về. Tiếp đó, VC đưa cho tôi một tờ giấy để làm bản lý lịch. Chúng bảo phải khai rõ tên cha, tên mẹ, tên mình, nguyên quán ở đâu, cha mẹ làm chi, bản thân bây giờ làm chi. Khai rõ ràng chính xác, Cách mạng sẽ khoan hồng. Khai tơ lơ mơ, khai dối láo là bắn ngay tại chỗ. Lúc ấy không hiểu sao Chúa cho tôi đủ sự thông minh và điềm tĩnh nên đã khai hoàn toàn giả, giả từ tên cha mẹ đến tên mình, và giả mọi chi tiết khác, như nghề của cha là kéo xe ba gác, nghề của mẹ bán rau hành ở chợ Xép, bản thân thì đang học trường Kỹ thuật!?! May mà bọn VC chẳng kiểm tra chéo bằng cách hỏi những người cùng giáo xứ bị bắt đêm hôm trước. Bằng không thì tôi cũng rồi đời tại chỗ!
Hồi ấy tôi mới 17 tuổi, đang là
học sinh trung học đệ nhị cấp. Vì tình hình bất an, gia đình tôi đã từ quê chạy
về thành phố, cư ngụ tại giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xã Thủy Phước, tỉnh
Thừa Thiên (nay gọi là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước.
Sáng sớm
mồng một tết Mậu Thân, tôi cùng gia đình đi thăm bà con thân thuộc và du xuân
với các bạn đồng trang lứa, trong một khung cảnh tạm an bình, vắng tiếng súng,
nhờ cuộc hưu chiến mà hai miền Nam Bắc đã cam kết tuân giữ.
Bỗng nhiên, khuya mồng một rạng mồng hai tết, nhiều
tiếng đại bác và súng lớn súng nhỏ vang rền khắp xứ đạo của chúng tôi. Sáng hôm
sau, tôi nghe nói Việt Cộng đang tấn công vào toàn bộ thành phố Huế và đã chiếm
nhiều nơi rồi. Hoảng hốt, cả gia đình tôi cũng như rất nhiều giáo dân chạy đến
nhà thờ (lúc ấy mới hoàn thành phần cung thánh và hai cánh tả hữu) để ẩn trú,
vì đó là nơi an toàn về mặt thể lý (xây vững chắc, tường vách dày, trần xi măng
rất cao) cũng như về mặt tâm lý (có thể trông cậy vào ơn phù hộ của Chúa và
đông đảo người bên nhau thì bớt hãi sợ…). Tôi thấy đủ hạng: nữ nam già trẻ,
linh mục tu sĩ, ngồi chen chúc nhau cả mấy ngàn người (giáo xứ Phủ Cam lúc đó
lên tới 10.000 giáo dân). Đang khi ấy, ở bên ngoài, lực lượng địa phương quân,
nhân dân tự vệ cùng các quân nhân chính quy về nghỉ phép hợp đồng tác chiến,
chống giữ không cho Cộng quân tiến vào giáo xứ từ hướng An Cựu, Bến Ngự, Nam
Giao, Ngự Bình… Cuộc chiến đấu xem ra rất ác liệt!
Thế nhưng,
đến chiều mồng 6 Tết, do lực lượng
quá nhỏ, lại không có tiếp viện (vì mặt trận lan khắp cả thành phố Huế và tỉnh
Thừa Thiên), các chiến sĩ đang bảo vệ giáo xứ đành phải rút lui, bỏ chạy. Thế
là VC tràn vào! Khuya hôm đó, lúc 1g
sáng, chúng mang AK và đèn đuốc xông vào nhà
thờ Phủ Cam để gọi là “bắt đầu hàng” và lục soát mọi ngõ ngách. Sau này tôi
mới biết chúng có ý lùng bắt cha xứ mà chúng nghi là người chỉ huy cuộc kháng
cự, lùng bắt tất cả những ai mà chúng nghĩ đã chống cự lại chúng trong 5 ngày
qua, cùng mọi cán bộ viên chức chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, như xảy ra tại
nhiều nơi khác trong thành phố Huế lúc ấy.
Thấy chúng
vừa xuất hiện, tôi liền lợi dụng bóng tối, nhanh chân chạy đến cầu thang sắt
phía cánh trái nhà thờ (gần mộ Đức Cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền hiện nay),
leo lên trần xi măng, sát mái ngói. Từ trên đó, qua mấy lỗ trổ sẵn để gắn đèn
cao áp (nhưng chưa gắn), tôi mục kích khá rõ sự việc diễn ra bên dưới. Tôi thấy
lố nhố VC địa phương (du kích nằm vùng) lẫn bộ đội chính quy miền Bắc. Chúng
lật mặt từng người, chỉ chỏ bên này bên kia. Một câu nói được lặp đi lặp lại:
– Đồng bào
yên tâm! Cách mạng đến là để giải phóng! Các mẹ, các chị, các em có thể ra về.
Còn các anh được mời đi học tập, chỉ 3 ngày thôi! Không sao đâu!!!
Thế là mọi
tráng niên và thanh niên từ 15 đến 50 tuổi đều bị lôi đứng dậy và dẫn đi, dù là
học sinh, thường dân hay công chức…. Tiếng kêu khóc thảm thiết vang động cả nhà
thờ. Con khóc cha, vợ khóc chồng, cha mẹ khóc con. Ai nấy linh cảm chuyến đi
“học tập” này sẽ chẳng có ngày đoàn tụ. Sau này tôi biết thêm là linh mục quản xứ chúng tôi, cha Nguyễn
Phùng Tuệ, nhờ ngồi giữa đám nữ tu dòng Mến Thánh Giá với lúp đội trên đầu,
nên may mắn chẳng bị VC nhận diện. Bằng không thì bây giờ ngài đã xanh cỏ. VC ở
lại trong nhà thờ suốt đêm hôm đó vài tên, còn những tên khác đi lùng khắp giáo
xứ để bắt thêm một số người nữa, cũng từ 15 đến 50 tuổi, thành thử có nhiều
thanh niên hay học sinh gặp nạn.
Sáng hôm sau, lúc 8 giờ, bỗng có
hai tên VC theo thang sắt trèo lên trần và khám phá ra tôi. Một đứa tên Hồ Sự,
du kích gốc Long Hồ, vừa được đồng bọn giải thoát khỏi nhà lao Thừa Phủ (là nhà
lao nằm giữa lòng thành phố Huế, ngay sau lưng tòa hành chánh tỉnh). Tên kia là
Đỗ Vinh, sinh viên, người gốc làng Sịa. Sau khi lôi tôi xuống, chúng hỏi tôi
tại sao lại trèo lên núp (nấp). Tôi trả lời là vì nghe con nít khóc ồn ào, chịu
không nổi, phải trèo lên đấy để nghỉ.
Chùa
Từ Đàm, nơi Việt cộng đặt bản doanh năm Mậu Thân
Chúng dẫn một mình tôi -lúc ấy chẳng
còn hồn vía gì nữa- đi xuống dốc nhà thờ, nhưng đến chắn xe lửa thì quẹo trái,
men theo đường xe lửa tới chắn Bến Ngự. Từ đây, chúng dẫn tôi lên chùa Từ Đàm
là nơi VC đang đặt bản doanh. Chúng rất đông đảo, vừa sắc phục vừa thường phục,
vừa bộ đội miền Bắc vừa du kích nằm vùng miền Nam. Vào trong khuôn viên chùa,
tôi nhận thấy ngôi nhà tăng 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt, đa số là
giáo dân giáo xứ Phủ Cam của tôi. Gian thứ 5 (đối diện với cây bồ đề) còn khá
trống, để nhốt những người bị bắt trong ngày mồng 7 Tết. Tôi cũng trông thấy
ông Tin, chủ hiệu ảnh Mỹ Vân, người rất đẹp trai, đang bị trói nơi cây mít. Một
tên VC nói:
– Thằng ni trắng trẻo chắc là cảnh sát,
bắn quách nó đi cho rồi!
May thay, có một người trong nhóm bị
bắt đã vội lên tiếng:
– Tội quá mấy anh ơi, đây là ông Tin
chụp ảnh tại Bến Ngự, cảnh sát mô mà cảnh sát!
Nhờ thế ông Tin thoát nạn, được cho về. Tiếp đó, VC đưa cho tôi một tờ giấy để làm bản lý lịch. Chúng bảo phải khai rõ tên cha, tên mẹ, tên mình, nguyên quán ở đâu, cha mẹ làm chi, bản thân bây giờ làm chi. Khai rõ ràng chính xác, Cách mạng sẽ khoan hồng. Khai tơ lơ mơ, khai dối láo là bắn ngay tại chỗ. Lúc ấy không hiểu sao Chúa cho tôi đủ sự thông minh và điềm tĩnh nên đã khai hoàn toàn giả, giả từ tên cha mẹ đến tên mình, và giả mọi chi tiết khác, như nghề của cha là kéo xe ba gác, nghề của mẹ bán rau hành ở chợ Xép, bản thân thì đang học trường Kỹ thuật!?! May mà bọn VC chẳng kiểm tra chéo bằng cách hỏi những người cùng giáo xứ bị bắt đêm hôm trước. Bằng không thì tôi cũng rồi đời tại chỗ!
Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả
ngày mồng 7 Tết, không được cho ăn gì cả. Lâu lâu tôi lại thấy VC dẫn về thêm
một số tù nhân, trong đó tôi nhớ có cậu Long, 16 tuổi, học sinh, con ông Nguyện
ở xóm Đường Đá giáo xứ Phủ Cam. Thỉnh thoảng chúng lại trói ai đó vào gốc cây
bồ đề, bắn chết rồi chôn ngay trong sân chùa. Sau này người ta đếm được có 20
xác, trong đó có anh Hoàng Sự, vốn là cảnh sát gác lao Thừa Phủ, bị đám VC khi
được thoát tù đã bắt đem theo lên đây.
VC cũng cho một vài kẻ về nhắn thân
nhân bới cơm nước lên cho người nhà, nhưng với điều kiện: nhắn xong phải đến
lại trong ngày, bằng không bạn bè sẽ bị chết thế. Thế là một số anh em Phủ Cam
lên tiếng xin thả ông Hồ (khá lớn tuổi, làm nghề hớt tóc, nhà ở gần cabin điện
đường Hàm Nghi) để ông về lo chuyện tiếp tế thực phẩm. Tay VC liền hỏi: “Ai tên
Hồ?” thì có một cậu thanh niên nào đó nhảy ra nói: “Hồ đây! Hồ đây!” Thế là nó
được thả về và rồi trốn luôn, thoát chết. Một vài bạn trẻ cùng tuổi với tôi
cũng được cho về nhắn chuyện bới xách rồi quyết không lui, nhờ vậy thoát khỏi
cơn thảm tử. Còn ai vì hãi sợ hay thương bạn mà lên lại Từ Đàm thì cuối cùng bị
mất mạng như tôi sẽ kể. Các “sứ giả” về thông báo với bà con là ai có thân nhân
“đi học tập” hãy bới lương thực lên chùa Từ Đàm. Vậy là vài hôm sau, người ta
ùn ùn gánh gồng lên đó gạo cơm, cá thịt, muối mắm, bánh trái ê hề (Tết mà!)… Họ
chẳng thấy thân nhân đâu mà chỉ gặp mấy tên cán bộ VC bảo họ hãy an tâm trở về
nhưng để đồ ăn lại. Nhờ mưu mô thâm độc này mà VC tạo được một kho lương thực
khổng lồ để ăn mà đi giết người tiếp!!
Lân la dò hỏi và nhìn quanh, tôi thấy
trong số thanh niên Phủ Cam bị bắt có rất nhiều người bạn của tôi: anh Trị tây
lai con ông Ngọc đàn ở nhà thờ, con trai ông Hoàng lương y thuốc Bắc ở chợ Xép,
hai con trai ông Thắng nấu rượu, hai con trai ông Vang thổi kèn, anh Thịnh con
ông Năm, hai anh em Bình và Minh con ông Thục mà một là bạn học với cha Phan
Văn Lợi… Tôi cũng nghe nói có hai thầy đại chủng viện mà sau này tôi mới biết
là thầy Nguyễn Văn Thứ, nghĩa tử của cha Nguyễn Kim Bính và bạn cùng lớp với
cha Nguyễn Hữu Giải, rồi thầy Phạm Văn Vụ, đồng nghĩa phụ với cha Lợi…
Khi trời bắt đầu sẫm tối, VC bắt chúng
tôi ra sân xếp hàng và một tên tuyên bố:
– Anh em yên tâm! Như đã nói, Cách mạng
đưa anh em đi học tập 3 ngày cho thấm nhuần đường lối rồi sẽ về thôi! Bây giờ
chúng ta lên đường!
Rồi chúng bắt đầu dùng dây điện thoại
trói thúc ké từng người một chúng tôi, trói xong chúng xâu lại thành chùm bằng
một sợi dây kẽm gai, 20 người làm một chùm. Tôi nhớ là đếm được trên 25 chùm,
tức hơn 500 người.
Khi chúng tôi bị lôi ra đường (đường
Phan Bội Châu hiện giờ), chừng 7g tối, tôi thấy có một đoàn cố vấn dân sự Hoa
Kỳ khoảng 14 người cũng bị trói nhưng sau đó được dẫn đi theo ngã khác hẳn. Áp
giải chúng tôi lúc này không phải là VC nằm vùng, địa phương, nhưng là bộ đội
miền Bắc, khoảng 30 tên. Bọn nằm vùng ở lại để đi bắt người tiếp.
Bỗng một kẻ mặc áo thầy chùa xuất hiện, đến cạnh chúng tôi mà nói:
Bỗng một kẻ mặc áo thầy chùa xuất hiện, đến cạnh chúng tôi mà nói:
– Mô Phật! Dân Phủ Cam bị bắt cũng
nhiều đây! Chỉ thiếu Trọng Hê và Phú rỗ!
Trọng (con ông Hê) và Phú (mặt rỗ) là
hai thanh niên công giáo, nhưng lại là “tay anh chị” khét tiếng cả thành phố.
Về sau tôi được biết đa phần những thanh
niên bị bắt đêm mồng 6 Tết tại nhà thờ Phủ Cam và sau đó bị giết chết đều là
học sinh, sinh viên, thanh niên nhút nhát hiền lành. Còn hạng can đảm, có máu
mạo hiểm hay hạng “du dãng, anh chị” đều đã đi theo binh lính, dân quân để
chiến đấu tự vệ hoặc nhanh chân trốn chạy, không tới nhà thờ trú ẩn, nên đều
thoát chết. Sự đời thật oái oăm!
Hết đường Phan Bội Châu, chúng tôi đi
vào đường Tam Thai (bên trái đàn Nam Giao), sau đó men theo đường vòng đan viện
Thiên An, xuôi về lăng Khải Định (xin xem bản đồ). Từ con đường trước lăng Khải
Định, VC dẫn chúng tôi bọc phía sau trụ sở quận Nam Hòa (lúc đó chưa bị chiếm),
ra đến bờ sông Tả Trạch (thượng nguồn sông Hương).
Chúng tôi lầm lũi bước đi trong bóng
tối, giữa trời mờ sương và giá lạnh, vừa buồn bã vừa hoang mang, tự hỏi chẳng
biết số phận mình rồi ra thế nào, tại sao VC lại tấn công vào đúng ngày Xuân,
giữa kỳ hưu chiến!?!
Tới bờ sông, VC cho chặt lồ ô (nứa) làm
bè để tất cả đoàn người vượt qua phía bên kia mà sau này tôi mới biết là khu
vực lăng Gia Long, thuộc vùng núi Tranh hay còn gọi là vùng núi Đình Môn Kim
Ngọc. Lúc ấy vào khoảng 9g tối. Từ đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, lúc
lên đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe, lần theo con đường mòn mà thỉnh
thoảng lại được soi chiếu bằng những cây đèn pin hay vài ngọn đuốc của 30 tên
bộ đội. Tôi thoáng thấy tre nứa và cây cổ thụ dày đặc. Trời mưa lâm râm. Đến
khoảng 11g rưỡi đêm, chúng tôi được cho dừng lại để tạm nghỉ ăn uống. Tôi đoán
chừng đã đi được hơn chục cây số. Mỗi người được phát một vắt cơm muối mè, đựng
trên lá ráy (môn rừng). Hai cánh tay vẫn bị trói. Ít người ăn nổi. Riêng tôi
làm hai vắt.
Ăn xong thì được cho ngủ. Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn
mưa, cố gắng chợp mắt để lấy lại sức. Bỗng nhiên như có linh tính, tôi chợt
choàng dậy và thấy rung động toàn thân hết sức dữ dội. Máu tôi sôi sùng sục
trong đầu. Có chuyện chẳng lành rồi đây!
Quả thế, tôi thoáng nghe hai tên VC gần
kề nói nhỏ với nhau: “Trong vòng 15–20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn này!” Tôi
nghe mà bủn rủn cả người! Nghĩ mình đang là học sinh vô tội, lại còn trẻ trung,
thế mà 15 phút nữa sẽ bị giết chết, tôi như muốn điên lên. Dù thế tôi vẫn cầu
nguyện: “Lạy Chúa, từ lâu Chúa dạy con phải hiền lành thật thà, không được làm hại
ai, vậy mà giờ đây lại có người muốn giết con và các bạn của con nữa. Xin Chúa
ban cho con mưu trí, can đảm và sức mạnh để tự giải thoát mình…”. Tôi ghé
miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt: “Tụi mình rán mở dây mà trốn
đi! Mười lăm phút nữa là bọn hắn bắn chết hết đó!”. Chúng tôi quặt ra tay sau,
âm thầm lần múi dây trói. Nhờ trời vừa mưa vừa tối, dây điện thoại lại trơn nên
chỉ ít phút sau là nút buộc lỏng, vung mạnh cánh tay là sẽ bung ra. Chúng tôi
cũng mở múi buộc dây thép gai đang nối mình với những người khác. Tuy nhiên,
chúng tôi vẫn giữ vị thế bị trói thúc ké, để bọn VC khỏi nghi ngờ. Tôi dặn
thằng bạn tiếp: “Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi mình chạy nghe!”
Đánh thức chúng tôi dậy xong, một tên
lên tiếng nói lớn cho cả đoàn:
– Chúng ta sắp đến trại học tập rồi.
Vậy trong anh em ai có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa
thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong 3 ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp
lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng, nói xấu cán bộ!
Thế là mọi người riu ríu và khổ sở móc
ra những thứ quý giá còn giữ trong người. Ai chậm chạp hoặc ngần ngừ thì mấy
tên bộ đội tới “giúp” cho. Bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô
vải. Lúc đó tôi mới để ý thấy tay bộ đội áp giải chùm của tôi đang mang trên
hai vai và cột quanh lưng ít nhất cả chục cái radio lớn nhỏ mà chắc hắn đã cướp
được của dân dưới thành phố. Với khẩu AK trên tay lại thêm từng ấy máy móc trên
người, hắn bước đi lặc lè, chậm chạp, khá cách quãng mấy tên khác.
Khe Đá
Mài hiện nay (hình chụp tháng 11-2007)
Chúng tôi lại bắt đầu đi xuống dốc. Tôi nghe có tiếng nước
róc rách gần kề. Lại một khe nữa! Được vài bước, tôi vỗ nhẹ vào lưng thằng bạn.
Cả hai chúng tôi vung tay, dây tuột, và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng. Lấy hết
sức bình sinh, tôi đá mạnh vào gót rồi vào dưới cằm tên bộ đội áp giải (tên
mang cả chùm radio ấy!). Hắn ngã nhào. Hai chúng tôi lao vào rừng lồ ô. Bọn VC
tri hô lên: “Bắt! Bắt! Có mấy thằng trốn” rồi nổ súng đuổi theo chúng tôi. Chạy
khoảng mấy chục mét, thoáng thấy có một lèn đá -vì trời không đến nỗi tối đen
như mực- tôi kéo thằng bạn lòn vào trong mất dạng.
Tôi dặn hắn: “VC nó kêu, nó dụ, tuyệt
đối không bao giờ ra nghe! Ra là chết!” Một lúc sau, tôi nghe có tiếng nói
trong bóng đêm: “Bọn chúng chạy mất rồi, nhưng rừng sâu thế này khó mà thoát
chết nổi! Thôi đi tiếp!!!”.
Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa,
chúng tôi mới bò ra khỏi lèn, đi ngược lên theo hướng đối nghịch. Chừng 15-20
phút sau, tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK nổ vang rền và lựu
đạn nổ tới tấp, phải mấy chục băng và mấy chục quả. Một góc rừng rực sáng! Chen
vào đó là tiếng khóc la khủng khiếp –chẳng hiểu sao vọng tới tai chúng tôi rõ
ràng– khiến tôi dựng tóc gáy, nổi da gà và chẳng bao giờ quên được. Hai chúng
tôi đồng nấc lên: “Rứa là chết cả rồi! Rứa là chết cả rồi! Trời ơi!!!” Lúc đó
khoảng 12 đến 12g30 khuya đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 Tết. Tôi bàng hoàng bủn
rủn. Sao lại như thế? Các bạn tôi dưới ấy đều là những người hiền lành, chưa
lúc nào cầm súng, chưa một ngày ra trận, chẳng hề làm hại ai, họ có tội tình
gì? Bọn chúng có còn là người Việt Nam nữa không? Có còn là người nữa không? Sau
này tôi mới biết đấy là vụ thảm sát khủng khiếp nhất trong cuộc chiến
Quốc-Cộng. Địa danh Khe Đá Mài –mà lúc ấy tôi chưa rõ– in hằn vào lịch sử nhân
loại và cứa vào da thịt dân tộc như một lưỡi dao sắc không bao giờ cùn và một
thỏi sắt nung đỏ chẳng bao giờ nguội.
Xương
cốt các nạn nhân nằm dồn dưới khe (hình chụp tháng 10-1969)
Chúng tôi tiếp tục chạy, chạy mãi, bất
chấp lau lách, gai góc, bụi bờ, vừa chạy vừa thầm cảm tạ Chúa đã cho mình thoát
chết trong gang tấc nhưng cũng thầm cầu nguyện cho những người bạn xấu số vừa
mới bị hành quyết quá oan ức, đau đớn, thê thảm. Sáng ra thì chúng tôi gặp lại
con sông. Biết rằng bơi qua ngay có thể gặp bọn VC rình chờ bắt lại, chúng tôi
men theo sông, ngược lên thượng nguồn cả mấy cây số, đến vùng Lương Miêu thượng.
Tới chỗ vắng, tôi hỏi thằng bạn:
– Mày biết bơi không?
– Không!
– Tao thì biết. Thôi thì hai đứa mình
kiếm hai cây chuối. Mày ôm một cây xuống nước trước, tao ôm một cây bơi sau,
đẩy mầy qua sông. Rán ôm thật chặt, thả tay là chìm, là chết đó. Trời lạnh này
tao không lặn xuống cứu mày được mô!
Đúng là hôm đó trời mù sương và lạnh
buốt. Thời tiết ấy kéo dài cả tháng Tết tại Huế. Có vẻ như Ông Trời bày tỏ niềm
sầu khổ xót thương bao nạn nhân vô tội ở đất Thần Kinh này. Vừa bơi tôi vừa
miên man nghĩ tới các bạn tôi. Máu của họ có xuôi theo triền dốc, hòa vào giòng
nước sông Tả Trạch này chăng? Oan hồn họ giờ đây lảng vảng nơi nào? Có ai còn
sống không nhỉ?
Sông
Tả Trạch ở Lương Miêu
Chúng tôi cập gần bến đò Lương Miêu. Từ
đây, xuôi dòng sẽ về trụ sở quận Nam Hòa, hy vọng gặp binh lính quốc gia, nhưng
cũng có nguy cơ gặp bọn VC chặn đường bắt lại. Thành thử chúng tôi nhắm hướng
bắc, tìm đường về Phú Bài. Thằng bạn tôi, do suốt đêm bị gai góc trầy xước, đề
nghị đi trên đường quang cho thoải mái. Tôi gạt ngay:
– Ban đêm thì được, chớ ban ngày thì
nguy lắm. Chịu khó lần theo đường mòn!
Chúng tôi thấy máu và bông băng rơi vãi
nhiều nơi, chứng tỏ có trận đánh gần đâu đó. Đang đi, tôi đột nhiên hỏi thằng
bạn:
– Chừ (=bây giờ) gặp dân thì mày trả
lời ra răng (=thế nào), nói tao nghe.
– Nhờ anh chứ tôi thì chịu!
– Nhờ anh chứ tôi thì chịu!
Lúc khoảng 9g, chúng tôi gặp 3 thằng bé
chăn trâu. Tôi lên tiếng nói:
– Hai anh là học sinh ở đường Trần Hưng
Đạo dưới phố (con đường chính của khu buôn bán, không nói là Phủ Cam). Cách
mạng (không gọi là Việt cộng) số về đánh dưới, số còn trên ni. Hai anh vừa mang
gạo lên chiến khu hôm qua cho họ. Nay họ cho hai anh về, nhưng ướt cả áo quần
lại đói nữa. Mấy em biết Cách mạng có ở gần đây không, chỉ cho hai anh, để hai
anh kiếm chút cơm ăn, kẻo đói lạnh quá!
– Hai anh qua khỏi đường này thì sẽ
thấy mấy ông Cách mạng đang hạ trâu ăn mừng!
Thế là chúng tôi hoảng hốt tuôn vào
rừng lại. Chạy và chạy, chạy tốc lực, chạy như điên, không dừng lại để nghỉ.
Một đỗi xa, chúng tôi mới hướng ra lại đồng bằng. Bỗng một đồn lính xuất hiện
đằng xa, đến gần thấy bên trong lố nhố mũ sắt. Phe ta rồi! Lần này thì vô đây
chứ không đi mô nữa cả. Nhất định vô! Lúc đó khoảng 10 giờ trưa. Đây là đồn
biên phòng của một đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi nghe từ trong
đồn có tiếng dõng dạc vang vọng: “Hai thằng VC muốn về hồi chánh hả? Vào đi!
Nhớ để tay lên đầu. Thả tay xuống là bắn đó!”
Chúng tôi nhất nhất tuân theo. Vào được
bên trong, hoàn hồn, chúng tôi mới nói:
– Hai đứa em là học sinh ở dưới Phủ
Cam, Phước Quả, bị VC bắt lên rừng từ tối hôm qua với mấy trăm người khác. Nghe
tụi nó định giết hết, hai đứa em đã liều mở dây trói, đánh thằng VC rồi bỏ
chạy. Còn mấy người kia chắc là chết hết cả rồi! Giờ tụi em chỉ có một nguyện
vọng : xin đồn phát súng cho bọn em đánh giặc với, chớ không thể đi ra khỏi đồn
nữa.
Viên sĩ quan chỉ huy cất tiếng: “Tổ
quốc đang lâm nguy! Đứa con nào trung, đứa con nào hiếu lúc này là biết liền.
Thôi, mấy em thay áo quần, xức thuốc xức men, ăn uống thoải mái rồi ở lại với
mấy anh. Tội nghiệp!!!”
Họ hỏi chúng tôi về chỗ xảy ra cuộc
hành hình nhưng chúng tôi hoàn toàn không thể trả lời được. Giữa rừng rậm lại
đêm khuya, biết đâu mà lần. Gần nửa tháng sau tôi mới gặp lại gia đình họ hàng,
bằng hữu thuộc giáo xứ Phủ Cam đang chạy về lánh nạn tại Phú Lương và Phú Bài.
Hai chúng tôi quyết định bỏ học để đăng lính. Phải cầm súng bảo vệ tổ quốc
thôi. Phải báo thù cho anh em bạn bè bị VC giết quá ư dã man, tàn ác, vô nhân
đạo. Tôi nhập bộ binh. Thằng bạn tôi đi nhảy dù. Nhưng vài năm sau, tôi nghe
tin nó chết trận! Tội nghiệp thật, nhưng đó là cái chết ý nghĩa!
Đến
gần tháng 10 năm 1969, nhờ bắt được và khai thác mấy tù binh VC, chính phủ VNCH
mới biết địa điểm tội ác chính là Khe Đá Mài, nằm trong rừng Đình Môn Kim Ngọc
thuộc quận Nam Hòa (nay là xã Dương Hòa, quận Hương Thủy). Nơi
đây không thể vào được bằng xe vì đường đi không có hoặc không thể đi lọt, mà
chỉ vào được bằng lội bộ. Cây cối chỗ này rất cao, lá dày và mọc theo kiểu hai
tầng, tầng thấp gồm những bụi tre và cây nhỏ, tầng cao gồm những cây cổ thụ,
với những nhánh lớn xoè ra như lọng dù che khuất đi những gì bên dưới. Bên dưới
hai tầng lá này, ánh sánh mặt trời không chiếu sáng nổi. Đúng là nơi có thể
giết người mà không cần phải chôn cất.
Công
binh đã phải bỏ hai ngày, dùng mìn phá ngã các cây cổ thụ để tạo ra một khoảng
trống lớn đủ cho máy bay trực thăng đáp xuống, và tiểu đoàn 101 Nhảy Dù Quân
lực VNCH đã phụ trách việc bốc các di hài nạn nhân. Các binh sĩ đã tìm thấy
cuối một khe nước chảy trong veo (về sau mang thêm tên Suối Máu, Phủ Cam Tử
bộ), cả
một núi hài cốt, nào sọ, nào xương sườn, nào xương tay xương chân trắng hếu,
nằm rời rạc, nhưng cũng có những bộ còn khá nguyên. Xen vào đó là dây điện
thoại và dây thép gai vốn đã trói chúng tôi thành chùm. Rồi áo quần (vải có, da
có, len có) nguyên chiếc hay từng mảnh, lỗ chỗ vết thủng. Rồi tràng chuỗi,
tượng ảnh, chứng minh thư, ống hít mũi, lọ dầu nóng… vương vãi trên bờ, giữa
cỏ, dưới nước. Nhờ những di vật này mà một số nạn nhân sẽ được nhận diện. Khi
tất cả hài cốt, di vật được chở về
trường tiểu học Nam Hòa (nay gọi là Thủy Bằng) bên hữu ngạn sông Hương, đem
phân loại, thân nhân đã ùa đến và không ai cầm nổi nước mắt. Tất cả òa khóc,
nghẹn ngào. Có người cầu nguyện, có người nguyền rủa, có người lăn ra ngất xỉu
khi khám phá vật dụng của người thân. Cái chủ nghĩa nào, cái chế độ nào, cái chính
đảng nào đã chủ trương dã man như thế? đã tạo ra những con người giết đồng bào
ruột thịt cách tàn nhẫn như thế?
Hài cốt các nạn nhân được quy tập ở trường tiểu học Nam Hòa (nay gọi là
Thủy Bằng) bên hữu ngạn sông Hương
Y phục còn lại của các nạn nhân ở sân trường tiểu học Nam Hòa
Cuối cùng, đa phần các hài cốt (hơn 400 bộ) được
quy tập một chỗ, mang tên nghĩa trang Ba Tầng, nằm phía Nam thành phố Huế, khá
cận kề khu vực Từ Đàm (đất của Phật giáo) và Phủ Cam (đất của Công giáo). Nghĩa
trang xây thành hình bán nguyệt. Hai bên, phía trước, có hai bàn thờ che mái,
cho tín đồ Phật giáo và Công giáo đến cầu nguyện. Ở giữa, phía sau, một trụ đá
dựng đứng với giòng chữ Hán làm bia tưởng niệm. Từ đó, tại giáo xứ Phủ Cam của
tôi, hàng năm, ngày mồng 10 Tết được coi là ngày cầu nguyện tưởng nhớ các nạn
nhân Mậu Thân. Chúng tôi có thể tha thứ cho người Cộng sản nhưng chúng tôi
không bao giờ quên được tội ác của họ, y như một câu ngạn ngữ tiếng Anh:
“Forgive yes! Forget no!”
Nghĩa trang Ba Tầng hiện nay (ảnh chụp tháng 4-2012)
Tiếc thay, sau khi vừa chiếm được miền
Nam, Cộng sản đã dùng mìn phá ngay trụ bia và hai bàn thờ. Lại thêm một phát
súng vào hương hồn các nạn nhân mà nỗi oan vẫn chưa được giải. Đến bao giờ họ
mới được siêu thoát đây? Cũng phải nói thêm một điều đáng tiếc nữa là trong Đại
hội thường niên từ 8 đến 12-10-2007 năm nay tại Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt
Nam đã hoàn toàn im lặng trước đề nghị Giáo hội Công giáo VN hãy tưởng niệm 40
năm biến cố này, theo như Thỉnh nguyện thư mà cha Giải, cha Lợi cùng nhiều linh
mục và giáo dân khác đã viết hôm 29-09-2007.
Kể lại cho hai cha Nguyễn Hữu Giải và
Phan Văn Lợi
trong tháng Kính các Đẳng Linh Hồn, Tháng
11-2007
Nguồn: FB Phan văn Lợi
SOURCE:
No comments:
Post a Comment