Tác phẩm “TIẾC THƯƠNG” - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh (1927-2017)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh (1927-2017)
Về tấm hình "TIẾC THƯƠNG"
Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại
thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết
không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một
cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài
để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về.
Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô
nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng
quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp
một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng
tấm hình ‘Tiếc thương’.
Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống
tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một
chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù
binh.
Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với
tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hòa. Tôi nhờ
một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc
chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của
ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ
bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời
Pháp. Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những
lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên.
Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước
mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm
thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Đây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc
lên.
Source:
http://www.vnps.net/sinh-hoat/NAGNNH
Source:
http://www.vnps.net/sinh-hoat/NAGNNH
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh (1927-2017)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh sinh năm 1927 tại Hà Ðông,
gia nhập Không Quân Việt Nam năm 1950.
Ông tốt nghiệp trường nhiếp ảnh Pháp ở Toulouse năm 1956
và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Năm
1957, ông sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Quân Ðội Việt Nam.
Tác phẩm “THƯƠNG TIẾC ” - Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sanh năm 1934 tại xã Bình Hòa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
Động viên vào Thủ Đức ra ngành Quân Nhu.
Tác phẩm điêu khắc tiêu biểu:
1/ Ngày về (1963)
2/ Chiến sĩ vô danh (1966) đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Gò Vấp
3/ Trung Liệt (1966)
4/ An Dương Vương (1966) đặt ở Ngã Sáu Chợ Lớn.
5/ Thương Tiếc (1966) đặt ở Nghĩa trang quân đội VNCH, Biên Hoà
Tượng "Thương Tiếc" mới đầu thực hiện bằng xi măng cốt thép được đặt trên bệ cao lối vào nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà.
Ngày 01.11.1968 làm Lễ Khánh Thành.
Cuối năm 1969 pho tượng "Thương Tiếc" được thay chất liệu, được đúc bằng đồng.
Source:
Interview Sculptor Nguyễn Thanh Thu by Lê Xuân Trường
Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Bức
tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu
khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh
giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào
thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong
nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn
các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân
Cách Mạng.
Lúc
bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc
Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội
nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG.
Thu
tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để
mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này
TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT.
Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi
gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào
nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức
tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ
VNCH.
ĐKG.
Thu
kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án
lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo
lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như
ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ
VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như
“chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”.
Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong
thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội
tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong
bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang
Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ.
Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người
đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng
vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
Vào
một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây,
giữa trời nắng chang chang, ĐKG.Thu ghé vào một tiệm nước
bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang
ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái
ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn
thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không.
Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã
chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau
đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm
một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người
lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân quắc mắt tỏ vẻ
không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm
ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta
ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là
Quân Cảnh mà xét giấy ai . Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi.
Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen
chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính
Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho
chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu .
Tối
hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ
nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính
Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
Bảy
bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phát họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài
chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những
người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn
thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
Đến
8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến
nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp
chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía
ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại
sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế
cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán
nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý
tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng.
Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không.
Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của
bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ
ra.
Khi
được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã
vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản,
bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào
hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi
trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát
họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên,
với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản
này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống .”
TT.
Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải
thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán
nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản phát
họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như:
1)Tình
đồng đội
2)
Khóc bạn
3)
Nhớ nhung
4)
Thương tiếc
5)
Tiếc thương
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn
thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu,
ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình
màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng
tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc
khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với
TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn
văn Thiệu ngày 14 /8/1966 ”.
Sau
khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia
N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
SOURCES:
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/03/12/buc-tuong-thuong-tiec-va-dieu-khac-gia-nguyen-thanh-thu/
.
No comments:
Post a Comment